Phần I - CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG Theo thiết kế, hệ thống theo dõi diễn biến rừng cấp tỉnh được vận hành theo cơ chế được minh họa trong sơ đồ dưới đây: Tổ tuần t
Trang 1CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG
TRÊN MÁY TÍNH BẢNG
Trang 2Lời nói đầu
Tài liệu Cẩm nang thao tác này giới thiệu trình bày chi tiết quy trình đo đếm
và báo cáo diễn biến rừng (ĐĐ&BCDBR) Để hiểu được tổng quát về Hệ thống TDDBR cấp tỉnh, người đọc cần tham khảo Sổ tay vận hành Hệ thống TDDBR
và, để biết thêm các chi tiết trong từng hợp phần của Hệ thống TDDBR, người đọc cần tham khảo các Hướng dẫn thực hiện, Cẩm nang thao tác, tài liệu tập huấn khác được trình bày trong Hình 1 sau đây
• Tài liệu tập huấn I – Tập huấn các TTTR
• Tài liệu tập huấn II – Tập huấn đo đếm và báo cáo DBR
• Tài liệu tập huấn III – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho các Hạt Kiểm lâm
• Tài liệu tập huấn IV – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho Chi cục Kiểm lâm
• Tài liệu tập huấn V – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ảnh vệ tinh
• Tài liệu tập huấn VI – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ô mẫu ngẫu nhiên
Các sách hướng dẫn
Các tài liệu tập huấn
Hướng dẫn Thực hiện đo đếm
và báo cáo diễn biến rừng
Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ liệu (cho Hạt Kiểm lâm)
Hướng dẫn Thực hiện tuần tra rừng cấp bản
Hướng dẫn dành cho người Quản trị Hệ thống TDDBR
Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ liệu (cho Chi cục Kiểm lâm)
Cẩm nang thao tác Ứng dụng trên máy tính bảng
Cẩm nang thao tác CSDL diễn biến rừng (cho Hạt Kiểm lâm)
Cẩm nang thao tác CSDL diễn biến rừng (cho Chi cục Kiểm lâm)
Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (xác minh bằng ô mẫu ngẫu nhiên)
Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (xác minh bằng ảnh
vệ tinh)
Các cẩm nang thao tác
Hình 1 Cấu trúc các tài liệu hướng dẫn được xây dựng để vận hành Hệ
thống TDDBR cấp tỉnh
Trang 3Mục lục
Phần I - CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG 1
Phần II - TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH BẢNG 2
Phần III - KIỂM TRA PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM VÀ BẢN ĐỒ NỀN 3
1 Kiểm tra phần cứng 3
2 Kiểm tra phần mềm, các chức năng và bản đồ nền 3
2.1 Chức năng thu tín hiệu vệ tinh GPS và chức năng la bàn số 3
2.2 Kiểm tra phần mềm đo đếm và báo cáo diễn biến rừng 6
2.3 Kiểm tra các bản đồ nền 7
2.4 Kiểm tra tên người sử dụng đã đăng ký với hệ thống quản lý 8
Phần IV - ĐO ĐẾM VÀ BÁO CÁO DIỄN BIẾN RỪNG 10
1 Công tác chuẩn bị 10
1.1 Trước khi đi thực địa 10
1.2 Trước khi bắt đầu đo đếm 10
2 Thực hiện đo đếm diễn biến diện tích rừng ngoài thực địa 19
2.1 Đo đếm diện tích biến động và chụp ảnh thực địa 19
2.2 Nhập thông tin thực địa vào bảng thuộc tính 28
2.3 Kiểm tra lại số liệu đã thu thập 31
3 Chuyển số liệu đã đo đếm ngoài thực địa lên máy chủ 34
3.1 Kết nối internet (Wi-Fi) cho máy tính bảng 35
3.2 Đồng bộ dữ liệu lên máy chủ 40
Phần V - BẢO QUẢN THIẾT BỊ, NÂNG CẤP PHẦN MỀM 44
1 Sử dụng và bảo quản thiết bị 44
1.1 Tránh làm rơi, vỡ và bị va chạm mạnh với các vật thể khác 44
1.2 Tránh làm ướt thiết bị 44
1.3 Sử dụng pin 45
1.4 Lau chùi, bảo quản và tắt máy khi không sử dụng 45
1.5 Làm gì khi thiết bị không sử dụng được? 46
2 Nâng cấp phần mềm 46
2.1 Quản lý thiết bị theo người dùng 46
2.2 Chuyển đổi, đăng ký lại người dùng và cài đặt lại phần mềm 46
2.3 Nâng cấp phần mềm lên một phiên bản mới 46
Trang 6Phần I - CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG
Theo thiết kế, hệ thống theo dõi diễn biến rừng cấp tỉnh được vận hành theo
cơ chế được minh họa trong sơ đồ dưới đây:
Tổ tuần tra rừng
Báo cáo
Kiểm tra và Đo đạc
UBND xã Rừng chưa giao
Kiểm tra và Đo đếm Báo cáo
Công ty
Tổ chức BQLR LLVT
Theo đó, các cán bộ kiểm lâm địa bàn (đối tượng chính của tài liệu hướng dẫn này) sẽ sử dụng máy tính bảng để thực hiện quy trình đo đếm biến động rừng ngoài thực địa và báo cáo lên cấp trên thông qua máy chủ cơ sở dữ liệu
Trang 7- Thiết bị GPS cầm tay;
- Máy chụp ảnh kỹ thuật số có tích hợp GPS;
- La bàn;
- Bản đồ giấy;
- Phiếu khảo sát thực địa dạng giấy
Về mặt lý thuyết, ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa có thể chạy trên bất kỳ thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng) thuộc bất kỳ hãng sản xuất nào có sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 4.0 trở lên Tuy nhiên, để khai thác được hết các chức năng của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, các thiết bị dùng để chạy ứng dụng này phải đáp ứng được cấu hình sau:
- Hệ điều hành Android phiên bản 4.0 trở lên
- Độ lớn màn hình: 5 inches trở lên;
- Có ống kính chụp ảnh phía sau máy;
- Có cảm biến thu tín hiệu vệ tinh GPS Lưu ý: Một số dòng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh chạy Android chỉ có A-GPS, chức năng này không phù hợp với ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa;
- Có cảm biến la bàn số (True North hoặc Magnetic North);
- Có khả năng kết nối Internet không dây (WiFi)
Về mặt thực tế, để đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính và đảm bảo đủ cấu hình nêu trên, khai thác hết các chức năng của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, khuyên dùng thiết bị máy tính bảng ASUS FonePad FE375CXG hoặc tương đương
Tài liệu hướng dẫn vận hành này được xây dựng trên cơ sở ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa phiên bản 2.0 được cài đặt trên thiết bị ASUS FonePad
FE375CXG Với các thiết bị khác và với phiên bản sau của ứng dụng thu
Trang 8tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tham vấn với tác giả tài liệu này để có thêm thông tin
Phần III - KIỂM TRA PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM VÀ BẢN ĐỒ NỀN
Khi nhận bàn giao thiết bị từ cấp tỉnh, người dùng cần kiểm tra kỹ tình trạng hoạt động (cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị, cũng như các ứng dụng
và bản đồ nền cần thiết
1 Kiểm tra phần cứng
- Toàn thân máy không bị vỡ
- Màn hình hiển thị không bị vỡ, hiển thị tốt toàn bộ các yếu tố trên màn hình
- Màn hình cảm ứng hoạt động tốt, nhận được cảm ứng chạm ngón tay tại bất kỳ điểm nào
- Cảm biến thu nhận tín hiệu vệ tinh GPS hoạt động tốt (thử bằng phần mềm ứng dụng trong máy)
- Cảm biến la bàn số hoạt động tốt (thử bằng phần mềm ứng dụng trong máy)
- Chức năng chụp ảnh của máy hoạt động tốt, lưu được hướng chụp ảnh vào ảnh chụp và lưu được ảnh vào bộ nhớ máy
- Chức năng kết nối Internet không dây (WiFi) hoạt động tốt
- Pin và bộ sạc pin hoạt động tốt
2 Kiểm tra phần mềm, các chức năng và bản đồ nền
2.1 Chức năng thu tín hiệu vệ tinh GPS và chức năng la bàn số
Sử dụng phần mềm ứng dụng “GPS Test” đã được cài sẵn trong máy
Trang 9Đưa máy ra ngoài trời, nơi không bị che khuất bởi mái nhà, cây cối hoặc các vật thể khác, và trong điều kiện thời tiết tốt Khởi động máy và chạm vào biểu tượng trên màn hình, chờ một lát để thiết bị thu tín hiệu vệ tinh, tín hiệu GPS thu được sẽ được thể hiện trên màn hình sau:
Sai số GPS
Số vệ tinh GPS thu được tín hiệu
Cường độ tín hiệu vệ
tinh GPS
Trang 10Để kiểm tra chức năng la bàn số, người dùng sử dụng màn hình 3D của ứng dụng “GPS Test”, bằng cách chạm vào ô 3D như trong hình sau:
Chạm ngón tay vào
ô này để chuyển sang chế độ 3D
Trang 11Tín hiệu la bàn số hoạt động tốt là khi xoay thiết bị theo các hướng khác nhau, chữ “N” thay đổi theo Ví dụ:
2.2 Kiểm tra phần mềm đo đếm và báo cáo diễn biến rừng
Để kiểm tra tình trạng hoạt động của ứng dụng khảo sát thực địa (JICA Survey), người dùng cần chạm vào biểu tượng JICA Survey trên màn hình:
Chạm vào biểu tượng này để mở ứng dụng
Trang 12Ứng dụng hoạt động tốt là sau khi chạm vào biểu tượng, cửa sổ sau đây xuất hiện:
2.3 Kiểm tra các bản đồ nền
Theo thiết kế của hệ thống, cấp tỉnh có nhiệm vụ tạo các bản đồ nền cho từng xã và cài đặt các bản đồ nền đó cho từng thiết bị vào đầu năm Người
La bàn số, có dao động nếu cầm máy trên tay (La bàn số đang hoạt động)
Các tham số về tọa
độ, hệ chiếu (GPS đang hoạt động)
Trang 13dùng phải kiểm tra sự đầy đủ của các bản đồ nền đó trước khi nhận máy về
sử dụng tại địa bàn
Tùy theo từng địa phương mà số lượng bản đồ nền và tên các lớp nền có thể khác nhau nhưng theo thiết kế, có sáu (6) lớp bản đồ nền có tên như dưới đây:
- Lớp nền ảnh vệ tinh: TenXa_Ảnh vệ tinh
- Lớp nền địa hình (đường đồng mức): TenXa_Địa hình
- Lớp nền quy hoạch ba loại rừng: TenXa_Ba loại rừng
- Lớp nền hiện trạng rừng năm trước: TenXa_Hiện trạng (năm)
- Lớp ranh giới tiểu khu, khoảnh: TenXa_Tiểu khu – khoảnh
- Lớp ranh giới thôn bản: TenXa_Thôn bản
Ví dụ dưới đây trình bày về các lớp bản đồ nền cho thiết bị được sử dụng ở
xã Mường Mươn:
2.4 Kiểm tra tên người sử dụng đã đăng ký với hệ thống quản lý
Theo thiết kế của hệ thống, cấp tỉnh có nhiệm vụ tạo và đăng ký người dùng
ở mỗi xã cho máy tính bảng Tùy theo nhu cầu của từng địa bàn, có thể có
xã được sử dụng nhiều hơn một (1) máy tính bảng Người dùng cần kiểm tra
kỹ tên người dùng trên máy, đúng với địa bàn mình quản lý
Trang 14Người dùng có thể kiểm tra tên người dùng (tên xã) trên máy tính bảng theo hướng dẫn bằng hình ảnh như sau:
Khi đáp ứng được các điều kiện đã kiểm tra ở trên, thiết bị máy tính bảng đã
đủ điều kiện và sẵn sàng được vận hành đo đếm biến động diện tích rừng ngoài thực địa và gửi số liệu lên máy chủ cơ sở dữ liệu
tương ứng với địa bàn từng xã, nếu nhận sai thiết bị thì sẽ không dùng được
Chạm vào biểu tượng này để mở thực đơn
Tên người dùng xuất hiện ở đây
Trang 15Phần IV - ĐO ĐẾM VÀ BÁO CÁO DIỄN BIẾN RỪNG
1 Công tác chuẩn bị
1.1 Trước khi đi thực địa
Ít nhất bốn tiếng đồng hồ trước khi đi thực địa, người dùng máy tính bảng phải tiến hành các công việc chuẩn bị sau:
- Kiểm tra tình trạng thiết bị xem còn hoạt động tốt không;
- Kiểm tra tình trạng pin có đủ dùng trong ngày không (thông thường thiết
bị phải còn trên 75% pin thì mới đủ dùng để thao tác ngoài hiện trường trong khoảng 3 giờ), nếu không đủ hoặc hết hoặc sắp hết pin thì phải sạc thêm
- Kiểm tra lại tên người dùng trong máy xem có đúng thiết bị của mình không (do dữ liệu bản đồ nền được thiết lập riêng cho từng xã, nên nếu
bị nhầm máy, sẽ không có số liệu để đo đếm ngoài hiện trường);
- Kiểm tra lại lần nữa các bản đồ nền trong máy (không có bản đồ nền thì
sẽ không làm việc được ngoài hiện trường);
Trước khi bắt đầu khởi hành đi thực địa, cần tắt màn hình (nếu màn hình chưa tắt) và bỏ thiết bị vào túi bảo quản chuyên dùng
1.2 Trước khi bắt đầu đo đếm
Sau khi đã đến được hiện trường và trước khi bắt đầu đo đếm diện tích biến động, người dùng máy tính bảng phải tiến hành các bước chuẩn bị sau để đảm bảo được độ chính xác của số liệu:
a Làm mới tín hiệu GPS
Trong quá trình di chuyển đến hiện trường, do thiết bị ở chế độ ngủ nên có thể dữ liệu vệ tinh không được cập nhật, do đó người dùng phải làm mới lại tín hiệu vệ tinh trước khi tiến hành đo đếm Thao tác như sau:
Trang 16 Chạm vào biểu tượng dưới đây trên màn hình chính để mở ứng dụng
“GPS Test”:
Chờ đến khi số sai số trong hình dưới đây chạy xuống dưới số 10 và
số vệ tinh GPS thu được tín hiệu lớn hơn số 7 (mất khoảng 5 phút
để đạt được các tham số này nếu người dùng đứng tại một chỗ và trong điều kiện thời tiết trung bình Nếu người dùng di chuyển nhiều
và thời tiết xấu, thời gian có thể lâu hơn):
Sai số GPS
Số vệ tinh GPS thu được tín hiệu
Cường độ tín hiệu
vệ tinh GPS
Trang 17b Kiểm tra hoặc cài đặt lại hệ tọa độ
Trong một số trường hợp, hệ tọa độ địa phương không được lưu lại, do đó người dùng phải kiểm tra và nếu chưa đúng thì phải cài đặt lại Thao tác như sau
Bước 1: Mở ứng dụng “JICA Survey” bằng cách chạm vào biểu tượng sau
trên màn hình chính:
Bước 2: Kiểm tra
Quan sát các dòng chữ trắng ở góc trái dưới màn hình, nếu không có tham
số hiện lên như trong hình dưới đây thì có nghĩa là chưa có hệ tọa độ hoặc
hệ tọa độ chưa cài đặt đúng
Chạm vào biểu tượng này để mở ứng dụng
Hệ tọa độ chưa đúng hoặc chưa được cài đặt
Trang 18Nếu vị trí này có các tham số hiện lên như hình dưới đây thì có nghĩa là đã cài đặt đúng hệ tọa độ (trường hợp ví dụ đối với tỉnh Điện Biên)
Nếu hệ tọa độ đã cài đặt đúng, chuyển sang phần cài đặt các lớp bản đồ nền Nếu chưa, người dùng phải cài đặt hệ tọa độ
Bước 3: Cài đặt hệ tọa độ:
Để cài đặt hệ tọa độ, thao tác như sau
- Trên màn hình chính của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào biểu tượng thực đơn (ba vạch trắng nằm ngang ở góc trên bên trái màn hình), như hình sau:
Hệ tọa độ đã được cài đặt đúng
Chạm vào biểu tượng này để
mở thực đơn
Trang 19Cửa sổ thực đơn hiện ra, chạm tiếp vào chữ “Hệ chiếu”, như hình sau:
Cửa sổ Hệ chiếu hiện ra, chạm vào VN2000 và hệ tọa độ của địa phương mình Trong ví dụ, chọn “Điện Biên-3 độ” áp dụng cho trường hợp tỉnh Điện Biên
Chạm vào chữ “Hệ chiếu” để
mở các hệ chiếu
Chạm để chọn Hệ chiếu cho địa phương của người dùng
Trang 20Sau khi chọn xong Hệ chiếu (hệ tọa độ), chạm vào biểu tượng chữ S trên nền đỏ để lưu hệ tọa độ và quay về màn hình chính, như trong hình sau:
c Kích hoạt các lớp bản đồ nền
Các lớp bản đồ nền đã được cấp tỉnh cài sẵn trong máy, tuy nhiên có thể chúng chưa được kích hoạt Người dùng cần kiểm tra và kích hoạt các lớp bản đồ nền, thao tác như sau
Trên màn hình chính của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào biểu tượng thực đơn (ba vạch trắng nằm ngang ở góc trên bên trái màn hình), như hình sau:
Chạm vào đây để lưu lại hệ tọa độ và trở về màn hình
chính
Chạm vào biểu tượng này để
mở thực đơn
Trang 21Cửa sổ thực đơn hiện ra, chạm tiếp vào chữ “Cấu hình”, như hình sau:
Cửa sổ Cài đặt hiện ra, chạm vào “Bản đồ Offline” và kiểm tra các lớp bản
đồ nền Chạm vào từng lớp để có biểu tượng ở đầu các lớp để kích hoạt chúng
Chạm vào chữ
“Cấu hình” để
mở phần cài đặt
Chạm vào đây để kiểm tra các lớp nền
Biểu tượng này có nghĩa là lớp nền này
đã được kích hoạt
Trang 22Trường hợp khi chạm vào “Bản đồ Offline” nhưng chưa có lớp nào hoặc còn thiếu lớp để kích hoạt, người dùng cần phải thêm vào các lớp cần thiết, bằng cách chạm vào nút “Thêm”, như hình sau:
Theo thiết kế của hệ thống, các lớp bản đồ nền được lưu trong thư mục
“ /Download/Ban do nen (HC)/” Người dùng chạm vào từng lớp rồi chạm vào chữ “Chọn” phía bên dưới để thêm vào một lớp Lặp lại thao tác này cho đến khi thêm đủ số lớp nền cần thiết
Chạm vào đây để thêm các lớp bản đồ nền
Thư mục lưu các lớp bản đồ nền
Các lớp bản đồ nền
Chạm vào chữ
“Chọn” để thêm một lớp
Trang 23d Định vị lại tọa độ điểm đứng
Tín hiệu vệ tinh GPS có thể dao động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như quá trình di chuyển, do đó người dùng cần thường xuyên định vị lại điểm đứng của mình Thao tác rất đơn giản, như sau:
Chạm vào biểu tượng này để định vị lại điểm đứng
đỗ, nằm ở góc dưới bên phải màn hình ứng dụng trên thiết bị máy tính bảng) là chỗ thường xuyên thao tác Người dùng cần chú ý đến biểu tượng này
lớp nền ảnh vệ tinh đầu tiên Nếu không, lớp ảnh vệ tinh sẽ che khuất các lớp khác, không dùng được
Trang 24e Kiểm tra, đối chiếu đối tượng ngoài thực địa và bản đồ trên máy Trước khi bắt đầu tiến hành khảo sát thực địa, người khảo sát cần kiểm tra lại và đối chiếu điểm đứng ngoài thực địa và địa điểm cần khảo sát trên bản
đồ Quan sát địa hình địa vật xung quanh, nhận dạng địa hình địa vật trên bản đồ nền vệ tinh để đối chiếu Nếu không đúng hoặc có nghi ngờ điểm đứng của mình, cần xác định lại địa bàn cần khảo sát
2 Thực hiện đo đếm diễn biến diện tích rừng ngoài thực địa
2.1 Đo đếm diện tích biến động và chụp ảnh thực địa
Ứng dụng máy tính bảng được phát triển để hỗ trợ cho người khảo sát đo đếm diện tích biến động ngoài thực địa cùng với ảnh chụp thực địa Để thu được số liệu một cách chính xác, người dùng cần theo các bước thao tác như sau:
Bước 1: Tại điểm bắt đầu đo đếm
Mở ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa lên, chờ chút cho ứng dụng chạy hết Sau đó, chạm vào biểu tượng trên góc trên bên phải màn hình ứng dụng, như hình sau:
định địa hình địa vật dễ dàng hơn Không sử dụng dữ liệu rừng trong lớp nền ảnh
vệ tinh này để làm căn cứ báo cáo diễn biến rừng
Chạm vào biểu tượng này để bắt đầu đo đếm
Trang 25Sau khi chạm vào biểu tượng trên, màn hình ứng dụng không có thay đổi gì,
mà chỉ có thanh thực đơn hiện lên dòng thông báo “Bắt đầu chế độ khoanh vùng, hãy chờ GPS ổn định trước khi thêm điểm!” trong vài giây Như hình sau:
Sau đó, biểu tượng biến mất và thay vào đó là 2 biểu tượng:
Như hình sau:
Chiếc đinh ghim biến mất, thay vào đó
là các biểu tượng này
Trang 26Người dùng lưu điểm đầu tiên bằng cách chạm vào biểu tượng định vị (số 1) rồi sau đó chạm vào biểu tượng dấu cộng (số 2) như trong hình sau:
Ngay sau khi chạm vào biểu tượng để tạo một điểm, ứng dụng cho phép người khảo sát chụp ảnh thực địa ngay từng điểm mới tạo, trước khi lưu điểm và di chuyển đến điểm tiếp theo
Chạm biểu tượng này