1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

13 239 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 98 KB

Nội dung

khi đăng kí quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải ghi tên cả vợ và chồng.Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận

Trang 1

Mục lục

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I Khái quát chung quyền sở hữu tài sản của vợ chồng 1

II Nguyên nhân của thực trạng về việc xác tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng 3

III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng 6

C KẾT LUẬN 11

Danh mục tài liệu tham khảo 12

A MỞ ĐẦU

Trang 2

Khi xã hội ngày càng phát triển thì kèm đó là những thay đổi của các quan

hệ xã hội trong đó có các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã có những quy định về chế độ sở hữu tài sản giữa vợ và chồng Tuy nhiên, pháp luật về vấn đề này còn những hạn chế nhất định cả về lý luận với thực tiễn khách quan Vậy thực trạng về việc áp dụng pháp luật về việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng của

vợ chồng và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ra sao, sau đây em

xin được đi vào nghiên cứu và trình bày đề tài: “ Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.” Tuy vậy, bài viết của em còn rất nhiều thiếu xót, rất mong

nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn!

B NỘI DUNG

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định vợ chồng có quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ, chồng có quyền sở hữu đối với tài sản riêng

Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng và các văn bản hướng dẫn đi kèm như Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nhị quyết

số 02/HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm các tài sản như sau:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập do lao động sản xuất, kinh doanh trong thời kì hôn nhân;

- Thu nhập khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có thể là: tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo bộ luật dân sự năm 2005;

- Các tài sản mà vợ, chồng mua sắm được từ thu nhập nói trên;

Trang 3

- Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hoặc thừa kế nói chung;

- Tài sản mà vợ, hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản

mà vợ, chồng được thừa kế riêng hay tăng cho riêng nhưng vợ chồng

đã thỏa thuận để sát nhập vào khối tài sản chung

Như vậy, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền

sở hữu của mỗi chủ thể không được xác định đối với tài sản chung

Điều 32 Tài sản riêng của vợ, chồng

“ 1 Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

2 Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.”

Như vây, luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ chồng có quyền có tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng Chỉ những tài sản

mà vợ hoặc chồng có từ trước khi kết hôn, tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế hoặc tăng cho riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ hoặc chồng được chia từ khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân và những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản đó, đồ dung tư trang cá nhân mới được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng

Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã xác định rõ chế độ tài sản của vợ, chồng gồm sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất và sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng Đây là chế độ tài sản mà pháp luật đã quy định Vợ chồng không thể tự thỏa thuận để làm thay đổi chế độ tài sản của họ Đây cũng là căn cứ để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Trang 4

II Nguyên nhân của thực trạng về việc xác tài sản chung, tài sản

riêng của vợ chồng

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng là các loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu như nhà ở, quyền sử dụng đất và các loại tài sản có giá trị khác, khi đăng kí quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải ghi tên cả vợ và chồng.Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất ), song cũng không phải trong mọi trường hợp Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải ) Điều này gây khó khăn rất nhiều trong việc xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng Đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp khi vợ chồng ly hôn hoặc phân chia tài sản

Theo số liệu điều tra thì đa phần vẫn là người đàn ông, người chồng trong gia đình đứng tên giấy tờ sở hữu Thực trạng này đã tạo ra sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ Không có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu dẫn đến

hệ lụy: người phụ nữ khó chứng minh hoặc không chứng minh được quyền sở hữu tài sản của mình Tuy nhiên, cũng đã có những dự báo chứng tỏ mối quan

hệ giữa vợ và chồng về quyền sở hữu tài sản lớn trong gia đình đã dần dần thay đổi, xu hướng phụ nữ ngày càng có nhiều quyền sở hữu các tài sản của

hộ gia đình hơn Đối với các tài sản lớn như nhà ở, ô tô, xe máy thì trong tương quan với người chồng, người phụ nữ ở thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn ở nông thôn; đối với ghe thuyền, thì người phụ nữ ở thành thị chiếm tỷ lệ thấp hơn nông thôn, do sự phân công lao động xã hội ở thành thị khác nông thôn Tình trạng này xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, đối với tài sản chung của vợ chồng đăng kí quyền sở hữu trước

ngày Nghị định số 70/2001/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 18/10/2001) hoặc trước

Trang 5

khi các luật chuyên ngành có hiệu lực, do chưa có quy định rõ ràng nên có nhiều trường hợp trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

Thứ hai, do quy định của pháp luật về điều kiện được đăng kí quyền sở hữu

đối với một số loại tài sản có tính đặc thù như nhà ở, quyển sử dụng đất, tài sản trí tuệ Đối với nhà ở, quyền sử dụng đất, trước khi có Luật nàh ở năm

2005 và Luật đất đai năm 2003, pháp luật quy định người đăng kí là chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại nơi có bất động sản nên khi đăng kí quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bất động sản nên khi đăng kí quyền sở hữu hoặc sử dụng bất động sản đó lại chỉ ghi tên của bên kia Cũng có trường hợp vợ hoặc chồng là người nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở hoặc không thuộc diện được nhà nước giao đất thì nhà ở hoặc quyền sử dụng đât là tài sản chung của vợ chồng nhưng khi đăng

kí quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lại chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng Đối với tài sản chung của vợ chồng là tài sản trí tuệ thì tài sản đó chỉ do một bên vợ hoặc chồng sáng tạo ra trong thời kì hôn nhân nên theo quy định của pháp luật khi đăng kí kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, quyền tác giả…chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng đã sáng tạo ra tài sản đó

Thứ ba, do chưa thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của giấy chứng nhận

quyền sở hữu tài sản đối với việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng hoặc do quan niệm về vai trò của vợ, chồng trong gia đình chưa rõ ràng nên tài sản đăng kí dù là tài sản chung của vợ chồng nhưng cơ quan đăng kí chỉ ghi tên của một bên vợ chồng Điển hình và phổ biến nhất là là các trường hợp đăng kí quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp ở nông thôn, miền núi và quyền sở hữu đối với các phương tiện giao thông như ô tô, mô tô, xe máy, tàu thủy

Trang 6

Thực tế cho thấy khi vợ chồng chung sống hòa thuận và mọi giao dịch dân sự, thương mại liên quan đến tài sản của vợ chồng đều được vợ chồng đều được

vợ chồng bàn bạc thỏa thuận vì lợi ích chung của gia đình thì việc tài sản ai đứng tên chủ sở hữu dường như không có ý nghĩa Nhưng khi vợ chồng mâu thuẫn, hoặc cả hai bên không quan tâm đến lợi ích chung của gia đình hoặc khi vợ chồng li hôn, khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì việc xác định tài sản do một bên đúng tên chủ sở hữu là tài sản chung hay riêng mới thực sự có ý nghĩa Đối với các tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân và có căn cứ để xác định là tài sản chung của vợ chồng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì việc xác định tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu cần phải xem xét các yếu tố đặc thù của tài sản và nguyên tắc xác định tài sản của vợ chồng

Hiện có ý kiến cho rằng tài sản nào đó dù căn cứ vào nguồn gốc phát sinh thì là tài sản chung của vợ chồng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì tài sản đó không thể xác định là tài sản chung Tuy nhiên, ý kiến trên có phần không phù hợp với thực trạng điều chỉnh pháp luật cũng như quan niệm, tập quán của người Việt Nam Vì vậy, cần phải có những thay đổi để hoàn thiện pháp luật về vấn

đề này

tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.

Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cần xem xét đối với từng loại tài sản cụ thể sau đây:

Đối với nhà ở:

Thực tế có nhiều trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chỉ ghi tên vợ hoặc chồng nhưng khi vợ chồng ly hôn hay yêu cầu chia tài sản chung

Trang 7

trong thời kì hôn nhân thì bên khồng có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho rằng nhà đó là tái sản chung còn bên kia cho rằng đó là tài sản riêng Việc xác định nhà ở đó là tài sản chung hay riêng còn có nhiều tranh cãi Có ý kiến cho rằng cần áp dụng nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đinh năm 2000: Tài sản có tranh chấp mà không đủ chứng cứ chứng minh là tài sản riêng của một bên thì tài sản đó là tài sản chung Nếu theo nguyên tắc này thì người có tên trong giấy chứng nhận mà cho rằng nhà đó là tài sản riêng của họ thì họ phải chứng minh, chỉ khi họ không chứng minh được thì đó mới là tài sản chung Chúng tôi cho rằng áp dụng khoản 3 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết thì không thỏa đáng, bởi lẽ việc chứng minh tài sản là tài sản riêng có thể bằng nhiều cách như: Đưa ra chứng cứ cho rằng nhà đó do người đứng tên có trước khi kết hôn, được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân hoặc do họ mua được bằng tiền riêng Tuy nhiên, với cơ chế quản lý bất động sản cũng như quản lý nguồn thu nhập của cá nhân ở nước ta hiện nay thì chứng minh những vấn đề trên không khó Giả thiết rằng người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà lại đưa ra hợp đồng tặng cho bằng văn bản của người than để chứng minh rằng họ đã mua nhà bằng một khoản tiền được người thân tặng cho riêng thì đương nhiên nhà đó được xác định là tài sản riêng của người đứng tên Vì vậy, trong trường hợp này cả hai đều không có nghĩa vụ chứng minh Bên không có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chứng minh được rằng nhà đó do họ mua hoặc xây dựng trong thời kì hôn nhân bằng những thu nhập chung của vợ chồng thì vẫn có thể xác định nhà đó là tài sản chung của vợ chồng Hoặc bên không có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đưa ra những căn cứ cho rằng nhà

đó được mua hoặc được xây dựng trong thời kì hôn nhân bằng thu nhập là tài sản chung của vợ chồng nhưng vì họ không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên không được ghi tên thì đó vẫn phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng

Trang 8

Đối với quyền sử dụng đất:

Đăng kí quyền sử dụng đất là ghi nhân quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Khi chủ sử dụng đất đăng kí quyền sử dụng đất thì được

cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Điều 48 Luật đất đai năm 2003 quy định khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi họ tên của cả vợ và chồng Tuy nhiên thực tế đã tồn tại tại Việt Nam nhiều năm qua là tại các vùng nông thôn, miền núi khi đăng kí quyền sử dụng đất thường chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng Lý do dẫn đến tình trạng này là do hệ thống pháp luật trước khi có Luật đất đai năm

2003 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có quy định rõ ràng, do pháp luật quy định những cá nhân không được giao đất ( giống như đối với nhà ở đã phân tích ở trên) Ngoài ra còn có quan niệm cho rằng Nhà nước giao đất (đất ở, đất nông nghiệp) là giao cho hộ gia đình mà hộ gia đình chủ yếu gồm vợ chồng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên chủ hộ,

do vậy chỉ có tên vợ hoặc chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Việc xác định tài sản chung hay riêng của vợ, chồng đối với thửa đất do một bên vợ hoặc chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn Chúng tôi cho rằng việc xác định tài sản chung, tài sản riêng trong trường hợp này cần phân biệt các trường hợp sau:

- Đối với đất ở, đất nông nghiệp (gồm đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng , đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối,…) mà vợ, chồng hoặc cả hai được nhà nước giao trong thời kì hôn nhân thì dù trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một bên nhưng vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng

Trang 9

- Đối với đất ở, đất nông nghiệp mà vợ chồng cùng được chuyển nhượng, được tặng cho hoặc được thừa kế nhưng do một bên không có hộ khẩu tại địa phương nơi được giap đất hoặc không thuộc diện được Nhà nước giao đất thì đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng, bên vợ hoặc chồng không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn là chủ sở hữu đối với phần giá trị là quyền sử dụng đất đó

Đối với tài sản là các phương tiện giao thông:

Pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy quy định các phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ, phải được đăng kí quyền sở hữu Nếu các phương tiện giao thông là tài sản chung của vợ chồng thì khi đăng kí quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng Tuy nhiên, còn rất nhiều tài sản chung của vợ chồng là phương tiện giao thông nhưng trong giấy đăng kí quyền sở hữu chỉ ghỉ ghi tên vợ hoặc chồng Tình trạng này có hai nguyên

nhân chính: Thứ nhất, trước khi có Nghị định 70/2001/NĐ-CP, chưa có quy

định cụ thể rõ ràng về việc ghi tên cả hai vợ chồng trong các giấy chứng nhận quyền sở hữu nên cơ quan đăng kí các phương tiện giao thông không yêu cầu người đăng kí quyền sở hữu các phương tiện giao thông phải khai rõ tài sản đăng kí là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của một bên, do vậy

người đứng khai được ghi tên là chủ sở hữu tài sản đó Thứ hai, dù Nghị định

số 70/2001/NĐ-CP đã quy định rõ ràng nhưng sau một thời gian thực hiện,

cơ quan đăng kí phương tiện giao thông nhận thấy việc chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, xác nhận tình trạng hôn nhân của người đi đăng kí các phương tiện giao thông có quá nhiều vấn đề phức tạp, hệ thống pháp luật không đồng bộ, đụng chạm đến nhiều cơ quan nhà nước, gây khó khăn cho việc đăng kí quyền sở hữu Từ thực tế đó, việc thực hiện quy định ghi tên cả

vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đân không được thực hiện Bên cạnh đó còn có tình trạng phương tiện giao thông là do vợ chồng mua lại của người khác nhưng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nên

Trang 10

thực chất phương tiện giao thông đó là tài sản chung của vợ chồng nhưng lại đứng tên đăng kí quyền sở hữu là một người khác Đối với các trường hợp này, khó có tranh chấp xảy ra, nếu bên không có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng minh tài sản đó mua bằng thu nhập của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, thì tài sản đó vẫn được xác định là tài sản chung

Đối với quyền sở hữu trí tuệ:

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền liên quan đến giống cây trồng Quyền sở hữu trí tuệ là quyền về tài sản (là quyền tài sản) Trong trường hợp vợ, chồng sáng tạo ra các sản phẩm trong thời kì hôn nhân thì vấn đề đặt ra là phải xác định

rõ tái sản đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người đã sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đó Việc xác định quyền sở hữu trí tuệ là tài sản chung hay tài sản riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật Pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện nay quy định việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng phải căn cứ vào thời kì hôn nhân và nguồn gốc tài sản (bao gồm cả tính hợp pháp của tài sản) Xuất phát từ quy định tại điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,

có ý kiến cho rằng quyền sở hữu trí tuệ đối với tất cả các sản phẩm trí tuệ do

vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân phải là tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên lại có ý kiến khác cho rằng vợ hoặc chồng là người trực tiếp sáng tạo hoặc sử dụng thời gian, đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình

để tạo ra các sản phẩm trí tuệ nên được ghi tên là tác giả trong giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan và văn bằng bảo hộ (gồm bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp,…) Quyền tác giả là quyền gắn với nhân thân mà không thể chuyển giao nên quyền sở hữu trí tuệ phải là tài

Ngày đăng: 21/03/2019, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w