SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TỔ VĂN - TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN ĐỀ: Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu ngắn gọn quan điểm s ng tác của Hồ Chí Minh. Câu 2: (3 điểm) Bình luận câu nói của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu 3: (5 điểm) Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, nhân vật chú Năm có nói: “Chuyện của gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. Hãy phân tích và chứng minh rằng trong truyện ngắn nói trên đã có một “dòng sông truyền thống” liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến đời Chiến, Việt. = = = = = = = = @ = = = = = = = = ĐÁP ÁN: • Câu 1: (2 điểm) a/ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. b/ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. c/ Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. • Câu 2: (3 điểm) a/ Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lý). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cách bàn luận phải xuất phát từ câu nói được trích dẫn. Bài làm cần nêu được những ý chính sau: Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận: + Mục đích là “chỗ mình chú ý đi tới” (Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh). + Làm bất cứ việc gì nếu không có mục đích thì sẽ khó thành công. + Câu nói của Đi-đơ-rô khẳng định vai trò của mục đích trong cuộc sống của mỗi con người. Có mục đích là điều cần thiết nhưng quan trọng hơn, mục đích ấy phải đúng đắn, cao đẹp. Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấnđề bàn luận: + Khi làm bất cứ việc gì ta cần phải xác định mục đích vì đó là cái mốc để mình hướng tới và đạt được. Có mục đích, con người mới có nỗ lực, quyết tâm. Làm việc gì mà ta không đề ra mục đích giống như con thuyền đi giữa biển khơi không thấy bờ bến và sẽ lạc hướng. + Mục đích chi phối hành động, vì thế nếu mục đích tầm thường thì ta sẽ không làm được gì tốt đẹp. Ngược lại, nếu có mục đích cao quý, ta sẽ làm được những điều lớn lao, có ý nghĩa đối với bản thân và xã hội. + Trong thực tế, Nêu ý nghĩa của vấn đề: Làm bất cứ điều gì cũng phải xác định mục đích và quyết tâm để đạt được mục đích. • Câu 3: (5 điểm) a/ Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích và chứng minh một tác phẩm theo định hướng của đề. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”, học sinh cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: - Câu nói của chú Năm: “Chuyện của gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó” đã khái quát một trong những phương diện cơ bản nhất của chủ đề thiên truyện. Nguyễn Thi đã lý giải sức mạnh, chiến công của thế hệ trẻ miền Nam thời kỳ chống Mỹ, không chỉ ở tinh thần thời đại mà còn có nguồn gốc sâu xa là truyền thống gia đình. - Làm rõ “dòng sông truyền thống” đã liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ, mỗi con người trong gia đình là khúc sông trong dòng sông ấy: + Khúc thượng nguồn của dòng sông được hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt. + Khúc sông sau của dòng sông được hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt. - Khái quát: Những người trong một gia đình, cũng như nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, đã gắn bó với nhau bởi tình yêu nước, lòng trung thành với cách mạng và gốc rễ còn bởi truyền thống gia đình. . TỔ VĂN - TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN ĐỀ: Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu ngắn gọn quan điểm s ng tác của Hồ Chí Minh. Câu 2: (3 điểm) Bình luận câu nói của nhà văn. tục chảy từ thế hệ cha anh đến đời Chiến, Việt. = = = = = = = = @ = = = = = = = = ĐÁP ÁN: • Câu 1: (2 điểm) a/ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến