1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Tên ngành đào tạo: An toàn thông tin

34 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 417,1 KB

Nội dung

Học viện là trung tâm duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo về khoa học công nghệ mật mã và an toàn thông tin, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ đảm bảo bí

Trang 1

PHẦN 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 3

1.1 Giới thiệu sơ lược về cơ sở đào tạo 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 4

1.2 Đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT 4

1.2.1 Nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT 4

1.2.2 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của quốc gia 7

1.3 Giới thiệu rõ về đơn vị chuyên môn sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành đăng ký đào tạo 7

1.3.1 Chức năng nhiệm vụ 7

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên 8

1 3.3 Sản phẩm đào tạo 9

1.3.4 Nghiên cứu khoa học 9

1.4 Lý do đề nghị mở ngành đào tạo trình tiến sĩ 10

1.4.1 Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin có trình độ cao trong thời kỳ hiện nay 10

1.4.2 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và năng lực đào tạo an toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã 10

1.4.3 Xuất phát từ sự chuẩn bị về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Học viện Kỹ thuật mật mã 11

PHẦN 2 NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO 13

2.1 Khái quát chung về quá trình đào tạo 13

2.1.1 Các ngành, trình độ, quy mô và hình thức đang đào tạo 13

2 1.2 Số khóa và số sinh viên của ngành đăng ký đào tạo đã tốt nghiệp trình độ kỹ sư, thạc sĩ 13

2.1.3 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong 2 năm gần nhất của ngành đăng ký đào tạo 14

2.2 Đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu 14

2.2.1 Đội ngũ giảng viên cơ hữu 14

2.2.2 Đội ngũ giảng viên đứng tên mở ngành đào tạo 14

2.2.3 Đội ngũ cán bộ thỉnh giảng 14

2.2.4 Danh sách cán bộ quản lý phụ trách ngành đào tạo 14

2.3 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 15

2.3.1 Phòng học, giảng đường 15

Trang 2

2.3.3 Thư viện, giáo trình, sách nghiên cứu, tài liệu tham khảo 17

2.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học 21

2.5 Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học 21

PHẦN 3 CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO 23

3.1 Chương trình đào tạo 23

3.1.1 Các thông tin chung về chương trình đào tạo 23

3.1.2 Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo 23

3.1.3 Tóm tắt chương trình đào tạo 24

3.2 Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo 27

3.2.1 Kế hoạch tuyển sinh 27

3.2.2 Kế hoạch đào tạo 32

3.2.3 Kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo 33

Trang 3

ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Tên ngành đào tạo: An toàn thông tin

Mã số: 9.48.02.02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Kỹ thuật mật mã

PHẦN 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.1 Giới thiệu sơ lược về cơ sở đào tạo

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Học viện Kỹ thuật mật mã thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ tiền thân là Trường Cán

bộ Cơ yếu Trung ương, được thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1976 Năm 1985 được chuyển thành trường Đại học Kỹ thuật mật mã Năm 1995, Học viện Kỹ thuật mật mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường đại học Kỹ thuật mật mã và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật mật mã Học viện là trung tâm duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo về khoa học công nghệ mật mã và an toàn thông tin, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, Ngoại giao Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, lập được nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học Đối với chuyên ngành Kỹ thuật mật mã, Học viện bắt đầu đào tạo từ năm 1986 với các trình độ:

kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ Học viện cũng đã nghiên cứu nhiều đề tài khoa học các cấp đạt chất lượng cao; nhiều cán bộ của Học viện được tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, cùng một số tập thể, cá nhân được tặng các phần thưởng cao quý khác Ngoài ra, Học viện cũng đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ

Cơ yếu Lào, Campuchia và Cuba Bên cạnh đó, Học viện tổ chức nghiên cứu, sản xuất

và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ mật mã cho Ngành và các sản phẩm an toàn, bảo mật thông tin cho khu vực kinh tế xã hội

Ngoài chuyên ngành Kỹ thuật mật mã, Học viện cũng đào tạo các chuyên ngành

An toàn thông tin, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế xã hội phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước Hiện nay, Học viện đang có hai cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với trên 4.000 học viên, sinh viên Từ năm 2012, trước nhu cầu cấp thiết về đào tạo đại học chính quy tại địa bàn phía Nam, Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo Học viện Kỹ thuật mật mã tập trung các nguồn lực phát triển cơ

sở đào tạo phía Nam trở thành một cơ sở đào tạo đại học chính quy, có đầy đủ tư cách pháp nhân và điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới Trải qua nhiều khó khăn, thách thức, ngày 10/5/2017,

Trang 4

Học viện đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số BGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã tại TP Hồ Chí Minh Đối với ngành ATTT, Học viện đã có 14 năm kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành này (từ năm 2004), có 10 khóa với tổng cộng khoảng 1800 sinh viên đã tốt nghiệp Gần 85% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành, tập trung nhiều vào các cơ quan trọng yếu về an toàn an ninh thông tin, các tập đoàn lớn như: Tổng cục

1616/QĐ-5 Bộ CA, Cục ATTT – Bộ TTTT, Trung tâm VNCERT, VNISA, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn CMC, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Samsung Việt Nam, Công ty Misoft, Công ty Mi2, Công ty VNCS, Trong đó, có nhiều sinh viên được các công ty tuyển dụng khi còn chưa tốt nghiệp Ngoài các loại hình đào tạo chính quy, Học viện cũng đào tạo Văn bằng 2 ngành ATTT từ năm 2013, trong đó 01 khóa đã tốt nghiệp

Năm 2014, Quyết định 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định Học viện Kỹ thuật mật mã là một trong 8 cơ sở trọng điểm đào tạo ATTT trong cả nước Học viện cũng được Ban Cơ yếu Chính phủ tin tưởng, giao cho việc tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về ATTT trong khuôn khổ Đề án 99 cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên

cơ yếu trong cả nước

Từ năm 2014, Học viện đã thực hiện đào tạo thạc sĩ ATTT định hướng theo hai chuyên ngành hẹp là Quản lý an toàn thông tin và Kỹ thuật an toàn thông tin Cho đến nay đã đào tạo được 05 khóa, trong đó 02 khóa đã tốt nghiệp với số lượng 100 thạc sĩ ATTT

Học viện Kỹ thuật mật mã là đối tác của các hãng Microsoft, Cisco trong đào tạo các chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin và an toàn thông tin như: MCITP, CCNA, CCNA Security, CCNP, CEH,… Học viện cũng đã tổ chức nhiều khóa học chuyên sâu

về Giám sát an ninh mạng, Phân tích mã độc,… theo đề nghị hợp tác của các cơ quan,

tổ chức Trong những năm qua, các chương trình đào tạo ngắn hạn, chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực mạng máy tính và an toàn an ninh thông tin được triển khai hiệu quả

1.1.2 Cơ cấu tổ chức

Học viện Kỹ thuật mật mã là tổ chức sự nghiệp thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, có chức năng nhiệm vụ theo quyết định của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ

1.2 Đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT

1.2.1 Nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ tiến sĩ của ngành ATTT

Để có thể đối phó với các thách thức về an toàn, an ninh thông tin thì nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của các quốc gia trong lĩnh vực ATTT là rất lớn Bộ Tư lệnh không gian mạng của Mỹ đã thành lập đơn vị Đặc nhiệm mạng và lên

kế hoạch tuyển dụng hàng chục nghìn chiến binh an ninh mạng trước năm 2016 Nhiều

Trang 5

cường quốc khác trên thế giới như: Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp… cũng đã thực hiện tuyển dụng và đào tạo hàng nghìn chiến binh an ninh mạng

Ở Việt Nam, Chính phủ đã và đang đưa ra các giải pháp cho vấn đề an toàn, an ninh mạng đang cấp bách hiện nay Nhiều tổ chức mới đã được thành lập như: Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng, Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng thuộc Ban Cơ yếu chính phủ Luật an toàn thông tin mạng bắt đầu có hiệu lực từ giữa năm 2016 Đặc biệt là Đề án 99 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2014, đã thực hiện khảo sát và xác định đến năm 2020 sẽ đào tạo được khoảng 3000 chuyên gia an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao

Đối với bất kỳ quốc gia nào thì nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ của chuyên ngành ATTT đóng vai trò không thể thiếu không chỉ trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển các sản phẩm về ATTT mà còn đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu ứng dụng và phục vụ thực tiễn trong triển khai, tác nghiệp, điều hành quản lý trong lĩnh vực ATTT

Ở Việt Nam hiện tại chưa có cơ sở nào đào tạo tiến sĩ ATTT nên việc mở ngành này tại Học viện Kỹ thuật mật mã không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu phát triển của các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn thủ đô Hà Nội

mà còn cung cấp nguồn nhân lực cho cả nước, ước tính từ 300-500 cán bộ có trình độ tiến sĩ về ATTT Cụ thể:

- Hiện tại, theo thống kê của Cục ATTT – Bộ TT&TT cả nước có khoảng 12 cơ

sở giáo dục đào tạo ngành ATTT, có thành lập Bộ môn hoặc Khoa ATTT, mỗi cơ sở cần 5-10 giảng viên chuyên ngành ATTT, tổng cổng tối thiếu cần khoảng 60 cán bộ có trình độ tiến sĩ ATTT Cả nước có khoảng 250 trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành CNTT, mỗi trường cần cần ít nhất 1-3 giảng viên giảng dạy các môn học

- Các đơn vị chuyên trách của các bộ/ban/ngành như: Ban Cơ yếu chính phủ, Cục ATTT - Bộ TT&TT, Cục An ninh mạng/ Bộ CA, Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng/ Bộ QP, Trung tâm CNTT&GSANM/Ban Cơ yếu Chính phủ đều có nhu cầu chuyên gia trình độ tiến sĩ về ATTT để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu Ngoài ra Cục ATTT - Bộ TT&TT có ngành dọc đến mỗi tỉnh thành, trong đó có 63 phòng hoặc bộ phận ATTT thuộc các Sở TT&TT của các tỉnh

- Nhiều doanh nghiệp lớn về Công nghệ thông tin, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ATTT, các viện nghiên cứu trong nước như: Tâp đoàn Viettel, Tập đoàn Samsung, Viện CNTT-Viện Hàn lâm KH&CNVN,… cần các chuyên gia có trình độ tiến sĩ để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo mật và ATTT

Riêng thủ đô Hà Nội, nơi tập trung của khoảng 40 trường, cơ sở đào tạo, nghiên

Trang 6

cứu về CNTT, ATTT đặc biệt các Viện nghiên cứu, các đơn vị chuyên trách về ATTT, các cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT, các doanh nghiệp CNTT lớn, doanh nghiêp ATTT có nhu cầu rất lớn về chuyên gia ATTT trình độ tiến sĩ Cụ thể kết quả khảo sát

sơ bộ một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội như sau:

- Tổng hợp kết quả khảo sát

Tổng số người được khảo sát: 145 người đang làm việc tại một số cơ quan, tổ chức khác nhau trong lĩnh vực CNTT hoặc ATTT, cụ thể:

Số người được khảo sát

Số người có nhu cầu

Tỷ lệ có nhu cầu

- Danh sách các cơ quan, tổ chức được khảo sát

được khảo sát

2 Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND (T36) 10

Trang 7

16 Các doanh nghiệp và các trường ĐH khác 50

1.2.2 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của quốc gia

Một số văn bản của Nhà nước cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến chức năng và nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tào, quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin, như sau:

- Đề án 99 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014 đã xác định mục tiêu quan trong là: đến năm 2020, đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về ATANTT ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ Đồng thời Đề án cũng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo đại học mở chuyên ngành hoặc mở ngành đào tạo ATANTT; khuyến khích đăng ký dự thi

và theo học các ngành, chuyên ngành đào tạo về CNTT và ATANTT; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết về giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất để đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ATANTT trong nước

- Luật số 86/2015/QH13 của Quốc hội: Luật An toàn thông tin mạng ban hành ngày 19/11/2015, có hiệu lực ngày 01/07/2016

- Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

- Như vậy, tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tào, quản

lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn với nhu cầu nghiên cứu, đào tạo hoặc quản lý trong lĩnh vực này

1.3 Giới thiệu rõ về đơn vị chuyên môn sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành đăng ký đào tạo

Khoa An toàn thông tin thành lập ngày 19 tháng 8 năm 2004, là đơn vị thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã, được Học viện giao cho nhiệm vụ đào tạo ngành An toàn thông tin

1.3.1 Chức năng nhiệm vụ

Khoa An toàn thông tin thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã có chức năng giúp Giám đốc Học viện tổ chức thực hiện đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành An toàn thông tin; thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực an toàn thông tin Các nhiệm vụ và quyền hạn chính của Khoa như sau:

- Tổ chức thực hiện giảng dạy các chuyên ngành do Khoa đảm nhiệm

Trang 8

- Chủ trì, phối hợp xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu chuyên ngành ATTT

- Phối hợp với các tổ chức có liên quan để thực hiện đánh giá kết quả học tập của học viên, sinh viên

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giảng dạy, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học khác khi được phân công

- Phối hợp quản lý học viên, sinh viên trên giảng đường trong các học phần do Khoa đảm nhiệm; tham gia công tác đánh giá, phân loại học viên, sinh viên theo quy định

- Quản lý tài sản, các phòng thí nghiệm, thực hành được giao

- Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, giảng viên thuộc Khoa; xây dựng Khoa vững mạnh toàn diện

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Học viện giao

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên

Cơ cấu tổ chức Khoa bao gồm: Lãnh đạo Khoa, 04 bộ môn và các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về an ninh mạng cụ thể là:

- Lãnh đạo Khoa: Gồm 03 đồng chí:

 PGS TS Lương Thế Dũng, Chủ nhiệm khoa

 TS Hoàng Đức Thọ, Phó Chủ khoa phụ trách đào tạo sau đại học

 TS Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm khoa phụ trách đào tạo đại học

- Các bộ môn gồm:

 Bộ môn Khoa học an toàn thông tin

 Bộ môn Công nghệ An toàn mạng

 Bộ môn An toàn Internet và giao dịch điện tử

 Bộ môn An toàn phần mềm

- Các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về an toàn thông tin gồm:

 Nhóm phân tích mã độc và tìm lỗi phần mềm

 Nhóm đánh giá, kiểm thử hệ thống

 Nhóm nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ATTT

 Nhóm mật mã ứng dụng trong đảm bảo an toàn thông tin

Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa là các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin, trong đó có những chuyên gia hàng đầu của cả nước về đảm bảo

an toàn thông tin bằng mật mã: TS Lại Minh Tuấn, PSG TS Nguyễn Hiếu Minh, PGS.TSKH Nguyễn Văn Lợi, TS Phạm Văn Hưởng, TS Bùi Đức Trình, TS Hoàng

Trang 9

Văn Quân, TS Đỗ Quang Trung, TS Nguyễn Ngọc Cương, PGS.TS Lương Thế Dũng, TS Nguyễn Tuấn Anh, TS Hoàng Đức Thọ, TS Nguyễn Chung Tiến, TS Hoàng Văn Thức, TS Nguyễn Quốc Toàn, TS Nguyễn Nam Hải, TS Nguyễn Đức Công

1 3.3 Sản phẩm đào tạo

- Khoa ATT đang đào tạo 02 chương trình kỹ sư:

 Kỹ sư An toàn thông tin, trung bình 400 sinh viên/khóa

 Kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành Kỹ nghệ An toàn mạng, trung bình 30 sinh viên/khóa

- Khoa cũng đang đào tạo trình độ thạc sĩ An toàn thông tin với 2 chuyên ngành hẹp:

 Quản lý an toàn thông tin (25 học viên/ năm)

 Kỹ thuật an toàn thông tin (25 học viên/năm)

- Bên cạnh các chương trình đào tạo chính quy Khoa cũng đào tạo nhiều khóa chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin và an toàn thông tin như: MCITP, CCNA, CCNA Security, CCNP, CEH,… Khoa cũng đã tổ chức nhiều khóa học chuyên sâu về Giám sát an ninh mạng, Phân tích mã độc,… theo đề nghị hợp tác của các cơ quan, tổ chức

1.3.4 Nghiên cứu khoa học

Cùng với công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng Hàng năm nhiều cán bộ trong Khoa có các bài báo đăng trên tạp chí trong nước

có uy tín Nhiều nhóm nghiên cứu có các đề tài cấp Cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước

Cụ thể:

- Các cán bộ của Khoa đã chủ trì 21 đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành

An toàn thông tin thuộc các cấp khác nhau:

- Biên soạn 22 giáo trình kỹ sư và 06 giáo trình thạc sĩ An toàn thông tin

Bên cạnh đó Khoa cũng phối hợp với các cơ sở đào tạo khác tổ chức nhiều hội thảo khoa học về ATTT, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ban Cơ yếu để thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp thực tế như: phân tích mã độc, đánh giá ATTT,…

Trang 10

1.4 Lý do đề nghị mở ngành đào tạo trình tiến sĩ

Học viện Kỹ thuật mật mã xin mở ngành đào tạo tiến sĩ An toàn thông tin với những lý do sau:

1.4.1 Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin có trình độ cao trong thời kỳ hiện nay

Trong một vài năm trở lại đây, các hình thức tấn công mạng ngày càng đa dạng

và phức tạp đặc biệt các tội phạm có tổ chức, các tấn công có hệ thống nhắm vào các hạ tầng trọng yếu của các quốc gia trên thế giới cho thấy sự phát triển của các cuộc tấn công mạng đã dịch chuyển từ các cá nhân tự phát sang các tổ chức chuyên nghiệp có chủ đích và có sự tham gia của nhiều tổ chức an ninh quốc phòng của các chính phủ ở một số quốc gia Bởi vậy các cường quốc trên thế giới, cũng đã thành lập các đơn vị quân đội để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến bảo vệ không gian mạng, thậm chí thực hiện các cuộc tấn công lên mạng đối phương Việc duy trì và đảm bảo hoạt động tác nghiệp an ninh mạng yêu cầu sự hỗ trợ từ nhiều công nghệ tiên tiến với những khả năng khác nhau Đặc biệt kết quả của các hoạt động tác nghiệp thường là kết quả của con người trực tiếp tạo ra trên không gian mạng Bởi vậy đã đặt ra một thách trong đào tạo chuyên gia an toàn thông tin có trình độ cao

Tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Hà Nội - trung tâm tế kinh tế, chính trị và khoa học lớn nhất trong cả nước, nhiều tổ chức chuyên trách về an toàn thông tin được thành lập, các doanh nghiệp lớn về CNTT, ATTT đã bắt đầu tư vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm ATTT; đặc biệt là từ sau Đề án 99 của Chính phủ, sự tham gia của các trường đại học trong việc đào tạo an toàn thông tin đã đòi hỏi một nhu cầu rất lớn trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ bậc cao để thực hiện các hoạt động tác nghiệp chuyên sâu, nghiên cứu phát triển các giải pháp và phục vụ đào tạo an toàn thông tin như đã trình bày trong Mục 1.2

Về Ngành Cơ yếu Việt Nam: Sự ra đời của Luật cơ yếu, Luật tổ chức chính phủ

và Luật an toàn thông tin mạng đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Cơ yếu là giám sát an toàn thông tin cho các mạng trọng yếu của Đảng và Nhà nước Bởi vậy việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT có trình độ cao cho Ngành Cơ yếu đang là vấn đề hết sức cấp thiết

1.4.2 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và năng lực đào tạo an toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã

Học viện Kỹ thuật mật mã là trường đại học đầu tiên và là một trong 8 trường đại học trong cả nước được Chính phủ xác định là cơ sở trọng điểm đào tạo ATTT Trải qua quá trình 14 năm (từ năm 2004) đào tạo an toàn thông tin, Học viện đã cung cấp cho xã hội gần 1800 kỹ sư ATTT và 100 thạc sĩ ATTT, hầu hết các kỹ sư, thạc sĩ do Học viện đào tạo ra đã có việc làm đúng chuyên ngành, nhiều người trong số đó đang

Trang 11

giữ các trọng trách quan trọng tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp lớn trong cả nước Điều này khẳng định uy tín về chất lượng đào tạo bậc đại học và cao học ngành ATTT tại Học viện Kỹ thuật mật mã

Học viện KTMM là đơn vị duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo về khoa học công nghệ mật mã và ATTT, cung cấp nguồn nhân lực phục

vụ nhiệm vụ đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, Ngoại giao Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, lập được nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin Học viện đã có kinh nghiệm nhiều năm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật mật mã, trong đó có 14 khoá thạc sĩ với khoảng 300 thạc sĩ đã ra trường và 04 khóa tiến

sĩ Điều này khẳng định Học viện có đủ kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý đào tào sau đại học trong lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin

Học viện Kỹ thuật mật mã có đội ngũ có đội ngũ giảng viên trình độ cao phục vụ công tác đào tạo tiến sĩ ngành ATTT Hiện tại nhà trường có đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 04 PGS, 11 tiến sĩ ngành đúng và ngành gần với ngành ATTT (trong đó hiện có nhiều thạc sĩ đang là nghiên cứu sinh trong và ngoài nước) Học viện còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng trình độ cao là các nhà khoa học, giảng viên đúng chuyên ngành đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ và các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước cùng hợp tác tham gia giảng dạy cho Học viện

1.4.3 Xuất phát từ sự chuẩn bị về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Học viện Kỹ thuật mật mã

Về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm thực hành phục vụ công tác đào tạo, Học viện đã xây dựng nhiều phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại khác nhau, trong đó có 10 phòng thực hành phục vụ cho các chương trình đào tạo đại học và sau đại học ngành ATTT Ngoài ra Học viện cũng đã đầu tư một số hệ thống nghiên cứu tác nghiệp để sử dụng phục vụ cho công tác đào tạo các chuyên gia ATTT và nghiên cứu theo các

chuyên đề chuyên sâu như: Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng, Hệ thống phân

tích mã độc, Hệ thống đánh giá an toàn thông tin Học viện đã đưa các hệ thống tác

nghiệp này vào quy trình đào tạo chuyên gia ATTT, cũng như phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Cơ yếu để thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể như đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống mạng CNTT của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và

Bộ Quốc phòng, phân tích mã độc, xử lý ứng phó các sự cố an toàn thông tin

Về nghiên cứu khoa học, Học viện đã nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ đạt chất lượng cao; Nhiều cán bộ của Học viện được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, cùng một số tập thể, cá nhân được tặng các phần

Trang 12

thưởng cao quý khác Nhiều công trình đã được đưa vào ứng dụng phục vụ nhiệm vụ đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, Ngoại giao Hàng năm các giảng viên Học viện thực hiện trung bình khoảng 01 - 03 đề tại cấp bộ hoặc tương đương, khoảng 10 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin Hàng năm, các cán

bộ, giảng viên của Học viện cũng công bố hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin trên các tạp chí khoa học và hội nghị có

uy tín

Với những năng lực trên Học viện Kỹ thuật mật mã hoàn toàn có đủ khả năng để đào tạo tiến sĩ ngành ATTT với số lượng tuyển sinh khoảng 5 -7 nghiên cứu sinh/năm

Trang 13

PHẦN 2 NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

2.1 Khái quát chung về quá trình đào tạo

2.1.1 Các ngành, trình độ, quy mô và hình thức đang đào tạo

Hiện tại Học viện Kỹ thuật mật mã đang đào tạo các ngành: Kỹ thuật Điện tử - viễn thông, An toàn thông tin và Công nghệ thông tin, với các trình độ: trung cấp, đại học, cao học và tiến sĩ Cụ thể như sau:

- Các chương trình đào tạo kỹ sư hệ chính quy:

 Kỹ thuật mật mã (Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông): 30 học viên/năm

 An toàn thông tin (Ngành An toàn thông tin): 400 sinh viên/năm

 Kỹ thuật phần mềm nhúng và di động (Ngành Công nghệ thông tin): 200 sinh viên/năm

 Hệ thống nhúng và điều khiển tự động (Kỹ thuật Điện tử - viễn thông): 100 sinh viên/năm

- Các chương trình đào tạo sau đại học:

 Tiến sĩ Kỹ thuật mật mã: 5 nghiên cứu sinh/năm

 Thạc sĩ Kỹ thuật mật mã: 20 học viên/năm

 Thạc sĩ An toàn thông tin: 40 học viên/năm

- Các chương trình đào tạo khác:

 Đại học liên thông – Chuyên ngành Kỹ thuật mật mã

 Trung cấp – Chuyên ngành Kỹ thuật mật mã

 Các chương trình chứng chỉ quốc tế và ngắn hạn trong lĩnh vực an toàn và bảo mật thông tin

2 1.2 Số khóa và số sinh viên của ngành đăng ký đào tạo đã tốt nghiệp trình độ kỹ

sư, thạc sĩ

Với bề dày lịch sử 42 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo hàng nghìn kỹ sư, hàng trăm thạc sĩ; các thạc sĩ, kỹ sư, chuyên gia do Học viện đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn công việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Đối với ngành ATTT, Học viện là đơn vị đầu tiên trong cả nước đào tạo ngành này, đào tạo Kỹ

sư ATTT từ năm 2004 và đào tạo thạc sĩ ATTT từ năm 2014, với kết quả cụ thể như sau:

- Thạc sĩ ATTT: 05 khóa, 02 khóa với hơn 100 thạc sĩ đã tốt nghiệp

- Kỹ sư ATTT: 14 khóa, 10 khóa với gần 1.800 sinh viên đã tốt nghiệp

- Văn bằng 2 ngành ATTT: 01 khóa với 20 sinh viên đã tốt nghiệp

Trang 14

2.1.3 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong 2 năm gần nhất của ngành đăng ký đào tạo

Kỹ sư An toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã sau khi tốt nghiệp luôn được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đánh giá cao cả về phẩm chất chính trị và đạo đức cũng như năng lực chuyên môn Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm luôn ở mức cao Theo khảo sát đối với các khóa tốt nghiệp năm 2016 và 2017, tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt gần 95%, trong đó có hơn 80% có việc làm đúng ngành và gần ngành, tập trung nhiều vào các cơ quan trọng yếu về ATTT, các tập đoàn lớn như: Tổng cục 5 –

Bộ Công An, Cục ATTT – Bộ TTTT, Cục CNTT – Bộ QP, Trung tâm VNCERT, Ban

Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Viettel, Tập đoàn CMC, Samsung

2.2 Đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu

2.2.1 Đội ngũ giảng viên cơ hữu

Học viện Kỹ thuật mật mã có 04 PGS, 11 tiến sĩ chuyên ngành đúng và gần với ngành ATTT Đội ngũ cán bộ PGS, TS của Học viện có đầy đủ kinh nghiệm, trình độ

và năng lực tốt trong giảng dạy sau đại học và nghiên cứu khoa học

2.2.2 Đội ngũ giảng viên đứng tên mở ngành đào tạo

2.2.3 Đội ngũ cán bộ thỉnh giảng

Để đảm bảo giảng dạy đầy đủ các chuyên đề và hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện các đề tài nghiên cứu, Học viện Kỹ thuật mật mã mời các nhà khoa học, chuyên gia có

uy tín ở các cơ sở đào tạo, trung tâm, viện nghiên cứu v.v

2.2.4 Danh sách cán bộ quản lý phụ trách ngành đào tạo

2.2.5 Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu

Trang 15

2.3 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ

giảng dạy

Ghi chú Tên thiết

bị

Số lượng

Phục vụ học phần/ môn học

1 Hội trường/phòng học lớn

trên 200 chỗ 01 Máy chiếu 03

Học lý thuyết/hội thảo

2 Phòng học từ 100 – 200 chỗ 02 Máy chiếu 10 Học lý thuyết

3 Phòng học từ 50 – 100 chỗ 26 Máy chiếu 26 Học lý thuyết

4 Phòng học dưới 50 chỗ 30 Máy chiếu 30 Học lý thuyết

5 Phòng học đa phương tiện 12

Đa phương tiện

Học lý thuyết

Máy tính;

Thiết bị và Phần mềm chuyên dụng

600

Thực hành, nghiên cứu chuyên sâu

Các phòng học và trang thiết bị dùng chung

Thiết bị dùng chung

Ampli+ loa 84 Học lý thuyết

2.3.2 Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ đào tạo

hiệu, mục đích sử dụng

Nước sản xuất, năm sản xuất

Số lượng

Tên học phần sử dụng thiết bị

Ghi chú

nối với các phòng thực hành, bao gồm: các thiết bị, công cụ, phần mềm an ninh mạng và 01 hệ thống ảo hóa được cài đặt trên 06 Blade Server, 02 máy chủ cấu hình cao Cụ thể như dươi đây:

Công cụ thu thập, lưu trữ, tìm Mỹ, 2016 1

Trang 16

kiếm phân tích dữ liệu mạng - An toàn hệ thống

thông tin nâng cao

Bộ công cụ nghiên cứu phát

hiện xâm nhập trái phép và các

tấn công chưa biết

Công cụ phân tích an toàn ứng

dụng theo phương pháp kiểm

Hệ thống phần mềm phục vụ

phân tích mã độc cho chuyên

gia

Bộ công cụ nhiều

Trang 17

II Các phòng thực hành (06 phòng), mỗi phòng bao gồm các trang thiết bị sau:

- 01 máy chiếu chuyên dụng

- Từ 25 tới 30 máy tính ( Desktop hoặc xách tay) + bàn để máy tính chuyên dụng

- Các máy tính được kết nối bằng UTP CAT5e thông qua thiết bị Switch Cisco

- Mỗi máy tính được cài đặt các công cụ phần mềm như: Phần mềm phân tích mã độc, phần mềm đánh giá điểm yếu, công cụ tấn công mạng máy tính, các phần mềm lập trình mạng,

Cụ thể có thể chia thành các phòng thực hành như dưới đây:

2.3.3 Thư viện, giáo trình, sách nghiên cứu, tài liệu tham khảo

Năm xuất bản

Số lượng bản sách

5 Phương pháp nghiên

cứu khoa học trong ATTT

Ngày đăng: 23/03/2019, 00:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w