1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo khảo sát địa chất, thủy văn Long An

26 410 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Hình 1: Máy khoan XY-100 Lấy mẫu nguyên dạng nhằm lấy mẫu đất ra khỏi địa tầng nhưng vẫn nguyên dạng để có thể làm những thí nghiệm trong phòng xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất.. Quy

Trang 1

PHẦN I: BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

- Hệ độ cao Hòn dấu - Hải Phòng

- Khối lượng công việc:

+ Xây dựng mốc GPS: 02 mốc (số hiệu GPS-01; GPS-02);

+ Thành lập toạ độ cho 02 điểm GPS-01, GPS-02 bằng công nghệ GPS;

+ Thành lập độ cao hạng IV cho 02 điểm GPS-01, GPS-02;

+ Đo đạc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500: khoảng 30 ha

II VỊ TRÍ VÀ TÌNH HÌNH KHU VỰC:

- Ranh giới khu vực thi công theo sự hướng dẫn của bên A

+ Phía Bắc giáp tỉnh lộ 843;

+ Phía Đông giáp sông Nhà Bè;

+ Phía Tây giáp khu Công Nghiệp;

+ Phía Nam giáp Công Nghiệp

III CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT:

- Hướng dẫn kiển tra kỹ thuật, nghiệm thu công trình - sản phẩm đo đạc - bản đồ (ban hành kèm theo quyết định số 658 ngày 4/11/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)

- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 ban hành ngày 20/6/2001

- Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do Bộ Tài nguyên và

Trang 2

Môi trường ban hành

2 Các tài liệu, số liệu sử dụng trong thi công:

- Sử dụng 02 điểm Địa chính sơ sở có số hiệu: 658419, 658426;

- Sử dụng 02 điểm độ cao hạng II nhà nước có số hiệu: TL)10, TL)11

II(TX-3 Thành lập lưới GPS:

- Lưới GPS được đo bằng công nghệ định vị toàn cầu GPS với 03 máy thu của hãng TRIMBLE NAVIGATION (Mỹ sản xuất) với hệ máy thu 4600LS Đây là hệ máy thu với độ chính xác cao thường được ứng dụng để xây dựng các mạng lưới trắc địa Phương pháp đo là phương pháp đo tĩnh, giãn cách thu tín hiệu là 15 giây, tổng thời gian thu tín hiệu tại mỗi điểm không ít hơn 90 phút

- Trước khi thi công lưới, đơn vị thi công đã tiến hành lập lịch đo tối ưu cho khu vực, đảm bảo trong suốt quá trình đo đều nhận được tín hiệu từ ít nhất 4 vệ tinh

- Việc xử lý tính toán các cạnh trong lưới GPS được thực hiện bằng phần mềm Wave Processing

- Lưới GPS được bình sai trên hệ toạ độ Nhà nước VN-2000 Phần mềm để sử dụng bình sai lưới là phần mềm Gpsurvey 2.35 và chương trình biên tập GPS của Cục Đo Đạc và Bản Đồ trong tính toán bình sai

4 Thành lập lưới thủy chuẩn hạng IV:

- Lưới thủy chuẩn hạng IV được đo bằng máy PENTAX AL-270 có hệ số phóng đại trên 24 lần và mia gỗ 2 mặt có gắn bọt nước Máy, mia đã được kiểm nghiệm đầy đủ các mục đã quy định trong quy phạm và đạt yêu cầu sản xuất

5 Đo đạc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500:

- Căn cứ vào toạ độ các điểm khống chế, dùng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS235N với độ chính xác đo góc 5”, đo cạnh( 3+2ppm x D) để tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500

IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

- Vị trí chôn mốc có nền đất vững chắc và đảm bảo ổn định lâu dài;

2 Đo, xử lý, tính toán bình sai:

2.1 Lưới GPS:

- Số liệu đo GPS (Rawdata), sau khi kiểm tra tên điểm, trị số chiều cao Antena, nhiệt độ, áp xuất rồi đưa vào tính cạnh (Basline) bằng phần mềm Gpsurvey 2.35 Có 100% các cạnh tính đạt các tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác Rms, Refvar, Ratio

- Cạnh tính được kiểm tra sai số khép hình mặt phẳng và chênh cao Có 100% các

Trang 3

tập GPS của Cục Đo Đạc và Bản Đồ trong tính tốn bình sai Quá trình bình sai theo các bước :

- Bình sai trong hệ tọa độ WGS-84

- Cải chính độ cao cho tất cả các điểm bằng mơ hình WW15MGH

- Chuyển về hệ tọa độ nhà nước: VN-2000, kinh tuyến trung ương 10545’ múi chiếu 30, Fix tọa độ, độ cao các điểm gốc khởi tính

- Kiểm tra kết quả đánh giá độ chính xác và biên tập

- Kết qủa sau khi tính tốn bình sai đạt được như sau :

Các chỉ tiêu sai số :

Các chỉ tiêu RMS, Refvar, RATIO đạt

Giới hạn sai số khép hình mặt phẳng và chênh cao đạt

Sai số trung phương trọng số đơn vị : 1.00 Sai số vị trí điểm lớn nhất : 0.000 mét

Sai số tương đối cạnh lớn nhất : 1/16714115 Sai số phương vị lớn nhất : 0.01”

Sai số chênh cao lớn nhất : 0.001 mét

2.2 Lưới thủy chuẩn hạng IV :

- Đo thành 01 vịng trịn khép kín đi qua các mốc, khởi khép từ 01 điểm độ cao gốc

- Ta tiến hành kiểm tra số liệu đo và tính tốn khái lược, số liệu các vịng khép đều đạt hạn sai cho phép Tính tốn bình sai bằng phần mềm BÌNH SAI ĐỘ CAO

* Kết quả thực hiện

1 Tổng số điểm đo nối độ cao kỹ thuật: 02 điểm

2 Tổng chiều dài: 32.420 km

3 Sai số khép chênh cao: -2 mm (cho phép  114 mm)

4 Đo đạc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500:

- Bản đồ địa hình thể hiện hiện trạng khu đất, độ cao theo địa hình

V KHỐI LƯỢNG CƠNG VIỆC THỰC HIỆN:

- Xây dựng mốc GPS: 02 mốc (số hiệu GPS-01, GPS-02);

- Thành lập toạ độ cho 02 điểm GPS-01, GPS-02 bằng cơng nghệ GPS;

- Thành lập độ cao hạng IV cho 02 điểm GPG-01, GPS-02;

- Đo đạc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500: khoảng 30 ha

VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :

Trang 4

- Trong khu đo đã tiến hành xây dựng 02 điểm GPS, thành lập lưới toạ độ và độ cao cho 02 điểm GPS-01, GPS-02

- Kết cấu mạng lưới hoàn toàn chặt chẽ, các điểm đã được chọn, chôn ở những vị trí tối ưu qua quá trình khảo sát ở thực địa Độ chính xác đạt yêu cầu

- Tóm lại mạng lưới thi công đảm bảo đầy đủ yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho công tác đo đạc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

- Công ty Cổ phần Tư vấn Nam Khang xin báo cáo và đề nghị quý Công ty chấp nhận thành quả để đưa vào khai thác sử dụng

VII TÀI LIỆU BÀN GIAO :

- Thành quả tính toán lưới GPS: 04 quyển;

- Thành quả tính toán lưới thủy chuẩn hạng IV: 04 quyển;

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500: 04 tờ;

- Báo cáo kỹ thuật: 04 quyển;

- Đĩa CD ghi toàn bộ sản phẩm: 01 đĩa

VIII BẢNG THỐNG KÊ TOẠ ĐỘ VÀ ĐỘ CAO CÁC ĐIỂM GPS

Trang 5

PHẦN II: BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/06/2014 về xây dựng

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

- Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình”

- Hợp đồng tư vấn khảo sát địa chất số: 14.01/10/2016/HĐTV-HTG giữa Công ty

Cổ phần tập đoàn Hưng Thuận và Cổ phần Tư vấn Nam Khang ngày 14 tháng 10 năm 2016

- Các tiêu chuẩn khảo sát hiện hành

+ Tiêu chuẩn Việt Nam:

Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4419:1987 “ Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản” mục 1.14 về nội dung của “Phương án kỹ thuật khảo sát”

Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 112 : 1984: Hướng dẫn khảo sát xây dựng bằng thiết

bị mới và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình

TCVN 9437 : 2012 Khoan thăm dò địa chất công trình

TCVN 2683:2012: Đất xây dựng - Phương pháp lấy mẫu, bao gói và vận chuyển mẫu

TCVN 9351:2012: Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường - Phương pháp thí nghiệm Xuyên tiêu chuẩn (SPT)

TCVN 4195 ÷ 4202/2012: Đất xây dựng Phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý TCVN 8868 : 2011: Thí nghiệm xác định Sức kháng cắt không cố kết – không thoát nước và cố kết thoát nước của đất dính trên thiết bị nén 3 trục

TCVN 9153:2012 Công trình thủy lợi – phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất

II.1 Công tác định vị hố khoan

Dựa vào vị trí hố khoan do đơn vị thiết kế và mặt bằng hiện trạng do chủ đầu tư bàn giao ngoài hiện trường vị trí hố khoan được xác định bằng máy toàn đạc Cao tạo độ hố khoan được thể hiện theo bảng (Chi tiết xem phụ lục số 1)

Trang 6

STT Tên hố khoan Toạ độ Cao độ

Máy khoan bao gồm:

Máy khoan thăm dò địa chất

Dụng cụ khoan: Cần khoan, mũi khoan, ống chống

Dung dịch bentonite

Trang 7

(Hình 1: Máy khoan XY-100 )

Lấy mẫu nguyên dạng nhằm lấy mẫu đất ra khỏi địa tầng nhưng vẫn nguyên dạng

để có thể làm những thí nghiệm trong phòng xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất

b Thiết bị

Hệ thống gồm ống mẫu thành mỏng được gắn vào đầu nối ống, ống thành mỏng có đường kính ngoài 76mm, chiều dài ống thay đổi từ 60 đến 100cm Khi ấn ống thành mỏng vào trong đất , đầu nối ống có thể cho nước và không khí thoát ra ngoài nhờ vào khả năng tự đóng mở của van bi Khi rút ống mẫu lên khỏi nền đất, van bi sẽ tự đóng lại

để giữ mẫu đất không tụt ra khỏi ống thành mỏng Mô hình thiết bị lấy mẫu xem Hình 2 – Thiết bị lấy mẫu thành mỏng

Trang 8

( Hình 2: Ống mẫu thành mỏng)

c Quy trình lấy mẫu

Quy trình lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn TCVN 2683-2012 đối với ống mẫu thành mỏng, cứ mỗi 2m khoan sẽ tiến hành lấy mẫu hoặc khi phát hiện giao tầng Quá trình lấy mẫu gồm các bước sau:

Khoan đến độ sâu cần lấy mẫu

Rửa sạch đáy hố khoan bằng cách phun dung dịch vữa vào trong lòng hố khoan, quan sát khi nào dung dịch khoan không còn các hạt thô tức là đáy hố khoan đã sạch Dùng cần khoan đưa thiết bị lấy mẫu đến độ sâu lấy mẫu

Tùy theo đất yếu hay cứng mà có thể dùng máy thủy lực để ấn vào trong đất hoặc dùng búa để đóng

Sau khi lấy mẫu xong, rút cần khoan lên khỏi hố khoan, mẫu được giữ lại trong ống nhờ vào khả năng tự đóng của van bi Lấy ống mẫu ra khỏi đầu nối ống

Ghi nhãn đầy đủ các thông tin: tên công trình, tên hố khoan, ký hiệu mẫu, độ sâu,

mô tả đất …

Lấy một phần đất ở đáy ống mẫu, bịt kín mặt trên và dưới ống mẫu bằng Parafin đun sôi để nguội Dùng bịt nilông bịt kín hai đầu

Đặt mẫu vào giá đựng mẫu và để ở nơi thoáng mát, tránh va chạm

Mẫu nguyên dạng được lấy trong tất cả các lớp đất Mẫu nguyên dạng được lấy bằng ống mẫu thành mỏng chiều dài 60 cm, đường kính 72 mm Trong lớp đất yếu (bùn sét) sử dụng ống mẫu, trong các lớp đất sét khác sử dụng ống mẫu thông thường

Trang 9

II.4 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)

số búa của 30cm đoạn sau là giá trị thí nghiệm (N30) là tổng số búa của 2 hiệp cuối và được thể hiện chi tiết trong hình trụ hố khoan Mẫu trong ống chẻ được cho vào túi ly non

có thẻ mẫu mô tả số hiệu mẫu, độ sâu lấy mẫu

Trang 10

> 4,00

Chảy Dẻo chảy Dẻo mềm Dẻo cứng Nửa cứng Cứng

Trang 11

II.5 Quan trắc mực nước dưới đất

Sau khi kết thúc hố khoan, tiến hành lắp đặt hệ thống bảo

vệ miệng hố khoan phục vụ công tác quan trắc mực nước ngầm

Dụng cụ đo mực nước gồm có một đầu dò, một thước đo

đã đánh dấu mm và tời cáp gắn với thiết bị điện tử Đầu dò được

thả xuống ống đến khi đèn và còi báo hiệu đã tiếp xúc với nước

Các vạch độ sâu trên thước đo chỉ mực nước cần đo

II.6 Thí nghiệm trong phòng

Bao gồm các thí nghiệm: Kích thước hạt và tính chất vật lý

II.6.1 Thành phần hạt

Thí nghiệm này được thực hiện trong hai giai đoạn: phân

tích sàng cho đất thô, hạt (cát, sỏi) và phân tích tỷ trọng kế cho đất hạt mịn (đất sét, bột) Loại đất có chứa cả hai loại đất được kiểm tra theo thứ tự, bằng phân tích lưới lọc, và phân tích tỷ trọng kế với kích thước hạt đi qua lưới lọc No.200 (0.075mm hoặc nhỏ hơn) Kết quả được báo cáo về một nhóm kích thước hạt phân phối kết hợp như là tỷ lệ phần trăm của mẫu nhỏ hơn, trọng lượng, so với đăng nhập của đường kính hạt đường cong này cung cấp các thông số về đường kính có hiệu quả (D60 và D10) và hệ số đồng nhất (Cu) Thí nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4198-2012

(Hình 4: Thí nghiệm thành phần hạt)

II.6.2 Độ ẩm tự nhiên

Độ ẩm tự nhiên, W, được định nghĩa là tỷ số giữa trọng lượng nước/trọng lượng chất rắn trong một mẫu Cân các mẫu tự nhiên, sau đó sây khô ở nhiệt độ 110oC Trọng lượng sau khi khô là trọng lượng chất rắn

Độ ẩm có giá trị trong việc xác định đặc tính của đất có thể tương quan tới thông số khác Thí nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4196-2012

Trang 12

(Hình 5: Thí nghiệm độ ẩm)

II.6.3 Giới hạn chảy – dẻo

Giới hạn chảy (LL), giới hạn dẻo (PL) là giới hạn giới Atterberg Giới hạn chảy

(LL) là độ ẩm của đất ở giữa chảy và dẻo Giới hạn dẻo là độ ẩm của đất ở giữa trạng thái

dẻo và nửa cứng

Những giá trị này là hữu ích trong việc phân loại đất và đã được tương quan với các

thông số khác Thí nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4197-2012

(Hình 6: Thí nghiệm giới hạn chảy - dẻo) (Hình 7: Thí nghiệm cắt trực tiếp)

II.6.4 Tỷ trọng của đất

Tỷ trọng của đất, Gs, là tỷ số trọng lượng hạt trong đất/ thể tích của hạt Tỷ trọng

được xác định bằng phương pháp pycnometer hiệu chuẩn và tiến hành theo tiêu chuẩn

TCVN 4195-2012

II.6.5 Thí nghiệm cắt trực tiếp

Thí nghiệm cắt trực tiếp: dùng để xác định lực dính C (kG/cm2) và góc ma sát trong

(độ) Các buớc tiến hành của thí nghiệm cắt trực tiếp tham khảo theo tiêu chuẩn TCVN

4199:2012

Thí nghiệm được tiến hành bằng máy Trung Quốc theo sơ đồ cắt nhanh không cố

kết Đối với đất dính, cấp áp lực nén đầu tiên ở 0.125, 0.25, 0.5, 1.0, 2.0 kG/cm2

cho các mẫu có độ sâu tương ứng đến 10, 20, 30, 40 và trên 40m

Trang 13

III VỊ TRÍ KHU VỰC KHẢO SÁT XÂY DỰNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY

MÔ TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH

Công trình Tổng kho Nam Tân Tập được xây dựng Khu Công nghiệp Tân Tập, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, với tổng diện tích khoảng 18,8ha

Khối lượng thi công ngoài hiện trường đã được công ty thực hiện bao gồm:

IV.1 Khoan và lấy mẫu

a Khoan khảo sát và thí nghiệm SPT:

Khoan khảo sát 011 hố với tổng chiều sâu khoan: 475.0m

Trong đó: + Khoan trong đất đá cấp I-III: 475.0m;

+ Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT): 238 lần

b Lấy mẫu thí nghiệm:

IV.2 Thí nghiệm trong phòng

Thí nghiệm trong phòng bao gồm: Phân loại đất, thông số tính toán

Số lượng chi tiết thí nghiệm trong phòng được thể hiện theo bảng kèm theo

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG THI CÔNG NGOÀI HIỆN TRƯỜNG

Bảng 4.1

Stt Nội dung Đơn vị Khối

lượng

I CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

I.1 Công tác thi công hiện trường

1 Khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở trên cạn, độ

I.2 Công tác thí nghiệm trong phòng

1 Xác định 9 chỉ tiêu thông thường cơ lý của mẫu đất mẫu 238

Trang 14

Stt Nội dung Đơn vị Khối

lượng

V.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Căn cứ vào kết quả khảo sát ngoài hiện trường và thí nghiệm trong phòng phân tích

238 chỉ tiêu cơ lý, cấu tạo địa chất của khu vực tương đối đồng nhất, địa tầng ở đây được chia thành 7 lớp chính và 2 phụ lớp 7a và 7b các lớp từ trên xuống dưới như sau:

1 Lớp 1: Đất Cát san lấp Cát hạt mịn, màu xám, xám nâu, trạng thái rời

Bắt gặp lớp ở tất cả các hố khoan từ bề mặt hiện hữu đến độ sâu 3.3m

Kết quả phân tích 9 mẫu đất của lớp, cho thấy các đặc trưng cơ lý chủ yếu của lớp tại bảng 5.1

Bảng 5.2: Bảng chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp đất số 1

2 Lớp 2: Bùn sét màu xám tro, trạng thái chảy

Lớp 2 bắt gặp ngay dưới lớp cát san lấp, với chiều dày biến đổi từ 9,6m (HK9) đến 12,4m (HK4) Giá trị N SPT biến đổi từ 0-2

Trang 16

3 Lớp số 3: Sét màu xám xanh, xám nâu, trạng thái nửa cứng

Lớp này bắt gặp trên toàn diện khảo sát (11 hố khoan), Lớp số 3 bắt gặp dưới lớp

số 2 với chiều dày lớp biến đổi từ 1,2m (HK5) đến 6,2m (HK6) Giá trị N SPT biến đổi

từ 17-22 Độ sâu mặt lớp, đáy lớp được thống kê trong bảng sau:

Trang 17

4 Lớp số 4: Sét pha màu nâu vàng, nâu đỏ, xám trạng thái dẻo cứng

Lớp số 4 bắt gặp trên toàn khu vực khảo sát, nằm ngay sau lớp số 3 Chiều dày lớp biến đổi từ 3,0m (HK4) đến 6,0m (HK2) Giá trị N SPT biến đổi từ 12-15

Độ sâu mặt lớp, đáy lớp được thống kê trong bảng sau:

Ngày đăng: 08/04/2019, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w