1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

110 106 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Trang 1

LÊ DUY QUÝ

MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TRONG SẢN XUẤTLÚA TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNgành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

LÊ DUY QUÝ

MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TRONG SẢN XUẤTLÚA TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆPMã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngườ hướng dẫn khoa học: TS Bùi Nữ Hoàng Anh

THÁI NGUYÊN - 2019

i

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

“Mô hình Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do cá nhân tôi thu thập, khảosát từ các cán bộ, người dân, báo cáo, thống kê của cơ quan quản lý các cấp,các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố Các thôngtin, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Duy Quý

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo

TS Bùi Nữ Hoàng Anh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận

tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhàtrường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đạihọc Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Phú Bình, PhòngNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nội vụ, Chi cục Thống kê huyện,và các cơ quan có liên quan, các cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý dự ántham gia trả lời khảo sát đã giúp đỡ, cộng tác, cung cấp số liệu và thông tincần thiết trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè, cùngtoàn thể gia đình đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận đối với những sự giúp đỡ quýbáu đó.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018

Tác giả luận vănLê Duy Quý

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

5 Bố cục của luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CÁNHĐỒNG MẪU LỚN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6

1.1 Cơ sở lý luận về mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

61.1.1 Khái niệm “cánh đồng mẫu lớn” 6

1.1.2 Tiêu chí công nhận mô hình “cánh đồng mẫu lớn” 6

1.1.3 Đặc trưng của “cánh đồng mẫu lớn” 7

1.1.4 Vai trò của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” 8

1.1.5 Điều kiện để phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn” 9

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Bối cảnh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam 10

1.2.2 Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về mô hình “cánhđồng mẫu lớn” 14

1.2.3 Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên thế giới 17

1.2.4 Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại Việt Nam

201.2.5 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên 24

Trang 6

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1 Phương pháp tiếp cận 28

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 29

2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin 31

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 31

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 32

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phản ánhđặc điểm địa bàn nghiên cứu trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫulớn” tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên 32

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các điều kiện để xây dựng và phát triển “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa 33

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình xây dựng mô hình CĐML trongsản xuất lúa 34

2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của mô hình “cánh đồngmẫu lớn” trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu 34

2.3.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của mô hình “cánh đồngmẫu lớn” trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu 35

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 36

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36

3.1.1 Khái quát về tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Bình và các xã nghiên cứu

363.1.2 Tình hình sử dụng đất trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

383.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” 40

3.1.4 Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” 41

Trang 7

3.2 Thực trạng mô hình CĐML tại 03 xã Úc Kỳ, Tân Đức và Xuân Phương,

huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 43

3.2.1 Quá trình xây dựng mô hình CĐML tại huyện Phú Bình tỉnh TháiNguyên 43

3.2.2 Những kết quả đã đạt được 54

3.2.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu 57

3.2.4 Hiệu quả xã hội và môi trường 60

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai mô hình CĐML tại địa bàn nghiêncứu 61

3.3.1 Các yếu tố bên trong mô hình 61

3.3.2 Các yếu tố ngoài mô hình 63

3.4 Đánh giá chung 66

3.4.1 Thuận lợi 66

3.4.2 Khó khăn 68

3.4.3 Nguyên nhân 69

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH 73

4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 73

4.1.1 Bối cảnh phát triển nông nghiệp 73

4.1.2 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnhThái Nguyên, của huyện Phú Bình 75

4.2 Một số giải pháp 77

4.2.1 Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp 77

4.2.2 Các giải pháp cụ thể đối với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 79

4.3 Một số kiến nghị 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 94

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vậtCĐML : Cánh đồng mẫu lớn

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu LongĐBSH : Đồng bằng Sông HồngHĐND : Hội đồng nhân dân

TU : Tỉnh ủy

UBND : Ủy ban nhân dân

VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒBảng:

Bảng 1.1 Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2017 11

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phú Bình 38

Bảng 3.2 Tổng khối lượng xây dựng đường giao thông 45

Bảng 3.3 Tổng khối lượng xây dựng kênh dẫn nước nội đồng 46

Bảng 3.4 Tổng mức đầu tư xây dựng CĐML tại huyện Phú Bình 47

Bảng 3.5 Các giống lúa mới đưa vào sản xuất theo mô hình CĐML 48

Bảng 3.6 Kết quả dồn điền đổi thửa tại huyện Phú Bình 12/2017 56

Bảng 3.7 Kết quả gieo trồng vụ Xuân năm 2018 57

Bảng 3.8 So sánh kết quả sản xuất lúa trước và sau khi áp dụng mô hình CĐML 58

Bảng 3.9 Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình theo giá so sánh 2010

60Biểu đồ:Biểu đồ 1.1 Sản lượng và mức tiêu thụ gạo thế giới 2012-2017 10

Biểu đồ 1.2 05 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam 14

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhiều năm qua, Việt Nam liên tục là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứhai trên thế giới Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam trongnăm 2017 đạt khoảng 6 triệu tấn, với trị giá 2,7 tỷ USD, tăng 24,1% về lượngvà 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016 Mặc dù xuất khẩu nhiều, nhưnggạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là loại phẩm cấp thấp và đang bị cạnh tranhgay gắt từ các nước khác trong khu vực Nguyên nhân là do sản xuất lúa gạonước ta nói chung vẫn còn dựa vào nông hộ cá thể là chủ yếu nên quy mômanh mún, các kỹ thuật tiên tiến không được áp dụng đồng nhất làm ảnhhưởng đến hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm Việc tiêu thụ lúa bịđộng, đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giớichưa lớn làm cho hộ nông dân luôn thua thiệt, thu nhập thấp, đời sống chậmđược cải thiện Mối liên kết giữa người sản xuất, người tiêu thụ, nhà khoa họcvà Nhà nước chưa hiệu quả và chưa bền chặt.

Trong bối cảnh đó, để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam,nâng cao thu nhập của hộ nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôngđã đưa ra Chương trình “Mô hình CĐML tiến tới xây dựng Vùng nguyên liệulúa xuất khẩu và sản xuất lúa theo VietGAP” Mục tiêu của Chương trình lànhằm tạo ra vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu theo VietGAP hoàn chỉnh là khépkín từ khâu sản xuất đến thu hoạch, tồn trữ, bảo quản, chế biến, thu mua; tăngnăng suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, đạt giá trị cao nhất cho sản xuấtnông nghiệp, tạo ra sự liên kết của nông dân trên một cánh đồng để thống nhấtthực hiện quy trình sản xuất tiên tiến và gắn kết với thị trường tiêu thụ, gắn kếtgiữa các doanh nghiệp và hộ nông dân, Nhà nước và khoa học Mặt khác,CĐML sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng sảnxuất lúa chất lượng cao theo hướng bền vững; giúp nông dân ứng dụng cáctiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản theo hướng tập trungđối với khối

Trang 11

lượng lớn, chất lượng cao, trên cơ sở đó góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộcsống của người nông dân, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo nướcta trên thị trường quốc tế.

Mặc dù mới trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng mô hình CĐML ởĐBSCL bước đầu đã mang lại những lợi ích lớn như: Doanh nghiệp chịu tráchnhiệm đến cùng với người nông dân từ cung ứng vật tư đến thu mua sảnphẩm, chế biến tiêu thụ, giảm được chi phí trung gian, giá thành sản xuất,tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho hộ nông dân; giải quyết được vấn đề cơbản là nỗi lo của nhà nông về việc tiêu thụ sản phẩm lúa gạo; tham gia môhình CĐML, những người nông dân biết sản xuất lúa theo đơn đặt hàng, theonhu cầu tiêu thụ và đặc biệt là ghi chép quy trình sản xuất và chi phí vào sổtheo tiêu chuẩn VietGAP, tính toán được giá thành mỗi vụ, chi phí đầu vào,đầu ra sản xuất, từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu… biết hạch toán hiệu quảkinh tế; giải quyết đầu vào và đầu ra cho cây lúa, hướng tới chất lượng vàhiệu quả, đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, người nôngdân chuyển sang làm ăn lớn và có khả năng hiện đại hóa sản xuất nôngnghiệp, hội nhập và góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thônmới; hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, rút ngắn khoảng cách chênhlệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất,đảm bảo tính thời vụ và quy trình sản xuất theo hướng thực hành tốt (GAP),từ đó xây dựng được thương hiệu hàng hóa cho gạo Việt Nam Về mặt xã hội,ý nghĩa hết sức nhân văn của mô hình là tạo dựng cánh đồng lớn nhưng khôngdẫn đến tích tụ đất đai, không buộc người nông dân phải rời khỏi mảnh ruộngnhà mình để đi làm thuê, làm mướn; sẽ có nhiều hộ nông dân trên cánh đồnglớn được bình đẳng về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho quy trình sản xuất, đượcbiết rõ lợi nhuận từ mảnh ruộng của mình sau mỗi vụ gieo trồng ChínhCĐML là mô hình thỏa mãn được phần lớn các yêu cầu của một nền nôngnghiệp mới, nông thôn mới, tầng lớp nông dân mới.[5]

Trang 12

Phú Bình là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang xâydựng, triển khai mô hình CĐML sản xuất lúa với quy mô trên 220 ha tại 3 xã:Úc Kỳ, Tân Đức và Xuân Phương Đây được xem là dự án điểm của tỉnh,được kỳ vọng thành công để có thể nhân rộng Việc lựa chọn cây lúa là câytrồng đầu tiên áp dụng mô hình CĐML để sản xuất là phù hợp với ngành xuấtkhẩu lúa gạo hiện đang là thế mạnh của Việt Nam và sản phẩm lúa gạo nếubảo quản tốt có thể lưu kho được trong thời gian dài Song, do nhiều nguyênnhân khác nhau, dự án đến nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần được nghiêncứu để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ Đã có một vài nghiêncứu về vấn đề CĐML ở Việt Nam và một số địa phương như huyện Vũ Thư,huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình Song, vẫn còn nhiều vấn đề cần thảo luận,nghiên cứu theo những hướng khác nhau Hơn nữa, cho đến nay, xây dựngmô hình CĐML trong sản xuất lúa ở huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyêncòn đang trong tình trạng được ví như “đốt đuốc tìm đường”, rất cần được

nghiên cứu, thảo luận Đề tài “Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sảnxuất lúa tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn để nghiên

cứu trong bối cảnh đó.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp để xây dựng thành công mô hình CĐML trong sảnxuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất lúavà cải thiện đời sống của người dân trồng lúa, góp phần xây dựng nông thônmới.

Trang 13

- Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng mô hình CĐMLtrong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn, góp phần xây dựngthành công mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong xây dựng CĐML.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài được triển khai tại 03 xã: Úc Kỳ, Tân Đức và

Phương thuộc huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2012-2017;

số liệu sơ cấp được thu thập năm 2018.

Về nội dung: : Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực

kinh tế, tổ chức liên quan đến xây dựng mô hình CĐML trong sản xuất lúa tạihuyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Những vấn đề chuyên sâu về kỹ thuật sảnxuất, về môi trường sinh thái và khía cạnh xã hội của mô hình không thuộcphạm vi nội dung của nghiên cứu này.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ hệ thống lý luận về

mô hình CĐML trong sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn trên thếgiới cũng như Việt Nam; Tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạyvà học tập và nghiên cứu.

Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giúp cho

những nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại địa phương và ngườinông dân thấy được những nhiệm vụ, giải pháp cần thực thi để xây dựng vàphát triển mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, phát huy thếmạnh của địa phương để xây dựng thành công nông thôn mới, làm giàu đẹphơn cho huyện và tỉnh Thái Nguyên.

Trang 14

5 Bố cục của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về mô hình “cánh

đồng mẫu lớn” trong sản xuất nông nghiệp.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng phát triển mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trong

sản xuất lúa tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4: Một số giải pháp phát triển mô hình.

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪULỚN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý luận về mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

1.1.1 Khái niệm “cánh đồng mẫu lớn”

Có một vài khái niệm về CĐML Tác giả đã tiếp cận được một số kháiniệm sau:

Là những cánh đồng có thể có một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng quytrình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổnđịnh về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường với cùng một thươnghiệu nhất định.[1]

Theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chínhsách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nôngsản, xây dựng cánh đồng lớn”, “cánh đồng lớn” là cách thức tổ chức sản xuấttrên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đạidiện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trêncùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nôngsản hàng hoá tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trênthị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân vàcác đối tác tham gia.[14]

Khái niệm trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg được sử dụng trongnghiên cứu này vì đảm bảo được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.

1.1.2 Tiêu chí công nhận mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

a) Tiêu chí bắt buộc

- Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội;sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới vàcác quy hoạch khác.

Trang 16

- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bêntham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.

- Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nôngsản thông qua hợp đồng sau đây:

Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vậttư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;

Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện củanông dân;

Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.- Quy mô diện tích của cánh đồng lớn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điềukiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phươngán cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hìnhthành vùng nguyên liệu.

b) Tiêu chí khuyến khích

- Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện vànhững công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiêntiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sởthu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.

- Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấycần thiết.[16]

1.1.3 Đặc trưng của “cánh đồng mẫu lớn”

- Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa, rau, màu Đặc điểm nàyđể phân biệt CĐML với các vườn cây lâu năm như cà phê, cao su, chè,

Trang 17

- Diện tích lớn Hiện không có quy định chung về quy mô diện tíchCĐML Tùy theo đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương vàtừng loại nông sản mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về quy môdiện tích tối thiểu cho CĐML.

- Có thể có một hay nhiều hộ canh tác Đặc điểm này nói lên rằng, cánhđồng có thể do một chủ (do kết quả tích tụ và tập trung ruộng đất), nhưngcũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó.

- Cánh đồng sản xuất cùng một (hoặc hai) loại giống cây trồng để phùhợp với nhu cầu thị trường Đặc điểm này đòi hỏi, để được công nhận làCĐML thì cánh đồng đó phải sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có chất lượngtốt Để có được hàng hóa chất lượng tốt, phải đảm bảo sự đồng nhất về giốngvà chất lượng giống, tạo ra sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ, thuận tiện choviệc áp dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu từ làm đất, gieoxạ, tưới nước, bảo vệ thực vật đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân Doanh nghiệpnắm vững nhu cầu thị trường, đặt hàng với nông hộ, cung cấp đầu vào, hướngdẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm Nông hộ thực hiện các khâu theo quy trìnhhướng dẫn và bán sản phẩm cho doanh nghiệp Đặc điểm này rất quan trọngbởi sự chính sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong chuỗi giá trị rõràng và minh bạch mới có thể tạo ra được CĐML.

- Có hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao Đây là đặc trưng quan trọngnhất CĐML phải đảm bảo sản lượng và chất lượng của nông sản, từ đó đảmbảo thu nhập trên một đơn vị diện tích, thu nhập trên một đống vốn đầu tưphải cao, lợi ích của nông hộ, của doanh nghiệp được đảm bảo.[9]

1.1.4 Vai trò của mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

Về lý luận, mô hình CĐML tuân theo nguyên lý “kinh tế của quy mô”trong sản xuất nông nghiệp CĐML có vai trò quan trọng trong phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Cụ thể như sau:

Trang 18

- Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất vớithị trường Sản xuất trên quy mô lớn thể hiện sự liên kết giữa người sản xuấtvới người tiêu thụ Việc sản xuất theo quy mô lớn đáp ứng tốt hơn đòi hỏi củathị trường về chất lượng nông sản.

- Tạo điều kiện ứng dụng được quy trình kỹ thuật tiên tiến để tăng năngsuất lao động và chất lượng sản phẩm Chỉ trên cơ sở quy mô lớn mới pháthuy hiệu quả các công trình thủy lợi và các phương tiện cơ giới trong tất cảcác khâu của quá trình sản xuất.

- Tạo điều kiện cho nông hộ tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sảnxuất Do ưu thế kinh tế của quy mô, sản xuất trên quy mô lớn với việc ứngdụng công nghệ tiên tiến, nông hộ có cơ hội tiết kiệm chi phí đầu tư (giống,nhiên liệu, làm đất, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy), trên cơ sở đó nângcao năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Giúp nông hộ sản xuất nhỏ liên kết với nhau, hình thành kinh tế hợp tác

để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.- Tạo ra vùng chuyên canh tập trung.

- Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển bền vững.[9]

1.1.5 Điều kiện để phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn”

Để phát triển được CĐML trong nông nghiệp cần có các điều kiện sau đây:

- Phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.Đây cũng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho CĐML thành công.

- Phải có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.

- Diện tích đủ lớn cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất đất tương đốiđồng nhất.

- Thống nhất về quy trình sản xuất và hình thức liên kết.

- Được đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất tập trung(hệ thống thủy lợi, trang thiết bị, máy móc, ).

Trang 19

- Có sự liên kết giữa nông dân với nông dân để đảm bảo sự thống nhấttrong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Có hoạt động hiệu quả của các cơ quan quản lý chuyên ngành để đảmbảo cho các bên tham gia liên kết thực hiện tốt hợp đồng.[9]

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Bối cảnh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam

Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm50% dân số thế giới Theo báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA) năm 2017 sản lượng lúa gạo toàn cầu đạt kỷ lục hơn 480 triệu tấn vàcó xu thế tăng trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ 1.1 Sản lượng và mức tiêu thụ gạo thế giới 2012-2017

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương,“USDA: Năm 2017/2018 sản lượng gạo thế giới sẽ giảm, tiêu thụ tăng”,

Vinanet, 28/5/2018)

Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 430triệu tấn Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vựcnày Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh

Trang 20

tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam Trong đó, sản lượnglúa gạo của Việt Nam năm 2017 đạt tới 45 triệu tấn.

Sản lượng của Mỹ dự báo sẽ giảm 10% xuống 6,4 triệu tấn Tại Ai Cập,sản lượng dự báo sẽ giảm do việc hạn chế sử dụng nước Sản lượng của ẤnĐộ cũng sẽ giảm chút ít, trong khi của Sri Lanka sẽ hồi phục sau đợt hạn hántrầm trọng nhất trong vòng 9 năm Sản lượng của Thái Lan dự báo cũng sẽtăng do vụ mùa chính có đủ nước.

Tiêu thụ gạo thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm Tiêu thụ gạolương thực tăng mạnh nhất ở Ấn Độ do dân số tăng Tiêu thụ gạo chăn nuôi vàtrong công nghiệp dự báo sẽ tăng ở Thái Lan, do số gạo bán ra từ kho dự trữcủa Chính phủ hiện tại và sắp tới chỉ đủ chất lượng dùng trong công nghiệp vàchăn nuôi Dự báo tiêu thụ gạo sẽ giảm ở Trung Quốc.

Tại một số quốc gia Đông Nam và Nam Á, người dân có xu hướngchuyển từ gạo sang sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì Do vậy, mặc dù dânsố tăng nhưng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững, trong khi ởIndonesia sẽ giảm.

Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinhtế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộnông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tácthủ công truyền thống Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấplương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nôngnghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo Trong gần bathập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêudùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo Tuynhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức, đặcbiệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế.

Bảng 1.1 Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2017.

Trang 21

NămSản lượng lúa(Triệu tấn)

Chỉ số pháttriển %

Diện tích gieo trồng (Triệu ha)

Chỉ số pháttriển %

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của Tổng cục thống kê Việt Nam)

Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch đáng kể vềnăng suất lúa Ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạtđược năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùngtrung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạtbình quân khoảng trên 2 tấn/ha Luợng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từhai nguồn cung cấp chính là Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồngbằng sông Hồng (ĐBSH) Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp nằmngoài các châu thổ lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại trừ một vài năm gầnđây ở một số địa phương vùng cao, nông dân được mùa do thời tiết thuận lợi,nên lượng gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương.

Sản xuất lúa gạo ở các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếunhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫncòn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương thực cho gia đình từ một

Trang 22

đến hai tháng trong năm Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập ổn định vàthiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là nhữngtrở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ViệtNam.

Từ năm 2005 trở lại đây sản lượng lúa gạo có xu thế tăng dần Ngoàiviệc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nôngnghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chọiđược với nhiều loại sâu bệnh cũng góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo củacả nước.

Theo số liệu thống kê, sản lượng lúa của Việt Nam năm 2016 đạt 43,6triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015 Nguyênnhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suấttrung bình Tại ĐBSCL, khu vực sản xuất chiếm một nửa sản lượng vụ đôngxuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho là có thểlàm giảm năng suất Năm 2016, nguồn nước không đủ cho hệ thống thủy lợivà tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tạiĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thờitiết tốt Sang năm

2017, tuy rằng diện tích gieo trồng trên cả nước có sụt giảm vì định hướngchuyển đổi mục đích sử dụng một phần đất nông nghiệp, nhưng sản lượng vẫntăng lên, đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế Không những vậy, năm 2017còn ghi nhận sự chuyển dịch trong chiến lược xuất khẩu gạo, tập trung vàochất lượng của sản phẩm thay vì chỉ tìm cách nâng lên về số lượng xuất khẩu.[18] Về tình hình tiêu thụ lúa gạo, lúa gạo sản xuất tại Việt Nam chủ yếu phụcvụ cho nhu cầu lương thực, chăn nuôi và chế biến thực phẩm trong nước(86,5%) 13,5% còn lại tương đương với khoảng 5,8 triệu tấn (2017) đượcxuất khẩu đi các nước như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Gana, Bờ biểnNgà Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 3 nướcxuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam chiếmkhoảng

10% tổng xuất khẩu gạo hàng năm.

Trang 23

Biểu đồ 1.2 05 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam

(Nguồn: Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (2018), “Năm 2017 - nămthành công của ngành gạo Việt Nam, Vietnamexport, 28/5/2018)

1.2.2 Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về mô hình “cánhđồng mẫu lớn”

Trong sản xuất lúa gạo nói riêng và trong trồng trọt nói chung, sản xuấtnông nghiệp hàng hoá trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với cơ sởchế biến là một nội dung quan trọng trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu vàhiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta Trong nhữngnăm qua, nhiều nơi trong cả nước đã hình thành nhiều mô hình khác nhautrong sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, trên phạm vi cả nước, việc các nông hộ,các doanh nghiệp chế biến nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sảnchưa thực sự liên kết chặt chẽ Mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệpkhông đạt hiệu quả như mong đợi Nông dân vẫn sản xuất manh mún; nhiềudoanh nghiệp chế biến không chủ động được nguyên liệu, xuất hiện lúc thừa,lúc thiếu nguyên liệu; doanh nghiệp xuất khẩu không có hàng kịp thời để xuấtkhẩu theo hợp đồng Thực tế đó làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bịphá vỡ, sản xuất không ổn định, Như vậy, để sản xuất và xuất khẩu hàngnông sản ổn định, cần phải có một hình thức sản xuất ổn định - mô hình liênkết giữa Nhà nước, nhà khoa học, hộ nông dân với các doanh nghiệp chếbiến và doanh nghiệp

Trang 24

xuất khẩu nông sản Đặc biệt trong bối cảnh của hội nhập ngày càng sâu, rộnghiện nay, nếu sản xuất nông nghiệp không có sự gắn kết chặt chẽ giữa sảnxuất với chế biến, xuất khẩu sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh.

Mô hình CĐML được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phátđộng ngày 26/3/2011 tại thành phố Cần Thơ, được các tỉnh Nam Bộ hưởngứng nhiệt tình và được coi là hướng đi quan trọng trong sản xuất hàng hóanông sản theo hướng sản xuất lớn CĐML từng bước đã tạo ra mối liên kếtgiữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông Từ thực tiễnCĐML ở phía Nam đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với cánh đồng khác,vụ xuân 2012, mô hình này được thí điểm thực hiện ở 4 tỉnh phía Bắc làThanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và Hà Nội Kết quả thí điểm mô hình này ở4 tỉnh trên trong vụ xuân

2012 đều cho kết quả tốt, bước đầu nông dân đã tin tưởng thực hiện Trên cơsở đó, mô hình này đã được nhiều tỉnh ở phía Bắc triển khai Theo số liệu củaCục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ hè thu và vụmùa

2012 tại phía Bắc đã có thêm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, BắcGiang, Hà Tĩnh, Nghệ An… đồng loạt triển khai mô hình CĐML Diện tíchthực hiện mô hình CĐML ngày càng tăng Trong vụ đông xuân 2011-2012,tổng diện tích thực hiện thí điểm mô hình CĐML tại một số tỉnh phía Bắckhoảng 6.248 ha; thì đến vụ hè thu 2012, con số này đã lên tới 12.575 ha.

Mô hình CĐML, thực chất là sự liên kết "4 nhà" trong sản xuất nôngnghiệp Với vai trò và trách nhiệm của mình, Nhà nước đã xây dựng chiếnlược, tạo hành lang pháp lý bằng các chỉ thị, nghị quyết, phát động phong trào,xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về thủylợi, đường giao thông, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng thương hiệu lúa gạoViệt Nam nói chung và thương hiệu lúa gạo của các tỉnh nói riêng Có thể kểđến rất nhiều những Nghị quyết của Đảng, Quyết định, Nghị định, Thông tưcủa Chính phủ tạo nền tảng chính sách để phát triển CĐML như:

Trang 25

- Nghị quyết số 26-NQ/TW Ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chínhphủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp,nông dân, nông thôn…

- Quyết định số 899/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày10/6/2013 về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chínhsách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nôngsản, xây dựng cánh đồng lớn;

- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-4-2014 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyếtđịnh số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chínhsách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nôngsản, xây dựng cánh đồng lớn.

Ngoài ra, các tỉnh đều có cơ chế riêng để hỗ trợ, khuyến khích việc ápdụng mô hình CĐML vào thực tế địa phương mình Ví dụ như tỉnh Thái Bìnhcó chính sách hỗ trợ xây dựng 9 mô hình CĐML với tổng kinh phí hơn 26 tỷđồng trong 2 năm 2012-2013 để hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợinội đồng, hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghi chép đồng ruộng cho nông dân;hoặc tại Nghệ An, địa phương đã hỗ trợ tổ chức hội thảo đầu bờ, tập huấn,tuyên truyền với mức 15 triệu đồng/1 cánh đồng mẫu, hỗ trợ 30% giá các loạivật tư chủ yếu như phân bón, chế phẩm sinh học,… để đầu tư đủ quy trình sảnxuất hiện hành; hỗ trợ nông dân mua máy cày đa chức năng công suất từ 8CV-30CV và máy công tác kèm theo (bánh lồng, phay, lưỡi cày, rơ moóc,…);hoặc tại

Trang 26

Hải Dương, địa phương hỗ trợ 4.000 đồng/kg đối với giống lúa lai, 8.000đồng/kg đối với lúa chất lượng cao Ngoài mức hỗ trợ về giống, địa phươngnày còn hỗ trợ thêm cho nông dân tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vậtvới mức 2,4 triệu đồng/ha… Một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Longcũng thực hiện hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân định kỳ 3-4 tháng/lần; hỗ trợ30-50% tiền đầu tư mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất như công cụ hạsàng, lò sấy,…

1.2.3 Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên thế giới

Tiếp cận về cánh đồng lớn trên thế giới thường được thực hiện bắt đầubằng xác định các tiêu chí mà thị trường yêu cầu hoặc chính phủ áp đặt như vềchất lượng sản phẩm, môi trường, kỹ thuật canh tác, kế hoạch sản xuất, hệthống quản trị… để làm cơ sở xây dựng hành động tập thể của liên kết ngangvà liên kết dọc Những cánh đồng lớn có thể ở một khu vực, vùng nhỏ hoặc cảmột lưu vực cho một sản phẩm chuyên môn hóa cao như: rượu vang Bordeauxcủa Pháp, chè ở Ấn Độ, gạo ở Thái Lan

1.2.3.1 Sản xuất rượu nho ở Pháp

Tại các vùng trồng nho ở Pháp, như vùng Bordeaux và nhiều vùngkhác, các nhà sản xuất, tổ chức sản xuất của người dân như hợp tác xã, hiệphội đều thống nhất thực hiện hành động tập thể chung về quy hoạch vùng sảnxuất, quy trình sản xuất (giống, kỹ thuật sản xuất ), quy trình thu hoạch, quytrình chế biến, đóng gói và thương hiệu trên thị trường Những quy trình đó,sau khi được các tổ chức của nông dân thống nhất, đề xuất lên các cơ quannhà nước, được công nhận, sẽ trở thành công cụ có tính pháp lý để kiểm tracác hành động tập thể của nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.Các cơ quan nhà nước cũng thực hiện kiểm tra, giám sát theo các cam kết củanông dân Trong các yếu tố liên kết hành động tập thể, đôi khi nhà nước cũngkhuyến khích các tổ chức nông dân áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, sinh

Trang 27

thái… đây cũng là cách thức để áp dụng chính sách mới trong sản xuất nông nghiệp.

1.2.3.2 Trồng rau ở Phillipines

Normin Veggies ở Phillippines là tổ chức của nông dân thành lập vớimong muốn là nơi chia sẻ mối quan tâm, cơ hội cũng như hiểu rõ hơn vềngành sản xuất rau, để có cơ hội gia tăng thu nhập và là đại diện để đối thoạivới Chính phủ và những tổ chức khác Tổ chức phi lợi nhuận này cung cấpdịch vụ cho các thành viên là những nông dân độc lập, nông dân nhỏ, các quỹphát triển, các trang trại, người cung cấp đầu vào và cung cấp dịch vụ, đơn vịthuộc chính quyền địa phương.

Để kết nối với thị trường, Normin Veggies lập ra các nhóm làm thươngmại cho từng sản phẩm (tổng cộng có 12 nhóm) Mỗi nhóm có khoảng từ 5-10người, đứng đầu là một nông dân giỏi, có trách nhiệm lập kế hoạch marketingcho sản phẩm của khoảng 18 nông dân độc lập và 60 nông dân nhỏ Sự gắnkết của nông dân thể hiện ở cam kết cung cấp sản phẩm và thỏa thuận về khốilượng cung cấp, kế hoạch phân phối, tuân thủ theo chất lượng, thực hành sảnxuất, quản lý thu hoạch và sau thu hoạch chung Nhóm này bản thân nó đã làmột tổ chức có mục tiêu hướng đến thị trường và là hệ thống quản lý trong đóyêu cầu thành viên bảo vệ uy tín của nhóm trên thị trường Các nhóm đượcthành lập còn có mục đích giúp nông dân phản ứng nhanh nhạy với thịtrường, tiếp cận với thị trường có giá trị cao hơn.

Các nhóm này được điều phối chung bởi Normincorp, một đơn vị cótrách nhiệm kết nối các cluster này với thị trường, duy trì hoạt động bằng thuphí tính trên giá trị sản phẩm được giao dịch Normincorp tham gia giám sátđể đảm bảo kế hoạch sản xuất đáp ứng được kế hoạch marketing, giám sátchất lượng sản phẩm, quản lý sau thu hoạch và giám sát hoạt động phân loại,vận chuyển, thu gom

Trang 28

Trong mô hình này, Chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân hỗ trợ về tậphuấn, công nghệ và phát triển sản phẩm / thị trường Cung cấp khoản tín dụngcho đầu tư vào công nghệ của Normin Veggies, cũng như các hỗ trợ nhằm duytrì khả năng đáp ứng thị trường của nông dân và giữ được vị thế trên thịtrường Bài học thành công của Normin Veggies là: i) hoạt động như một tổchức hỗ trợ thành viên tiếp cận với những nguồn lực như: đào tạo, nâng cấpkỹ thuật và hỗ trợ tiếp cận thị trường ; ii) giao dịch minh bạch, củng cố sự tintưởng giữa các thành viên; iii) chia sẻ giữa các thành viên về công nghệ, kiếnthức, đóng gói và các kỹ năng khác để tham gia thị trường; iv) khả năng thíchứng của Normin Veggies và Normincorp trước sự biến động của thị trườngmột cách khá linh hoạt Đó là do sự liên lạc cởi mở và minh bạch giữa cácthành viên; v) năng lực lãnh đạo của cán bộ nòng cốt.

1.2.3.3 Sản xuất lúa ở Malaysia.

Sản xuất lúa ở Malaysia trước đây cũng gặp tình trạng đất nhỏ lẻ vàmanh mún, bình quân 0,1 - 0,5 ha/ hộ Công cuộc thay đổi để cải thiện năngsuất lúa gạo ở Malaysia được thực hiện từng bước qua nhiều năm, bằng cáchtác động vào nhiều lĩnh vực khác nhau Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng,bao gồm hệ thống kênh mương thủy lợi, đường cho máy móc vào ruộng,đường giao thông cho đi lại và vận chuyển sản phẩm phục vụ cho quá trình cơgiới hóa sản xuất và dồn điền đổi thửa Cơ sở hạ tầng được cải thiện dần nhằmthích nghi với sự cải tiến về công nghệ, như máy móc lớn hơn, công nghệ gieosạ thẳng thay vì công nghệ truyền thống Các nhà máy chế biến được xây dựnggần các khu sản xuất nhằm dễ dàng vận chuyển và giảm chi phí.

Có ba hình thức Malaysia sử dụng để tăng quy mô diện tích của các đơnvị sản xuất lúa: i) doanh nghiệp thuê những mảnh đất nhỏ của nông dân vàlàm tất cả các khâu ii) các HTX và tổ chức của nông dân đứng ra tổ chứccanh tác trên mảnh ruộng lớn; hoặc iii) doanh nghiệp thương mại phát triển vàquản lý các cánh đồng rộng có nhiều mảnh lớn hoặc mảnh liền thửa Xuhướng dồn

Trang 29

ruộng đất thành mảnh lớn ở Malaysia, ngoài những lý do về giảm chi phí vàtăng năng suất lúa, còn là áp lực về lao động nông nghiệp ngày càng ít đi,trong khi đất lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang cây trồng có lợinhuận lớn

Mô hình tiêu biểu sản xuất lúa trên quy mô lớn của Malaysia là ởSeberang Perak, được quản lý bởi Federal Land Consolidation andRehabilitation Authority (FELCRA) trong khuôn khổ dự án của Chính phủ vớiNgân hàng thế giới Trong vùng sản xuất này, mỗi hộ được nhận một diện tíchnhư nhau là 1,2ha trồng cọ Các hoạt động đều được làm bằng máy thuê từbên ngoài Các hoạt động được điều phối bởi FELCRA nhằm đảm bảo tínhthống nhất và kịp thời vụ Nông dân tham gia với tư cách là người lao độngnhận lương và được chia lợi tức Mô hình ở Seberang Perak được nhân rộng ranhiều vùng khác nhau do các công ty tư nhân thực hiện Từ kinh nghiệm củaMalaysia có thể rút ra một số bài học: i) Chính phủ đứng ra quy hoạch và xâydựng cơ sở hạ tầng cho CĐML Cơ sở hạ tầng luôn luôn được cải thiện vànâng cấp để đáp ứng những thay đổi trong sản xuất; ii) áp dụng công nghệ vàmáy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao động, năng suất sản xuất và giảmchi phí; iii) hoạt động sản xuất do một cơ quan quản lý nhằm đảm bảo tínhthống nhất và kịp thời vụ ; iv) dồn ruộng đất để tăng quy mô sản xuất vàtổ chức lại thành ô thửa thuận tiện cho sử dụng máy móc.[1]

1.2.4 Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại Việt Nam

1.2.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh An Giang

Ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc công ty CP Bảo vệ thực vật AnGiang cho biết, tham gia mô hình CĐML nông dân sẽ được phía công ty kýkết hợp đồng sản xuất khép kín Theo đó, nông dân sẽ được công ty đầu tưgiống, vật tư phân bón, thuốc BVTV (trong vòng 120 ngày không tính lãi),miễn phí tiền thu hoạch, vận chuyển lúa về nhà máy và sấy Đồng thời đượclưu kho tạm trữ trong vòng 30 ngày không tính phí nếu thấy giá lúa đang ởmức thấp Định kỳ công ty sẽ công bố giá lúa theo giá thị trường, khi nàonông dân thấy giá

Trang 30

thích hợp để bán thì chỉ cần mang phiếu lưu kho đến và nhận tiền về Hiệnnay, công ty CP BVTV An Giang là doanh nghiệp tư nhân duy nhất trên cảnước đầu tư sản xuất lúa khép kín từ khâu nghiên cứu chọn tạo giống, chuyểngiao quy trình sản cho nông dân và bao tiêu sản phẩm chế biến xuất khẩu…Năm 2012, công ty đã xuất khẩu được trên 32.000 tấn gạo đi nhiều nước trênthế giới, trong đó có các thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan, HồngKông, Mỹ, Úc… đồng thời mở rộng tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Theo các nông dân ở đây cho biết, tham gia vào mô hình CĐML nôngdân rất khỏe, được lực lượng cán bộ kỹ thuật 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùnglàm) của Cty tư vấn về quy trình sản xuất, được hỗ trợ chi phí đầu tư, đượcbao tiêu sản phẩm nên giá thành sản xuất thấp (trung bình thấp hơn ngoài môhình khoảng 500 đồng/kg), lợi nhuận tăng và đặc biệt là không phải lo cảnhđược mùa rớt giá…

An Giang là tỉnh đi đầu ở ĐBSCL về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuậttrong sản xuất lúa, xây dựng mô hình CĐML… Hiện nay, triên địa bàn tỉnhđang có nhiều Cty tham gia xây dựng CĐML như Cty CP xuất nhập khẩuAngimex; Liên doanh Angimex-Kitoku (chuyên trồng lúa Nhật); mô hìnhchuỗi liên kết cung ứng sản xuất, tiêu thụ lúa của Cty CP BVTV An Giang;mô hình liên kết sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP… với quy mô lênđến hàng chục ngàn ha/vụ [6]

1.2.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh

Vụ lúa Đông Xuân 2016-2017, nông dân tỉnh Trà Vinh rất phấn khởi donăng suất đạt khá và giá lúa ở mức cao, tăng từ 800-1.000 đồng/kg so với vụtrước.Đặc biệt, nhờ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, tham gia hợp tác xãđược cung cấp dịch vụ đầu vào giúp giảm giá thành và hỗ trợ tiêu thụ sảnphẩm giá cao khiến lợi nhuận đạt từ 35-40 triệu đồng/ha, tăng khoảng 5 triệuđồng/ha so với ngoài mô hình.

Trang 31

Bà Nguyễn Mai Quế Châu, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp PhúCần, huyện Tiểu Cần cho biết, qua khảo sát, nông dân tham gia cánh đồng lớn,năng suất bình quân cao hơn 0,5 tấn/ha, chất lượng lúa trong mô hình cũng tốthơn nên được thương lái mua giá cao hơn từ 100-150 đồng/kg so với ngoàimô

Ngoài ra, nông dân tham gia hợp tác xã còn được cung cấp vật tư đầuvào chất lượng, giá rẻ nên giảm được chi phí sản xuất Đến thời kỳ thu hoạch,hợp tác xã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìmthị trường tốt nhất cho lúa hàng hoá của thành viên.

Theo bà Nguyễn Mai Quế Châu, Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Cần lúcmới thành lập cuối năm 2015 chỉ có 11 thành viên sản xuất trên tổng diện tích10 ha Tuy nhiên, do thấy được hiệu quả kinh tế cao nên đến nay hợp tác xã đãthu hút được 128 nông dân tham gia, sản xuất trên tổng diện tích 155 ha theomô hình cánh đồng lớn.

Mặc dù các diện tích lúa này sắp đến thời điểm thu hoạch và đã đượcdoanh nghiệp ở Tiền Giang và Long An đã đặt mua với giá 5.800 đồng/kgnhưng hợp tác xã vẫn đang thương thảo với các doanh nghiệp để tìm giá tốtnhất giúp thành viên đạt lợi nhuận cao hơn.

Vụ Đông Xuân năm 2017-2018, tỉnh Trà Vinh gieo trồng hơn 66.300ha, vượt hơn 22% so với kế hoạch; trong đó, có 13 mô hình cánh đồng lớntrên tổng diện tích 3.450 ha Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 20.000ha và khoảng 150 ha lúa thuộc cánh đồng lớn Năng suất bình quân trong cánhđồng lớn đạt hơn 7 tấn/ha, cao hơn 1 tấn/ha so với ngoài mô hình.

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn tỉnh Trà Vinh cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dânsản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, tham gia hợp tác xã để xây dựng vùngsản xuất lúa chất lượng tập trung, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và mở rộngthị trường

Trang 32

tiêu thụ và dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khoa học kỹthuật, nguồn vốn đầu tư

Hiện tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đang xây dựng vàphát triển cánh đồng lớn sản xuất lúa hàng hóa tại 17 xã của 5 huyện Cầu Kè,Tiểu Cần, Càng Long, Châu Thành và Trà Cú Tỉnh phấn đấu đến năm 2020đạt quy mô 10.000 ha sản xuất lúa theo mô hình này.[13]

1.2.4.3 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn lựa chọn thí điểm xây dựng CĐML ở miền Bắc Thực hiện chươngtrình thí điểm, Thái Bình đã có 13 xã tham gia mô hình với tổng diện tích1.267 ha và đạt kết quả bước đầu đáng khích lệ, lợi nhuận tăng bình quân 3,9triệu đồng/ha so với canh tác đại trà.

Ngay sau khi được Bộ lựa chọn làm thí điểm, Thái Bình đã xây dựngĐề án “Xây dựng mô hình thí điểm cánh đồng mẫu” Đề án này đã đượcUBND tỉnh Thái Bình phê duyệt Theo Đề án này, năm 2012-2013, Thái Bìnhxây dựng

9 mô hình mẫu cấp tỉnh, trong đó có 4 mô hình cánh đồng mẫu về sản xuất lúavà 5 mô hình về sản xuất cây rau màu Để thực hiện các mô hình trên hiệu quảnhất, Thái Bình có chủ trương xây dựng thí điểm ít nhất một mô hình theophương thức doanh nghiệp thuê đất hoặc nông dân góp đất với doanh nghiệpđể sản xuất một loại sản phẩm Có thể thấy, qua phương thức này, đã gópphần tạo ra sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nôngnghiệp để bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp cũng như nông dân yêntâm sản xuất và nâng cao hiệu quả canh tác Mô hình CĐML ở Thái Bìnhđược triển khai theo nhiều phương thức khác nhau để phù hợp với từng vùng.Chẳng hạn, về sản xuất lúa, ở xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư, CĐML tập trungvào lúa chất lượng cao, với giống VS1 hoặc RVT và cây màu với công thứcluân canh: lúa xuân (giống VS1) - lúa mùa (giống RVT) - đậu tương (vụđông); hoặc ở xã An Mỹ huyện Quỳnh Phụ được thực hiện theo mô hình tậptrung sản xuất giống

Trang 33

lúa BC15 với công thức luân canh: lúa xuân (sản xuất giống lúa BC15) - lúamùa (sản xuất giống TBR36 hoặc TBR1) - vụ đông (khoai tây hoặc dưa, bí);… Thái Bình cũng đặt ra phương hướng cho năm 2013 sau khi sơ kết đánhgiá hiệu quả những mô hình sản xuất trên, tùy điều kiện cụ thể sẽ nhân rộngmô hình tại chỗ cũng như phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh ở các địaphương có điều kiện làm đạt kết quả tốt.

Để triển khai có hiệu quả những mô hình sản xuất trên, Thái Bình đãban hành nhiều cơ chế, chính sách cho xây dựng cánh đồng mẫu, như: hỗ trợkinh phí để các mô hình điểm xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồngtheo cơ chế xây dựng nông thôn mới của tỉnh với giá trị 25,02 tỷ đồng Chínhsách này được Thái Bình áp dụng như cơ chế đầu tư cho xây dựng nông thônmới, nguồn vốn xây dựng gồm hỗ trợ từ kinh phí của tỉnh và kinh phí đối ứngcủa địa phương; hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghi chép đồng ruộng chonông dân, phụ cấp cho cán bộ chỉ đạo với mức 0,8181 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phímua giống cho vụ sản xuất đầu tiên 0,45 tỷ đồng (tương ứng 50% giá giống);tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ sản xuất được thụ hưởng chính sách ưuđãi về đầu tư, về vay vốn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tạomôi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp nông nghiệp, doanhnghiệp cung ứng vật tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hợp tác xây dựngCĐML Đồng thời, Thái Bình cũng đẩy mạnh việc vận động các doanh nghiệpliên kết trong thực hiện mô hình cánh đồng mẫu như ứng trước vật tư chonông dân không tính lãi và thanh toán sau khi thu hoạch.[17]

1.2.5 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên

Sau khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng những quá trình triển khai môhình CĐML trên cả nước và các kết quả đạt được, tỉnh Thái Nguyên có thể rútra những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó góp phần triển khai mô hình hiệuquả hơn và giảm thiểu được những hạn chế còn tồn tại.

Trang 34

1.2.5.1 Về tổ chức

Tất cả các tỉnh trước khi đi vào triển khai mô hình đều trải qua bướcxây dựng Đề án và được TU, HĐND, UBND phê duyệt Sau khi Đề án đượcphê duyệt, UBND tỉnh giao cho một cơ quan làm đầu mối triển khai dự án.Một số tỉnh thành lập Ban chủ nhiệm (Tây Ninh), Ban điều hành (Long An),Ban chỉ đạo (Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh), Ban Quản lý dự án (CầnThơ, Vĩnh Long) Một số tỉnh khác lại giao cho các cơ quan chuyên môn nhưChi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông (Trà Vinh, AnGiang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang …)

1.2.5.3 Một số hình thức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp

a) Doanh nghiệp cung ứng 1 loại vật tư hoặc tất cả vật tư đầu vào gồmgiống, phân bón, thuốc BVTV (Trung tâm giống của tỉnh, Công ty cổ phầnphân bón Bình Điền, Công ty TNHH 1 thành viên phân bón và hóa chất dầukhí Tây Nam bộ, Công ty Hóa Nông Hợp Trí,… )

b) Doanh nghiệp cung ứng một phần vật tư đầu vào và thu mua lúa(Công ty cổ phần GenTraco, Công ty Angimex-Kitoku, Công ty XNKAngimex, Công ty Trung An, Công ty Lương thực Long An, Cty CP lươngthực Hậu Giang, Cty Lương thực Đồng Tháp).

c) Doanh nghiệp hợp tác với nông dân khép kín từ đầu vào đến đầu ra(Công ty GenTraco; Công ty cổ phần BVTV An Giang, Công ty Trung An).

Trang 35

Trong các hình thức hợp tác nêu trên, phổ biến nhất là hình thức (a):doanh nghiệp cung ứng giống lúa, phân bón, thuốc BVTV và tư vấn cho nôngdân sử dụng vật tư, quy trình kỹ thuật.

1.2.5.4 Một số hình thức hỗ trợ nông dân- Hỗ trợ của địa phương

Tỉnh Thái Bình có chính sách hỗ trợ xây dựng 9 mô hình CĐML vớitổng kinh phí là 26,3 tỷ đồng trong 2 năm 2012- 2013, nhằm hỗ trợ xây dựnghệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghichép đồng ruộng cho nông dân, phụ cấp cho cán bộ chỉ đạo, hỗ trợ kinh phímua giống cho vụ sản xuất đầu tiên

Tỉnh Thanh Hóa ngân sách tỉnh hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua máy, thiết bịphục vụ cơ giới hóa đồng bộ (máy, cấy, khay làm mạ, máy gặt đập liên hợp),hỗ trợ công tác tập huấn, tham quan, hội thảo; ngân sách huyện hỗ trợ công tácchỉ đạo, khuyến khích dồn điền, đổi thửa; ngoài ra huy động từ nhiều nguồnkhác nhau theo hình thức xã hội hóa kinh phí, góp vốn, cùng chia sẻ lợi ích;

Tỉnh Nghệ An: Hỗ trợ kinh phí hội thảo đầu bờ, tập huấn, tuyên truyền,tham quan học tập, với mức 15 triệu đồng/cánh đồng mẫu; Hỗ trợ 30% giá cácloại vật tư chủ yếu như: Phân bón, thuốc xử lý, chế phẩm sinh học để đầu tưđủ quy trình sản xuất hiện hành; Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, hội thảo đầubờ, tham quan học tập, khuyến cáo, tập huấn khuyến nông cho người sản xuất,với mức 20 triệu/cánh đồng mẫu; hỗ trợ chế phẩm sinh học, thuốc BVTV,thuốc thú y để xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, với mức tối đa không quá 01triệu đồng/ha;

Hỗ trợ mua máy cày đa chức năng công suất từ 8CV - 30CV và máycông tác kèm theo (bánh lồng, phay, cày lưỡi hoặc cày đĩa, bừa, vét bờ, bơmnước, rơ moóc) theo chính sách sau: Cấp bù lãi suất cho 2/3 giá trị máy hoànchỉnh trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã đồng bằng; Hỗ trợ 20%giá trị máy hoàn chỉnh và cấp bù lãi suất cho 80% giá trị máy hoàn chỉnh cònlại trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã miền núi; Hỗ trợ 20% giá trịmáy gặt, máy cấy và cấp bù lãi suất trong 24 tháng của 80% giá trị máy cònlại;

Trang 36

Hỗ trợ kinh phí tập huấn, quản lý sử dụng máy cày, máy gặt, máy cấy theo dựtoán được duyệt.

Tỉnh Hải Dương: Hỗ trợ 30% giá giống, lúa lai hỗ trợ 40.000 đồng 1 kg,định mức 1 kg trên sào, lúa chất lượng 8.000 đồng 1kg, định mức 2,5 kg/sào.Khuyến khích mô hình lớn 50 ha trở lên, ngoài mức hỗ trợ giống còn được hỗtrợ thêm tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 2.400.000 đồng trên 1 ha.Ngoài chính sách hỗ trợ về giống lúa, vật tư, mô hình còn được hỗ trợ tậphuấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Tỉnh Nam Định: lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ cácmô hình như: hỗ trợ mua máy làm đất để cơ giới hóa; hỗ trợ sản xuất lúa chấtlượng Một số huyện có chính sách hỗ trợ mua công cụ sạ hàng và hỗ trợ 1phần kinh phí cho các xã xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, như huyệnNam Trực: hỗ trợ kinh phí cho các xã mua 250 công cụ sạ hàng và hỗ trợ tiềngiống lúa cho các mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.

- Hỗ trợ của doanh nghiệp

Công ty CP Bình Điền bán phân bón theo giá gốc, hỗ trợ chi phí vậnchuyển đến mô hình và cho nông dân nợ 4 tháng; hỗ trợ tiền vận chuyển25.000 đồng/bao phân.

Công ty CP BVTV An Giang: ứng giống, phân bón, thuốc BVTV chonông dân với lãi xuất 0%, sau khi thu hoạch nông dân được hỗ trợ chi phí vậnchuyển, sấy và lưu kho trong 30 ngày;

Công ty GenTraco: cung ứng giống lúa với lãi xuất 0%, thu mua lúa vớigiá cao hơn từ 0-150 đồng/kg.

Công ty Lương thực Long An: thu mua lúa với giá cao hơn từ 100-150đồng/kg…

Doanh nghiệp Đại Nhật Phát ứng vật tư và thu mua sản phẩm chonông dân…

Trang 37

thuộc huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển CĐML tại vùng nghiên

Đề tài sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu sau:

Tiếp cận chính sách, thể chế: Đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến sự

phát triển mô hình CĐML trong sản xuất nông nghiệp; qua nghiên cứu cácchính sách sẽ thấy được sự tác động của nó đến quá trình quy hoạch, xây dựngmô hình CĐML và sự phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tiếp cận lịch sử: Với cách tiếp cận này sẽ xem xét sự hình thành, phát

triển các CĐML; những hiệu quả mà mô hình này đem lại cho kinh tế nôngthôn; qua đó sẽ giúp ta thấy được sự khác nhau giữa các giai đoạn của quátrình xây dựng.

Tiếp cận hệ thống: Nhằm giúp nghiên cứu một cách toàn diện những

thuận lợi và khó khăn về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, chính sách.

Tiếp cận theo vùng: Cách tiếp cận này sẽ xem xét quy hoạch địa

phương gắn với quy hoạch tổng thể vùng tạo sự liên kết chặt chẽ về khônggian kinh tế; đưa ra các giải pháp cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu thiên tai,lũ lụt và bảo vệ môi trường ở quy mô vùng gắn với các mục tiêu chiến lược,chương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầuphát triển, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trang 38

hình và các hộ nông dân nhằm thu thập, kiểm định và đánh giá hiệu quả thựctế của việc xây dựng mô hình.

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Ngoài các giáo trình và sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan, tácgiả nghiên cứu các tài liệu, văn bản, báo cáo của ngành có liên quan, các kếtquả nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam từ nguồn tài liệu lưu trử ở các cơquan quản lý; các số liệu, tài liệu của các tổ chức, cá nhân đã được công bốtrên sách, báo, tạp chí; thông tin đăng tải trên các website của các đơn vị, tổchức có liên quan đến kinh tế nông nghiệp Các tài liệu này được nghiên cứuvà được phân tích, đánh giá nhằm thu được những thông tin về các vấn đềquan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các báo cáokết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm và phương hướng nhiệmvụ của các năm tiếp theo của UBND tỉnh, huyện , xã thuộc tỉnh Thái Nguyên;các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã; kết quả kiểmkê đất hàng năm của xã; các tài liệu quy hoạch và dự án liên quan trong khuvực quy hoạch; báo cáo của sở Nông nghiệp và PTNT, sở Tài nguyên - Môitrường tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, niên giám thống kêhuyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2 Thông tin sơ cấp

*) Mục đích điều tra

Hoạt động điều tra thông tin sơ cấp góp phần đảm bảo tính khách quan,toàn diện của các kết quả nghiên cứu, các giải pháp và kết luận từ quá trìnhnghiên cứu về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại huyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên.

Trang 39

thể là:

- Đại diện chính quyền: 10 người là những người có liên quan tới đề ánxây dựng CĐML tại UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tỉnh Thái Nguyên; Sở Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo huyệnPhú Bình, đại diện Phòng Nông nghiệp huyện, đại diện hội nông dân huyện.

- Đại diện một số doanh nghiệp: 03 người đại diện các công ty tham giavào xây dựng mô hình CĐML và các công ty trong ngành trên địa bàn; 03người đại diện bên cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật; 03 người đạidiện lãnh đạo, cán bộ một số ngân hàng thương mại và các tổ chức cung cấpvốn tín dụng cho các bên tham gia liên kết trong mô hình CĐML tại địa bànnghiên

𝑛 =

(1 + �� 𝑒 2 )

e là sai số cho phép.

Trong nghiên cứu này, e = 0,05.

N là tổng số người đang sinh sống tại địa bàn áp dụng mô hình CĐML,trực tiếp tham gia vào mô hình, bao gồm cả các cán bộ xã, trưởng xóm(N=3185)

Ta có n = 3185/(1+N*0,052) = 356 người

Trang 40

*) Nội dung điều tra:

+ Thu thập thông tin phản ánh thực trạng, những thuận lợi, khó khăn,những yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tạicác xã điểm.

+ Hiệu quả áp dụng mô hình CĐML tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

+ Thu thập thông tin về định hướng, đề xuất, kiến nghị của các bên liên quan.

2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin

Sử dụng các phương pháp tổng hợp thông tin phổ biến trong nghiên cứukinh tế - xã hội như: sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu.

Sử dụng các phương pháp phù hợp với mục đích phân tích: S.W.O.T,P.E.S.T.

Công cụ được sử dụng để tổng hợp và phân tích thông tin: MicrosoftExcel.

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu Sosánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giốngnhau nào đó, nhằm diễn tả một các đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật,hiện tượng.

Ngày đăng: 23/03/2019, 12:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w