ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ BIỂN VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LITPACK DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG XÓI LỞ BỜ BIỂN THUẬN AN HÒA DUÂN KHI CÓ CÔNG TRÌNH SAU 01 NĂM, 05 NĂM VÀ 10 NĂM

42 94 0
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ BIỂN VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LITPACK DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG XÓI LỞ BỜ BIỂN THUẬN AN  HÒA DUÂN KHI CÓ CÔNG TRÌNH SAU 01 NĂM, 05 NĂM VÀ 10 NĂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua kết quả nghiên cứu dự báo biến động đường bờ biển Thuận An Hòa Duân sau khi có giải pháp công trình chỉnh trị cho thấy rõ ràng hiệu quả của hệ thống công trình mà nhờ đó, đường bờ biển trọng điểm xói lở Thuận An Hòa Duân trước đây nay đã được bồi lấn ra biển với tốc độ trung bình là 10 mnăm. Phần đoạn bờ còn lại được giữ ổn định và xảy ra hiện tượng bồi, xói nhẹ. Việc sử dụng mô hình LITPACK là rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu dự báo biến động bờ biển và nghiên cứu, quy hoạch các giải pháp công trình bảo vệ bờ biển không chỉ cho Thuận An Hòa Duân mà đối với các vùng bờ biển khác ở nước ta.

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ BIỂN VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LITPACK DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG XÓI LỞ BỜ BIỂN THUẬN AN - HÒA DUÂN KHI CÓ CÔNG TRÌNH SAU 01 NĂM, 05 NĂM VÀ 10 NĂM 5.1 Phân tích cơ chế diễn biến xói lở, bồi tụ bờ biển Trên cơ sở các kết quả phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên và biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân từ số liệu lịch sử về đo đạc, khảo sát cũng như kết quả nghiên cứu, dự báo trên mô hình toán cho thấy diễn biến bờ biển khu vực nghiên cứu theo những cơ chế sau: 5.1.1 Các cơ chế xói lở bờ biển: - Sạt lờ bờ do sóng xiên góc với bờ gây ra dòng chảy ven bờ do sóng với vận tốc khá lớn (đặc biệt là trong gió mùa Đông Bắc lớn nhất vaanj toocs dongf ven có thể đạt tới 1,4 m/s) gây vận chuyển mạnh, hạ thấp mặt bãi tạo ra các rãnh đào sát chân gây xói lở bờ Bùn cát bị xói được vận chuyển theo phương song song với bờ và được bồi tụ ở khu vực lân cận, thích hợp tạo ra sự mất cân bằng bùn cát của khu vực ( hình 5.1) Hình 5.1 Sạt lở Eo Bầu do sóng tác dụng xiên góc với đường bờ - Sạt lở bờ do sóng tác dụng vuông góc vuông góc với bờ vào thời kỳ mực nước cao tạo ra bờ dốc đứng có dạng lõm vào (xem hình 5.2) Bùn cát bị mang ra 1 biển theo phương vuông góc với bờ để rồi bồi tụ ở một vị trí nào đó cách bờ (khoảng 300 m ÷ 500 m) Hình 5.2 Sóng vỗ vào bờ theo phương vuông góc với bờ vào kỳ mực nước cao tạo ra bờ có dạng bậc dốc - Sạt lờ bờ do sóng đập vào đỉnh bờ ở thời kỳ mực nước cao tạo ra mặt bãi thoải, không có bậc - Sạt lở bờ do dòng lũ lớn từ bên trong chọc thủng bờ cát mỏng, thấp và phía ngoài biển đang bị xói (ví dụ như lũ 11/1999 chọc thủng bờ biển xói Hòa Duânhình 5.3) 2 Hình 5.3 Không ảnh -Bờ biển Hòa Duân bị lũ 11/1999 chọc thủng 5.1.2 Các cơ chế bồi tụ: - Bồi tụ song song với bờ cách bờ 300 m ÷ 500 m: các bồi tụ được hình thành cách bờ trong khoảng từ 300 m ÷ 500 m, được tạo ra từ sản phẩm xói lở bờ được sóng tác dụng theo phương vuông góc với bờ mang ra Nơi nào bờ bị sạt lở càng mạnh thì ở vị trí tương ứng phía ngoài, khối bồi tụ ngày càng lớn Điều này thấy rất rõ trong hình 3.4 và hình 3.5 chương III khi phân tích bồi xói bờ biển khu vực năm 1999 ÷ 2000 ÷ 2002 - Bồi tụ tạo ra do vận chuyển của dòng bùn cát ven bờ tạo ra sự tồn tại của mũi tên cát tại cửa Thuận An (hình 5.4 và hình 5.6) như minh chứng cho xu thế thịnh hành của chuyển động bùn cát ven bờ theo hướng từ Nam lên Bắc (Như được nêu trong mục 4.1.3.1) - Bồi tụ vuông góc với bờ: được tạo ra khi bùn cát chuyển động dọc bờ gặp chướng ngại vật nhân tạo hay tự nhiên chặn lại (hoặc nơi bờ biển chuyển hướng) hình thành bồi tụ theo đường viền vuông với bờ Hiện tượng này thấy rõ ở khối bồi lắng ở khu nhà nghỉ Bộ Công an và khu vực Bắc thôn 2 Hải Dương khi bờ biển chuyển hướng 3 Hình 5.4 Sự tồn tại của “Mũi tên cát cửa Thuận An” kéo dài từ bờ Nam lên bờ Bắc là minh chứng cho xu thế vận vận chuyển bùn cat dọc bờ 5.1.3 Nhận xét chung: Trong vùng nghiên cứu tồn tại nhiều cơ chế bồi xói: + Cơ chế xói lờ bờ do sóng tác dụng vuông và xiên góc với bờ + Cơ chế bồi được tạo ra chủ yếu cũng do sự tương tác của sóng đối với đường bờ, tương tự với cơ chế xói nhưng với phương thức ngược lại - Để chống xói lở cho vùng bờ biển Thuận An - Hòa Duân, cần có cả biện pháp chống lại sóng tác dụng theo cả 2 phương: song song với bờ và cả sóng tác dụng vuông góc với bờ - Đối với cơ chế lũ “tập hậu”, cơ chế đột xuất xảy ra nhưng gây thiệt hại lớn, cần có giải pháp tổng hợp kết hợp giữa điều tiết tích nước thượng nguồn và tăng khả năng thoát lũ hạ lưu 5.2 Phân tích các yếu tố tác động đến quá trình diễn biến xói lở bờ biển Thuận An- Hòa Duân: 5.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố nội sinh: Hiện nay, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang ở giai đoạn trưởng thành chuyển sang giai đoạn suy tàn mà hệ quả của nó là suy giảm khả năng chứa lũ của đầm phá, cần phải mở ra cửa biển, một là để thoát nước khi có lũ, hai là để “hồi 4 xuân” hệ đầm phá Tuy nhiên, quá trình tiến hóa địa chất này xảy ra trong một khoảng thời gian dài, ảnh hưởng này là có song không đáng kể 5.2.2 Ảnh hưởng của sóng biển: Qua phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, quá trình diễn biến và cơ chế xói lở bờ biển cho thấy sóng là yếu tố động lực thống trị và là nguyên nhân cơ bản, thường xuyên gây ra xói lở bờ biển do việc tạo ra các dòng chảy theo hướng song song, vuông góc với bờ hoặc vỗ trực tiếp vào bờ gây xói lở Các thời kỳ xói lở mạnh xảy ra chủ yếu trong vụ gió Đông Bắc và trong bão Bãi tắm Thuận An( khu vực1) và khu vực 3 là vùng hội tụ của các tia sóng ( Hình 5.5) nhất là với các hướng sóng Đông Bắc (NE) và Đông (E) nên bị xói lở mạnh Hình 5.5 Ảnh chụp trường sóng hội tụ khu vực bờ biển Thuận An 5.2.3 Ảnh hưởng của dòng chảy biển và dòng chảy ven bờ: - Dòng chảy khu vực vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu vịnh bắc Bộ vừa mang tính địa phương Hệ thống dòng chảy sát bờ gồm: + Dòng triều: có tính bán nhật không đều và toàn nhật không đều, riêng khu vực cửa Thuận An là bán nhật triều đều, tốc độ khá mạnh, có thể đạt tới 25 ÷ 30 cm/s ở vùng nước có độ sâu 10 m ÷ 15 m và giảm dần ra ngoài khơi 5 + Dòng chảy ven bờ do sóng giữ vai trò chính tạo ra sự vận chuyển bùn cát dọc bờ trong đới sóng vỡ và có ảnh hưởng khá ổn định dọc theo bờ Do đặc điểm phân bố chế độ sóng trong năm và sự tạo bởi đường bờ với hướng Bắc một góc -35 o mà dòng chảy ven bờ do sóng có hướng thịnh hành từ Nam lên Bắc (điều này cũng được phản ánh và phù hợp với hướng thịnh hành của vận chuyển bùn cát dọc bờ) 5.2.4 Ảnh hưởng của dòng chảy lũ: - Lũ bình thường không thể hiện đáng kể đến những diễn biến lớn của vùng bờ biển Thuận An - Hòa Duân, chỉ khi xảy ra lũ lớn (như lũ 11/1999) và nhất là khi lũ gặp bão lớn (như cơn bão 10/1997) thì mới gây ra những diễn biến xói lở đột biến (như việc lũ 11/1999 đã phá ra, mở thêm 03 cửa biển mới Có thể nói, trong việc mở cửa biển, điều kiện cần là sạt lở bờ biển phía ngoài, điều kiện đủ là lũ lớn ở bên trong 5.2.5 Ảnh hưởng của các công trình đã và đang xây dựng trong khu vực: a) Đập ngăn mặn cửa Thuận An: Để khống chế việc xâm nhập mặn bất lợi qua cửa Thuận An, thời thuộc Pháp (năm 1928), một dự án mang tên Yalette ra đời, xây một đập đá hình vòng cung phía trong cửa Thuận An ( hình 5.6) Công trình vừa mới thực hiện xong thì tháng 10/1928, một cơn bão lớn làm bật tung con đê chắn ấy Năm 1930, một đập phá dài 2.000 m ngăn mặn cửa Thuận An lại được xây dựng, nhưng đến trong lũ 1953 (23/9/1953), đập bị phá vỡ hoàn toàn và tạo ra một lạch sâu đến 21 m đẩy cửa lấn về phía Bắc Từ 1953 trở đi, cửa Thuận An không có thay đổi mấy và phát triển ổn định Cho đến nay, vẫn còn dấu vết của công trình đó bằng hai đoạn gốc là đá đổ phía Thuận An và phía Hải Dương Cửa Thuận An rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong việc thoát lũ của sông Hương và trao đổi nước giữa vùng đầm phá và biển, không thể bịt lại một cách cưỡng chế 6 Hình 5.6 Đập ngăn mặn cửa Thuận An - dự án mang Yalette năm 1928 b) Nạo vét và chỉnh trị cửa Thuận An: Cảng Thuận An hiện nay, ngày xưa là cảng Tân Mỹ được xây dựng vào khoảng 1965 - 1966, phục vụ các tàu quân sự của Mỹ Ngày nay, cảng Thuận An là cảng nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam, được đầu tư mở rộng và được nâng cấp cho tàu 2.000 DWT với chiều sâu chạy tàu 6 m ra vào cảng qua cửa biển Thuận An Do bar chắn cửa lớn, hạn chế độ sâu dòng chảy, từ đầu những năm 80 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu để cải thiện điều kiện chạy tàu, hàng năm vẫn phải tốn kém gần 01 tỷ đồng cho việc nạo vét thông luồng hàng năm, nạo vét xong, luồng tàu lại nhanh chóng bị bồi lấp trở lại do dòng bùn cát dọc bờ dưới tác động của sóng do gió Vào năm 1969, để hạn chế dòng bùn cát từ phía Nam đi vào luồng tàu cửa Thuận An, quân đội Mỹ đã cho xây dựng một đê ngăn cát dài khoảng 70 m ở cách Thuận An 150 m về phía Nam Đê có kết cấu bằng cừ bản thép hình chữ H Đê có tác dụng tốt hơn trong việc duy trì độ sâu luồng lạch và bảo vệ bờ biển vùng sân bay Thuận An cũng như hạn chế mức độ xói lở ở khu vực bãi tắm thuận An & Hòa Duân Nhưng vào khoảng 1979 - 1980, đê ngăn cát nay bị hỏng do rỉ sét và nhân dân địa phương khai thác để lấy phế liệu Sau đó, tình trạng bồi lấp cửa Thuận An và xói lở bờ biển vùng lân cận lại xấu đi và tạo nên tình thế như bây giờ c) Công trình chống sạt lở vùng Eo Bầu: 7 Trong tháng 1-1997, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, bờ biển tại Eo Bầu đã bị xói lở sâu vào bờ từ 10 ÷ 15 m, có nơi chỉ còn cách đường 68 khoảng 20 m và cách bờ phá Đông khoảng 50 m Nếu sóng to và lũ tràn bờ, khả năng xói vỡ bờ để tạo thành cửa mới là không tránh khỏi Phương pháp ứng cứu được thực thi là: - Mở rộng, tôn cao phái bờ phá Đông trên chiều dài 300 m với khối lượng 26.000 m3 - Xây dựng hệ thống 05 mỏ hàn, mỗi mỏ dài 60 m bảo vệ 300 m bờ ở đoạn bị thắt hẹp dể hạn chế sự bào mòn do dòng ven Tuy niên chỉ sau một mùa sóng gió, 01 mỏ hàn bị xóa sổ, 04 mỏ hàn bị cắt đứt gốc, chỉ còn lại 20 m phía mũi Hiệu quả của công trình rất hạn chế( Hình 5.7) Hình 5.7 Mỏ hàn Eo Bầu xây dựng năm 1997 bị cắt gốc d) Đập khóa cửa Hòa Duân: Ngày 2/11/1999, cửa Hòa Duân mở Đến 30/7/2000, Bộ GTVT khởi công xây dựng đập khóa cửa Hòa Duân để đáp ứng nhu cầu gu\iao thông trên quốc lộ 49B và thực tế đã đóng lại cửa biển mới này mặc dù có trục trặc đôi chút khi đang thi công gặp cơn bão 22/8/2000 Do tác động của đập khóa cửa Hòa Duân, phía ngoài biển được bồi lấp dần nhưng vị trí của đập nằm lùi vào phía trong, cách bờ biển cũ 350 m Vì vậy, đồng thời với việc thu hút bùn cát vào vùng bờ lõm là việc sạt lở gia tăng ở bãi tắm 8 Thuận An thậm chí cả Hải Dương do thiếu hụt bùn cát chuyển động dọc bờ, nhà nghỉ Bộ Công an đã bị moi sập vào 11/2000( xem các hình 5.8 ÷ hình 5.10) Hình 5.8 Xói lở đường bờ biển Thuận An- Hòa Duân 2000-2001 với vị trí của đập Hòa Duân nằm lùi vào phía trong, cách bờ biển cũ 350 m Hình 5.9 Thi công đặp đập Hòa Duân năm 2000 9 Hình 5.10 Xói lở bờ biển khu nhà nghỉ Công An năm 2002 e) Hệ thống công trình Stabiplage: Hiện nay ở khu vực bờ biển Thuận An- Hòa Duân đang được bảo vệ băng hệ thống mỏ hàn kè mềm Stabiplage ( hình 5.11) do Ts Cao thị lụa - Trung Tâm kỹ thuật tư vấn –Cục PCLB&QL Đê điều thiết kế và các chuyên gia của Pháp thi công xây dựng theo công nghệ của Pháp Hệ thống công trình bao gồm: - 6 mỏ hàn, mỗi mỏ dài.50.m; khoảng cách giữa các mỏ là 75m.Gốc mỏ được nối tiếp với đường bờ cao để bảo đảm ổn định, phía trên là các phên tre và cây chắn cát bay - Bên ngoài mỗi mỏ hàn được bọc bằng lớp vải dệt từ loại vật liệu đặc biệt có cường độ chịu lực kéo, cắt cao deo dai và tuổi thọ cao trong môi trường nước biển Hệ thống công trình đã được xây dựng nhanh chóng và hoàn thành năm 2007 và hiện đang phát huy tác dụng Tuy nhiên qua thời gian gần 1 năm công trình cũng đã bộc lộ 1 vài nhược điểm: Thứ nhất là sự hạn chế về chiều dài của các mỏ hàn ( không vươn sâu được vào vùng sóng đổ) nên hiệu quả ngăn chuyển động của bùn cát theo phương dọc bờ và gây bồi lấp còn hạn chế, bên cạnh đó là sự phối hợp khoảng cách giữa các mỏ hàn một cách tương đối so với chiều dài mỏ; thứ hai là đến nay phần đầu mỏ hàn bị lún nhiều do bị dòng ven moi chân ( Hình 5.11) làm giảm dần hiệu quả ngăn cát; Thứ 3 là hệ thống mỏ mới chỉ ngăn cát theo phương dọc bờ, mà theo như phân tích ở trên mục 5.1 và 5.2 nêu trên thì đối với vùng biển 10 b Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo phương án PA 2 được trình bày trên hình 5.22 Hình 5.22 Biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 2 Từ mô phỏng diễn biến đường bờ trên hình 5.22 cho thấy nhờ tác dụng của mỏ hàn mới mà mức độ điều chỉnh đường bờ được tốt hơn (phạm vi xói trước kia giữa jetty và mỏ hàn thứ hai bị thu hẹp lại và nông hơn) Tuy nhiên, qua đó nhận thức được rằng theo như phân tích về nguyên nhân, cơ chế gây sạt lở (nêu trên mục 5.1 và mục 5.2) thấy cần phải bổ sung thêm các công trình đê chắn sóng song song với bờ 28 c Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo các phương án PA 3, PA 4, PA 5 và PA 6: là các phương án được xây dựng trên cơ sở trên cơ sở các phương án PA 1 và PA 2 nhưng có bố trí thêm các đê chắn sóng song song với bờ chặn sóng và dòng chảy theo phương vuông góc Hiệu quả của các đê chắn sóng song song với bờ được nhận thấy rất rõ ràng lần lượt trên các hình từ 5.23 đến 5.26 Hình 5.23 Biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 3 29 Hình 5.24 Biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 4 30 Hình 5.25 Biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 5 31 Hình 5.26 Biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 6 Từ các kết quả trên các hình từ 5.23 đến 5.26 đã chứng minh cho việc nhận định về diễn biến xói lở bờ biển Thuận An - Hòa Duân chịu tác động đồng thời của sóng và dòng chảy theo hai phương vuông góc và song song với bờ Các kết quả trên cũng chỉ ra rằng trên toàn chiều dài bờ biển, về cơ bản đã được bảo vệ tuy nhiên vẫn còn những khu vực xói lớn và bồi lớn Như vậy, phát hiện ra một điều chưa phù hợp về chiều dài của các mỏ hàn (L = 300 m nhô ra kể từ mép nước) là lớn ngăn bùn cát nhiều ở phía trước nên có thể giảm bớt chiều dài để phân phối lại cân bằng bùn cát có nghĩa là phân bố lại lượng bồi, xói 32 d Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo phương án PA 7: Ở phương án này, chiều dài các mỏ hàn ngang được rút bớt đi 200 m (có nghĩa là chiều dài mỗi mỏ hàn chỉ còn 100 m) Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ của phương án PA 7 sau 10 năm (2006 ÷ 2016) được thể hiện trên hình 5.27 Hình 5.27 Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016 )theo kịch bản công trình PA 7 Từ hình 5.27 nhận thấy nhờ tác dụng của hệ thống công trình, đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân trong phạm vi 8.500 m (kể từ cửa sông) bao gồm các trọng điểm xói lở trước đây (khu bãi tắm Thuận An - Hòa Duân) được gây bồi tuyệt đối Tuy nhiên, dọc theo bờ biển từ vị trí 8.600 m đến vị trí 9.800 m là bị xói lở khá lớn 33 e Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo phương án PA 8: Trong phương án này, việc nghiên cứu biến động đường bờ được xem xét trên cơ sở phương án PA 7 và đưa thêm vào hệ thống công trình Stabiplage hiện đang có trong khu vực Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ sau 10 năm (2006 ÷ 2016) của phương án PA 8 được trình bày trên hình 5.28 Hình 5.28 Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 8 Từ hình 5.28 nhận thấy trong trường hợp có hệ thống công trình theo PA 7 thì ở phương án PA 8 khi đưa và hệ thống mỏ hàn mềm Stabiplage thì biến động đường bờ hầu như không có thay đổi 34 Vấn đề đặt ra là cần phải tiếp tục có giải pháp để bảo vệ đoạn xói phía trước (như cũng đã nêu trong PA 7) f Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo phương án PA 9: Ở phương án này, bổ sung thêm hệ thống 04 mỏ hàn mềm Stabiplage vào khu vực xói (theo kịch bản PA 9) Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ sau 10 năm (2006 ÷ 2016) được trình bày trên hình 5.29 Hình 5.29 Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 9 Phân tích kết quả cho thấy nhìn chung, hệ thống mỏ hàn mềm bổ sung đã phát huy tác dụng, đường bờ biển được điều chỉnh lại tương đối hợp lý Tuy nhiên, giữa 02 mỏ hàn mềm Stabiplage 3 và 4 hình thành một khu vực tại đó đường bờ bị xói rất sâu vào Cần có giải pháp kè bờ cho đoạn này 35 g Kết quả nghiên cứu biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo phương án PA 10: Phương án này nhằm khắc phụ thiếu sót của phương án PA 9 bằng cách bổ sung đoạn kè bờ giữa 02 mỏ hàn mềm Stabiplage 3 và 4 Kết quả mô phỏng biến động đường bờ biển sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo phương án PA 10 được trình bày trên hình 5.30 Hình 5.30 Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) theo kịch bản công trình PA 10 36 Kết quả mô phỏng trên hình 5.30 cho thấy nhờ tác dụng của hệ thống công trình PA 10, đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân được điều chỉnh lại một cách khá hợp lý Các khu vực xói lở trọng điểm trước kia được bảo vệ an toàn (tại đây, đường bờ được bồi ra) Tại các vùng lân cận khác xuất hiện một vài đoạn xói nhẹ Tóm tại, qua nghiên cứu các giải pháp công trình chỉnh trị bảo vệ bờ biển Thuận An - Hòa Duân đã đề xuất được phương án chỉnh trị tổng thể bảo vệ bờ biển khu vực này khá hợp lý là phương án công trình PA 10 Hệ thống công trình gồm có: - 01 đê ngăn cát, giảm sóng chỉnh trị, ổn định cửa và luồng Thuận An (jetty) dài L = 700 m (hiện đang được xây dựng bước 1 với chiều dài 350 m) - 03 mỏ hàn vuông góc với bờ có chiều dài mỗi mỏ L = 100 m, khoảng cách giữa các mỏ là 1.120 m - 03 đê chắn sóng song song với bờ chiều dài mỗi đê là L = 500 m và bố trí cách bờ 300 m - Hệ thống mỏ hàm mềm Stabiplage gồm: + Hệ thống mỏ hàn hiện có + Hệ thống mới bổ sung 04 mỏ, khoảng cách giữa các mỏ mới là 200 m Chiều dài các mỏ hàn Stabiplage L = 50 m - Kè bảo vệ bờ: + 100 m khu vực bờ biển cửa Thuận An + 20 m khu vực giữa 02 mỏ hàm mềm Stabiplage 3 và 4 Sơ đồ bố trí được trình bày trên hình 5.30 5.4.4 Dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân với giải pháp công trình chỉnh trị tổng thể đề xuất (PA 10): a Các thông số đầu vào cho tính toán dự báo: - Đường bờ biển ban đầu (10/2006) có chiều dài 12.150 m - Hệ thống công trình chỉnh trị tổng thể bảo vệ bờ biển Thuận An - Hòa Duân với các hạng mục công trình và quy mô, kích thước công trình của từng hạng mục được nêu trong kịch bản công trình PA 10 (trình bày chi tiết ở bảng 5.1 và mục 5.4.3) - Kịch bản tính sóng cho 01 năm, 05 năm và 10 năm lấy theo các bảng từ 4.8 đến 4.10 (chương IV) b Kết quả tính toán, dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân được trình bày trên các hình từ 5.31 đến 5.34: 37 Hình 5.31 Kết quả dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 01 năm (2006 ÷ 2007) khi có giải pháp công trình chỉnh trị tổng thể đề xuất PA 10 38 Hình 5.32 Kết quả dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 05 năm (2006 ÷ 2011) khi có giải pháp công trình chỉnh trị tổng thể đề xuất PA 10 39 Hình 5.33 Kết quả dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 10 năm (2006 ÷ 2016) khi có giải pháp công trình chỉnh trị tổng thể đề xuất PA 10 40 Hình 5.34 Kết quả dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 01, 05 năm và 10 năm khi có giải pháp công trình chỉnh trị tổng thể đề xuất PA 10 41 Qua phân tích kết quả tính toán, dự báo biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân với hệ thống công trình chỉnh trị đề xuất nhận thấy rằng: - Phản ứng của hệ thống công trình chỉnh trị đối với việc biến động đường bờ được thể hiện rất rõ qua các khoảng thời gian mô phỏng: + Sau 01 năm, nhờ tác dụng của hệ thống công trình chỉnh trị đã tạo ra xu thế bồi lấn biển cho toàn dải dường bờ khu vực nghiên cứu (hình 5.31 và hình 5.34) Tuy nhiên, tại khu vực gần cửa sông, trong phạm vi giữa đê chắn sóng bờ Nam cửa Thuận An (jetty) và mỏ hàn (dài 100 m), 03 bờ biển bị xói cục bộ + Sau 05 năm và 10 năm, do tác dụng ngăn dòng bùn cát thịnh hành của các mỏ hàn, đặc biệt là jetty, đường bờ biển tại đây được bồi lấn tiếp ra biển, khu vực xói bị biến mất; toàn dải bờ biển Thuận An - Hòa Duân (trên chiều dài 8.500 m) trước đây vốn luôn là trọng điểm xói lở đã được bảo vệ hoàn toàn trở thành bờ biển bồi với tốc độ lấn ra biển trung bình là 10 m/năm và nới lớn nhất (đoạn cửa sông) là 40 m ÷ 45 m/năm - Trên toàn dải bờ biển khu vực nghiên cứu trên chiều dài 12.150 m, theo kết quả nghiên cứu dự báo biến động đường bờ với giải pháp công trình chỉnh trị đề xuất có thể chia ra 02 đoạn: + Đoạn 1: có chiều dài từ 8.400 m ÷ 8.500 m (kể từ cửa sông là đoạn diễn biến bờ biển có biến động mạnh, xu thế lấn ra biển theo thời gian với tốc độ bồi ra trung bình vào khoảng 10 m/năm - theo kết quả tính toán dự báo trong 10 năm) + Đoạn 2: là đoạn còn lại Trên đoạn này, nhờ hệ thống công trình chỉnh trị đường bờ nhìn chung là được giữ ổn định, xuất hiện những khu vực xói nhẹ và bồi nhẹ Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu dự báo biến động đường bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau khi có giải pháp công trình chỉnh trị cho thấy rõ ràng hiệu quả của hệ thống công trình mà nhờ đó, đường bờ biển trọng điểm xói lở Thuận An - Hòa Duân trước đây nay đã được bồi lấn ra biển với tốc độ trung bình là 10 m/năm Phần đoạn bờ còn lại được giữ ổn định và xảy ra hiện tượng bồi, xói nhẹ - Việc sử dụng mô hình LITPACK là rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu dự báo biến động bờ biển và nghiên cứu, quy hoạch các giải pháp công trình bảo vệ bờ biển không chỉ cho Thuận An - Hòa Duân mà đối với các vùng bờ biển khác ở nước ta 42 ... xuất giải pháp cơng trình bảo vệ bờ biển Thuận An - Hòa Duân dự báo diễn biến bờ biển có cơng trình chỉnh trị sau 01 năm, 05 năm 10 năm: 5.4.1 Các kịch tính tốn: - Đường bờ biển ban đầu (10/ 2006)... Thuận An - Hịa Dn sau 10 năm (2006 ÷ 2016 ) có giải pháp cơng trình chỉnh trị tổng thể đề xuất PA 10 40 Hình 5.34 Kết dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 01, 05 năm 10 năm có giải pháp. .. PA 10 38 Hình 5.32 Kết dự báo biến động bờ biển Thuận An - Hòa Duân sau 05 năm (2006 ÷ 2011 ) có giải pháp cơng trình chỉnh trị tổng thể đề xuất PA 10 39 Hình 5.33 Kết dự báo biến động bờ biển Thuận

Ngày đăng: 01/04/2019, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan