Sự hợp tác chặt chẽ với khối NATO Câu 3: Cải cách nào là quan trọng nhất của nước Nhật đã thực hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai.. Cải cách Hiến Pháp Câu 4: Đáp án nào không phải là
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 04 trang
I PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 8,0 điểm)
Câu 1: Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản
xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?
A Toán học
B Vật lí học
C Hóa học
D Sinh học
Câu 2: Để thực hiện mục tiêu của chiến lược toàn cầu, Mĩ dựa vào
A Lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền về vũ khí nguyên tử
B Tiềm lực kinh tế- quân sự to lớn
C Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
D Sự hợp tác chặt chẽ với khối NATO
Câu 3: Cải cách nào là quan trọng nhất của nước Nhật đã thực hiện sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
A Cải cách ruộng đất
B Cải cách giáo dục
C Trừng trị tội phạm chiến tranh, thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi bộ máy nhà nước
D Cải cách Hiến Pháp
Câu 4: Đáp án nào không phải là ý nghĩa lịch sử quốc tế của sự ra đời nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa?
A Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc
B Kết thúc ách thống trị hàng nghìn năm của chế độ phong kiến
C Đưa đất nước Trung hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do
D Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á
Câu 5: Sắp xếp các sự kiện lịch sử sau theo thứ tự thời gian từ trước đến sau:
A Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Mô-dăm-bích
B Nước Cộng Hòa Ai Cập thành lập
C Đế quốc Mĩ trao trả độc lập cho Phi-lip-pin
D Cộng đồng than thép châu Âu ra đời
E Liên bang Nam Phi được thành lập
Câu 6: Nhân tố nào chi phối quan hệ quốc tế phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ
XX?
A Cục diện “ Chiến tranh lạnh”
B Trật tự 2 cực I-an-ta
Đề chính thức
Trang 2C Xu thế toàn cầu hóa
D Sự hình thành các liên minh kinh tế, các tổ chức khu vực
Câu 7: Tổ chức nào sau đây không phải là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp
Quốc?
A Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF)
B Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO)
C Tổ chức y tế thế giới ( WHO)
D Tổ chức giáo dục , khoa học và văn hóa ( UNESCO )
Câu 8: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế của Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong
thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
B Không bị chiến tranh tàn phá
C Tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài
D Thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí
Câu 9: Từ đầu những năm tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh
gặp nhiều khó khăn:
A 60 của thế kỉ XX
B 70 của thế kỉ XX
C 80 của thế kỉ XX
D 90 của thế kỉ XX
Câu 10: Sự kiện nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
A Tướng Ba-ti-xta làm đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu –ba năm 1952
B Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa năm 1953
C Cuộc đổ bộ của tàu Gran-ma lên đất Cu-ba năm 1956
D Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ năm 1959
Câu 11: “ Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm những mục tiêu cơ bản nào?
A Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa
B Viện trợ, khống chế các nước nhận viện trợ
C Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc
D Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
Câu 12: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia
lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?
A Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản
B Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản
C Pháp, Anh , Liên Xô, Mĩ
D Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh
Câu 13: Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các
nước khác:
A Coi trọng phát triển giáo dục
B Phát triển các ngành công nghiệp dân dụng
C Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển
D Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ của nước ngoài
Trang 3Câu 14: Sau chiến tranh lạnh, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược với việc
A Lấy phát triển quân sự làm trọng điểm
B Lấy chính trị làm trọng điểm
C Lấy kinh tế làm trọng điểm
D Lấy phát triển văn hóa giáo dục làm trọng điểm
Câu 15: Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu :
Tháng (1) , Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (2) Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập với các hoạt động của khu vực Đông Nam Á Tiếp đó, tháng (3) , Việt Nam chính thức gia nhập
và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN Tháng (4) , Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN Tháng (5) , Cam-pu-chia được kết nạp vào tổ chức này
A 8/1967
B 4/1999
C 1976
D 7/ 1995
E 7/1992
F 7/1997
Câu 16: Hệ thống thuộc địa của Chủ nghĩa thực dân về cơ bản bị sụp đổ vào thời
gian nào?
A Những năm 60 của thế kỉ XX
B Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
C Những năm 70 của thế kỉ XX
D Giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Câu 17: Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì?
A Cộng đồng kinh tế châu Âu
B Cộng đồng châu Âu
C Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
D Cộng đồng than thép châu Âu
Câu 18: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười".
Câu thơ đó nói về sự kiện gì trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh ?
A Người ra đi tìm đường cứu nước
B Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai
C Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin
D Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Câu 19: chính quyền mới ở Nam Phi đưa ra chiến lược “ kinh tế vĩ mô” có tên gọi
là gì?
A Giải quyết việc làm cho người da đen và da mầu
B Phát triển kinh tế
C Hội nhập cùng phát triển
D Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại
Trang 4Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhât, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ
bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?
A Mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản
B Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ
C Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
D Tât cả các đáp án trên đều đúng
II PHẦN TỰ LUẬN ( 12,0 điểm)
Câu 1:( 3,5 điểm)
a Vì sao từ đầu những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “ lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng?
b Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, các nước Châu Phi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn nào? Để giải quyết các khó khăn đó, các nước Châu Phi đã làm gì ?
Câu 2:( 3,0 điểm)
a Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới
sự phát triển đó?
b Nêu điểm giống nhau giữa Nhật Bản và Tây Âu trong quá trình khôi phục
và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3:( 3,0 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục như thế nào? Mục đích của các chính sách đó?
Câu 4: (2,5 điểm)
Quá trình chuyển biến Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước thành một chiến sĩ cộng sản đã diễn ra như thế nào? Công lao của Người đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn từ 1919- 1925 ?
Hết
Họ và tên thí sinh: SBD:
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./