Suy hô hấp trẻ sơ sinh
Trang 1SUY HÔ HẤP TRẺ SƠ SINH Mục tiêu học tập
1 Trình bày được các yếu tố nguy cơ của suy hô hấp sơ sinh 2 Nêu được 3 biểu hiện chính của suy hô hấp sơ sinh.
3 Trình bày được cách xử trí ban đầu và cách phòng suy hô hấp sơ sinh.
1 SỰ THÍCH NGHI VỀ HÔ HẤP CỦA TRẺ SƠ SINH VỚI MÔI TRƯỜNG BÊNNGOÀI - SINH LÝ BỆNH SUY HÔ HẤP SƠ SINH
Sau khi ra đời hệ hô hấp với phổi bắt đầu hoạt động biểu hiện nhịp thở đầu tiên; để duy trì hoạt động hô hấp cần tạo được dung tích dự trữ cơ năng bảo đảm sự trao đổi khí liên tục giữa các phế nang và các mao mạch, đồng thời sức căng bề mặt cần phá vỡ (nhờ Surfactant) để phế nang không bị xẹp Muốn cho sự trao đổi khí ở phổi tốt hệ tuần hoàn phải bảo đảm cung cấp đầy đủ chất lượng máu qua phổi, tạo sự thăng bằng giữa thông khí và tuần hoàn Sự thích nghi của phổi sơ sinh đòi hỏi phải có sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương (để duy trì động tác thở và điều hòa nhịp thở) cũng như cung cấp đủ năng lượng do chuyển hóa cơ thể để đảm bảo các chức năng hô hấp và tuần hoàn
Suy hô hấp sơ sinh biểu hiện sự thích nghi của phổi hoặc các cơ quan khác không được hoàn chỉnh vì bệnh lý; trẻ sơ sinh không tự cung cấp được dưỡng khí bằng 2 phổi của mình Ngay sau sinh hoặc sau một thời gian vài giờ đến vài ngày trẻ sơ sinh có thể xuất hiện suy hô hấp khi có bất kỳ một thương tổn nào của các cơ quan có liên quan; đó là hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, chuyển hóa
2 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SUY HÔ HẤP SƠ SINH
+ Mẹ bị thiếu oxy, bị xuất huyết.
+ Mẹ dùng một số thuốc trong quá trình mang thai và sinh đẻ: an thần, gây mê, giảm đau, oxytocin, dịch nhược trương.
+ Ối lẫn phân su.
+ Sinh can thiệp forceps, giác hút, mổ đẻ, đẻ có chấn thương + Trẻ song thai thứ 2 (thường xảy ra đối với thai thứ 2).
+ Suy thai (giảm nhịp, nhịp chậm, giảm dao động nội tại tim thai, một số chỉ số sinh lý khác thấp), ngạt.
2.3 Sau đẻ
- Đẻ non, nhẹ cân so với tuổi, già tháng - Hạ thân nhiệt do không được giữ ấm.
- Tăng thân nhiệt (do bọc trẻ quá kỹ, hoặc là dấu hiệu của nhiễm trùng) - Chậm cho bú (nguy cơ hạ đường huyết).
Trang 23 CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG
3.1 Ba dấu hiệu chính của suy hô hấp sơ sinh
3.1.1.Tím tái và co mạch:
Tình trạng tím tái là dấu hiệu của không bão hoà hemoglobin, có thể:
- Khu trú (môi, đầu chi) hay toàn thân.
- Kín đáo hay rõ ràng - Liên tục hay thoáng qua.
- Da tái có thể thấy khi trẻ có tình trạng co mạch do tác động của tăng PaCO2 hoặc nhiễm toan nặng.
3.1.2 Rối loạn nhịp thở
- Thở nhanh > 60 lần / phút.
- Thở chậm < 30 lần / phút ( thường xuất hiện khi bị tắc nghẽn đường thở hay khi trẻ ở giai đoạn kiệt sức).
- Thở không đều, có cơn ngưng thở ≤15 giây và tái diễn, hoặc thở nấc - Ngừng thở: có cơn ngưng thở >15 giây
3.1.3 Dấu thở gắng sức:
Biểu hiện qua các dấu hiệu: Di động ngực bụng không đồng bộ, cánh mũi phập phồng, rút lõm hõm ức, co kéo liên sườn, tiếng rên.
3.2 Những dấu hiệu bất thường kèm theo
- Nghe phổi rì rào phế nang kém, thông khí phổi giảm và giảm di động lồng ngực - Có ran
- Huyết áp giảm, thời gian vi tuần hoàn tăng - Giảm trương lực cơ, giảm vận động.
4 PHÂN LOẠI SUY HÔ HẤP VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ4.1 Phân loại suy hô hấp
Trẻ sơ sinh được phân loại có suy hô hấp khi có bất kỳ biểu hiện nào trong 3 dấu hiệu chính: Tím tái, Rối loạn nhịp thở, Dấu hiệu thở gắng sức.
4.2 Đánh giá mức độ suy hô hấp: Tổng số điểm: - Bình thường: 0 điểm - Suy hô hấp nhẹ: ≤ 3 điểm - Suy hô hấp vừa: 4 - 6 điểm - Suy hô hấp nặng: > 6 điểm
5 XỬ TRÍ BAN ĐẦU SUY HÔ HẤP SƠ SINH5.1 Cấp cứu ban đầu
- Tư thế trẻ: Đặt trẻ ở tư thế nằm ngữa cổ thích hợp để đường thở không bị lưỡi hoặc hàm làm cản trở.
- Hút miệng-mũi: Hút sạch dịch, đầu tiên hút ở miệng rồi hút mũi - Kích thích thở: Xoa nhẹ nhàng da vùng lưng và lòng bàn chân.
- Hô hấp hỗ trợ: Cho trẻ thở oxy qua ống thông mũi khi trẻ còn tự thở nhưng không hiệu quả hoặc bóp bóng qua mặt nạ (hay nội khí quản) khi ngưng thở.
5.2 Chuyển gấp đi bệnh viện và bảo đảm nguyên tắc chuyển an toàn trên đường đi (giữ thân
nhiệt trẻ ở mức bình thường và phòng hạ đường huyết) đồng thời với thông khí hỗ trợ.
Trang 36 PHÒNG SUY HÔ HẤP SƠ SINH6.1 Đối với mẹ
- Trước đẻ
+ Hướng dẫn cho sản phụ biết chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng.
+ Giáo dục vệ sinh thai nghén và quản lý thai nghén; đặc biệt các sản phụ có nguy cơ cao.
+ Phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, ngạt chu sinh
- Trong đẻ
+ Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chỉ định quá mức dịch nhược trương và oxytocin.
+ Giúp mẹ thở tốt khi chuyển dạ, hạn chế xuất huyết.
+ Tránh kẹp rốn muộn và đảm bảo giữ trẻ ở vị trí ngang với tử cung cho đến khi kẹp dây rốn.
+ Nếu có thuốc, có thể cho người phụ nữ có nguy cơ đẻ non sử dụng Corticosteroids trước khi thai 32 tuần tuổi.
6.2 Đối với trẻ
- Bảo đảm chăm sóc và nuôi dưỡng:
+ Hút sạch dịch hầu họng cẩn thận trước khi nhịp thở đầu tiên bắt đầu.
+ Trẻ được lau khô, giữ ấm, bảo đảm thân nhiệt ổn định ngay sau đẻ + Trẻ được cho bú mẹ sớm.
+ Bảo đảm khâu vô trùng, đặc biệt tại bệnh viện.
- Bảo đảm theo dõi: để kịp thời phát hiện biểu hiện suy hô hấp + Những trẻ có nguy cơ cao đều được theo dõi sát ngay sau đẻ
+ Tất cả trẻ sơ sinh cần được khám đầy đủ và chi tiết trong vòng 96 giờ đầu sau đẻ.