Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán hàng đối với cácdoanh nghiệp thương mại, cùng với kiến thức đã học tập ở nhà trường và qua thời gianthực tập tại Công ty TNHH s
Trang 1Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán hàng đối với cácdoanh nghiệp thương mại, cùng với kiến thức đã học tập ở nhà trường và qua thời gian
thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Thái, em đã chọn đề tài: “ Kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại công ty TNHH sản xuất và Thương mại Việt Thái”
Em hy vọng qua bài khóa luận này, công tác kế toán nói chung và kế toán bánhàng nói riêng của công ty sẽ được hoàn thiện phù hợp với mô hình và quy mô hoạtđộng của mình
Đồng thời đề tài nghiên cứu của mình, em mong củng cố các kiến thức đã họctrong nhà trường và qua nghiên cứu thực tế giúp em hiểu biết thực tế về công tác kếtoán tại doanh nghiệp
Trang 2đỡ em ngay từ bước lập đề cương chi tiết đến khi hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại cùng cácthầy cô khoa kế toán – kiểm toán và các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong suốt quátrình học tập tại trường
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty TNHH Sản Xuất và Thương MạiViệt Thái, cũng các thành viên trong phòng kế toán đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ,chỉ bảo để em có thể tìm hiểu hoạt động của công ty và thu thập các số liệu cần thiếtliên quan đến đề tài nghiên cứu
Dù đã rất cố gắng, song bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếusót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài khóa luậncủa em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thảo
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI MỞ ĐẦU ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5
1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng 6
1.1.3 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán bán hàng 10
1.2 Kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại theo quy định hiện hành 12
1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán việt Nam 12
1.2.2 Kế toán bán hàng trong DNTM theo hệ thống kế toán hiện hành (Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006) 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN NHÓM SẢN PHẨM TỪ NHỰA PLASTIC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÁI 26
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái 26
2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái 26
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán bán nhóm sản phẩm Plastic tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái 30
2.2 Thực trạng kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái 33
2.2.1 Đặc điểm bán hàng tại công ty 33
Trang 42.2.2 Thực trạng kế toán bán nhóm sản phẩm từ Plastic tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN NHÓM SẢN PHẨM TỪ NHỰA PLASTIC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÁI 39 3.1 Một số kết luận và phát hiện về kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái 39
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 39 3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 42
3.2 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái 43 3.3 Điều kiện thực hiện 46 KẾT LUẬN 48
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Phụ lục 01: Bảng câu hỏi phóng vấn
Phụ lục 02: Bảng tổng hợp điều tra phỏng vấn
Phụ lục 03: Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Phụ lục 04: Kế toán bán buôn hàng hóa
Phụ lục số 05: Kế toán bán lẻ hàng hóa thu tiền trực tiếp
Phụ lục số 06: Kế toán nghiệp vụ bán đại lý
Phụ lục số 07: Kế toán bán hàng trả chậm trả góp
Phụ lục 08: Hóa đơn GTGT số 3031
Phụ lục 09: Phiếu xuất kho
Phụ lục 10: Phiếu thu thu tiền bán hàng
Phụ lục số 17: Phiếu xuất kho
Phụ lục số 18: Biên bản hủy hóa đơn
Phụ lục số 19: Phiếu nhập kho hàng bán trả lại
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của công ty 24
Sơ đồ 1.2 Bộ máy kế toán của công ty 26
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ỹ nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
* Về lý luận
Tiêu thụ hàng hóa là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp thương mại nói riêng Giải quyết tốt khâu tiêu thụ, doanhnghiệp thu hồi được vốn và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện các mụctiêu kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp nói chung
và các doanh nghiệp thương mại nói riêng áp dụng các hình thức khác nhau để thúcđẩy tiêu thụ hàng hóa, quản lý tốt công tác tiêu thụ hàng hóa Một trong những biệnpháp quan trọng và hiệu quả phải kể đến công tác kế toán bán hàng
Các thông tin kế toán bán hàng đưa ra giúp doanh nghiệp quản lý tốt về côngtác tiêu thụ hàng hóa, các báo cáo về tình hình số lượng hàng hóa bán ra được cập nhậthàng ngày, tình hình doanh thu thu được trong ngày, tháng , các báo cáo về tình hìnhhàng hóa tồn kho, giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình chủ động trong công tác mua
và bán
Kế toán bán hàng được nhà nước ban hành thông qua các việc ban hành cácluật kế toán, các thông tư hướng dẫn, chuẩn mực kế toán, và các văn bản pháp luậtkhác có liên quan Tuy nhiên do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp có sự khác nhau, để phù hợp với từng hình thức trong doanh nghiệp màviệc áp dụng chế độ kế toán hiện hành của từng doanh nghiệp cũng có phần khác biệt
Do đó, không thể tránh được các sai sót, nhầm lẫn và có nhiều vướng mắc cần đưa ragiải quyết, bàn bạc thêm để có thể phản ánh đúng bản chất của từng nghiệp vụ kinh tếphát sinh trong từng doanh nghiệp
* Về thực tiễn
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái,
em được nghiên cứu công tác kế toán tại công ty, trên cơ sở những kiến thức, những lýluận cơ bản về kế toán bán hàng đã được học Em nhận thấy thấy tầm quan trọng trong kếtoán bán hàng tại công ty, bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế cần khắc phục
và hoàn thiện Vì vậy em xin được chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Kế toán bán nhómsản phẩm từ nhựa plastictại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái”
1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đối với doanh nghiệp
Trang 9Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của DNTM, nó chính
là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay người bán sang tay ngườimua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ Đối với mỗi DN thì hoạt động bán hàng chính làđiều kiện tiên quyết giúp cho DN tồn tại và phát triển, thông qua hoạt động bán hàng
DN có được doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồng thời tạo ra lợinhuận Với xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO là một bước đệm vữngchắc cho ngành thương mại Việt Nam vươn xa hơn hòa mình với sự phát triển củathương mại các nước trên thế giới Trước sự cạnh tranh gay gắt của các DN trong nướccũng như trên thế giới, đòi hỏi các DN phải hoàn thiện tốt hơn nữa công tác quản lýkinh doanh của mình Các DN cần áp dụng rất nhiều biện pháp khác để đẩy mạnh côngtác tiêu thụ hàng hóa và quản lý tốt công tác tiêu thụ hàng hóa Một trong những biệnpháp quan trọng và hiệu quả đó là kế toán bán hàng
Đối với sinh viên
Qua thời gian thực tập và khảo sát thực tế tại “Công ty TNHH Sản Xuất vàThương Mại Việt Thái”em nhận thấy rằng kế toán bán hàng là một khoản mục rất quantrọng trong công tác kế toán tại công ty.Quá trình thực tập và nghiên cứu công tác kếtoán bán hàng tại công ty, sinh viên sẽ học hỏi được rất nhiều điều,có thêm kinhnghiệm, nâng cao kiến thức thực tế trong nghiệp vụ kế toán bán hàng, tìm hiểu sâuhơn, hiểu rõ hơn về các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán được áp dụng trong thực tế
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, em hy vọng sẽ hệ thông hóa
được lý luận về công tác bán hàng, tìm hiểu kỹ hơn về chuẩn mực, chế độ kế toán vàcác quy định khác của Nhàn nước có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực tiễn công tác bán hàng tại công ty và đưa ra
những giải pháp thiết thực giúp công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái tổchức tốt hơn công tác kế toán bán hàng, phù hợp với các quy định của Nhà nước cũngnhư tình hình thực tế tại doanh nghiệp Từ đó giúp doanh nghiệp năng cao sức cạnhtranh trên thị trường, năng cao hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện để công ty thực hiệntốt nghĩa vụ của mình đối với các cổ động góp vốn, với người lao động, với Nhà nước
và các đối tượng khác có liên quan
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trang 10Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lý luận chung về kế toán bán hàng trong cácdoanh nghiệp thương mại và thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Sản Xuất
và Thương Mại Việt Thái
b Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu về kế toán bán hàng trên góc độ
kế toán tài chính
+ Về lý luận: Nghiên cứu nghiệp vụ kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thươngmại kế tóan, bán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Về không gian: Thực hiện khảo sát và nghiên cứu tại công ty TNHH Sản Xuất
và Thương Mại Việt Thái Địa chỉ: Số 43, Ngõ 71 Tân Ấp , Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 07/01/2016 đến ngày 24/011.2016
Dữ liệu minh họa: Trong bài khóa luận em sử dụng số liệu từ năm 2016 trở lại
4.Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để có những dữ liệu cho việc nghiên cứu, viết đề tài em đã sử dụng các phươngpháp:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu bàn giấy là
phương pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài công ty, tức là dữ liệuthứ cấp Tuy nhiên, bằng các phương tiện viễn thông hiện đại như web, e-mail, điệnthoại, tạp chí có thể tiếp cận gián tiếp với đối tượng cần nghiên cứu để thu thập cả dữ
liệu sơ cấp.
Như vậy, người thu thập dữ liệu có thể ngồi tại văn phòng để tìm kiếm dữ
liệu thứ cấp và sơ cấp Trong thời đại Internet thì phương pháp này dễ thực hiện Tuy
nhiên, hiện nay ở Việt Nam các nguồn dữ liệu thứ cấp còn nhiều hạn chế
• Phương pháp hiện trường bao gồm nhiều hình thức khác nhau để thu thập dữliệu sơ cấp Đó là các phương pháp:
+ Phương pháp quan sát thực tế: Đây là phương pháp thu thập thông tin về quá
trình hoạt động trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động cho ta những tài liệu sống vềthực tiễn kế toán bán hàng.Theo dõi quá trình làm việc của nhân viên kế toán, từ khâulập và thu thập chứng từ, xử lý và luân chuyển chứng từ, từ chứng từ vào sổ sách kếtoán.Trong quá trình thực tập, quan sát các nghiệp vụ kinh tế diễn ra và kết quả cũngnhư tác động của việc hạnh toán các nghiệp vụ bán hàng từ đó thu
Trang 11thập được những thông tin chính xác về Công tác kế toán tại đơn vị nói chung và Kếtoán bán hàng nói riêng Kết quả thu được không phụ thuộc vào câu trả lời hay trí nhớcủa kế toán, nhưng kết quả quan sát lại không có tính đại diện cho số đông, tổng thể Bởi
vì nó chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực thi công việc tại thời điểm quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn: là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu
về các yêu cầu của hệ thống thông tin Việc thu thập thông tin dựa trên cơ sở của quátrình giao tiếp bằng lời nói với các nhân viên phòng kế toán Trong cuộc phỏng vấn,người phỏng vấn nêu nên những câu hỏi theo một chương trình đã được dựng sẵn dànhcho người được phỏng vấn để tìm hiểu sâu thêm về các khía cạnh trong công ty emnghiên cứu mà em đang quan tâm Để thực hiện phương pháp này, em đã tham khảo ýkiến của những người am hiểu và quan tâm đến vấn đề liên quan đến bán hàng trongdoanh nghiệp Em đã chuẩn bị những câu hỏi liên quan đến vấn đề bán hàng mà emquan tâm Từ buổi phỏng vấn đã giúp cho em rất nhiều trong vấn đề nghiên cứu Kếtquả thu được từ buổi phỏng vấn là băng ghi âm, bút ký có liên quan Câu hỏi phỏng vấn
(Phụ lục 01) Kết quả phỏng vấn (Phụ lục 02).
Phương pháp xử lý dữ liệu: Thông qua phương pháp thu thập và xử lý những dữ
liệu về công tác kế toán bán hàng tại công ty làm cơ sở để phân tích tổng hợp số liệu
Từ những cơ sở dữ liệu của phương pháp thống kê như hóa đơn GTGT, phiếunhập kho,xuất kho, sổ chi tiết tài khoản để tiến hành phân tích dữ liệu Từ đó mô tảthực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng làm tiền đề cơ sở để xây dựng các biệnpháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại doanh nghiệp
5 Kế cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu của em bao gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng về kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
Chương 3: Một số kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Việt Thái
Trang 12CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
* Khái niệm về bán hàng:
"Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay ngườibán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ởngười khác" (Kế toán thương mại và dịch vụ - Th.S Nguyễn Phú Giang)
* Khái niệm về doanh thu:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, banhành theo quyết định 149 ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính thì Doanh thu được hiểunhư sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.”
*Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong quá trình bán hàng có thể phát sinh các trường hợp đặc biệt làm giảm trừdoanh thu Chẳng hạn như các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại…
Chiết khấu thương mại: là khoản mà doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho từng
khách hàng mua với số lượng hàng lớn
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do
người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn trong hợp đồng kinh tế
Hàng bán bị trả lại: là giá trị của khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị
khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: Là khoản thuế tính trên giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêudùng
Trang 13Thuế tiêu thụ đặc biệt: là khoản thuế đánh trên những hàng hóa dịch vụ đặc biệt
không được Nhà nước khuyến khích kinh doanh
Thuế xuất khẩu: Là khoản thuế định trên các mặt hàng xuất khẩu nước ngoài
thuộc diện chịu thuế
*Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là trị giá thực tế xuất kho của thành phẩm,
hàng hoá được xác định là đã tiêu thụ trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Giá vốn hàng bán bao gồm:
- Trị giá của sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ
- Số trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra
Nguyên tắc quan trọng nhất trong hạch toán giá vốn hàng bán là nguyên tắc nhấtquán Để tính giá thực tế của thành phẩm, hàng hoá xuất kho doanh nghiệp có nhiềuphương pháp để lựa chọn Mỗi phương pháp sẽ cho ra một kết quả khác nhau, do đóảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
*Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là doanh thu thực tế về bán hàng của doanh
nghiệp trong kỳ kế toán , là cơ sở để các định kế toán bán hàng
Doanh thu thuần là kết quả của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoảngiảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.1.2 Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng
Việc tiêu thụ hàng hóa luôn là một vấn đề quan trọng trong bất kể nền kinh tếnào, nó quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó liên quan trựctiếp tới lợi ích của doanh nghiệp, bởi có thông qua tiêu thụ thì tính chất hữu ích củahàng hóa mới được xã hội thừa nhận, mới có khả năng bù đắp những chi phí bỏ ra và
có lợi nhuận Mặt khác, đẩy mạnh bán hàng cũng có nghĩa là làm tăng vòng quay vốnlưu động, tiết kiệm vốn, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, thực hiện tái sản xuất mở rộng.Đây là tiền đề vật chất để tăng thu nhập cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho cán
bộ công nhân viên
Vì vậy, khi xem xét nghiệp vụ bán hàng cần lưu ý các đặc điểm sau:
*Phạm vi hàng bán
Hàng hóa được coi là đã hoàn thành việc bán trong doanh nghiệp thương mại,được ghi nhận doanh thu bán hàng phải đảm bảo các điều kiện nhất định Theo quyđịnh hiện hành, được coi là hàng bán phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Trang 14Hàng hóa phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán theo một phương thứcthanh toán nhất định.
Hàng hóa phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp thương mại (bên bán)sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu được tiền hay một loại hàng hóakhác hoặc được người mua chấp nhận nợ
Hàng hóa bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệpmua vào hoặc gia công chế biến hay nhận vốn góp, nhận cấp phạt, tặng thưởng…
* Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
- Bán buôn: Là phương thức bán mà kết thúc quá trình bán hàng, hàng hóa vẫn
còn trong lưu thông Căn cứ vào địa điểm nhận và giao hàng, bán buôn được chiathành các hình thức sau:
Bán buôn qua kho: Là bán buôn hàng hóa mà hàng bán được từ kho bảo quản
của doanh nghiệp Có hai hình thức bán buôn qua kho:
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này
bên mua đề cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại đề nhận hàng Doanhnghiệp thương mại xuất kho hàng hóa, giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đạidiện bên mua nhận đủ hàng, đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xácđịnh là tiêu thụ
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ
vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất khohàng hóa, bằng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng giaocho bên mua ở một điểm thỏa thuận Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp thương mại Hàng hóa này được xác định là tiêu thụ khi nhận đượctiền do bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấpnhận thanh toán
Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại
sau khi mua hàng, nhận mua hàng, không đưa về nhập kho mà chuyển bánthẳng cho bên mua Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức:
- Bán hàng vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng,
nhận hàng mua và giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Sau khigiao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặcchấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ
Trang 15- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Theo hình thức này.
Doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua,bằng phương tiện vận tảicủa mình hoặc thuê ngoài chuyển hàng đến giao cho bên mua ở một địa điểm đã thỏathuận Hàng hóa chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp thương mại Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bênmua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa được xác định là tiêuthụ
Bán lẻ:
Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tếhoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về để tiêu dùng nội bộ Đặc điểm của phươngthức này là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng Giá trị
và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc với
số lượng nhỏ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, giá bán thường ổn định.Phương thức bán lẻ thường có ba hình thức sau:
Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này việc thu tiền của
người mua và giao hàng cho người mua tách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhânviên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hóa đơn hoặc tích kê cho khách đểkhách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao
Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng
trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách Hết ca, nhân viên bán hàng làm giấy nộptiền và nộp lại tiền cho thủ quỹ Đồng thời, kiểm kê hàng hóa tồn tại quầy để xác định
số lượng hàng đã bán ra trong ca và lập báo cáo bán hàng
Hình thức bán hàng tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy
hàng hóa, sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng Hình thức nàykhá phổ biến ở các siêu thị
Phương thức bán hàng đại lý
Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại
lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng vàthanh toán tiền cho doanh nghiệp thương mại và được hưởng hoa hồng đại lý bán Sốhàng gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại Số hàng đượcxác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền do bên đại lý thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán
Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm
Trang 16Là phương thức mà doanh nghiệp thương mại dành cho người mua ưu đãi đượctrả tiền hàng trong kỳ Doanh nghiệp thương mại được hưởng thêm khoản chênh lệchgiữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãitrả góp Khi doanh nghiệp thương mại giao hàng cho người mua, hàng hóa được xácđịnh là tiêu thụ.
* Phương thức thanh toán:
- Phương thức thanh toán trực tiếp: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từ người mua sang người bán ngay sau khi quyền sởhữu hàng hóa bị chuyển giao Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu,séc hoặc có thể hàng hóa (nếu bán theo phương thức đổi hàng) Ở hình thức này sự vậnđộng của hàng hóa gắn với sự vận động của tiền tệ
- Phương thức thanh toán chậm trả: Là phương thức thanh toán mà quyền sở
hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giao sau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyểnquyền sở hữu về hàng hóa, do đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng
Ở hình thức này sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảng cách về không gian vàthời gian
- Giá cả hàng hóa
- Giá bán hàng hóa của doanh nghiệp thương mại là giá thỏa thuận giữa ngườimua và người bán được ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng Tuy nhiên, nguyên tắc xácđịnh giá bán là phải đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức.Trên nguyên tắc đó, giá bán hàng hóa được xác định như sau:
Giá bán hàng hóa = Giá gốc + Thặng số thương mại
Thặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận, nó đượctính theo tỉ lệ % trên giá thực tế của hàng hóa tiêu thụ
Như vậy: Giá bán hàng hóa = Giá gốc (1 + %TSTM)
Hiện nay, nhà nước chỉ quy định giá ở một số mặt hàng thiết yếu, quan trọng còncác hàng hóa khác giá cả được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường Vì vậy,mỗi doanh nghiệp cần phải tự xác định cho mình mức giá phù hợp dựa vào nhu cầu thịtrường, chu kỳ sống của sản phẩm, uy tín và nhãn mác sản phẩm đó trên thị trường để
có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác
1.1.3 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán bán hàng
* Yêu cầu quản lý
Trong quá trình bán hàng, tài sản của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hàng hóasang hình thái tiền tệ Do đó, để quản lý nghiệp vụ bán hàng, các doanh nghiệp thương
Trang 17mại cần phải quản lý cả hai mặt tiền và hàng, cụ thể quản lý nghiệp vụ bán hàng cầnphải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
- Quản lý về doanh thu bán hàng hóa, đây là cơ sở quan trọng để xác định nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, đồng thời là cơ sở để xác định chính xác kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trường, quản lýdoanh thu bao gồm:
+ Quản lý doanh thu thực tế: Doanh thu thực tế là doanh thu được tính theo giábán ghi trên hóa đơn hoặc trên hợp đồng bán hàng
+ Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu: là các khoản phát sinh trong quá trìnhbán hàng, theo quy định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế Các khoản giảm trừkhỏi doanh thu bao gồm:
*Khoản giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
*Khoản giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là
tiêu thụ nhưng đã bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
*Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
+ Doanh thu thuần là doanh thu thực tế về bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ
kế toán , là cơ sở để các định kế toán bán hàng
- Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phảithu ở người mua Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn thanh toán tiền hàng để kịpthời thu hồi tiền ngay khi đến hạn để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh
- Phải quản lý giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ, đây cũng là cơ sở để xác định kếtquả bán hàng
* Nhiệm vụ của kế toán bán hàng:
Như đã khẳng định, bán hàng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Kế toántrong doanh nghiệp với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, thu nhận xử lý và cungcấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản đó trong doanh nghiệpnhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, có vaitrò quan trọng trong việc phục vụ quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng củadoanh nghiệp đó Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với kế toán bán hàng là phải:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng loại hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanhnghiệp trong kỳ Ngoài kế toán tổng hợp trên các tài khoản kế toán, kế toán bán hàng
Trang 18cần phải theo dõi, ghi chép, tính toán chính xác doanh thu bán hàng, các khoản giảmtrừ doanh thu, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm mặt hàng, theo dõi từng đơn vị trựcthuộc
- Tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng bán nhằm xác định chính xác kết quảbán hàng
- Phản ánh và giám sát tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toáncông nợ phải thu ở người mua Đối với hàng hóa bán chịu, cần phải mở sổ ghi chéptheo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ…
- Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bánhàng, phục vụ cho việc lập BCTC và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đếnquá trình bán hàng, giúp nhà quản lý chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp tốt hơn
Như vậy, kế toán bán hàng là công tác quan trọng của doanh nghiệp nhằm xácđịnh số lượng và giá trị của hàng hóa bán ra cũng như doanh thu và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Song để phát huy được vai trò thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêutrên đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán thật khoa học, hợp lý, đồng thời cán bộ kếtoán phải nắm vững nội dung của công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
1.2 Kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại theo quy định hiện hành
1.2.1 Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán việt Nam
1.2.1.1 Kế toán nghiệp vụ bán hàng theo chuẩn mực số 01
VAS 01 được ban hành và công bố theo quyết định 165/2002/QĐ – BTC ngày31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính trình bày 7 nguyên tắc kế toán cơ bản, trong đó
có một số nguyên tắc kế toán cơ bản chi phối tới kế toán bán hàng như:
Nguyên tắc Cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp phải
được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu hoặcthực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phảnánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Nguyên tắc phù hợp: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng cóliên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phícủa kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liênquan đến doanh thu của kỳ đó
Nguyên tắc nhất quán: các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có
Trang 19thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnhhưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Nguyên tắc thận trọng: kế toán bán hàng cần phải được xác định nhanh chóng,
kịp thời nhưng vẫn đảm bảo chính xác các số liệu Do đó, cần phải xem xét, cân nhắc,phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.Nguyên tắc thận trọng áp dụng trong kế toán bán hàng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phảithu khó đòi) nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khảnăng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng vềkhả năng phát sinh chi phí
1.2.1.2.K toán nghi p v bán hàng theo “chu n m c s 02”: ế ệ ụ ẩ ự ố
Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” có quy định về nguyên tắc xác định giávốn hàng bán và các phương pháp tính giá hàng xuất kho Giá vốn hàng bán là một bộphận không thể thiếu trong kế toán bán hàng bởi khi phát sinh một khoản doanh thu thì
kế toán đồng thời cũng phải ghi nhận giá vốn của hàng bán tạo ra doanh thu đó(nguyên tắc phù hợp) Do đó, chuẩn mực kế toán số 02 có ảnh hưởng tực tiếp đến kếtoán bán hàng Theo chuẩn mực này thì:
* Trị giá hàng bán được tính theo giá gốc theo nguyên tắc giá phí Trường hợpgiá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần cóthể thực hiện được Trong đó, giá gốc hàng bán bao gồm: Chi phí mua, chi phí chếbiến, và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng hóa ở địa điểm
và trạng thái sẵn sàng sử dụng để bán
* Để tính giá vốn hàng xuất kho, kế toán có thể chọn một trong các phương phápsau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh
được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhậndiện được, có đơn giá cao Khi thực hiện doanh nghiệp phải biết được các đơn vị hànghóa bán ra thuộc những lần mua nào và dùng đơn giá của lần mua đó để xác định giátrị hàng đã xuất trong kỳ
Ưu điểm: Thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá hàng và cho kết quả tính toán
chính xác nhất trong các phương pháp
Trang 20Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có ít mặt hàng, ít chủng loại
hàng hóa, có thể phân biệt, chia tách thành nhiều thứ riêng rẽ và giá trị hàng xuất bánkhông sát với giá thị trường
- Phương pháp tính bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá vốn của
từng loại hàng bán được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương
tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng đó được mua trong kỳ Giá trị trung bình có thểđược tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi lần nhập một lô hàng về hoặc giá trung bình kỳtrước
Giá bán thực tế hàng = Số lượng hàng x Đơn giá bình quân
Giá đơn vị bình = Giá gốc hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳquân cả kì dự trữ Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao do những biến động của giá cả hàng hóa
trên thị trường, đồng thời việc tính giá đơn vị của hàng xuất bán cũng như giá trị hàngbán được tính vào cuối kỳ nên không cập nhật trị giá vốn hàng bán ra, có thể gây ảnhhưởng đến tốc độ công tác quyết toán trong doanh nghiệp
Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO): Phương pháp này được áp dụng
dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc được sản xuất trước, và hàngtồn cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần tới thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho
ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàngnhập kho ở gần thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ hàng còn tồn kho
Ưu điểm: Hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá sát
với giá thực tế tại thời điểm lập báo cáo
Nhược điểm: Doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại.
- Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO): Phương pháp này dựa trên giả định
là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp nàythì giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập lần sau hoặc gần sau cùng,giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳcòn tồn kho
Trang 21Ưu điểm: Thực hiện phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế
toán và khi giá cả có xu hướng tăng lên thì doanh nghiệp có thể tạm hoãn trách nhiệmnộp thuế thu nhập doanh nghiệp do chi phí lúc đó là cao nhất
Nhược điểm: Khi giá cả hàng hóa có xu hướng tăng lên, nếu doanh nghiệp chạy
theo việc mua hàng hóa nhập kho để tăng giá vốn hàng bán nhằm hoãn trách nhiệmnộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thể doanh nghiệp phải chịu chi phí bảo quản, lưukho hàng hóa và giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơn giá trị của nó cho nên tàisản bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế
Như vậy, mỗi phương pháp xác định giá vốn hàng bán đều có những ưu điểm vàhạn chế riêng, kế toán cần cân nhắc đặc điểm của hàng tồn kho và hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN mình để chọn lựa một phương pháp tính giá cho phù hợp
1.2.1.3. K toán nghi p v bán hàng theo chu n m c k toán s 14 “ Doanh thu và ế ệ ụ ẩ ự ế ố
thu nh p khác” ậ
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểmghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính Chuẩn mực này quy định:
*Thời điểm ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng
thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
- DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sảnphẩm hoặc hàng hóa cho người mua
Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như: hàng hóa bị hư hỏng, kémphẩm chất, lạc hậu về mẫu mã và thị hiếu
Trường hợp DN vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóadưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Doanh nghiệp vẫn còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạtđộng bình thường mà không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường
+ Việc thanh toán tiền hàng còn chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vào kháchhàng
+ Hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đã được thỏa thuận rõ tronghợp đồng mà DN chưa hoàn thành
+ Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêutrong hợp đồng mua bán và DN chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại haykhông
Trang 22Những lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa là khoản tiền thu được từ việcbán hàng hóa hoặc lợi ích, thu nhập ước tính từ việc sử dụng hàng hóa.
Khi DN đã chuyển giao phần lớn những rủi ro và lợi ích kể trên thì mới được ghinhận doanh thu bán hàng
- DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóahoặc quyền kiểm soát hàng hóa
Trong hầu hết các trường hợp thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trùng vớithời điểm chuyển quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp lại có sự tách rời hai quyền này như: Khi bán hàng trả góp, quyền quản lý
và quyền kiểm soát đã được chuyển giao nhưng quyền sở hữu chưa được chuyển giao,điều này có nghĩa là phần lớn rủi ro và lợi ích của việc sở hữu hàng hóa gắn liền vớiquyền kiểm soát được chuyển giao cho người mua mặc dù quyền sở hữu hợp pháp vẫnthuộc về người bán Người mua chỉ thực sự trở thành chủ sở hữu khi đã hoàn thànhxong nghĩa vụ thanh toán
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp xác định được giá trị tương đươngcủa khoản đã thu hoặc sẽ thu được trong tương lai từ việc bán hàng hóa
- DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đã tương đối chắc chắn rằng DN nhận được lợiích từ các giao dịch Điều này cũng phù hợp với “nguyên tắc thận trọng” của chuẩnmực 01: “Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế”
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Theo “nguyên tắc phù hợp” của chuẩn mực 01: “Việc ghi nhận doanh thu và chiphí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận mộtkhoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứngvới doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chiphí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó”
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng cụ thể như sau:
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thứcgiao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận Doanh thu là thời điểm đại diện bên mua kýnhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thứcgửi hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặcbên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán
Trang 23- Với phương thức bán lẻ hàng hóa: Thời điểm ghi nhận Doanh thu là thời điểmnhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
- Với phương thức bán hàng đại lý: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểmbên nhận đại lý thanh toán tiền hàng, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hàng đãbán được
* Xác định doanh thu:
Doanh thu được xác định như sau:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thuđược
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bênmua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đãthu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấuthanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suấthiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự
về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanhthu
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trườnghợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận
về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanhthu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
Doanh thu được ghi nhận theo giá bán hàng hóa Giá bán hàng hóa của doanhnghiệp được xác định trên nguyên tắc phải đảm bảo bù đắp được giá vốn, chi phí bỏ đã
bỏ ra đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận định mức Trênnguyên tắc đó, giá bán được xác định như sau
Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại
Hoặc: Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế * ( 1 + % Thặng số thương mại)
Trang 241.2.2 Kế toán bán hàng trong DNTM theo hệ thống kế toán hiện hành (Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006)
1.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng củadoanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho mộtnghiệp vụ bán hàng phát sinh Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, rõràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế bán hàng phát sinh Chữ viết trênchứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt, số tiền phải khớp, đúng với sốtiền viết bằng số
* Chứng từ sử dụng cho kế toán bán hàng gồm có:
- Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01 – 3LL)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03PXK – 3LL)
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ(Mẫu số 06-GTGT)
- Phiếu thu (Mẫu số 01 - TT)
- Phiếu chi (Mẫu số 02 - TT)
* Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ.+ Kiểm tra chứng từ kế toán
+ Ghi sổ kế toán
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
1.2.2.2 Tài khoản vận dụng
a Tài khoản sử dụng: Tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanhnghiệp trong kỳ
Kết cấu của tài khoản 511:
Bên nợ:
- Thuế XK, thuế TTĐB của số hàng tiêu thụ
- Thuế GTGT phải nộp của DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
- Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả
Bên có:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
TK 511 chi tiết làm 5 TK cấp 2:
+ TK 5111: “Doanh thu bán hàng hóa”
+ TK 5112: “Doanh thu bán thành phẩm
+ TK 5113: “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
+ TK 5114: “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
+ TK 5117: “Doanh thu kinh doanh bất động sản”
Trang 25(b) Tài khoản 632 - "Giá vốn hàng bán":
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ đã được xác định tiêu thụ trong kỳ
Kết cấu của tài khoản 632:
Bên nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
- Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn nămtrước
- Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồithường
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
(c) Tài khoản 131: - “ Phải thu khách hàng”
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu của kháchhàng do bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và tình hình thanh toán các khoản phảithu của khách hàng Ngoài ra tài khoản 131 còn được sử dụng để phản ánh số tiềndoanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
Kết cấu của tài khoản 131:
Bên nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về việc bán chịu hàng hóa, sản phẩm trong kỳ
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
- Khoản giảm trừ tiền hàng cho khách sau khi đã xác định tiêu thụ (giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại)
- Chiết khấu thanh toán dành cho người mua
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
Số dư bên Có(nếu có): - Số tiền nhận ứng trước của khách hàng
- Số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu
Ngoài ra, kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại còn sử dụng một sốtài khoản sau:
+ Tài khoản 111 – Tiền mặt
+ Tài khoản 156 – Hàng hóa
+ Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
Trang 26+ Tài khoản 521 – (5211-Chiết khấu thương mại, 5212: hàng bán bị trả lại, 5213:giảm giá hàng bán)
+ Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
1.2.2.3.Trình tự hạch toán các phương thức bán hàng chủ yếu theo quyết định Số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ
* Kế toán bán buôn hàng hoá (Kèm theo phụ lục số 04)
- Khi xuất kho bán hàng hoá, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi nợ TK tiềnmặt (111) hoặc tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu khách hàng (131) theo giá thanhtoán của hàng hoá; đồng thời ghi có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bán chưa
có thuế GTGT và ghi có TK thuế GTGT phải nộp (3331) Lúc này kế toán cũng ghinhận giá vốn hàng bán Căn cứ vào PXK, kế toán ghi nợ TK giá vốn hàng bán (632),ghi có TK hàng hoá (156) theo giá thực tế hàng xuất kho
- Trong trường hợp xuất hàng gửi bán, căn cứ vào PXK, ghi nợ TK hàng gửi bán(157) ghi Có TK hàng hoá (156) theo giá thực tế hàng xuất kho để phản ánh trị giáthực tế của hàng gửi bán Đến khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ thì kế toán ghinhận doanh thu tương tự trường hợp xuất kho bán hàng hoá Đồng thời phản ánh giávốn hàng bán bằng cách ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632) ghi Có TK hàng gửi bán(157) theo giá thực tế xuất kh
Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn:
- Chiết khấu thanh toán: Khi thanh toán có phát sinh khoản chiết khấu thanh
toán cho khách hàng do thanh toán tiền sớm trước thời hạn ghi trong hợp đồng, phùhợp với chính sách bán hàng mà DN đã quy định thì kế toán ghi Nợ TK chi phí tàichính (635) số tiền chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ TK tiền mặt (111), hoặc ghi Nợ
TK TGNH (112) số tiền thực thu của khách hàng và ghi Có TK phải thu khách hàng(131) tổng số tiền phải thu của khách hàng
- Chiết khấu thương mại: Khi bán buôn phát sinh CKTM giảm trừ cho khách
hàng thì kế toán ghi Nợ TK CKTM (5211) theo số chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ
TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên khoản chiết khấu, ghi Có TK tiền mặt (111)hoặc TGNH (112), hoặc TK Phải thu khách hàng (131) theo tổng số tiền phải giảm trừ
- Giảm giá hàng bán: Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho
người mua về số lượng hàng đã bán ra do kém chất lượng, phẩm chất, sai quy cách ghitrong hợp đồng thì kế toán ghi Nợ TK giảm giá hàng bán (5213) theo giá bán chưa có
Trang 27thuế GTGT, ghi Nợ TK thuế GTGT (3331) tính trên trị giá hàng bị giảm giá, ghi Có
TK tiền mặt (111) hoặc TGNH (112), hoặc phải thu khách hàng (131) theo giá thanhtoán
- Hàng bán bị trả lại: Khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh doanh
thu bán hàng bị trả lại, ghi Nợ TK hàng bán bị trả lại (5212) theo giá bán lô hàng bị trảlại, ghi Nợ TK thuế GTGT (3331) tính trên trị giá hàng bị trả lại, ghi Có TK tiền mặt(111) hoặc TGNH (112), hoặc phải thu khách hàng (131) theo tổng giá thanh toán của
- Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán hàng: Khi phát sinh hàng thiếu
trong quá trình gửi bán chưa rõ nguyên nhân kế toán chỉ phản ánh doanh thu theo sốtiền mà bên mua chấp nhận thanh toán Số hàng thiếu chưa xác định nguyên nhân kếtoán ghi Nợ TK hàng thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân (1381), đồng thời ghi Có TKhàng gửi bán (157) theo trị giá hàng thiếu
Khi phát sinh hàng thừa trong quá trình gửi bán chưa xác định rõ nguyên nhân,
kế toán chỉ ghi nhận doanh thu theo hoá đơn GTGT mà bên mua đã chấp nhận thanhtoán, Số hàng thừa kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng thừa chưaxác định nguyên nhân (3381) theo trị giá hàng thừa
*Kế toán bán lẻ hàng hoá thu tiền trực tiếp( Kèm theo phụ lục số 05)
Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hoá của mậu dịchviên Kế toán các định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa tiêu thụ.Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toánghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng giá thanh toán, ghi Có TK doanh thu (511) theogiá bán chưa thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331)tính trên giá bán.Trường hợp mậu dịch viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻhàng hoá thì mậu dịch viên phải bồi thường, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111) số tiềnmậu dịch viên thực nộp, ghi Nợ TK phải thu khác (1388) số tiền nộp thiếu, ghi Có TKdoanh thu (511) theo giá bán chưa thuế GTGT ghi trên bảng kê, ghi Có TK thuếGTGT phải nộp (3331) tính trên doanh số bán
Trang 28Trường hợp mậu dịch viên nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ hànghoá thì khoản thừa được hạch toán vào khoản thu nhập khác của doanh nghiệp, kế toánghi Nợ TK tiền mặt (111) theo số tiền thực tế mậu dịch viên thực nộp, ghi Có TKdoanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT (511), ghi Có TK thuế GTGT (3331), ghi Có
TK thu nhập khác (711) theo số tiền thừa
Đồng thời kế toán xác định giá vốn hàng bán trong kỳ và ghi Nợ TK giá vốnhàng bán (632), ghi Có TK hàng hoá (156)
*Kế toán nghiệp vụ bán đại lý (Kèm theo phụ lục số 06)
+ Trong trường hợp doanh nghiệp là bên giao thì khi xuất kho giao cho đại lý kếtoán ghi tăng TK 157 trị giá thực tế xuất kho, giảm số hàng hóa đem đi giao Nếudoanh nghiệp mua hàng sau đó chuyển thẳng cho đại lý thì cũng hạch toán như kế toánbán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng Số chi phí phát sinh trong quátrình giao hàng, nếu doanh nghiệp chịu thì phản ánh khoản chi phí này vào chi phí bánhàng của doanh nghiệp (TK 6421) và nếu doanh nghiệp chi hộ cho bên đại lý thì phảnánh vào khoản phải thu khác (TK 138)
Khi cơ sở đại lý thanh toán, dựa vào các hóa đơn chứng từ liên quan mà kế toánghi nhận doanh thu và cắt hoa hồng đại lý Số tiền hoa hồng này sẽ được phản ánh trêntài khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp (TK 6421), số thuế GTGT của hoa hồngphản ánh vào TK 133 và ghi giảm tiền phải thu theo tổng giá trị thanh toán
Sau khi ghi nhận doanh thu, kế toán phải ghi nhận giá vốn cho số hàng gửi đại lýnày vào TK 632 và ghi giảm cho TK 157 trị giá hàng gửi bán
+ Trong trường hợp doanh nghiệp là bên nhận đại lý, khi nhận hàng hóa căn cứvào biên bản kiểm nhận hàng hóa kế toán ghi tăng TK 003 số hàng hóa nhận gửi bán.Khi bán được hàng ghi giảm TK 003 và ghi nhận số tiền hoa hồng được hưởng vào tàikhoản 511 nếu số hoa hồng đã được khấu trừ Nếu doanh nghiệp chưa tính hoa hồngthì ghi tăng tiền, tăng khoản phải trả bên giao đại lý Và khi tính toán, thanh toán tiềnhoa hồng kế toán cũng phản ánh số tiền vào tài khoản doanh thu của doanh nghiệp.Sau khi bán được hàng, doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý kếtoán ghi giảm khoản phải trả bên đại lý và tài khoản tiền
*Kế toán bán hàng trả chậm trả góp(Kèm theo phụ lục số 07)
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuế GTGT:ghi Nợ TK phải thu khách hàng(131) số tiền còn phải thu, ghi Nợ TK tiền mặt (111)hoặc tiền gửi ngân hàng (112) số tiền trả lần đầu, ghi Có TK doanh thu (511) theo giá
Trang 29bán trả ngay chưa có thuế, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), ghi Có TK doanhthu chưa thực hiện (3387) phần lãi trả góp.
Kế toán xác định giá vốn hàng hoá đã bán trả góp, ghi Nợ TK giá vốn(632), ghi
Có TK hàng hoá(156) theo trị giá vốn hàng xuất bán
Định kỳ thu nợ của khách hàng kế toán ghi Nợ TK tiền mặt(111), tiền gửi ngânhàng(112), ghi Có TK phải thu khách hàng(131) số tiền thu từng kỳ Đồng thời ghinhận lãi trả góp cho kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính: ghi Nợ TK doanh thu chưathực hiện (3387), ghi Có TK doanh thu tài chính (515) theo số lãi từng kỳ
1.2.2.4 Sổ kế toán
Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán của Nhànước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụcủa cán bộ kế toán cũng như trang thiết bị tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn, vậndụng hình thức kế toán phù hợp nhằm cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời,chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.Việc áp dụng hình thức ghi sổ phảiđược thống nhất trong năm tài chính, mọi việc thay đổi liên quan đến hình thức ghi sổ
kế toán phải được nêu rõ trong báo cáo tài chính năm Hiện nay theo QĐ BTC, DN có thể vận dụng một trong các hình thức sau:
48/2006/QĐ-Kế toán bán hàng sử dụng các sổ kế toán:
+ Sổ chi tiết tài khoản : 511,632 …
+ Sổ cái các tài khoản: 511, 521 ,632, 331, 156
+ Các sổ kế toán liên quan: TK 111,131,112,…
Tùy thuộc vào hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán bán hàngcác sổ kế toán phù hợp
Trong hình thức kế toán Nhật ký chung (hình thức kế toán mà Công ty TNHHSản Xuất Và Thương Mại Việt Thái sử dụng) kế toán bán hàng sử dụng các sổ:
+ Sổ NK chung (Mẫu số S03a-DNN)
+ Sổ cái: kế toán mở các sổ cái cho TK 511, 521, 111, 112, 131, 3331, 632, 156,157…(Mẫu số S03a4-DNN)
+ Sổ chi tiết: kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết cho từng mặt hàng,từng nhóm hàng
Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung (Phụ lục 03)
Sổ chi tiết thanh toán người mua: dùng để theo dõi chi tiết tình hình công nợ vàthanh toán công nợ phải thu ở người mua Nó được mở cho từng khách hàng và theodõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán hết cáckhoản nợ
+ Theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ( Mẫu số S02c1-DNN)
Trang 30+ Sổ cái: kế toán mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ cáicho các TK 511,
5211, 111, 112, 131, 3331, 632, 156, 157…
+ Theo hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”( Mẫu số S04a1- DN)
+ Hệ thống sổ kế toán tập hợp là các nhật ký chứng từ, sổ cái TK 511, 5211,
111, 112, 131, 3331, 632, 156, 157…
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN NHÓM SẢN PHẨM TỪ NHỰA PLASTIC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
VIỆT THÁI 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái được thành lập ngày05/10/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký số 0102041252 do Sở Kế hoạch và Đầu tưThành Phố Hà Nội cấp, với số vốn điều lệ 1 800 000 000 đồng
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, độc lập về tàichính, có con dấu riêng Công ty chịu trách nghiệm về tài sản cũng như các khoản nợtrong phạm vi vốn điều lệ và hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: cung cấp các sản phẩm dạng nhựa từ cao su,plastic sử dụng trong bảo quản thực phẩm như màng bọc nilon, các sản phẩm dụng cụbếp như khay, thìa,…
Đặc điểm về sản phẩm: các sản phẩm bảo quản thực phẩm, dụng cụ bếp: hộpcơm xốp, màng co các loại kích thước, đũa đôi, thìa,…
Đặc điểm về thị trường: Công ty chủ yếu sản xuất phục vụ cho địa bàn các siêuthị như Big C Thăng Long, EB,…
Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại ViệtThái
a, Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Thái được hoạt động theo mô hìnhtập trung, mọi quyết định đều phải thông qua cấp cao nhất là hội đồng thành viên
b, Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc
Phòng Phòng
Phòng
Trang 32Như vậy ta thấy bộ máy của công ty có bốn phòng chức năng trong đó:
Ban giám đốc là người chỉ đạo và chịu trách nghiệm chung về mọi mặt hoạt độngkinh doanh và quản lý của công ty
Phòng kế toán: kiểm soát và chịu trách nghiệm về các giấy tờ, các thủ tục liên
quan đến pháp luật như tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo thuế tháng, năm, báo cáo tàichính, thuế môn bài,…Phân công nhân sự tính toán, lưu giữ, nhập số liệu chi tiêu nội
bộ Lên các kế hoạch chi tiêu tài chính của công ty
Phòng hành chính: chịu trách nghiệm về quản lý lực lượng cán bộ công nhân
viên của công ty và vấn đề hành chính khác
Phòng kinh doanh: Triển khai mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản
phẩm của công ty đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý Chịu tráchnghiệm về doanh thu lợi nhuận của công ty
Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu phát triển thị trường của công ty.
c Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
Công ty chỉ có một phòng tài chính kế toán trung tâm bao gồm kế toán trưởng, kếtoán kho, kế toán bán hàng, kế toán lương, kế toán công nợ với khách hàng, nhà cungcấp, nhân viên kế toán được phân công nhiệm vụ để thực hiện các phần hành kế toán
và toàn bộ công tác kế toán của đơn vị Các nhân viên kế toán kho, kế toán bán hàng,
kế toán lương, kế toán công nợ thực hiện nhiệm vụ hạch toán hàng hóa mua vào, thunhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đếnhoạt động của mình và gửi chứng từ kế toán gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻkho, bảng kê mua hàng, bảng kê bán hàng, bảng lương, thưởng, biên bản đối chiếucông nợ, các sổ theo dõi phải thu, phải trả khách hàng,… cho kế toán trưởng của công
ty, các phần việc còn lại đều do kế toán trưởng thực hiện và tổng hợp
Phòng kế toán có nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thực hiện công tác thống kê, kế toán về số liệu,tài chính trong các hoạt độngkinh doanh và quản lý của công ty
Tổ chức ghi chép chứng từ sổ sách, phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực vàđầy đủ diến biến hàng ngày về hoạt động của công ty, báo cáo cáo ban giám đốc cácchỉ tiêu trong thống kê kế toán
Trang 33Tính toán và trích nộp đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước,các khoản phải nộp khác, thanh toán đúng hạn các khoản nợ, đồng thời thu đầy đủ cáckhoản phải thu từ khách hàng của công ty.
Bảo quản an toàn hồ sơ tài kiệu, chứng từ tiền mặt, séc,… thuộc lĩnh vực vănphòng quản lý Giữ gìn bí mật tài liệu, số liệu kế toán theo quy đinh của công ty vàpháp luật của Nhà nước
Quản lý và thực hiện công tác lao động tiền lương đối với cán bộ và công nhâncủa công ty
Sơ đồ 1.2 Bộ máy kế toán của công ty
Phòng tài chính kế toán bao gồm 5 cán bộ kế toán và 1 thủ quỹ được phân chiacông việc cụ thể:
Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo bộ máy ké toán trong công ty, tổ chức
kiểm tra tài chính kế toán, thực hiện báo cáo kế toán và gửi các báo cáo kế toán chogiám đốc công ty
Kế toán trưởng trực tiếp chịu trách nhiệm về việc hạch toán, báo cáo kế toán vềcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, có trách nhiệm ghi chép, hạch toán đầy
đủ các nghiệp vụ về bán hàng phát sinh hàng, các sổ sách liên quan và lưu chứng từgốc Trong công ty kế toán trưởng thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinhcủa công ty như hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ về thu , mua hàng hóa, hạch toáncông nơ, tiền lương, chi phí và xác định kết quả kinh doanh vào sổ nhật ký chung,
sổ cái và các sổ chi tiết, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính
Kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi hàng nhập, hàng xuất, các phiếu cân hàng,
ghi thẻ kho, kiểm tra hàng tồn trong kho, kiểm kê và dự tính ước lượng hàng tồn khođối với mặt hàng thép và một số mặt hàng khác và báo cáo cho kế toán bán hàng, kếtoán trưởng
Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả đối
với khách hàng và nhà cung cấp, ghi sổ chi tiết 131 và 331( chi tiết theo từng đốitượng) bên cạnh đó phải theo dõi các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, theo dõi thời hạn
Kế toán trưởng
Kế toán lương
Kế toán bán hàng
Kế toán công
Kế toán
kho
Trang 34trả lãi và trả gốc từ đó gửi cho thủ quỹ công ty đí trả các khoản lãi và gốc, cuối thángbáo cáo công nợ cho kế toán trưởng.
Kế toán bán hàng: có nhiệm vụ ghi chép, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ về bán
hàng phát sinh hàng ngày như: ghi hóa đơn bán hàng thông thường, ghi hóa đơnGTGT, ghi bảng kê bán hàng cuối tháng nộp cho kế toán trưởng
Kế toán lương: có nhiệm vụ chấm công, theo dõi tiền lương và các khoản phụ
cấp lương phải trả cho công nhân viên trong công ty, tổng hợp số liệu cuối tháng gửicho kế toán trưởng
Thủ quỹ: làm nhiệm vụ xuất, nhập tiền mặt, theo dõi tiền mặt tại công ty, ghi
phiếu thu, chi vào sổ quỹ và các sổ sách liên quan khi có các nghiệp vụ phát sinh
d Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Việt Thái áp dụng chế độ kế toán banhành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp tính khấu hao và nguyên giá TSCĐ: theo phương pháp đườngthẳng với tỷ lệ khấu theo TT45/2013/BTC ban hành 25/04/2013 và có hiệu lực từ ngày10/06/2013 của Bộ Tài Chính.(Trước ngày 10/06/2013 áp dụng theoTT203/2009/BTC)
Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm khiphát sinh
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Các khoản chưa chi nhưng được ước tínhvào chi phí SXKD trong năm như chi phí sửa chữa lớn, chi phí phải tra trong thời giandoanh nghiệp bị gián đoạn SXKD phải theo mùa vụ, tiền lương phải trả cho côngnhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ gía hối đoái: theo tỷ giá thị trường, ghi nhậnvào chi phí tài chính
Trang 352.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán bán nhóm sản phẩm Plastic tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
2.1.2.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Năm 2003, Luật kế toán Việt Nam ra đời là văn bản mang tính pháp lý cao nhấttrong lĩnh vực kế toán Để thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là một công cụquản lý, chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trungthực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của cơ quanNhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân Do đó mọi nghiệp vụ liên quan tớihoạt động kế toán đều chịu sự chi phối của Luật này, từ các quy định chung về chứng
từ, tài khoản, sổ kế toán đến việc lập các báo cáo tài chính Trong đó các nghiệp vụbán hàng cũng không phải là ngoại lệ, cụ thể nhất: Điều 21- Luật kế toán còn quy định
rõ việc sử dụng hóa đơn bán hàng trong hoạt động bán hàng
Ngoài ra, để thống nhất và tạo khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, nângcao chất lượng thông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân, và phục vụ chocông tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, từ năm 2001 đến nay, Bộtrưởng BTC đã ban hành và công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng các Thông
tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực đó Chuẩn mực kế toán có ảnh hưởngtrực tiếp đến nghiệp vụ kế toán bán hàng Ví dụ như trong VAS có quy định cácnguyên tắc chung, nhưng nội dung về doanh thu, chi phí, các khoản giảm trừ, phươngpháp tính giá gốc hàng xuất kho, phương pháp ké toán bán hàng… bắt buộc kế toánbán hàng trong các DN phải tuân thủ theo
Chế độ kế toán doanh ngiệp cũng là một nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới kế toánbán hàng Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hàng dồng bộ cả chế độ chứng từ, sổ
kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi giúp cho kế toánnói chung và kế toán bán hàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạtđộng kinh tế phát sinh, làm cho thông tin kế toán cung cấp được chính xác, kịp thời vàcho phép đánh giá thực trạng tài chính của DN ở mọi thời điểm
Mặt khác, ta cũng phải cần xem xét tới sự thống nhất giữa Chế độ kế toán vàChuẩn mực kế toán vì nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của kế toán Nếu giữa Chế độ
kế toán và Chuẩn mực kế toán không có sự thống nhất sẽ làm cho những người làm kếtoán lúng túng trong quá trình xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Từ đó
có thể dẫn tới sự nhầm lẫn, sai sót và kết quả thông tin đưa ra sẽ không chính xác,
Trang 36không phản ánh đúng tình hình tài chính , tình hình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.
Bên cạnh đó, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng là yếu
tố ảnh hưởng đến công tác kế toán của DN Phần mềm kế toán chính là một minhchứng rõ ràng nhất Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho công việc kế toán của
DN được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn Điều này là rấtquan trọng đối với việc quản lý chi phí và từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyếtđịnh phù hợp
Đối với hoạt động bán hàng còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng nằm bên ngoàibản thân mỗi DN mà DN không thể cải tạo hay kiểm soát được, DN chỉ có thể thíchnghi với nó như tình hình chính trị - xã hội, các chu kỳ khủng hoảng của cả thế giới,những tác động dây chuyền từ nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế Việt Nam phải gánhchịu, sự biến động của thị trường tiền tệ khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay
do sự thay đổi tỉ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng tiền trong nước… hoặc đơnthuần chỉ là xu thế tiêu dùng của người dân, thu nhập bình quân của người dân…Tất
cả các nhân tố đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu ra, giá cả thị trường, từ đó ảnh hưởngtới doanh thu bán hàng của các DN Nhưng tất cả các DN trong cùng một nền kinh tế -trong đó có công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Thái- đều chịu chung nhữngảnh hưởng này Vì thế mỗi DN phải tự biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội màmình nhận được từ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực nhằm tạo nênmột vị trí vững chắc cho DN
2.1.2.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Hiện nay, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Thái tổ chức công tác kếtoán theo mô hình tập trung Toàn bộ công ty có một phòng kế toán duy nhất làmnhiệm vụ hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trìnhkinh doanh của đơn vị, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng tại công ty trong việctổng hợp các thông tin một cách chính xác
Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác kế toán bán hàng của công ty đó làtrình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán Nếu trình độ nhân viên kế toán cao, nắm bắttốt các nghiệp vụ bán hàng tại công ty thì công việc kế toán sẽ thuận lợi hơn, giảiquyết các nghiệp vụ phát sinh chính xác và nhanh chóng Ngược lại, nếu trình độ nhânviên kế toán không cao thì sẽ gây khó khăn trong việc hạch toán kế toán tại công ty
Trang 37Các nghiệp vụ phát sinh không được hạch toán chính xác, đầy đủ tạo gây khó khăntrong công việc quản trị tại công ty.
Nhóm nhân tố vi mô gồm toàn bộ các yếu tố nội tại của DN: quản trị DN, côngnghệ kỹ thuật, trình độ chuyên môn nhìn chung gộp lại thành 2 nhóm nhân tố:
Nhóm thứ nhất là nhóm nhân tố liên quan đến con người Trình độ, chuyên môncủa con người quyết định đến việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, yêu cầu nhàquản trị DN và các nhân viên kinh doanh, kế toán phải có trình độ chuyên môn vững chắc.Công ty phải quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhânviên, đặc biệt là các cán bộ làm công tác tài chính kế toán Có chính sách khuyến khích và
hỗ trợ đối với các cán bộ có điều kiện tự đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn
Nhóm thứ hai là nhóm nhân tố liên quan đến công nghệ; việc vận dụng côngnghệ kỹ thuật tiên tiến giúp cho con người giảm bớt các công việc chân tay để conngười có thể dùng trí óc để làm nhiều việc khác góp phần tăng doanh thu
Tóm lại, các nhân tố vi mô cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ sảnphẩm một cách sâu sắc
2.2 Thực trạng kế toán bán nhóm sản phẩm từ nhựa plastic tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái
2.2.1 Đặc điểm bán hàng tại công ty
a) Đặc điểm của nhóm hàng nhóm sản phẩm từ nhựa plastic
Công ty Việt Thái là một công ty thương mại đơn thuần chuyên mua hàng của các nhà cung cấp để về bán ra thị trường các mặt hàng của công ty cung cấp các sản phẩm dạng nhựa từ cao su, plastic sử dụng trong bảo quản thực phẩm như màng bọc nilon, các sản phẩm dụng cụ bếp như khay, thìa,…
- Nhà cung chủ yếu của công ty :
+ Công ty TNHH An Sinh
+ Công ty TNHH Sản xuất nhựa Việt Nhật
+ Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Hùng Thành
+Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tinh Uy
- Khách hàng chủ yếu của Công ty :
+ Công ty CP trung tâm thương mại V+ Hòa Bình
+ Công ty TNHH dịch vụ EB ( Big C Thăng Long, Big C hải phòng )
+ Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincomerce - chi nhánh Hà Nội
Trang 38Khi có đơn hàng doanh nghiệp mới thực hiện quá trình mua hàng nên sản phẩm mua
về lưu kho ngắn hạn
b ) Phương thức bán hàng: với đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc trưng cùng với
điều kiện vật chất hiện nay, công ty thực hiện bán hàng theo 2 phương thức chủ yếu:
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: đối với những khách hàng
mua hàng với số lượng lớn mà chưa có dụng cụ và phương tiện vận chuyển doanh nghiệp sẽ chuyển hàng theo địa chỉ yêu cầu của khách hàng
Bán lẻ thu tiền trực tiếp: diễn ra tại hệ thống các cửa hàng công ty, khi khách
hàng đến cửa hàng có nhu cầu mua hàng, nhân viên bán hàng tiến hành cung cấp hàng cho khách hàng và trực tiếp thu tiền của khách hàng
c ) Hình thức thanh toán
*Với khách lẻ: Đối với hầu hết khách lẻ thì công ty yêu cầu thanh toán ngay
bằng tiền mặt để tránh rủi ro và thuận tiện cho việc kiểm soát Riêng với những khách hàng có quan hệ lâu năm thì được công ty cho phép trả chậm nhưng với số lượng thấp.Nhưng dù khách hàng có thanh toán bằng tiền mặt ngay hay không thì công ty vẫn hạch toán khoản phải thu qua TK 131 cho dễ kiểm soát các khoản nợ phải thu
*Với khách buôn: Với những khách hàng quen thuộc, có uy tín thì công ty áp
dụng chính sách thanh toán trả chậm có chiết khấu thanh toán, tức là sẽ áp dụng chiết khấu thanh toán cho những khách hàng trả tiền sớm và trong thời hạn cho phép,
thường là 10 ngày kể từ ngày mua hàng Những khách hàng này sẽ thanh toán bằng chuyển khoản qua các ngân hàng thương mại để tránh tính trạng mất tiền cũng như hiện tượng bỏ sót trong công tác kế toán
2.2.2 Thực trạng kế toán bán nhóm sản phẩm từ Plastic tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thái