1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ đề thi cuối năm môn Tiếng Việt lớp 1

23 417 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Các đề thi hết học kỳ II theo chương trình SGK được các giáo viên và chuyên gia giáo dục xây dựng giúp học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm. Phụ huynh có thể tải App Home365 về máy điện thoại của mình để các con ôn luyện hàng tuần, nhanh hơn và hào hứng hơn.

Trang 1

TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ ÔN THI CUỐI NĂM HỌC

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP: 5

Các đề thi hết học kỳ II theo chương trình SGK được các giáo viên và chuyên gia giáo dục xây dựng giúp học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm

Phụ huynh có thể tải App Home365 về máy điện thoại của mình để các con ôn luyện hàng tuần, nhanh hơn và hào hứng hơn

Trang 2

A KIỂM TRA ĐỌC:

I Đọc thành tiếng: (7điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học

II Đọc thầm đoạn văn sau: (3điểm)

HAI NGƯỜI BẠN

Hai người bạn đang đi trong rừng, bỗng đâu, một con gấu chạy xộc tới

Một người bỏ chạy, vội trèo lên cây

Người kia ở lại một mình, chẳng biết làm thế nào, đành nằm yên, giả vờ chết Gấu đến ghé sát mặt ngửi ngửi, cho là người chết, bỏ đi

Khi gấu đã đi xa, người bạn tụt xuống, cười hỏi:

- Ban nãy, gấu thì thầm với cậu gì thế?

- À, nó bảo rằng kẻ bỏ bạn trong lúc hoạn nạn là người tồi

Lép Tôn-xtôi

Khoanh vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1 (1đ) Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp chuyện gì?

A Một con gấu xộc tới

B Một con hổ xộc tới

C Một con quái vật xộc tới

Câu 2 (1đ) Hai người bạn đã làm gì?

A Hai người bạn bỏ chạy

B Nằm im giả vờ chết

C Một người leo lên cây, một người nằm im giả vờ chết

Câu 3 (1đ) Câu chuyện khuyên em điều gì?

A Không nên nói xấu bạn

B Bạn bè cần giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn

C Cần bảo vệ loài gấu

Trang 3

B KIỂM TRA VIẾT:

1 Chính tả (7 điểm) Nghe - viết:

Trang 4

A KIỂM TRA ĐỌC:

I Đọc thành tiếng: (7điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học

II Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: (3điểm)

BÀ CÒNG ĐI CHỢ TRỜI MƯA

Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà qua quãng đường cong Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép tôm nhặt được trả bà mua rau

(Đồng dao)

Câu 1: Bà còng trong bài ca dao đi chợ khi nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Ai đưa bà còng đi chợ? (0,5 điểm)

Câu 3: Khi nhặt được tiền của bà trong túi rơi ra, tôm tép làm gì? (0,5 điểm)

Câu 4: Cái tôm, cái tép đã đưa bà còng qua những đâu? (0,5 điểm)

a Đưa qua quãng đường cong

b Đưa về tận ngõ nhà bà

c Đưa qua quãng đường cong và về tận ngõ nhà bà

Bài 5: Khi nhặt được đồ của người khác đánh rơi, em làm gì? (1 điểm)

B KIỂM TRA VIẾT:

I Nghe – Viết (7 điểm):

- Giáo viên đọc cho học sinh viết

Trang 5

II Bài tập (3 điểm):

Câu 1: Đọc và nối chữ với tranh: (1 điểm)

Câu 2: Điền “u” hoặc “o” vào chỗ trống cho đúng: (1 điểm)

Câu 3: Em viết lại cho đúng luật chính tả (1 điểm)

Nhìn từ phía xau, chị iến rất dống mẹ

Trang 6

Trường TH Thọ Văn, Phú Thọ

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (8Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (2Đ)

CÁC VUA HÙNG

Con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng

đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang

Các Vua Hùng dạy nhân dân cày cấy, chăn súc vật, trồng dâu, dệt vải, làm đồ gốm, đồ sắt, chế tạo cung nỏ, trống đồng…

1 Con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua đóng đô ở đâu? (1đ)

2 Ai dạy nhân dân cày cấy, chăn súc vật, dệt vải? (1đ)

B Bài viết (10 điểm)

1 Nghe - Viết: (8 điểm)

Nghe - viết bài “Thằng Bờm” (sách Tiếng Việt - Tập 3 lớp 1, trang 72)

2 Bài tập chính tả: (1điểm)

Điền c, k hoặc q vào chỗ chấm:

Điền ng hay ngh vào chỗ chấm:

Trang 7

3 Đưa các tiếng sau vào mô hình (1 điểm)

Trang 8

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

TRƯỜNG EM

Trường học là ngôi nhà thứ hai của em

Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em Trường học dạy em thành người tốt Trường học dạy em những điều hay

Em rất yêu mái trường của em

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong bài, trường học của em được gọi là gì? (1đ)

a) Ngôi nhà thứ hai của em

b) Nơi vui chơi thú vị

c) Nơi thư giãn của mọi người

Câu 2: Trường học đem lại cho em những lợi ích gì? (1đ)

a) Dạy em những điều hay

b) Dạy em thành người tốt

c) Cả hai ý trên

Câu 3: Vì sao em rất yêu mái trường?

a) Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em

b) Trường học dạy em thành người tốt

c) Cả hai ý trên

Trang 9

B Bài viết (10 điểm)

1 Nhìn sách và viết lại bài “Tặng cháu” (SGK Tiếng Việt – Tập 2 lớp 1, trang 49) (8đ)

2 Điền vào chỗ trống ai hoặc ay (2đ)

- Bé tr…

- Máy b…

- C… chổi

- Cối x…

Trang 10

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

Theo Ngô Quân Miện

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?

Câu 2: Mặt hồ đẹp ra sao?

a) Từ trên nhìn xuống, mặt hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ

b) Sáng long lanh

c) Cả hai ý trên

Câu 3: Ở Hồ Gươm có những cảnh vật gì nổi bật?

a) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm

b) Mái đền lấp ló bên gốc đa già

c) Tháp Rùa, tường rêu cổ kính

d) Tất cả các ý trên

Trang 11

B Kiểm tra viết

1 Tập chép bài “Cái nhãn vở” (SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2, tr.52) từ “Bố cho Giang”

Trang 12

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

HAI CHỊ EM

Hai chị em đang chơi vui vẻ trước đống đồ chơi Bỗng cậu em nói:

- Chị đừng động vào con gấu bông của em

Một lát sau, chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ Em hét lên:

- Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy

Chị giận bỏ đi học bài Ngồi chơi một mình, chỉ một lát sau, cậu em đã cảm thấy buồn chán

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Cậu em làm gì khi chị gái đụng vào con gấu bông của mình?

a) Đưa gấu bông cho chị

b) Cùng chị chơi gấu bông

c) Yêu cầu chị đừng động vào con gấu bông của mình

Câu 2: Khi ngồi chơi một mình, cậu em cảm thấy thế nào?

Câu 3: Câu chuyện về hai chị em cậu bé đã khuyên em điều gì?

a) Thương yêu anh, chị, em trong gia đình

b) Anh, chị, em phải nhường nhịn lẫn nhau

c) Cả hai ý trên

Trang 13

B Kiểm tra viết

1 Nghe viết: Bài “Bàn tay mẹ” (SGK Tiếng Việt lớp 1 – tập 2, Tr 55) từ đầu đến “một

Trang 14

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

SAU CƠN MƯA

Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi Những đóa râm bụt thêm đỏ chói Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời

Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quay quanh vũng nước đọng trong vườn

Theo Vũ Tú Nam

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Sau trận mưa rào, cảnh vật như thế nào?

Câu 2: Sau cơn mưa rào, bầu trời như thế nào?

a) Xanh bóng như vừa được giội rửa

b) Oi ả, khó chịu

c) Ảm đạm

Câu 3: Cơn mưa rào đem lại lợi ích gì?

a) Cây cối xanh tươi

b) Không khí mát mẻ

c) Cả hai ý trên

Trang 15

B Kiểm tra viết

1 Nhìn sách viết bài: “Hoa ngọc lan” (SGK Tiếng Việt lớp 1 – tập 2, Tr 64) từ “Hoa

Trang 16

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

QUYỂN VỞ CỦA EM

Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng

Lật từng trang, từng trang Giấy trắn sờ mát rượi Thơm tho mùi giấy mới Nắn nót bàn tay xinh

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho sạch, đẹp Chữ đẹp là tính nết Của những người trò ngoan

Theo Quang Huy

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Bạn nhỏ thấy những gì khi mở quyển vở ra?

a) Những trang giấy trắng tinh

b) Từng dòng kẻ ngay ngắn

c) Cả hai ý trên

Trang 17

Câu 2: Bạn nhỏ có suy nghĩ gì khi dùng quyển vở mới của mình?

a) Viết cho sạch đẹp

b) Phải giữ vở được mới tinh với những trang giấy trắng

c) Cho nhiều điểm tốt

Câu 3: Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai?

a) Của những bạn học trò lớp lớn

b) Của những bạn học trò ngoan

c) Của những học trò được luyện chữ

B Kiểm tra viết

I Nghe viết bài: “Mẹ và cô” khổ thơ 1 (SGK Tiếng Việt lớp 1 – tập 2, Tr.73)

Trang 18

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

MẸ VÀ CÔ

Buổi sáng bé chào mẹ, Chạy tới ôm cổ cô, Buổi chiều bé chào cô, Rồi sà vào lòng mẹ

Mặt trời mọc rồi lặn Trên đôi chân lon ton

Hai chân trời của con

Là mẹ và cô giáo

Theo Trần Quốc Toàn

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Buổi sáng bé làm gì?

a) Chào mẹ và chào cô giáo

b) Chào mẹ rồi chạy tới ôm cổ cô

c) Chào mẹ rồi vào nhà học bài

Câu 2: Buổi chiều bé làm gì?

a) Chào cô rồi vào lớp học

b) Chào cô rồi sà vào lòng mẹ

c) Chào mẹ rồi đi học

Trang 19

Câu 3: Nội dung bài nói lên điều gì?

a) Bé rất yêu cô

b) Bé rất yêu mẹ

c) Cả hai ý trên

B Kiểm tra viết

I Tập chép bài: “Cây bàng” (SGK Tiếng Việt lớp 1 - tập 2, Tr 127) từ “Mùa đông, cây

Trang 20

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

BIỂN

Trời về khuya, gió càng se lạnh Những con sóng vẫn thi nhau vỗ về, vuốt ve biển, khiến tôi càng thích ở lại cùng với biển Đắm mình trong không khí mát mẻ này, tôi muốn ru mình vào giấc ngủ êm đềm, để mơ thấy mình gối đầu trên những con sóng chạy tít ra xa, rồi lại chạy vào, rì rào, thì thào kể chuyện giàu đẹp của đại dương

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Trời càng về khuya, thời tiết thế nào? (0,5đ)

Câu 2: Những con sóng như thế nào với biển? (0,5đ)

Câu 3: Khi ở lại với biển, tác giả muốn làm gì? (0,5đ)

A Ru mình vào giấc ngủ êm đềm

B Muốn ra tắm biển

C Muốn đi chơi quanh bờ biển

Câu 4: Tác giả mơ thấy mình đang làm gì?

A Gối đầu trên những con sóng chạy tít ra xa

B Chạy vào và thì thào kể chuyện giàu đẹp của đại dương

C Cả A và B

Trang 21

Câu 5: Trả lời các câu hỏi sau:

Em đã đi biển bao giờ chưa?

Em thấy biển có đẹp không?

Em hãy kể tên một vài con vật trên biển mà em biết?

B Kiểm tra viết

I Viết chính tả: Viết lại đoạn văn sau (7 điểm)

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành địa phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

II Điền vào chỗ trống l hay n (2đ)

- Con …ợn

- Quả …a

- Bàn …à

- Hôm …ay, cả nhà em đi …eo …úi Bà em cầm một cái túi to, bố em đeo cái ba

…ô Mẹ em cầm đôi gậy chống để …eo cho nhanh …úc đi, mọi người rất …áo

…ức và vui vẻ

III Viết một câu để nói về mẹ của em (1đ)

Trang 22

A Bài đọc (10 điểm)

I Đọc thành tiếng:

Bốc thăm ghi các bài đọc trong SGK để đọc (7Đ)

II Đọc hiểu và trả lời câu hỏi (3Đ)

CHIM SÂU

Ơ kìa có bạn chim sâu Đầu không đội mũ đi đâu thế này?

Mùa hè nắng chói gắt gay

Về nhà bị ốm mời thầy thuốc sang Thầy thuốc căn dặn nhẹ nhàng

“Thấy trời hè nắng phải mang mũ liền”

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Trong câu truyện có những nhân vật nào? (0,5đ)

Câu 2: Tại sao chim sâu bị ốm? (0,5đ)

A Vì chim sâu đi chơi trời nắng không đội mũ

B Vì chim sâu không chịu uống thuốc

C Vì chim sâu không đi chơi

Câu 3: Thầy thuốc bảo chim sâu phải làm gì để tránh bị ốm? (0,5đ)

A Đi chơi nhiều lên

B Ở nhà nằm ngủ

C Đi chơi hè nắng phải mang mũ

Trang 23

Câu 4: Trả lời các câu hỏi sau: (1đ)

Khi đi chơi trời nắng em có đội mũ không?

Mũ của em màu gì? Thuộc loại nào?

Câu 5: Nắng mùa hè như thế nào? (0,5đ)

B Kiểm tra viết

I Viết chính tả: Viết lại đoạn văn sau (7 điểm)

Bác đưa thư

Bác đưa thư trao cho Minh một bức thư Đúng là thư của bố rồi Minh mừng

quýnh Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà khoe với mẹ Nhưng em chợt thấy bác đưa

thư mồ hôi nhễ nhại

Minh chạy vội vào nhà Em rót một cốc nước mát lạnh Hai tay bưng ra, em lễ

phép mời bác uống

Theo Trần Nguyên Đào

II Điền vào chỗ trống vần oanh hoặc vần anh (2đ)

Ngày đăng: 29/03/2019, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w