1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo khảo sát địa chất, thủy văn văn khu vực huyện Nhà Bè TP.HCM

30 533 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Đặc điểm: Hiện trạng tuyến đường có mặt đường BTN rộng trung bình 6.0m, hai bên tuyến có mật độ dân cư tương đối đông đúc, trên tuyến mật độ xe cộ đi lại không nhiều nên việc tiến hành

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: 2

MỞ ĐẦU 2

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 2

1.1 Chủ đầu tư: Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số 4 2

1.2 Cơ quan tư vấn: Chi nhánh Công ty Tư vấn Triển khai Công nghệ và XDGT 2

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ 2

3 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH ÁP DỤNG 3

4 NỘI DUNG BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH: 4

4.1 Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát: 4

4.2 Đặc điểm, quy mô, tính chất công trình: 4

CHƯƠNG 2: 5

NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN 5

1 VỊ TRÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC KHẢO SÁT: 5

1.1 Vị trí: 5

1.2 Điều kiện tự nhiên: 5

2 BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT THỰC TẾ ĐÃ THỰC HIỆN: 9

3 QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ KHẢO SÁT: 10

3.1 Khảo sát địa hình: 10

3.2 Xác định thành phần hóa học của nước: 14

CHƯƠNG 3: 16

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT-KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 16

1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT 16

2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT: 16

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 16

3.1 Kết luận: 16

3.2 Kiến nghị: 16

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 16

5 CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO: 16

Trang 2

TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI

CHI NHÁNH CTY TƯ VẤN TRIỂN KHAI

CÔNG NGHỆ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Số: …… /BCKS-CNCTTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng 12, năm 2010

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1.1 Chủ đầu tư: Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số 4

- Địa chỉ : Số 272 Cô Bắc, Phường Cô Giang, Quận 1 – Tp.HCM

- Điện thoại : 08 38385615 - 38385654

- Fax : 08 38374765

1.2 Cơ quan tư vấn: Chi nhánh Công ty Tư vấn Triển khai Công nghệ và XDGT

- Địa chỉ : P1, nhà D1, Trường ĐH - GTVT - cơ sở 2, Lê Văn Việt, phường Tăng

- Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng

cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc Hội;

- Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, v/v:

quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Trang 3

- Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị

định 209/2005/NĐ-CP ban hành ngày 16/02/2004 của Chính phủ về quản lý chất

lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về

quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây Dựng

quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP;

- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây Dựng

hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

- Căn cứ Quyết định số: 957/BXD ngày 29/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về

định mức chi phí quản lý dự án đầu tư XDCT;

- Căn cứ Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20/10/2007 của UBND Thành phố

Hồ Chí Minh về công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn

Thành phố;

- Căn cứ hợp đồng kinh tế số 559/HĐ-KQL4-KHĐT ngày 16/12/2010 giữa Khu Quản

lý giao thông đô thị số 4 (Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh) và Công ty Tư vấn Triển khai

Công nghệ & Xây dựng Giao thông về việc tư vấn lập khảo sát và lập dự án đầu tư xây

dựng cầu Rạch tôm

- Căn cứ công văn số 02/UBND-ĐT ngày 05/01/2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh về dự án Đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Tôm, huyện Nhà Bè;

- Quyết định số …./QĐ-KQL4-QLCL ngày …/9/2010 của Khu QLGT đô thị số 4, về

việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, khảo sát xây dựng bước lập dự án đầu tư công trình

Xây dựng cầu Rạch Tôm, huyện Nhà Bè, Tp.HCM;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình TCXDVN

364-2006;

- Quy phạm thành lập bản đồ địa hình phần ngoại nghiệp, ban hành theo quyết định số

247/KT ngày 009/08/1990 của Cục đo đạc bản đồ Nhà nước 96 TCN 43-90;

- Quy phạm thành lập bản đồ địa hình phần nội nghiệp, ban hành theo quyết định số

247/KT ngày 009/08/1990 của Cục đo đạc bản đồ Nhà nước 96 TCN 42-90;

- Ký hiệu bản đồ địa hình ban hành theo quyết định số 1125/ĐĐBĐ ngày 19/11/1994

của Tổng cục Địa chính;

- Công tác trắc đạc trong xây dựng – Yêu cầu chung (TCXDVN 309-2004);

- Quy phạm đo cao hạng I, II, III, và IV của Cục đo đạc bản đồ nhà nước ban hành năm

1988;

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao ngày 18/02/2008-QCVN 11:

2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05;

- Quy phạm thi công và nghiệm thu 22TCN 266-2000;

Trang 4

- Tiêu chuẩn ACI 318-2002;

- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bêtông cốt thép TCVN 365 – 2005;

- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bêtông cốt thép TCVN 5574 – 1991;

- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN 18 - 79;

- Và các quy trình quy phạm có liên quan khác của Nhà nước, cùng với việc tham khảo

các công trình trọng điểm trong khu vực

4.1 Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát:

Công tác khảo sát địa hình, thuỷ văn phục vụ cho việc BCKTKT công trình: “Xây

Dựng Cầu Rạch Tôm” đã được chủ đầu tư là BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2

phê duyệt nhiệm vụ khảo sát gồm có:

1 Lập lưới khống chế mặt bằng;

2 Lập lưới khống chế cao độ thủy chuẩn hạng IV;

3 Lưới khống chế cao độ thủy chuẩn kỹ thuật;

4 Đo vẽ bình đồ tuyến;

5 Đo vẽ trắc dọc - trắc ngang tuyến;

6 Đo vẽ mặt cắt ngang sông

4.2 Đặc điểm, quy mô, tính chất công trình:

4.2.1 Đặc điểm:

Hiện trạng tuyến đường có mặt đường BTN rộng trung bình 6.0m, hai bên tuyến có

mật độ dân cư tương đối đông đúc, trên tuyến mật độ xe cộ đi lại không nhiều nên việc

tiến hành khảo sát không gặp nhiều khó khăn

4.2.2 Quy mô, tính chất công trình:

- Tuyến đường Lê Văn Lương là một trong những trục đường quan trọng của hệ thống

giao thông huyện, là đường nối giữa tỉnh Long An và trung tâm Tp Hồ Chí Minh

Việc đầu tư xây dựng cầu có ý nghĩa lớn trong việc góp phần hoàn thiện mạng lưới

giao thông của huyện, cùng với các tuyến đường lân cận tạo mạng lưới giao thông hợp

lý, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Huyện Nhà Bè;

- Quy mô:

+ Phần cầu: cầu có tuổi thọ thiết kế 100 năm;

+ Phần đường: theo quy hoạch rộng 40m với 4 làn xe chạy

Trang 5

CHƯƠNG 2:

NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN

1.1 Vị trí:

- Địa điểm xây dựng: Huyện Nhà Bè - Tp Hồ Chí Minh

- Tên công trình: Xây Dựng Cầu Rạch Tôm

- Vị trí:

+ Tim tuyến trùng với tim cầu hiện

+ Điểm đầu : Cách mố 1 (Hướng đi trung tâm thành phố) là 250m

+ Điểm cuối: Cách mố 2 (Hướng đi Long An) là 250m

+ Chiều dài khu vực cầu khảo sát: 250m+70m+250m = 570m

1.2 Điều kiện tự nhiên:

1.2.1 Địa hình:

- Địa hình khu vực mang đặc điểm chung của khu Nam sài Gòn, tương đối thấp và bằng

phẳng, có nhiều kênh rạch, ao hồ chia cắt địa hình

- Cao độ nền tự nhiên khoảng +1.0m đến +1.7, ở các kênh rạch, ao hồ cao độ xuống

khoảng -0,7m

- Dân cư: trên khu vực cầu rất đông đúc, chủ yếu là nhà cấp 4 được xây dựng kiên cố

- Các công trình kỹ thuật: trên khu vực có nhiều công trình rất quan trọng như các trụ

điện cao thế, hệ thống cấp nước, cáp quang,…

1.2.2 Các đặc điểm khí tượng, thủy văn:

a) Đặc điểm khí tượng

Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ với nét đặc trưng chủ yếu

là thời tiết gió mùa Khí hậu ở đây mang đủ những đặc điểm của khí hậu toàn miền với

sự phân chia hai mùa mưa và khô một cách rõ rệt

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28oC Biên độ chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng

nhỏ, trong năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình vượt quá 30oC và xuống dưới

25oC Tháng lạnh nhất là tháng XII có nhiệt độ trung bình 26.2oC Nhiệt độ thấp nhất

tuyệt đối quan trắc tại Tân Sơn Nhất là 13.8oC(04/I/1937) Tháng nóng nhất là tháng

IV có nhiệt độ trung bình 29.8oC Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối quan trắc được tại Tân

Sơn Nhất là 40.0o

C

- Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ trung bình là 7.2oC Thời kỳ nhiệt độ dao

động mạnh nhất là tháng III,IV; thời kỳ dao đông ít nhất là những tháng X, XI

- Các đặc trưng về chế độ nhiệt khu vực được thể hiện trong bảng sau:

Trang 6

Bảng: Đặc trưng của chế độ nhiệt ( o C)

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29.8

Nhiệt độ trung bình thánh thấp nhất 26.2

Biên độ ngày trung bình của nhiệt độ 7.2

Mưa

- Tại thành phố Hồ Chí Minh lượng mưa trung bình năm là 1931mm; số ngày mưa trung

bình là 158.8 ngày với sự phân chia hai mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng

V đến tháng XI Trong mùa mưa tập trung hơn 90% lượng mưa cả năm Lượng mưa

tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, đạt tới cực đại vào tháng IX, tháng X với lượng

mưa trung bình gần 300mm

- Các tháng còn lại, từ tháng XII đến tháng IV, thuộc về mùa khô Tháng I,II,III là thời

kỳ ít mưa nhất Mỗi tháng trung bình chỉ quan sát được 1-4 ngày mưa nhỏ Tháng có

lượng mưa cực tiểu là tháng II có lượng mưa trung bình là 4.1mm với 1-2 ngày mưa

Bảng: Đặc trưng của chế độ mưa ( o C)

Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (mm) 327.1

Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (mm) 4.1

- Độ ẩm trung bình năm tại khu vực là 78% Các tháng mùa mưa có độ ẩm lớn hơn các

tháng mùa khô Độ ẩm trung bình mùa mưa là 83%, mùa khô là 71% Tháng II và

tháng III là các tháng khô nhất với độ ẩm trung bình là 70%

- Một trong những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Nam Bộ là có tổng số giờ nắng

trung bình cả năm rất lớn, vào khoảng 2500 giờ (yếu tố của khí hậu khu vực cận xích

đạo) Tất cả các tháng trong năm đều có số giờ nắng trung bình lớn hơn 160 giờ Trong

tháng III, số giờ nắng trung bình lên tới 272 giờ, tức là hơn 9 giờ nắng trong một ngày

- Nhìn chung, gió tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh tương đối nhẹ, tốc độ gió phổ

biến vào khoảng 0-3.5m/s theo phần lớn các hướng Tuy nhiên gió mạnh cũng xuất

hiện trong thời gian gió mùa Tây Nam và trong các cơn bão

- Tốc độ gió mạnh nhất quan trắc được tại Tân Sơn Nhất là 36m/s theo hướng Tây Tây

Nam (trong thời gian có gió mùa Tât Nam)

b) Điều kiện thủy văn

Đặc điểm chung thủy văn của khu vực

Trang 7

- Chế độ thủy triều trong khu vực là bán nhật triều không đều như vùng biển Đông Nam

Bộ, phần lớn các ngày trong tháng đều có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng (chênh lệch

cao độ hai đỉnh triều kế tiếp nhau khoảng 0.3 – 0.4m, chênh lệch cao độ hai chân triều

kế tiếp rất lớn đến 2.0m) Biên độ triều lớn nhất tới 3 – 4m thuộc loại lớn nhất Việt

Nam

- Trong tháng 1 âm lịch có 2 kỳ triều cường ứng với 2 kỳ trăng tròn và không trăng, 2

kỳ triều kém ứng với 2 kỳ trăng thượng huyền và hạ huyền và 2 kỳ triều trung gian

- Cao độ thủy văn phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dao động mực nước biển, vào chế độ

lượng mưa tại chỗ và mưa từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn

- Dọc theo tuyến và khu vực lân cận có một số trạm thủy văn chính đã quan trắc cao độ

mực nước từng giờ từ nhiều năm nay: trạm Vũng Tàu (đặc trưng giao động mực nước

vùng biển Đông Nam Bộ – quan trắc từ năm 1907), trạm Nhà Bè (đặc trưng cho mực

nước khu vực dự án – quan trắc từ năm 1980)

- Cao độ mực nước theo quan trắc tại trạm Nhà Bè như sau:

- Trên cơ sở báo cáo khảo sát địa chất công trình cầu Rạch Tôm do công ty Tư vấn thiết

kế BR lập tháng 5/2007, địa tầng khu vực công trình có thể chia thành các lớp sau:

Lớp 1: Bùn sét màu xám đen, đôi chỗ lẫn hữu cơ Trạng thái chảy Bề dày lớp thay đổi

từ 24.00m đến 29.00m, bề dày trung bình của lớp là 26.00m

Các chỉ tiêu cơ lý:

Độ ẩm tự nhiên W : 76.31 % Dung trọng tự nhiên w : 1.47 g/cm3

Sức chịu tải cho phép Rcp : 0.61 kG/cm2

Lớp 2: Cát pha màu xám xanh, nâu vàng Trạng thái dẻo Bề dày lớp thay đổi từ

2.50m đến 9.00m, bề dày trung bình của lớp là 6.83m

Trang 8

Các chỉ tiêu cơ lý:

Độ ẩm tự nhiên W : 24.42 % Dung trọng tự nhiên w : 1.96 g/cm3

Sức chịu tải cho phép Rcp : 4.044 kG/cm2

Lớp 3: Cát mịn, trung đến thô đôi chỗ lẫn sạn sỏi: màu xám nâu, xám xanh, xám vàng,

xám nâu vàng, nâu vàng đỏ Trạng thái chặt vừa Bề dày lớp thay đổi từ 15.00m đến

23.00m, bề dày trung bình của lớp đất là 18.07m

Các chỉ tiêu cơ lý:

Độ ẩm tự nhiên W : 22.23 % Dung trọng tự nhiên w : 2.01 g/cm3

Sức chịu tải cho phép Rcp : 5.685 kG/cm2

Lớp 3a: Cát pha màu nâu vàng, xám trắng Trạng thái dẻo Bề dày trung bình 4m

Các chỉ tiêu cơ lý:

Độ ẩm tự nhiên W : 24.60 % Dung trọng tự nhiên w : 1.93 g/cm3

Trang 9

Môđun TBD E1-2 : 43.92 kG/cm2

Lớp 4: Sét màu nâu vàng đỏ, nâu vàng, xám trắng Trạng thái cứng

Các chỉ tiêu cơ lý:

Độ ẩm tự nhiên W : 19.21 % Dung trọng tự nhiên w : 2.04 g/cm3

Sức chịu tải cho phép Rcp : 10.56 kG/cm2

STT TÊN HẠNG MỤC CÔNG VIỆC ĐƠN

VỊ DIỄN GIẢI

KHỐI LƯỢNG

Lập lưới cao độ thủy chuẩn kỹ thuật,

II Công tác đo đạc

1 Đo vẽ bản đồ trên cạn, TL 1/500; đồng

mức 0.5m

Trang 10

2 Đo vẽ mặt cắt dọc

3 Đo vẽ mặt cắt ngang đường vào cầu,

3.1 Khảo sát địa hình:

3.1.1 Máy móc thiết bị sử dụng:

- Căn cứ tình hình thực tế địa hình khu vực cũng như yêu cầu kỹ thuật của nhiệm vụ

khảo sát Chúng tôi sử dụng các thiết bị sau đây để thực hiện công tác khảo sát địa

hình:

Thiết bị đo vẽ chính:

Máy toàn đạc điện tử

Máy đo GPS SOUTH Trung Quốc

- Các máy móc đã được kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh còn hiệu lực trước khi đưa

vào sử dụng

3.1.2 Quy trình và phương pháp khảo sát

a) Thiết lập lưới khống chế toạ độ hạng IV:

- Tiến hành thành lập 02 mốc GPS hạng IV theo hệ toạ độ VN2000 và cao độ Quốc gia

Trang 11

- Sử dụng số liệu gốc là các điểm toạ độ quốc gia 1 mốc Hạng III nhà nước có số hiệu

646488 và 1 mốc hạng II nhà nước có số hiệu II-197 (có phụ lục và hồ sơ GPS riêng

kèm theo)

- Lưới khống chế toạ độ hạng IV được xây dựng theo hệ tạo độ VN2000 và được đo

bằng công nghệ GPS

- Toạ độ các mốc được đo đạc bằng công nghệ thu tín hiệu từ vệ tinh với các máy phát

chuyên dụng và được tính toán trên phần mềm tính toán vệ tinh chuyên dụng

- Cọc mốc toạ độ và độ cao hạng IV theo quy cách như sau:

+ Trên mặt mốc ghi ký hiệu và số hiệu mốc cùng với ngày, tháng, năm xây dựng

- Các mốc hạng IV được đặt trên móng cọc bê tông hình trụ chôn sâu 30m Các mốc này

đặt bên ngoài khu vực thi công sau này để khỏi bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện

Dự án

b) Thiết lập lưới khống chế cao độ hạng IV

- Lập lưới khống chế cao độ thuỷ chuẩn hạng IV được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp nhà

nước Các mốc cao độ hạng IV được tiến hành đo theo phương pháp đo cao hình học

từ giữa và theo sơ đồ dẫn toạ độ cao trên đường dài Sai số khép cao độ phải thỏa mãn

yêu cầu fh  ± 20 Lmm (L là chiều dài đường đo, tính bằng Km)

- Sử dụng máy thủy bình Leica NA 820 có độ chính xác 2.5mm/km

- Cao độ mốc lấy theo cao độ mốc quốc gia (Hệ Hòn Dấu), cách vị trí xây dựng công

trình khoảng 3km

- Khối lượng thực hiện toàn tuyến là: 4000m

- Lưới khống chế cao độ thủy chuẩn hạng IV được kết hợp xây dựng trên cơ sở lưới tọa

độ hạng IV

c) Thiết lập lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp II (ĐC2):

- Đây là công tác đầu tiên quan trọng trong việc đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/500 và tỷ 1/1000,

là cơ sở để phát triển đo vẽ chi tiết bình đồ, định vị tim tuyến sau này Lưới khống chế

mặt bằng được thiết lập ở đây là lưới đường chuyền cấp II là một vòng khép kín, các

điểm khống chế được bố trí trải dọc tuyến

- Trên cơ sở các điểm tọa độ và độ cao hạng IV đã đo bằng công nghệ GPS, tiến hành

lập lưới đường chuyền cấp 2 và độ cao kỹ thuật cho tuyến khảo sát

- Các quy định về chọn điểm mốc, quy cách và kích thước mốc, công nghệ thực hiện,

thành quả và hồ sơ giao nộp lấy theo tiêu chuẩn ngành 98 TCN 43-90

- Lập lưới đường chuyền cấp 2:

Trang 12

+ Khoảng cách giữa các điểm đường chuyền cấp 2 trung bình khoảng 250m/điểm

(chú ý bố trí điểm ĐC2 với khoảng cách hợp lý, tập trung tại các vị trí cầu và nút

giao để tận dụng) Tất cả các điểm đường chuyền cấp 2 cũng là điểm của lưới độ

cao cấp kỹ thuật Chiều dài của đường chuyền cấp 2 được giới hạn bởi 2 mốc tọa

độ hạng IV liền nhau

+ Sơ đồ đường chuyền cấp 2 vẽ trên khung tỉ lệ 1/10.000 Lưới đường chuyền cấp 2

được đo bằng máy toàn đạc điện tử TCR407 và các phụ kiện đi kèm như gương,

+ Các thông số cơ bản của hệ lưới ĐC2 :

 Chiều dài cạnh của lưới : 80m ≤ S ≤ 350m,

 fx : sai số khép gia số tọa độ theo trục x;

 fy : sai số khép gia số tọa độ theo trục y;

 S : chiều dài giữa 2 điểm hạng IV

 Sai số khép góc : ≤ 20” n(n là số góc đo)

+ Lưới đường chuyền cấp 2 được triển khai trên tuyến từ mốc tọa độ hạng IV và

được đo khép vào mốc toạ độ hạng IV

- Khối lượng thực hiện: 2 điểm

d) Thiết lập lưới độ cao cấp kỹ thuật

- Hệ cao độ mốc lấy theo cao độ mốc quốc gia VN2000, đã được dẫn về vị trí công trình

thông qua lưới cao độ hạng IV

- Dùng phương pháp đo cao hình học, cấp hạng thủy chuẩn hạng IV

- Sử dụng máy thủy chuẩn TCR407 để đo

Trang 13

- Lưới độ cao cấp kỹ thuật được đo bằng phương pháp đo cao hình học đảm bảo sai số

khép fh  ± 50 Lmm (L khoảng cách giữa hai điểm hạng IV, tính bằng Km) Khối

lượng thực hiện trên toàn tuyến là: 570.0m

e) Đo vẽ chi tiết bình đồ:

- Đo vẽ bình đồ tuyến được lập bằng phương pháp toàn đạc điện tử – Máy sử dụng để

đo bình đồ là máy TCR407 (hãng LEICA – Thụy Sĩ) và gương phản xạ Số liệu được

xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Bình đồ tỷ lệ 1/500 đã thể hiện đầy đủ chi tiết

địa hình, địa vật: nhà cửa, cây cối, trụ điện, hố ga, nắp hầm ga, các công trình cấp,

thoát nước ngang đường và công trình kiến trúc,……

- Đo vẽ bình đồ tuyến tỷ lệ 1/500 trên phạm vi toàn tuyến

- Khối lượng đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/500:

+ Dưới nước: 1.4 Ha

+ Trên cạn: 10.0 Ha

f) Đo vẽ trắc dọc tuyến:

- Cứ khoảng 100m bố trí một điểm chi tiết trên đường thẳng, 50m trên đường cong, nút

giao, những nơi địa hình thay đổi hoặc vượt chướng ngại vật tiến hành đóng thêm các

cọc phụ Dẫn thuỷ chuẩn kỹ thuật vào đầu cọc

- Chiều dài đo vẽ:

+ Phần trên cạn: 500m

+ Phần dưới nước: 70m

- Mặt cắt dọc tuyến được vẽ với tỷ lệ cao 1/200, dài 1/500 bằng chương trình NOVA in

trên giấy A3

g) Đo vẽ trắc ngang tuyến:

- Tại các điểm cắt dọc tiến 40m

- Trắc ngang tuyến đo vẽ với tỷ lệ 1/200, được vẽ bằng phần mềm Nova, in trên giấy

- Cầu Rạch Tôm hiện hữu bằng dàn thép Eiffel rộng 3m, gồm 3, nhịp dài 70m, không có

lề bộ hành Tải trọng khai thác dưới 2T Mố trụ cầu bằng thép hình, kết cấu dạng

khung thép

- Với sự tăng mạnh về lưu lượng giao thông cũng như tải trọng các phương tiện qua cầu,

cầu Rạch Tôm hiện hữu sẽ không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã

hội

- Đoạn tuyến khảo sát có chiều rộng mặt đường trung bình 6m, chiều rộng nền đường

9m Mặt đường tương đối bằng phẳng, khu vực sung quanh cầu Rạch Tôm dân cư

tương đối đông Lưu lương xe qua lại khá nhiều gây khó khăn cho việc thi công

Trang 14

3.2 Xác định thành phần hóa học của nước:

- Lấy mẫu nước tại vị trí gần bờ và vị trí giữa sông với mực nước thường xuyên ở độ

sâu cách mặt nước lúc lấy mẫu 1m Số lượng mẫu nước: 2 mẫu

- Lấy mẫu nước trong đất tại vị trí gần bờ và vị trí giữa sông bằng cách tách lấy nước từ

mẫu đất bằng máy quay ly tâm tách nước Số lượng mẫu nước trong đất: 2 mẫu

- Mỗi mẫu nước tối thiểu lấy để thí nghiệm với dung tích 1dm3

Kết quả thí nghiệm phân tích mẫu nước

STT Chỉ tiêu thí

Kết quả

Phương pháp thí nghiệm

Mẫu M1 (gần bờ)

Mẫu M2 (giữa sông) Thí nghiệm mẫu nước

TCVN 1996(ISO9297:1989

Ngày đăng: 08/04/2019, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w