SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 ĐỀTHI CHÍNH THỨC Môni tỉnh lớp 12 môn toán' title='đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 môn toán'>THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 ĐỀTHI CHÍNH THỨC Môni tỉnh lớp 12 môn hóa' title='đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 môn hóa'>THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 ĐỀTHI CHÍNH THỨC Môni tỉnh lớp 12 môn văn' title='đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 môn văn'>THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 ĐỀTHI CHÍNH THỨC Môn: VĂN Thời gian làm bài : 180 phút Câu 1: (4 điểm) Anh/Chị hãy viết một văn bản nghị luận trình bày cách hiểu của mình về nhận định sau: “ Căn cứ vào những bài hay và tiêu biểu của tập thơ (Nhật ký trong tù), người ta thấy màu sắc đậm đà nhất của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển.” (Sách Văn học 12-Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 19) Câu 2: (6 điểm) Bình giảng đoạn văn sau trích trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao: “ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ:“ Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp!Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… (Sách Văn học 11-Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 215-216) Câu 3: (10 điểm) Anh/Chị hãy trình bày về thực chất và những tiêu chuẩn để xác định giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm văn học. Từ đó, chọn phân tích một tác phẩm thơ trong chương trình Văn học lớp 11 hoặc lớp 12 để làm sáng tỏ vấn đề. ---------------------------- Hết ---------------------------- - Thí sinh không được dùng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 Môn: VĂN Thời gian làm bài : 180 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: - Văn bản nghị luận đáp ứng các yêu cầu về văn phong. - Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. - Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày vấnđề theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý về nội dung: - “Nhật ký trong tù” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật trong lĩnh vực thơ ca của Hồ Chí Minh.Trong tập thơ có những bài đặc biệt xuất sắc. - Qua những bài thơ ấy, người đọc cảm nhận được một hồn thơ đậm đà màu sắc cổ điển với các biểu hiện: + Giàu tình cảm đối với thiên nhiên + Bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật + Hình tượng nhân vật ung dung, nhàn nhã, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ + Thơ chữ Hán, thể thơ tứ tuyệt cổ điển phù hợp với nội dung C. Cho điểm: - Điểm 4: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A, B; hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa, nội dung của nhận định; trình bày thuyết phục về lý lẽ và dẫn chứng. Văn viết tốt, chữ rõ, bài sạch. - Điểm 2: Bài tỏ ra nắm được yêu cầu, tuy vậy giải thích và nêu cứ liệu chưa đầy đủ. Văn viết được, chữ rõ, bài sạch. - Điểm 1: Bài tỏ ra chưa hiểu vấn đề, ý và cứ liệu còn nghèo, văn vụng. Câu 2: (6 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết đủ ba phần: Mở - Thân - Kết - Xác định đúng phương pháp làm bài bình giảng văn học. - Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách. - Hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả; chữ rõ, bài sạch. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể bình giảng từ nhiều góc độ. Sau đây là một số gợi ý về hình thức và nội dung đoạn văn: 1.Hình thức: - Đoạn văn nằm ở vị trí mở đầu tác phẩm, có ý nghĩa dựng chân dung nhân vật một cách độc đáo. - Đoạn văn có nhiều kiểu câu với những dấu câu đặc thù gây ấn tượng trực quan cũng như tạo được nhiều lớp nghĩa cho nội dung thông báo. - Đoạn văn có nhiều giọng điệu linh hoạt: tả, kể xen kẽ với lời độc thoại; lời của nhân vật xen kẽ với lời của tác giả. - Đoạn văn có kết cấu logic về nhiều phương diện: thời gian, tâm lý… 2. Nội dung: - Giới thiệu nhân vật Chí Phèo một cách độc đáo, chi tiết. - Góp phần thông báo đặc điểm, tính cách nhân vật. C. Cho điểm: - Điểm 6: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A, B; có sự phát hiện sâu sắc và sáng tạo về các giá trị hình thức, nội dung của đoạn văn; văn viết tốt, biểu cảm. - Điểm 3: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên trình bày ý chưa thật đầy đủ, hệ thống, có phát hiện một số giá trị nhưng chưa làm nổi bật được giá trị của toàn đoạn văn. Hành văn trôi chảy. - Điểm 1: Bài đã nêu được một số giá trị tuy nhiên không phải là những giá trị cơ bản của đoạn văn. Hành văn còn vụng, chữ viết và bài làm chưa sạch đẹp. Câu 3: (10 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết đủ ba phần: Mở bài – Thân bài - Kết luận - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học gắn liền với vấnđề lý luận. - Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách. - Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ. B. Yêu cầu về kiến thức: 1. Vấnđề lý luận văn học: (3 điểm) - Thực chất của giá trị thẩm mỹ là đềcập đến cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật; sự hấp dẫn, thú vị, dư âm mà tác phẩm để lại trong lòng bạn đọc; và đỉnh cao là sự kích thích khả năng đồng sáng tạo ở độc giả. (1 điểm) - Các tiêu chuẩn để xác định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học bao gồm: + Sự phù hợp giữa hình thức và nội dung: Các yếu tố từ ngữ, hình ảnh, hình tượng, giọng điệu, kết cấu, biện pháp tu từ…đều góp phần diễn tả chính xác và thành công nội dung tư tưởng của tác phẩm, ý đồ sáng tác của tác giả.(0,5 điểm) + Sự điêu luyện: Nhà văn thể hiện “tay nghề cao” trong các thủ pháp xây dựng tác phẩm, từ cách sử dụng từ ngữ, câu văn; cách xây dựng tình huống, kết cấu; cách tả, kể… đến cách xây dựng nhân vật, hình tượng. (0,5 điểm) + Tính mới mẻ: Các yếu tố hình thức nêu trên có sự sáng tạo, không mòn sáo, không trùng lặp.(0,5 điểm) + Tính độc đáo của bút pháp: Tác phẩm gây được sự chú ý bởi yếu tố lạ, rất riêng biệt của nhà văn, tạo ra dấu ấn về phong cách nhà văn.(0,5 điểm) 2. Phân tích tác phẩm thơ: (7 điểm) - Chọn tác phẩm thơ trong chương trình Văn học lớp 11 hoặc 12. - Phân tích tác phẩm sát hợp, hướng tới làm rõ giá trị thẩm mỹ của tác phẩm trên cơ sở các tiêu chuẩn nêu trên. - Có thể bổ dọc tác phẩm để làm rõ từng tiêu chuẩn hay bổ ngang tác phẩm để làm rõ vấnđề theo hướng tổng hợp. C. Cho điểm: (Phần phân tích tác phẩm) - Điểm 7:Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A,B, tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải quyết đúng hướng, có trọng tâm; phân tích sâu sắc, sáng tạo; văn giàu chất tư duy. Diễn đạt tốt, chữ viết sạch, rõ. - Điểm 5: Bài làm đảm bảo hiểu vấn đề, có định hướng đúng, có những phân tích sâu sắc. Tuy nhiên ý có thể chưa thật toàn diện. Văn viết khá, chữ viết sạch. - Điểm 3: Bài làm tỏ ra hiểu định hướng, chỉ ra được các biểu hiện của tiêu chuẩn thẩm mỹ, tuy nhiên chưa đầy đủ và phân tích chưa thật sát hợp. Văn viết được, chữ rõ ràng. - Điểm 2: Chưa thật nắm chắc định hướng, có sự lệch ý, sa đà vào phân tích tác phẩm tràn lan. Văn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Chưa hiểu chính xác vấn đề, diễn xuôi thơ, văn vụng, chữ xấu. ------------------------- HẾT ------------------------- Lưu ý: - Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn diện nhưng tỏ ra độc đáo, sáng tạo. - Giám khảo căn cứ vào biểu điểm, thảo luận định ra những mức điểm còn lại. . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THI N HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: VĂN Thời gian làm bài : 180. gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THI N HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 Môn: VĂN Thời gian làm bài : 180 phút HƯỚNG