1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh tra cấp huyện từ thực tiễn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk

128 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tổchức và hoạt động thanh tra, trong đó tập trung nghiên cứu, phân t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Thanh tra cấp huyện – Từ thực tiễn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” hoàn toàn là kết quảnghiên cứu của chính bảnthântôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào củangười khác Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túccác quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sảnphẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo

sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu vàcác nội dung khác trong luận văn của mình

Đăk Lăk, ngày 15 tháng 02 năm 2017

Tác giả Luận văn

Nguyễn Đình Quang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CẤP HUYỆN 9

1.1 Thanh tra cấp huyện 9

1.2 Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra cấp huyện 29

1.3 Mối quan hệ giữa thanh tra cấp huyện với cơ quan, tổ chức khác 33

1.4 Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 37

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CẤP HUYỆN- TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK 45 2.1 Thực trạng pháp luật và việc thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện 45

2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2011 đến nay 49

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CẤP HUYỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK 73

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện 73

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện 78

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 93

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả thanh tra kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm 2016 56

Bảng 2.2 Tổng số đơn các cơ quan chức năng từ huyện đến xã tiếp nhận từ

năm 2011 đến năm 2016 63

Bảng 2.3 Kết quả tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra huyện

Buôn Đôn từ năm 2011 đến năm 2016 64

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam ghi:

“Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả” [9, tr 309] Để xây dựng nền hành chính Nhà nước hiện

đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, có hiệu lực và hiệu quả, đòi hỏiphải thực hiện tốt nhiều chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước, trong

đó có công tác thanh tra Vì công tác thanh tra là một trong những nội dung cơbản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là một chức năng thiết yếucủa quản lý nhà nước Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu cóquản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra Thực hiện có hiệu lực và hiệu quảcông tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệuquả quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt độngquản lý nhà nước và trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Tổ chức và hoạt động thanh tra Việt Nam ra đời và hoạt động từ rấtsớm Sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặcbiệt, Ban Thanh tra này là tiền thân của các tổ chức Thanh tra Việt Nam ngàynay Đến năm 2004 lần đầu tiên Quốc hội khóa XI thông qua Luật Thanh tra.Năm 2010 Quốc hội khóa XII thông qua Luật Thanh tra năm 2010 thay thếLuật Thanh tra năm 2004 Kể từ khi tổ chức và hoạt động thanh tra đượcchính thức quy định trong luật, công tác thanh tra đã góp phần rất quan trọngtrong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý hànhchính nhà nước; đã kiến nghị xử lý và đề xuất nhiều biện pháp để chấn chỉnhcông tác quản lý nhà nước; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa

Trang 7

khuyết, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.

Luật Thanh tra năm 2010 đã tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việchoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra Hàng năm, các cơ quan thanh tra

đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật, kiến nghị sửađổi, bổ sung cơ chế, chính sách ph hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Song trong những năm qua, tổ chức

và hoạt động thanh tra cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như: Tổ chức,

bộ máy các cơ quan thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước;quan hệ chỉ đạo, điều hành giữa cơ quan quản lý với cơ quan thanh tra, giữa

cơ quan thanh tra với nhau chưa thực sự hợp lý; tính chủ động, tự chịu tráchnhiệm của cơ quan thanh tra chưa được phát huy; quyền hạn của cơ quanthanh tra chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quyđịnh Hoạt động thanh tra còn chồng chéo, trùng lặp cả về phạm vi, đốitượng; các kết luận, kiến nghị thanh tra chưa được thực thi một cách nghiêmchỉnh và còn thiếu những biện pháp cứng rắn, chế tài đủ mạnh Những hạnchế, yếu kém, bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quảcông tác thanh tra, làm cho công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầucủa quản lý nhà nước và mong muốn của nhân dân trong công cuộc đổi mớiđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Cùng với tiến trình cải cách bộ máy nhà nước, phục vụ yêu cầu pháttriển kinh tế -xã hội, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanhtra nhà nước nói chung và thanh tra cấp huyện nói riêng là một yêu cầu cấpthiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện Để làm được điều

đó cần phải đánh giá đầy đủ tình hình thực tiễn của công tác thanh tra cấphuyện trong thời gian qua, cũng như những vấn đề vướng mắc đang đặt ra về

tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện hiện nay, để từ đó đề ra các giải

Trang 8

pháp thích hợp hoàn thiện pháp luật về thanh tra, góp phần nâng cao hơn nữahiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra cấp huyện trong thời gian tới.

Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài: “Thanh tra cấphuyện - từ thực tiễn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài luận văn tốtnghiệp cao học, chuyên ngành luật Hiến pháp và Luật hành chính

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học,nhiều bài viết chuyên khảo trên các Báo thanh tra, Tạp chí thanh tra và cácBáo, Tạp chí chuyên ngành khác đề cập đến tổ chức và hoạt động của thanhtra nhà nước ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, trong đó có đưa ranhững đánh giá, nhận xét về thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra nhànước, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan thanh tra nhà nước

Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học:

- “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệulực quản lý nhà nước”, đề tài khoa học cấp nhà nước độc lập do tiến sĩ TrầnĐức Lượng làm chủ nhiệm Đề tài đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản, chungnhất về các thiết chế, khái niệm, đặc điểm, vai trò, mối quan hệ giữa các thiếtchế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở Việt Nam Từ đó đề xuất các giải pháptrước mắt cũng như lâu dài nhằm hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giámsát ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội vàtiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam [40]

- “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Luận cứ khoa học phục vụ sửađổi Luật thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra”, đề tài nghiên cứukhoa học cấp Bộ, năm 2007 do đồng chí Trần Văn Truyền – Tổng Thanh tra

Trang 9

thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trongđiều kiện phát triển cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ

sở phân tích thực trạng và những hạn chế trong tổ chức và hoạt động củaNgành, đề tài đã đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm đổi mới tổchức và hoạt động của Ngành trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa mang tính toàn diện, khả thi, trong đó có các kiến nghị về sửađổi và bổ sung Luật thanh tra [41]

- “Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấptrong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống thamnhũng” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2010 do đồng chí NguyễnTuấn Khanh - Trưởng phòng nghiên cứu và đào tạo, Viện khoa học Thanh tralàm chủ nhiệm Đề tài nêu lên một số cơ sở lý luận của vấn đề trách nhiệmpháp lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; đánh giá thực trạng thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thực trạngthanh tra trách nhiệm, đưa ra định hướng giải quyết, hệ thống giải pháp vàmột số kiến nghị cụ thể [21]

Thứ hai, về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ:

- Luận án tiến sỹ “Tổ chức và hoạt động của các tổ chức Thanh tra ởnước ta trong giai đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp” của nghiên cứusinh Trịnh Xuân Thiện; Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện pháp luật thanh tra tronggiai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Thương Huyền Các luận án đã đề cậpđến những vấn đề bất cập trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanhtra, phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra

- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyênngành” của Nguyễn Thị Kim Ngọc; “Vai trò của thanh tra Nhà nước trongquản lý việc thực hiện dự án ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thanh Hải;

Trang 10

“Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành giáo dục” của B iNgọc Âu; … Các đề tài này chỉ tập trung phân tích thực trạng về hoạt độngthanh tra chuyên ngành hoặc vai trò của thanh tra nhà nước trong lĩnh vực cụthể.

Hầu hết các công trình chỉ nghiên cứu về tổ chức và hoạt động nóichung của các tổ chức thanh tra, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

cơ bản và hệ thống chuyên sâu về tổ chức và hoạt động thanh tra cấp huyệnnói chung và Thanh tra huyện Buôn Đôn nói riêng Vì vậy, đề tài của luận vănkhông tr ng với các công trình đã công bố trước đây

Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu trước đây và các quy định của phápluật hiện hành quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, tác giả cho rằngviệc chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêmnhững luận cứ khoa học, cũng như cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới tổ chức,hoạt động thanh tra cấp huyện mà nhu cầu thực tiễn đang đặt ra

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Luận văn này nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tổchức và hoạt động thanh tra, trong đó tập trung nghiên cứu, phân tích và đánhgiá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạtđộng của thanh tra cấp huyện; nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng về

tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk nhằmđánh giá được những ưu điểm và những hạn chế, bất cập của quy định hiệnhành, từ đó kiến nghị phương hướng và giải pháp sửa đổi, bổ sung các quyđịnh của pháp luật về thanh tra và các văn bản có liên quan để phù hợp vớitình hình thực tế, nâng cao chất lượng hoạt động của thanh tra cấp huyện.Đồng thời kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và

Trang 11

chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra huyện Buôn Đôn,tỉnh Đăk Lăk.

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có nhiệm vụ làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắchoạt động và chức năng, nhiệm vụ thanh tra cấp huyện; quy định của phápluật về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện; thực trạng tổ chức vàhoạt động của thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk Trên cơ sở đó kiếnnghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra và các giải pháp nâng caochất lượng hoạt động của cơ quan Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

+Các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện

+Tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

- Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nướcnói chung là vấn đề rất rộng, phức tạp, có tầm bao quát lớn Trong khuôn khổcủa luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2011 đến nay

- Trên cơ sở những nhận xét về ưu điểm và hạn chế, những bất cập củanhững quy định hiện hành, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nângcao chất lượng hoạt động của thanh tra cấp huyện

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 12

- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp

luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung và công tác thanh tra nói riêng

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phươngpháp thống kê, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác để làmsáng tỏ bản chất của vấn đề

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận

Luận văn này nghiên cứu có hệ thống về tổ chức và hoạt động của thanhtra cấp huyện và từ thực tiễn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk Luận văn đềxuất phương hướng và các giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện hệ thốngpháp luật về thanh tra, đặc biệt là về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấphuyện

- Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp phần làm rõ tính đặc thù về tổ chức và hoạt động củaThanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk Trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cơ quan Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể vận dụng để nâng cao chấtlượng, hiệu quả về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện

Luận văn có thể là tài liệu có giá trị để tham khảo, nghiên cứu và vậndụng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra cấp huyện

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luậnvăn được chia làm 3 chương như sau:

Trang 13

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp

huyện

Chương 2: Thực trạng pháp luật và việc thực hiện pháp luật quy định

về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện – Từ thực tiễn huyện BuônĐôn, tỉnh Đăk Lăk

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về

tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CẤP HUYỆN

1.1 Thanh tra cấp huyện

1.1.1 Khái niệm thanh tra cấp huyện

1.1.1.1 Khái niệm thanh tra

Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh(Inspectare), có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từbên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định Có rất nhiềukhái niệm về thanh tra Theo Từ điển pháp luật Anh – Việt năm 1994, thanh

tra là “sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra” [ 19, tr.203].

Theo Đại từ điển Tiếng Việt năm 2008 do Nguyễn Như Ý làm chủ biên

thì thanh tra có nghĩa là “điều tra, xem xét để làm rõ sự việc” [18, tr.1465].

Với nghĩa này thì thanh tra bao hàm cả nghĩa điều tra

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học năm 2016 thì thanh tra

có nghĩa là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí

nghiệp” [51, tr.1156] Với nghĩa này thì thanh tra bao hàm cả nghĩa kiểm soát.

Trong cuốn sách “Thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Nhà xuất bản pháp

lý in năm 1986 định nghĩa: “thanh tra được xem là một biện pháp (phương

pháp) của kiểm tra Nhiệm vụ thanh tra được uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm” [20, tr.453] Theo nghĩa này, thanh tra hẹp hơn kiểm

tra, thanh tra gắn liền với chức năng pháp lý trong quản lý nhà nước Nhiệm

vụ của thanh tra cũng là kiểm tra, nhưng chỉ là kiểm tra quyền sở hữu nhànước, sở hữu tập thể có được thực hiện đúng, có được bảo vệ hay không,thẩm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh tế, xã hội, tài chính…

Ở nước ta, thuật ngữ “thanh tra” lần đầu tiên xuất hiện tại Sắc lệnh số

Trang 15

đặc biệt Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt,

có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ” [6, tr.1] Từ Sắc lệnh này, quyền

thanh tra được xác lập và được giao cho Chính phủ thực hiện Sau đó kháiniệm “thanh tra” được đề cập trong các bản Hiến pháp của nước ta và các vănbản pháp luật khác, khẳng định thanh tra là một hoạt động đặc biệt không thểthiếu trong quản lý nhà nước Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thanhtra toàn miền Bắc năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định thanh tra là

hoạt động “theo dõi, xem xét việc chấp hành đúng đắn đường lối, chính sách,

nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ” [11, tr.275].

Hiến pháp Việt Nam năm 1946 chưa sử dụng thuật ngữ “thanh tra”.Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên tráchnào mà được giao cho Ban thường vụ của Nghị viện [22] Hiến pháp năm

1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành các quyết địnhquản lý nhà nước [23] Hiến pháp năm 1980 thuật ngữ thanh tra được sửdụng với nội dung là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước [24]

Khoản 7 Điều 112 Hiến pháp năm 1992 quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ

chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân” [25, tr.63] Khoản 5 Điều

96 Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ “tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước” [26, tr.51].

Theo kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp nhà nước độc lập “Hoànthiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhànước” do tiến sỹ Trần Đức Lượng làm chủ nhiệm thì khái niệm thanh tra được

xác định: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là

Trang 16

hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và

cá nhân” [40].

Tóm lại, thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thựchiện chính sách, pháp luật của nhà nước, việc thực hiện chức năng nhiệm vụđược giao của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân do các cơ quanthanh tra có thẩm quyền thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhànước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của cơ quan, tổ chức

và cá nhân

Văn bản pháp lý đầu tiên xác lập một cách đầy đủ và toàn diện về tổchức và hoạt động thanh tra là Pháp lệnh thanh tra năm 1990 Pháp lệnh đã cụthể hoá các quy định của Hiến pháp và khẳng định thanh tra là một chức năngthiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra quy định:

“Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa” [13, tr.1].

Khái niệm thanh tra lần đầu tiên được định nghĩa trong Luật Thanh tra

năm 2004 dưới khái niệm thanh tra nhà nước Theo đó “Thanh tra nhà nước

là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu

sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra

Trang 17

Luật Thanh tra năm 2010 thay thế Luật Thanh tra 2004 tiếp tục khẳngđịnh vai trò to lớn của công tác thanh tra và có những quy định mới nhằm nângcao vị trí và vai trò của các tổ chức thanh tra và tăng cường hiệu lực, hiệu quảcủa công tác thanh tra, cũng đưa ra định nghĩa tương tự về thanh tra được quy

định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010: “Thanh tra Nhà nước là hoạt

động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”[28, tr.8].

Như vậy, theo Luật Thanh tra năm 2010 thì nội hàm của khái niệmThanh tra nhà nước gồm mục đích của hoạt động thanh tra, chủ thể tiến hànhthanh tra, nội dung thanh tra và đối tượng thanh tra

1.1.1.2 Khái niệm thanh tra cấp huyện

Thanh tra cấp huyện là tổ chức cơ sở trong hệ thống các cơ quan Thanhtra Nhà nước Thanh tra cấp huyện gồm có Thanh tra huyện, thanh tra quận,thanh tra thị xã, thanh tra thành phố thuộc tỉnh, gọi chung là thanh tra huyện.Theo Luật Thanh tra năm 2010 thì Thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dâncấp huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra cấphuyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên ChánhThanh tra cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra cấp tỉnh PhóChánh Thanh tra cấp huyện giúp Chánh Thanh tra cấp huyện thực hiện nhiệm

vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra cấp huyện [28] Thanh tra cấphuyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,

Trang 18

quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện;đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanhtra cấp tỉnh.

Như vậy, cơ quan thanh tra nhà nước cấp huyện hiện nay được xácđịnh là đơn vị của cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện

1.1.2 Đặc điểm, vai trò, mục đích và nguyên tắc hoạt động thanh tra cấp huyện

1.1.2.1 Đặc điểm của hoạt động thanh tra cấp huyện

Thanh tra cấp huyện là tổ chức cơ sở trong hệ thống các cơ quan Thanhtra Nhà nước Giống như đặc điểm chung của thanh tra, hoạt động thanh tracấp huyện có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động thanh tra cấp huyện luôn gắn với hoạt động quản

Trang 19

chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là phương tiện, công cụ để quản lýnhà nước [12].

Ngoài ra, với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bịràng buộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời lại tác động trở lại, góp phầnđiều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý Nhờ có thanhtra mà mục đích của quản lý được đảm bảo Thực tế cho thấy, một thể chếhành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếuthiếu thanh tra Hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn đượcnguy cơ biến dạng, tùy tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhànước [12]

Thứ hai, hoạt động thanh tra cấp huyện mang tính quyền lực nhà nước

ở cấp huyện

Thanh tra là một chức năng của quản lý nhà nước, thể hiện quyền lựcnhà nước của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Tính quyền lực nhànước của hoạt động thanh tra gắn bó chặt chẽ với tính quyền uy – phục tùng,một đặc tính quan trọng của quản lý nhà nước

Tính quyền lực nhà nước trong hoạt động thanh tra được biểu hiệnthông qua tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra Vì vậy, thanh tra phảiđược nhà nước sử dụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý

Lênin đã viết “Thanh tra mà thiếu quyền lực là thanh tra suông” [50, tr.34].

Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra được thể hiện ở những mặt:

Có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện những vấn đề thuộc nội dungthanh tra và những kiến nghị thanh tra; ra các quyết định bắt buộc thực hiệnđối với đối tượng thanh tra về những vấn đề đã bị thanh tra; trong quá trìnhthanh tra, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết;yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra; yêu cầu truy cứu

Trang 20

trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật; kiến nghị cấp cóthẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra…

Thứ ba, hoạt động thanh tra cấp huyện có tính khách quan

Bản chất của thanh tra là xem xét, đánh giá một cách khách quan việcthực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá

nhân nhằm đưa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, “phát

hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [28, tr.7,8].

Vì thế, hoạt động thanh tra nói chung, hoạt động thanh tra cấp huyệnnói riêng phải mang tính khách quan Tính khách quan của hoạt động thanhtra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động thanh tra đều dựa trên cơ sở pháp luật

và phải tuân theo pháp luật Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đượccan thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra Mọi nhận xét, đánh giá trongquá trình thanh tra và đưa ra kết luận thanh tra phải dựa trên chứng cứ có thật,khách quan Tính khách quan đảm bảo hoạt động thanh tra được minh bạch,khách quan, đúng pháp luật [12]

Thứ tư, hoạt động thanh tra cấp huyện có tính độc lập tương đối

Đây là đặc điểm vốn có của thanh tra, nó xuất phát từ bản chất củathanh tra Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản

lý nhà nước tự tiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một

cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định Vì vậy,khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài việc đảm bảo sự phối kết

Trang 21

thanh tra còn có tính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ.Tính độc lập tương đối của thanh tra cấp huyện được thể hiện: Các cơ quanthanh tra cấp huyện được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên cáclĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định; cóquyền chủ động tiến hành thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; Thủtrưởng cơ quan thanh tra cấp huyện tự quyết định thanh tra khi phát hiện códấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Trên

cơ sở kết quả thanh tra, ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo cácquy định của pháp luật về thanh tra

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động thanh tra cấp huyện

Thanh tra mang tính quyền lực nhà nước, nên thanh tra có vai trò rấtquan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và kiểm soát quyền lực nhànước thông qua việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Giống như vaitrò chung của các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra cấp huyện có vai trònhư sau:

Thứ nhất, hoạt động thanh tra cấp huyện là một trong những chức năngthiết yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở cấp huyện

Các cơ quan hành chính nhà nước khi tiến hành hoạt động quản lý trênbất cứ lĩnh vực nào, với bất cứ phạm vi, quy mô nào, chủ thể có thẩm quyềnđều phải thực hiện cả ba chu trình trong công việc, đó là: Đề ra chủ trương,chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch; Tổ chức chỉ đạo thực hiện những chủ trương,chính sách và biện pháp đã đề ra; Thanh tra, kiểm tra đánh giá việc thực hiệnnhiệm vụ của các đối tượng quản lý thuộc quyền

Điều đó cho thấy rằng, thanh tra, kiểm tra là một trong ba mặt thốngnhất của quản lý nhà nước (hiểu theo nghĩa rộng), là một khâu không thể

Trang 22

thiếu của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hànhchính nói riêng.

Thực chất thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng củaquản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý Trong quá trình thựchiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiếtphải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định màmình đã ban hành Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạtđộng quản lý Nhà nước Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năngthiết yếu của quản lý Nhà nước Do vậy Thanh tra cấp huyện cũng là mộttrong những chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước “quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp

luật” [26, tr.11] Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp

luật được tuân thủ một cách tuyệt đối, không có bất kỳ ai có thể đứng trênpháp luật hay đứng ngoài pháp luật

Với chức năng của mình cơ quan thanh tra nhà nước xem xét, đánh giáviệc chấp hành chính sách, pháp luật, chức trách, nhiệm vụ của cơ quan hànhchính nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước; việc chấp hành chính sách,pháp luật của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng khác chịu sự quản lý củaNhà nước; thanh tra kịp thời phát hiện những sai phạm và kiến nghị biện pháp

xử lý Bên cạnh đó, với chức năng, nhiệm vụ xem xét, tham mưu cho thủ trưởng

Trang 23

với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chứcnhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, chức trách, nhiệm vụđược giao, kết luận và xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơquan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, thanh tra góp phần bảo đảm trật

tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máy nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người luôn đề cao vai trò của công tác thanhtra trong việc bảo đảm pháp chế, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật, đấu tranh chốngcác biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh chorằng: Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì

đó chính là nguyên nhân của bệnh quan liêu, dẫn đến tham ô, lãng phí Trong

bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thanh tra năm 1960, Người chỉ rõ: “Nạn

lãng phí, tham ô là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước gây ra”,“ Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy các cơ quan Thanh tra Nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ quan Nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy Nhà nước” [11, tr.81].

Thứ ba, hoạt động thanh tra cấp huyện góp phần đảm bảo việc thựchiện các quyền, tự do công dân

Với vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định, thanhtra là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để đảm bảo và thực hiện quyền dânchủ của nhân dân Điều đó thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:

- Thông qua hoạt động thanh tra nhân dân gián tiếp thực hiện quyềngiám sát công việc của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhànước, tham gia công việc quản lý của Nhà nước Về việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước thông qua các tổ

Trang 24

chức Thanh tra, Nghị quyết số 26/HĐBT ngày 15/02/1984 của Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Chính phủ) đã xác định: "Tổ chức thanh tra phải là một công

cụ có hiệu lực của Nhà nước chuyên chính vô sản, đồng thời phải là một hình thức tổ chức của quần chúng để thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước" [14].

- Qua hoạt động thanh tra mới có thể phát hiện kịp thời những sơ hở,yếu kém trong cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, những vấn đề liên quanđến quyền dân chủ của nhân dân Đây là một trong những cơ sở để Đảng vàNhà nước có biện pháp chấn chỉnh, hoàn thiện tạo cơ sở chính trị, pháp lý choviệc bảo vệ, bảo đảm và thực hiện các quyền của con người, quyền của côngdân

- Trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật

về quyền dân chủ của nhân dân, nhờ có phạm vi hoạt động rộng khắp trong tất

cả các lĩnh vực quản lý của nhà nước, thanh tra góp phần đấu tranh phòng,chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm bảo vệ các quyền tự do, lợi íchhợp pháp của con người, của công dân

- Thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thẩm tra, xác minhgiải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan thanh tra thì những hành vi tham

nhũng, tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân

bị phát hiện và xử lý Nhờ đó, các quyền dân chủ, lợi ích hợp pháp của nhân dânđược bảo vệ, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước được củng cố,Nhà nước có thêm thông tin về hoạt động của bộ máy, đội ngũ cán bộ công chứccủa mình, từ đó có biện pháp chấn chỉnh về cơ chế chính sách và tổ chức, bộmáy, hướng tới mục tiêu ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn

Thứ tư, hoạt động thanh tra cấp huyện là một biện pháp hạn chế sự lạmdụng quyền lực, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp

Trang 25

Mục đích của thanh tra không chỉ phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật

mà quan trọng hơn, thanh tra còn hướng tới mục đích phòng ngừa vi phạmpháp luật Tính phòng ngừa của hoạt động thanh tra được thể hiện ở chỗ:

- Thanh tra c ng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn làhiện thân của kỷ cương pháp luật Thanh tra không chỉ có chức năng bảo đảmpháp chế mà còn có chức năng tìm hiểu, giúp đỡ, định hướng cho các đốitượng thực hiện đúng các quy định của pháp luật

- Hoạt động thanh tra luôn là cách thức phân tích, mổ xẻ một cách sâusắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ củamột hành vi vi phạm Do vậy các giải pháp (các khuyến nghị, kiến nghị, yêucầu ) được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướng vào việc xử lýhành vi vi phạm pháp luật mà nó phát hiện được, mà còn có tác dụng khắcphục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phátsinh những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào mộtthời điểm khác

- Thanh tra d là loại hình nào cũng luôn luôn có tính định hướng vàtính xây dựng Vai trò phòng ngừa của thanh tra được đề cập ở đây là vai tròphòng ngừa mang tính chủ động Trong rất nhiều trường hợp, qua thanh tra

có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lainếu không có sự chấn chỉnh, không có sự định hướng lại cho các đối tượngmột cách kịp thời

Thứ năm, hoạt động thanh tra cấp huyện góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn cấp huyện

Để quyết định quản lý nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhânchấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hànhquyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định Trong quy trình đókhông thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra là để

Trang 26

đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểmnghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung,sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý.

Khi nội dung và chất lượng quyết định quản lý được thực tế kiểmnghiệm là đúng, là ph hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ vàkhông chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra phảiphục vụ cho việc làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ tráchnhiệm thuộc khâu nào, thuộc ai để chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm Với

ý nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

lý nhà nước

1.1.2.3 Mục đích của hoạt động thanh tra cấp huyện

Luật Thanh tra năm 2004 xác định mục đích của hoạt động thanh tra là

“nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [27, tr.1] Với quy định này, Luật Thanh tra năm 2004 đề cao

mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

Theo Luật Thanh tra năm 2010 thay thế Luật Thanh tra năm 2004 thì

“Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản

lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ

Trang 27

cao mục đích phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật đểkiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục Điềunày đã thể hiện sự thay đổi rất cơ bản trong cách đánh giá, nhìn nhận kết quảhoạt động thanh tra Theo đó, kết quả về số vụ việc vi phạm, các hành vi viphạm, số tiền, tài sản sai phạm không còn là căn cứ đầu tiên và quan trọngnhất để đánh giá kết quả hoạt động thanh tra nữa mà cần phải căn cứ trước hếtvào kết quả phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiếnnghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, sau đó mớiđến kết quả về số vụ việc vi phạm, các hành vi vi phạm, số tiền, tài sản viphạm v.v… Giúp cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật vàphát huy nhân tố tích cực cũng là những mục đích quan trọng định hướng chokết quả hoạt động thanh tra Cuối c ng, từ những kết quả cụ thể nêu trên, hoạtđộng thanh tra hướng đến kết quả chung là nâng cao hiệu lực, hiệu quả củaquản lý nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực Trong 6 mục đích của hoạtđộng thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, bốn mục đích đầutiên có nội dung khá cụ thể và có thể được coi là những điểm mốc để đánh giákết quả hoạt động thanh tra, hai mục đích sau có tính chất khái quát và có thểcoi là những định hướng cho hoạt động thanh tra.

1.1.2.4 Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra cấp huyện

Nguyên tắc đóng vai trò quan trọng, là định hướng, cơ sở cho các hoạtđộng cụ thể trong thực tiễn Nguyên tắc còn là những điều cơ bản rút ra từthực tế khách quan để chỉ đạo hành động Trong hoạt động thanh tra, cácnguyên tắc được hiểu là những tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng đắn,khách quan và khoa học, được quy định trong pháp luật thanh tra mà các cơquan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuântheo trong quá trình thực hiện thanh tra kinh tế, xã hội, thanh tra giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Trang 28

Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra không chỉ thể hiện trong toàn

bộ quá trình tiến hành thanh tra mà nó phải trở thành ý thức của mỗi cán bộ,công chức, thanh tra viên trong suy nghĩ và trong hành vi, hành xử cụ thể khithực thi nhiệm vụ, công vụ của mình Các nguyên tắc hoạt động thanh tra chỉđạo và chi phối mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt độngthanh tra đạt được mục đích đề ra Các nguyên tắc trong hoạt động thanh trađược ghi nhận trong các văn bản pháp luật về thanh tra Trên cơ sở các quanđiểm, định hướng của Đảng về hoạt động thanh tra, kiểm tra, Nhà nước thểchế hóa vào các văn bản pháp luật cụ thể trong lĩnh vực này Những văn bảnpháp luật quan trọng ghi nhận các nguyên tắc làm cơ sở, nền tảng và địnhhướng cho các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động thanh tra được pháttriển và kế thừa từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm

2004, Luật Thanh tra năm 2010 Trên cơ sở các nguyên tắc được thể hiệntrong các văn bản luật, các văn bản hướng dẫn cũng ghi nhận và cụ thể hóacác nguyên tắc này, như các nghị định hướng dẫn thi hành luật, các thông tưquy định về tổ chức, hoạt động…

Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh

tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra” [13, tr.1] Nguyên tắc này nhấn mạnh

khá rõ sự độc lập của thanh tra và gần giống với nguyên tắc hoạt động của các

cơ quan tư pháp Nguyên tắc này có yếu tố hợp lý tại thời điểm ban hànhPháp lệnh, đặc biệt trong hoàn cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền mà ở đó,pháp luật có vị trí thượng tôn, hoạt động của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chứcđều phải tuân thủ pháp luật Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Pháp lệnhThanh tra thì nguyên tắc này cũng nảy sinh những điểm bất hợp lý Trên thực

Trang 29

vào cơ quan quản lý Hoạt động thanh tra không thể tách rời hoạt động quản

lý, do vậy, những nguyên tắc hoạt động thanh tra cũng không thể tách rời haykhác biệt những nguyên tắc của hoạt động quản lý Mục đích quan trọng nhấtcủa hoạt động quản lý và cơ quan quản lý là vấn đề hiệu quả theo nghĩa rộngcủa quá trình phát triển kinh tế, do đó có những hoạt động quản lý không chỉbám sát và tuân thủ tính hợp pháp, mà còn có cả yếu tố hợp lý, ph hợp vớithực tiễn xã hội hiện tại Hoạt động quản lý vốn đa dạng và phức tạp với rấtnhiều tình huống không thể dự kiến hết nên khi đánh giá hiệu quả thì khôngphải cái gì có hiệu quả cũng đúng pháp luật, nhất là các nhân tố mới

Luật Thanh tra năm 2004 tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra

phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” [27, tr.2] So với các nguyên

tắc được quy định trong Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 thì các nguyên tắchoạt động thanh tra đã được thay đổi đáng kể Nguyên tắc “Không một cơquan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt độngthanh tra” không còn được quy định mà thay vào đó là nguyên tắc “khônglàm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượngthanh tra” Điều này xuất phát từ thực tiễn của hoạt động thanh tra cho thấy,khi tiến hành thanh tra d là dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kếhoạch hay thanh tra đột xuất, thì ít hay nhiều cũng thu hút sự chú ý của dưluận và ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng thanh tra và các đối tượng cóliên quan Khi tiến hành thanh tra một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào thìhoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó ít nhiều cũng bị ảnhhưởng Và có những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đến hoạt động bìnhthường của đối tượng thanh tra, gây tác động xấu đến tình hình sản xuất kinhdoanh hay hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị Do đó, Luật Thanh tra

Trang 30

2004 đã quy định nguyên tắc này, nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra khôngtác động xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, mà chỉ giúpcho cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra thấy được những sai sót, hạn chếtrong tổ chức và hoạt động của mình để có sự điều chỉnh cho ph hợp Bêncạnh đó, nguyên tắc đầu tiên cũng được sửa đổi cho ph hợp với thực tiễnquản lý nhà nước, do thanh tra là một chức năng của quản lý Đó là thay đổicụm từ “chỉ tuân theo pháp luật” bằng “phải tuân theo pháp luật” Nếu như

“chỉ tuân theo pháp luật” cho thấy pháp luật là thượng tôn, là kim chỉ nam và

là cơ sở cho mọi hoạt động thanh tra Mọi xem xét, đánh giá chỉ dựa vào cácquy định pháp luật, không tính đến các yếu tố xã hội khác như sự hợp lý, sự

ph hợp với tồn tại xã hội, với thực tế xã hội đầy biến động mà công tác quản

lý phải điều chỉnh hàng ngày Như vậy nếu “chỉ” tuân theo pháp luật sẽ khiếncho việc đánh giá bị hạn chế đi những nhân tố tích cực, ph hợp với đời sống

xã hội nhưng lại có thể chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc pháp luật điềuchỉnh nhưng đã lỗi thời, chưa kịp sửa đổi, bổ sung cho ph hợp Nguyên tắchoạt động “phải” tuân theo pháp luật mở đường cho sự đánh giá và ghi nhận

cả về sự hợp lý, ph hợp của các quyết định, hành vi của các cơ quan, tổ chức

và cá nhân là đối tượng thanh tra Do đó hoạt động thanh tra có ý nghĩa hơntrong việc giúp cho quản lý thực hiện tốt, hiệu quả vai trò quản lý

Bên cạnh Luật Thanh tra, các nguyên tắc còn được ghi nhận trong cácvăn bản hướng dẫn dưới Luật như: Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng

3 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Thanh tra, Điều 3 của Nghị định này quy định: “Hoạt động thanh tra tuân

theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức,

cá nhân là đối tượng thanh tra; Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định

Trang 31

viên, thành viên đoàn thanh tra phải tuân thủ quy định pháp luật về thanh tra

và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình” [5,

tr.1]

Luật Thanh tra năm 2010 tại Điều 7 quy định hoạt động thanh tra “tuân

theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”

[28, tr.10,11] Việc quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Luật Thanhtra là hết sức cần thiết, trên thực tế các nguyên tắc này không chỉ giúp chohoạt động thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minhbạch mà còn giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,nhất là doanh nghiệp không bị ảnh hướng đến hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa mình

Nguyên tắc tuân theo pháp luật là nguyên tắc quan trọng trước hếttrong hoạt động thanh tra Nguyên tắc này có cơ sở từ nguyên tắc pháp chế xã

hội chủ nghĩa Theo nguyên tắc này, “hoạt động thanh tra phải căn cứ vào qui

định của pháp luật Cơ quan, tổ chức tiến hành hoạt động thanh tra và bản thân người tiến hành hoạt động thanh tra phải thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình” [12, tr.25].

Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra được thể hiệntrước hết trong các hoạt động phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra,phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra cũng như việc ra kết luận, kiếnnghị, quyết định xử lý sau thanh tra… đều phải tuân theo các quy định củapháp luật

Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực cũng là nguyêntắc quan trọng của hoạt động thanh tra, bởi bất kỳ một số liệu, chứng cứ nào

Trang 32

trong kết luận thanh tra nếu không bảo đảm tính chính xác đều dẫn đến hậuquả xấu, thậm chí nghiêm trọng và sẽ dẫn đến việc nhìn nhận, đánh giá sai về

đối tượng, từ đó có những quyết định xử lý sai Vì thế, “việc bảo đảm chính

xác trong hoạt động thanh tra sẽ giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng tình hình, giúp cho cơ quan, tổ chức và người vi phạm nhận thấy rõ khuyết điểm của mình và giúp cho cơ quan tiến hành thanh tra có những quyết định xử lý đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” [12, tr.26].

Muốn đảm bảo tính chính xác trong hoạt động thanh tra, đòi hỏi cácchủ thể thanh tra khi tiến hành thanh tra phải quán triệt nguyên tắc trung thực,khách quan trong quá trình tác nghiệp Tính chính xác của hoạt động thanh trađòi hỏi các chủ thể khi tác nghiệp phải thu thập thông tin, chứng cứ đầy đủ,đúng quy định, nhưng có chọn lọc kỹ càng để loại bỏ những thông tin khôngchính xác, không cần thiết gây ảnh hưởng đến kết quả thanh tra

Tính khách quan trong trong hoạt động thanh tra nhằm bảo đảm phảnánh đúng sự thật, không thiên lệch và bóp méo sự thật Để đảm bảo tính kháchquan đòi hỏi chủ thể thanh tra khi tác nghiệp phải xuất phát từ thực tế cuộcsống, tôn trọng sự thật; phải xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trên quanđiểm lịch sử, cụ thể, biện chứng, logic

Nguyên tắc chính xác, khách quan, trung thực đòi hỏi các kết luận, kiếnnghị trong hoạt động thanh tra phải được minh chứng bằng những chứng cứkhách quan, trung thực Mọi kết luận, nhận định phải rõ ràng, có nguyên nhân

cụ thể, không được suy diễn chủ quan, thiếu căn cứ Tính chính xác, kháchquan, trung thực có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Có khách quanmới bảo đảm chính xác; có chính xác mới bảo đảm khách quan Có trung thựcmới bảo đảm chính xác, khách quan

Trang 33

Nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời cũng là nguyên tắc cơ bảntrong hoạt động thanh tra Tính công khai của hoạt động này thể hiện ở chỗ,nội dung thanh tra phải được thông báo đầy đủ để những người có tráchnhiệm và có liên quan biết nhằm khuyến khích sự tham gia của nhân dân và tổchức vào hoạt động này, góp phần đảm bảo tính chính xác Tính công khai làđòi hỏi tất yếu của hoạt động thanh tra Thông qua việc công khai, nhân dân

có điều kiện hơn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra, từ đó nângcao thêm tính chính xác, khách quan của hoạt động thanh tra

Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: công khai quyết địnhthanh tra về đối tượng; tiếp xúc công khai đối tượng; công khai kết luậnthanh tra… Tuỳ từng đối tượng, nội dung mà có hình thức công khai thíchhợp, có thể thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể trongphạm vi địa phương hoặc hẹp hơn là chỉ trong đơn vị có đối tượng thanhtra… Tuy nhiên, pháp luật cũng qui định có những thông tin phải giữ bí mật,hay nói cách khác là có những thông tin không thể công khai rộng rãi, nhất làkhi chưa có kết luận chính thức, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến

bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng hoặc cần giữ bí mật về người tố cáo đểbảo vệ họ…

Dân chủ trong hoạt động thanh tra cũng đòi hỏi phải được tôn trọng.Trong hoạt động thanh tra phải bảo đảm dân chủ như: thông báo, công bốquyết định thanh tra; đối tượng thanh tra có quyền giải trình…

Kịp thời trong hoạt động thành tra nhằm bảo đảm cho hoạt động thanhtra được tiến hành đúng thời hạn, xử lý kịp thời kết luận thanh tra…

Nguyên tắc không tr ng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gianthanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Đây là nguyên tắcmới được bổ sung vào Luật Thanh tra năm 2010, là một yêu cầu đòi hỏi từthực tiễn bất cập trong việc thực hiện Luật thanh tra năm 2004, khi có nhiều

Trang 34

hoạt động thanh tra bị tr ng lắp về đối tượng, thời gian, gây lãng phí nguồnlực và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công tác thanh tra.

Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượngthanh tra cũng là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra Khi tiến hànhhoạt động thanh tra, chủ thể thanh tra có những quyền hạn của mình để hoànthành nhiệm vụ được giao; ngược lại đối tượng thanh tra có những nghĩa vụphải tuân thủ như: báo cáo với chủ thể thanh tra, cung cấp những thông tin,tài liệu liên quan, chịu sự chất vấn của chủ thể thanh tra… Tuy vậy, chủ thểthanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tra phải tuân thủ quy định tại Điều 7Luật thanh tra 2010 là “không làm cản trở hoạt động bình thường của cơquan, tổ chức, cán nhân là đối tượng thanh tra” Để bảo đảm nguyên tắc này,Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Luật Thanh tra 2010 quy định các hành vi bịnghiêm cấm như sau:

“1 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

2 Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao” [28, tr.14].

1.2 Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra cấp huyện

1.2.1 Tổ chức của cơ quan thanh tra cấp huyện

Theo thứ bậc hành chính, cơ quan Thanh tra cấp huyện là tổ chức cơ sởtrong hệ thống các cơ quan Thanh tra nhà nước Thanh tra cấp huyện gồm cóThanh tra huyện, thanh tra quận, thanh tra thị xã, thanh tra thành phố thuộctỉnh, gọi chung là thanh tra huyện Luật Thanh tra năm 2010 quy định:

“1 Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước

về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham

Trang 35

nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2 Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.

3 Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh” [28, tr.33,34].

Như vậy, cơ quan thanh tra nhà nước cấp huyện hiện nay được xácđịnh là đơn vị của cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện Vì là một cơ quanchuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện nên quyền hạn của cơ quanthanh tra nhà nước cấp huyện có phần nào hạn chế, tính độc lập không cao

1.2.2 Hoạt động của cơ quan thanh tra cấp huyện

1.2.2.1 Về chức năng

Thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dâncấp huyện Thanh tra cấp huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủyban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyênmôn, nghiệp vụ của Thanh tra cấp tỉnh

Thanh tra cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dâncấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật

1.2.2.2 Về nhiệm vụ, quyền hạn

Trang 36

Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra cấp huyện được quy định cụ thể tạiLuật Thanh tra năm 2010, theo đó thanh tra cấp huyện có nhiệm vụ cụ thểnhư sau:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn, của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhândân cấp huyện

- Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhândân cấp huyện

- Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,

tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷban nhân dân cấp huyện

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hànhhoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanhtra

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra huyện

C ng với việc quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra cấphuyện, Luật Thanh tra năm 2010 cũng quy định khá cụ thể nhiệm vụ, quyềnhạn của Chánh Thanh tra cấp huyện Theo đó Chánh Thanh tra cấp huyện cónhiệm vụ, quyền hạn sau:

Trang 37

- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp huyện quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạchđó

- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật

- Đề nghị Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó

- Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm,

xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp huyện; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trongviệc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản

lý của cơ quan, tổ chức đó

- Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn

đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thìbáo cáo Chánh thanh tra tỉnh

- Lãnh đạo cơ quan Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật

- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra của Thanh tra huyện, hướng dẫn,kiểm tra hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan, đơn vị thuộc phạm viquản lý của Ủy ban nhân dân c ng cấp

- Kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ủy bannhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trang 38

- Hướng dẫn, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra

- Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh thanh tra tỉnh vềcông tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình

- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việcthực hiện pháp luật về thanh tra

1.3 Mối quan hệ giữa thanh tra cấp huyện với các cơ quan, tổ chức khác

1.3.1 Quan hệ giữa thanh tra cấp huyện với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trong quản lý hành chính nhà nước, thanh tra là một khâu không thểthiếu trong chu trình quản lý nhà nước Nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm củathủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Luật thanh tra năm 2010 quy định:

“Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung

là cấp tỉnh), Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình” [28, tr.11].

Điều đó cho thấy cơ quan thanh tra cấp huyện đặt dưới sự tổ chức, chỉđạo, điều hành của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, điều này không chỉ

Trang 39

tra luôn chịu sự tổ chức, chỉ đạo và điều hành của chủ tịch ủy ban nhân dâncấp huyện vì thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân

dân cấp huyện, “Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh” [28, tr.34].

Qua các quy định nói trên về tổ chức thanh tra nhà nước luôn tồn tạimột mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với thủ trưởng cơ quan c ng cấptrong tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra Mối quan hệ này không chỉthể hiện như sự phụ thuộc một chiều từ phía cơ quan thanh tra nhà nước vớithủ trưởng cơ quan c ng cấp, mà còn được thể hiện ở chiều ngược lại: Đó làtrách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với thanh tra, mà

cụ thể là có trách nhiệm “tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thờikết luận, kiến nghị thanh tra” và phê duyệt định hướng chương trình thanhtra, kế hoạch thanh tra

Mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra cấp huyện với Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện cũng giống như mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra trêncấp huyện với thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là mối quan hệ hai chiều,nhưng nghiêng về phía cơ quan thanh tra trong sự phụ thuộc về tổ chức vàhoạt động của cơ quan thanh tra cấp huyện với tư cách là cơ quan chuyênmôn của Ủy ban nhân dân cấp huyện Mối quan hệ này được thể hiện trongchức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra:

- Cơ quan thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhândân cấp huyện, nên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện, thể hiện trong chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra cấphuyện

- Chánh Thanh tra cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

bổ nhiệm

Trang 40

Từ sự phụ thuộc như vậy, thanh tra cấp huyện, đứng đầu là ChánhThanh tra chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân c ng cấp,chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân c ng cấptrong việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn thanh tra.

Do vậy, có thể khẳng định rằng, các quy định của pháp luật về tổ chức

và hoạt động của thanh tra chủ yếu thể hiện sự phụ thuộc của cơ quan thanhtra vào thủ trưởng cơ quan c ng cấp Đây cũng là một minh chứng cụ thể thểhiện một đặc trưng cơ bản trong hoạt động hành chính, đó là sự lãnh đạo toàndiện của thủ trưởng cơ quan hành chính đối với tất cả các lĩnh vực quản lýnhà nước thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước

1.3.2 Quan hệ của thanh tra cấp huyện trong hệ thống thanh tra nhà

nước

Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, các cơ quan Thanh travừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùngcấp, vừa chịu sự hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của cơ quanThanh tra cấp trên Thanh tra cấp huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và “chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn

nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh” (khoản 3 Điều 26 Luật Thanh tra năm 2010) [28, tr.34] Đồng thời định kỳ Thanh tra cấp huyện phải báo cáo

kết quả hoạt động thanh tra cho Thanh tra cấp tỉnh biết, theo dõi, chỉ đạo

Như vậy, cơ quan Thanh tra nhà nước cấp huyện trong hệ thống thanhtra nhà nước có mối quan hệ mật thiết với Thanh tra cấp tỉnh Đó là mối quan

hệ trực thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình hoạt động thanh tra

Chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra là nhiệm vụ thường xuyêncủa cơ quan Thanh tra cấp trên đối với cơ quan Thanh tra cấp dưới Thanh tra

Ngày đăng: 04/04/2019, 06:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (2015), Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc,vụ án tham nhũng
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2015
2. Chính phủ (2011), Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
3. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm2011 quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtThanh tra
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
4. Chính phủ (2012), Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
5. Chính phủ (2005), Nghị định số 41/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 41/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
6. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 64 ngày 23 tháng 11 năm 1945, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 64 ngày 23 tháng 11 năm 1945
Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm: 1945
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2016
10. Đảng bộ huyện Buôn Đôn (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Buôn Đôn khóa IV, trình Đại hội lần thứ V Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đăk Lăk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấphành Đảng bộ huyện Buôn Đôn khóa IV, trình Đại hội lần thứ V Đảng bộ huyện,nhiệm kỳ 2015 – 2020
Tác giả: Đảng bộ huyện Buôn Đôn
Năm: 2015
11. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 10
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
12. Học viện hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính
Tác giả: Học viện hành chính Quốc gia
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2011
14. Hội đồng bộ trưởng (1984), Nghị quyết số 26-HĐBT ngày 15 tháng 02 năm 1984 về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 26-HĐBT ngày 15 tháng02 năm 1984 về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanhtra
Tác giả: Hội đồng bộ trưởng
Năm: 1984
15. Linh Nga Niê Kdăm (2003), Luật tục các dân tộc bản địa Buôn Đôn với vấn đề môi trường, Tạp chí hoạt động khoa học, số 11/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tục các dân tộc bản địa Buôn Đôn với vấn đề môi trường
Tác giả: Linh Nga Niê Kdăm
Năm: 2003
16. Mai Văn Duẫn (2016), “Luật Tố cáo: Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22/2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Luật Tố cáo: Một số nội dung cần sửa đổi, bổsung”
Tác giả: Mai Văn Duẫn
Năm: 2016
17. Ngô Tiến Dũng (2003), Vườn Quốc gia Yok Đôn và các giá trị bảo tồn, Tạp chí hoạt động khoa học, số 11/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vườn Quốc gia Yok Đôn và các giá trị bảo tồn
Tác giả: Ngô Tiến Dũng
Năm: 2003
18. Nguyễn Nhƣ Ý (2008), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Nhƣ Ý
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
19. Nguyễn Thế Kỳ (1994), Từ điển pháp luật Anh – Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển pháp luật Anh – Việt
Tác giả: Nguyễn Thế Kỳ
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1994
20. Nguyễn Quốc Việt (1986), Thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ pháp lý phổ thông
Tác giả: Nguyễn Quốc Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản pháp lý
Năm: 1986
21. Nguyễn Tuấn Khanh (2010), “Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng chống tham nhũng” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Tác giả: Nguyễn Tuấn Khanh
Năm: 2010
w