1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đế thi TN THPT môn văn -25

4 260 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG NAM NĂM 2009 Trường PTTH Phạm Phú Thứ Môn thi : NGỮ VĂN - Trung học Phổ thông Phân ban Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. I - PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ 2 BAN (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.( Ngữ văn 12 Chuẩn - Tập một, trang 87 NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2008). Câu 2 (3,0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về : Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay. ( Ngữ văn 12 Chuẩn - Tập một, trang 221 NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2008). II - PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3a hoặc 3b),nếu làm cả hai phần thì sẽ không chấm điểm. Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. (Theo Ngữ văn 12 Chuẩn - Tập hai, trang 70 – 78 NXB Giáo dục, Hà Nội – 2008). Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải. (Theo Ngữ văn 12 Nâng cao - Tập hai, trang 73 – 82 NXB Giáo dục, Hà Nội - 2008). ……………Hết…………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG NAM THÔNG NĂM 2009 Trường PTTH Phạm Phú Thứ Môn thi : NGỮ VĂN - Trung học Phổ thông Phân ban HƯỚNG DẪN CHẤM THI I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn phân ban : Chương trình mới, phương pháp đọc hiểu giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. - Bản hướng dẫn chấm chỉ xác định một số yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, người chấm cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. - Những bài viết sáng tạo và giàu cảm xúc được khuyến khích. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được nhưng yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho điểm như hướng dẫn quy định (đối với từng phần). - Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn điểm thi, theo nguyên tắc: điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 điểm làm tròn 0,5 điểm; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm • PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ 2 BAN (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Đầu năm 1947, đơn vị Tây Tiến được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nưa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. - Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến. Được in trong tập Mây Đầu Ô. * Cách cho điểm : + Điểm 2,0: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. + Điểm 1,0: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu 2 (3,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật các ý chính sau: - Giải thích về đồng cảm và chia sẻ: + Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống. + Chia sẻ là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người. - Biểu hiện của đồng cảm, chia sẻ: Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người. + Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa chúng ta giúp đỡ, an ủi, động viên. + Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn. - Chia sẻ đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để đất nước phát triển vững mạnh. - Đồng cảm, chia sẻ không chỉ xuất hiện trong cuộc sống bộn bề mà còn để lại dấu ấn trong văn thơ. Qua đó khẳng định đồng cảm, chia sẻ luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh cuộc sống con người. Thiếu điều đó cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, chỉ toàn là cái ác, cái vô cảm. - Xã hội ta ngày nay đang thực hiện rất tốt vấn đề đồng cảm, chia sẻ. * Cách cho điểm : + Điểm 3,0: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. + Điểm 2,0: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 1,0: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. + Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. • PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5,0 điểm) Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về hình tượng văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững đoạn trích tác phẩm với những chi tiết về cuộc đời người đàn bà và nghệ thuật khắc họa nhân vật, học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý và nêu bật được nội dung cơ bản sau: + Chia sẻ với người đàn bà về cảnh đời bất hạnh, khổ đau cả thể xác lẫn tình thần. + Trân trọng tình mẫu tử và những niềm vui, hạnh phúc mà bà chắt lọc từ trong đau khổ triền miên. + Cảm thông cho cảnh đời của người đàn bà hoặc không đồng tình về thái độ cam chịu của nhân vật này trước cảnh bạo lực trong gia đình. - Cảm nghĩ chung: Hình tượng người đàn bà đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu tấm lòng trĩu nặng tình thương, nỗi âu lo cho con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu; đồng thời cũng cho thấy tác giả đã có cái nhìn không sơ lược và đơn giản về cuộc sống và con người. * Cách cho điểm: + Điểm 5,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể. + Điểm 3,0: Trình bày một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 1,0: Chưa hiểu kĩ đề, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. + Điểm 0: Học sinh không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để trình bày những suy nghĩ về một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sỏ nắm vững đoạn trích tác phẩm và những chi tiết về cuộc đời của nhân vật bà Hiền, học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý và nêu bật được nội dung cơ bản sau: + Trân trọng cốt cách và bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền: một người thẳng thắn, thực tế, giàu lòng tự trọng, có ý thức dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội… + Cảm phục cách suy nghĩ thấu tình đạt lý của bà Hiền trước những chặng đường lịch sử của đất nước và niềm tin của bà về Hà Nội “ Thời nào cũng đẹp ”… - Cảm nghĩ chung: Bà Hiền là hạt bụi vàng lấp lánh của đất Kinh Kì, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hóa chung của cộng đồng. Đồng thời qua đó, nhận biết được những sáng tạo nghệ thuật và xây dựng hình tượng nhân vật. * Cách cho điểm : + Điểm 5,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Diễn đạt rõ ràng. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể. + Điểm 3,0: Trình bày một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 1,0: Chưa hiểu kĩ đề, bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. + Điểm 0: Học sinh không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. ……………Hết…………… . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG NAM NĂM 2009 Trường PTTH Phạm Phú Thứ Môn thi : NGỮ VĂN - Trung học Phổ thông Phân. NAM THÔNG NĂM 2009 Trường PTTH Phạm Phú Thứ Môn thi : NGỮ VĂN - Trung học Phổ thông Phân ban HƯỚNG DẪN CHẤM THI I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững

Ngày đăng: 28/08/2013, 02:10

w