1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

35 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 52,44 KB

Nội dung

Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đạihội IX của Đảng đã nêu rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản củacách

Trang 1

MÔN HỌC : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC VÀ TÊN HỌC VIÊN:

Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Vấn đề cốt lõi trong 9 nội dung cơ bản của Tư tưởng

Hồ Chí Minh Sự vận dụng của Đảng cộng sản hiện nay? Liên hệ bản thân.

* Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh

* Trọng tâm: Nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh

* Nội dung:

1.1 Tư tưởng Hồ Chính Minh là gì

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả không chỉ góp phần to lớn và quyết địnhvào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cáchmạng của Đảng ta, nhân dân ta Tổng hợp những giá trị tinh thần đó là tư tưởng Hồ Chí Minh

Vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đạihội IX của Đảng đã nêu rõ:

"Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản củacách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điềukiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng conngười; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xâydựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trangnhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là ngườilãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinhthần to lớn của Đảng và dân tộc ta"

Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu cần nắm vững:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản củacách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trang 2

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vàođiều kiện cụ thể của Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinhhoa văn hoá nhân loại

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua, tiếptục soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong thời gian tới

1.2 Vấn đề cốt lõi trong 9 nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh Sự vận dụng của Đảng cộng sản hiện nay?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành ngọnđuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là nộidung cốt lõi, xuyên suốt tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh Nội dung đó được thểhiện không chỉ ở tư tưởng của Người về dân tộc, về quan hệ dân tộc – giai cấp và cách mạng giảiphóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc;

về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng Cộng sản và xây dựng Nhà nước củadân, do dân, vì dân mà còn ở tư tưởng đạo đức và văn hoá Hồ Chí Minh

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991) Đảng Cộng sản Việt Nam đã trịnhtrọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(1) Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

IX (tháng 4 - 2001), một lần nữa, điều đó lại được Đảng ta khẳng định Sự khẳng định này đã thể hiệnbước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận, tư duy chính trị của Đảng ta Chúng ta có thểcoi đó là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng, đáp ứng được những nhiệm vụ của thực tiễn đổimới đất nước đang đặt ra, cũng như tình cảm, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân Và, trên thực tế,

tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội

ta, trở thành một bộ môn khoa học được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức, trước hết làtrong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Vì thế, việc học tập, nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh với tư cách một khoa học, có hệ thống để vận dụng và phát triển sáng tạo vàocông cuộc đổi mới đất nước hiện nay là rất cần thiết và cấp bách

Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc Do vậy, trongkhuôn khổ của bài báo này, chúng tôi không thể làm sáng tỏ tất cả, mà chỉ tập trung luận chứng chonhững tiêu chí cần có để khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học

Trang 3

Trước hết, chúng ta có thể khẳng định rằng, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng

Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin màhạt nhân lý luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Nhờ có thế giới quan

và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tiếp thu vàchuyển hoá được những nhân tố tích cực, tiến bộ của truyền thống dân tộc và của nhân loại để tạo nên

hệ thống tư tưởng của mình Không có chủ nghĩa Mác – Lênin thì cũng không có tư tưởng Hồ ChíMinh sánh ngang tầm thời đại và có khả năng giải quyết được những nhiệm vụ thực tiễn của cáchmạng Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin từ chủ nghĩa yêu nước đượchình thành với một vốn học vấn uyên thâm, một năng lực trí tuệ sắc sảo nhờ phân tích, tổng kết cácphong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; với khả năng tư duy độc lập,

tự chủ và sáng tạo mà nhờ đó, trong suốt thời gian bôn ba tìm tòi, khảo nghiệm, Người đã hoàn thiệntrí tuệ của mình bằng vốn hiểu biết văn hoá, chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú của nhân loại.Khác với các trí thức tư sản phương Tây đến với chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu như đến với một họcthuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động, Người đến với chủ nghĩa Mác -Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu của thựctiễn cách mạng Việt Nam Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã tìm thấycon đường giải phóng dân tộc mình và giải phóng tất cả các dân tộc khác Người tiếp thu chủ nghĩaMác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít và theo lối “đắc ý vong ngôn” của phương Đông,nghĩa là cốt nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất Người vận dụng lập trường, quan điểm vàphương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp chocách mạng Việt Nam

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bảncủa cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lêninvào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinhthần to lớn của Đảng và dân tộc ta”(2)

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản củacách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kếtquả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,

Trang 4

đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp và giải phóng con người”(3) Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đuốc soiđường cho cách mạng Việt Nam, đem lại thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa vàcách mạng Việt Nam suốt hơn 70 năm qua và đang soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta ngày nay Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm làm rõ những nội dung chủ yếu của tư tưởng ấy,khẳng định giá trị khoa học, ý nghĩa cách mạng của những luận điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ ChíMinh Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là nghiên cứu cách thức Người kế thừa, vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoánhân loại trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam để trên cơ sở đó, vận dụng sáng tạo tư tưởng

Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay Điều đó cho thấy việc nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh không thể chỉ là sự mô tả giản đơn các sự kiện, các biến cố lịch sử cụ thể,rời rạc về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Người, mà cần phải làm rõ lôgíc tư tưởng về quátrình ấy, nghĩa là nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển từng nội dung của tư tưởng

Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra những giá trị hiện thời của tư tưởng ấy

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận củatriết học Mác - Lênin và phải nắm vững đối tượng nghiên cứu nhằm phản ánh chân thực quá trìnhhình thành và phát triển tư tưởng ở Người Trong quá trình nghiên cứu cần phải nắm vững nhữngquan điểm phương pháp luận của Hồ Chí Minh, như lý luận gắn liền với thực tiễn, quan điểm thốngnhất biện chứng giữa lập trường dân tộc với lập trường giai cấp, quan điểm “Dĩ bất biến, ứng vạnbiến”, thống nhất tính đảng với tính khoa học, toàn diện và phát triển Ngoài ra, trong quá trìnhnghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, còn cần phải kết hợp phương pháp lịch sử với lôgíc, đồng thời sửdụng các phương pháp khác, như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, tiếp xúcnhân chứng lịch sử,

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết cần làm rõ nội dung cốt lõi, chủ yếu, hay vấn đề cơbản của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời là mục tiêu của cách mạng Việt Nam cả trong quá khứ, hiệntại và tương lai - độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội Đây là vấn đề xuyên suốt sự nghiệpcách mạng của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và của dân tộc Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX chođến nay Trong sự thống nhất ấy, học thuyết về chủ nghĩa xã hội được bổ sung thêm cách nhìn từ phíamột dân tộc thuộc địa ở phương Đông bị áp bức, bóc lột nhưng tư tưởng về độc lập dân tộc đã vươnlên ngang tầm thời đại, được soi rọi bởi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lập trường của giaicấp vô sản Nếu chủ nghĩa Mác - Lênin lấy mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người làmđiểm trung tâm, làm động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì tư

Trang 5

tưởng Hồ Chí Minh đặt vấn đề giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng conngười và lấy đó làm nguồn lực của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thốngnhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Người đặtnhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc thực dân, phong kiến lên hàng đầu và xác định trước hếtphải giành cho được độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh xác định, muốn cách mạng thành công thì dân chúng (công nông) là gốc, đồng thời phải

có Đảng vững bền, phải đoàn kết và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc cách mạng phải liên hệchặt chẽ với thế giới cách mạng Nói tóm lại, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội vàngười cách mạng phải có đạo đức cách mạng, có lòng khoan dung, độ lượng, có khí phách kiêncường, không hề run sợ trước sức mạnh của kẻ thù, không sợ phải hy sinh, gian khổ, có niềm tin vữngchắc vào sự lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội không chỉ có giá trịđối với cách mạng Việt Nam, mà còn đối với cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thếgiới Độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội đã và đang thấm sâu vào đời sống xã hội; trởthành động lực tinh thần to lớn trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay; đồng thời khẳng định quá

độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn là xu hướng của thời đại hiện nay, thể hiện khát vọng độc lập trong hòabình và tự do cũng như sức mạnh trường tồn của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới

Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội đã hàmchứa cả một hệ thống tư tưởng về cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa nói chung, cách mạngViệt Nam nói riêng theo con đường cách mạng vô sản

1 Tư tưởng về vấn đề dân tộc, mối quan hệ dân tộc - giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc.Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về thực chất, là vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đạicách mạng vô sản và độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc Ở

đó, có sự kết hợp nhuần nhuyễn lập trường dân tộc với lập trường giai cấp vô sản trong bản chất vàtổng thể Nhưng trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp thống nhất với lợi íchdân tộc, nhiệm vụ giải phóng giai cấp gắn liền với nhiệm vụ giải phóng dân tộc và do vậy, lợi ích vànhiệm vụ giải phóng giai cấp phải gắn liền với lợi ích và nhiệm vụ giải phóng dân tộc Xét đến cùng

và trong toàn cục thì cách đặt vấn đề như vậy về dân tộc cũng là vì giai cấp công nhân Từ giác ngộdân tộc đến giác ngộ giai cấp vô sản là bước nhảy vọt căn bản về nhận thức mà Hồ Chí Minh là ngườiđầu tiên thực hiện trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Nhờ giác ngộ giai cấp mà Người hiểu sâu hơn vaitrò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời càng sâu sắc hơn trong giác ngộ dân tộc, xácđịnh và kiên trì lý tưởng phục vụ lợi ích giai cấp công nhân và dân tộc Với Người, cách mạng giải

Trang 6

phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải do Đảng của giai cấpcông nhân lãnh đạo, phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân trên nền tảng của liên minh côngnông, phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và phải được thực hiện bằng con đường bạo lực cáchmạng.

2 Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Trong chủ nghĩayêu nước truyền thống Việt Nam, nhiều nhà tư tưởng đã không nhận thức được tính tất yếu và sự cầnthiết của việc thay đổi xã hội Thế hệ các nhà yêu nước mà hai cụ Phan là tiêu biểu đã nhận thức đượcđiều đó, song cái ý thức hệ tư sản mà các cụ tiếp thu đã trở nên lạc hậu ở phương Tây Hồ Chí Minhkhông chỉ nhận thức được tính tất yếu và sự cần thiết của việc thay đổi xã hội, mà còn tiếp thu được

hệ tư tưởng vô sản làm nền tảng cho việc xây dựng một xã hội mới của dân, do dân, vì dân và mangmột nội dung nhân văn sâu sắc Đó là xã hội xã hội chủ nghĩa, vì theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hộimới đảm bảo vững chắc cho một nền độc lập thật sự và đưa lại hạnh phúc, tự do thật sự cho nhân dân

Hồ Chí Minh còn nêu lên cách hiểu của mình về chủ nghĩa xã hội, về công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội, một cách hiểu thật giản dị, phổ cập, nhưng lại rất sâu sắc và thiết thực: "Chủ nghĩa xãhội là làm sao cho dân giầu nước mạnh"; “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất vàvăn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy", "xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xãhội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọingười đều được ấm no và hạnh phúc"(4) Người còn nêu ra tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phù hợpvới từng đối tượng xã hội, như "việc làm cho mọi người", "ốm đau có thuốc chữa", "già yếu thì đượcnghỉ", "ai cũng được học hành", "những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ",

Người khẳng định: "Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắcnhất Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộcta” Do vậy, "không thể làm mau được mà phải làm dần dần"(5) Thực tế lịch sử cách mạng ViệtNam, từ những thập niên đầu thế kỷ XX cho đến nay, đã chứng tỏ sự lựa chọn con đường đi lên chủnghĩa xã hội đó là hoàn toàn đúng đắn

3 Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc Từ nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn trong phong tràogiải phóng dân tộc và cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “ Đoàn kết, đoàn kết, đạiđoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” Tư tưởng về đại đoàn kết của Người đã đượcphát huy cao độ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ trong nội bộ Đảng đến toàn thể dân tộc.Người chỉ rõ: Nếu chỉ đoàn kết trong Đảng thì chưa đủ, mà Đảng còn phải đoàn kết xung quanh mìnhtoàn thể dân tộc thì cách mạng mới thành công Người chủ trương mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân

mà cốt lõi là liên minh công - nông, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không phân biệt ai,

Trang 7

miễn là người Việt Nam yêu nước, chống đế quốc, tán thành xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Người viết: “Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân , phải đoàn kết tốt các đảngphái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡlẫn nhau, cùng tiến bộ , phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc , phải đoànkết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hoà thuận ấm

no, xây dựng Tổ quốc”(6) Hồ Chí Minh hiểu rõ đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế có quan hệ mậtthiết, gắn bó chặt chẽ với nhau

4 Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Dưới ánh sáng của chủ nghĩaMác - Lênin và trên lập trường giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm xây dựng, củng

cố liên minh chiến đấu giữa phong trào công nhân chính quốc với phong trào giải phóng dân tộcthuộc địa nhằm phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.Với Người, “Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em” Mở rộng khối đạiđoàn kết quốc tế trên cơ sở của tình hữu ái vô sản, có lý, có tình, Người đã thực hiện quan điểm thêmbầu bạn, bớt kẻ thù Theo Người, mở rộng khối đoàn kết là tìm thấy những người bạn quốc tế dân chủ

và tiến bộ của dân tộc Có thể nói, tư tưởng về sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính củadân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân đã trở thành một trong những đặcđiểm mới của tư tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung cho tư tưởng về độc lập dân tộc của Người và đưa tưtưởng ấy lên ngang tầm thời đại

5 Tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ ChíMinh đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng cách mạng chân chính, bộ tham mưu sángsuốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam Người khẳng định Đảng là nhân tốquyết định hàng đầu để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi công cuộc cách mạng giải phóng dântộc, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam là sảnphẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ViệtNam, là Đảng của giai cấp công nhân cũng đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam Đảng phải lấychủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt” và phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mớicủa giai cấp vô sản Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người “đầy tớ” thật trung thành của nhân dân

và do vậy, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới về chính trị, tư tưởng và tổ chức để xứngđáng là “Đảng của đạo đức và văn minh”

6 Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân Theo Hồ Chí Minh, nếu vấn đề cơbản của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ,

nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi của ai Chính vì vậy mà trên hành trình đi tìm một mô hình nhà

Trang 8

nước tiến bộ cho dân tộc sau khi giành được độc lập, Người đã khảo sát những mô hình nhà nước ởcác châu lục trên thế giới, vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin và điđến quyết định lựa chọn mô hình nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước của dân, do dân, vì dân.Trong nhà nước ấy, mọi lợi ích, quyền hạn, lực lượng đều ở nơi dân và có sự thống nhất giữa bản chấtgiai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc.

7 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu vàxuyên suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh Người không những đã để lại những tácphẩm lý luận về đạo đức, mà còn là hiện thân mẫu mực của những hành vi đạo đức Tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, những giá trị của tưtưởng đạo đức phương Đông và phương Tây, đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức củaC.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin Hồ Chí Minh đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạođức ở Việt Nam Nền đạo đức mới mang bản chất của giai cấp công nhân được gọi là đạo đức cáchmạng Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi người cách mạng phải có cái tâm trong sáng, cái đứccao đẹp Đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phải đi đôi với nhau Điều đó cho thấy, theo HồChí Minh, đạo đức là vấn đề mang tính toàn diện ở mọi con người, biểu hiện tập trung thông qua bamối quan hệ: đối với mình, đối với người và đối với công việc Người thường xuyên nhắc nhở chúng

ta cần nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân

8 Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Với Hồ Chí Minh, “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng; Cayđắng chi bằng mất tự do” Từ nhận thức đó, Người quyết tâm ra đi tìm một hệ tư tưởng mới đủ sứcgiải quyết vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người nhằm đáp ứng nhucầu thực tiễn của xã hội Việt Nam Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ sự kế thừa mộtcách sáng tạo những giá trị nhân văn truyền thống, những giá trị nhân văn trong lịch sử nhân loại, đặcbiệt là tinh thần khoa học, cách mạng của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản ở các nhà sáng lập chủ nghĩaMác – Lênin Với lòng yêu thương vô hạn và sự cảm thông sâu sắc đối với mọi nỗi đau khổ của conngười, Người kiên quyết đấu tranh, tố cáo những tội ác gây ra cho con người và đặt niềm tin mãnhliệt vào sức mạnh, phẩm giá, vào khát vọng vươn tới Chân, Thiện, Mỹ của con người Theo Hồ ChíMinh, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Trên cơ sở của niềm tin mãnh liệtvào con người, Hồ Chí Minh nguyện phấn đấu suốt đời cho hạnh phúc của con người trong một xãhội công bằng và coi chiến lược trồng người là chiến lược hàng đầu của cách mạng

9 Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài ngườimới sáng tạo và phát minh ra những phương tiện và công cụ cho sinh hoạt hàng ngày nhằm thích ứngnhững nhu cầu đời sống của họ “Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”(7) Chính

Trang 9

vì vậy, theo Người, văn hoá có vị trí, vai trò, tính chất và chức năng quan trọng, to lớn trong đời sống

xã hội; văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi, phải làm cho ai cũng có lý tưởng độc lập, tự chủ và

có ý thức đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ Người chỉ rõ ba lĩnh vựcchính của văn hoá là văn hoá giáo dục, văn hoá văn nghệ và văn hoá đời sống Mỗi lĩnh vực của vănhoá lại có vị trí, chức năng và nhiệm vụ riêng, song việc cải tạo, sửa đổi cái cũ và việc xây dựng, sángtạo, phát minh cái mới luôn là những vấn đề bức thiết, vấn đề thời sự của cuộc sống

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở ViệtNam Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đồngthời là mục tiêu của cách mạng Việt Nam, - đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tưtưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo Bài học này đòihỏi phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, phải tìm ra những hình thức, bước đi, cách làm phùhợp, phải luôn luôn biết gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong phúthêm lý luận

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất phong phú, toàn diện và sâu sắc về những vấn đề rất

cơ bản của cách mạng Việt Nam, đã và đang soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, cốtlõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Dưới ngọn cờ tư tưởng

Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên giành những thắng lợi lịch sử có ý nghĩathời đại sâu sắc

Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện đổi mới, mở cửa và hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Bên cạnh thuận lợi, chúng ta cũng có nhiều khó khăn, do đó mỗi người cần nghiên cứu, học tập, nắmvững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng vàpháp luật của Nhà nước để kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, như Bác Hồhằng mong muốn

1.3 Sự vận dụng của Đảng cộng sản hiện nay?

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta được lưu truyền qua cácthế hệ Tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, tương thân tương ái tiếp tục được phát huy trongthời gian qua đã trở thành chất kết dính, gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc ViệtNam

Trang 10

Những quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết dân tộc về Mặt trận dân tộc thống nhất ởthời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế được tổng kết và nâng cao tầm nhận thức trong Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được luật hóabằng Hiến pháp và các luật, đã từng bước đi vào cuộc sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyền làm chủ củanhân dân trên mọi việc của đời sống xã hội Những kết quả đạt được trong các cuộc vận động xâydựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, đãgóp phần làm cho “khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cườngtrong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức” Đúng như Dự thảo Báo cáo Chính trị củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII của Đảng đã nhậnđịnh.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên các cấp đã phát động, triển khainhiều phong trào, nhiều cuộc vận động thi đua yêu nước có ý nghĩa thiết thực được các tầng lớp nhândân nhiệt tình hưởng ứng, đã đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặcbiệt trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội… Trước tình hìnhcủa chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, các tầng lớp nhân dân ở trong nước cũng như người Việt Namđang làm ăn và sinh sống ở nước ngoài bằng những việc làm cụ thể đã thể hiện tinh thần yêu nướcsâu sắc, ý chí quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Tổ quốc

Có thể khẳng định rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, các giai cấp, cáctầng lớp nhân dân đoàn kết trong MTTQ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào thành quả chungcủa đất nước, vào việc củng cố, tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh về số lượng, đa dạng hóa về ngành nghề Với 11triệu người, chiếm hơn 25,8% lực lượng lao động xã hội, giai cấp công nhân có mặt trong tất cả cácthành phần kinh tế, giữ vai trò nòng cốt trong việc tiếp thu và làm chủ khoa học kỹ thuật và côngnghệ tiên tiến, góp phần quan trọng vào việc hình thành các ngành công nghiệp hiện đại và sự tăngtrưởng của nền kinh tế Điều đáng lưu ý trong giai cấp công nhân hiện nay là trên ba phần tư côngnhân đang làm việc trong các khu vực tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài, một

bộ phận đang gặp khó khăn về đời sống vì những năm gần đây do khủng hoảng kinh tế thế giới tácđộng đến đất nước ta, nên không có việc làm

Mong muốn của công nhân hiện nay là việc làm, đời sống dân chủ và công bằng xã hội Làm sao

để mọi công nhân đều có việc làm ổn định, có nhà ở, đời sống văn hóa và điều kiện học hành cho con

em, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trang 11

Giai cấp nông dân: Lực lượng đông đảo nhất của đất nước Với gần 20 triệu người, chiếm hơn 47%lực lượng lao động xã hội, nông dân nước ta phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, vượt khó, tíchcực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã phấn đấu không ngừng tăng năng suất, chất lượng sảnphẩm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trong tình hình kinh tế gặp khó khăn, nông dân, nông nghiệp đã góp phần quan trọng ổn định đờisống xã hội, hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp, dịch vụ Băn khoăn, lo lắng của nông dân hiện nay là thunhập thấp, đại bộ phận hộ nghèo là nông dân, đặc biệt là nông dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa;chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho nông dân, nông nghiệp còn hạn chế; đầu ra cho sản phẩmnông nghiệp không ổn định; việc làm, đào tạo nghề, đặc biệt là miền núi, vùng cao còn nhiều khókhăn

Đội ngũ trí thức: Phát triển nhanh về số lượng và đa dạng hóa về ngành nghề Với 4,9 triệungười, chiếm hơn 11,5% lực lượng lao động xã hội, trí thức đi đầu trong các hoạt động về khoa học

và công nghệ, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế tri thức tạo ra nhiều công trình,sản phẩm khoa học có giá trị cao, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc

tế Mong muốn của trí thức hiện nay là phấn đấu để sớm giải quyết được sự hẫng hụt về trí thức đầuđàn và có những điều kiện cần thiết để phát huy hết khả năng sáng tạo của mình cho sự phát triểnnhanh và bền vững của đất nước

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam: Với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã hình thànhnhanh chóng đội ngũ doanh nhân với vai trò ngày càng lớn trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.Với khoảng 2 triệu người hoạt động trong hơn 346.000 doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân giữ vai trònòng cốt trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Mong muốn của doanh nhân là môitrường đầu tư cần thông thoáng hơn, có chính sách phát triển doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ mới Bên cạnh những doanh nhân làm ăn chân chính, đã xuất hiện những “doanh nghiệp ma”, doanhnghiệp làm ăn bất chính như: sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, nhập khẩu trái phép, lừa đảo,trốn thuế, trốn bảo hiểm xã hội, gây ô nhiễm môi trường…

Đội ngũ công chức, viên chức: Cả nước hiện có khoảng 2,4 triệu người, chiếm 5,6% lực lượng laođộng xã hội, đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ,góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng các nhu cầuchăm sóc y tế, giáo dục, đào tạo và văn hóa của nhân dân

Về cuộc sống, bên cạnh số đông sống bằng đồng lương, cuộc sống còn nhiều khó khăn do giá cảleo thang vì đồng tiền trượt giá, đã xuất hiện một bộ phận bằng nhiều việc làm, nhiều biện pháp để có

Trang 12

thêm thu nhập, kể cả những việc làm bất chính, vi phạm đạo đức của người cán bộ và pháp luật củanhà nước Mong muốn của đa số công chức, viên chức là tăng lương để đảm bảo cuộc sống và cóchương trình về nhà ở.

Đồng bào các dân tộc thiểu số: Hiện có hơn 13 triệu người, chiếm 14,4% dân số cả nước Đồngbào đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc, bảo đảm quốc phòng an ninh Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng đượccải thiện Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số còn khá cao, nhất là ở Tây Bắc, TâyNguyên, Tây Nam bộ

Đồng bào các tôn giáo: Hiện có khoảng 24 triệu người, chiếm gần 27% dân số cả nước, tiếp tụcphát huy truyền thống đạo gắn với đời, đồng hành cùng dân tộc, thực hiện “Sống tốt đời đẹp đạo”,nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh hoạt độngnhân đạo từ thiện, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, đóng góp tích cựcvào sự nghiệp phát triển của đất nước Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng vàocác hoạt động gây mất trật tự, ổn định xã hội

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Với hơn 4,5 triệu người sống và làm việc ở 109 quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, trongnhững năm qua, đã có nhiều nỗ lực trong lao động, học tập, chấp hành pháp luật nước sở tại, phát huybản sắc văn hóa dân tộc, nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó với quê hương đất nước, tích cực đónggóp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cầu nối góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập, tăng cường quan

hệ hữu nghị hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoàimong muốn được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc,nhất là tiếng nói và chữ viết cho thế hệ trẻ, phát huy hơn nữa khả năng đóng góp của đội ngũ trí thức,doanh nhân cho phát triển đất nước

Những đóng góp to lớn của các giai cấp, tầng lớp xã hội nêu trên là những yếu tố cực kỳ quantrọng, là động lực chủ yếu đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy đất nước phát triển

Cùng với những chuyển biến và tiến bộ xã hội, nhiều vấn đề mới đã và đang nảy sinh trong quátrình tiến hành công cuộc đổi mới Đó là xã hội, giai cấp, tầng lớp, nhóm dân cư đang trong quá trìnhphân hóa Và cùng với sự phân hóa đó là sự chênh lệch ngày càng lớn về mức thu nhập và hưởng thụgiữa các vùng miền, giữa người đương chức, người về hưu, giữa thành thị và nông thôn… Sự phânhóa giàu nghèo có chiều hướng gia tăng và đang ảnh hưởng lớn đến đại đoàn kết dân tộc Vì vậy,trong đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường như Dự thảo báo cáo

Trang 13

chính trị đã nêu song chưa thật vững chắc và đang đứng trước những thách thức không thể xemthường.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã nhận định: Lòngtin của một bộ phận nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và khả năng quản lý của Nhà nước có phầngiảm sút Nhân dân, nhất là các đồng chí cán bộ cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ nghỉ hưu –những người sống chết vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa, cả đời phấn đấu cho độc lập, tự do – rất bất bìnhtrước những bất công xã hội, trước tình trạng tham nhũng quan liêu, xa dân; kỷ cương phép nướckhông nghiêm; đạo đức có lúc, có nơi, có bộ phận xuống cấp; tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giaothông không giảm; việc chấp hành chủ trương, chính sách không đến nơi đến chốn; tình hình chạychức, chạy bằng, chạy tội… vẫn còn tồn tại dưới những hình thức tinh vi hơn; một số cán bộ nóinhiều, làm ít, lời nói không đi đôi với việc làm…

Thiết nghĩ, để đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thực sự là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và

là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, nhân dịp Đảng đang tiến hành đại hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Đảng cần làm cho cả hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy đảng, đặc biệt làngười đứng đầu cấp ủy quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trậndân tộc thống nhất Cụ thể cần nắm vững quan điểm cơ bản, đồng thời cũng là những định hướng lớn

về phát suy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay là:

1 Lợi ích cơ bản của nhân dân, của dân tộc ta ngày nay là độc lập, tự do và có cuộc sống ấm no,hạnh phúc Lợi ích đó được thể hiện cụ thể hằng ngày trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội, an ninh, quốc phòng Vì vậy, củng cố, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc không thể chungchung mà phải gắn chặt với việc đảm bảo các lợi ích đó

2 Một trong những động lực thúc đẩy nhân dân tăng cường đoàn kết trong tình hình hiện nay làquyền làm chủ đất nước của nhân dân phải được tôn trọng Pháp luật phải đảm bảo để nhân dân thực

sự là người chủ, thực sự làm chủ như Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung) đã quy định

3 Thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân không chỉ là trách nhiệm của Đảng

và Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và của toàn dân Do

đó, qua hoạt động của mình, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phải không ngừng đổi mới nộidung, phương thức hoạt động để góp phần làm cho mối liên hệ đó luôn luôn bền chặt, ý Đảng phùhợp với lòng dân

Trang 14

4 Trong giai đoạn hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có tácdụng trực tiếp và quyết định đến kết quả xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, MTTQ, các tổ chứcchính trị - xã hội mà Đảng đã đề ra trong Quyết định 217/QĐ của Bộ Chính trị để các chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sát cuộc sống, đáp ứng lợi ích của nhân dân – cũng có ýnghĩa là lợi ích của Nhà nước.

Kiên trì thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng, Nhànước và nhân dân ta tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, khoan dung của tổ tiên,cùng nhau hợp sức xây dựng cho được một xã hội đồng thuận cao trên tinh thần cởi mở, độ lượng, tincậy lẫn nhau vì sự ổn định và phát triển toàn diện và bền vững của đất nước./

1.4 Liên hệ bản thân:

Bản thân luôn chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.Tăng cường các mối quan hệ quần chúng, đặc biệt với các bạn là người dân tộc, tôn giáo trên địaphương hoặc tại địa bàn công tác Luôn xem tư tưởng đại đoàn kết là vấn đề sống còn của dân tộc.Với vai trò là người Cán bộ Đoàn chuyên trách, phụ trách khu vực địa bàn dân cư 14 Phường Cùngvới tổ chức Đoàn – Hội – Đội đẩy mạnh việc tuyên truyền tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong cáclĩnh vực văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng Cương quyết chống lại những ý kiến xuyên tạc, gâymất đoàn kết trong nhân dân Phối hợp cùng UB MTTQ phường, Quận thực hiện các nội dung hoạtđộng gắn liền với việc đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đẩymạnh tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc thông qua cúa chương trình văn nghệ, thể dục thể thao, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân, người có đạo, thực hiện theo chủ trương của Đảng vàpháp luật của nhà nước nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, tiế bộ hơn

Câu 2: Nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của nhân dân

và quyền làm chủ của nhân dân? Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay? Liên

cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nội dung cốt lõi Đây là một cống hiến đặc sắc của

Trang 15

Người cả về lý luận cũng như thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam, là một bài học lớn của dân tộc

ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, là một trongnhững nhân tố quan trọng nhất, đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam Người đã nêu ra nhữngluận điểm có tính chất chân lý: Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi Luận điểm này xuất phát

từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ truyền thống dân tộc, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam vàcách mạng thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, nhưng cách mạng là

sự nghiệp của quần chúng nhân dân, của cả dân tộc chứ không phải là công việc riêng của một người,một nhóm người, cũng không phải là việc riêng của Đảng Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấutranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện đượcbằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thành công, đó là bài học xương máu, vô cùng quý báu của dântộc ta, nhân dân ta, được rút ra từ vị ngọt của thành công, vị đắng của thất bại Bài học ấy được củng

cố và phát triển qua hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường bất khuất của ông cha ta trong quá trìnhdựng nước và giữ nước, tạo thành truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tấm lòngcủa mỗi người con đất Việt Từ cụ già cho đến em nhỏ hầu như ai cũng thuộc câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, đại thành công”

Đây là sự tổng kết lịch sử, nhấn mạnh vai trò của đoàn kết; không có sức mạnh nào bằng sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc, càng đoàn kết càng thành công, đại đoàn kết đưa đến đại thành công Chính

vì lẽ đó, đoàn kết càng phải thực hiện rộng rãi, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân và đoànkết quốc tế Chỉ có như thế mới thực sự là sức mạnh vô địch, là nguồn gốc của mọi thắng lợi

Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh rađời 1930 cho đến nay chúng ta đều nhận thấy rằng, nhờ sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, mà dântộc đã liên tiếp đánh thắng kẻ thù, đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, phá tan xiềng xích

nô lệ của Thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đỗ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đấtnước ta, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam

Á Nhờ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,

Trang 16

“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đưa miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Cũng nhờsức mạnh của tinh thần đoàn kết, tất cả một lòng vì lý tưởng cách mạng: Không có gì quý hơn độclập, tự do Nhân dân ta thực hiện lời dạy của Bác Hồ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” kếtthúc cuộc kháng chiến chống Mỹ với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Namvào ngày 30/4/1975, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập dân tộc,thống nhất Tổ quốc cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta đã ban hành nhiều chủtrương, nghị quyết về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Nếu trước kia sức mạnhcủa khối đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh thắng giặc ngoại xâm, thì bây giờ sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc là sức mạnh, nguồn động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảothắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhất là trong giai đoạn kinh tế thếgiới phục hồi rất chậm và tình hình an ninh ở biển Đông đang chứa nhiều nhân tố bất ổn định nhưhiện nay Do đó, hơn lúc nào hết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải phát huy cao độ sức mạnhcủa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức phấn đấu thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giảipháp mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra để đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững Trên cơ sở phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc ta, phát huy tinh thần đoàn kếtquốc tế rộng rãi cùng với trí tuệ và bản lĩnh của một dân tộc hơn 90 triệu dân và cũng với sự lãnh đạotài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, tin tưởng rằng đất nước chúng ta sẽ sớmxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân

Dân là chủ, dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tưtưởng Hồ Chí Minh Dân là chủ và dân làm chủ là vấn đề rộng lớn, xuất phát từ việc đánh giá đúngđắn vai trò của nhân dân và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ trong đó nhân dân laođộng là người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ cuộc sống bản thân

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước lấy dân làm gốc Địa vị cao nhất là dân; mọi quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân Dân là quý nhất, mạnh nhất "Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm củadân" "Đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân" Trong di sản tư tưởng quý giá, Người cónhững điều tâm huyết: "Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì đã

cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáodục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân".Từ chỗ đánh giá cao vai trò của dân, Chủ tịch

Trang 17

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, nhân dân ta từ thân phận nô lệ bước lên địa vị làm chủ là thành quả chứađựng giá trị lớn nhất của cách mạng do Đảng lãnh đạo Vì vậy, "đối với dân, ta đừng có làm điều gìtrái ý dân Dân muốn gì, ta phải làm nấy"

Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân Nhân dân làm chủ là mục đích, đồng thời làđộng lực của cách mạng Làm chủ là quyền thiêng liêng của nhân dân không ai có thể xâm phạm.Đảng, Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm sao chongười dân biết hưởng quyền dân chủ, dám nói, dám làm

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cốt lõi của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền làm chủ củanhân dân lao động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện ở bốn mặt gắn bó mật thiết với nhau:Bảo đảm dân quyền, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, nắm vững dân tâm Bốn mặt đó là thước đotrình độ làm chủ của nhân dân

Chăm lo dân quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt, coi trọngquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Gần 70 năm sau bản Hiến pháp đầu tiênnăm 1946 mà quyền công dân được ghi đậm, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Ở nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,

xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" Hiến pháp năm

2013 là một bước tiến dài về bảo đảm quyền con người và quyền công dân

Chăm lo dân sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chú trọng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất

và văn hóa của nhân dân; là điều kiện cơ bản để thực hành và hoàn thiện dân chủ Theo Chủ tịch HồChí Minh, "chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũngkhông làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập, khi mà được ăn no, mặc đủ" Người nói:

"Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dânđói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng vàChính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi" Trách nhiệm của Đảng và Chính phủ với

tư cách đầy tớ của dân là: "Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đauthương, cho đó là vì mình chưa hoàn thành nhiệm vụ Cho nên Đảng vừa lo tính công việc lớn nhưđổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thờilại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngàycủa nhân dân"

Qua 30 năm đổi mới, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, nhìn một cáchtổng quát, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi Tuy nhiên, trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ

Ngày đăng: 28/03/2019, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w