Ngày 07122007 tàu chở dầu Hồng Kong HEBEI SPIRIT đã đâm phải một sà lan ở ngoài khơi bờ biển phía Tây của Hàn Quốc ( ở địa điểm 8km ngoài khơi bờ biển vùng Mallipo ,cách Seoul Khoảng 90km về phía tây nam ) khiến hơn 10.000 tấn dầu bị tràn ra biển. Bằng kiến thức đã học Anh ,chị hãy : 1,Xác định cơ sở pháp lý đối với bồi thường thiệt hại 2,Xác định các thiệt hại và mức bồi thường 3,Nêu quy trình đòi bồi thường
Trang 1Tình huống:
Vào khoảng 7h30 ngày 7/12/2007, tàu Hebei Spirit mang quốc tịchHongkong chở theo 66.000 thùng dầu thô, khi đi qua vùng biển phía Tây HànQuốc, đã va chạm với một sà lan thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng Samsungđược kéo bởi 1 một tàu lai Nguyên nhân của vụ việc được xác định là do thờitiết xấu, khoảng cách an toàn giữa hai tàu không được đảm bảo, dù trước khi vụ
va chạm xảy ra khoảng 2 giờ đồng hồ, Văn phòng địa phương của Bộ Hàng hải
và Ngưu nghiệp Hàn Quốc đã 2 lần cảnh báo thuyền trưởng của sà lan rằng họđang ở quá gần Hebei Spirit nhưng không thành công Trước khi va chạm vớiHebei Spirit, chiếc sà lan đã bị đứt ra khỏi tàu lai và trôi tự do
Hậu quả của vụ việc là siêu tàu chở dầu Hebei Spirit bị thủng khiến chokhoảng hơn 10.000 tấn dầu bị tràn ra biển Đây là vụ tai nạn làm tràn dầu trênbiển lớn nhất từ trước đến nay tại Hàn Quốc
Bên cạnh đó, biển và đại dương cung cấp lượng hơi nước vô tận cho tầngkhí quyển, giúp tạo ra hơi nước -> mây -> mưa, giúp duy trì cuộc sống của conngười cũng như tất cả các loại sinh, thực vật trên Trái Đất Ngoài ra, còn là khotài nguyên vô tận vớ rất nhiều loài động và thực vật, cung cấp một lượng lớnkhoáng sản, đặc biệt là dầu khí
Trang 2Chưa hết, biển và đại dương cũng là nơi mà con người dùng đễ khai thác đểnghỉ dưỡng và du lịch vô cùng hấp dẫn, thu hút được đông đảo khách du lịch.
Có thể thấy biển có vai trò rất quan trọng đối với con người và đối với sựphát triển kinh tế Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm biển hiện nay rất đáng báođộng
Hàng năm, có khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển bao gồm đất, cát,rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ… Bên cạnh đó là hiện tượng rò rỉ dầu,
sự cố tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trênbiển
Khi tìm hiểu rõ hơn thực trạng ô môi trường biển, ta thấy được một số dữkiện đáng buồn như sau:
Trang 3- Có hơn 1 triệu chim biển, hơn 100 nghìn loài thú và rùa biển bị chết dovướng, nghẹt thở bởi các loại rác thải nhựa.
- Hơn 60% rạn san hô đang bị đe doạ bởi việc ô nhiễm
- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xóimòn với tốc độ là 1m/năm
2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu
- Xác định cơ sở pháp lý đối với bồi thường thiệt hại trong sự cố tràn dầu rabiển của tàu Hebei Spirit
- Xác định mức thiệt hại, mức bồi thường, cũng như quy trình đòi bồithường của sự cố tài Hebei Spirit
- So sánh, đối chiếu giữa các quy định của các Công ước, quy định của cácnước có liên quan đến vụ việc trên trong lĩnh vực hàng hải quốc tế
- Đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam khi áp dụng vào giải quyết vụviệc
3 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập số liệu
Dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệunghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết
b) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt,
những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện
và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thôngtin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt,những bộ
phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành mộtchỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc
c) Phương pháp phân tích và tồng kết kinh nghiệm
Xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút
ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn
Cụ thể, ở đây: Phát hiện các sự kiện điển hình, các sự kiện này có ảnhhưởng lớn đối với cuộc sống và hoạt động thực tiễn; Phân tích từng mặt của sự
Trang 4kiện, những nguyên nhân, hoàn cảnh xuất hiện,diễn biến sự kiện theo trình tựlịch sử.
NỘI DUNG
Chương I: Quy định của pháp luật quốc tế, của các nước liên quan
về giải quyết vụ việc và thực tiễn giải quyết vụ việc.
1.1 Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết vụ việc
1.1.1 Cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại
Để giải quyết vấn đề trên, trước tiên phải căn cứ vào các quy định của điềuước quốc tế Trong hệ thống các điều ước quan trọng nhất về ô nhiễm dầu trênbiển, đáng chú ý nhất là tập hợp các văn kiện do Liên Hiệp Quốc và Tổ chứcHàng hải quốc tế ban hành:
- Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982, phần XII của Công ướcnày quy định về Bảo vệ môi trường biển bao gồm các quyền và nghĩa vụcủa Quốc gia thành viên trong bảo về môi trường biển Đây là căn cứ quantrọng để cụ thể hóa trong các điều ước khác
- Các điều ước về trách nhiệm pháp lý và bồi thường
Trong số này phải kể đến Công ước Quốc tế về Trách nhiệm Dân sự đối vớithiệt hại từ ô nhiễm dầu (CLC 1969); Công ước về giới hạn trách nhiệm đối vớicác khiếu nại hàng hải (LLMC 1976); Công ước Thành lập Qũy Quốc tế Bồithường thiệt hại từ Ô nhiễm dầu (FUND 1971); Công ước Quốc tế về tráchnhiệm pháp lý và Bồi thường thiệt hại liên quan tới việc vận chuyển chất độc hạibằng đường biển (HNS1996); Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự đối vớithiệt hại từ ô nhiễm dầu trong hầm chứa nhiên liệu gây ra (BUNKERS 2001 )…Hiện nay, chế độ bồi thường quốc tế hai Công ước: Công ước Quốc tế vềtrách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992 ) và Côngước Quốc tế về thành lập Quỹ Quốc tế về Bồi thường thiệt hại Ô nhiễm dầu 1992( Công ước Quỹ 1992) cùng với Nghị định thư năm 2003 cho Công ước Quỹ
1992 ( Nghị định thư Quỹ bổ sung) Đây là những công ước cơ bản xác định cơ
Trang 5chế pháp lý quốc tế đối với ô nhiễm môi trường biển do tàu gây ra, với nhữngđiều khoản bồi thường thiệt hại gắn với thương mại và bảo hiểm Quan trọngnhất các công ước này đưa ra chuẩn mực chung về trách nhiệm tham gia bảohiểm bắt buộc của chủ tàu, mức trần trách nhiệm, thời hiệu khiếu nại, khoản bồithường bổ sung trong trường hợp mức bảo đảm của Công ước CLC không đủ vàviệc thành lập Qũy Quốc tế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu để quản lý hệthống bồi thường Mục tiêu của các công ước nêu ra là bảo đảm sự đền bù thỏađáng cho những đối tượng bị ô nhiễm dầu từ tàu
Ngoài hai cơ sở pháp lý trên, bồi thường còn được căn cứ theo hai cơ sởnữa là: Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầunhiên liệu (BUNKERS 2001 ) áp dụng cho việc đổ tràn dầu từ nhiều loại tàu,một lần nữa nhấn mạnh tới giới hạn trách nhiệm của chủ tàu và được hãng bảohiểm của tàu trả Và Công ước về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại liên quanđến vận chuyển chất độc hại và nguy hiểm bằng đường biển 1996 ( HNS 1996)
áp dụng với những loại dầu gây nguy hại như: dầu hydrocarbon không bền, dầuthực vật, hóa chất…
1.1.2 Xác định thiệt hại, mức bồi thường.
a) Xác định thiệt hại
Các thiệt hại được xác định bao gồm:
(1) Thiệt hại về tài sản: Đây là những tổn thất cụ thể về tài sản mà chủ tàu phảichịu đó là lượng hàng hóa, bị thiệt hại, tổn thất về phương tiện
(2) Thiệt hại về kinh tế: là những tổn thất liên quan đến hoạt động kinh tế bịảnh hưởng bởi sự cố do tràn dầu gây ra Nó có thể là những tổn thất về thunhập của người sở hữu tài sản bị thiệt hại hoặc tổn thất kinh tế những vùnglân cận bị ảnh hưởng bởi sự cố, hay những chi phí bỏ ra cho những biệnpháp hợp lý để ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tổn thất kinh tế
(3) Thiệt hại về môi trường: những tổn thất cụ thể liên quan đến môi trườngbiển, sinh vật biển và hệ sinh thái
(4) Các biện pháp làm sạch và phòng ngừa: là những chi phí phục vụ cho hoạtđộng xử lý làm sạch và các biện pháp mang tính chất phòng ngừa ô nhiễm
Trang 6(5) Việc sử dụng chuyên gia tư vấn: đây là tổn thất được tính dựa trên việc bênthưa kiện muốn dùng đến chuyên gia tư vấn trong việc hỗ trợ họ trong việctrình bày các yêu cầu bồi thường.
b) Mức bồi thường
Công ước trách nhiệm dân sự 1992 quy định giới hạn trách nhiệm của chủtàu như sau: vào lúc xảy ra hoặc vào lúc biến cố dầu đầu tiên xảy ra của sự cốbao gồm một loạt các biến cố, chủ tàu sẽ phải chịu trách nhiệm về bất cứ mộtthiệt hại nào do ô nhiễm gây ra từ việc thoát dầu hoặc do xả dầu từ tàu biển và lànguyên nhân của sự cố đó
Kể từ ngày 01/11/2003, mức giới hạn trách nhiệm pháp lý tăng lên 50.37%;theo đó, chủ tàu được quyền giới hạn trách nhiệm đối với bất cứ một sự cố nào ởmức tính gộp như sau:
- Đối với tàu từ 5.000 GT trọng tải trở xuống là 4.510.000 quyền rút tiềnđặc biệt (7 triệu USD);
- Đối với tàu có trọng tải từ 5.000 GT đến 140.000 GT thì mỗi đơn vị tấntrọng tải gia tăng sẽ được tính là 631 đơn vị tính toán cộng thêm vàokhoản tiền được quy định đối với tàu từ 5.000 GT trọng tải trở xuống (976USD);
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng cộng khoản tính gộp đó không đượcvượt quá 89.770.000 đơn vị tính toán (139 triệu USD)
Công ước trách nhiệm dân sự 1992 quy định chủ tàu đăng ký tại một quốcgia thành viên tham gia chuyên trở trên 2.000 tấn dầu theo hàng rời bắt buộc phảimua bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính
Tuy nhiên, chủ tàu sẽ không bị ràng buộc trách nhiệm về thiệt hại ô nhiễmnếu chứng minh những thiệt hại đó là:
(1) Do hậu quả của chiến tranh, hành động thù địch, nội chiến, bạo động hoặc
do các hiện tượng thiên nhiên bất thường, không tránh khỏi và khôngcưỡng lại được
Trang 7(2) Hoàn toàn do một hành động hoặc không hành động cố ý từ bên thứ bagây ra thiệt hại đó
(3) Hoàn toàn là do sự bất cẩn hoặc hành động sai do bất kỳ một Chính phủhoặc do cơ quan chuyên trách bảo dưỡng đèn hiệu hoặc các thiết bị trợgiúp hàng hải gây ra trong khi thực hiện chức năng đó
Công ước quỹ 1992 quy định không vượt quá 135 triệu đơn vị tính toán(209 triệu USD), bao gồm tổng số thực trả của chủ tàu (hoặc người bảo hiểm)theo Công ước trách nhiệm dân sự 1992
Nghị định thư năm 2003 quy định số tiền bồi thường mà Quỹ bổ sung cóthể chi trả theo qui định đối với thiệt hại ô nhiễm là 750 triệu đơn vị tính toán(1.159,8 triệu USD), bao gồm tổng số thực trả của chủ tàu (hoặc người bảohiểm) Theo Công ước trách nhiệm dân sự năm 1992 mức giới hạn trách nhiệmpháp lý là 203 triệu đơn vị tính toán (313.9 triệu USD)
1.1.3 Quy trình đòi bồi thường thiệt hại trong các công ước
a) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992)
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm
dầu 1992 (CLC 1992) đã bước đầu xây dựng được một quy trình đòi bồi thường
thiệt hại khi có sự cố ô nhiễm dầu xảy ra theo các bước như sau:
Bước 1: Thu thập chứng cứ và đánh giá thiệt hại.
Trong Công ước CLC 1992 không quy định rõ chủ thể tiến hành thu thậpchứng cứ và đánh giá thiệt hại Tuy nhiên trên thực tế, khi các chủ tàu tham giabảo hiểm hay bảo đảm tài chính thì cơ quan bảo hiểm là bên có thẩm quyền đánhgiá thiệt hại và trên cơ sở đó để chi trả bồi thường cho bên khiếu nại Công ướcquy định về những thiệt hại do ô nhiễm được bồi thường, cụ thể:
- Tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra bên ngoài tàu do sự xâm nhiễm từ việc rò rỉdầu hoặc thải dầu từ tàu, bất kể là ở địa điểm nào xảy ra sự cố rò rỉ hoặcthải dầu đó, với điều kiện là việc đền bù do môi trường bị ảnh hưởng ngoàinhững tổn thất về lợi tức ảnh hưởng đó sẽ được giới hạn tương đương ở
Trang 8mức chi phí thực tế bỏ ra cho các biện pháp hợp lý nhằm khôi phục môitrường đã hoặc sẽ được áp dụng
- Các chi phí để thực hiện những biện pháp phòng ngừa và những tổn thấthoặc thiệt hại phát sinh từ việc áp dụng biện pháp này (khoản 6, điều I,Công ước CLC 1992)
Bước 2: Kiện đòi bồi thường thiệt hại
(1) Quyền khiếu kiện đòi BTTH: Người bị thiệt hại có quyền thực hiện
quyền khiếu kiện đòi bồi thường (Cá nhân, tổ chức, hiệp hội, công ty, các
tổ chức tư nhân hay tổ chức công, bao gồm cả quốc gia và chính quyền địaphương)
(2) Bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Tổ chức/cá nhân có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại: chủ tàu gây thiệt hại (theo quy định tại khoản
1, Điều III, CLC 1992) Tuy nhiên chủ tàu sẽ không phải chịu trách nhiệmhoặc được miễn trừ trách nhiệm theo các điều kiện quy định tại khoản 2, 3Điều III, Công ước CLC 1992, cụ thể:
“2 Chủ tàu sẽ không bị ràng buộc trách nhiệm về thiệt hại ô nhiễm nếu chứng minh những thiệt hại đó là:
a) Do hậu quả của chiến tranh, hành động thù địch, nội chiến, bạo động hoặc
do các hiện tượng thiên nhiên có tính chất đặc biệt, không tránh khỏi và cưỡng lại được
b) Hoàn toàn do một hành động hoặc không hành động cố ý từ bên thứ ba gây thiệt hại đó, hoặc
c) Hoàn toàn là do sự bất cản hoặc hành động sai do bất kỳ một Chính phủ hoặc do cơ quan chuyên trách bảo dưỡng đèn hiệu hoặc các thiết bị trợ giúp hàng hải gây ra trong khi thực hiện chức năng đó
3 Nếu chủ tàu chứng minh được thiệt hại ô nhiễm một phần hoặc toàn bộ là
do một hành động hoặc không hành động có chủ ý gây ra thiệt hại của người gánh chịu thiệt hại hoặc là do sự bất cẩn của người đó thì chủ tàu có thể được miễn trừ mọt phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của mình đối với người đó”.
Trang 9Trong trường hợp chủ tàu duy trì bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính (khi tham gia chuyên trở trên 2000 tấn dầu theo hàng rời, chủ tàu buộc phải tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính), bên bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”
(3) Xác định phạm vi yêu cầu đòi bồi thường: Bên bị thiệt hại chỉ được bồi
thường theo phần giới hạn trách nhiệm của chủ tàu theo 3 mức như sau:
i Đối với những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở xuống thì mức giới hạntrách nhiệm là 4,51 triệu SDR, tương đương khoảng 5,78 triệu USD;
ii Đối với những tàu có trọng tải trên 5.000 tấn đến 140.000 tấn, thì cứ mỗiđơn vị trọng tải gia tăng sẽ được tính tăng thêm 631 SDR/GT (80 USD);iii Đối với những tàu có trọng tải trên 140.000 thì mức giới hạn là 89,77triệu SDR (11,5 triệu USD)
(4) Xác định phương thức giải quyết và cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Khi một sự cố gây ra thiệt hại ô nhiễm trong lãnh thổ kể cả vùng
lãnh hải hoặc một khu vực như nêu tại Điều 2, Công ước CLC 1992, củamột hoặc nhiều quốc gia thành viên hoặc khi mà các biện pháp phòngngừa đã được thực hiện nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại từ ônhiễm tại lãnh thổ đó, kể cả tại vùng lãnh hải và khu vực như vậy thì việckhiếu nại bồi thường chỉ có thể đưa ra Toà án của bất kỳ quốc gia hoặc cácquốc gia thành viên đó Bị đơn phải nhận được thông báo phù hợp về việckhiếu kiện đó (Điều IX, Công ước CLC 1992)
(5) Quy trình, thủ tục yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại:
- Bên nguyên đơn gửi khiếu kiện Nguyên đơn có thể gửi đơn khiếu kiện củamình đến Tòa án của một quốc gia thành viên công ước khi sự cố ô nhiễmdầu gây thiệt hại xảy ra tại lãnh thổ, lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tếcủa quốc gia đó (Điều IX.1)
- Bên bị đơn lập Quỹ bồi thường thiệt hại Để được giới hạn trách nhiệm thìchủ tàu phải lập một Quỹ với tổng số tiền tương ứng với mức giới hạntrách nhiệm của mình tại Toà án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền thuộcbất kỳ một quốc gia thành viên nào mà tại đó có khiếu kiện bồi thường
Trang 10hoặc nếu chưa có khiếu nại bồi thường, thì Quỹ đó được lập tại Toà ánhoặc tại cơ quan chức trách có thẩm quyền của trong các quốc gia thànhviên mà khiếu kiện bồi thường có thể được đưa ra xét xử (khoản 3, ĐiềuV)
- Trong trường hợp chủ tàu duy trì bảo hiểm hay bảo đảm tài chính thì phíabảo hiểm hay bảo đảm tài chính là bị đơn trong thủ tục tố tụng Bên bảohiểm hay bảo đảm tài chính cũng có quyền lập Quỹ giới hạn trách nhiệmnhư chủ tàu Trong trường hợp, dù chủ tàu không được hưởng quyền giớihạn trách nhiệm thì bên bảo hiểm hay bảo đảm tài chính vẫn được tự giớihạn trách nhiệm của mình Trong mọi trường hợp bị đơn có quyền yêu cầuchủ tàu cùng tham gia tố tụng (khoản 8, Điều VII)
(6) Quá trình tố tụng tại Tòa án:
- Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện tại Toà án là 3 năm kể từ khi xảy
ra thiệt hại Trong trường hợp sự cố xảy ra bao gồm một loạt các biến cốthì thời hiệu khởi kiện là 6 năm kể từ ngày biến cố đầu tiên xảy ra (ĐiềuVIII, công ước CLC 1992)
- Xác định Tòa án có thẩm quyền trong việc phân chia Quỹ Sau khi bị đơnthiết lập Quỹ thì Tòa án của quốc gia lập Quỹ đó sẽ là Tòa án duy nhất cóthẩm quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới phân chia Quỹ này(khoản 3, Điều IX, Công ước CLC 1992)
- Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Toà án chỉ được áp dụng cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời khi bị đơn không lập Quỹ sau khi thiệt hại xảy
ra như theo quy định tại điều V của Công ước Nếu chủ tàu đã lập Quỹ thì:(a) Người có khiếu nại không được thực hiện bất cứ quyền gì đối với cáctài sản khác của chủ tàu trong các khiếu nại như vậy và (b) Toà án hoặc cơquan chức trách có thẩm quyền của bất kỳ một quốc gia ký kết nào sẽ ralệnh giải phóng tàu hoặc bất cứ tài sản nào khác của chủ tàu mà trước đó
đã bị thu giữ để đảm bảo khiếu nại bồi thường và giải phóng bất cứ bảolãnh bằng tiền hay các bảo đảm khác được áp dụng (khoản 1, Điều VI)
- Công nhận và thi hành phán quyết của Toà án Bất kỳ phán quyết được Toà
án có thẩm quyền đưa ra có hiệu lực thi hành tại quốc gia nơi làm bản án
Trang 11mà không còn bị điều chỉnh bởi bất kỳ hình thức phúc thẩm nào thôngthường sẽ được công nhận tại quốc gia thành viên khác trừ khi: (a) phánquyết của Toà án có được do lừa đảo hoặc (b) bị đơn không nhận đượcthông báo phù hợp và không có cơ hội bình đẳng để bào chữa (Điều X).Những phán quyết này sẽ có hiệu lực thi hành tại mỗi quốc gia thành viênngay sau khi hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của quốc gia đó
b) Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế để bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (FUND 1992)
Quy trình đòi bồi thường thiệt hại theo FUND 1992 được tiến hành qua cácbước sau:
Bước 1: Bên bị thiệt hại đệ trình khiếu nại
Chủ thể tiến hành đòi bồi thường thiệt hại Bất cứ người nào phải chịu thiệthại trong một quốc gia thành viên của Công ước đều có quyền khiếu nại và tiếnhành đòi bồi thường thiệt hại (điều IV, Công ước FUND 1992) Nguyên đơn tiếnhành bồi thường thiệt hại có thể là cá nhân, tổ chức, hiệp hội, công ty, các tổchức tư nhân hay tổ chức công, bao gồm cả quốc gia và chính quyền địa phương.Nếu một nhóm nguyên đơn phải chịu những thiệt hại giống nhau, họ có thể tìmkiếm những điều kiện thuận lợi hơn để đệ trình các khiếu nại phối hợp với nhau(2008 claim manual, mục 2.1.2)
Bên bị thiệt hại đệ trình khiếu nại tới ai? Khi một thiệt hại xảy ra QuỹFUND 1992 phối hợp với bên bảo hiểm của chủ tàu, thường là Hiệp hội bảo đảm
và bảo hiểm hàng hải (P&I club) bảo hiểm cho trách nhiệm với bên thứ ba củachủ tàu, bao gồm cả trách nhiệm cho những thiệt hại do ô nhiễm dầu Khi một sự
cố xảy ra mà phát sinh một số lượng lớn các khiếu nại, Quỹ FUND 1992 và P&Iclub (Skuld Club) sẽ cùng nhau thiết lập một văn phòng khiếu nại địa phương đểcác khiếu nại có thể được xử lý một cách dễ dàng hơn Nguyên đơn sau đó nên
đệ trình các khiếu nại của họ tới văn phòng này (2008, claim manual, mục2.2.2) (Nguồn, Incidents involving the IOPC Funds October 2009, trang 36).Cách thức trình bày khiếu nại của nguyên đơn Khiếu nại nên được làm bằngvăn bản (kể cả telexfax hay thư điện tử) Nếu có thể thì P&I và/ hoặc FUND sẽcấp mẫu khiếu nại để trợ giúp các nguyên đơn trong việc trình bày khiếu nại
Trang 12Một khiếu nại cần phải được trình bày một cách rõ ràng và với những thông tinđầy đủ nhất Mỗi mục của khiếu nại phải được chứng minh bằng một hoá đơn,chứng từ hay những tài liệu được cung cấp có liên quan khác, chẳng hạn nhưgiấy tờ công việc, những tài liệu giải thích, các khoản tính toán và tranh ảnh.Nguyên đơn có nghĩa vụ đệ trình những bằng chứng đầy đủ để trợ giúp chonhững khiếu nại của mình.
Những nội dung trình bày trong khiếu nại của nguyên đơn Mỗi khiếu nạinên bao gồm những thông tin cơ bản sau đây:
i Tên và địa chỉ của nguyên đơn và bất cứ đại diện nào;
ii Xác định con tàu có liên quan trong sự cố
iii Ngày, nơi và các chi tiết đặc biệt của sự cố, nếu nguyên đơn biết, trừ khithông tin này có sẵn với Quỹ 1992
iv Loại thiệt hại ô nhiễm phải chịu;
v Khoản bồi thường yêu cầu
Khiếu nại nên được làm vào thời gian nào? Bên nguyên đơn nên gửi khiếunại của họ ngay khi có thể sau khi thiệt hại xảy ra Nếu một khiếu nại theo đúngnghi thức không thể được làm một cách nhanh nhất sau khi sự cố xảy ra thì Quỹ
1992 sẽ đánh giá và được thông báo ngay khi có thể về dự tính của bên nguyênđơn để trình bày khiếu nại vào thời gian sau Bên nguyên đơn sẽ cung cấp nhữngthông tin chi tiết trên khi có thể Bên nguyên đơn sẽ ước lượng tổn thất cácquuyền lợi của họ để bồi thường theo Công ước Quỹ 1992 trừ khi họ trao choToà án hành động chống lại Quỹ Fund trong vòng 3 năm kể từ ngày thiệt hại xảy
ra, hay làm một thông báo theo thủ tục tới Quỹ 1992 của một toà án chống lạichủ tàu hay bên bảo hiểm của chủ tàu trong vòng 3 năm
Bước 2: Đánh giá thiệt hại
Cơ quan có thẩm quyền đánh giá thiệt hại trong IOPC FUND 1992 Mặc dùCông ước FUND 1992 không có quy định cụ thể về chủ thể tiến hành đánh giáthiệt hại, song theo những tài liệu hướng dẫn của Quỹ FUND, các tổ chức có thểtham gia đánh giá thiệt hại bao gồm INTERTANKO, OGP, ICS, IOPCF, ITOPF,
Trang 13UNNEP, P&I club… Tuy nhiên, trên thực tế khi một sự cố xảy ra, Quỹ FUND
1992 hợp tác với bên bảo hiểm của chủ tàu, chỉ định ra các chuyên gia để chỉ đạoquá trình làm sạch, nghiên cứu, kiểm tra sự tương xứng về mặt kỹ thuật và tiếnhành sự đánh giá độc lập về những tổn thất và thiệt hại
Những loại thiệt hại được bồi thường và cách thức đánh giá thiệt hại theoIOPC FUND 1992 Công ước FUND 1992 quy định về những thiệt hại do ônhiễm được bồi thường tại khoản 2 Điều 1: “Tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra bênngoài tàu do sự xâm nhiễm từ việc rò rỉ dầu hoặc thải dầu từ tàu, bất kể là ở địađiểm nào xảy ra sự cố rò rỉ hoặc thải dầu đó, với điều kiện là việc đền bù chomôi trường bị ảnh hưởng ngoài những tổn thất về lợi tức ảnh hưởng đó sẽ đượcgiới hạn tương đương ở mức chi phí thực tế bỏ ra cho các biện pháp hợp lý nhằmkhôi phục môi trường đã được hoặc sẽ được áp dụng và các chi phí để thực hiệnnhững biện pháp phòng ngừa và những tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc
áp dụng các biện pháp này Các khoản chi hợp lý hoặc sự hy sinh hợp lý đượctiến hành một cách tự nguyện của chủ tàu để phòng ngừa hoặc hạn chế thiệt hại
do ô nhiễm” Cụ thể hơn trong sách về hướng dẫn khiếu nại của FUND (2008,claim manual) thì những thiệt hại được xem xét đánh giá bao gồm: Các chi phícho dọn dẹp, làm sạch và các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm được tiến hành;Thiệt hại về tài sản; Thiệt hại kinh tế thuần tuý; Thiệt hại về kinh tế trong nghề
cá, nghề nuôi trồng động thực vật ở biển và các khu vực đánh bắt cá; Các thiệthại về kinh tế trong các khu du lịch; Thiệt hại và môi trường và các bài học vềtràn dầu.; Chi phí sử dụng cố vấn Trong từng loại thiệt hại khác nhau, QuỹFUND lại đưa ra những hướng dẫn cho phạm vi và mức độ bồi thường trong cáckhiếu nại của nguyên đơn
Thông báo với nguyên đơn về kết quả đánh giá thiệt hại Một khi Quỹ vàhiệp hội P&I đưa ra quyết định về một khiếu nại, nguyên đơn sẽ được thông báo,thường là bằng văn bản, để giải thích cơ sở của sự đánh giá đó Nếu nguyên đơnquyết định chấp nhận yêu cầu bồi thường đó, bên nguyên đơn sẽ được yêu cầu
ký biên nhận thanh toán khoản đó Trong trường hợp mà nguyên đơn khôngđồng ý với đánh giá khiếu nại, nguyên đơn có thể cung cấp các thông tin bổ sung
và yêu cầu một mức giá trị cao hơn
Bước 3: Quyết định bồi thường
Trang 14Thẩm quyền quyết định bồi thường thiệt hại Quỹ FUND 1992 thường phốihợp với bên bảo hiểm của chủ tàu chỉ định ra các chuyên gia để chỉ đạo quá trìnhlàm sạch, điều tra và đánh giá thiệt hại một cách độc lập Mặc dù Quỹ 1992 vàP&I dựa vào các chuyên gia để trợ giúp trong việc đánh giá các khiếu nại, cácquyết định chấp nhận hay từ chối một khiếu nại cụ thể lại tuỳ thuộc vào Hiệp hội
có liên quan và Quỹ Nếu không thể đạt được một sự thoả thuận về việc đánh giákhiếu nại, nguyên đơn có quyền đưa khiếu nại của họ ra toà án có thẩm quyền tạiquốc gia nơi thiệt hại xảy ra
Giới hạn bồi thường: Bên bị thiệt hại chỉ được Quỹ FUND 1992 bồi thườngtrong giới hạn trách nhiệm của Quỹ Cụ thể: 203 triệu SDR cho những sự cố xảy
ra vào hay sau 1/11/2003, bất chấp kích cỡ của tàu như thế nào (bao gồm cảkhoản tiền được trả dưới Công ước trách nhiệm 1992); 135 triệu SDR cho những
sự cố xảy ra trước 1/11/2003 (bao gồm cả khoản tiền được trả dưới Công ướctrách nhiệm 1992)
Bước 4: Khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền
Thời hiệu khởi kiện Quyền đòi bồi thường chỉ có hiệu lực khi khiếu kiệnđược tiến hành hay có một thông báo được làm theo quy định tại khoản 6, Điều 7của Công ước trong thời gian 3 năm kể từ khi thiệt hại xảy ra Nếu khiếu kiệnđược đệ trình sau 6 năm kể từ ngày xảy ra sự cố gây thiệt hại thì sẽ không đượcxem xét (Điều 6, Công ước Quỹ 1992)
Xác định Tòa án có thẩm quyền Nguyên tắc chung để xác định thẩm quyềnđối với giải quyết vụ việc ô nhiễm dầu là “toà án có thẩm quyền của quốc gia nơixảy ra thiệt hại” Tuy nhiên, khi một khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại ô nhiễmdầu đã được đưa ra trước Tòa án có thẩm quyền theo điều IX của Công ước tráchnhiệm 1992 chống lại chủ tàu hoặc người bảo lãnh của chủ tàu thì toà án đó sẽ cóquyền tài phán duy nhất đối với bất kỳ khiếu kiện nào chống lại Quỹ để đòi bồithường theo quy định của Công ước này liên quan đến cùng một thiệt hại Trongtrường hợp một khiếu kiện đòi bồi thường do ô nhiễm dầu theo Công ước tráchnhiệm 1992 đã được đưa ra trước toà án của Quốc gia thành viên của Công ướctrách nhiệm 1992 nhưng không phải là thành viên của Công ước Quỹ 1992, thìbất kỳ khiếu kiện nào đối với Quỹ theo Công ước Quỹ sẽ phụ thuộc vào sự lựachọn của bên khiếu nại để đưa ra trước toà án của Quốc gia nơi mà Quỹ có trụ sở