Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật người vợ nhặt trong Vợ nhặt Kim Lân.. Từ đó, hãy liên hệ với hình tượng nhân vật Liên Hai đứa trẻ - Thạch Lam trong cảnh đợi tàu để thấy được
Trang 1ĐỀ SỐ 11
I ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi từng nói: "Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi" Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi.
Đừng nói: "Nếu có thể thì tôi đã làm rồi" mà hãy hói: "Nếu có thể thì tôi sẽ làm" Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.
Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lí do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng.
Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải là một cái cây.
Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách "Tôi nên làm" trong tâm trí bạn.
Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì.
Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm.
Đích đến không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy!
Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội.
(Thay đổi/lựa chọn/quyết định, Jim Rohn, Triết lí cuộc đời, NXB Lao động, 2016, tr 25)
Câu 1 Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì? Câu 2 Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức? Câu 3 Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm? Câu 4 Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi
không? Vì sao?
II LÀM VĂN
Câu 1 Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình
bày
suy nghĩ của anh/chị về ý kiến cho rằng: Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội
Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật người vợ nhặt trong Vợ nhặt (Kim
Lân) Từ đó, hãy liên hệ với hình tượng nhân vật Liên (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) trong cảnh đợi tàu để thấy được niềm khát khao sự sống của con người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và nhận xét về tư tưởng nhân đạo của các tác giả
Trang 2GỢI Ý LÀM BÀI
I ĐỌC HIỂU
Câu 1 Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện
ở danh sách "Tôi nên làm".
Câu 2 Chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức vì con người chúng ta được
trao đặc quyền chọn lựa Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.
Câu 3 Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa chọn rất
dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiềm ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện
Câu 4.
- Đồng tình với ý kiến mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi.
- Vì: nếu chúng ta không thay đổi trong (cảm xúc, nhận thức, hành động) thì mọi thứ khác
có thay đổi cũng chẳng khiến ta thay đổi được
II LÀM VĂN
Câu 1 Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ
của mình về vấn đề cần nghị luận (sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội) theo
nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục Thí sinh có thể viết đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 2/3 trang giấy thi) theo hướng:
- Giải thích ngắn gọn thế nào là "thiếu quyết đoán", "đánh cắp"
Lựa chọn một trong các khía cạnh sau để tiếp tục nghị luận:
- Khẳng định tính đúng/sai của ý kiến
- Lí giải nguyên nhân đúng/sai
Câu 2 Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm
nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, từ đó liên hệ với nhân vật Liên (Hai đứa trẻ,
Thạch Lam) để nhận xét về lòng khát khao sự sống của con người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục Dưới đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
* Cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt
* Khái quát: Không tên tuổi, lai lịch Cái đói đã tàn phá sức vóc của một cô gái đương thì
("cái ngực gày lép nhô hẳn lên, hai con mắt thì trũng hoáy", "thị rách quá, áo quần tả tơi
Trang 3như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt" ); thậm chí khiến thị trở nên một người đàn bà thiếu tự trọng (sưng sỉa vì Tràng quên
lời hứa mời ăn, khi được Tràng mời, thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc); liều lĩnh, thân phận
rẻ rúng (chấp nhận theo không một người đàn ông không quen biết về nhà)
* Diễn biến tâm trạng nhân vật người vợ nhặt:
- Buổi chiều hôm trước:
+ Trên đường về nhà Tràng: Các chi tiết "Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt Thị có vẻ rón rén, e thẹn.", "thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia", chứng tỏ nhân vật người "vợ nhặt" có ý
thức rất sâu sắc về thân phận của mình Thị có ý thức về nhân phẩm chứ hoàn toàn không thiếu tự trọng khi theo không một người đàn ông
+ Về đến nhà Tràng:
Đứng trong căn nhà "vắng teo, rúm ró" của mẹ con Tràng, thị đảo mắt nhìn xung quanh
và thất vọng, "cái ngực lép nhô hẳn lên nén một tiếng thở dài" Có lẽ thị cám cảnh cho gia
cảnh sống nhà Tràng và có phần thất vọng về nơi chốn mà mình có ý định tựa nương
Thị ngồi mớm ở mép giường, ngượng nghịu Chi tiết tiếp tục cho thấy sự ý tứ, thẹn thùng trong cách ứng xử của thị Người đàn bà này không phải không biết tự trọng
Khi bà cụ Tứ về, thị đã đứng lên lễ phép chào Tưởng bà không nghe, thị lại chào một
lần nữa: "U đã về ạ!" Lời chào hỏi chứng tỏ thị là người biết ứng xử, nhã nhặn, khác hẳn với
sự "chao chát, chỏng lỏn" thị bộc lộ với Tràng ngoài chợ.
Đứng trước mặt mẹ chồng, trông thị thật đáng thương: Thị "cúi mặt xuống, tay vân vê tà
áo đã rách bợt" Có lẽ trong thị lúc này ngập tràn nỗi thương thân, tủi phận cho số kiếp quá
rẻ rung của mình
Trước những lời lẽ ấm áp tình người của bà cụ Tứ, thị "khép nép đứng nguyên chỗ cũ",
ra dáng một người con dâu hiền thảo, đúng mực
- Buổi sáng hôm sau:
+ Người vợ nhặt dậy sớm cùng mẹ chồng quét tước, thu dọn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, xây đắp tổ hạnh phúc
+ Trong cái nhìn của Tràng, người đàn bà hôm nay thật "hiền hậu đúng mực" chứ không còn cái vẻ "chao chát, chỏng lỏn" như hôm gặp ngoài chợ.
+ Cách ứng xử trong bữa ăn của thị cũng thật tế nhị, khôn khéo: Nhìn bát cháo cám người
mẹ vui vẻ đưa cho, mắt thị tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng Thị đã giấu kín nỗi chua chat để khỏi làm mẹ chồng phật ý, giữ gìn không khí vui vẻ trong gia đình
Trang 4+ Chính người vợ nhặt mang đến thông tin về thời cuộc cho mẹ con Tràng: "Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa." Với chi tiết này, nhân vật trở thành "người truyền
tin" cho cách mạng, dự báo một tương lai tươi sáng cho cách mạng
Kim Lân chủ yếu tập trung khắc họa hình tượng người vợ nhặt thông qua những chi tiết
về cử chỉ, hành động Nhân vật hiện lên là một người phụ nữ đáng thương nhưng đáng trọng bởi nhân cách
Nhà văn tiếp tục bộc lộ sự thấu hiểu, đồng cảm, xót thương, trân trọng, tin tưởng đối với những người lao động nghèo khổ thông qua hình tượng người vợ nhặt
* Liên hệ nhân vật Liên, nhận xét về lòng khát khao sự sống của con người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
- Liên hệ nhân vật Liên: Liên trong Hai đứa trẻ là một cô bé mới lớn, rất nhạy cảm Tuổi
thơ, Liên cùng với gia đình sống tại Hà Nội, từng được đi chơi Bờ Hồ, được uống những cốc
nước lạnh xanh đỏ ở Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo Khi cha mất
việc, gia đình Liên phải về quê sinh sống Cuộc sống nơi phố huyện tăm tối, tịch mịch đã khiến trong Liên dấy lên niềm khát khao ánh sáng, khát khao sự sống, khát khao một thế giới đáng sống Tối nào Liên và em cũng thức để đợi đoàn tàu đi qua phố huyện Đoàn tàu đến mang theo một thế giới ngập tràn ánh sáng và âm thanh, khác hẳn với phố huyện nghèo Mọi giác quan của Liên, đặc biệt là thị giác và thính giác như căng ra để đón nhận (Bám vào một
vài chi tiết về ánh sáng và âm thanh mà tác giả mô tả đoàn tàu đi qua phố huyện: tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào - những thanh âm náo nhiệt, ồn ào, làm náo động phố huyện tịch mịch, yên tĩnh; tàu rầm rộ đi tới, hai chị em nhìn không rời các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh - ánh sáng rực rỡ, lung
linh, sáng chói, thỏa mãn khát vọng, mong đợi của hai chị em Ánh sáng và âm thanh đoàn tàu mang đến khác hẳn với ánh sáng và âm thanh nơi phố huyện.) Để rồi đến khi đoàn tàu đi qua, Liên còn nhìn theo đầy tiếc nuối
Hình tượng đoàn tàu đi qua phố huyện mang ý nghĩa biểu tượng cho một thế giới đáng sống mà Liên, An và những người lao động nghèo nơi phố huyện khao khát được sống trong
đó Liên chính là nhân vật mang theo ước mơ, niềm hi vọng, tin tưởng của Thạch Lam về niềm khát khao sự sống
- Nhận xét:
Trang 5+ Cả Liên và nhân vật người vợ nhặt đều có niềm khát khao sự sống vì họ phải sống cuộc đời quá tăm tối, cực nhục Thân phận của họ là thân phận của những người khốn khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến
+ Với niềm khát khao sự sống gửi gắm trong các nhân vật, hai nhà văn vừa phản ánh hiện thực đời sống của con người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, vừa bộc lộ tấm lòng yêu thương, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia và niềm tin yêu vào con người (tinh thần nhân đạo) Cũng bởi các nhân vật này mà mỗi câu chuyện thêm đậm chất nhân văn