1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nghe truyện thần thoại “Ông Gióng” theo hướng tích hợp

78 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 11,82 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và nghiên cứu với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn: PGS – TS Hà Nguyễn Kim Giang, tôi đã chọn và viết bài tập tốt nghiệp với đề tài: “Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi nhe truyện thần thoại “ Thánh Gióng”theo hướng tích hợp”. Để thực hiện được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Điện Biên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS – TS Hà Nguyễn Kim Giang đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong qua trình thực hiện đề tài. Cảm ơn Trường Mầm non Sam Mứn huyện Điện Biên Điện Biên và Trường Mầm non số 2 Sam Mứn huyện Điện Biên Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá triển khai thực nghiệm. Cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp. Tuy vậy, vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Điện Biên, Ngày 20 tháng 9 năm 2011. NGƯỜI THỰC HIỆN §ç ThÞ Dung MỤC LỤC PHẦN MỘT: I. Lý do chọn đề tài ……………………………...........…..…….….….....…...4 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…..…………………………...………....……...5 III. Mục đích nghiên cứu ………….....…………………….....…..…………..8 IV. Giả thuyết khoa học…......……....…...……......………….………...……. 8 V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................8 VI. Nhiệm vụ nghiên cứu....….....…………………………….........….............9 VII. Phương pháp nghiên cứu …………......................……….....…….......….9 VIII. Phạm vi nghiên cứu….........……………………………………………..9 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài .……...................………… ………... 10 I. Cơ sở tâm sinh lý học của trẻ 4 – 5 tuổi…….....……………………...……10 1 Cơ sở sinh lý học..........................................................................................10 2 Cơ sở tâm lý học...........................................................................................11 II. Cơ sở giáo dục học........................................................................................17 1 Khái niệm về giáo dục tích hợp....................................................................17 2 Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non và tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non............................................................19 3 Các hình thức dạy học ở trường mầm non...................................................25 4 Một số phương pháp dạy học ở mẫu giáo....................................................26 III. Truyện thần thoại với giáo dục trẻ mẫu giáo...............................................28 1 Khái niệm truyện thần thoại.........................................................................28 2 Ý nghĩa của truyện thần thoại với giáo dục trẻ mẫu giáo.............................28 IV. Một số vấn đề lý luận về phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 1 Đặc điểm tiếp nhận truyện thần thoại của trẻ...............................................31 2 Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học..............................34 3 Các phương pháp cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học...............35 Chương II: Thực trạng kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non theo quan điểm tích hợp. I. Khái quát thực trạng kể truyện thần thoại cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp ở một số trường mầm non.................................................38 1 Mục đích điều tra..........................................................................................38 2 Nội dung điều tra..........................................................................................38 4 Phương pháp điều tra....................................................................................38 IV. Phân tích kết quả điều tra.............................................................................38 1 Điều tra bằng phiếu An két..........................................................….............39 2 Việc lập kế hoạch của giáo viên...................................................................41 3 Việc tổ chức hoạt động kể truyện thần thoại theo quan điểm tích hợp........44 III. Kết luận....................................................................................................... 47 1 Ưu điểm........................................................................................................47 2 Nhược điểm..................................................................................................47 3 Nguyên nhân................................................................................................ 48 Chương III: Một số biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp.................................................................49 I. Khái niệm biện pháp.......................................................................................49 II. Nguyên tắc xây dựng biện pháp kể truyện thần thoại theo quan điểm tích hợp.....................................................................................................................49 III. Các biện pháp kể truyện thần thoại cho theo quan điểm tích hợp........... ....49 IV. Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiện...........................................51 1 Mục đích thực nghiệm..................................................................................51 2 Địa bàn và đối tượng thực nghiệm....................................................….......52 3 – Nội dung thực nhiệm.................................................................................. 52 4 Các tiêu chí đánh giá ...................................................................................52 5 Tiến hành thực nghiệm............................................................................….53 6 Phân tích thực nghiệm....................................................................…... ….57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 65 PHẦN MỘT I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ em rất sớm, ngay từ thủa ấu thơ, những bài hát ru, ca dao đến với trẻ qua lời ru ầu ơ của bà, của mẹ, những lời ca ấy là liều thuốc bổ tinnh thần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ để sau này các bé lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. Lớn hơn một chút nữa các bé nô đùa, hoạt động chạy nhảy theo các trò chơi gắn với các lời của những bài đồng dao và nghe những câu chuyện thần thoại để được đi vào thế giới khác lạ đầy hấp dẫn. Các câu chuyện hấp dẫn trẻ thơ khiến các bé say mê không biết chán các câu chuyện cổ cũng như các câu chuyện hiện đại. Lứa tuổi mẫu giáo là tuổi đang “Học ăn, học nói” Vì vậy chương trình mẫu giáo đã dành thời gian tương đối nhieeufddeer dạy thơ ca và kể truyện cho trẻ em, nhằm làm cho ngôn ngữ của trẻ em phát triển một cách trong sáng và tốt đẹp. Thông qua hoạt động này trẻ sẽ được tiếp xúc với những lời hay, ý đẹp sẽ được giáo dục về mặt tình cảm, đạo đức nó bồi dưỡng cho các bé tình yêu thiết tha đối với quê hương đất nước, đồng thời cũng dạy cho các bé biết khinh ghét cái xấu, cái ác, biết khâm phục những con người tốt. Vì vậy hoạt động văn học rất cần thiết ch mội người nói chung và trẻ em nói riêng, bởi vì văn học là một phương tiện hữu hiệu để phát triển toàn diện và làm giàu có tâm hồn trẻ, là hành chang cho các em trên những chặng đường đời. Nói tới văn học thiếu nhi không thể không kể đến mảng truyện thần thoại, thần thoại trước hết không chỉ là văn học dân gian mà là kho tri thức bao chứa tất cả những hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và chính bản thân mình, là trí tuệ, là văn hóa, là kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên và xã hội của con người thời cổ được hình tượng hóa, thần thánh hóa. Truyện thần thoại là một loại hình văn học rất phù hợp với trẻ mầm non, với đặc trưng cơ bản là phản ánh thực tại một cách độc đáo, các yếu tố của truyện thần thoại luôn đan xen với yếu tố kỳ ảo, tạo ra một “Thế giới thần thoại” rất đặc trưng và hấp dẫn, truyện thần thoại đã thực sự lôi cuốn trẻ, ở đó các em nhìn thấy những nét quen thuộc, thấy sự thân thương bầu bạn với thế giới thực vật sinh động trong truyện, đồng thời củng cố và mở rộng những hiểu biết của trẻ. Những câu chuyện ngộ nghĩnh ấy đã mang đến cho các em những xúc động trong tâm hồn, gợi cho các em trí tưởng tượng phong phú, tạo dựng cho trẻ thái độ đúng đắn trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để đưa ra những giá trị của truyện thần thoại đến với trẻ ? Trong thực tế truyện thần thoại đã được đưa vào chương trình làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non, các cô giáo đã soạn và kể cho trẻ nghe nhiều câu chuyện, trong đó có truyện thần thoại “Ông Gióng” mặc dù có cố gắng sử dụng thêm đồ dùng trực quan vào tiết dạy để tạo sự hứng thú cho trẻ cũng như cho trẻ nhớ được nội dung truyện, hay các lời đối thoại trong truyện, tuy nhiên các cô giáo chú ý đến phương pháp kể chuyện theo hình thức xưa, chưa tìm ra được biện pháp đọc, kể phù hợp để truyện thần thoại thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu trong giáo dục trẻ nhất là trong giai đoạn hiện nay chương trình giáo dục mầm non đang được triển khai theo hướng tích hợp đòi hỏi người giáo viên càng phải có năng lực và có những hiểu biết về giáo dục tích hợp để vận dụng vào tổ chức các hoạt động cho trẻ. Hiện nay đa số giáo viên chưa hiểu xâu về nội dung tích hợp và cũng chưa biết tích hợp. Để khắc phục những hạn chế đó tôi xin đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu “Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nghe truyện thần thoại “Ông Gióng” theo hướng tích hợp” nhằm góp một tiếng nói nhỏ vào xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ vho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và nhất là nâng cao hiệu quả của phương pháp kể chuyện thần thoại cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi được hay hơn, phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục mầm non, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và nâng cao khả năng tiếp thu văn học của trẻ mẫu giáo. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Phương pháp, biện pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra biện pháp kể truyện thần thoại. Trong quá trình xây dựng các biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theo hướng tích hợp, chúng tôi đã đọc và tiếp xúc với những công trình sau: “Các phương pháp cơ bản cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học” Hà Nguyễn Kim Giang – NXB Đại học quốc gia. “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” – Nguyễn Thu Thủy – NXBGD 1996 “Giáo trình văn học dân gian” – Phạm Thu Yến chủ biên – NXB Đại học quốc gia “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” – Hà Nguyễn Kim Giang Trong những bài viết này tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm ý nghĩa của truyện thần thoại với giáo dục trẻ em. Đây chính là điịnh hướng để chúng tôi phân tích các tác phẩm thân thoại, làm cơ sở để chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình. Về phương pháp, biện pháp kể chuyện chúng tôi nghiên cứu một số công trình sau: “Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” – M.K Boogliuxpkaia và VeptSeptsenkô dich năm 1976. Trong công trình này tuy các tác giả không đưa ra biện pháp kể truyện thần thoại nhưng họ đã đưa ra các thủ thuật kể truyện, xác định thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, cách ngắt giọng, nhịp điệu, cường điệu, cường độ của giọng,...... giúp cho giáo viên xác định và thể hiện tác phẩm một cách nghệ thuật. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Thủy “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” đã đề ra các phương pháp, biện pháp đọc kể tác phẩm. Tác giả cũng đề ra các kỹ thuật thể hiện tác phẩm và đặc biệt theo tác giả thì giáo viên phải tìm hiểu tác phẩm trước khi đọc kể, phải xác định giọng điệu phù hợp với diễn biến tâm trạng nhân vật, tuy không đi sâu vào từng thể loại truyện nhưng đây cũng là cơ sở cần thiết để chúng tôi xây dựng biện pháp kể truyện thần thoại. Trong giáo trình “ Tiếng Việt – Văn học và phương pháp giáo dục” – NXBGD năm 1988 các tác giả đã đưa ra các phương pháp, biện pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học như: + Phương pháp đọc và kể diễn cảm + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp trực quan + Phương pháp giảng giải Cuốn “Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ cho trẻ mẫu giáo” – PGS TS Hà Nguyễn Kim Giang là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu hoạt động kể truyện dưới góc độ thể loại. Trong quá trình kể truyện “ Ông Gióng” tác giả đã đưa ra các biện pháp cụ thể, rõ ràng, đây chính là định hướng để giúp tôi xây dựng một số biện pháp kể truyện thần thoại Trong tác phẩm “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” PGS TS Hà Nguyễn Kim Giang đã đưa ra một hệ thống hoàn chỉnh các phương pháp cơ bản để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. + Phương pháp đọc, kể tác phẩm có nghệ thuật + Phương pháp gợi mở + Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan + Phương pháp đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật Dựa vào các phương pháp cơ bản này, chúng tôi xây dựng một số biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ nghe. Hiện nay chương trình chăm sóc giáo dục mầm non đang được triển khai theo hướng tích hợp. Vấn đề này đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu và để xây dựng một số biện pháp kể truyện thần thoại theo quan điểm tích hợp chúng tôi đã nghiên cứu một số công trình sau: “Tích hợp – bản chất của khoa học giáo dục mầm non” PGSTS Nguyễn Ánh Tuyết – Hội thảo khoa học sư phạm tích hợp 1999. Trong bài báo cáo này tác giả khẳng định vai trò của giáo dục tích hợp và chỉ ra khái niện về tích hợp trong giáo dục mầm non, đây chính là cơ sở để chúng tôi vận dụng quan điểm vào trong quá trình xây dựng biện pháp kể cho trẻ nghe truyện thần thoại. Cuốn “Tài liệu tham khảo về giáo dục mầm non” của viện nghiên cứu khoa học giáo dục BGDĐT đã phân tích cơ sở của giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non, thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ theo chủ đề, chủ điểm. Gần đây có những đề tài khóa luận của sinh viên khoa GDMN nghiên cứu vấn đề tích hợp cho trẻ làn quen với tác phẩm văn học cũng đi theo hướng đó. Chúng tôi đã tiếp xúc với đề tài “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học theo quan điểm tích hợp” của cô giáo Mai Thị Cúc của trường mầm non số 2 Sam Mứn. Tuy chỉ là sáng kiến kinh nghiệm nhưng cũng thể hiện hướng tiếp cận với lý luận và thực tiễn đổi mới của nghành học, hướng tiếp cận đó cũng đã gợi ý cho chúng tôi trong việc xây dựng các biện pháp kể cho trẻ nghe truyện thần thoại theo hướng tích hợp. Khi nói đến việc kể truyện cho trẻ nghe cuốn “Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” các tác giả đã tập chung nhấn mạnh những yêu cầu cơ bản của người giáo viên trong việc kể truyện văn học ở trường mầm non. Những yêu cầu ấy bao gồm cả việc nắm vững tri thức về cốt truyện, về thanh điệu âm hưởng cơ bản của tác phẩm và các thủ thuật được vận dụng để truyền thụ và diễn đạt tác phẩm gây được ấn tượng xâu sắc giúp trẻ ghi nhớ tốt truyện. Cuốn phương pháp kể truyện sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ của PGSTS Hà Nguyễn Kim Giang đã chỉ ra rằng: “Trẻ 5 – 6 tuổi có nhu cầu xã hội lớn. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục mẫu giáo là giáo dục thẩm mỹ bằng các phương tiện nghệ thuật đó là các tác phẩm văn học”. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành và thực tiễn, đề tài nhằm xây dựng một số biện pháp kể truyện thần thoại “Ông Gióng” cho trẻ 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu giáo viên mầm non nắm được đặc trưng, giá trị của truyện thần thoại và có biện pháp kể phù hợp theo hướng tích hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động kể truyện thần thoại nói riêng và cho trể làm quen với tác phẩm văn học nói chung. V. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cứu: Phương pháp kể truyện thần thoại ở trường mầm non Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp kể cho trẻ 4 5 tuổi nghe truyện thần thoại theo hướng tích hợp. VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu lý luận: phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu thực trạng về việc kể truyện TT “Ông Gióng” cho trẻ 4 – 5 tuổi theo hướng tích hợp ở một số trường mầm non hiện nay. Xây dựng hệ thống các biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theo hướng tích hợp Tổ chức thực nghiệm những biện pháp đã đề ra. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận chung của đề tài. 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Dự và quan sát các tiết học kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi nhằm phát hiện thực trạng của hoạt động này. Phương pháp điều tra bằng phiếu anket (trên giáo viên mầm non): Sử dụng phiếu anket để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về cách tổ chức hoạt động kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Một số biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp. Phương pháp thống kê toán học. Thu thập, xử lý kết quả nghiên cứu. VIII. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp kể cho trẻ 4 – 5 tuổi nghe truyện thần thoại với nhân vật là các vị thần, theo quan điểm tích hợp, tại một số trường mầm non ở xã Sam Mứn – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ TÂM SINH LÝ HỌC TRẺ 4 – 5 TUỔI: 1 Cơ sở sinh lý học: Trẻ em ngày nay phát triển nhanh hơn so với trẻ em ngày trước, hiên tượng này biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực phát triển thể lực, ở lứa tuổi mầm non sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, hệ vận động, các cơ quan phân tích của trẻ diễn ra mạnh. Trẻ 4 – 5 tuổi chức phận của các cơ quan được dần dần hoàn thiện, hoàn thiện được nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào sự rèn luyện của người lớn. Hệ thần kinh phát triển tốt, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, số lượng phản xạ có điều kiện nhiều, trí tuệ của trẻ phát triển nhanh, trẻ nói được câu dài, biết hát kể truyện, sự tiếp thu về kiến thức ngày một tăng nhanh, lúc này trẻ đã có thể hiểu được ngôn ngữ, hiểu được những lời giải thích, phân tích của cô giáo. Bộ máy phát âm của trẻ trở thành một cơ quan sản sinh ngôn ngữ, trẻ sử dụng tương đói thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là sự xuất hiện của lời nói mạch lạc . Toàn bộ những thành tựu này bắt đầu mở rộng khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ nó vừa tạo cơ hội cho trẻ, vừa đòi hỏi trẻ những cơ hội nhất định phát huy những âm thanh lời nói. Trẻ biết sử dụng ngữ điệu trong giao tiếp, đây chính là cơ sở để trẻ thực hiện hoạt động tư duy, phán đoán suy luận, trẻ tò mò để ý đén thuộc tính ben trong của sự vật bằng các câu hỏi “ Tại sao?....” trẻ có khả năng thu nhận và phân biệt âm thanh ngày càng tốt và trẻ thich nghe, hiểu được những câu chuyện bài thơ cô đọc kể...... Như vậy ở trẻ 4 – 5 tuổi các chức năng và các bộ phận trong cơ thể hoàn thiện dần đặc biệt là chức năng phối hợp các động tác, hệ thần kinh tương đối phát triển do đó chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não tương đối hoàn thiện. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp các nhà giáo dục đưa ra các biện pháp đọc, kể tác phẩm văn học mà cụ thể là truyện thần thoại phù hợp với trẻ. 2 Cơ sở tâm lý học: Từ lọt lòng đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc đời, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em. Trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động chủ đạo là “trò chơi đóng vai theo chủ đề” nhằm thỏa mãn nhu cầu của trẻ muốn được sống và làm việc như người lớn, hoạt động vui chơi sẽ chuyển thành hoạt động chủ đạo. Tuy trẻ bắt chước một số hành động phối hợp với nhau trong sinh hoạt của người lớn, nhưng việc vui chơi đó đã mang tính chất của việc chơi theo nhóm. Sự hình thành ý thức bản thân hay ý thức bản ngã đã được nảy sinh khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của chính con người và dần dần khám phá được mối quan hệ giữa người với người. Theo các nhà nghiên cứu cho biết: hiện tượng gia tốc phát triển cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực tâm lý đặc biệt trong lĩnh vực phát triển trí tuệ. Trẻ em đến trường đã có một vốn tri thức, kinh nghiệm khá phong phú. Trẻ thu nhận những kiến thức đa dạng nhiều hơn hẳn trước và trẻ muốn tự mình khám phá, giải quyết các tình huống xảy ra với mình. Chính vì vậy dạy học theo quan điểm tích hợp nói chung và cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong đó có truyện thần thoại theo quan điểm này nói riêng rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ: Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, nó bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ mở rộng giao tiếp, từ đó trẻ học được những điều tốt đẹp xung quanh mình, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể, đó là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên mà người lớn có thể đem đến cho trẻ ngay từ nhỏ. Giai đoạn trẻ 4 – 5 tuổi trẻ đang hoàn thiện về mắt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó. Trẻ biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ rõ ràng dứt khoát. Khả năng điều chỉnh về phát âm của trẻ được tăng lên theo độ tuổi, nhanh chóng định vị được âm vị có cấu tạo đơn giản, những âm vị có cấu tạo phức tạp trẻ dễ mắc lỗi nhưng nếu kiên trì luyện tâp thì hầu hét trẻ có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ. Khi trẻ 4 – 5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ, cô giáo cần dạy trẻ hiểu lời nói của người lớn, mở rộng vốn từ, phát triển giao tiếp ngôn ngữ với người lớn và những trẻ khác, ở giai đoạn này vốn từ của trẻ tăng lên khoảng 2000 từ (theo nghiên cứu của A.V.Daporozet) trẻ đã từng bước sử dụng chúng để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong giao tiếp với những người xung quanh, đặc biệt trẻ rất thích nghe truyện cổ tích, thần thoại.... biết biểu lộ cảm xúc tích cực buồn, vui khi giao tiếp với những người xung quanh, với những nhân vật trong truyện kể. Trẻ mẫu giáo biết nói ngôn ngữ đối thoại trước, những kỹ năng xã hội xuất hiện ở trẻ mẫu giáo nhỡ khi trẻ kể lại một sự kiện nào đó, một câu chuyện nào đó, ở trẻ đã phát triển kỹ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của bạn, trẻ có khả năng phân biệt được ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Với khả năng ngôn ngữ như vậy, trẻ hoàn toàn có khả năng lĩnh hội các truyện thần thoại qua giọng kể của cô giáo. Ngôn ngữ trong truyện thần thoại là ngôn ngữ thi ca, dựng lại diện mạo và quá trình phát triển của dân tộc tạo thành sử thi thần thoại. Truyện thần thoại tuy không có thật nhưng khi kể truyện cho trẻ nghe đòi hỏi cô giáo phải kể sao cho hấp dẫn, huyền bí, làm nổi bật niềm tin của con người vào các đấng siêu thần thánh. 2.2. Đặc điểm tư duy của trẻ: Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết. Tư duy của trẻ 4 – 5 tuổi phát triển đi từ khái quát (trên cơ sở những dấu giệu bên ngoài của đò vât) đến khái quát (những dấu hiệu bản chất của đồ vật hiện tượng cụ thể). Ở trẻ xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được, gắn với hoàn cảnh cụ thể. Tư duy của trẻ 4 – 5 tuổi đã bắt đầu chuyển từ kiểu tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng nghĩa là trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, hoạt động đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, phát triển tư duy bằng hành động trực quan, mầm mống của tư duy từ ngữ logic xuất hiện đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan hình tượng. Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan, đặc tư duy của trẻ còn bị tình cảm của trẻ tri phối thể hiện ở chỗ trẻ suy nghĩ về những điều mà chúng thích và dòng suy nghĩ bị cuốn hút vào ý thích của riêng mình. Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đống vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực. Vì vậy việc giáo dục phát triển tư duy cho trẻ ở thời điểm này là giúp đỡ trẻ tích lũy biểu tượng bằng cách quan sát, tiếp xúc, va chạm với sự vật đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năng thu nhận những ấn tượng bên ngoài nhằm làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày một phong phú, đây cũng là điều kiện thuận lợi để cô giáo kích thích hoạt động nhận thức tích cực của trẻ trong quá trình kể truyện thần thoại cho trẻ cô giáo nên cho trẻ vừa tiếp xúc, vừa nghe, vừa quan sát sự vật hiện tượng một cách đa dạng, tăng cường thu nhận từ bên ngoài với các giác quan làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày càng trở nên chính xác. Điều đó càng đồi hổi giáo viên khi tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể truyện thần thoại nói riêng cần phải có những biện pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. 2.3. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm: Trẻ mẫu giáo rất giàu xúc cảm, tình cảm. Ở giai đoạn này trẻ phát triển tất cả các sắc thái vui buồn, hờn giận,.... Qua lời nói, sự vận động và điệu bộ được chính xác, phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh tình cảm của trẻ bắt đầu xuất hiện, qua truyện kể trẻ thích thú lăng nghe và kể lại nội dung truyện một cách hứng thú, trẻ xúc động thực sự đối với các nhân vật yếu ớt bị ma quỷ tấn công, tự hào thích thú muốn noi gương các nhân vật anh hùng, nhiều đối tượng mới lạ: chim muông, cỏ cây, động vật đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ. Trẻ biết kể truyện khi thăm vườn thú, bắt chước hành vi của khỉ, vôi, gấu,...một cách say sưa, cùng với cái nhìn hồn nhiên ngây thơ trước cuộc sống, giúp trẻ nhanh chóng biểu lộ tình cảm, xúc cảm qua nghe đọc, kể và dễ dàng nhận thấy được sự thể hiện đầy xúc động của cô giáo. Như vậy có thể thấy đời sống tình cảm của trẻ chưa ổn định, dễ xao động mang tính tình huống. Như vậy truyện thần thoại với những đối tượng gần gũi thân thuộc, động vật, thực vật với những ước mơ chân thực của con người sẽ dễ dàng lôi cuốn trẻ, đem đén cho trẻ sự say mê hứng thú, gơi cho trẻ những dung cảm nghệ thuật, những tình cảm yêu thương, gợi sự thông cảm của trẻ đối với sự vật gần gũi, giúp trẻ làm quen với thiên nhiên sống động....hình thành ở trẻ tình cảm, cảm xúc chân thành, gieo mầm xanh nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. 2.4. Đặc điểm tưởng tượng của trẻ: Một điểm quan trọng nhất trong tâm lý trẻ mẫu giáo là trí tưởng tượng. Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng nên hình ảnh mới dựa trên cơ sở những hình ảnh đã có. Ở lứa tuổi này tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ về cả dạng, loại và mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Tưởng tượng của trẻ phát triển trên nền tảng của trí nhớ hình ảnh, tư duy mang màu sắc biểu tượng. Do vậy hình ảnh tượng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích lũy được ở trẻ, lúc này xuất hiện tính tự chủ và sáng tạo hơn so với trẻ 3 tuổi. Vai trò của ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển, một truyện thần thoại hay trẻ có thể kể lại và tưởng tượng các vị thần tiên có phép lạ cứu gúp và chơi với trẻ thật. Trẻ giàu tưởng tượng, dùng tưởng tượng để nhận thức tự nhiên, tưởng tượng của trẻ còn bị hạn chế và một mặt có tính chất tái tạo thụ động, mặt khác có tính chất không chủ định. Tưởng tượng của trẻ ở tuổi mẫu giáo không có những tính chất tái tạo mà còn có tính chất sáng tạo, phần nào có tính mục đích, có chủ đích rõ rệt. Trẻ 4 – 5 tuổi tưởng tượng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự vật và hiện tượng đang tri giác. Chính vì vậy mà giáo viên phải tổ chức ra hoàn cảnh tương ứng, khi kể truyện cần có phương pháp thể hiện ngữ điệu giọng kết hợp làm điệu bộ, cho trẻ quan sát đồ dùng trực quan trong các giờ học nhất là các giờ dạy làm quen với tác phẩm văn học. 2.5. Đặc điểm phát triển trí nhớ: Chú ý: Là xu hướng, là sự tập trung tư tưởng vào một đối tượng xác định, chú ý là quá trình tổ chức định hướng cho các hoạt động tâm lý khác: tư duy, tưởng tượng, xúc cảm.... Ở trẻ 4 – 5 tuổi nhiều phẩm chất chú ý của trẻ được hình thành và phát triển mạnh, do có sự tiếp xúc với nhiều loại đồ vật, nhiều loại âm thanh, màu sắc, độ di động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ, khối lượng chú ý của trẻ tăng lên dưới tác động của ngôn ngữ, nhất là các chức năng của ngôn ngữ, trẻ gọi tên đồ vật tên câu chuyên đã được nghe, đánh giá được hành vi của trẻ và hành vi của nhân vật trong truyện và sức bền vững của chú ý được tăng lên, trẻ 4 – 5 tuổi chú ý được khoảng 37 phút (theo nghiên cứu của A.V.Daporozet) nếu đối tượng hấp dẫn. Chính vì vậy trẻ có thể vừa lăng nghe cô đọc, kể truyện vừa quan sát cô chỉ vào tranh trong quá trình nghe cô kể và có thể kể lại được truyện. Trí nhớ: là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm cá nhân dưới hình thức biểu tượng, nó bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ tái tạo trong óc cái mà con người đã từng tri giác, từng suy nghĩ. Trí nhớ của trẻ ở độ tuổi này phát triển rất mạnh ở tất cả các quá trình trí nhớ, trẻ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài phong phú đa dạng về hình dáng thời gian...trẻ gìn giữ được thông tin mang tính chất trực quan, hình ảnh....cần nhớ gắn liền với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu. Trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện như: niềm vui, nỗi buồn, sự đau đớn, những sự kiện, con người đò vật gắn với cảm xúc hành động trẻ nhớ nhanh và đúng, trẻ thường ghi nhớ những điều gì làm cho nó thích thú, gây hấp dẫn. Với những đặc điểm gây chú ý, ghi nhớ như trên, muốn trẻ ghi nhớ và chú ý tốt nội dung bài học, đòi hỏi giáo viên phải đưa ra các biện pháp thích hợp, kết hợp với nội dung hài hòa có tác dụng thực sự lôi cuốn trẻ. Theo PGSTS Nguyễn Thạc, Nguyễn Xuân Thực thì “giáo viên phải cố gắng diễn đạt nội dung tài liệu trẻ cần chú ý, ghi nhớ bằng trực quan gần gũi với cuộc sống và gắn bó với xúc cảm của trẻ .... và cuối cùng khi dạy học phải chú ý huy động sự tham gia của nhiều giác quan. Bằng cách đó không những giúp trẻ ghi nhớ nhanh, nhiều và bền vững đối tượng nhớ, mà còn phát triển ở trẻ cách ghi nhớ một công cụ mà trẻ con vẫn dùng nó làm phương tiện lĩnh hội tri thức” Như vậy khi kể truyện thần thoại cho trẻ nghe giáo viên phải thể hiện được giọng điệu huyền bí, đầy mơ tưởng...chính điều đó sẽ lôi cuốn sự chú ý của trẻ, tái tạo ra ần tượng, biểu tượng giúp trẻ ghi nhớ đồng thời vẫn phải cung cấp các hình tượng trực quan sinh động, giúp trẻ huy động các giác quan để lĩnh hội tác phẩm, làm cơ sở vững chắc cho chú ý – ghi nhớ ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm tốt hơn. Tóm lại: Việc hiểu rõ các đặc điểm tâm sinh lý này của trẻ sẽ giúp giáo viên xây dựng hệ thống các biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ nghe một cách có hiệu quả theo hướng tích hợp. II. CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC: 1 Khái niệm về giáo dục tích hợp: Trước thềm thế kỷ XXI thế giới đang biến động dữ dội lượng thông tin ở mỗi lĩnh vực khoa học ngày càng đồ sộ và các bộ phận khoa học ngày càng thâm nhập vào nhau. Do đó ngày càng xuất hiện nhóm đa môn, điều đó đồi hỏi con người phải đa năng (tức là nhiều năng lực), để có thể giải quyết các tình huống tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Những biến động này đã tác động đến nhà trường và giáo viên, đòi hỏi các nhà giáo dục cũng phải có sự thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Nhà trường đồng thời phải đảm bảo truyền đạt cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản, giúp cho học sinh có khả năng tự tìm kiếm, xử lý, quản lý thông tin và dạy cho học sinh vận dụng những kiến thức của nhiều bộ môn khoa học vào những tình huống có ý nghĩa đối với trẻ, cũng tức là hình thình ở họ những năng lực thực tiễn. Nói cách khác, học sinh cần phải tích hợp được kiến thức đã tiếp nhận được trong nhà trường để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống. Do vậy người giáo viên cần phải có năng lực cao. Phải biết vận dụng tất cả những điều đã biết để tổ chức quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích giáo dục trong giai đoạn mới. Trước tình hình đó trào lưu sư phạm tích hợp xuất hiện và được các nhà khoa học, các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm. Theo d’ Hainaut (Pháp) hiện nay tồn tại 4 quan điểm khác nhau đối với môn học: + Quan điểm “trong nội bộ môn học” trong đó trước tiên cho nôi dung của từng môn học, tức là duy trì các môn học riêng lẻ. + Quan điểm ‘Đa môn” theo quan điểm này thì môn học tiếp tục giảng dạy một cách riêng lẻ. Nhưng để giải quyết một tình huống thực tiễn nào đó, người ta có thể giải quyết theo những quan điểm khác nhau, ở góc độ khác nhau của từng môn học, nghĩa là các môn học vẫn tồn tại một cách riêng lẻ và chỉ có thể gặp nhau trong thời điểm cần nghiên cứu một đề tài. + Quan điểm “Liên môn” trong đó cần phải sử dụng đồng thời kiền thức của các môn học khác nhau mới giải quyết được các tình huống đặt ra. Theo quan điểm này, chúng ta cần liên kết một số môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết tình huống cho trước. Điều đó có nghĩa là các quá trình học tập sẽ không tồn tại riêng biệt, mà các môn học cần phải liên kết với nhau xung quanh những ván đề cần phải giải quyết. + Quan điểm “Xuyên môn” trong đó chủ yếu là phát triển kỹ năng mà học sinh có thể hình thành và vận dụng trong tất cả các môn học để giải quyết các tình huống tích hợp. Đó là những kỹ năng xuyên môn, những kỹ năng này có thể hình thành được trong nhiều môn học hoặc trong những hoạt động chung cho nhiều môn học, tức là kỹ năng có thể áp dụng ở mội nơi giúp hình thành ở người học những năng lực cần thiết, ở đây năng lực được hiểu là tích hợp các kỹ năng tác động lên các nội dung tri thức nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn. Trong bốn quan điểm trên thì chỉ có hai quan điểm sau là cùng mang tính tích hợp, nhưng quan điểm thứ 4 mới thực sự mang bản chất của sự tích hợp. Những nhu cầu của một xã hội hiện đại đòi hỏi chúng ta cần phải đưa ra quan điểm liên môn và quan điểm xuyên môn, cũng tức là “Cần phải đưa ra quan điểm tích hợp vào dạy học” như Xauer Roegierr đã nói, và cũng theo ông trong cuốn “Khoa sư phạm tích hợp hay Làm thế nào để phát triển các năng lực của nhà trườn”, “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Ngoài những quá trình học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực đó, khoa sư phạm tích hợp dự tính các hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kỹ năng và những động đã lĩnh hội một cách rời rạc”. Như vậy ngay trong khái niệm này ông đã đề cập đến việc “hình thành ở trẻ những năng lực cần thiết giúp học sinh có thể giải quyết được tình huống cụ thể trong học tập và trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên để có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về khái niệm tích hợp, người viết xin trình bầy quan điểm của một số tác giả khác mà người viết thấy đúng và dễ hiểu. Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục mầm non – những vấn đề lý luận và thực tiễn” Trang 541 PGS TS – Nguyễn Ánh Tuyết đã nhận định: “Quan điểm tích hợp xuất phát từ cách nhìn nhận thế gới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất. Nó đối lập với cái nhìn chia cắt rạch ròi đối với sự vật và hiện tượng trong hiện thực, nó phản ánh cái nhìn các đối tượng như đặt cạnh nhau mà không nhìn thấy mối quan hệ nào giữa chúng. Tích hợp không chỉ liên kêt mà thâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể. Trong đó không những các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ chỉnh thể đó được nhân lên” Như vậy giáo dục tích hợp là một quan niệm về quá trình giáo dục có mực đích, có hướng, có kế hoạch do nhà giáo dục tổ chức và điều khiển nhằm hình thành cho người bị giáo dục hoặc được giáo dục những phẩm chất, những năng lực chung để giúp cho họ có thể giải quyết được tình huống, hoàn cảnh cụ thể mà trẻ gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Giáo dục tích hợp sẽ giúp cho người được giáo dục dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống, hòa nhập với môi trường xung quanh và làm cho quá trình tích hợp đó mang ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cá nhân. 2 Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non 2.1. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non Đối với giáo dục mầm non thì vấn đề tích hợp lại càng cần thiết hơn bất cứ bậc học nào, đó là do đối tượng của giáo dục mầm non là những trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, sự phát triển sinh lý, tâm lý của các cháu mới ở giai đoạn đầu tiên của đời người, các chức năng sinh lý, tâm lý còn chưa phân hóa rõ rệt, chúng còn hòa quện vào nhau. Do đó trẻ chưa hình thành được thao tác phân tích để có thể lĩnh hội được những môn học riêng lẻ, chuyên biệt. Trẻ nhỏ chỉ có thể nhận thức sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trong tính toàn vẹn của chúng và học qua sử dụng tất cả các giác quan của chúng, qua nhiều trải nghiệm phối hợp các giác quan, do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ em là cần được tiến hành theo quan điểm tích hợp đó là con đường hiệu quả nhất cho sự phát triển của cháu nhỏ. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được hiểu như là một phong cách liên kết, xâm nhập, đan xen những quá trình sư phạm tạo thành một thể thống nhất tác động đồng bộ đến đứa trẻ như một chỉnh thể toàn vẹn, nhờ đó hiệu quả sư phạm được nhân lên. Mục tiêu của giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non nhằm hình thành và phát triển ở trẻ những phẩm chất và năng lực chung, nhằm giúp trẻ có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã biết vào những tình huống, những hoàn cảnh có ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của trẻ. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau: + Trước hết là mối quan hệ chăm sóc và giáo dục trẻ, để thực hiện hai nhiệm vụ này, cần lồng ghép đan cài chúng vào nhau. Để đạt tới hiệu quả cao cho từng nhiệm vụ, trong khi nuôi phải tính đến dạy và trong khi dạy phải quan tâm đến nuôi. + Lồng ghép đan cài các hoạt động của trẻ, trong đó chơi là một hoạt động chủ đạo, là một hoạt động mang tính tích hợp. khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là nhập vào cuộc sống thực của chúng, nếu nhập vào một vai nào đó thì cũng chính là ướm mình vào một chỉnh thể sống động và nhóm trẻ cùng chơi chính là một xã hội mô phỏng xã hội người lớn với những biểu hiện muôn màu muôn vẻ của cuộc sống thực. Chính trong hoạt động vui chơi trẻ tiếp thu được kinh nghiệm xã hội ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ. Theo quan điểm tích hợp thì việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non không xuất phát từ loại phân chia các bộ môn khoa học như phổ thông, mà phỉ xuất phát từ yêu cầu “ hình thành những năng lực chung, nhằm tới sự phát triển chung của trẻ để hình thành ở chúng nền tảng nhân cách ban đầu”. Trẻ em lứa tuổi mầm non chưa thể lĩnh hội tri thức khoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp thu văn hóa theo các kiến thức mang tính tích hợp trong đó các lĩnh vực văn hóa lồng ghép, đan cài, hòa quện vào nhau theo chủ đề, chủ điểm hay được dùng giải quyết những tình huống tích hợp như trong cuộc sống thực vậy. Theo quan điểm tích hợp thì những tri thức, kỹ năng về cuộc sống gần gũi xung quanh và tri thức tiền khoa học hay “tiền khái niệm” – Theo Vưgotxki là phù hợp nhất với trình độ phát triển của trẻ mầm non, bởi lẽ những tri thức đó vốn mang trong mình tính tích hợp cao, cóa khả năng cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm sống phong phú về nhiều mặt. Giáo dục ở bậc học mầm non theo hướng tích hợp được tiến hành theo các chủ đề, chủ điểm đó là những mảng về các sự vật hiện tượng, sự kiện, các tình huống trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà trẻ sống trong đó. Giáo dục tích hợp nhìn nhận trẻ em như một nhân cách trọn vẹn, mỗi đứa trẻ là một chủ thể tích cực khám phá thế giới xung quanh và cũng là một chủ thể tích cực trong việc thiết lập mối quan hệ với mọi người. Chính vì vậy, các nhà khoa học cho rằng đứa trẻ chỉ thực sự bộc lộ nhân cách của mình trong hoạt động thông qua hoạt động. Hiệu quả của hoạt động ấy phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu hứng thú của đứa trẻ cũng như phương thức, cách thức làm việc của người lớn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non cũng như trong gia đình. Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non sẽ tạo điều kiện, tạo cơ hôi cho cô và trẻ, cho trẻ và bố mẹ, giữa trẻ với nhau cùng hợp tác cùng chia sẻ cùng làm việc và cùng đi đến những kết luận cụ thể, giúp cho đứa trẻ được phát triển về thể chất, về nhận thức, về tình cảm xã hội, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới thế kỷ XXI. Các nhà giáo dục đã xây dựng những nội dung giáo dục và đề ra các nguyên tắc khi tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, trong đó có nguyên tắc “Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động giáo dục” Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi vì mục tiêu cuối cùng của giáo dục tích hợp là tạo ra những con người năng động sáng tạo, tích cực tìm kiếm thông tin và tích cực tring việc vận dụng những kiến thức, thông tin ấy vào cuộc sống. “ Tính tích cực của trẻ được biểu hiện ở hình thức tích cực hoạt động tư duy và hoạt động cơ bắp trong giờ hoạt động có chủ đích – học tập” (Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi) Muốn phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động có chủ đích – học tập, giáo viên cần biết tạo cơ hội giúp trẻ học những “khái niệm mới bằng sự khám phá thông qua các giác quan của trẻ” Môi trường học tập trong lớp phải được tăng cường các thiết bị đồ dùng, nguyên liệu cần thiết cho hoạt động của trẻ, cô giáo nên khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm ra ý nghĩa và hoạt động mới với thái độ học tập tích cực. Điều quan trọng là giáo viên phải chú ý tới nhiệm vụ bồi dưỡng phẩm chất tư duy tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, cùng với sự phát triển tư duy trực quan hình tượng, giáo viên phải chú ý hình thành ở trẻ kiểu tư duy logic và kích thích các yếu tố tư duy logic. Trong quá trình phát huy tính tích cực của trẻ, giáo viên cần chú ý “lồng ghép” các hoạt động phát triển ngôn ngữ vào nội dung các hoạt động khác được thực hiện theo chủ điểm. 2.2. Quan điểm tích hợp trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và kể truyện thần thoại cho trẻ nghe. Sự phát triển của trẻ gồm nhiều lĩnh vực có liên quan chặt chẽ và việc học xảy ra đồng thời trong các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội...sự phát triển của lĩnh vực này lại có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác và tất cả các lĩnh vực đều được phát triển một cách đồng thời theo quan điểm tích hợp. Chính vì vậy chương trình chăm sóc giáo dục mầm non được thiết kế theo các chủ đề, chủ điểm gần gũi quen thuộc đối với cuộc sống của trẻ, với các hình thức hoạt động phong phú, trong đò hoạt động góc là hoạt động chủ đạo, cho phép giáo viên đáp ứng nhu cầu, năng lực hứng thú và đặc điểm riêng của từng cá nhân. Bản thân của cách tiếp cận dạy học theo từng chủ đề, chủ điểm đã chứa đựng sự tích hợp cao các tri thức “Tiền khoa học’ phù hợp với sự phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non. Và theo quan điểm tích hợp, các chủ điểm đều hướng tới phát triển trẻ về mọi mặt: nhận thức, kỹ năng, thái độ...và văn học chính là một trong những phương tiện để giáo dục trẻ theo xu hướng đó. Văn học chứa đựng trong đó những tri thức về cuộc sống, đưa trẻ dến những chân trời mới. Đây chính là thế giới của cuộc sống thực tại bao gồm tự nhiên, xã hội , con người được diễn tả biểu đạt trong hình thức đa dạng phong phú. Có thể nói văn học như những bộ sách giáo khoa về cuộc sống bởi nó đem đến cho trẻ những tri thức, góp phần củng cố và mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ khám phá ra những điều bí ẩn của cuộc sống. Cũng qua văn học các hiện tượng tự nhiên tưởng chừng rất khó lý giải lại dễ dàng được trẻ chấp nhận “ Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng tự nhiên vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được và nói về những điều gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, phiên chợ, lớp học, dòng sông....Bên cạnh đó, qua văn học trẻ em cũng bắt đầu nhận ra một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử và đấu tranh cách mạng, trong tình làng, nghĩa xóm, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,...” đến với văn học trẻ được tìm hiểu và khám phá các mặt của đời sống được thâm nhập vào thế giới bên trong con người và o các quá trình tư duy, tình cảm. Như vậy có thể nói văn học nghệ thuật đồng nghĩa với quá trình “Hiểu biết, khám phá và sáng tạo” Tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật được xây cất từ nghệ thuật ngôn từ nên nó giàu tính thẩm mỹ, Biêlinxki đã nói “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu không có cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật, đó là một định lý”. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của trẻ bằng việc phản ánh cái đẹp vốn có trong thiên nhiên, đời sống. Không những thế cái đẹp trong hiện thực đi vào văn học đã được nhân lên rất nhiều làm cho cái đẹp ấy càng trở nên lộng lẫy, lung linh trong mắt trẻ thơ, nhờ tiếp xúc với văn học trẻ không chỉ nhận ra cái đẹp của tác phẩm mà còn biết khám phá ra cái đẹp của thế giới khách quan, tìm ra cái đẹp trong đời sống và đặc biệt năng lực thẩm mỹ của trẻ càng trở nên nhạy bén hơn. Văn học rất giàu tưởng tượng nhất là truyện thần thoại và truyện cổ tích, đây chính là tiền đề cho mọi hoạt động sáng tạo giúp trẻ “Biết khám phá, phát hiện ra cái mới lạ, hình dung, mơ ước ra cái sẽ có và mong muốn làm điều tốt lành” đúng như Lê Nin đã nói “Trí tưởng tượng là một phẩm chất vô cùng quý giá” Trí tưởng tượng vốn là nét đẹp trong tâm hồn trẻ thơ, làm tròn đầy thêm tình cảm của tuổi nhỏ và chính văn học đã kích thích cho trí tưởng tượng của trẻ phát triển và bổ sung cho các em thêm những hiểu biết khi trình độ nhận thức của các em còn rất non nớt trong thời thơ ấu, và quan trọng hơn cả là văn học tạo cho các em một tâm hồn giàu sức sáng tạo. Văn học còn chứa đựng trong nó giá trị đạo đức cao cả đó là những bài học làm người và không dừng lại ở đấy mỗi tác phẩm nghệ thuật là tấm gương để trẻ tự soi mình, tự đối chiếu và tự phán xét về bản thân, giúp trẻ nhận xét đánh giá người khác đây chính là cơ hội để trẻ tự hoàn thiện mình. Mỗi tác phẩm văn học đều là những tác phẩm mẫu mực về ngôn ngữ nên nó có giá trị ngôn từ rất cao và có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Chính những giá trị phang phú này đã làm cho văn học có ỹ nghĩa rất lớn trong giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, đặc biệt là giáo dục nghệ thuật và giáo dục ngôn ngữ. Theo bác Phạm Văn Đồng thì “dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” tức là “dạy văn là dạy ngôn ngữ và văn học” Bác nhấn mạnh sự tích hợp giữa ngữ và văn, sự tích hợp các nội dung giáo dục toàn diện. Quán triệt quan điểm đó PGSTS Hà Nguyễn Kim Giang một lần nữa khẳng định: Ở trường mầm non đã tích hợp dạy văn, dạy tiếng khi trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Quá trình làm quen với tác phẩm văn học bằng phương pháp cơ bản nhà sư phạm không chỉ “ Hướng dẫn trẻ cảm thụ sâu sắc nội dung tư tưởng tác phẩm văn học mà còn giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp óng ánh kim cương của ngôn ngữ nghệ thuật, tích lũy vốn từ văn học nghệ thuật, những hình tượng nghệ thuật, khái niệm và rèn luyện các thao tác tư duy sáng tạo...tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giúp trẻ trải nghệm nghệ thuật, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tính tích cực cá nhân, tính độc lạp sáng tạo, liên kết các từ các câu theo một chủ đề” Ngoài ra trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học các nhà giáo dục phải chú ý hình thành các kỹ năng cho trẻ như kỹ năng nghe, kỹ năng thể hiện suy nghĩ của mình, kỹ năng tái tạo lại tác phẩm ...Như vậy có thể nói: Văn học là một phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, nhất là được thực hiện theo hướng tích hợp. Truyện thần thoại cũng chứa đựng đầy đủ các yếu tố đã phân tích ở trên với đặc điểm là truyện ngợi ca các vị anh hùng dân tộc nên nó rất phù hợp với chủ đề “nghành nghề” ở trường mầm non. Qua truyện thần thoại những kiến thức của trẻ về tên, công lao....của các anh hùng được củng cố và mở rộng. Ngoài ra khi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập và nghiên cứu với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn: PGS – TS Hà Nguyễn Kim Giang, tôi đã chọn và viết bài tập tốt nghiệp với đề tài: “Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nhe truyện thần thoại “ Thánh Gióng”theo hướng tích hợp”.

Để thực hiện được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Điện Biên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS – TS Hà Nguyễn Kim Giang đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong qua trình thực hiện đề tài.

Cảm ơn Trường Mầm non Sam Mứn huyện Điện Biên - Điện Biên và Trường Mầm non số 2 Sam Mứn huyện Điện Biên - Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá triển khai thực nghiệm.

Cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.

Tuy vậy, vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Điện Biên, Ngày 20 tháng 9 năm 2011.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỘT:

I Lý do chọn đề tài ……… … …….….… … 4

II Lịch sử nghiên cứu vấn đề… ……… ……… …… 5

III Mục đích nghiên cứu ………… ……… … ………… 8

IV Giả thuyết khoa học… …… … …… ………….……… …… 8

V Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8

VI Nhiệm vụ nghiên cứu … ……… … 9

VII Phương pháp nghiên cứu ………… ……… …… ….9

VIII Phạm vi nghiên cứu… ……… 9

PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài .…… ………… ……… 10

I Cơ sở tâm sinh lý học của trẻ 4 – 5 tuổi…… ……… ……10

1 - Cơ sở sinh lý học 10

2 - Cơ sở tâm lý học 11

II Cơ sở giáo dục học 17

1 - Khái niệm về giáo dục tích hợp 17

2 - Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non và tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non 19

3 - Các hình thức dạy học ở trường mầm non 25

4 - Một số phương pháp dạy học ở mẫu giáo 26

III Truyện thần thoại với giáo dục trẻ mẫu giáo 28

1 - Khái niệm truyện thần thoại 28

2 - Ý nghĩa của truyện thần thoại với giáo dục trẻ mẫu giáo 28

IV Một số vấn đề lý luận về phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 1 - Đặc điểm tiếp nhận truyện thần thoại của trẻ 31

2 - Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 34

3 - Các phương pháp cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 35

Chương II: Thực trạng kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non theo quan điểm tích hợp.

Trang 3

I Khái quát thực trạng kể truyện thần thoại cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi theo

quan điểm tích hợp ở một số trường mầm non 38

1 - Mục đích điều tra 38

2 - Nội dung điều tra 38

4 - Phương pháp điều tra 38

IV Phân tích kết quả điều tra 38

1 - Điều tra bằng phiếu An két … 39

2 - Việc lập kế hoạch của giáo viên 41

3 - Việc tổ chức hoạt động kể truyện thần thoại theo quan điểm tích hợp 44

III Kết luận 47

1 - Ưu điểm 47

2 - Nhược điểm 47

3 - Nguyên nhân 48

Chương III: Một số biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp 49

I Khái niệm biện pháp 49

II Nguyên tắc xây dựng biện pháp kể truyện thần thoại theo quan điểm tích hợp 49

III Các biện pháp kể truyện thần thoại cho theo quan điểm tích hợp 49

IV Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiện 51

1 - Mục đích thực nghiệm 51

2 - Địa bàn và đối tượng thực nghiệm … 52

3 – Nội dung thực nhiệm 52

4 - Các tiêu chí đánh giá 52

5 - Tiến hành thực nghiệm ….53

6 - Phân tích thực nghiệm … ….57

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 4

bé lớn lên trở thành người có ích cho xã hội Lớn hơn một chút nữa các bé nôđùa, hoạt động chạy nhảy theo các trò chơi gắn với các lời của những bài đồngdao và nghe những câu chuyện thần thoại để được đi vào thế giới khác lạ đầyhấp dẫn Các câu chuyện hấp dẫn trẻ thơ khiến các bé say mê không biết cháncác câu chuyện cổ cũng như các câu chuyện hiện đại

Lứa tuổi mẫu giáo là tuổi đang “Học ăn, học nói” Vì vậy chương trình mẫugiáo đã dành thời gian tương đối nhieeufddeer dạy thơ ca và kể truyện cho trẻ

em, nhằm làm cho ngôn ngữ của trẻ em phát triển một cách trong sáng và tốtđẹp Thông qua hoạt động này trẻ sẽ được tiếp xúc với những lời hay, ý đẹp sẽđược giáo dục về mặt tình cảm, đạo đức nó bồi dưỡng cho các bé tình yêu thiếttha đối với quê hương đất nước, đồng thời cũng dạy cho các bé biết khinh ghétcái xấu, cái ác, biết khâm phục những con người tốt Vì vậy hoạt động văn họcrất cần thiết ch mội người nói chung và trẻ em nói riêng, bởi vì văn học là mộtphương tiện hữu hiệu để phát triển toàn diện và làm giàu có tâm hồn trẻ, là hànhchang cho các em trên những chặng đường đời Nói tới văn học thiếu nhi khôngthể không kể đến mảng truyện thần thoại, thần thoại trước hết không chỉ là vănhọc dân gian mà là kho tri thức bao chứa tất cả những hiểu biết của con người vềthế giới tự nhiên và chính bản thân mình, là trí tuệ, là văn hóa, là kinh nghiệmứng xử với tự nhiên và xã hội của con người thời cổ được hình tượng hóa, thầnthánh hóa Truyện thần thoại là một loại hình văn học rất phù hợp với trẻ mầmnon, với đặc trưng cơ bản là phản ánh thực tại một cách độc đáo, các yếu tố củatruyện thần thoại luôn đan xen với yếu tố kỳ ảo, tạo ra một “Thế giới thần thoại”rất đặc trưng và hấp dẫn, truyện thần thoại đã thực sự lôi cuốn trẻ, ở đó các emnhìn thấy những nét quen thuộc, thấy sự thân thương bầu bạn với thế giới thực

Trang 5

vật sinh động trong truyện, đồng thời củng cố và mở rộng những hiểu biết củatrẻ Những câu chuyện ngộ nghĩnh ấy đã mang đến cho các em những xúc độngtrong tâm hồn, gợi cho các em trí tưởng tượng phong phú, tạo dựng cho trẻ thái

độ đúng đắn trong cuộc sống Vậy làm thế nào để đưa ra những giá trị củatruyện thần thoại đến với trẻ ?

Trong thực tế truyện thần thoại đã được đưa vào chương trình làm quen vớitác phẩm văn học ở trường mầm non, các cô giáo đã soạn và kể cho trẻ nghenhiều câu chuyện, trong đó có truyện thần thoại “Ông Gióng” mặc dù có cố gắng

sử dụng thêm đồ dùng trực quan vào tiết dạy để tạo sự hứng thú cho trẻ cũng nhưcho trẻ nhớ được nội dung truyện, hay các lời đối thoại trong truyện, tuy nhiêncác cô giáo chú ý đến phương pháp kể chuyện theo hình thức xưa, chưa tìm rađược biện pháp đọc, kể phù hợp để truyện thần thoại thực sự trở thành phươngtiện hữu hiệu trong giáo dục trẻ nhất là trong giai đoạn hiện nay chương trìnhgiáo dục mầm non đang được triển khai theo hướng tích hợp đòi hỏi người giáoviên càng phải có năng lực và có những hiểu biết về giáo dục tích hợp để vậndụng vào tổ chức các hoạt động cho trẻ Hiện nay đa số giáo viên chưa hiểu xâu

về nội dung tích hợp và cũng chưa biết tích hợp Để khắc phục những hạn chế đó

tôi xin đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu “Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo

4 – 5 tuổi nghe truyện thần thoại “Ông Gióng” theo hướng tích hợp” nhằm

góp một tiếng nói nhỏ vào xây dựng biện pháp thực hiện nhiệm vụ vho trẻ làmquen với tác phẩm văn học và nhất là nâng cao hiệu quả của phương pháp kểchuyện thần thoại cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi được hay hơn, phù hợp với chươngtrình đổi mới giáo dục mầm non, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng caochất lượng giảng dạy của giáo viên và nâng cao khả năng tiếp thu văn học của trẻmẫu giáo

II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

- Phương pháp, biện pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề đã

được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu nhưng chưa có công trình nào

đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra biện pháp kể truyện thần thoại

Trang 6

Trong quá trình xây dựng các biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổitheo hướng tích hợp, chúng tôi đã đọc và tiếp xúc với những công trình sau: “Các phương pháp cơ bản cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với tác phẩm văn học”

- Hà Nguyễn Kim Giang – NXB Đại học quốc gia.

“Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” – Nguyễn Thu Thủy – NXBGD1996

“Giáo trình văn học dân gian” – Phạm Thu Yến chủ biên – NXB Đại học quốcgia

“ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” – Hà Nguyễn Kim Giang

Trong những bài viết này tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm ý nghĩacủa truyện thần thoại với giáo dục trẻ em Đây chính là điịnh hướng để chúng tôiphân tích các tác phẩm thân thoại, làm cơ sở để chúng tôi xây dựng cơ sở lýluận cho đề tài nghiên cứu của mình

- Về phương pháp, biện pháp kể chuyện chúng tôi nghiên cứu một số côngtrình sau:

“Đọc và kể truyện văn học ở vườn trẻ” – M.K Boogliuxpkaia vàVeptSeptsenkô dich năm 1976 Trong công trình này tuy các tác giả không đưa rabiện pháp kể truyện thần thoại nhưng họ đã đưa ra các thủ thuật kể truyện, xácđịnh thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, cách ngắt giọng, nhịp điệu, cường điệu, cường

độ của giọng, giúp cho giáo viên xác định và thể hiện tác phẩm một cáchnghệ thuật

- Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Thủy “Giáo dục trẻ mẫugiáo qua truyện và thơ” đã đề ra các phương pháp, biện pháp đọc kể tác phẩm.Tác giả cũng đề ra các kỹ thuật thể hiện tác phẩm và đặc biệt theo tác giả thì giáoviên phải tìm hiểu tác phẩm trước khi đọc kể, phải xác định giọng điệu phù hợpvới diễn biến tâm trạng nhân vật, tuy không đi sâu vào từng thể loại truyệnnhưng đây cũng là cơ sở cần thiết để chúng tôi xây dựng biện pháp kể truyệnthần thoại

- Trong giáo trình “ Tiếng Việt – Văn học và phương pháp giáo dục” –NXBGD năm 1988 các tác giả đã đưa ra các phương pháp, biện pháp cho trẻ làm

Trang 7

quen với tác phẩm văn học như:

+ Phương pháp đọc và kể diễn cảm + Phương pháp đàm thoại+ Phương pháp trực quan + Phương pháp giảng giải

- Cuốn “Phương pháp kể sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ cho trẻ mẫu giáo” –PGS TS Hà Nguyễn Kim Giang là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu hoạt động kểtruyện dưới góc độ thể loại Trong quá trình kể truyện “ Ông Gióng” tác giả đãđưa ra các biện pháp cụ thể, rõ ràng, đây chính là định hướng để giúp tôi xâydựng một số biện pháp kể truyện thần thoại

- Trong tác phẩm “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – Một số vấn đề lýluận và thực tiễn” PGS TS Hà Nguyễn Kim Giang đã đưa ra một hệ thống hoànchỉnh các phương pháp cơ bản để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ởtrường mầm non

+ Phương pháp đọc, kể tác phẩm có nghệ thuật

+ Phương pháp gợi mở

+ Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan

+ Phương pháp đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật

- Dựa vào các phương pháp cơ bản này, chúng tôi xây dựng một số biện pháp

kể truyện thần thoại cho trẻ nghe

- Hiện nay chương trình chăm sóc giáo dục mầm non đang được triển khaitheo hướng tích hợp Vấn đề này đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâmnghiên cứu và để xây dựng một số biện pháp kể truyện thần thoại theo quan điểmtích hợp chúng tôi đã nghiên cứu một số công trình sau:

“Tích hợp – bản chất của khoa học giáo dục mầm non” PGSTS Nguyễn ÁnhTuyết – Hội thảo khoa học sư phạm tích hợp 1999 Trong bài báo cáo này tác giảkhẳng định vai trò của giáo dục tích hợp và chỉ ra khái niện về tích hợp tronggiáo dục mầm non, đây chính là cơ sở để chúng tôi vận dụng quan điểm vàotrong quá trình xây dựng biện pháp kể cho trẻ nghe truyện thần thoại

- Cuốn “Tài liệu tham khảo về giáo dục mầm non” của viện nghiên cứu khoahọc giáo dục - BGD&ĐT đã phân tích cơ sở của giáo dục tích hợp trong giáo dụcmầm non, thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ theo chủ đề, chủ điểm

Trang 8

- Gần đây có những đề tài khóa luận của sinh viên khoa GDMN nghiên cứuvấn đề tích hợp cho trẻ làn quen với tác phẩm văn học cũng đi theo hướng đó.

- Chúng tôi đã tiếp xúc với đề tài “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4 – 5 tuổilàm quen với tác phẩm văn học theo quan điểm tích hợp” của cô giáo Mai ThịCúc của trường mầm non số 2 Sam Mứn Tuy chỉ là sáng kiến kinh nghiệmnhưng cũng thể hiện hướng tiếp cận với lý luận và thực tiễn đổi mới của nghànhhọc, hướng tiếp cận đó cũng đã gợi ý cho chúng tôi trong việc xây dựng các biệnpháp kể cho trẻ nghe truyện thần thoại theo hướng tích hợp

- Khi nói đến việc kể truyện cho trẻ nghe cuốn “Đọc và kể truyện văn học ởvườn trẻ” các tác giả đã tập chung nhấn mạnh những yêu cầu cơ bản của ngườigiáo viên trong việc kể truyện văn học ở trường mầm non Những yêu cầu ấy baogồm cả việc nắm vững tri thức về cốt truyện, về thanh điệu âm hưởng cơ bản củatác phẩm và các thủ thuật được vận dụng để truyền thụ và diễn đạt tác phẩm gâyđược ấn tượng xâu sắc giúp trẻ ghi nhớ tốt truyện

- Cuốn phương pháp kể truyện sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ của PGSTS HàNguyễn Kim Giang đã chỉ ra rằng: “Trẻ 5 – 6 tuổi có nhu cầu xã hội lớn Mộttrong những nhiệm vụ của giáo dục mẫu giáo là giáo dục thẩm mỹ bằng cácphương tiện nghệ thuật đó là các tác phẩm văn học”

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

Dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành và thực tiễn, đề tài nhằm

xây dựng một số biện pháp kể truyện thần thoại “Ông Gióng” cho trẻ 4 – 5 tuổitheo quan điểm tích hợp

IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu giáo viên mầm non nắm được đặc trưng, giá trị của truyện thần thoại và

có biện pháp kể phù hợp theo hướng tích hợp thì sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động kể truyện thần thoại nói riêng và cho trể làm quen với tác phẩm văn học nóichung

V KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Khách thể nghiên cứu: Phương pháp kể truyện thần thoại ở trường mầm non

Trang 9

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp kể cho trẻ 4- 5 tuổi nghe truyện thần thoại theo hướng tích hợp.

VI NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu lý luận: phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài

- Nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu thực trạng về việc kể truyện TT “ÔngGióng” cho trẻ 4 – 5 tuổi theo hướng tích hợp ở một số trường mầm non hiệnnay

- Xây dựng hệ thống các biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theohướng tích hợp

- Tổ chức thực nghiệm những biện pháp đã đề ra

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến

đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận chung của đề tài

2 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát: Dự và quan sát các tiết học kể truyện thần thoại chotrẻ 4 – 5 tuổi nhằm phát hiện thực trạng của hoạt động này

- Phương pháp điều tra bằng phiếu anket (trên giáo viên mầm non): Sử dụngphiếu anket để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về cách tổ chức hoạt động kểtruyện thần thoại cho trẻ 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Một số biện pháp kể truyện thần thoạicho trẻ 4 – 5 tuổi theo quan điểm tích hợp

- Phương pháp thống kê toán học

- Thu thập, xử lý kết quả nghiên cứu

VIII PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp kể cho trẻ 4 – 5 tuổi nghe truyện

thần thoại với nhân vật là các vị thần, theo quan điểm tích hợp, tại một số trườngmầm non ở xã Sam Mứn – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I CƠ SỞ TÂM SINH LÝ HỌC TRẺ 4 – 5 TUỔI:

1 - Cơ sở sinh lý học:

- Trẻ em ngày nay phát triển nhanh hơn so với trẻ em ngày trước, hiên tượng

này biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực phát triển thể lực, ở lứa tuổi mầm non sựphát triển của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, hệ vận động, các cơquan phân tích của trẻ diễn ra mạnh

- Trẻ 4 – 5 tuổi chức phận của các cơ quan được dần dần hoàn thiện, hoànthiện được nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào sự rèn luyện của người lớn Hệ thầnkinh phát triển tốt, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, số lượng phản

xạ có điều kiện nhiều, trí tuệ của trẻ phát triển nhanh, trẻ nói được câu dài, biếthát kể truyện, sự tiếp thu về kiến thức ngày một tăng nhanh, lúc này trẻ đã cóthể hiểu được ngôn ngữ, hiểu được những lời giải thích, phân tích của cô giáo

Bộ máy phát âm của trẻ trở thành một cơ quan sản sinh ngôn ngữ, trẻ sử dụngtương đói thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày, đặcbiệt là sự xuất hiện của lời nói mạch lạc Toàn bộ những thành tựu này bắt đầu

mở rộng khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ nó vừa tạo cơ hội cho trẻ, vừađòi hỏi trẻ những cơ hội nhất định phát huy những âm thanh lời nói Trẻ biết sửdụng ngữ điệu trong giao tiếp, đây chính là cơ sở để trẻ thực hiện hoạt động tưduy, phán đoán suy luận, trẻ tò mò để ý đén thuộc tính ben trong của sự vật bằngcác câu hỏi “ Tại sao? ” trẻ có khả năng thu nhận và phân biệt âm thanh ngàycàng tốt và trẻ thich nghe, hiểu được những câu chuyện bài thơ cô đọc kể

- Như vậy ở trẻ 4 – 5 tuổi các chức năng và các bộ phận trong cơ thể hoànthiện dần đặc biệt là chức năng phối hợp các động tác, hệ thần kinh tương đốiphát triển do đó chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não tương đối hoàn thiện.Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp các nhà giáo dục đưa ra các biện phápđọc, kể tác phẩm văn học mà cụ thể là truyện thần thoại phù hợp với trẻ

2 - Cơ sở tâm lý học:

- Từ lọt lòng đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc đời, nó có tầmquan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ em

Trang 11

- Trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động chủ đạo là “trò chơi đóng vai theo chủ đề” nhằmthỏa mãn nhu cầu của trẻ muốn được sống và làm việc như người lớn, hoạt độngvui chơi sẽ chuyển thành hoạt động chủ đạo Tuy trẻ bắt chước một số hànhđộng phối hợp với nhau trong sinh hoạt của người lớn, nhưng việc vui chơi đó

đã mang tính chất của việc chơi theo nhóm

- Sự hình thành ý thức bản thân hay ý thức bản ngã đã được nảy sinh khi trẻbiết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, trẻ bắt đầutìm hiểu thế giới của chính con người và dần dần khám phá được mối quan hệgiữa người với người Theo các nhà nghiên cứu cho biết: hiện tượng gia tốc pháttriển cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực tâm lý đặc biệt trong lĩnh vựcphát triển trí tuệ Trẻ em đến trường đã có một vốn tri thức, kinh nghiệm kháphong phú Trẻ thu nhận những kiến thức đa dạng nhiều hơn hẳn trước và trẻmuốn tự mình khám phá, giải quyết các tình huống xảy ra với mình Chính vìvậy dạy học theo quan điểm tích hợp nói chung và cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học trong đó có truyện thần thoại theo quan điểm này nói riêng rấtphù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển con người mớitrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.1 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ:

- Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, nó baogồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa Ngôn ngữ pháttriển giúp trẻ mở rộng giao tiếp, từ đó trẻ học được những điều tốt đẹp xungquanh mình, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trongthơ ca, truyện kể, đó là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên mà ngườilớn có thể đem đến cho trẻ ngay từ nhỏ Giai đoạn trẻ 4 – 5 tuổi trẻ đang hoànthiện về mắt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần đượcđịnh vị Trẻ phát âm đúng hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vầnkhó Trẻ biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phùhợp với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ rõ ràng dứt khoát Khả năng điều chỉnh

về phát âm của trẻ được tăng lên theo độ tuổi, nhanh chóng định vị được âm vị

Trang 12

có cấu tạo đơn giản, những âm vị có cấu tạo phức tạp trẻ dễ mắc lỗi nhưng nếukiên trì luyện tâp thì hầu hét trẻ có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ.

- Khi trẻ 4 – 5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữcủa đứa trẻ, cô giáo cần dạy trẻ hiểu lời nói của người lớn, mở rộng vốn từ, pháttriển giao tiếp ngôn ngữ với người lớn và những trẻ khác, ở giai đoạn này vốn từcủa trẻ tăng lên khoảng 2000 từ (theo nghiên cứu của A.V.Daporozet) trẻ đãtừng bước sử dụng chúng để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản trong giao tiếp vớinhững người xung quanh, đặc biệt trẻ rất thích nghe truyện cổ tích, thần thoại biết biểu lộ cảm xúc tích cực buồn, vui khi giao tiếp với những người xungquanh, với những nhân vật trong truyện kể

- Trẻ mẫu giáo biết nói ngôn ngữ đối thoại trước, những kỹ năng xã hội xuấthiện ở trẻ mẫu giáo nhỡ khi trẻ kể lại một sự kiện nào đó, một câu chuyện nào

đó, ở trẻ đã phát triển kỹ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của bạn, trẻ có khảnăng phân biệt được ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của các nhân vật trongtruyện Với khả năng ngôn ngữ như vậy, trẻ hoàn toàn có khả năng lĩnh hội cáctruyện thần thoại qua giọng kể của cô giáo Ngôn ngữ trong truyện thần thoại làngôn ngữ thi ca, dựng lại diện mạo và quá trình phát triển của dân tộc tạo thành

sử thi thần thoại Truyện thần thoại tuy không có thật nhưng khi kể truyện chotrẻ nghe đòi hỏi cô giáo phải kể sao cho hấp dẫn, huyền bí, làm nổi bật niềm tincủa con người vào các đấng siêu thần thánh

2.2 Đặc điểm tư duy của trẻ:

- Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh thuộc tính bản chất, những mốiquan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan

mà ta chưa biết

- Tư duy của trẻ 4 – 5 tuổi phát triển đi từ khái quát (trên cơ sở những dấugiệu bên ngoài của đò vât) đến khái quát (những dấu hiệu bản chất của đồ vậthiện tượng cụ thể) Ở trẻ xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắnliền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được, gắn với hoàn cảnh cụ thể

- Tư duy của trẻ 4 – 5 tuổi đã bắt đầu chuyển từ kiểu tư duy trực quan hànhđộng sang tư duy trực quan hình tượng nghĩa là trẻ tích cực hoạt động với đồ

Trang 13

vật, hoạt động đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, phát triển tư duy bằng hành độngtrực quan, mầm mống của tư duy từ ngữ - logic xuất hiện đã đạt tới ranh giớicủa tư duy trực quan hình tượng.

- Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan, đặc tư duycủa trẻ còn bị tình cảm của trẻ tri phối thể hiện ở chỗ trẻ suy nghĩ về những điều

mà chúng thích và dòng suy nghĩ bị cuốn hút vào ý thích của riêng mình

- Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầuxuất hiện và đống vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện nhữnghành động tích cực Vì vậy việc giáo dục phát triển tư duy cho trẻ ở thời điểmnày là giúp đỡ trẻ tích lũy biểu tượng bằng cách quan sát, tiếp xúc, va chạm với

sự vật đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năng thu nhận những

ấn tượng bên ngoài nhằm làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày một phongphú, đây cũng là điều kiện thuận lợi để cô giáo kích thích hoạt động nhận thứctích cực của trẻ trong quá trình kể truyện thần thoại cho trẻ cô giáo nên cho trẻvừa tiếp xúc, vừa nghe, vừa quan sát sự vật hiện tượng một cách đa dạng, tăngcường thu nhận từ bên ngoài với các giác quan làm cho thế giới biểu tượng củatrẻ ngày càng trở nên chính xác Điều đó càng đồi hổi giáo viên khi tổ chức hoạtđộng làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể truyện thần thoại nói riêngcần phải có những biện pháp dạy học theo quan điểm tích hợp

2.3 Đặc điểm xúc cảm, tình cảm:

- Trẻ mẫu giáo rất giàu xúc cảm, tình cảm Ở giai đoạn này trẻ phát triển tất cảcác sắc thái vui buồn, hờn giận, Qua lời nói, sự vận động và điệu bộ đượcchính xác, phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh tình cảm của trẻ bắt đầu xuất hiện,qua truyện kể trẻ thích thú lăng nghe và kể lại nội dung truyện một cách hứngthú, trẻ xúc động thực sự đối với các nhân vật yếu ớt bị ma quỷ tấn công, tự hàothích thú muốn noi gương các nhân vật anh hùng, nhiều đối tượng mới lạ: chimmuông, cỏ cây, động vật đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ Trẻ biết kểtruyện khi thăm vườn thú, bắt chước hành vi của khỉ, vôi, gấu, một cách saysưa, cùng với cái nhìn hồn nhiên ngây thơ trước cuộc sống, giúp trẻ nhanh chóngbiểu lộ tình cảm, xúc cảm qua nghe đọc, kể và dễ dàng nhận thấy được sự thể

Trang 14

hiện đầy xúc động của cô giáo Như vậy có thể thấy đời sống tình cảm của trẻchưa ổn định, dễ xao động mang tính tình huống Như vậy truyện thần thoại vớinhững đối tượng gần gũi thân thuộc, động vật, thực vật với những ước mơ chânthực của con người sẽ dễ dàng lôi cuốn trẻ, đem đén cho trẻ sự say mê hứng thú,gơi cho trẻ những dung cảm nghệ thuật, những tình cảm yêu thương, gợi sựthông cảm của trẻ đối với sự vật gần gũi, giúp trẻ làm quen với thiên nhiên sốngđộng hình thành ở trẻ tình cảm, cảm xúc chân thành, gieo mầm xanh nuôidưỡng tâm hồn trẻ.

2.4 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ:

- Một điểm quan trọng nhất trong tâm lý trẻ mẫu giáo là trí tưởng tượng.Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinhnghiệm bằng

cách xây dựng nên hình ảnh mới dựa trên cơ sở những hình ảnh đã có

- Ở lứa tuổi này tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ về cả dạng, loại và mức độphong phú của hình ảnh tưởng tượng Tưởng tượng của trẻ phát triển trên nềntảng của trí nhớ hình ảnh, tư duy mang màu sắc biểu tượng Do vậy hình ảnhtượng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinhnghiệm tích lũy được ở trẻ, lúc này xuất hiện tính tự chủ và sáng tạo hơn so vớitrẻ 3 tuổi Vai trò của ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻphát triển, một truyện thần thoại hay trẻ có thể kể lại và tưởng tượng các vị thầntiên có phép lạ cứu gúp và chơi với trẻ thật

- Trẻ giàu tưởng tượng, dùng tưởng tượng để nhận thức tự nhiên, tưởng tượngcủa trẻ còn bị hạn chế và một mặt có tính chất tái tạo thụ động, mặt khác có tínhchất không chủ định

- Tưởng tượng của trẻ ở tuổi mẫu giáo không có những tính chất tái tạo màcòn có tính chất sáng tạo, phần nào có tính mục đích, có chủ đích rõ rệt

- Trẻ 4 – 5 tuổi tưởng tượng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự vật và hiệntượng đang tri giác Chính vì vậy mà giáo viên phải tổ chức ra hoàn cảnh tươngứng, khi kể truyện cần có phương pháp thể hiện ngữ điệu giọng kết hợp làm điệu

Trang 15

bộ, cho trẻ quan sát đồ dùng trực quan trong các giờ học nhất là các giờ dạy làmquen với tác phẩm văn học.

2.5 Đặc điểm phát triển trí nhớ:

- Chú ý: Là xu hướng, là sự tập trung tư tưởng vào một đối tượng xác định,chú ý là quá trình tổ chức định hướng cho các hoạt động tâm lý khác: tư duy,tưởng tượng, xúc cảm

- Ở trẻ 4 – 5 tuổi nhiều phẩm chất chú ý của trẻ được hình thành và phát triểnmạnh, do có sự tiếp xúc với nhiều loại đồ vật, nhiều loại âm thanh, màu sắc, độ

di động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ, khối lượng chú ý củatrẻ tăng lên dưới tác động của ngôn ngữ, nhất là các chức năng của ngôn ngữ, trẻgọi tên đồ vật tên câu chuyên đã được nghe, đánh giá được hành vi của trẻ vàhành vi của nhân vật trong truyện và sức bền vững của chú ý được tăng lên, trẻ 4– 5 tuổi chú ý được khoảng 37 phút (theo nghiên cứu của A.V.Daporozet) nếuđối tượng hấp dẫn Chính vì vậy trẻ có thể vừa lăng nghe cô đọc, kể truyện vừaquan sát cô chỉ vào tranh trong quá trình nghe cô kể và có thể kể lại được truyện

- Trí nhớ: là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm cá nhân dưới hìnhthức biểu tượng, nó bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ tái tạo trong óc cái mà conngười đã từng tri giác, từng suy nghĩ

- Trí nhớ của trẻ ở độ tuổi này phát triển rất mạnh ở tất cả các quá trình trínhớ, trẻ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài phong phú đa dạng về hình dáng thờigian trẻ gìn giữ được thông tin mang tính chất trực quan, hình ảnh cần nhớgắn liền với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu

- Trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện như: niềm vui,nỗi buồn, sự đau đớn, những sự kiện, con người đò vật gắn với cảm xúc hànhđộng trẻ nhớ nhanh và đúng, trẻ thường ghi nhớ những điều gì làm cho nó thíchthú, gây hấp dẫn

- Với những đặc điểm gây chú ý, ghi nhớ như trên, muốn trẻ ghi nhớ và chú ýtốt nội dung bài học, đòi hỏi giáo viên phải đưa ra các biện pháp thích hợp, kếthợp với nội dung hài hòa có tác dụng thực sự lôi cuốn trẻ

Trang 16

- Theo PGSTS Nguyễn Thạc, Nguyễn Xuân Thực thì “giáo viên phải cố gắngdiễn đạt nội dung tài liệu trẻ cần chú ý, ghi nhớ bằng trực quan gần gũi với cuộcsống và gắn bó với xúc cảm của trẻ và cuối cùng khi dạy học phải chú ý huyđộng sự tham gia của nhiều giác quan Bằng cách đó không những giúp trẻ ghinhớ nhanh, nhiều và bền vững đối tượng nhớ, mà còn phát triển ở trẻ cách ghinhớ một công cụ mà trẻ con vẫn dùng nó làm phương tiện lĩnh hội tri thức” Nhưvậy khi kể truyện thần thoại cho trẻ nghe giáo viên phải thể hiện được giọng điệuhuyền bí, đầy mơ tưởng chính điều đó sẽ lôi cuốn sự chú ý của trẻ, tái tạo ra ầntượng, biểu tượng giúp trẻ ghi nhớ đồng thời vẫn phải cung cấp các hình tượngtrực quan sinh động, giúp trẻ huy động các giác quan để lĩnh hội tác phẩm, làm

cơ sở vững chắc cho chú ý – ghi nhớ ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm tốt hơn Tóm lại: Việc hiểu rõ các đặc điểm tâm sinh lý này của trẻ sẽ giúp giáo viênxây dựng hệ thống các biện pháp kể truyện thần thoại cho trẻ nghe một cách cóhiệu quả theo hướng tích hợp

II CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC:

1- Khái niệm về giáo dục tích hợp:

- Trước thềm thế kỷ XXI thế giới đang biến động dữ dội lượng thông tin ởmỗi lĩnh vực khoa học ngày càng đồ sộ và các bộ phận khoa học ngày càng thâmnhập vào nhau Do đó ngày càng xuất hiện nhóm đa môn, điều đó đồi hỏi conngười phải đa năng (tức là nhiều năng lực), để có thể giải quyết các tình huốngtích hợp trong thực tiễn cuộc sống Những biến động này đã tác động đến nhàtrường và giáo viên, đòi hỏi các nhà giáo dục cũng phải có sự thay đổi để phùhợp với tình hình thực tế Nhà trường đồng thời phải đảm bảo truyền đạt cho họcsinh những kiến thức khoa học cơ bản, giúp cho học sinh có khả năng tự tìmkiếm, xử lý, quản lý thông tin và dạy cho học sinh vận dụng những kiến thức củanhiều bộ môn khoa học vào những tình huống có ý nghĩa đối với trẻ, cũng tức làhình thình ở họ những năng lực thực tiễn Nói cách khác, học sinh cần phải tíchhợp được kiến thức đã tiếp nhận được trong nhà trường để giải quyết các tìnhhuống đặt ra trong cuộc sống Do vậy người giáo viên cần phải có năng lực cao

Trang 17

Phải biết vận dụng tất cả những điều đã biết để tổ chức quá trình dạy học nhằmđạt được mục đích giáo dục trong giai đoạn mới.

- Trước tình hình đó trào lưu sư phạm tích hợp xuất hiện và được các nhàkhoa học, các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm

- Theo d’ Hainaut (Pháp) hiện nay tồn tại 4 quan điểm khác nhau đối với mônhọc:

+ Quan điểm “trong nội bộ môn học” trong đó trước tiên cho nôi dung củatừng môn học, tức là duy trì các môn học riêng lẻ

+ Quan điểm ‘Đa môn” theo quan điểm này thì môn học tiếp tục giảng dạymột cách riêng lẻ Nhưng để giải quyết một tình huống thực tiễn nào đó, người ta

có thể giải quyết theo những quan điểm khác nhau, ở góc độ khác nhau của từngmôn học, nghĩa là các môn học vẫn tồn tại một cách riêng lẻ và chỉ có thể gặpnhau trong thời điểm cần nghiên cứu một đề tài

+ Quan điểm “Liên môn” trong đó cần phải sử dụng đồng thời kiền thức củacác môn học khác nhau mới giải quyết được các tình huống đặt ra Theo quanđiểm này, chúng ta cần liên kết một số môn học, làm cho chúng tích hợp vớinhau để giải quyết tình huống cho trước Điều đó có nghĩa là các quá trình họctập sẽ không tồn tại riêng biệt, mà các môn học cần phải liên kết với nhau xungquanh những ván đề cần phải giải quyết

+ Quan điểm “Xuyên môn” trong đó chủ yếu là phát triển kỹ năng mà họcsinh có thể hình thành và vận dụng trong tất cả các môn học để giải quyết cáctình huống tích hợp Đó là những kỹ năng xuyên môn, những kỹ năng này có thểhình thành được trong nhiều môn học hoặc trong những hoạt động chung chonhiều môn học, tức là kỹ năng có thể áp dụng ở mội nơi giúp hình thành ở ngườihọc những năng lực cần thiết, ở đây năng lực được hiểu là tích hợp các kỹ năngtác động lên các nội dung tri thức nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn

- Trong bốn quan điểm trên thì chỉ có hai quan điểm sau là cùng mang tínhtích hợp, nhưng quan điểm thứ 4 mới thực sự mang bản chất của sự tích hợp.Những nhu cầu của một xã hội hiện đại đòi hỏi chúng ta cần phải đưa ra quanđiểm liên môn và quan điểm xuyên môn, cũng tức là “Cần phải đưa ra quan điểm

Trang 18

tích hợp vào dạy học” như Xauer Roegierr đã nói, và cũng theo ông trong cuốn

“Khoa sư phạm tích hợp hay Làm thế nào để phát triển các năng lực của nhàtrườn”, “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đótoàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho cácquá trình học tập tương lai, nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động.Ngoài những quá trình học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực đó, khoa sưphạm tích hợp dự tính các hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sửdụng phối hợp những kiến thức, những kỹ năng và những động đã lĩnh hội mộtcách rời rạc” Như vậy ngay trong khái niệm này ông đã đề cập đến việc “hìnhthành ở trẻ những năng lực cần thiết giúp học sinh có thể giải quyết được tìnhhuống cụ thể trong học tập và trong cuộc sống sau này Tuy nhiên để có thể nhìnnhận một cách rõ ràng hơn về khái niệm tích hợp, người viết xin trình bầy quanđiểm của một số tác giả khác mà người viết thấy đúng và dễ hiểu

- Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục mầm non – những vấn đề lý luận và thựctiễn” Trang 541/ PGS TS – Nguyễn Ánh Tuyết đã nhận định: “Quan điểm tíchhợp xuất phát từ cách nhìn nhận thế gới tự nhiên, xã hội và con người như mộtthể thống nhất Nó đối lập với cái nhìn chia cắt rạch ròi đối với sự vật và hiệntượng trong hiện thực, nó phản ánh cái nhìn các đối tượng như đặt cạnh nhau màkhông nhìn thấy mối quan hệ nào giữa chúng Tích hợp không chỉ liên kêt màthâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhautạo thành một chỉnh thể Trong đó không những các giá trị của từng bộ phậnđược bảo tồn và phát triển mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ chỉnh thể

đó được nhân lên”

- Như vậy giáo dục tích hợp là một quan niệm về quá trình giáo dục có mựcđích, có hướng, có kế hoạch do nhà giáo dục tổ chức và điều khiển nhằm hìnhthành cho người bị giáo dục hoặc được giáo dục những phẩm chất, những nănglực chung để giúp cho họ có thể giải quyết được tình huống, hoàn cảnh cụ thể màtrẻ gặp phải trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai Giáo dục tích hợp

sẽ giúp cho người được giáo dục dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống, hòa nhập với

Trang 19

môi trường xung quanh và làm cho quá trình tích hợp đó mang ý nghĩa thiết thựcđối với mỗi cá nhân.

2 - Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non

2.1 Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non

- Đối với giáo dục mầm non thì vấn đề tích hợp lại càng cần thiết hơn bất cứbậc học nào, đó là do đối tượng của giáo dục mầm non là những trẻ em từ 0 đến

6 tuổi, sự phát triển sinh lý, tâm lý của các cháu mới ở giai đoạn đầu tiên của đờingười, các chức năng sinh lý, tâm lý còn chưa phân hóa rõ rệt, chúng còn hòaquện vào nhau Do đó trẻ chưa hình thành được thao tác phân tích để có thể lĩnhhội được những môn học riêng lẻ, chuyên biệt Trẻ nhỏ chỉ có thể nhận thức sựvật, hiện tượng của thế giới xung quanh trong tính toàn vẹn của chúng và họcqua sử dụng tất cả các giác quan của chúng, qua nhiều trải nghiệm phối hợp cácgiác quan, do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ em là cần được tiến hành theo quanđiểm tích hợp đó là con đường hiệu quả nhất cho sự phát triển của cháu nhỏ

- Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được hiểu như là một phongcách liên kết, xâm nhập, đan xen những quá trình sư phạm tạo thành một thểthống nhất tác động đồng bộ đến đứa trẻ như một chỉnh thể toàn vẹn, nhờ đóhiệu quả sư phạm được nhân lên

- Mục tiêu của giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non nhằm hình thành vàphát triển ở trẻ những phẩm chất và năng lực chung, nhằm giúp trẻ có thể vậndụng những kiến thức và kỹ năng đã biết vào những tình huống, những hoàncảnh có ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của trẻ

- Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được thể hiện ở một số điểmchủ yếu sau:

+ Trước hết là mối quan hệ chăm sóc và giáo dục trẻ, để thực hiện hainhiệm vụ này, cần lồng ghép đan cài chúng vào nhau Để đạt tới hiệu quả caocho từng nhiệm vụ, trong khi nuôi phải tính đến dạy và trong khi dạy phải quantâm đến nuôi

Trang 20

+ Lồng ghép đan cài các hoạt động của trẻ, trong đó chơi là một hoạt độngchủ đạo, là một hoạt động mang tính tích hợp khi trẻ tham gia vào trò chơi cũngchính là nhập vào cuộc sống thực của chúng, nếu nhập vào một vai nào đó thìcũng chính là ướm mình vào một chỉnh thể sống động và nhóm trẻ cùng chơichính là một xã hội mô phỏng xã hội người lớn với những biểu hiện muôn màumuôn vẻ của cuộc sống thực Chính trong hoạt động vui chơi trẻ tiếp thu đượckinh nghiệm xã hội ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là những kinhnghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ.

- Theo quan điểm tích hợp thì việc xây dựng chương trình giáo dục mầm nonkhông xuất phát từ loại phân chia các bộ môn khoa học như phổ thông, mà phỉxuất phát từ yêu cầu “ hình thành những năng lực chung, nhằm tới sự phát triểnchung của trẻ để hình thành ở chúng nền tảng nhân cách ban đầu” Trẻ em lứatuổi mầm non chưa thể lĩnh hội tri thức khoa học theo các môn học riêng biệt màchỉ có thể tiếp thu văn hóa theo các kiến thức mang tính tích hợp trong đó cáclĩnh vực văn hóa lồng ghép, đan cài, hòa quện vào nhau theo chủ đề, chủ điểmhay được dùng giải quyết những tình huống tích hợp như trong cuộc sống thựcvậy Theo quan điểm tích hợp thì những tri thức, kỹ năng về cuộc sống gần gũixung quanh và tri thức tiền khoa học hay “tiền khái niệm” – Theo Vưgotxki làphù hợp nhất với trình độ phát triển của trẻ mầm non, bởi lẽ những tri thức đóvốn mang trong mình tính tích hợp cao, cóa khả năng cung cấp cho trẻ nhữngkinh nghiệm sống phong phú về nhiều mặt

- Giáo dục ở bậc học mầm non theo hướng tích hợp được tiến hành theo cácchủ đề, chủ điểm đó là những mảng về các sự vật hiện tượng, sự kiện, các tìnhhuống trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà trẻ sống trong đó

- Giáo dục tích hợp nhìn nhận trẻ em như một nhân cách trọn vẹn, mỗi đứa trẻ

là một chủ thể tích cực khám phá thế giới xung quanh và cũng là một chủ thểtích cực trong việc thiết lập mối quan hệ với mọi người Chính vì vậy, các nhàkhoa học cho rằng đứa trẻ chỉ thực sự bộc lộ nhân cách của mình trong hoạtđộng thông qua hoạt động Hiệu quả của hoạt động ấy phụ thuộc rất nhiều vàonhu cầu hứng thú của đứa trẻ cũng như phương thức, cách thức làm việc của

Trang 21

người lớn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non cũngnhư trong gia đình.

- Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non sẽ tạo điều kiện, tạo cơ hôi cho cô vàtrẻ, cho trẻ và bố mẹ, giữa trẻ với nhau cùng hợp tác cùng chia sẻ cùng làm việc

và cùng đi đến những kết luận cụ thể, giúp cho đứa trẻ được phát triển về thểchất, về nhận thức, về tình cảm xã hội, góp phần hình thành và phát triển nhâncách con người mới thế kỷ XXI

- Các nhà giáo dục đã xây dựng những nội dung giáo dục và đề ra các nguyêntắc khi tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, trong đó có nguyên tắc

“Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong các hoạt động giáo dục” Đây làmột nguyên tắc quan trọng bởi vì mục tiêu cuối cùng của giáo dục tích hợp là tạo

ra những con người năng động sáng tạo, tích cực tìm kiếm thông tin và tích cựctring việc vận dụng những kiến thức, thông tin ấy vào cuộc sống “ Tính tích cựccủa trẻ được biểu hiện ở hình thức tích cực hoạt động tư duy và hoạt động cơ bắptrong giờ hoạt động có chủ đích – học tập” (Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ

4 – 5 tuổi)

- Muốn phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động

có chủ đích – học tập, giáo viên cần biết tạo cơ hội giúp trẻ học những “kháiniệm mới bằng sự khám phá thông qua các giác quan của trẻ”

- Môi trường học tập trong lớp phải được tăng cường các thiết bị đồ dùng,nguyên liệu cần thiết cho hoạt động của trẻ, cô giáo nên khuyến khích trẻ suynghĩ, tìm ra ý nghĩa và hoạt động mới với thái độ học tập tích cực Điều quantrọng là giáo viên phải chú ý tới nhiệm vụ bồi dưỡng phẩm chất tư duy tích cực,chủ động sáng tạo của trẻ, cùng với sự phát triển tư duy trực quan hình tượng,giáo viên phải chú ý hình thành ở trẻ kiểu tư duy logic và kích thích các yếu tố tưduy logic

- Trong quá trình phát huy tính tích cực của trẻ, giáo viên cần chú ý “lồngghép” các hoạt động phát triển ngôn ngữ vào nội dung các hoạt động khác đượcthực hiện theo chủ điểm

Trang 22

2.2 Quan điểm tích hợp trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

và kể truyện thần thoại cho trẻ nghe.

- Sự phát triển của trẻ gồm nhiều lĩnh vực có liên quan chặt chẽ và việc họcxảy ra đồng thời trong các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội sự pháttriển của lĩnh vực này lại có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác và tất cả các lĩnh vựcđều được phát triển một cách đồng thời theo quan điểm tích hợp Chính vì vậychương trình chăm sóc giáo dục mầm non được thiết kế theo các chủ đề, chủđiểm gần gũi quen thuộc đối với cuộc sống của trẻ, với các hình thức hoạt độngphong phú, trong đò hoạt động góc là hoạt động chủ đạo, cho phép giáo viên đápứng nhu cầu, năng lực hứng thú và đặc điểm riêng của từng cá nhân Bản thâncủa cách tiếp cận dạy học theo từng chủ đề, chủ điểm đã chứa đựng sự tích hợpcao các tri thức “Tiền khoa học’ phù hợp với sự phát triển của trẻ lứa tuổi mầmnon Và theo quan điểm tích hợp, các chủ điểm đều hướng tới phát triển trẻ vềmọi mặt: nhận thức, kỹ năng, thái độ và văn học chính là một trong nhữngphương tiện để giáo dục trẻ theo xu hướng đó

- Văn học chứa đựng trong đó những tri thức về cuộc sống, đưa trẻ dến nhữngchân trời mới Đây chính là thế giới của cuộc sống thực tại bao gồm tự nhiên, xãhội , con người được diễn tả biểu đạt trong hình thức đa dạng phong phú Có thểnói văn học như những bộ sách giáo khoa về cuộc sống bởi nó đem đến cho trẻnhững tri thức, góp phần củng cố và mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết của trẻ vềthế giới xung quanh, giúp trẻ khám phá ra những điều bí ẩn của cuộc sống Cũngqua văn học các hiện tượng tự nhiên tưởng chừng rất khó lý giải lại dễ dàngđược trẻ chấp nhận “ Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiệntượng tự nhiên vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được và nói về những điều gần gũi trongmôi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, phiên chợ, lớp học, dòngsông Bên cạnh đó, qua văn học trẻ em cũng bắt đầu nhận ra một xã hội ràngbuộc con người với nhau trong lịch sử và đấu tranh cách mạng, trong tình làng,nghĩa xóm, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu, ” đến với văn học trẻ được tìmhiểu và khám phá các mặt của đời sống được thâm nhập vào thế giới bên trong

Trang 23

con người và o các quá trình tư duy, tình cảm Như vậy có thể nói văn học nghệthuật đồng nghĩa với quá trình “Hiểu biết, khám phá và sáng tạo”

- Tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật được xây cất từ nghệ thuật ngôn từnên nó giàu tính thẩm mỹ, Biêlinxki đã nói “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếuđược của nghệ thuật, nếu không có cái đẹp thì không có và không thể có nghệthuật, đó là một định lý” Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của trẻ bằng việcphản ánh cái đẹp vốn có trong thiên nhiên, đời sống Không những thế cái đẹptrong hiện thực đi vào văn học đã được nhân lên rất nhiều làm cho cái đẹp ấycàng trở nên lộng lẫy, lung linh trong mắt trẻ thơ, nhờ tiếp xúc với văn học trẻkhông chỉ nhận ra cái đẹp của tác phẩm mà còn biết khám phá ra cái đẹp của thếgiới khách quan, tìm ra cái đẹp trong đời sống và đặc biệt năng lực thẩm mỹ củatrẻ càng trở nên nhạy bén hơn

- Văn học rất giàu tưởng tượng nhất là truyện thần thoại và truyện cổ tích, đâychính là tiền đề cho mọi hoạt động sáng tạo giúp trẻ “Biết khám phá, phát hiện racái mới lạ, hình dung, mơ ước ra cái sẽ có và mong muốn làm điều tốt lành”đúng như Lê Nin đã nói “Trí tưởng tượng là một phẩm chất vô cùng quý giá” Trítưởng tượng vốn là nét đẹp trong tâm hồn trẻ thơ, làm tròn đầy thêm tình cảmcủa tuổi nhỏ và chính văn học đã kích thích cho trí tưởng tượng của trẻ phát triển

và bổ sung cho các em thêm những hiểu biết khi trình độ nhận thức của các emcòn rất non nớt trong thời thơ ấu, và quan trọng hơn cả là văn học tạo cho các emmột tâm hồn giàu sức sáng tạo Văn học còn chứa đựng trong nó giá trị đạo đứccao cả đó là những bài học làm người và không dừng lại ở đấy mỗi tác phẩmnghệ thuật là tấm gương để trẻ tự soi mình, tự đối chiếu và tự phán xét về bảnthân, giúp trẻ nhận xét đánh giá người khác đây chính là cơ hội để trẻ tự hoànthiện mình Mỗi tác phẩm văn học đều là những tác phẩm mẫu mực về ngôn ngữnên nó có giá trị ngôn từ rất cao và có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục ngôn ngữcho trẻ Chính những giá trị phang phú này đã làm cho văn học có ỹ nghĩa rất lớntrong giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, đặc biệt là giáo dục nghệ thuật và giáodục ngôn ngữ Theo bác Phạm Văn Đồng thì “dạy văn là một quá trình rèn luyệntoàn diện” tức là “dạy văn là dạy ngôn ngữ và văn học” Bác nhấn mạnh sự tích

Trang 24

hợp giữa ngữ và văn, sự tích hợp các nội dung giáo dục toàn diện Quán triệtquan điểm đó PGSTS Hà Nguyễn Kim Giang một lần nữa khẳng định: Ở trườngmầm non đã tích hợp dạy văn, dạy tiếng khi trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

- Quá trình làm quen với tác phẩm văn học bằng phương pháp cơ bản nhà sưphạm không chỉ “ Hướng dẫn trẻ cảm thụ sâu sắc nội dung tư tưởng tác phẩmvăn học mà còn giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp óng ánh kim cương của ngôn ngữ nghệthuật, tích lũy vốn từ văn học nghệ thuật, những hình tượng nghệ thuật, kháiniệm và rèn luyện các thao tác tư duy sáng tạo tổ chức cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học, giúp trẻ trải nghệm nghệ thuật, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tínhtích cực cá nhân, tính độc lạp sáng tạo, liên kết các từ các câu theo một chủ đề”

- Ngoài ra trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học các nhà giáodục phải chú ý hình thành các kỹ năng cho trẻ như kỹ năng nghe, kỹ năng thểhiện suy nghĩ của mình, kỹ năng tái tạo lại tác phẩm Như vậy có thể nói: Vănhọc là một phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, nhất là được thựchiện theo hướng tích hợp

- Truyện thần thoại cũng chứa đựng đầy đủ các yếu tố đã phân tích ở trên vớiđặc điểm là truyện ngợi ca các vị anh hùng dân tộc nên nó rất phù hợp với chủ đề

“nghành nghề” ở trường mầm non Qua truyện thần thoại những kiến thức củatrẻ về tên, công lao của các anh hùng được củng cố và mở rộng Ngoài ra khiđưa truyện thần thoại ví dụ: Truyện “Ông Gióng” vào chủ điểm còn giúp chogiáo việc tiếp thu các kiến thức trong các lĩnh vực khác, điều quan trọng khi đọc,

kể truyện thần thoại giáo viên phải biết khai thác các giá trị của nó để phát huytính giáo dục của truyện đối với trẻ

3 - Các hình thức dạy học ở trường mầm non

- Hiện nay chương trình cải cách ở trường mầm non, dạy học nói chung vàcho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học được tổ chức dưới hai hình thức cơbản: + Trong tiết học

+ Ngoài tiết học

- “Tiết học” trong chương trình đổi mới còn gọi là hoạt động có chủ đích –học tập, đây chính là hình thức bắt buộc cho cả lớp, thời gian quy định cho một

Trang 25

tiết học thường là 25 – 30 phút (đối với mẫu giáo 4 – 5 tuổi) nhưng giáo viên cóthể linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu, hứng thú của trẻ mà có thể rút ngắn hoặckéo dài thời gian của tiết học Trong hoạt động chung này các kiến thức mangđến cho trẻ thường theo hệ thống nhất định.

- Hình thức ngoài tiết học bao gồm: Hoạt động vui chơi (hoạt động chơi ở cácgóc), Hoạt động ngoài trời, Hoạt động dạo chơi tham quan, Hoạt động chiều,hoạt động lễ hội

- Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể cho trẻ nghe truyệnthần thoại “Ông Gióng” nói riêng có thể tiến hành dưới tất cả hình thức đã nêutrên, dù tổ chức dưới hình thức nào giáo viên cũng phải đảm bảo thực hiện cácnhiệm vụ giáo dục

4 – Một số phương pháp dạy học ở mẫu giáo:

* Phương pháp dùng lời nói:

- Phương pháp kể chuyện là một hoạt động đã có từ lâu đời Người kể sử dụngmọi sắc thái giọng của mình và các phương tiện kể biểu cảm khác nhau làm chotác phẩm cất tiếng nói, tạo cho tác phẩm một âm thanh tương ứng

- Khi trình bầy một tác phẩm nghệ thuật, người kể truyền đạt lại những suynghĩ và tình cảm của tác giả Nhiệm vụ của người kể là giúp người nghe nhìnthấy cái đã nghe, làm cho những bức tranh và hình ảnh tương ứng nổi lên chânthực, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định Trong giờ kể chuyện, ngoàingữ điệu giọng hấp dẫn, nghệ thuật lên lớp thu hút trẻ, chúng ta có thể sử dụngthuận lợi các phương tiện khác nhau để hỗ trợ giọng kể của mình như: tranh,ảnh, mô hình để giờ học đem lại hiệu quả tốt

- Phương pháp kể diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ nghe là một công việcvừa khoa học vừa nghệ thuật, đòi hỏi ở mỗi người giáo viên (đặc biệt là cô giáomầm non) phải công phu rèn luyện với sự nỗ lực rất cao Trong quá trình dạytruyện thơ cho trẻ từ 1 -> 6 tuổi đòi hỏi người giáo vien mầm non phải tích cựctích lũy được những kinh nghiêm riêng của bản thân mình để nâng cao chấtlượng của những giờ kể chuyện cho trẻ

* Phương pháp đàm thoại – giảng giải:

Trang 26

- Đàm thoại là thông qua các câu hỏi, là sự trao đổi giữa cô và trẻ, cô hỏi trẻtrả lời để tăng cường tư duy cho trẻ, hướng trẻ vào việc tri giác các vật thật, cáchiện tượng ở môi trường xung quanh, các vấn đề nội dung, các giá trị nghệ thuậttrong tác phẩm văn học, tái hiện những cái đã tri giác, hệ thống hóa các kiến thức

đã biết và dẫn đến các kết luận một cách tổng quát

- Muốn tiến hành đàm thoại tốt, trẻ phải có ấn tượng khi quan sát, kể chuyệnđọc thơ Nếu thiếu các ấn tượng này và thiếu sự tích lũy số lượng các mối quan

hệ thì không thể tiến hành hệ thống hóa và tổng quát hóa cái đã tri giác được.Khi tiến hành đàm thoại phải dựa vào đặc điểm lứa tuổi của trẻ để xác định nộidung đàm thoại, xác ddingj thời gian kéo dài, xác định câu hỏi cụ thể và nhất làkết luận trừu tượng đến mức độ nào

- Để tiến hành phương pháp đàm thoại tốt, cần phải xác định cụ thể các nhiệm

vụ giảng dạy và giáo dục, tự do lựa chọn nội dung giảng dạy Khi tiến hành đàmthoại đầu tiên ta đặt câu hỏi để trẻ nhớ lại các ấn tượng, các kiến thức và tạo ra

sự thích thú với đề tài đàm thoại, nhưng chú ý không đặt câu hỏi nhiều quá, phảibiết đặt câu hỏi tổng hợp kèm theo giảng giải cho trẻ hiểu, tìm hiểu đến nội dungnào sẽ giảng giải đến nội dung đó

- Giangr giải là giải thích diễn giải giúp cho người nghe hiểu nội dung, trongtiết học cô giảng từ mới, từ khó trong tác phẩm giảng tính cách nhân vật, hìnhảnh trong câu chuyện hay nói cách khác là nội dung tác phẩm Cô giáo giảngbằng lời, dùng lời kết hợp với đồ dùng trực quan, sử dụng lời kết hợp với độngtác minh họa,

* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

- Phương pháp này không những gây hững thú cho trẻ mà còn giúp trẻ củngcố lại những kiến thức đã được nghe, được học Từ đó khắc sâu những ấn tượngnghệ thuật cho trẻ, tuy nhiên đò dùng dành cho trẻ mẫu giáo phải đảm bảo về màu sắc, kích thước, bố cục

- Sử dụng đò dùng trực quan là phương pháp luôn đi kèm với phương pháp sửdụng lời nói (đàm thoại, đọc, kể diễn cảm, giảng giải ) giúp trẻ tăng hứng thúkhi làm quen với các câu chuyện, bởi vì nhận thức của trẻ là trực quan bằng hình

Trang 27

tượng cụ thể Nó còn rèn luyện khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, làm giàutrí tưởng tượng của trẻ, tuy nhiên khi sử dụng cũng phải đúng lúc, đúng chỗ,tránh lạm dụng.

* Phương pháp trò chơi:

- Phương pháp này có ưu điểm là gây hứng thú tích cực cho trẻ em, chúng

tham gia vào các hoạt động một cách cao trào xúc cảm, do đó ít mệt mỏi hơn sovới các buổi học khác, nó nhằm hoàn thiện và củng cố những tri thức và kỹ năng

mà trẻ nắm được trong các tiết học khác Trong quá trình chơi trẻ không chỉ táihiện tri thức mà trẻ đã nắm được trong các tiết học mà những điều kiện chơi đòihỏi trẻ phải cải biến những tri thức ấy Vì thế khi tái hiện những tri thức và kỹnăng trò chơi hoạt động sáng tạo của trẻ được kích thích muốn đạt được hiệu quảcao, cần hiểu rõ được việc hướng dẫn trò chơi có nghệ thuật thích hợp với từng

độ tuổi của trẻ, cô giáo phải hướng dẫn sao cho trò chơi trở thành một hoạt độngthích thú gần gũi với trẻ

III – TRUYỆN THẦN THOẠI VỚI GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON:

1 – Khái niện truyện thần thoại:

- Thần thoại hiểu một cách ngằn gọn theo nghĩa Hán Việt là những truyện kể

về các thần C.Mác đã khẳng định “Với tư cách là hình thức văn hóa tinh thầnđầu tiên của loài người, thần thoại tức là tự nhiên và bản thân các hình thái ýthức xã hội đã được trí tưởng tượng chế biến đi một cách vô ý thức” Thần thoạichính là hình thức nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời cổ.Thông qua sự thần thánh hóa và mỹ hóa các hiện tượng tự nhiên, xã hội, conngười, đã gửi gắm khát vọng giải thích tự nhiên, xã hội và ước mơ chinh phụcthế giới đó Sự nhận thức thế giới của người xưa cơ bản là hoang đường, lầm lẫnnhưng cũng hết sức thuyết phục và hấp dẫn bởi nó trước hết không phải do conngười tưởng tượng ra mà bắt nguồn từ chính niềm tin của họ vào những điều “cóthực” đó

- Tất cả những điều bí ẩn mà con người không thể lý giải được, họ đều gáncho các vị thần linh và buộc các vị thần gánh lấy trọng trách nặng nề là trợ giúphoặc gây hại cho con người, chừng nào con người còn có niềm tin vào những

Trang 28

điều bí ẩn đó thì những quan niện thần thoại còn tồn tại cho dù loài người có vănminh đến đâu đi nữa.

- Thần thoại trước hết không phải chỉ là văn học dân gian mà là kho tri thứcbao chứa tất cả những hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và chính bảnthân mình, là trí tuệ, là văn hóa, là kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên và xã hộicủa con người thời cổ được hình tượng hóa, thần thánh hóa

- Có thể nói thần thoại hình thành từ ba nguồn chủ yếu, một là từ mối mâuthuẫn lớn giữa khát vọng giải thích các hiện tượng tự nhiên với hiểu biết thấpkém về thế giới tự nhiên của người xưa Hai là từ khát vọng vươn lên chiếm lĩnh,ngự trị thế giới tự nhiên, chinh phục sức tự nhiên của con người Ba là khát vọnggiải thích các mối quan hệ mới nảy sinh và ngày càng đa dạng giữa con ngườivới chính mình, với người khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác

- Truyện thần thoại lả tác phẩm nghệ thuât được sáng tạo dưới ánh sáng củatrí tưởng tượng và hư cấu, trước hết họ tưởng tượng và thần thánh, rồi ngày càng

tô điểm cho các vị thần thánh đó bằng lòng tin ngây thơ của họ, họ quay rangưỡng mộ các vị thần và tin tưởng rằng các vị thần đang tồn tại và chi phối đờisống của con người Thần thoại đối với người xưa không chỉ là nghệ thuật mà làtất cả tri thức của người xưa về thế giới được phản ánh trong đó: khoa học, triếthọc, tôn giáo, văn học nghệ thuật,

- Trong những câu chuyện thần thoại, hình tượng thần là hình tượng trungtâm, đó cũng là trung tâm của sự sáng tạo nghệ thuật của thần thoại, thần thoại rađời khám phá những hiện tượng tự nhiên quanh mình, lý giải nó một cách thơmộng bằng trí tưởng tượng và ước mơ, con người mong ước chờ tự nhiên, mongđất nước che chở, hòa thuận với mình, bất kể khó khăn trỏe ngại nào con ngườigặp phải trong cuộc sống họ cũng nhờ thần linh giúp, họ khao khát chinh phụcmặt trời, nước lửa, khao khát những bí ẩn của thế giới tự nhiên để chinh phụcnó

2 - Ý nghĩa của truyện thần thoại “Ông Gióng” với giáo dục trẻ mẫu giáo:

Trang 29

a Truyện Thánh Gióng đánh dấu một mốc trưởng thành của dân tộc ta thời Hùng vương dựng nước

Trong trận tuyết giao tranh, truyện chia ra hai phe: Quân giặc và quân ta

Quân ta không chỉ đơn thuần có Gióng ra trận và có cả một tổ chức có tính hệthống Đứng đầu nhà nước là Hùng vương, rồi các quan, sứ giả làm nhiệm vụthông tin Thánh Gióng được cử làm tướng, đi theo ông có hàng trăm ngườikhác (Vùng Bắc Ninh có hệ thống nhân vật anh hùng đi theo Gióng)

Truyện đã thể hiện ý thức bảo vệ độc lập , tự do và bài học cảnh giác về đánh giặc giữ nước Ngay phần mở đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó Câu mở đầu:

Hùng vương cậy nước mình giầu mạnh mà chểnh mảng việc chầu phương Bắc.Vua nhà Ân mượn có tuần thú, sang xâm lược nước ta ”

Điều đó chứng tỏ thời đại Hùng vương, nước ta có một nền văn minh pháttriển, giàu mạnh, có ý thức về độc lập dân tộc, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc, thầnphục vào phong kiến phương Bắc Đó là sự khởi đầu cho truyền thống tự lực, tựcường của dân tộc trong các thời đại sau

Đến khi có sự xâm lược của quân giặc, Hùng vương hỏi ý kiến quần thần, cóngười phương sĩ bảo: nên lập đền thờ cầu Long quân giúp Hiện thân của Longquân là cụ già xuất hiện bảo vua hãy chuẩn bị binh sĩm khí giới và tìm người tàigiúp đỡ

Hùng vương đã có 3 năm sửa soạn binh khí:

Truyền cho dã tượng các nơi

Bễ than lò đắp, ngất trời lửa nung

Ba năm cục chính dã công Một tuần luyện đúc ngựac cùng việt bay (Thiên Nam ngữ lục)

Truyện đã thể hiện sức mạnh phi thường và tinh thần quật khởi vô song của dân tộc

Ba năm chuẩn bị sức người, sức của nói trên là ba năm hun đúc cho sự hùngmạnh và tinh thần quật khởi dân tộc ta tạo thành một lực lượng vô địch, có thểđập tan quân giặc trong một thời gian ngắn Sức mạnh phi thường và khí thế tiếncông thần tốc của dân tộc ta thể hiện qua nhân vật Gióng

Trang 30

Từ Gióng có nhiều cách hiểu và cách viết Thông thường viết gi, trong truyện

có liên quan đến việc Gióng nằm trên gióng sắt, cho nên dịch tên ông là Thiếtđổng, Thiết xung thần tướng Tên của Gióng có liên quan đến việc sử dụng vũkhí của ông: Ngựa, roi, mũ, áo sắt Cho nên Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “ThánhGióng tiêu biểu cho sức mạnh đang lên của người dân lao động Việt Nam vàothời mới có sắt Sức mạng ấy đã diễn ra một cách hùng vĩ nhất trong lịch sử nước

ta, ở việc dùng vũ khí bằng sắt chống xâm lăng”

Sự lớn mạnh phi thường của dân tộc ta biểu hiện qua hình tượng Gióng làtinh thần quật khởi của tổ tiên ta được hun đúc, tôi luyện qua hàng nghìn nămlịch sử Sự hùng mạnh của Gióng cũng là sự hùng mạnh phi thường của toàn thểlực lượng nhân dân:

Vẹn toàn sau trước hoàn thành Cắt quan đệ vệ đem binh hộ trì Mười muôn tượng, mã trẩy đi Kim tiền, thiết kị đem về Tiên Du

Nháy mắt, Gióng đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân theosau, tiết sát đồn giặc” Đó là cuộc tiến công thần tốc, tấn công áp đảo quân thù

“Gióng vươn vai đứng dậy cao hơn mười thước, hắt hơi liền mấy tiếng, rút gươmthét lớn: Ta là Thiên tướng đây! Rồi độ nón, cưỡi ngựa Ngựa hí vang chồm lênphi như bay Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào thì đều la hét, kêu lậy Thiêntướng, đến hàng phục

b Gióng là một dạng anh hùng ca của Việt Nam, là một vị thần trong mắt trẻ thơ

Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinhđến lúc hoá thân

Môtíp ra đời của Gióng là sự ra đời kì lạ Bà mẹ Gióng ướm chân vào vếtchân khổng lồ, về nhà mang thai sinh ra Gióng Đó là hình thức giao tiếp kì lạgiữa thần linh và con người, phản ánh ngùôn gốc kì ảo của nhân vật Chi tiết đómang tính dự báo về cuộc đời và chiến công kì lạ của nhân vật ở chặng sau

Trang 31

Nguồn gốc kì ảo là tiền đền cho việc nhân vật có chiến công và kì tích phithường.

Môtíp sự hoá thân của Gióng: Cuối truyện Gióng cưới ngựa lên đỉnh núi Sóc,cởi áo giáp sắt vắt lên cây, rồi cả người và ngựa bay về trời Trong ngôn ngữ dângian “về trời” và chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhânvật thành bất tử Gióng bay về trời, trở thành một trong những vị thánh bất tử(Một trong Tứ bất tử), được muôn đời thờ phụng Như vậy, Gióng không chết màsống mãi trong tâm thức dân gian Hình tượng đẹp đẽ, lí tưởng và cao cả đó cósức giáo dục lan toả to lớn, giáo dục ý thức về lịch sử, ca ngợi một biểu tượngđẹp đẽ, động viên tinh thần đấu tranh của muôn thế hệ sau

Đi khắp cùng trung châu đều có dấu vết của bước chân, vó ngựa ThánhGióng:

+ Làng Mát: Kể chuyện Gióng dừng chân uống nước rồi đổi tên làng từ KẻKhó, sang Kẻ Mát

+ Làng Mã; Kể chuyện Gióng dừng ngựa nên làng có tên làng Mã

+ Làng Bàng, xã Ngọc Xá, Quế Võ: có bãi cát trắng tương truyền là bọt mépngựa Thánh Gióng để lại

+ Làng Cháy: kể chuyện ngựa Gióng phun lửa làm cháy cây cối xung quanh Như vậy, quan hệ giữa Gióng và nhân dân là quan hệ giữa cá nhân và tập thể.Gióng là nhân vật anh hùng nhưng đại diện cho cả cộng đồng, mang sức mạnhcủa cộng đồng Hình tượng đó có nét đẹp của cá nhân (3 tuổi chưa biết nói cười,

ăn một bữa 7 nong cơm, 3 nong cà; mặc quần ào liền chật, vươn vai thành khổnglồ ) nhưng lại mang nét đẹp đẽ, tinh hoa của tập thể Cho nên, hình tượng Gióngmang tính biểu trưng cao Đó là biểu tượng đẹp đẽ cho truyền thống đấu tranhcủa dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước

VI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VẾ PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ EM LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC:

1- Đặc điểm tiếp nhận truyện thần thoại của trẻ:

* Tiếp nhận văn học gián tiếp:

Trang 32

- Trẻ mẫu giáo chưa biết đọc, biết viết nên trẻ chưa thể tự đọc mà phải nghenhờ qua người khác đọc, tức là phải phụ thuộc vào việc đọc, kể của cô giáo, do

đó không phát huy được khả năng tri giác phối hợp giữa chữ viết và âm thanh,giữa ký hiệu và nghĩa, phần nào giảm hết năng lực ghi nhớ và liên tưởng của trẻ.Cho nên việc phát triển tính tập trung nghe của trẻ là một trong những nhiệm vụquan trọng, giúp trẻ biết nghe đến cùng một câu truyện mà không bị phân tán Đểduy trì hứng thú nghe, giáo viên cần duy trì việc đọc, kể diễn cảm và phải sửdụng phối hợp nhiều biện pháp Khả năng hiểu biết cùng với hứng thú nghe tácphẩm của trẻ, điều quan trọng là làm sao trong quá trình nghe, xúc cảm của trẻngày càng bộc lộ phong phú hơn, hoạt động tư duy được hoàn thiện dần và ở trẻxuất hiện các câu hỏi "do đâu? Vì sao? Để làm gì?"

* Sự tiếp nhận mang màu sắc xúc cảm:

- Bản chất giàu xúc cảm, tình cảm cùng với cái nhìn hồn nhiên, ngây thơtrước cuộc sống, giúp trẻ nhanh chóng biểu lộ cảm xúc của mình khi nghe đọc,

kể tác phẩm, trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ rung cảm những điều mà người lớn thấyrất bình thường, nhất là đối với thế giới thần linh Đây chính là khả năng giaocảm ở trẻ, trẻ có thể hòa mình vào câu truyện theo lối "vật ngã đồng nhất" trẻthấy mình là một nhân vật trong truyện, hòa mình vào các tình tiết, các sự kiệntrong truyện Trẻ có thể thêm thắp vào câu truyện, đưa ra các ý kiến của mình,biểu lộ sự tức giận hoặc xúc động, đôi khi chúng có thể khóc hoặc cảm thươnghoặc cười phá lên thích thú

- Truyện thần thoại được sáng tác không phải dưới ánh sáng của ý thức sángtạo nghệ thuật mà xuất phát từ niềm tin của con người vào sự tồn tại của cácđấng siêu nhiên thần thánh, con người mơ ước chiến thắng thiên tai, hạn hán mang đậm chất mơ tưởng nên có ưu thế trong việc hình thành xúc cảm, tình cảm

ở trẻ, khơi gợi ở trẻ những xúc cảm đạo đức, thẩm mỹ như tinh thần đoàn kết,xây dựng một hình tượng người anh hùng đứng lên đánh giặc cứu nước, khiếncho trẻ từ thính giả thụ động thành một người tham gia tích cực vào các sự kiện,những phản ứng của trẻ thường tương đồng với nội dung tác phẩm và nó thay đổicùng với sự biểu thị của cô giáo Vì vậy trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với

Trang 33

truyện đồng thoại, giáo viên phải biết kết hợp các hình thức, các phương phápkhác nhau, lồng ghép tích hợp các môn học khác nhau để giáo dục và phát triểntình cảm thẩm mỹ cho trẻ.

* Tiếp nhận với trí tưởng tượng phong phú:

- Cảm xúc thẩm mỹ của trẻ mẫu giáo luôn luôn quan hệ chặt chẽ với hoạtđộng tưởng tượng, ở trẻ tưởng tượng hoang đường chiếm ưu thế, tuy nhiên nóhòa quyện với tưởng tượng về cái thực Thế giới tưởng tượng và thế giới thựchòa quyện trong tư duy của trẻ và chính tưởng tượng là cầu nối giữa hai thế giới

đó, trẻ thường bị cuốn hút bởi những hình tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu của cácnhân vật trong truyện thần thoại, thấy được mơ ước của con người trong cuộcđời thường và hình dung ra hình ảnh của cuộc sống

- Khi tiếp xúc với truyện thần thoại, trẻ mẫu giáo thường dùng trí tưởngtượng phối hợp, trẻ không chỉ gán tình cảm và xúc cảm của con người cho sựkiện, hình tượng mà còn sống với nó Trí tưởng tượng được trẻ vận dụng trongtiếp nhận văn học là để đi sâu, mở rộng, và thanh lọc đời sống cảm xúc của mình

và nhận ra cái mới trong các quan hệ tưởng như khó gắn chúng lại với nhau, từ

đó làm nảy sinh khát vọng và kỹ năng sáng tạo của trẻ

- Khi đọc kể truện thần thoại giáo viên cần hướng trí tưởng tượng của trẻ vàochất mơ tưởng của thần thoại, làm rung động ở trẻ những tình cảm thực, tạo chotrẻ một ấn tượng mạnh mẽ với tác phẩm, chắp cánh cho những ước mơ hồnnhiên của chúng ngày càng thêm bay bổng

- Tiếp nhận ngây thơ và triệt để:

- Trẻ mẫu giáo luôn khát khao biết tất cả những gì xảy ra trong môi trườngxung quanh cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật bởi nhu cầu nhận thức của trẻtrong giai đoạn này rất lớn, vì thế khi nghe kể truyện thần thoại trẻ thường đặt rarất nhiều câu hỏi: "Vì sao? Tại sao? Nhưng tâm hồn của trẻ còn quá ngây thơ,kinh nghiệm sống của trẻ còn quá ít ỏi nên trẻ vẫn tiếp nhận sự giải thích khôngđầy đủ khoa học của người lớn, miễn là sự giải thích đó phải hợp lý cảm trongkhuôn khổ hạn hẹp của trẻ" Nhưng giải thích cho trẻ cần phải nhất quán để tạoniềm tin, thỏa mãn khát vọng tìm ra chân lý của trẻ

Trang 34

2- Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:

2.1 Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm:

- Tác phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn phân tích đánh giá tác phẩm nói chung,tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm văn học nói chung là: tác phẩm phải có sự thốngnhất hài hòa giữa nội dung và hình thức, hai mặt này phải bổ trợ, bổ sung chonhau Nội dung quy định hình thức và ngược lại hình thức phải nêu bật được nộidung tư tưởng tác phẩm

- Tác phẩm dành cho trẻ em phải là những tác phẩm nói truyện con người,chứa đựng sự thống nhất giữa nội tại giữa thế giới người lớn và thế giới trẻ emcùng tồn tại trong tác phẩm và làm sáng tỏ lẫn nhau

- Tác phẩm phải phản ánh chân thực cuộc sống: Trước hết tác phẩm phải thểhiện niềm tin của người viết về những điều tốt lành trong cuộc sống, phải hướngtới tinh thần nhân văn nhân đạo

- Tác phẩm phải mang tính nghệ thuật cao, phải có những hình ảnh trongsáng ngôn từ giàu đẹp, tràn đầy tính biểu cảm, nhiều so sánh, giàu âm thanh,màu sắc, nhạc điệu

- Tác phẩm thường là phương tiện giáo dục: tác phẩm cần đáp ứng nhiệm vụgiáo dục như giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

- Đảm bảo tính vừa sức: nguyên tắc đòi hỏi phải chú ý đến dung lượng tácphẩm, tác phẩm không dài quá và phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ,nguyên tắc này chi phối các nguyên tắc trên

2.2 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn

Trang 35

- Nguyên tắc vừa sức.Theo lý thuyết về "vùng phát triển gần" của Vưgôtxkivừa sức không có nghĩa là tạo sự phù hợp với khả năng hiện có của trẻ mà có thểhướng tới khả năng có thể đạt được cao hơn mức hiện có qua sự nỗ lực đánhthức tiềm năng của trẻ nhờ các phương pháp tích cực trong dạy học, thực hiệnnguyên tắc vừa sức phải chú ý:

+ Đảm bảo tính sư phạm trong kế hoạch đào tạo, có hệ thống từ đơn giảnđến phức tạp, những gì cần thiết cho sự phát triển đúng năng lực của trẻ

+ Phải lựa chọn tác phẩm và phương pháp dạy học phù hợp với nhận thứctâm lý tiếp nhận văn học và năng lực thể chất trí tuệ của trẻ Tác phẩm phải đápứng nhu cầu nhận thức, khám phá cuộc sống theo tinh thần nhân văn nhân đạo,

có ý nghĩa là tác phẩm phải giàu lòng nhân ái, ca ngợi con người, đứng về phíacon người

- Bảo đảm tính gợi cảm cho thẩm mỹ hấp dẫn: Tính gợi cảm thẩm mỹ thểhiện ngay trong lời kể diễn cảm của cô, khi kể phải đảm bảo có hệ thống ngônngữ chuẩn mực, trong sáng, gợi cảm, mượt mà, rõ ràng, biểu cảm giàu hìnhtượng Tính gợi cảm thẩm mỹ còn thể hiện ở phong thái phải đường hoàng, đĩnhđạc ung dung, thư thái, nét mặt cử chỉ biểu lộ cảm xúc

- Bảo đảm thống nhất các nguyên tắc phối hợp các phương pháp, biện pháptrong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

- Cố kết hợp hài hòa các phương pháp để giờ học thực sự hấp dẫn, có tácdụng giáo dục đối với trẻ

3- Các phương pháp cơ bản khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:

- Quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chúng tôi quan niệm làbao gồm hai quá trình sư phạm:

+ Quá trình sư phạm thứ nhất: Đọc, kể tác phẩm cho trẻ nghe

+ Quá trình sư phạm thứ hai: Tổ chức cho trẻ tự hoạt động nghệ thuật

-> Hai quá trình này liên quan mật thiết và phụ thuộc vào nhau: để tiến hànhphương pháp này PGS TS - Hà Nguyễn Kim Giang đã đưa ra các phương phápnhư sau:

+ Đọc kể tác phẩm nghệ thuật

Trang 36

- Phương pháp kể đòi hỏi sự khúc triết, sinh động, tạo khả năng ghi nhớthông qua năng lực nghe, nhìn, sự cảm nhận sắc thái biểu cảm, thái độ tình cảmcủa tác giả, của người kể gây ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ Cô phải là nhà sưphạm, là nghệ sỹ, biết kết hợp chất giọng với hình thể và các hình thức nghệthuật khác để trình bày tác phẩm sáng tạo.

3.2 Trao đổi gợi mở:

- Nhằm kích thích hoạt động nhận thức bằng cách lôi cuốn trẻ tham gia traođổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình Phương pháp này đòi hỏi cầnphải có một hệ thống câu hỏi thông minh và khéo léo để cuốn hút trẻ tranh luận.muốn có câu hỏi hay cô giáo phải hiểu sâu sắc tác phẩm, để đặt ra mục đích yêucầu của hoạt động, dựa vào đó mà đưa ra các biện pháp đọc kể phù hợp

3.3 Sử dụng các phương tiện trực quan:

Trang 37

- Đây được coi là phương pháp quan trọng trong giáo dục mầm non, do đặcđiểm tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng Phương tiện trựcquan trong giờ kể truyện văn học thể hiện trước nhất ở ngôn ngữ hình thể của côgiáo, ngoài ra cần phải sử dụng hình tượng trực quan như tranh ảnh, con rối, môhình để làm cho giờ học thêm sinh động hấp dẫn.

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan là phải mang tính thẩm mỹ và thể hiệnđược tinh thần của tác phẩm

3.4 Đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật:

- Thực chất của phương pháp này là đưa trẻ vào hoạt động thực tiễn nghệthuật đa dạng, bằng cách đưa trẻ vào tình huống và hành động văn học có thểcoi đây là bước đưa trẻ vào thực hành thể nghiệm nghệ thuật, biến chủ thể tiếpnhận thành chủ thể văn học

Phương pháp đưa trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học con bao hàm nghệ thuậttạo không khí văn chương, chuẩn bị cho trẻ bước vào cảm thụ tác phẩm Cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành và pháttriển toàn diện nhân cách cho trẻ, do đó cô giáo phải biết kết hợp một cách linhhoạt các phương pháp để có thể hoàn thành tốt mục đích đặt ra

Trang 38

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KỂ CHUYỆN THẦN THOẠI "ÔNG GIÓNG" CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THEO

QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

I- KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KỂ TRUYỆN THẦN THOẠI "ÔNG GIÓNG " CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON:

1- Mục đích điều tra:

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc kể truyện thần thoại cho trẻ 4

-5 tuổi theo quan điểm tích hợp để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài

2- Địa bàn điều tra:

- Trường Mầm non Sam Mứn - Điện Biên

- Trường Mầm non số 2 Sam Mứn - Điện Biên

3- Nội dung điều tra:

- Thăm dò ý kiến của giáo viên mầm non về việc tổ chức hoạt động kể truyệnthần thoại "Ông Gióng" cho trẻ nghe theo quan điểm tích hợp

- Điều tra việc lập kế hoạch và tổ chức một số hoạt động cho trẻ làm quenvới truyện thần thoại

4- Phương pháp điều tra:

- Thăm dò ý kiến và nhận thức của giáo viên bằng phiếu An két

- Dự và quan sát hoạt động kể truyện thần thoại để xem cách tổ chức, phươngpháp, biện pháp thực hiện của giáo viên

- Phân tích việc lập kế hoạch hoạt động của giáo viên

II- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:

1- Điều tra bằng phiếu An két:

1.1- Mục đích:

- Chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của giáo viên mầm non bằng phiếu ankét nhằm mục đích tìm hiểu mức độ nhận thức và đánh giá trình độ hiểu biết của

Trang 39

giáo viên mầm non về việc tổ chức hoạt đông kể truyện thần thoại theo quanđiểm tích hợp.

1.2- Kết quả điều tra:

- Tôi xây dựng phiếu điều tra với 7 câu hỏi, trong đó hầu hết là những câuhỏi mở để giáo viên đưa ra các ý kiến cá nhân Tôi điều tra 25 giáo viên đangdạy trực tiếp tại các lớp mẫu giáo nhỡ trên địa bàn xã Sam Mứn Phát ra 25 phiếuthu về 25 phiếu Sau khi tổng hợp các phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quảnhư sau:

* Câu hỏi 1: Trong quá trình kể truyện cho trẻ nghe chị có ý thức tìm hiểu

tác phẩm đó thuộc thể loại gì không? Vì sao?

Trả lời: 28/28 giáo viên trả lời: có - chiếm tỷ lệ 100% - với các lý do sau: "Để trẻ hiểu kỹ về tác phẩm thì người giáo viên nhất thiết phải tìm hiểu thểloại truyện để có giọng kể cho phù hợp, hiểu sâu hơn về tác phẩm vì tôi muốncung cấp cho trẻ một kiến thức chính xác" (Cô giáo Lê Thị Thùy lớp mẫu giáoB3 trường mầm non Sam Mứn - Điện Biên)

"Để kể truyện cho trẻ nghe theo tôi trước hết phải tìm hiểu tác phẩm đóthuộc thể loại truyện gì để lựa chọn giọng kể và phương pháp giảng dạy cho phùhợp" (Cô giáo Nguyễn Ngọc Tâm lớp MG số 2 - trường số 2 Sam Mứn - ĐiệnBiên)

"Mỗi thể loại truyện có một ý nghĩa, đặc trưng khác nhau cô giáo tìm hiểu

kỹ mới có biện pháp đọc kể cho làm sao hấp dẫn trẻ, phát huy tính tích cực củatrẻ, phát huy trí tưởng tượng của trẻ" (Cô giáo Hoàng Thu Hương lớp mẫu giáoC4 - trường mầm non Sam Mứn - Điện Biên)

"Biết tác phẩm ở thể loại truyện nhằm mục đích hiểu sâu hơn ý nghĩa, giátrị tác phẩm để truyền đạt lại cho trẻ một cách đúng đắn nhất gắn với cuộc sốnggần gũi của trẻ" (Cô giáo Nguyễn Thị Hường lớp mẫu giáo B7 trường Mầm nonSam Mứn - Điện Biên

"Vì muốn cho trẻ làm quen với các thể loại truyện cho nên trước khi dạytrẻ tôi thường xuyên xem tác phẩm đó thuộc thể loại truyện gì? (Cô giáo NguyễnThu Hằng trường số 2 Sam Mứn - Điện Biên)

Ngày đăng: 23/03/2019, 07:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Tâm lý học Trẻ em- GS. TS Ngô Công Hoàn. NXB Đại học s phạm Hà Nội- 1995 Khác
2- Giáo dục mầm non- T2 & 3- Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Hòa- NXB Đại học quốc gia Hà Nội-1997 Khác
3- Đọc và kể truyện văn học ở vờn trẻ- M.K. Bogohupxkaia, V.Vseptsenko.NXB Giáo dục 1976 Khác
4- Tiếng Việt- Văn học và phơng pháp giáo dục- T1 & 2 NXB Giáo dục 1988 Khác
5- Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ- Nguyễn Thu Thủy. NXB Giáo dục Khác
6- Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn-PGS. TS Hà Nguyễn Kim Giang NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
7- Giáo dục mầm non- Những vấn đề lý luận và thực tiễn- PGS. TS Nguyễn ánh Tuyết- NXB Đại học s phạm Hà Nội- 2003 Khác
8- Văn học trẻ em- TS Lã Thị Bắc Lý- NXB Đại học s phạm Hà Néi-2005 Khác
11- Tổ chc hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hớng tích hợp- NXB Giáo dục- 2007 Khác
12-hơng pháp đọc diễn cảm- PGS. TS Hà Nguyễn Kim Giang- NXB Đại học s phạm Hà Nội-2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w