BTC ngày 26/08/2016 để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn nội dung,phương pháp kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sảnxuất Nội thất Huy Gia Khánh.Về mặt thực
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong một nền kinh tế, doanh nghiệp thương mại giữ vai trò phân phối lưuthông hàng hoá, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội Trong hoạt động kinh doanhthương mại, bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, nó giữ vai trò chi phối cácnghiệp vụ khác các chu kì kinh doanh chỉ có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng khikhâu bán hàng được tổ chức nhằm quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu suất sinh lời.Hiện nay, việc bán hàng hoá của các doanh nghiệp phải đối mặt với không ítkhó khăn thử thách Một là, sự gia tăng ngày càng nhiều của các doanh nghiệp vớicác loại hình kinh doanh đa dạng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.Thêm vào đó, cùng với chính sách mở của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Namcòn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các hãng nước ngoài Hai là, cơ chế quản lýkinh tế còn nhiều bất cập gây không ít khó khăn trở ngại cho các doanh nghiệp Dovậy, để có thể đứng vững trên thương trường thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt côngtác bán hàng, có chiến lược bán hàng thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ độngthích ứng với môi trường nắm bắt cơ hội, huy động có hiệu quả nguồn lực hiện có
và lâu dài để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh Gắn liền vớicông tác bán hàng thì kế toán bán hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nóphản ánh toàn bộ quá trình bán hàng của doanh nghiệp cũng như việc xác định kếtquả bán hàng cung cấp thông tin cho nhà quản lý về hiệu quả, tình hình kinh doanhcủa từng đối tượng hàng hoá để từ đó có được những quyết định kinh doanh chínhxác kịp thời và có hiệu quả Doanh nghiệp cần biết vận dụng tốt công tác kế toánchính là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi đánh giá tình hìnhdoanh nghiệp một cách thực tế nhất để có các giải pháp kịp thời
Trong quá trình học hỏi, tiếp xúc thực tế tại Công ty Cổ phần Thương mại và
Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh kết hợp với kiến thức tích lũy được qua các năm
học, em đã hoàn thành khóa luận với đề tài: “Kế toán bán hàng nội thất tại Công
ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh”
Về mặt lý thuyết, khóa luận đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về kế toánbán hàng trong doanh nghiệp thương mại Khóa luận dựa theo chuẩn mực kế toánViệt Nam và chế độ kế toán hiện hành (Ban hành theo thông tư số 133/2016/TT –
Trang 2BTC ngày 26/08/2016) để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn nội dung,phương pháp kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sảnxuất Nội thất Huy Gia Khánh.
Về mặt thực tiễn, thông qua việc thu thập, phân tích các thông tin, khóa luậnphát hiện thực trạng và phương pháp kế toán bán hàng tại công ty, từ đó đánh giánhững mặt đạt được và hạn chế về tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán, hệthống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán mà công ty áp dụng.Với những điểm còn hạn chế trong kế toán bán hàng mà cụ thể là kế toán bánhàng nội thất của công ty, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kếtoán bán hàng nội thất từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.Mong rằng khoá luận có thể làm cơ sở tham khảo cho Công ty Cổ phầnThương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh trong việc nâng cao hiệu quảcông tác bán hàng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển hơn nữa trong tương lai
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Thương mại vàSản xuất Nội thất Huy Gia Khánh em đã có những hiểu biết thực tế về hoạt độngkinh doanh của công ty đặc biệt là về kế toán bán hàng nội thất tại công ty Với kiếnthức và dữ liệu thu thập được em đã hoàn thành bài khóa luận của mình với đề tài
“Kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh”
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân emcòn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, thầy cô trường Đại họcThương Mại và các anh chị trong Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nộithất Huy Gia Khánh
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy côkhoa Kế toán – Kiểm toán cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại họcThương Mại đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốtthời gian học tập tại trường
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Nhinh – người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốtnghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc cùng toànthể nhân viên, các phòng ban của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nộithất Huy Gia Khánh đặc biệt là Phòng kế toán đã cung cấp đầy đủ thông tin và tạomọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty để em có thểnắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Trang 4MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 2
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 5
1.1 Những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng trong các nghiệp thương mại tại Việt Nam 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Đặc điểm hoạt động bán hàng 6
1.1.3 Yêu cầu quản lý kế toán bán hàng 10
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng 11
1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam 12
1.2.1 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 12
1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định chế độ kế toán hiện hành – Thông tư số 133/2016 ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ tài chính 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG NỘI THẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT HUY GIA KHÁNH 30
Trang 52.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất nội thất Huy Gia Khánh
30
2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh 30
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 31
2.1.3 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại Công ty CP TM & SX Nội thất Huy Gia Khánh 35
2.2 Thực trạng kế toán bán hàng nội thất tại Công ty CP TM & SX Nội thất Huy Gia Khánh 38
2.2.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng nội thất tại Công ty 38
2.2.2 Kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh 40
CHƯƠNG III CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG NỘI THẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT HUY GIA KHÁNH 47
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh 47
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 47
3.1.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 48
3.2 Các đề xuất, kiến nghị 49
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 49
3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán và luân chuyển chứng từ kế toán .49
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán 50
3.2.4 Hoàn thiện ứng dụng khoa học công nghệ trong kế toán 53
3.2.5 Hoàn thiện kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi 53
3.2.6 Hoàn thiện áp dụng thông tư 133/2016/TT – BTC vào hạch toán kế toán 54
3.3 Điều kiện thực hiện các đề xuất tại công ty 56
3.3.1 Về phía nhà nước 57
3.3.2 Về phía doanh nghiệp 57
Trang 6KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ: 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị 32
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 33
Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký- Sổ Cái
Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
Trang 816 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
Trang 9tế quốc dân thì việc thực hiện tốt khâu bán hàng là điều kiện để kết hợp chặt chẽgiữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, là điều kiện để ổn định và nâng caođời sống của người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Kế toán bán hàng chịu sự chi phối của pháp luật của nhà nước, chuẩn mực vàchế độ kế toán của Việt Nam Tuy nhiên hệ thống 26 chuẩn mực và chế độ kế toánhiện hành theo TT200/2015/TT- BTC và TT133/2016/TT- BTC là những quy định vàhướng dẫn cho các loại hình doanh nghiệp và các phần hành khác nhau trong kế toán.Đối với kế toán bán hàng cần có sự hệ thống hóa những cơ sở lý luận có ảnh hưởngđến kế toán bán hàng để theo đó kế toán thực hiện ghi nhận, phản ánh thông tin vềtình hình kinh doanh của doanh nghiệp được đầy đủ, khách quan, đúng bản chất
1.2 Về thực tiễn
Kế toán bán hàng là một trong những phần quan trọng tại Công ty Cổ phần
Thương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh Qua tìm hiểu thực tế, công ty vẫn
còn tồn tại một số vấn đề về kế toán bán hàng về bộ máy kế toán, chứng từ kế toán,tài khoản kế toán, sổ kế toán, …
Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phảihoàn thiện kế toán bán hàng sao cho phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơchế quản lý, nâng cao chất lượng thông tin kế toán Vì vậy, đây là một vấn đề cấpthiết cần nghiên cứu, để tìm ra những biện pháp khắc phục và hoàn thiện hơn côngtác kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nội thấtHuy Gia Khánh
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng theochuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
Nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện công tác kế toán bán hàng nội thấttại công ty Đồng thời xác định được những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại
để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại đơn vị Thông qua khóa luận củng cố thêm kiến thức được học tại nhà trường đặc biệt
về công tác bán hàng và trau dồi những kinh nghiệm về công việc của nhân viên kếtoán thực tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là: Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kếtoán bán hàng nội thất tại Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất nội thất HuyGia Khánh
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuấtNội thất Huy Gia Khánh - Số 203 Nguyễn Khoái, Phường Thanh Lương, QuậnHai Bà Trưng
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu trong năm tài chính 2016
và 2017
4 Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn: Lập phiếu điều tra dưới dạng các câu hỏi mở không
có sẵn các đáp án nhằm thu thập những thông tin có liên quan đến quá trình kế toánbán nội thất để biết được quá trình đó được thực hiện như thế nào, có tuân thủ theoquy định của nhà nước hay không
Theo phương pháp này, nội dung là tìm hiểu những thông tin tại công ty vềphương pháp tính thuế, chế độ kế toán áp dụng Đồng thời, điều tra về mô hình tổchức bộ máy kế toán, các kỳ kế toán Đối với nội dung đề tài là kế toán bán hàng thìcần tìm hiểu về các phương thức bán hàng, hình thức sổ kế toán đang sử dụng tạicông ty, các chứng từ sử dụng trong khâu bán và tài khoản sử dụng để hạch toán
Trang 11Hơn nữa, tìm hiểu kỹ về các sổ được sử dụng trong khâu bán, và những phươngchâm phục vụ khách hàng, công ty sử dụng những chứng từ nào trong khâu bánhàng và quá trình tổ chức luân chuyển chứng từ được làm như thế nào Quan trọnghơn là công ty hạch toán kế toán bán hàng ra sao, các tài khoản sử dụng, quy trìnhvào từng sổ như thế nào Tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán bán hàng vàthủ kho.
Phương pháp được thực hiện theo quy trình sau: Thiết lập bảng phỏng vấn vớicác câu hỏi bám sát đề tài; điều tra tại phòng kế toán, chủ yếu là kế toán ở khâu bán
và cả nhân viên kinh doanh Sau đó về thống kê kết quả để phục vụ cho việc viết bàikhóa luận
( Bảng câu hỏi phỏng vấn - Phụ lục 01 )
4.1.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tiến hành nghiên cứu các tài liệu như: các loại chứng từ, sổ sách và báo cáotài chính Qua đó, sẽ tiếp cận được với quá trình ghi nhận nghiệp vụ bán hàng củađơn vị, căn cứ vào đâu, ghi như thế nào, tổng hợp ra sao Đồng thời thấy được côngviệc thực tế mà một kế toán bán hàng phải làm Và quan trọng là thu thập được các
dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện khóa luận
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1 Phương pháp tổng hợp
Thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập đầy đủ,chính xác nhờ các phương pháp như phỏng vấn, quan sát công tác kế toán bánhàng trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất nộithất Huy Gia Khánh
Trang 12Quá trình phân tích được bắt đầu từ khi tổng hợp các kết quả điều tra, sau
đó tóm lược lại thành các nội dung cần thiết và tổng quát nhất Dựa trên cácphiếu phỏng vấn phát ra và số phiếu thu lại được, tiến hành phân tích đánh giámức độ quan trọng của từng vấn đề qua tỷ lệ phần trăm của thông tin đó trongtổng số các thông tin, phân tích mối quan hệ giữa các thông tin, thông tin nào cóảnh hưởng lớn nhất
4.2.2 Phương pháp so sánh
Trong quá trình nghiên cứu kế toán bán hàng, nội dung của phương pháp nàyđược cụ thể hóa trong việc so sánh, đối chiếu giữa lý luận cùng với các nội dungliên quan trong VAS 01, VAS 02 và VAS 14; Thông tư 133/2016 của bộ tài chínhvới thực tế phát sinh nghiệp vụ trong công tác kế toán bán hàng tại công ty về điềukiện ghi nhận, chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, hạch toán và sổ kế toán; so sánhđối chiếu giữa số liệu trên chứng từ gốc và sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ kếtoán chi tiết tương ứng, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ cái và bảng tổng hợp chitiết để có số liệu chính xác khi lập BCTC
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp thương mạiViệt Nam
Chương 2: Thực trạng về kế toán bán hàng nội thất tại Công ty Cổ phầnThương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh
Chương 3: Các kết luận và giải pháp để hoàn thiện kế toán bán hàng nội thấttại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Nội thất Huy Gia Khánh
Trang 13CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1 Những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng trong các nghiệp thương mại tại Việt Nam
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
Mọi doanh nghiệp thương mại bán hàng đều mong muốn đạt được mục tiêu lợinhuận cao, bởi vậy mà doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu có tác động khá
là lớn lợi nhuận, phản ánh trực tiếp đến hiệu suất bán hàng
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành theoQuyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2011 của Bộ Tài chính thì Doanh thu vàcác khoản giảm trừ doanh thu được định nghĩa như sau:
Doanh thu: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp góp phần tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ
thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán (nếu có)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiệntrong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhậnban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện vềquy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế), và doanh nghiệp phải nộp thuếtiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đượctính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thựchiện trong một kỳ kế toán
Trang 14- Các khoản giảm trừ doanh thu
Giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do
hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán
giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Trường hợp muahàng nhiều lần mới đạt đến lượng hàng được hưởng chiết khấu thương mại thìkhoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn lầncuối cùng
Hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác
định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ
cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn hợp đồng
- Khái niệm Giá vốn hàng bán
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn đem lại lợi nhuận tối đa cho doanhnghiệp thì phải quản lý chặt chẽ vốn kinh doanh, sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốncủa doanh nghiệp Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định được một cách chính xácnhất các khoản chi phí chi ra Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phíchiếm tỷ trọng lớn nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh Muốn quản lý chặt chẽ
và xác định đúng giá vốn thì trước hết doanh nghiệp phải nắm vững được sự hìnhthành của giá vốn
Theo Giáo trình “Kế toán tài chính” trường Đại học Thương mại xuất bản năm2010: “Giá vốn hàng bán là trị giá thực tế xuất kho của thành phẩm, hàng hóa đượcxác định là tiêu thụ trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”
Giá vốn hàng bán bao gồm:
+ Trị giá của sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra
1.1.2 Đặc điểm hoạt động bán hàng
Trong doanh nghiệp thương mại, tiêu thụ hàng hóa được hiểu là hoạt động bánhàng Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là một quá trình thực hiện chuyển
Trang 15quyền sở hữu về hàng hóa cho khách hàng và thu tiền về Đây cũng là hoạt độngchủ yếu của doanh nghiệp thương mại để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp Côngtác bán hàng phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không.Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghệp kinh doanh thương mại và doanhnghiệp sản xuất là doanh nghiệp thương mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nóđóng vai trò trung gian môi giới cho người sản xuất và người tiêu dùng
Hoạt động mua bán hàng của các doanh nghiệp thương mại có thể thực hiệnqua hai phương thức: bán buôn và bán lẻ Trong đó, bán buôn là bán hàng cho cácđơn vị sản xuất kinh doanh để tiếp tục quá trình lưu chuyền hàng hóa, còn bán lẻ làbán hàng hóa cho người tiêu dùng, kết thúc quá trình lưu chuyển hàng hóa
Bán buôn hàng hóa qua kho là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đóhàng phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp Bán buôn hàng hóa quakho được thể hiện dưới hai hình thức :
Bán buôn hàng hóa qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp : theo hình
thức này bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận hàng Doanh nghiệpthương mại xuất kho hàng hóa, giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diệnbên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chứng từ nhận nợ, hàng hóa được xácđịnh là tiêu thụ
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng : Theo hình thức này căn cứ
vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng doanh nghiệp thương mại xuất kho
Trang 16hàng hóa, dùng phương tiện của mình hoặc phương tiện đi thuê ngoài chuyển hàngđến kho của bên mua hoặc một địa điểm mà bên mua quy định trong hợp đồng.Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên doanh nghiệp thương mại,chỉ khi nào bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàngchuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu số hàng đã giao.Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do thỏathuận của hai bên Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận chuyển, sẽ đượctính vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịu sẽ phải thu tiền của bên mua.
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng là phương thức bán hàng mà doanh nghiệpthương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển bánthẳng cho bên mua Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức :
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp:
Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng giao trực tiếp cho đại diện của bên muatại kho người bán Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng bên mua
đã thanh toán hoặc chấp nhận nợ
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: theo hình
thức này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng dùng phương tiện vận tải củamình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã đượcthỏa thuận Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp thương mại Khi nhận tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo củabên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa chuyển đi mớixác định là tiêu thụ
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, cácđơn vị kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội
bộ Đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêudùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thưc hiện Bán lẻ có thể thựchiện dưới các hình thức sau:
Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó, tách
rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua Mỗiquầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết các hoáđơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán
Trang 17hàng giao Căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hànghoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng.Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.
Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng
trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách Cuối ngày nhân viên bán hànglàm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy đểxác định số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo bán hàng
Hình thức bán hàng tự phục vụ: Khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến
bàn tính tiền và thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền lậphoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng
Hình thức bán hàng trả góp: Người mua hàng được trả tiền mua hàng thành
nhiều lần cho DNTM, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêmngười mua một khoản lãi do trả chậm
Hình thức bán hàng tự động: Các doanh nghiệp sử dụng các máy bán hàng tự
động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng nào đó đặt ở các nơi công cộngkhách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy tự động đẩy hàng cho người mua
Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hóa: DNSXTM giao hàng
cho cơ sở đại lý, ký gửi để cho cơ sở này trực tiếp bán hàng, bên nhận đại lý ký gửi
sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán, sốhàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc về DNSXTM cho đến khiDNSXTM được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặcthông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu số hàng này
Phương thức thanh toán
Sau khi giao hàng cho bên mua và nhận được chấp nhận thanh toán bên bán
có thể nhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ vào sự thoả thuậngiữa 2 bên mà lựa chọn các phương thức thanh toán cho phù hợp Có 3 phươngthức thanh toán:
Phương thức thanh toán trực tiếp: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ được chuyển từ người mua sang người bán sau khi quyền chuyển sởhữu về hàng hóa bị chuyển giao.Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, séc hoặc
có thể bằng hàng hoá (nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng) Theo phương thứcthanh toán này thì sự vận động của hàng hoá gắn liền với sự vận động của tiền tệ
Trang 18Phương thức thanh toán trả chậm: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểmchuyển quyền sở hữu về hàng hoá Từ phương thức thanh toán này hình thànhnên khoản nợ phải thu của khách hàng Theo phương thức thanh toán này thì sựvận động của hàng hoá, sự vận động của tiền tệ có khoảng cách về không gian vàthời gian
Phương thức thanh toán trả trước: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao trước thời điểm giao nhận hàng hóa Mục đíchcủa việc thanh toán trước là để chắc chắn việc thực hiện hợp đồng mua hàng hóacủa khách hàng Như vậy, theo phương thức thanh toán này thì sự vận động củahàng hóa và sự vận động của tiền cũng có khoảng cảnh về không gian và thời gian
1.1.3 Yêu cầu quản lý kế toán bán hàng
- Xác định đúng phạm vi bán hàng
Theo quy định hiện hành để được coi là hàng bán phải thỏa mãn điều kiện:+ Hàng hóa phải thông qua quá trình mua, bán, và thanh toán theo một phươngthức nhất định
+Hàng hóa phải được chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát từ doanhnghiệp thương mại (bên bán) sang bên mua và doanh nghiệp đã thu được tiền haymột loại hàng hóa khác hoặc được người mua chấp nhận nợ
+ Hàng hóa bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, doanhnghiệp mua vào hoặc gia công chế biến rồi bán ra
Một số trường hợp sau cũng được coi là hàng bán
+ Hàng hóa xuất bán cho các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng
+ Hàng hóa dùng để trao đổi lấy hàng hóa khác không tương tự về bản chất vàgiá trị
+ Doanh nghiệp xuất hàng hóa của mình để tiêu dùng nội bộ
+ Hàng hóa xuất để biếu, tặng, để trả lương, trả thưởng cho cán bộ công nhânviên, chia lãi cho các bên góp vốn hoặc đối tác kinh doanh
- Quản lý về doanh thu bán hàng hóa, đây là cơ sở quan trọng để xác địnhnghĩa vụ của daonh nghiệp với nhà nước, đồng thời là cơ sở để xác định chính xáckết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trườngquản lý doanh thu bao gồm:
Trang 19+ Quản lý doanh thu thực tế: Doanh thu thực tế là doanh thu được tính theogiá bán aghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng bán hàng
+ Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản phát sinh trong quátrình bán hàng, theo quy định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu Các khoản giảm trừdoanh thu bao gồm:
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị của khối lượng hàng hóa đã xác định làtiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn
+ Quản lý doanh thu thuần: Là doanh thu thực về bán hàng của doanh nghiệptrong kỳ kế toán sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu và là cơ sở xác định kếtoán bán hàng
- Quản lý tình hình thu tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu
ở người mua Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán tiền hàng để kịpthời thu hồi tiền ngay khi đến hạn để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh
- Quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ là cơ sở để xác định chính xác kếtquả bán hàng của doanh nghiệp
(Theo giáo trình kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ trường Đại học Thương Mại )
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệpthương mại, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Vì vậy để quản lý tốt nghiệp vụ này, kế toán nghiệp vụ bán hàng cầnphải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời tình hình bán hàng của doanh nghiệp
cả về số lượng và giá trị theo từng, nhóm hàng
- Phản ánh và giám đốc chính xác tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ vàthanh toán công nợ phải thu của người mua
Trang 20- Tính toán chính xác giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, từ đó xác định chính xáckết quả bán hàng.
Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, trên cơ sở
đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh, giúp choban giám đốc nắm được thực trạng, tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệpmình và kịp thời có những chính sách điều chỉnh thích hợp với thị trường Định kỳtiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu thập và phân phối kếtquả của doanh nghiệp
(Theo giáo trình kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ trường Đại học Thương Mại )
1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam
1.2.1 Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”
Chuẩn mực này phản ánh các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tốcủa báo cáo tài chính Doanh nghiệp cần tôn trọng một số quy định trong kế toánbán hàng:
Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Doanh nghiệp liên quan
đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực
tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnhtình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai Tronghoạt động bán hàng, doanh thu sẽ được ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp
vụ, doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó, không đợi đến kỳ tiếp theo khi nhận đượctiền thanh toán mới ghi nhận, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doan của kỳ đó
Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáokết quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích đượcxem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của Doanh nghiệp.Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó,BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy
đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kế toán trong kỳ và từ đó, cho
Trang 21phép tình trạng tái sản, nguồn vốn của một Doanh nghiệp một cách đầy đủ, hợp lý.Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ
và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kếtoán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khácnhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,
Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu,
chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhậnmột khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phítương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của kỳtrước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
Như vậy chi phí ghi nhận trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đếnviệc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó, không phụ thuộc khoản chi phí đóđược chia ra trong thời kỳ nào
Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánhgiá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của từng thời kỳ kế toán, giúp cho các nhàquản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả
Trong kỳ kế toán khi có nghiệp vụ bán hàng tạo ra doanh thu, kế toán cần xácđịnh được những khoản chi phí đi kèm theo để tạo ra doanh thu đó, như giá vốnhàng bán, chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo…s
Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần
thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắcnày yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứngchắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận ngay từ khi cóchứng cứ về khả năng có thể xảy ra
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế;
- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng có thể về khả năng phát sinh.Tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho DN bảo toàn nguồn vốn, hạnchế rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục
Trang 22Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn có những rủi ro tồn tại màdoanh nghiệp không lường hết được, đặc biệt là trong lĩnh vực bán hàng, doanhnghiệp cần lập dự phòng để khắc phục và hạn chế những tình huống không mongmuốn xảy ra như hàng hóa giảm giá do không hợp thị hiếu hoặc do hàng hóa củadoanh nghiệp xuống cấp Một số khoản nợ xấu từ khách hàng chưa thu hồi đượccũng cần lập dự phòng.
Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trườnghợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do
và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
Như vậy trong một kỳ kế toán năm, đơn vị phải thực hiện nhất quán đối vớicác phương pháp kế toán đã lựa chọn ảnh hưởng tới kế toán bán hàng như: phươngpháp tính trị giá hàng xuất kho
Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”
Chuẩn mực kế toán VAS 02 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế toán hàng tồn kho Để xác định được trị giá hàng tồn kho và trị giá hàngbán chính xác thì các yếu tố liên quan vào quá trình hạch toán hàng bán, hàng tồnkho phải chính xác, từ đó làm căn cứ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Việc tính giá trị HTK trong kế toán bán hàng được áp dụng một trong cácphương pháp sau:
Phương pháp tính giá theo giá đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm,
vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lôhàng đó để tính
Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế
toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đembán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phảnánh đúng theo giá trị thực tế của nó
Nhược điểm: Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều
kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho
có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể
áp dụng được phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loạihàng thì không thể áp dụng được phương pháp này
Trang 23Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng
loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu
kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương phápbình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụthuộc vào tình hình của doanh nghiệp
Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất khotrong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn khocăn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vịbình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàngtồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượnghàng nhập trong kỳ)
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào
cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Ngoài ra, phươngpháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểmphát sinh nghiệp vụ
Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trịthực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theocông thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật
tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Sốlượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
Ưu điểm: là khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân gia
quyền cuối kỳ
Nhược điểm: việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức Do đặc
điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loạihàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít
Trang 24Phương pháp nhập trước xuất trước: Phương pháp này áp dụng dựa trên giả
định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiệntuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết
Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá
vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho
kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồnkho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồnkho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn
Nhược điểm: phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại
không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanh thuhiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rấtlâu Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tụcdẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tănglên rất nhiều
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán số 02 và thông
tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 :
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏhơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK Số dự phòng giảm giá HTKphải lập là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thựchiện được của chúng
Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có nhữngbằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giágốc của hàng tồn kho Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuấtkinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàngtồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hànghóa tồn kho bị giảm giá
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập báo cáo tài chính.Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quyđịnh của chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho
Trang 25Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hànghóa, sản phẩm tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang việc lập dự phòng giảmgiá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính củahàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính đểhoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng
Khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thểthực hiện được của từng loại vật tư, hàng hóa, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang,xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập :
-Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kếtoán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toánthì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.-Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kếtoán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toánthì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốnbán hàng
Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu
và thu nhập khác”
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền sẽ thu được từ các hoạt động giao dịchnhư bán sản phẩm hàng hóa cho khách hàng bao gồm cả những khoản phụ thụ vàphí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
Có 5 điều kiện để ghi nhận doanh thu:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua Ví dụ như một hợp đồng mua bán đã
có biên bản bản giao cho khách hàng theo đúng thỏa thuận, có đầy đủ hóa đơn vàbiên bản bàn giao cho khách hàng thì khi đó phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu hàng hóa được doanh nghiệp chuyển giao cho khách hàng Khi đódoanh nghiệp được ghi nhận doanh thu từ việc bán hàng hóa đó
Doanh nghiệp không nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc kiểm soát hàng hóa Khi đã chuyển giao quyền và lợi ích cho khách hàngthì quyền sở hữu hoặc kiểm soát hàng hóa thuộc về khách hàng Khách hàng cóquyền sử dụng, cho hoặc bán hàng hóa cho một bên thứ 3 Trong trường hợp khách
Trang 26hàng gửi hàng hóa tại kho của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng không có quyềnquyết định bán hàng hóa đó cho bên thứ 3.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Có những bằng chứng chắc chắncủa việc ghi nhận doanh thu về giá trị khoản doanh thu Ví dụ như nghiệm thu khốilượng hoàn thành được khách hàng xác nhận của doanh thu hoạt động xây dựng
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Để bán được hàngdoanh nghiệp cần bỏ ra những khoản chi phí nhất định như giá vốn hàng bán, chiphí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản…Doanh nghiệp cần xác định được chính xácnhững khoản chi phí đó
Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng:
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi viếthóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, các khoản phụ thu, thuếGTGT phải nộp và tổng giá thanh toán Doanh thu bán hàng được phản ánh theo sốtiền bán hàng chưa có thuế GTGT
Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thuđược phản ánh trên tổng giá thanh toán
Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩuthì doanh thu tính trên tổng giá mua bán
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và hàng bán bị trả lại (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 )
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua với số lượng lớn
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩmchất, sai quy cách hoặc do lạc hậu thị hiếu
Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Cách xác định kết quả bán hàng:
Kết quả bán hàng (Lãi thuần về hoạt động bán hàng) = Doanh thu bán hàng –Giá vốn hàng bán – CPBH, CPQLDN phân bổ cho số hàng bán
Trang 27Doanh thu bán hàng thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừdoanh thu – Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế GTGT phảinộp (áp dụng với phương pháp trực tiếp).
1.2.2 Kế toán bán hàng theo quy định chế độ kế toán hiện hành – Thông
tư số 133/2016 ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ tài chính
1.2.2.1 Chứng từ kế toán
Kế toán sử dụng một số chứng từ như sau:
- Phiếu xuất kho
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa
- Hóa đơn cước phí vận chuyển
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng
- Phiếu thu tiền
- Phiếu chi tiền
- Giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng
- …
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bán hàng
Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộphận kế toán đơn vị Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ saukhi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vàochứng từ;
+ Kiểm tra chứng từ kế toán
+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
1.2.2.2 Tài khoản kế toán
Do đặc thù của công ty thương mại nên tài khoản sử dụng phổ biến là TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK 333- thuế và các khoản phải nộp nhànước, TK 632 – giá vốn hàng bán, TK 131- phải thu khách hàng, TK 111- Tiền mặt,
511-TK 112- Tiền gửi ngân hàng, 511-TK 331- Phải trả người bán
Trang 28 TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng
để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế, các khoản giảm trừ doanh thu và xácđịnh doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp
Kết cấu của TK 511
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thubán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa đã cung cấp cho khách hàng và đã đượcxác định là đã bán trong kỳ kế toán
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phươngpháp trực tiếp
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
-Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
TK 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán: TK 632 được sử dụng để phản ánh trị
giá gốc của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Kết cấu của TK 632:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chiphí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho
mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồithường do trách nhiệm cá nhân gây ra
Trang 29Bên Có:
- Các khoản được xử lý giảm giá hàng bán
- Kết chuyển giá vốn hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ vào tài khoản xác định kết quả
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
TK 632 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng: Tải khoản này phản ánh các
khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán hàng hóa, thànhphẩm, dịch vụ
- Số tiền đã thu của khách hàng
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Số tiền giảm trừ cho khách hàng về chiết khấu, giảm giá, và hàng bán bị trả lại
Số dư bên Nợ:
- Số tiền còn phải thu của khách hàng
- TK này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước,hoặc đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng
…
1.2.2.3 Định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu
Kế toán bán buôn hàng hóa:
Bán buôn qua kho:
+ Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Kếtoán ghi nhận doanh thu hàng bán : Nợ TK 111, 112, 131 đồng thời ghi Có TK5111,TK 3331
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632đồng thời ghi Có TK 156
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp hoặc không chịu thuế GTGT Kế toán ghi nhận doanh thu hàng bán: Nợ TK
Trang 30111, 112, 131: đồng thời ghi Có TK 511.
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh giá vốn hàng bán ghi Nợ TKđồng thời ghi Có TK 156:
Các trường hợp trong quá trình bán buôn:
+ Kế toán chiết khấu thanh toán hàng bán:
Khi thanh toán có phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng dokhách thanh toán tiền hàng tiền hàng sớm trước thời hạn ghi trong hợp đồng, phùhợp với chính sách bán hàng trong doanh nghiệp đã quy định, kế toán ghi: Nợ TK
635, TK 111, 112 đồng thời ghi Có TK 131: Tổng số phải thu
+ Kế toán chiết khấu thương mại:
Khi bán buôn có phát sinh khoản chiết khấu thương mại giảm trừ cho kháchhàng kế toán ghi Nợ TK 511 theo số chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ TK thuếGTGT phải nộp (3331) tính trên khoản chiết khấu đồng thời ghi Có TK tiền mặt(111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu của khách hàng (131) theo tổng sốgiảm trừ
+ Kế toán giảm giá hàng bán: Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàngbán cho người mua về số lượng hàng đã bán kém chất lượng, phẩm chất, sai quycách, hợp đồng thì kế toán ghi Nợ TK doanh thu 511 theo giá bán chưa có thuếGTGT, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên giá trị hàng bán bị giảmgiá, ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), hoặc phải thu khách hàng(131) theo giá thanh toán
+ Kế toán hàng bán bị trả lại: Khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phảnánh doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi Nợ TK doanh thu 511 theo giá bán hàng bị trảlại chưa có thuế GTGT, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên giá trịhàng bị trả lại, ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gừi ngân hàng (112), phải thu củakhách hàng (131) theo giá thanh toán của hàng bị trả lại
Khi đơn vị chuyển hàng về nhập kho kế toán ghi Nợ TK hàng hóa (156), TKthành phẩm (156) theo giá vốn, ghi Có TK giá vốn (632)
Nếu đơn vị chưa chuyển hàng về nhập kho kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán(157), ghi có TK giá vốn (632) theo giá trị thực của hàng bị trả lại
Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa:
Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịch
Trang 31viên.Kế toán xác định giá bán chưa thuế, Thuế GTGT của hàng hóa đã tiêuthụ.Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kếtoán tiến hành ghi sổ kế toán: Nợ TK 111, 131 đồng thời ghi Có TK 511, TK 3331.+Trường hợp số tiền mậu dịch viên nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kêbán lẻ hàng hóa, dịch vụ thì mậu dịch viên thực nộp.
Nợ TK 138(8) đồng thời ghi Có TK 511, TK 3331
+ Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng
kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ thì khoản thừa được hạch toán vào thu nhập khác củadoanh nghiệp ghi: Nợ TK 3331 đồng thời ghi Có TK 711
Xác định giá vốn của số hàng hóa đã tiêu thụ, kế toán ghi:
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liênquan đến doanh nghiệp
Theo Thông tư 133/2016/TT - BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 cácdoanh nghiệp được áp dụng một trong bốn hình thức kế toán sau:
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Phụ lục 02)
+ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là
Trang 32sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toánhoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
+ Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Phụ lục số 02)
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trướchết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Sốliệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghitrên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toánđược lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếunhập…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi
Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinhtrong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiếnhành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có củatừng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứvào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinhluỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và
số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý)của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật
ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột “Phát
sinh” ở phần Nhật ký =
Tổng số phát sinh
Nợ của tất cả cácTài khoản
+
Tổng số phát sinh
Có của tất cả các Tài
khoảnTổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản.(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh
Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số
Trang 33liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Sốliệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh
Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổđược kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
Ưu điểm:
Mẫu sổ và phương pháp ghi sổ đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, dễ đối chiếu kiểm tra
Nhược điểm:
Hạn chế số lượng tài khoản sử dụng
Sổ sách ít, khối lượng ghi vào các tài khoản ở phần sổ cái là rất nhiều, khóphân công lao động trong công tác kế toán
Không thuận tiện khi ứng dụng máy tính trong công tác kế toán
Điều kiện áp dụng: Do ưu nhược điểm trên nên hình thức Nhật ký- Sổ
cái thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít tàikhoản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày không nhiều, biên chế của bộ phận
kế toán ít người
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
+ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp
để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợpbao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảngtổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đínhkèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
Trang 34- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Phụ lục số 03)
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng
từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau
đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lậpChứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phátsinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau
và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ vàTổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và
số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từngtài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
Ưu điểm:
Kết cấu mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ ghi chép
Khắc phục được những nhược điểm của hình thức nhật ký- sổ cái: không hạnchế số lượng tài khoản sử dụng, dễ phân công lao động trong công tác kế toán,thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện tính toán hiện đại
Trang 35nghiệp có quy mô vừa, làm kế toán bằng thủ công
Hình thức nhật ký chung
+ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổNhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (địnhkhoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi SổCái theo từng nghiệp vụ phát sinh
+ Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung;
- Sổ Nhật ký đặc biệt: Bao gồm các sổ như sổ Nhật ký bán hàng, sổ nhật kýthu tiền, chi tiền, sổ nhật ký tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết vật liệu – sản phẩm –hàng hóa, sổ chi tiết thanh toán
- Sổ Cái tài khoản;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục số 04)
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật kýchung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái vàbảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập cácBáo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Cótrên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh
Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau