♂ Trang 1 ♀ Đa phần đây là một số hướng phân tích bài toàn cho đơn giản của tui. Khi làm bài tập về các phản ứng oxi hóa khử thì việc trao nhận electron và cân bằng điện tích là vô cùng quan trọng cho việc giải toán của chúng ta. Các định luật bảotoàn về e - ai cũng thuộc, nôm na là âm bằng dương thì trung hòa, có chất cho thì có chất nhận. Dz thui! Sau đây là loạt bài tập đụng tới việc bảotoàn electron. Công thức chung vẫn là e cho = e nhận . Lưu ý dùm, không hề có một công thức nào tổng quát hơn công thức trên, vần đề là biết vận dụng nó như thế nào cho hợp lí. Mỗi bài sau sẽ vận dụng công thức trên hợp lí. Thử làm các câu dưới đây trong vòng 1 phút xem sao. Mỗi bài toán sẽ có một điểm nhấn khác nhau, nên cần để ý mà còn gặp lại! Chịu khó đọc nha, vì ở đây tui phân tích rất rất cặn kẽ, nên đọc hết thì sẽ hiểu và tìm ra đc cách riêng cho mình hà. Àh quên, ngoài việc tìm ra phương pháp nhanh thì cách bấm máy tính sao cho hợp lí nhất cũng rất quan trọng. Nếu cần thì phone tui tiếng tui chỉ cho hen! Nếu bạn hiểu hết những gì mình nói dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ giải chúng chưa đầy 1 phút! Nếu đề bài không nói gì thì tức là hiệu suất phản ứng 100% và các thể tích khí đo ở đktc. Khối lượng phân tử cho như trên lớp. Ví dụ 1. Hòa tan 5.6g sắt bằng dd Axit Sunfuric loãng dư thu đc bao nhiêu lít khí Hidro? A. 1.12 B. 2.24 C. 3.36 D. 4.48 E. Đề vô duyên, làm gì có đáp án. Giải: Đơn giản thế này, khi tdung với ait ko phai axit nitric hay Axit Sunfuric đặc, nóng thì 1 sắt chỉ nhường 2e. Trong khi đó, 1 H 2 nhận 2 e <PT: 2H + + 2e = H 2 > Như dz, bài toán đc tính như sau: => chưa tới 15s. Ví dụ 2. Nung nóng m gam bột Fe trong Oxi thì sau phản ứng thu đc 3g hh rắn X. hòa tan hết X vào dd axit nitric dư thì thấy thoát ra 0.56 lít khí NO <sản phẩm khử duy nhất>. Tính m? A. 2.52 B. 5.04 C. 1.26 D. 0.63 E. Đề sai Giải: Mỗi bài toán có nhiều cách giải nhưng không phải cách nào cũng làm đc dưới 1 phút. Dễ thấy, trong toàn bộ quá trình Fe đã trờ thành Fe 3+ . Điều này cũng đồng nghĩa Fe đã nhưởng hết toàn bộ e có thể. Và 2 chất nhận là? NO <3e> và… O <2e>. Như vậy nôm na ta đã có một phương trình dạng 3n Fe = 2n O + 3n NO hay đẹp hơn là 3n Fe - 2n O = 3n NO . Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 2 ♀ Thế thì vẫn chưa đc gì, nhưng hãy để ý: m X = n Fe + n O ???????? Oh, thế là ta đã biết mình sẽ làm gì rùi chứ? Như dz, từ nay thấy bài này ta chỉ cần nhập hệ: là tìm ngay đc số mol Fe. Cũng có thể coi đây như một công thức nếu có khả năng nhớ đc, nhưng tui khuyên là nên hiểu thui, đừng nhớ làm gì cho mệt. như vậy, áp dụng hệ này vào bài toán ta đc n Fe = 0.045 mol => m = 2.52gam. Rốt cục là đã hiểu tại sao có hệ này chưa? Ví dụ 3. Cho m gam Fe vào V m> vào dung dịch Axit nitric 1M thấy Fe tan hết chỉ thu đc 0.672 lít khí NO và dung dịch muối Fe 2+ . m và V lần lượt là? a. 120ml và 2.52g b. 240ml và 2.52g c. 2.52g và 120ml d. Không thể xác định vì đề cho lan man Giải: Ta thấy cuối cùng chỉ nhận đc Fe 2+ nên ta có thể nói một Fe chỉ nhường 2. <vì sau khi lên Fe 3+ thì lại bị Fe dư khử xuống Fe 2+ >. NO sẽ nhận 3e, điều này đồng nghĩa 2n Fe = 3n NO => n Fe = 0.045mol => m = 2.52gam Từ đầy lại suy ra n Axit nitric = 2n Fe + n NO = 2x0.045 + 0.672:22.4 = 0.12mol => V = 120ml. Ví dụ 4. Hòa tan 5.6g Fe bằng dung dịch Axit Sunfuric loãng dư thu đc dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO 4 0.5M. V=? A. 40ml B. 80ml C. 120ml D. 160ml E. Đề vớ vỉn, ko thấy đáp án. Giải: Fe nhường 3e khi tác dụng với chất OXH mạnh, KMnO 4 nhận 5 nên ta có: . Hoan hô! Làm như thế thì không sai mà là SAI BE BÉT. Sai ở chỗ nào? Hãy nhớ khi đi qua dung dịch Axit Sunfuric thì Fe đã nhường 2e cho 2H + để tạo khí Hidro rồi. Như dz, xuống dưới thì Fe chỉ còn có thể nhường thêm 1e nữa thui. Hay: . Cẩn thận, chết như chơi đó! Ví dụ 5. Hòa tan 72g Cu và Mg trong dung dịch Axit Sunfuric đặc thu đc 27.72 lít khí SO 2 và 4.8g S. Thành phần % của Mg là? A. 10 B. 20.75 C. 30 D. 40 E. 85.5 Giải Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 3 ♀ Dễ thấy hệ . Ptrình 2 ta lấy từ việc SO 2 nhận 2 và S nhận 6e, còn Mg và Cu đều nhường 2e. Ví dụ 6. Đốt cháy hoàn toàn 33.4g hỗn hợp gốm Al, Fe, Cu, Na ngoài không khí thu đc 41.4g hỗn hợp Y gồm 4 oxit. Cho hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Axit Sunfuric 20% <d = 1.225 g/ml>. Tính V? A. 200 B. 215 C. 250 D. 245 E. Tác giả tạm thời chưa tính ra Giải: Bài toán này ko có gì quá khó với chúng ta nữa. Ghi cái này tự hiểu hen: <Một O tác dụng với 2H + > Theo gthuyết thì ta có: => đáp án A Ví dụ 7. Hòa tan hoàn toàn 16.2g một kim loại hóa trị chưa rõ bằng dung dịch Axit nitric thu đc hh gồm NO và N 2 có thể tích là 5.6lít nặng 7.2 g. Kim oại đã dùng là? A. K B. Na C. Al D. Cr E. Fe và Mg đều đúng Giải: Bài tập này muốn nhanh khuyến khích nên dùng pp đường chéo để tìm số mol NO và N 2 . Cụ thể là hay , suy ra n NO = 5.6 x 22.4 : 5 x 2= 0.1mol => n N2 =0.15mol. Như dz đã giải quyết đc số mol của NO và N 2 . <Một N 2 nhận đến 10e>. Gọi hóa trị của kloại là n thì ta dễ dàng suy ra: . Do đó chỉ có Nhôm là thỏa mãn. Ví dụ 8. Hòa tan hoàn toàn 8.32g Cu vào dung dịch Axit nitric thu đc dung dịch A và 4,928 lít NO và NO 2 . K.lượng của 1 lít hỗn hợp trên là? A. 1.98 B. 1.89 C. 1.78 D. 1.87 E. 2 khí này nặng lắm, tính hok ra đâu Giải Bài này cũng ko khó nữa đùng ko? Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 4 ♀ Chỉ đơn giản có cái hệ: . Giải hệ ta đc: n NO =0.02 mol và n NO2 =0.2 mol Vậy Ví dụ 9. Cho 4.48g Fe phản ứng với dung dịch Axit Sunfuric đặc, nóng thấy thoát ra 672 cm 3 khí <sp khử duy nhất>. Khối lượng chất rắn còn lại sau p.ứng là? A. 3.36g B. 1.68g C. 2.8g D. 3.92g E. Hé hé, hok có đáp án. Giải: Vì Fe tdụng với Axit Sunfuric đặc nóng nên Fe nhường 3e, khí sinh là là SO 2 nhận 2e. nên dễ dàng tìm đc số mol Fe còn lại là: . Tèn ten! Đáp án A => Oh yeah tè le hạt me luôn. Nếu nghĩ như dz là sai, vì đề bài có nói “Chất rằn còn lại” => chắc chắn là Fe dư, mà nếu đã dư thì nó đã dư sức đưa Fe 3+ về Fe 2+ . Như dz, ở đây ta có quyền coi Fe chỉ nhường 2e. Vậy đúng là: Ví dụ 10. Hòa tan hoàn toàn 15.52g hỗn hợp gốm các oxit sắt thì cần vừa đúng 540ml Axit Sunfuric loãng 0.5M, thu đc dung dịch Y. Thêm Axit Sunfuric loãng dư vào dung dịch Y rồi nhỏ dần dần V ml dung dịch KMnO 4 0.2M vào và lắc nhẹ cho đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu hồng thì dừng lại. Tính V. A. 30 B. 45 C. 60 D. 120 E. Tác giả quên ghi đáp án Giải Thật ra câu này bạn chỉ cần lưu ý, khi Fe 2+ mà gặp KMnO 4 thì Mn 7+ sẽ chuyển về Mn 2+ tức là nó đã nhận 5e - , như dz vấn đề còn lại nhiều bạn sẽ nghĩ là tìm ra số mol Fe 2+ nhưng thực ra tìm đc Fe là đc rùi. Này nhé, trong hỗn hợp chỉ gốm Fe và O <cái nhìn biểu kiến>, nên ta có thể nói là Fe cho O 2e - và Mn 7+ 5e. Tóm lại tìm ra đc Fe là OK. Rồi, lưu ý, ta có thể tìm đc O thông qua số mol Axit Sunfuric, thử ngẫm coi có phải n axit = n O trong Oxit đúng hok? Như thế dễ dàng suy ra đc Như dz, dễ dàng nhận ra Suy ra V dễ dàng bạn hen! Đáp án câu C Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 5 ♀ Ví dụ 11. Cho 0.4 mol hỗn hợp Fe, Zn và Al tác dụng với dung dịch Axit Sunfuric loãng dư thu đc 10.08 lít khí Hidro. Mặt khác cho 0.1 mol hỗn hợp trên tác dụng với khí Cl 2 thì cần dùng đúng 3.08 lít khí Cl 2 . % về khối lượng của Al trong hỗn hợp xấp xỉ là? A. 11.91 B. 19.85 C. 15.88 D. 13.24 E. Tạm thời chưa có đáp án đúng Giải Dz thì bài này bạn phải quan tâm xem có gì khác nau giữa 2 phản ứng trên. Dễ thấy ở PƯ 1 thì Fe chỉ cho 2e còn ở PƯ 2 thì Fe cho tới 3e. Thế nên ta có thể suy ngay đc, sự chênh lệch số mol e giữa 2 p.ứng cũng chính bằng số mol Fe <ngẫm thử coi!> Thế thì quá dễ rùi, bạn biết làm thế nào rùi chứ! Trước tiên bạn phải quy chúng về cùng 1 số mol cho dễ. ở đây tui quy dưới về trên cho đẹp; bằng trình độ toán học cao cấp mầm non ta tính đc 0.4 mol hỗn hợp sẽ t.dụng vừa đủ với 12.32 lít khí Cl 2 . Thực ra bài toàn đã trở nên quá dễ dàng: Giải ra ta đc n Al = n Zn = 0.1 mol. Quá đẹp, tính % chắc biết hen, khỏi chỉ. Đáp án D. Qua bài này ta cần chú ý, nếu chênh lệch về e cho thì số mol chênh lại chính bằng số mol Fe. Ví dụ 12. Hoàn tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al vào V ml dung dịch Axit nitric 2M vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc dung dịch Y và hỗn hợp khí gốm 0.03 mol NO và 0.01 mol N 2 O. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thì thu đc 12.31 g hỗn hợp 2 muối nitrat kim loại. Tính m và V. A. 1.8g; 110ml B. 1.77g; 220ml C. 1.8g; 220ml D. 1.77g; 120ml E. Có đề mà hok có đáp án. Giải Bài này ta cần chú ý gì? Đơn giản, bạn hãy lưu ý rắng 1e- linh động <e có thể cho đi> sẽ tương đương với 1 gốc nitrat trong dung dịch muối. Cái chính là bạn phải hiều chỗ này, vì cả hai đều mang 1- nên có thể coi tương đương nhau về điện. Đc thế thì: Từ đây dễ dàng suy ra khối lượng k.loại: Tới đây bạn dễ dàng thấy đc: . Suy ra V = 110 ml => đáp án là E Qua bài này bạn nên lưu ý sự tương đương điện tích mà ta thường ko để ý tới. Hoặc bài này cũng có thể giải bằng cách lập hệ pt, tìm ra số mol của Ma và Al rồi bảotoàn e, nhưng do đề bài ko yêu cầu số mol từng chất nên làm cách này thì OK rùi. Thử giải bằng cách đó xem? Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 6 ♀ Ví dụ 13. Trộn 5.4g bột Al với tỉ lệ vừa đủ FeO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch Axit Sunfuric loãng thì thu đc 5.376 lít khí Hidro. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là? A.12.5% B.20% C.60% D.80% E.Hết luôn! Giải Bài này thì còn đơn giản vô cùng nếu bạn biết cách. Nhìn nhé, nhảm nhảm thấy thì rõ ràng số mol tương ung cho phuong trình vừa đủ hen. Dz ta lại thay tiếp, Hidro muốn sinh ra thi phai co e cho H + đúng chưa? Thế e từ đâu mà ra, của thằng Al cho. Hihi, như thế co nghĩa hiệu suất phản ứng cũng chính là hiệu suất của việc Al cho e đi. Như dz, dễ dàng có Quá dễ dàng, đánh thắng trận mà hok đụng gươm đao! => đáp án D Bài này theo gốc là Fe 3 O 4 mà giải theo cách này thì tui thấy có vần đề mà ko bik tại sao lại ra đáp án đúng nên mạo muội sửa lại đề cho chắc. Ví dụ 14. Dẫn m gam hỗn hợp X gồm khí N 2 , O 2 và O 3 qua dung dịch KI dư thấy có 5.08g chất rắn màu tím than tạo thành đồng thời thu đc 1.568 lít hỗn hợp khí Y thoát ra. Niết tỷ khối hơi của Y so với Hidro bắng 106/7. Giá trị của m gam là? A. 3.66 B. 2.48 C. 3.08 D. 2.54 E. Tự chế ra đáp án mới đúng Giải: Hihi, nhận xét thấy trong 3 khí chỉ có O 3 p.ứng. Mà O 3 → O 2 + O, điều này cũng có nghĩa 1 Ozon nhường àh nhầm “chôm” 2e và để lị trong dung dịch 1 [O]. Như thế, sau khi ra khỏi dung dịch thì đã để lại O. Tóm lại là . Nói tới đây chắc bik làm sao rùi hen. Àh quên, bik số mol O ở đâu ra ko, <Bảo toàn e - > Rồi ta có => E đúng. Ví dụ 15. Hòa tan hoàn toàn 5.92g hỗn hợp FeS 2 và FeS vào dung dịch Axit nitric thu đc dung dịch Z và hỗn hợp khí Y gồm 0.2mol NO + 0.06mol NO 2 . Cho dung dịch Z tdụng với dung dịch hidroxit bari dư thu đc lượng kết tủa tối đa là: A. 6.42g B. 18.64 g C. 20.4g D. 25.06 g E. Chế đề nên hok có đáp án. Giải Giải bài này vô cùng đơn giản, tuy hơi dài. Trc tiên bạn quan tâm là FeS 2 sẽ cho bao nhiêu e - . Rất nhiều bạn hay phân vân điều này khi cân bằng ptpư. Nhưng thật ra rất đơn giản. Dù ban đầu Fe cho S bao nhiêu thì sau khi td với Axit nitric hay Axit Sunfuric đặc nóng thì cả Fe và S đều cho đi tuốt tuồn tuột. Thế nên, ta cứ nói là Fe nhường 3 và S nhường 6 thì hok ai dám nói gì. Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 7 ♀ Vì lẽ đó ta dễ dàng thấy đc FeS 2 cho 15e còn FeS cho 9e. Như dz từ các giả thuyết ta lập ngay đc hệ Giải hệ đó ta đc ngay và Rồi, ta thấy kết tủa là hidroxit sắt III chứ gì: . Trong lúc hoảng loạn, thấy có đáp án, đánh ngay A thì chết tức khắc. Vì kết tủa còn BaSO 4 . Thì ra lại còn . Có người chì nghĩ tới đây đánh B là cũng tiêu. Mà tùm lại là phải gồm cả 2 là 25.06g => D. Đề nhiều khi chơi đểu, đưa 2 cái có vẻ như có lí lên trc để dụ mình, nên phải thiệt là tỉnh táo àh nghen! Tóm lại bài này cần lưu ý dùm cái số e cho của FeS 2 và FeS dùm. Ví dụ 16. Hòa tan hoàn toàn Al và Mg bằng dung dịch Axit Clohidric dư thu đc 8.96 lít khí. Mặc khác khi cho một lượng hỗn hợp như trên vào dung dịch KOH dư thì thu đc 6.72 lít khí. % về khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là: A. 30.77 B. 34.62 C. 69.23 D. 53.44 E. Cả 4 đáp án đều điêu! Giải Bài này cũng có màu sắc giống câu nào ở trên đó, dz ở đây ta cũng xem có gì lạ. Dễ thấy có độ chênh lệch thể tích giữa 2 phản ứng chứ gì. Dz, ở p.ứng 1 thì cả 2 đều them gia nhưng ở p.ứng 2 chỉ có Al tham gia thui! Điều đó cũng có nghĩa là số mol e chênh lệch cụng chính bằng số mol e của Mg cho. Vô tình Mg cho 2, Hidro nhận 2 thế chênh lệch mol e cũng y chóc số mol của Mg . Mà số mol của Al thì quá dễ: . Tới đây mà tính hok đc nua thì bo’ tay àh ngen! Đáp án C Ví dụ 17. Hỗn hợp A nặng 14.3g gồm K và Zn tan hết trong nước dư cho dung dịch chỉ chứa một chất duy nhất là muối. Xác định khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. A. 7.8g K và 6.5g Zn B. 6.5g K và 7.8g Zn C. 4.2g K và 10.1g Zn D. 5.8g k và 8.5g Zn E. Hok có câu nào đúng hết Giải Câu này thì hok liên quan gì nhiều về định luật bàotoàn e - nhưng cũng khá hay. Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 8 ♀ Này nha, trong dung dịch chỉ chứa 1 muối tan duy nhất nên muối tan đó chắc chắn là K 2 ZnO 2 . Như thế thì bạn hãy tin chắc rằng số n Zn = 2n K . Nên bạn có thể tính ngay . Thực ra đây chỉ là bước rút gọn của việc bạn đặt n Zn =a rùi giải ra a thui.Tới đây thì bạn có thể làm tiếp rùi hen. Đáp án A. Ví dụ 18. Cho 200ml dung dịch AlCl 3 1.5M tác dụng với V lít dung dịch Hidroxit Bari 0.25M, lượng kết tủa thu đc là 15.6g. Giá trị lớn nhất của V là? A. 2.4 B. 1.2 C. 2 D. 1 E. Đề vớ vẩn. Giải Dễ dàng thấy, nếu cho ra cùng một lượng kết tủa mà thể tích lớn nhất thì dĩ nhiên OH - phải dư, và nhớ dùm công thức: lưu ý [Al] là số mol Al nguyên tử <tui nói dz cho dễ hiểu>. Tới đây, áp dụng công thức này thì dễ dàng tìm ra số mol OH - : Đáp án C. Ví dụ 19. Cho 100ml dung dịch AlCl 3 x M tác dụng với 200ml dung dịch KOH 0.9M thì thấy sau phản ứng có 1.56g kết tủa trắng. Tìm x. A. 0.02 B. 0.05 C. 0.06 D. 0.02 hoặc 0.05 E. Giận, hok cho đáp án. Giải Dễ dàng thấy số mol OH - lớn hơn 3 lần số mol kết tủa => OH - dư đã làm tan 1 phần kết tủa. Nên: Ví dụ 20. Hòa tan hoàn toàn m gam Al 2 O 3 vào dung dịch KOH vừa đủ để tạo ra dung dịch A trong suốt chỉ chứa 1 chất tan duy nhất. Cho từ từ 275ml dung dịch Axit Clohidric 2M vào dung dịch A thấy tạo ra 11.7g kết tủa. Tính m? A. 10.2 B. 12.75 C. 15.3 D. 17.85 E. Tác giả cũng có bik đâu Giải Trc hết, dung dịch trong suốt là K[Al<OH> 4 ] Dễ thấy số mol H+ lớn hơn số mol kết tủa => H + dư <làm tan bớt kết tủa>. Dz, ta luôn có công thức cho trường hợp dư H+ là: Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 9 ♀ Ví dụ 21. Hấp thụ hoàn toàn 5.6 lít khí CO 2 vào 500 ml dung dịch NaOH a M được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với 200ml KOH 0.5M. Tính a? A. 1 B. 1.5 C. 2 D. 3.75 E. Sai hết Giải: Đọc kĩ đề thì dữ kiện nào cho ta biết số mol CO2 ntn với số mol NaOH. Rõ ràng dung dịch X t.dụng đc với KOH nữa thì ko còn gì bàn cãi là trong đó có NaHCO 3 , ngẫm coi…. OK như dz thì rõ ràng 1<n NaOH /n CO2 <2 <Tức là sinh ra muối 1 - và muối 2 - >. Thế thì có một công thức ko khó chứng minh cho cái trường hợp lằng ngoằn này rằng Cái này ko tin thì bạn viết 2 cái pt ra, đặt mol a và b rùi giải hệ thì bạn lấy 2 cái trừ nhau là ra ngay cái công thức này. Rùi ta lại có thêm <Cái này là bảotoàn nguyên tố Cacbon> Tóm lại cho 2 cái bằng nhau bạn sẽ đc . Lưu ý dùm OH - ở đây ý nói là OH mà phản ứng với CO 2 đó nha, trong bài này tức là số mol NaOH, còn HCO 3 thì đâu ra? Hihi, chình là số mol KOH vì nó t.dụng với KOH mà. Túm lại ta có . Tới đây là xong… Ví dụ 22. Cho một lượng vừa đủ muối CaCO 3 tác dụng với dung dịch có chứa 30g một axit hữu cơ đơn chức. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu chỉ thu đc 5.6 lít khí CO 2 và dung dịch Y chỉ chứa 1 muối duy nhất.A xit đã dùng là? A. HCOOH B. CH 3 COOH C. C 2 H 3 COOH D. C 6 H 5 –COOH E. Hok bik! Giải: Bài này thì quá đơn giản rồi hen, 1 CaCO 3 t.dụng với 2 axit => 2n axit = 2n CaCO3 Mà theo gt cho là tác dụng vưa đủa tức số mol CO 2 đúng bằng số mol CaCO 3 . Dz ta dễ dàng thấy đc số mol CO 2 dúng bằng 0.5 mol. Tới đây thì dễ dàng có M axit =30 : 0.5 = 60. Axit đó chỉ có thể là CH 3 COOH => B. Lưu ý, bài này còn có 1 pp lụi <tỉ lệ đúng khoảng 80% cho tất cả các trường hợp>. Ta thấy khối lượng đã có, như dz, tâm lý của người ra đề thưởng cho đáp án rất chẵn cho mình dễ tính. Lợi dụng sơ hỏ đó ta có thể sử dụng tuyệt kĩ lụi này. Thấy nếu 30 chia lần lượt cho khối lượng các axit ở đáp án thì ta thấy số mol đẹp nhất là của trường hợp CH 3 COOH. Dz chọn ngay B. chiêu này cũng có rất nhiều ứng dụng cho các bài tập tìm CTPT của chất hữu cơ hay một chất nào đó đang cần tìm. Nhưng ko khuyến khích, đây chỉ nên dùng khi bí quá, ko có hướng giải, nhất là mấy bài liên quan tới Fe. như đã nói, 80% tức nhiên trường hợp 20% còn lại cũng khá cao :D. Ví dụ 23. Cho một lượng vừa đủ muối CaCO 3 tác dụng với dung dịch có chứa 30g một axit hữu cơ đơn chức. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu chỉ thu đc 5.6 lít khí CO 2 và dung dịch Y chỉ chứa 1 muối duy nhất. Cô cạn dung dịch Y đc bao nhiêu gam muối khan? Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai ♂ Trang 10 ♀ A. 19.75 B. 24.75 C. 39.5 D. 79 E. Một đáp án khác Giải: Hihi, cái đề nhìn y chang câu trên. Đọc câu này thể nào cũng nói, tìm ra công thứ rùi tính. Uh thì cũng đc, nếu rảnh thì cứ làm dz cũng ko sao hết. Nhưng cái này có cách này hay hay, đó là tăng giảm khối lượng đó. Cái này thì ai cũng bik, tôi chỉ nói lại thui hen. Khi một axit tác dụng thì H + (coi như đã phân li) của axit sẽ ra đi, thế vào đó sẽ là cái Cation. Ở bài này thì thấy 2 axit mới ráp đc với 1 Ca 2+ . Dz thì gợi cho ta một liên tưởng, khi 2 axit p.ứng hoàn toàn với 1 CaCO 3 thì rõ ràng cái 2 mol axit ban đầu sẽ tăng lên 38 gam. <tức là 1 Ca 2+ thế cho 2H + , như thế thì ∆M = 40 -2 = 38> Dz thì quá đơn giản, do p.ứng hoàn toàn, thay vì dùng số 2 mol acid thì tui dùng 1 mol CaCO 3 . Tóm lại m muối = 30 + 0.25x38 = 39.5gam. Giải thích thì dài dòng dz chứ bấm máy thì chưa tới 10s.Àh Rảnh thì thử ngồi lý luận giống vậy cho các trường hợp khác như K + , Mg 2+ , Fe… Những bài trên chỉ mang tính tham khảo chứ tui hok phải giáo viên dạy hóa, cũng hok học chuyên hóa, có gì sai sót thì bỏ qua nha! ---- Ráng thi tốt nha! “…Nước nhà còn chờ, trận cuối là trận này….”---- Ví dụ trích từ các đề ôn thi của cô Đoàn Thúy Liễu, trường THPT Trấn Biên, Biên Hòa - Đồng Nai . luật bảo toàn về e - ai cũng thuộc, nôm na là âm bằng dương thì trung hòa, có chất cho thì có chất nhận. Dz thui! Sau đây là loạt bài tập đụng tới việc bảo. hen. Àh quên, bik số mol O ở đâu ra ko, < ;Bảo toàn e - > Rồi ta có => E đúng. Ví dụ 15. Hòa tan hoàn toàn 5.92g hỗn hợp FeS 2 và FeS vào dung dịch