1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập lớ hôn nhân đề 7 hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về v

15 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 33,18 KB

Nội dung

chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là chế định được quy định trong luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và chia

Trang 1

ĐỀ 7

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Với người việt nam, hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống Gia đình là nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ ta thành người, giá trị, phẩm chất của mối con người phụ thuộc rất nhiều vào hôn nhân, gia đình của

họ Do đó, trong vấn đề về hôn nhân, gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng người việt nam thường đề cao lợi ích của gia đình hơn là lợi ích của mỗi cá nhân.đó cũng là lý do mà luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế độ tài sản vợ chồng là chế độ “ cộng đồng tạo sản ”, ở đó, sở hữa của vợ chồng

là sợ hữa chung hợp nhất

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ đến đời sống gia đình trên thực tế tài sản chung của vợ chồng lúc này không chỉ được sử dụng vì những nhu cầu đảm bảo đời sống gia đình mà còn được đưa vào kinh doanh với mục đích sinh lợi.vợ, chồng phát sih những nhu cầu riêng biệt, vì vậy quyền sở hữu đối với tài sản riêng

là rất cần thiết chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân đã đáp ứng được nhu cầu đó và ngày càng trở lên hữu ích Thiết ngĩ, cần có sự nghiên cứa, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này , nên em đã chọn đề tài : “ hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ”

trong phạm vi khuôn khổ của bài viết, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn

hạn chế, do vậy bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất ddingj Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I- Giải thích một số khái niệm 1.Khái niệm tài sản?

theo điều 163 BLDS 2005 quy định : “ tài sản bao gồm vật, tiền, giấy

tờ có giá và các quyền tài sản ”

2 khái niệm tài sản chung của vợ chồng?

Căn cứ vào điều 27 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập

Trang 2

hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung”

3 hôn nhân là gì ?

Căn cứ vào khoản 6 điều 8 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy

định: “ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn ”

4 thời kì hôn nhân ?

Thời kì hôn nhân : là khoảng thời gian mà quan hệ vợ chồng còn tồn tại cũng cần phải làm rõ một vấn đề : hôn nhân (quan hệ vợ chồng) đang tồn tại phải là hôn nhân được pháp luật thừa nhận, bao gồm : hôn nhân có đăng kí kết hôn và hôn nhân thực tế trong trường hợp hai người vẫn sống chung với nhau như vợ chồng mà không có giấy đăng

kí kết hôn, hay không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế thì khi yêu cầu chia tài sản chung cũng không được coi là tài sản chung trong thời

kì hôn nhân Để xác định thời kì hôn nhân Chúng ta có thể dựa vào những trường hợp sau:

Đối với hình thức hôn nhân có đăng kí kết hôn, căn cứ vào khoản

7 điều 8 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “thời kì hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng

ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”

Đối với hình thức hôn nhân thực tế, theo hướng dẫn tại thông tư

liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3 tháng

1 năm 2001, hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của quốc hội về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình, thời kì hôn nhân có thế được hiểu như sau: trường hợp quan hệ

vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987trở đi trước ngày 01/01/2001 mà chưa đăng kí kết hôn thì họ có nghĩa vụ phải đăng kí kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003 Trong khoảng thời gian hai năm đó, nếu họ đăng kí kết hôn thì thời kì hôn nhân được tính từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng cho đến khi có các căn cứ chấm dứt hôn nhân Nếu sau ngày 1/1/2003 họ mới đăng kí kết hôn thì thời kì hôn nhân của vợ chồng không được tính từ khi họ chung sống mà chỉ được tính từ ngày họ đăng kí kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt hôn nhân Nếu sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng kí kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của vợ chồng không được tính từ

Trang 3

khi họ chung sống mà chỉ được tính từ ngày đăng kí kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt

5 chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là chế định

được quy định trong luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thành tài sản riêng của vợ hoặc chồng theo sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của tòa án

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong ba trường hợp chia tà sản chung của vợ chồng khác với trường chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết và khi ly hôn, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn chưa chấm dứt

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện

sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản thời kì phong kiến, người phụ nữ trong xã hội hầu như không có trong tay chút quyền hành nào, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản đến xã hội ngày nay, những vấn đề về nhân quyền, bình đẳng giới được đề cập đến một cách rộng rãi thì địa vị của người phụ nữ trong gia đình nói riêng, trong xã hội nói chung đã được nâng cao rõ rệt một trong những biểu hiện đó là sự đổi mới của những quy định trong bộ luật dân sự năm

2005, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 một lần nữa đã cụ thể hóa quyền sở hữu riêng của vợ chồng thông qua quy định về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Chế định này đã quy định một tư duy đổi mới của các nhà lập pháp trong việc thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ, chồng, đặc biệt của người phụ nữ tạo ra sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung Đồng thời giải phóng phụ nữ khỏi sự lệ thuộc vào chồng – một

sự lệ thuộc mà lịch sử từ ngàn năm nay đã thừa nhận đó là một điều bất di, bất dịch

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật và vì thế không làm chấm chế độ sở hữu chung hợp nhất giữa vợ và chồng có thể thấy bản chất của chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chính

Trang 4

việc hôn nhân của họ đang tồn tại trước pháp luật và điều đó nghĩa rằng: khi hôn nhân còn tồn tại thì dù họ chia một phần hay toàn bộ tài sản chung vợ chồng thì chế độ sở hữu chung giữa họ vẫn không hề chấm dứt sau khi chia họ vẫn có thể nhập tài sản riêng vào tài sản chung để duy trì khối tài sản chung hợp nhất đây là một đặc điểm của chế định này nhằm tránh cho vợ chồng rơi vào tình trạng biệt sản cũng như để phân biệt với ly thân trong xã hội

Có thể nói chế định này không chỉ là một bước đổi mới trong lịch

sử lập pháp, nó còn rất phù hợp với thực tế của xã hội việt nam trong những năm gần đây, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng có cơ hội đầu

tư kinh doanh riêng, phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước đồng thời mở ra cho các cặp vợ chồng nhiều cách giải quyết mâu thuẫn hơn

là việc phải ra tòa

II- Cơ sở pháp lý

1. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

Điều 29 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

1 Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng

có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2 Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.

Điều 6 nghị định số 70/2001/ NĐ-CP quy định : chia tài sản chung của

vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

1 Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản

và ghi rõ các nội dung sau đây:

a) Lý do chia tài sản;

b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong

đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

c) Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;

d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

đ) Các nội dung khác, nếu có.

2 Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể

Trang 5

có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3 Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

2 hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Điều 30 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : hậu quả chia tài

sản chung của vợ chồng:

Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Điều 8 nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định : hậu quả chia tài sản

chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân:

1 Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

2.Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

III)Phân tích hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :

Thực tế giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình trong những năm qua cho thấy còn gặp và vướng mắc khi mắc khi luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và nghị quyết số 01 – NQ/HĐTP ngày 20-01-1988 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân tối cao năm 1988 không có quy định và hướng dẫn về vấn đề hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang tồn tại vì thế, điều 30 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khắc phục bất cập trên của luật hôn nhân và gia đình năm 1986 bằng cách quy định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhâ

1.Hậu quả pháp lý về nhân thân:

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt các quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, vì vậy thì các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề thay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng

vì không muốn ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, mặt khác là đảm bảo đời

Trang 6

sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần khuyến khích Do vậy cũng cần khẳng định rằng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân Mặt khác, luật hôn nhân gia đình không quy định chế độ ly thân Việc cho phép vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng không làm ảnh hưởng đến việc thực các nghĩa vụ nhân thân giữa

vợ và chồng tuy nhiên việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng phản ánh một phần những rạn nứt, mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng dẫn đến việc quyền lợi cũng như lợi ích của các thành viên trong gia đình không được đảm bảo đây cũng là vấn đề cần xem xét và nghiên cứu nhiều hơn khi ta nghiên cứu vấn đề này

2 -hậu quả pháp lý về tài sản

Theo quy định tại điều 29 và điều 30 luật hôn nhân và gia đình năm

2000, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể chia toàn bộ hoặc chia một phần tài sản chung tùy theo sự thỏa thuận của vợ chồng nếu

vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết đây là

điểm khác so với điều 18 hôn nhân gia đình năm 1986 quy định “ khi

hôn nhân tồn tại , nếu một bên yêu cầu và có lí do chính đáng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở điều 42 của luật này”

tức là chia tài sản như ly hôn Vì vậy, “ sau khi chia tài sản chung theo điều 18 thì nên hiểu chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm dứt kể

từ thời điểm phán quyết của tòa án có hiệu lực pháp luật” so với điều

18 hôn nhân gia đình năm 1986 thì quy định tại điều 29 và 30 luật hôn nhân gia đình năm 2000 là hợp lí hơn việc chia một phần tài sản chung

có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với thực tiễn đời sống chung của vợ chồng, bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ (chồng) đồng thời vẫn bảo đảm được lợi ích chung của gia đình

Về phia các bên vơ chồng, yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung chỉ đặt

ra trong những hoàn cảnh đặc biệt như phải thực hiện nghĩa vụ tài sản quá lớn mà nếu một phần tài sản chung thì không đủ hoặc một bên có yêu cầu chia khi bên kia có hành vi phá hoại tài sản,nghiện hút, cờ bạc việc chia một phần tài sản chung khác với chia toàn bộ tài sản chung ở chỗ nó không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống chung của gia đình, không làm mất ổn định cuộc sống chung Ngoài phần tài sản được chia riêng cho mỗi bên vợ chồng thì phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý về tài sản như sau:

a Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ xác lập quyền sở hữu riêng của vợ và chồng với tài sản đã được chia.

Trang 7

Tài sản chung sau khi được chia thì đó trở thành tài sản riêng của

vợ và chồng, họ có quyền đối với khối tài sản riêng của mình, có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền

sở hữu của mình Vợ chồng tự quản lý tài sản riêng của mình, nghĩa

vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán bằng tài sản riêng (khoản 1 điều 33 luật HNGĐ 2000) Như vậy có thể coi việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chính là căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng Khoản 1 điều 8 nghị định

70/2001/NĐ-cp cũng quy định “hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp

vợ chồng có thỏa thuận khác

Cũng như nghị định trên theo quy định tại điều 29 và 30 luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với tài sản đã được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản đã được chia

Ví dụ: hai vợ chồng có ba ngôi nhà là tài sản chung, họ thỏa thuận chia mỗi người sở hữu một ngôi nhà, còn một ngôi nhà được dùng làm chỗ ở chung của gia đình Sau khi chia, vợ hoặc chồng có thể độc lập quyết định việc dùng ngôi nhà đã chia thể cho thuê, bán mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia Tiền thuê nhà là tài sản riêng của mỗi bên Đối với những tài sản này vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo quy định tại điều 33 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, vậy trong trường hợp này, vợ (chồng) có tài sản rieeng có bị hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng

đó theo quy định tại khoản 5 điều 33 luật hôn nhân và gia đình năm

2000 không? Theo quan điểm của cá nhân em thì trong trường hợp này vợ chồng không bị ràng buộc bởi quy định tại khoản 5 điều 33 khi định đoạt tài sản riêng của mình vì vợ, chồng đã có sự thỏa thuận trước về việc chia tài sản đó

b Quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với phần tài sản chung.

Điều 30 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “ ; phần

tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.”.

điều 8 nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định rõ thêm : “ hoa lợi,

lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng”.

Đối với phần tài sản chung này, quyền và nghĩa vụ của vợ,

chồng không thay đổi chế độ sở hữu chung của vợ chồng chưa chấm dứt, nó vẫn đương nhiên tồn tại và là sở hữu chung hợp nhất

sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng khi chia một phần tài sản chung sẽ bao gồm:

Trang 8

- Phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia.

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản này

- Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung sau khi chia tài sản chung Vì quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung Ví dụ: đất được nhà nước giao, giao khoán, đất

mà vợ chồng thuê của nhà nước, được chuyển nhượng,được thừa kế chung, cho chung trong những trường hợp này, quyền sử dụng đất vẫn là tài sản chung của vợ chồng vì theo quy định tại điều 27 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì

“ quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn

là tài sản chung của vợ chồng ”

- Quyền sử dụng đất mà mỗi beebb vợ hoặc chồng coa được sau khi chia tài sản chung do được nhà nước giao, giao khoán, hoặc được thuê của nhà nước theo quy định tại điều 27 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các điều 24,điều 25 nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì đây là tài sản chung của vợ chồng nếu nó không liên quan đến lý do chia tài sản chung của vợ chồng ví dụ: sau khi chia tài sản chung, vợ hoặc chồng thuê đất hoạc được giao để đầu tư kinh doanh riêng hoặc nuôi chồng thủy sản thì quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của mỗi người ngược lại, nếu

vợ, chồng yêu cầu chia một phần tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên như nghĩa vụ đền bù thiệt hại, nghĩa vụ trả nợ mà sau đó vợ hoặc chồng được giao đất, thuê đất thì quyền sử dụng đất đó là tài sản chung của vợ chồng đây là những trường hợp đặc biệt cần được quy định cụ thể khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Theo quan điểm của cá nhân, trong trường hợp này cần quy định theo hướng: quyền sử dụng đất

mà vợ chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng có được sau khi khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó

có được xuất phát từ việc chia tài sản để đầu tư kinh doanh riêng

- Một vấn đề rất quan trọng là tài sản mà vợ, chồng làm ra sau khi chia tài sản chung: tiền lương, tiền công lao động

Trang 9

là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của mỗi bên ? về vấn đề này, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy định cụ thể nhưng trong nghị định số 70/2001/NĐ-CP có quy định tại khoản 2 điều 8 như sau: “

thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác” Theo quan điểm của cá nhân

em thì quan điểm này là không hợp lý cả về lý luận lẫn thực tiễn quy định này bộc lộ một số điểm bất cập và mâu thuẫn sau:

Thứ nhất: theo quy định tại điều 27 thì tài sản do bất cứ

ai, vợ hay chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt mức đóng góp, mức thu nhập của mỗi bên, không đòi hỏi phải do cả hai

vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vì hôn nhân vẫn đang tồn tại và

do tính chất cộng đồng của hôn nhân chi phối nên thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng về nguyên tắc vẫn là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác Nhưng theo quy định tại khoản 2 điều 8 nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì cần phải hiểu rằng sau khi chia tài sản chung, mọi tài sản mà

vợ chồng tạo ra cũng như mọi thu nhập từ lao động của mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ không cò là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa bất kể từ nguồn gốc nào Và như vậy đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng không còn tồn tại sở hữu chung hợp nhất nữa vì sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cơ bản có được từ lao động của mỗi bên vợ chồng điều này hoàn toàn mâu thuẫn với quy định tại điều 27 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, do

đó, cần kịp thời có sự sửa đổi quy định này

Thứ 2: quy định trên cũng không phù hợp với ý chí mà

mong muốn của vợ chồng, bởi vì khi có yêu cầu chia tài sản chung, vợ hoặc chồng chỉ mong muốn chia tài sản

để có điều kiện thực hiện các ngĩa vụ riêng về tài sản hoặc đầu tư kinh doanh riêng mà không muốn chấm rứt chế độ sở hữu chung ngay trong trường hợp chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh nhưng trong đời sống vợ

Trang 10

chồng nhiều khi các bên vợ chồng cũng tự nguyện nhập hoa lợi, lợi tức phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh vào tài sản chung Vì vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh từ phần tài sản đã được chia là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng việc chia tài sản chung

để đầu tư kinh doanh riêng một mặt tạo điều kiện cho đương sự có vốn cần thiết để sản xuất kinh doanh nhưng

lý do khác quan trọng hơn là vì lợi ích chung của gia đình, xuất phát từ ý chí của đương sự là không muốn những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến gia đình tránh tình trạng “ khuynh gia bại sản” khi chia tài sản chung với mục đích để đầu tư kinh doanh riêng cần phân biệt hai loại thu nhập phát sinh sau khi chia tài sản chung là: hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản đã được chia do chính hoạt động sản xuất kinh doanh đó ( loại thu nhập này là tài sản riêng của vợ, chồng không liên quan đến phần tài sản đã được chia như: tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất khi giải phóng mặt bằng cũng như những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng như tiền xổ

số vì hôn nhân vẫn còn tồn tại nên về nguyên tắc tất cả những tài sản này vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của

vợ chồng chứ không thể là tài sản riêng của mỗi bên Vì vậy thu nhập do lao động, hoạt động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung chỉ là tài sản riêng của vợ chồng nếu những thu nhập đó có được gắn liền với phần tài sản được chia, ngược lại, những thu nhập đó là tài sản chung của vợ chồng nếu nó có được không liên quan đến phần tài sản đã được chia Do vậy, quy định như khoản 2 điều 8 nghị định số 70/2001/NĐ-cp là không chính xác

Thứ 3: sau khi chia tài sản chung, đa số các cặp vợ

chồng vẫn sống chung, chỉ trong hoàn cảnh đặc biệt họ mới sống riêng Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải là quy định về ly thân nên không đương nhiên sẽ dẫn đến chế độ biệt sản sau khi chia tài sản chung ( dù chia một phần hay chia toàn bộ ) vợ chồng vẫn sống chung nên việc duy trì đời sống chung là trách nhiệm của cả hai vợ chồng, không phân biệt mức

Ngày đăng: 21/03/2019, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w