1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

53 456 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 85,67 KB

Nội dung

Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại, Thực trạng quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại, Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại.

Trang 1

Tóm lược

Hiện nay nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển, đặc biệt là sự hội nhậpvới thế giới làm cho hoạt động thương mại phát triển không ngừng, các hợp đồng thươngmại ký kết ngày càng nhiều Song song với sự phát triển số lượng các hợp đồng thì nộidung của hợp đồng ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nội dung ngày càng chi tiết hơn,đặc biệt là sự quan tâm thỏa thuận các điều khoản về chế tài thương mại nói chung và chếtài phạt vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng Tuy nhiên quy định của pháp luật cònnhiều thiếu xót, còn bất cập dẫn tới việc khó khăn khi áp dụng quy định về phạt vi phạmhợp đồng thương mại, khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp Từ thực tế đó khóaluận nghiên cứu một số vấn đề về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo quyđịnh của Luật thương mại 2005 như: các khái niệm liên quan đến hợp đồng thương mại,chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại Khóa luận tập trung chỉ

ra thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chế tài phạt vi phạm hợp đồng thươngmại, thực trạng thực hiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thươngmại của thương nhân và thực tế xét xử của tòa án Dựa trên những phân tích, những bấtcập đã được chỉ ra khóa luận kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định của phápluật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập rèn luyện ở giảng đường Đại họcThương Mại đến nay, từ việc học tập cho đến thực tập cuối khóa em đã nhận được rấtnhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô ở các bộ môn và Khoa Kinh tế - Luật để em

có thể hoàn thành tốt chương trình học của mình

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Kinh tế

- Luật với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng

em trong suốt thời gian học tập tại trường Và đặc biệt, trong thời gian này, khi chúng emthực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, các thầy cô đã dành rất nhiều thời gian để chỉ bảo vàhướng dẫn cho chúng em

Em xin trân thành cảm ơn Cô Hoàng Thanh Giang đã tận tâm hướng dẫn em vàgiúp em hoàn thành bài khóa luận này

Bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng Trongquá trình tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận này em đã rất cố gắng,nhưng do kiến thức, kinh nghiệm của em còn hạn chế vì vậy chắc chắn không thể tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy

cô để em có thể sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện bài khóa luận cũng như kiến thức củamình

Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô Khoa Kinh tế - Luật, Cô Hoàng Thanh Giang

và các thầy cô ở các bộ môn thật dồi dào sức khỏe, công tác tốt để tiếp tục thực hiện sứmệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015

Sinh viên Phùng Trọng Đại

Trang 3

Mục lục

Lời mở đầu 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại , chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 6

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 6

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng thương mại 6

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chế tài thương mại 8

1.1.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 14

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 17

1.2.1 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại 17

1.2.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về chế tài thương mại 19

1.2.3 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 22

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại và thực tiễn thực hiện tại Công ty luật hợp danh Sự Thật 28

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 28

Trang 4

2.2 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh chế tài phạt vi phạm hợp đồng

thương mại 29

2.2.1 Về sự hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng 29

2.2.2 Về vấn đề giới hạn mức phạt vi phạm 30

2.2.3 Về vấn đề xác định phần nghĩa vụ bị vi phạm 32

2.3 Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại tại Công ty luật hợp danh Sự Thật 33

2.3.1 Thực tế áp dụng chế tài phạt vi phạm trong hoạt động thương mại của thương nhân 33

2.3.2 Thực tế xét xử của tòa án 38

2.4 Kết luận 40

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 42

3.1 Một số quan điểm hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 42

3.2 Các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại 45

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 48

Danh mục tài liệu tham khảo 49

Trang 5

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận

Nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp tồn tại và phát triển trongmột thời gian dài của giai đoạn quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta Mọi hoạt độngcủa các đơn vị kinh tế ở giai đoạn đó nhất nhất phải tuân theo kế hoạch, chỉ tiêu mà Nhànước đã ấn định Bước sang nền kinh tế thị trường, do được thiết lập trên nền tảng pháp lýcủa quyền tự do kinh doanh, quan hệ thương mại và đầu tư có phương thức hình thànhchủ yếu là thông qua quan hệ hợp đồng Sự thoả thuận, thống nhất ý chí một cách tựnguyện, bình đẳng giúp cho các bên cùng có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện cácmục tiêu nghề nghiệp của mình Pháp luật hợp đồng với sứ mệnh là nền tảng pháp lý củamọi sự thoả thuận tự nguyện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các quan hệhợp đồng bình đẳng, an toàn cùng có lợi cho tổ chức, cá nhân Từ năm 2005, khi LuậtThương mại (2005) và Bộ luật Dân sự (2005) được ban hành, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tếnăm 1989 bị huỷ bỏ, sự điều chỉnh đối với các quan hệ hợp đồng nói chung và hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại nói riêng đã có sự thay đổi căn bản Pháp luật đã quy định rõnghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.Nếu một bên có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì phải gánh chịu những hậuquả pháp lý bất lợi Việc quy định các hình thức chế tài trong thương mại có ý nghĩa quantrọng nhằm đảm bảo ổn định các quan hệ hợp đồng, trật tự pháp luật, khôi phục lợi íchcủa bên bị vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật về hợp đồng

Tiếp nhận sự đổi mới của hệ thống pháp luật về hợp đồng trong những năm gầnđây, nhu cầu tìm hiểu về vấn đề chế tài trong thương mại ngày càng trở nên bức thiếtnhằm ổn định các quan hệ hợp đồng, nhất là khi Việt Nam đã tham ra vào “sân chơi”quốc tế về các vấn đề thương mại (Việt Nam tham gia vào tổ chức Thương mại thế giớiWTO) Tuy nhiên quy định của pháp luật về các hình thức chế tài thương mại nói chung

và chế tài phạt vi phạm hợp đồng nói riêng còn có một số bất cập, quy định của pháp luậtcòn sơ sài Mặt khác nhiều thương nhân và những chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồngthương mại chưa tiếp cận được một cách toàn diện, kỹ lưỡng về các hình thức chế tàithương mại cũng như chế tài phạt vi phạm nói riêng

Trang 6

Hiện nay, chế tài phạt vi phạm là một trong những chế tài được các thương nhânthỏa thuận áp dụng khá phổ biến trong hợp đồng thương mại và cũng xuất hiện nhiềutrong các vụ tranh chấp trong khi đó quy định pháp luật vẫn còn những bất cập gây khókhăn cho thương nhân khi áp dụng chế tài và dẫn tới tranh chấp Nhận thức rõ được điều

đó em đã lựa chọn đề tài : “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại – Thực tiễn thựchiện tại Công ty luật hợp danh Sự Thật” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cho mình vớimong muốn làm rõ quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm và đề xuất một số ý kiếnhoàn thiện quy định về chế tài này

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Đối với vấn đề nghiên cứu là các hình thức chế tài thương mại nói chung và chế tàiphạt vi phạm nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu như sau:

Bài viết đầu tiên là: “Chế tài trong thương mại – Một số bất cập và phương hướnghoàn thiện” của Thạc sĩ Đồng Thái Quang đăng trên website của trung tâm tư vấn phápluật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 09/08/2014 Bài viết đưa ra khái niệm chế tài theo quyđịnh Luật Thương Mại 2005 “Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quảbên vi phạm phải chịu các hình thức trách nhiệm – chế tài Đây là khái niệm chế tài đượchiểu theo Luật Thương mại năm 2005, chế tài chỉ bao gồm các chế tài do vi phạm hợpđồng trong thương mại mà bên bị vi phạm có quyền được lựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu

áp dụng chế tài Đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị viphạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thương mại Nếu mộtbên vi phạm hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lí (bất lợi) nhất định dohành vi vi phạm đó gây ra” Bài viết còn chỉ ra những bất cập trong quy định về khái niệmchế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, về chế tài phạt vi phạm hợp đồng, về chế tài tạmngừng thực hiện hợp đồng, về mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồithường thiệt hại và kiến nghị sửa đổi những vấn đề bất cập

Bài viết thứ hai là: “Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương mại theo LuậtThương mại năm 2005” của Cô Nguyễn Thị Tình & Đỗ Phương Thảo – Đại học ThươngMại đăng trên Tạp chí dân chủ pháp luật ngày 28/03/2013 Chế tài trong thương mại làmột trong những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thương mại,bởi thông qua đó, chúng ta có thể điều tiết hành vi của các thương nhân trong quá trìnhthực hiện hợp đồng, tạo ra sự ổn định tương đối cho sự phát triển của nền kinh tế Tuy

Trang 7

nhiên, thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại trong thời gian qua vẫncòn một số vấn đề gây tranh cãi, gây khó khăn cho các cơ quan giải quyết tranh chấp vàcác bên trong việc xác định hình thức xử lý đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng.Những vấn đề này phần lớn xuất phát từ sự bất cập của các quy định về chế tài trongthương mại Bài viết đi sâu phân tích về một số bất cập của chế tài trong thương mại cầnđược nghiên cứu sửa đổi để đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình điều chỉnh các vấn

đề trong hoạt động thương mại

Hai bài viết đã chỉ ra được những bất cập của các chế tài thương mại theo quy địnhluật thương mại 2005 và phương hướng hoàn thiện quy định về các chế tài thương mại.Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết đăng trên tạp trí nên tác giả chưa trình bày các vấn đề

lý luận một cách đầy đủ về chế tài thương mại, chưa phân tích một cách chi tiết, kỹ lưỡngcác giải pháp, phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài thương mại mà chỉtập trung chỉ ra một cách ngắn gọn những điểm chưa hợp lý trong quy định của pháp luật

Bài viết thứ ba là: “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại năm2005” của Thạc sỹ Nguyễn Việt Khoa - Giảng viên Khoa Luật kinh tế, Đại học Kinh Tếthành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử Bài viết đã làm rõcác vấn đề pháp lý liên quan đến chế tài phạt vi phạm như vi phạm hợp đồng, phân biệtđược giữa chế tài phạt vi phạm với chế tài buộc bồi thường thiệt hại, phân tích vấn đề giớihạn của mức phạt vi phạm, phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, đề cập đến mức phạt viphạm hợp đồng trên thực tế xét xử của tòa án Tác giả đã chỉ ra những điểm chưa phùhợp, chưa rõ ràng, những bất cập cần sửa đổi, hoàn thiện đồng thời đề xuất các kiến nghị

để hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm

Bài viết thứ tư là luận văn: “Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trongthương mại” trên website luanvan365.com Luận văn nghiên cứu về một số vấn đề nhưphân tích những nét chung về hợp đồng và hợp đồng trong thương mại, phân tích một sốvấn đề chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và chế tài trong thương mại, phân tích

và đánh giá về các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại cụ thể theoquy định của pháp luật hiện hành, phân tích thực tiễn áp dụng chế tài thương mại từ một

số vụ án và nêu ra một số kiến nghị về chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại.Luận văn đã phân tích được các vấn đề kể trên nhưng còn chưa sâu sắc do tác giả đãnghiên cứu tất cả các chế tài, là một đề tài rộng, có nhiều vấn đề

Trang 8

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Quan hệ hợp đồng ngày càng phát triển để đáp ứng sự phát triển của hoạt độngthương mại của nền kinh tế mở cửa và hội nhập Sự phát triển của hoạt động thương mạikhiến nhận thức của chủ thể đối với nội dung hợp đồng, đối với các chế tài thương mạinói chung và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng ngày càng được nângcao, chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại được thỏa thuận áp dụng nhiều hơn Tuynhiên quy định của pháp luật còn bất cập, khó khăn khi áp dụng, giải quyết tranh chấp Từthực tế trên khóa luận nghiên cứu một số vấn đề sau: Khóa luận làm rõ một số vấn đề lýluận về hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm để cung cấpkiến thức lý luận về vấn đề nghiên cứu; Khóa luận chỉ ra một số điểm chưa hợp lý trongquy định pháp luật điều chỉnh chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại, phân tích một

số tình huống thực tế về áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại; Từ nhữngphân tích, bất cập đã chỉ ra, khóa luận kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy địnhpháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về

chế tài thương mại nói chung và đi sâu vào chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại.Tiếp đến là việc nghiên cứu những bất cập, những điểm chưa hợp lý trong quy định phápluật về chế tài phạt vi phạm, thực trạng áp dụng quy định pháp luật về chế tài phạt viphạm Từ những bất cập đã phân tích kiến nghị một số giải pháp hoàn quy định của phápluật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

*Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu về chế tài phạt vi

phạm hợp đồng thương mại cả góc độ lý luận và thực tiễn Từ những nghiên cứu, phântích làm rõ được các bất cập trong quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm, những khókhăn khi áp dụng quy định pháp luật Dựa trên những bất cập đề xuất giải pháp hoàn thiệnquy định pháp luật, giảm những khó khăn khi áp dụng chế tài phạt vi phạm Những mụctiêu cụ thể của khóa luận như sau: Tìm hiểu, trình bày một số khái niệm cơ bản về hợpđồng thương mại, chế tài thương mại, chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại; cơ sở

Trang 9

ban hành và nội dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại, chế tài thương mại

và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại; Chỉ ra những bất cập trong quy định phápluật về phạt vi phạm hợp đồng thương mại và khó khăn trong thực tiễn áp dụng chế tàiphạt vi phạm hợp đồng thương mại; Đưa ra một số quan điểm hoàn thiện quy định phápluật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại và kiến nghị một số giải pháp hoànthiện các quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

*Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Khóa luận tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợpđồng thương mại từ khi Luật thương mại 2005 ra đời đến nay Các quy định pháp luậtđược nghiên cứu là các quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam Khóa luận nghiên cứu các bài viết của các nhà nghiên cứudựa trên quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong Luật thương mại 2005, so sánhquy định của Luật thương mại 2005 với quy định của Bộ luật dân sự 2005 để làm rõ vấnđề

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp, so sánh, đốichiếu thông tin Dựa trên việc nghiên cứu các quy định trong Luật thương mại 2005, Bộluật dân sự 2005, các bài viết của các nhà nghiên cứu, khóa luận có liên quan đến chế tàithương mại từ đó phân tích những quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồngthương mại trên các khía cạnh khác nhau Từ những phân tích đã làm được sẽ đưa ranhững kết luận vấn đề nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quy định vềchế tài phạt vi phạm hợp đồng

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận tốt nghiệpbao gồm 3 chương:

Chương 1 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại, chế tài thương

mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Chương 2 - Thực trạng quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng

thương mại và thực tiễn thực hiện tại Công ty luật hợp danh Sự Thật

Trang 10

Chương 3 – Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế tài phạt vi

phạm hợp đồng thương mại

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại , chế tài thương

mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng thương mại

Hợp đồng có bản chất là sự tự nguyện thoả thuận và thống nhất ý chí nhằm xáclập, thay đổi, hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong xã hội.Hợp đồng là căn cứ pháp lý phổ biến làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên Giaokết và thực hiện các hợp đồng chính là cách thức cơ bản để thực hiện hiệu quả các hoạtđộng kinh tế

Khi nghiên cứu hợp đồng và pháp luật về hợp đồng cần lưu ý một số vấn đề sauđây:

Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham gia giao

kết

Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong vận hành của nền kinh tế thị trường Chứcnăng cơ bản của hợp đồng quyết định bản chất và giá trị xã hội của nó trong điều kiệnkinh tế xã hội của một quốc gia Hợp đồng luôn gắn liền với sự tự do thể hiện ý chí củacác chủ thể Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng được hình thành và phát triển mạnh mẽ

ở Pháp vào thế kỷ XVIII Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí Nguyên tắcnày cho phép các cá nhân tự do quyết định trong việc giao kết hợp đồng và khẳng địnhquyền của mỗi cá nhân tham gia vào giao dịch chỉ phụ thuộc vào chính họ mà không phụthuộc vào pháp luật Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng, nếu các cá nhân tự dogiao kết thì sẽ đảm bảo được sự công bằng trong quan hệ hợp đồng Nguyên tắc tự do kýkết hợp đồng đưa đến một hệ quả là hợp đồng khi đã được ký kết thì có giá trị bắt buộcthực hiện Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ có thể được thực hiện bởi sự thoả thuận củacác chủ thể trong hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ cũng nhưkhông có quyền làm thay đổi ý chí của họ Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các chủ thể trong

đó bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ Nhưng trên thực tế các bên tham gia ký kết hợp

Trang 11

đồng thường không ngang bằng nhau mà có một bên mạnh hơn và một bên yếu hơn vềkinh tế Do đó không có sự tự do ký kết hợp đồng mà thường là một bên phụ thuộc vào ýchí của bên kia, bằng việc thông qua hợp đồng do bên mạnh hơn định sẵn Chính vì vậy,hợp đồng không còn kết quả của sự thể hiện ý chí chung của các bên nữa mà nó trở thànhhình thức biểu hiện của sự bất bình đẳng giữa các bên với nhau Do đó, đòi hỏi Nhà nướcphải can thiệp đến các quan hệ này thông qua pháp luật và chế định hợp đồng ra đời giữmột vị trí rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Sự thay đổi từ quanđiểm đề cao lợi ích cá nhân sang đề cao lợi ích xã hội đã làm thay đổi các nguyên tắc này.

Thứ hai, hợp đồng là tập hợp những cam kết được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song sự tự do đóphải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật Nói cách khác, pháp luật chỉ bảo vệ những camkết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng Xuất phát từ nguyên tắc cơ bảntrong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do ý chí của mọi cá nhân và các chủ thể kháctrong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật các nước đều cho phép các chủthể được hoàn toàn tự do giao kết hợp đồng, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xãhội Việc hình thành các hạn chế của nguyên tắc tự do trong ký kết hợp đồng xuất phát từquan điểm bảo vệ trật tự công và lợi ích chung của xã hội Vì vậy, pháp luật sẽ bảo vệ lợiích và quyền của các bên song lợi ích này phải không được xâm hại đến trật tự và lợi íchcông

Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh hoạt, mềm

dẻo

Điều này không dễ dàng đạt được nếu như quy định pháp luật không được xâydựng theo hướng đề cao tự do ý chí của các bên, pháp luật chỉ can thiệp ở giới hạn cầnthiết Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa về hợp đồng thương mại

mà chỉ định nghĩa về hợp đồng dân sự Theo Điều 388, Bộ luật Dân sự (2005) “Hợp đồngdân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền vànghĩa vụ dân sự” Quyền và nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng dân sự được hiểu bao gồm cảcác quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ thương mại Khái niệm hợp đồng dân sựtrong Bộ luật Dân sự (2005) được xem là khái niệm chung về hợp đồng trong lĩnh vựcthương mại, đầu tư kinh doanh Về lí luận, hợp đồng trong thương mại là một dạng cụ thểcủa hợp đồng dân sự Tuy nhiên, hợp đồng trong thương mại có những đặc điểm riêng

Trang 12

nhất định, khác với những hợp đồng dân sự thông thường theo cách hiểu truyền thống Cóthể xem xét hợp đồng thương mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên lýmối liên hệ giữa cái chung và cái riêng Từ cách tiếp cận này những vấn đề cơ bản về hợpđồng thương mại như: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp đảm bảo thực hiệnhợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu được điều chỉnh bởi pháp luật

và không có sự khác biệt với các hợp đồng dân sự thông thường Song, xuất phát từ đặcđiểm và yêu cầu của hoạt động thương mại, một số vấn đề về hợp đồng trong thương mạiđược quy định trong các lĩnh vực cụ thể, có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quyđịnh của dân luật truyền thống về hợp đồng (như chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụcủa các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng )

Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm hợp đồng thương mại,nhưng có thể hiểu hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là

sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặccác chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụcủa các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại

Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo Luật thương mại 2005, cụ thểtại Điều 1 Luật thương mại (2005), theo đó bao gồm: hoạt động thương mại thực hiện trênlãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiệnngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật nàyhoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động khôngnhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnhthổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó

áp dụng luật này

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chế tài thương mại

(i) Khái niệm chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Chế tài thương mại và chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hai khái niệmkhông hoàn toàn đồng nhất Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý ở Việt Nam vẫn có cách nhậndiện khác nhau về vấn đề này

Theo nghĩa rộng, chế tài trong thương mại là những hình thức chế tài áp dụng với

các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại

Trang 13

Hành vi vi phạm ở đây là hành vi xâm phạm trái pháp luật đến lợi ích của đối tác,người tiêu dùng, xã hội và trật tự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, bao gồm:

Thứ nhất, hành vi vi phạm được quy định tại Điều 320, Luật Thương mại (2005).

Theo đó, các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:

+ Vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thươngnhân; thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân ViệtNam và của thương nhân nước ngoài

+ Vi phạm các quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quácảnh;

+ Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;

+ Vi phạm các quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;

+ Vi phạm các quy định về nghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu;

+ Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vậtliệu phục cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;

+ Vi phạm các quy định về liên quan đến chất lượng hàng hoá dịch vụ kinh doanhtrong nước và hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

+ Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

+ Vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinhdoanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hóa;

+ Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Những vi phạm pháp luật này mang đặc điểm chung là vi phạm chế độ quản lýNhà nước trong lĩnh vực thương mại, xâm phạm trật tự quản lý hoạt động thương mại của

Trang 14

Nhà nước Đối với những vi phạm thuộc nhóm này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm vàhậu quả xảy ra, thương nhân có thể bị áp dụng các chế tài, như: chế tài dân sự, chế tàihành chính hoặc chế tài hình sự.

Thứ hai, hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Để tiến hành các hoạt động thương mại, thương nhân phải ký kết và thực hiện cáchợp đồng thương mại Khi hợp đồng được hình thành và có hiệu lực pháp luật, nhữngcam kết trong hợp đồng có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên Nếu một bên khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận thì bị coi là

vi phạm hợp đồng thương mại Trong hợp đồng thương mại ngoài các điều khoản do cácbên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng thì các bên còn phải tuân thủ những những nộidung pháp lý bắt buộc đã được pháp luật quy định mà các bên có thể thỏa thuận hoặckhông thỏa thuận trong hợp đồng Mặc dù, những điều khoản này không được đưa vàohợp đồng nhưng theo quy định của pháp luật thì việc các bên không thực hiện những điềukhoản này cũng sẽ bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng thương mại cũng tức là vi phạmpháp luật về hợp đồng thương mại và sẽ bị áp dụng chế tài Các hình thức chế tài do viphạm hợp đồng thương mại bao gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi pham, bồithường thiệt hại Như vậy, hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại không chỉ baogồm các hành vi vi phạm chế độ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, xâm phạmtrật tự quản lý hoạt động thương mại của Nhà nước (được quy định tại Điều 320, LuậtThương mại (2005)) mà còn bao gồm những hành vi vi phạm hợp đồng thương mại Phùhợp với từng loại hành vi vi phạm, pháp luật hiện hành quy định các hình thức tráchnhiệm pháp lý với nhiều loại chế tài khác nhau Theo nghĩa này, chế tài trong thương mại

có thể được áp dụng đối với mọi vi phạm pháp luật thương mại: từ những hành vi làm tổnhại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của người tiêu dùng như đầu cơ lũng đoạn thịtrường….đến các vi phạm pháp luật có tính chất “riêng tư” giữa các thương nhân, nhưhành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng Nhữnghình thức chế tài được áp dụng trong các trường hợp này có thể là chế tài hành chính, chếtài hình sự hoặc chế tài mang tính chất dân sự, phù hợp với tính chất của từng loại hành vi

vi phạm Về phạm vi áp dụng, chế tài thương mại được áp dụng đối với mọi hành vi viphạm trong lĩnh vực thương mại Chủ thể quyết định áp dụng biện pháp chế tài là cơ quanNhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lý Nhà nước đối với chế tài hành chính, Tòa ánđối với chế tài hình sự…) hoặc chính thương nhân bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng

Trang 15

Theo nghĩa hẹp, chế tài thương mại là hình thức chế tài áp dụng đối với các chủ

thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết theo hợpđồng, theo đó bên có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại phải gánh chịu một hậu quảpháp lý bất lợi do hành vi vi phạm đó gây ra

Như vậy, chế tài thương mại (theo nghĩa hẹp) được hiểu đồng nghĩa với chế tài do

vi phạm hợp đồng thương mại Theo Điều 292, Luật Thương mại (2005), các loại chế tàitrong thương mại bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồithường thiệt hại ; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Hủy bỏhợp đồng; Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là thành viên và tập quán thương mại quốc tế Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồngthương mại được quy định cụ thể tại Mục I, chương VII, đối với các hành vi vi phạmpháp luật về thương mại quy định tại Điều 320 thì sẽ áp dụng biện pháp xử lý vi phạmpháp luật về thương mại quy định tại chương VIII của Luật Thương mại (2005)

Như vậy, Luật Thương mại (2005) tiếp cận chế tài thương mại theo nghĩa hẹp, thểhiện sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rằng, bên cạnh các hình thức chế tài quy định tạichương VII chế tài trong thương mại bao gồm cả các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật

về thương mại quy định tại chương VIII của Luật Thương mại (2005)

(ii) Đặc điểm của các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Thứ nhất, chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại phát sinh trong quá

Trang 16

Thứ hai, chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại là loại trách nhiệm pháp

lý mang tính tài sản.

Đặc điểm chung của bất kỳ loại trách nhiệm pháp lý nào cũng đều là sự tước đoạthay hạn chế các quyền về tài sản hay phi tài sản của chủ thể có hành vi vi phạm Khácbiệt với đặc điểm chung này, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại được ápdụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng và hợp đồng thương mại sẽ buộc bên vi phạm phảigánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản Yếu tố tài sản thể hiện ở cách thức bên viphạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, đó là:

Một là, bên vi phạm phải dùng tiền (tài sản) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản

lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Nhà nước) để thực hiện nghĩa vụ nộp phạt,nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, khôngđầy đủ cam kết trong hợp đồng Việc nộp tiền phạt hay bồi thường thiệt hại được thựchiện theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật

Hai là, bên vi phạm buộc phải có những chi phí hợp lý cần thiết để thực hiện nghĩa

vụ hợp đồng khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng (ví dụ: chi phí

để sửa chữa sai xót, loại trừ khuyết tật của hàng hoá )

Ba là, việc áp dụng các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng

ít nhiều cũng ảnh hưởng đến lợi ích hạch toán của bên vi phạm

Thứ ba, cơ sở phát sinh chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại là hành vi

vi phạm hợp đồng thương mại

Hợp đồng có hiệu lực pháp luật trở thành “luật” đối với các bên, là cơ sở phát sinhquyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,không đầy đủ những nghĩa vụ pháp lý đó được coi là hành vi vi pham hợp đồng đã ký kết.Đối với hợp đồng có nội dung trái pháp luật, không có hiệu lực pháp luật thì không làmphát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên ngay từ thời điểm ký kết Vì vậy, hành vikhông thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ những cam kết trong hợp đồng

đó không được coi là sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và các bên không phải thực hiệntrách nhiệm hợp đồng

Hành vi vi phạm được biểu hiện ở việc không thực hiện, thực hiện không đúng,không đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng có hiệu lực pháp luật Nếu các

Trang 17

quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng được thực hiện đầy đủ thì trách nhiệm hợp đồng khôngđược đặt ra Tuy nhiên, hợp đồng có hiệu lực pháp luật và vi phạm hợp đồng chỉ là điềukiện pháp lý để một bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện trách nhiệm hợp đồng Trênthực tế, bên có hành vi vi phạm hợp đồng có bị áp dụng chế tài hay không còn phải phụthuộc vào việc chứng minh có hội đủ các căn cứ xác định trách nhiệm hợp đồng đối vớitừng hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng

Thứ tư, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại áp dụng trực tiếp đối với bên vi

phạm.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp được áp dụng đối với bên vi phạm Khi có

sự vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm phải trực tiếp chịu trách nhiệm đối với bên bị viphạm không phụ thuộc vào nguyên nhân sự vi phạm là do tổ chức, cá nhân nào gây ra.Trong hoạt động thương mại thường tồn tại một chuỗi các mối quan hệ giữa các chủ thểvới nhau Ví dụ: A ký hợp đồng bán hàng hóa với B, B lại bán lại cho C, rồi C lại bán lạicho D… Khi A vi phạm hợp đồng thì kéo theo B vi phạm hợp đồng với C và tiếp đó C lại

vi phạm hợp đồng với D… Nhưng khi có hành vi vi phạm hợp đồng, chế tài thương mại

sẽ được áp dụng trực tiếp đối với bên vi phạm Tính phân định trách nhiệm trong chuỗimối quan hệ này thể hiện ở việc C sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với D do hành vi

vi phạm của mình mà không cần xét đến nguyên nhân của vi phạm đó là do A hay B gây

ra Việc bên vi phạm phải trực tiếp chịu trách nhiệm với bên bị vi phạm thể hiện ở cáckhía cạnh cơ bản sau đây:

Một là, bên vi phạm hợp đồng phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyềnquản lý của mình để nộp tiền phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại

Hai là, khi bị áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng, bên vi phạm phải trực tiếpthực hiện nghĩa vụ hợp đồng, phải dùng tài sản của mình để trang trải các chi phí sửachữa, loại trừ khuyết tật của hàng hoá hoặc phải chấp nhận phải giảm giá

Ba là, khi áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợpđồng hay hủy hợp đồng, bên bị áp dụng và trực tiếp bị ảnh hưởng tới quyền và lợi íchcũng chính là bên vi phạm

Phù hợp với quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng được pháp luật bảo hộ,khi các bên tự nguyện thiết lập quan hệ hợp đồng thì nghĩa vụ hợp đồng phát sinh và là

Trang 18

nghĩa vụ trực tiếp của các bên với nhau Chính vì vậy, khi truy cứu trách nhiệm hợp đồng,bên bị vi phạm là chủ thể được thụ hưởng trọn vẹn sự bù đắp mà bên vi phạm đã thựchiện.

Thứ năm, chủ thể có quyền lựa chọn và quyết định áp dụng các hình thức chế tài

do vi phạm hợp đồng thương mại là bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng.

Khi có hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, bên bị vi phạm có quyền yêucầu bên vi phạm thực hiện một hay nhiều hình thức chế tài theo sự cam kết trong hợpđồng hoặc theo quy định pháp luật Trường hợp yêu cầu thực hiện chế tài trong thươngmại không được đáp ứng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình Nội dung đơn khởi kiện chính là sự thể hiện quyềnlựa chọn và quyết định áp dụng các chế tài của bên bị vi phạm đối với bên vi phạm hợpđồng thương mại đã ký kết Trong khuôn khổ pháp luật, thương nhân bị vi phạm có thểyêu cầu thương nhân có hành vi vi phạm thực hiện một phần nghĩa vụ tài sản Tòa án haytrọng tài khi được yêu cầu giải quyết tranh chấp phải tôn trọng quyền tự định đoạt củanguyên đơn hoặc cũng có thể là yêu cầu phản tố của bị đơn Việc tòa án hay trọng tài banhành phán quyết buộc bị đơn phải nộp tiền phạt hay tiền bồi thường thiệt hại thể hiện việcnhững cơ quan này đã chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn Thựcchất, tòa án hay trọng tài không trực tiếp quyết định áp dụng hình thức chế tài nào, hay có

áp dụng chế tài hay không đối với bên vi phạm mà quyền quyết định thuộc về bên bị viphạm Tòa án hay trọng tài đóng vai trò công nhận yêu cầu của đương sự

1.1.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Theo Luật Thương Mại (2005): “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên

vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”(Điều 300 Luật Thương Mại 2005)

Theo Bộ luật Dân sự (2005): “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên tronghợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”(Khoản 1, Điều 422 Bộ luật Dân Sự 2005)

Từ hai khái niệm trên, khi phân tích vào câu chữ, có thể thấy rằng đề cập đến phạt

vi phạm từ khi đó là “sự thỏa thuận” giữa hai bên, và điều khoản này nhằm đưa ra phầnnghĩa vụ mà bên còn lại phải thực hiện nếu bị vi phạm Trong khi đó, theo Luật Thương

Trang 19

mại thì phạt vi phạm được đề cập đến khi “bên bị vi phạm yêu cầu bên vị phạm trả mộtkhoản tiền do vi phạm hợp đồng” Như vậy, khi so sánh hai khái niệm trên, một câu hỏiđược đặt ra là: khi hai bên tham gia ký kết hợp đồng, có thỏa thuận về điều khoản phạt viphạm trong hợp đồng, vậy giai đoạn thỏa thuận mức phạt vi phạm này gọi là gì? Vì nhưtheo câu chữ của Luật Thương mại 2005 thì khi bên vi phạm có yêu cầu thì đó mới gọi là

“phạt vi phạm”, vậy giai đoạn này có phải đó gọi là “thỏa thuận phạt vi phạm”

Dù có điểm không đồng nhất của khái niệm phạt vi phạm trong hai nguồn luật.Nhưng nhìn chung lại, chúng ta có hiểu chế tài phạt vi phạm theo nghĩa sau: Chế tài phạt

vi phạm là một loại chế tài gây bất lợi cho người có hành vi vi phạm, được thỏa thuận cụthể giữa các bên về một mức phạt nhất định khi có hành vi vi phạm mà ở đó các bên dù cólỗi hay không có lỗi vẫn phải chịu hậu quả bất lợi này (Lê Trung Thảo, Tài liệu nghiêncứu pháp luật về thương mại, nhà xuất bản Thời Đại, năm 2009, trang 278-302)

Xuất phát từ việc phân chia các quan hệ hợp đồng trong hoạt động dân sự vàthương mại thành những lĩnh vực riêng biệt và được điều chỉnh bởi các quy định của cácvăn bản pháp luật khác nhau mà các quy định về phạt vi phạm hợp đồng có các vai tròsau:

Thứ nhất, phạt vi phạm hợp đồng được xem là biện pháp tăng cường trách nhiệmthực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi chưa có hành vi vi phạm nghĩa vụ Với mức phạt đượcquy định cụ thể thì điều này giúp cho các chủ thể có thể biết trước được mức phạt sẽ phảigánh chịu nếu vi phạm hợp đồng và hạn chế được tình trạng vi phạm trong hợp đồng Đốivới trường hợp phạt vi phạm theo hợp đồng, khi các bên đưa điều kiện phạt vi phạm vàohợp đồng với mục đích thúc đẩy bên chậm thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụphải thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, thì việc sử dụng phạt vi phạm trước hết với tư cách làtăng cường mức trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ khi giao kết hợp đồng Tuy nhiên trongtrường hợp này phạt vi phạm cũng có thể được sử dụng với tư cách là một hình thức củatrách nhiệm vật chất với mục đích là đền bù cho bên bị vi phạm, đặc biệt là khi các bênchỉ thoả thuận phạt vi phạm mà không thoả thuận bồi thường thiệt hại (Tiến sỹ DươngAnh Sơn, Tiến sỹ Lê Thị Bích Thọ, Một số ý kiến về phạt vi phạm hợp đồng theo quyđịnh của pháp luật Việt nam, Tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2005, trang 42-48)

Thứ hai, khi có sự vi phạm thì nó được coi là hình thức trách nhiệm do vi phạmhợp đồng bởi vì bản chất của việc trả tiền phạt vi phạm là sự đền bù vật chất cho bên bị vi

Trang 20

phạm Và sự đền bù vật chất này được quy định cụ thể với một % theo luật định Theoquan điểm của Tiến sỹ Dương Anh Sơn Và Tiến sỹ Lê Thị Bích Thọ, phạt vi phạm là mộttrong hai hình thức của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng không thể mang tính trừng phạt

mà chỉ có chức năng đền bù Pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng không coi tínhtrừng phạt là chức năng của phạt vi phạm Cách nhìn nhận này trong pháp luật của cácnước rõ ràng phù hợp với thực tiễn lưu thông dân sự và thương mại Trong thực tiễn cónhững trường hợp mặc dù có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng thiệt hại không xảy ra, nếubên bị vi phạm trong trường hợp đó yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt đã thoả thuận trướcthì rõ ràng là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, vì đó là phần trách nhiệm màchính các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng (Tiến sỹ Dương Anh Sơn, Tiến sỹ Lê ThịBích Thọ, Một số ý kiến về phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt nam,Tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2005, trang 42-48.)

Nhằm bảo đảm phân biệt rõ giá trị pháp lý, ý nghĩa riêng biệt của mỗi điều khoản(nhiều khi phải mất nhiều công sức qua đàm phán, thỏa thuận mới đạt được), cũng nhưnhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng, lạm dụng của một bên yêu cầu hủy bỏ giao dịch vì sự

vô hiệu của một điều khoản mà trong nhiều tình huống là không cần thiết và không bảo vệđược quyền và lợi ích của bên (các bên) còn lại Tuy nhiên đều này không có nghĩa là cácbên được quyền tự do thỏa thuận nội dung của điều khoản này mà nó còn tùy thuộc vàoluật điều chỉnh hợp đồng nơi mà pháp luật có thể có những quy định khác và chặt chẽ hơnquyền của các bên khi thỏa thuận điều khoản vô hiệu , nhất là các quy định bảo vệ nguyêntắc pháp luật quốc gia

Thứ ba, phạt vi phạm hợp đồng có vai trò răn đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng(trong trường hợp có vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải nộp "phạt" không phụ thuộc vàoviệc thực tế vi phạm đó có gây ra thiệt hại cho bên kia không) Mục đích này nhằm chocác bên phải thấy trước được khoản giá trị vi phạm mà mình phải trả cho bên bị vi phạm,

từ đó có một hướng nhìn trước về tương lai của việc thực hiện hợp đồng, việc cam kết vềgiời gian, hàng hóa, chất lượng, kho bãi, nhân viên, kỹ thuật đảm bảo cho hợp đồngđược thực hiện theo đúng những gì các bên đã thỏa thuận, nâng cao ý thức, tính tráchnhiệm trong quá trình giao kết hợp đồng Chế định trách nhiệm hợp đồng chủ trương ápdụng các biện pháp chế tài đối với mọi hành vi vi phạm hợp đồng (trừ trường hợp đượcmiễn theo quy định của pháp luật hoặc bên vi phạm không yêu cầu áp dụng chế tài phạt viphạm) Quy định về trách nhiệm hợp đồng có tác dụng rất mạnh mẽ vào ý thức các bên,

Trang 21

nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, ngănngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng xảy ra.

Thứ tư, phạt vi phạm hợp đồng chi trả một khoản tiền cho bên bị vi phạm theo mứcđịnh trước (tức là nếu có vi phạm gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại không được quyền đòimức phạt vi phạm quá mức mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó, mặc dù lỗidẫn đến vi phạm trong hợp đồng hoàn toàn thuộc về bên kia) Việc này đảm bảo mộtkhung pháp lý vững chắc theo hình thức thỏa thuận mức phạt vi phạm nhằm ngăn chặnhành vi lợi dụng việc vi phạm của một bên mà tăng mức phạt vi phạm đã thỏa thuận trướckia

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại, chế tài thương mại và chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại.

1.2.1 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại

Khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổihàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết cácquan hệ tài sản Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu quả trong việc đảmbảo sự vận động của hàng hoá - tiền tệ Ngày nay, phần lớn các quan hệ thương mại đềuđược điều chỉnh bằng hợp đồng Vai trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng đượckhẳng định trong mọi hệ thống pháp luật Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia,pháp luật về hợp đồng giữ vị trí vô cùng quan trọng Vai trò trung tâm của hợp đồng trong

hệ thống kinh tế và pháp luật không phải là ngẫu nhiên, đặc biệt là trong nền kinh tế thịtrường, nơi mà mọi hàng hoá, dịch vụ phải được tự do lưu thông trên thị trường thì vaitrò của hợp đồng ngày càng được thể hiện rõ hơn, bởi lẽ trong các quan hệ hợp đồng thì ýchí của các bên mang tính quyết định Về mặt nguyên tắc, pháp luật tôn trọng ý chí củacác bên và chỉ can thiệp trong các trường hợp mà ở đó có sự giới hạn của pháp luật

Theo quy định hiện hành có thể nhận diện hợp đồng trong thương mại theo một sốtiêu chí pháp lý chủ yếu như sau:

Về chủ thể hợp đồng: hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể

kinh doanh (chủ yếu là thương nhân) Theo quy định của Luật Thương mại (2005),thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinhdoanh một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Có những quan hệ hợp

Trang 22

đồng trong thương mại đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân, như: hợp đồng đại diệncho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

Có những hợp đồng thương mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thương nhân, như: hợpđồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hoá, hợp đồng môigiới thương mại, hợp đồng dịch vụ xây dựng, hợp đồng bảo hiểm Cá biệt, có nhữnghợp đồng thương mại không nhất thiết chủ thể hợp đồng phải là thương nhân, như: hợpđồng giao kết giữa các chủ thể kinh doanh là những người bán hàng rong, quà vặt, buônchuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp (những người này không phảiđăng ký kinh doanh, do đó họ không phải là thương nhân)

Về hình thức: Hợp đồng trong thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên

thoả thuận, có thể được thể hiện bằng hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.Trong một số trường hợp, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng bằng hìnhthức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương với văn bản (hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợpđồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, )

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận: Mục đích lợi nhuận là đặc trưng

của các giao dịch thương mại Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một bên của hợp đồngtrong thương mại không có mục đích lợi nhuận Những hợp đồng này, về nguyên tắckhông đương nhiên chịu sự điều chỉnh bởi những quy định riêng của pháp luật thươngmại Theo khoản 3, Điều 1, Luật Thương mại (2005) “hoạt động không nhằm mục đíchsinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằmmục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này” thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của LuậtThương mại (2005)

Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thương mại (2005) ra đời đánh dấu bước phát triểnmới của pháp luật về hợp đồng và là sự thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam.Các quy định về hợp đồng trong thương mại đã có những thay đổi cơ bản cả về kỹ thuậtlập pháp và nội dung pháp lý Luật Thương mại (2005) là nguồn quan trọng điều chỉnhcác giao dịch thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các bên có liên quannhằm triển khai hoạt động kinh doanh… Luật Thương mại xây dựng trên cơ sở tiếp tụcphát triển các quy định mang tính chất nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, cụ thể hoá cácnguyên tắc này cho thích hợp để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh Bên

Trang 23

cạnh các quy định trong Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thương mại (2005), một số hợpđồng đặc thù trong thương mại còn được điểu chỉnh bởi quy định trong các luật chuyênngành như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng, Bộluật Hàng hải Thông thường, ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung về hợp đồngtrong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, mỗi loại hợp đồng cụ thể còn chịu sự điềuchỉnh của các luật chuyên ngành đó Nguyên tắc áp dụng pháp luật được xác định rõ trongLuật Thương mại (2005) là: Hợp đồng thương mại phải tuân theo Luật Thương mại vàpháp luật có liên quan Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong Luật Thươngmại và pháp luật có liên quan Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luậtkhác thì áp dụng quy định của luật đó Hoạt động thương mại không được quy định trongLuật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.

1.2.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về chế tài thương mại

Chế tài thương mại là chế định cơ bản của pháp luật thương mại, có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thương mại Thông qua đó, các thương nhân có thểđiều tiết hành vi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, qua đó, tạo ra sự ổn địnhtương đối cho sự phát triển của nền kinh tế, bảo vệ được bên thiện chí, ngay tình trong cáchoạt động thương mại Các chế tài này ngày càng được các bên sử dụng nhiều hơn nhưmột biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình trong các quan hệ hợp đồng

Theo điều 292 Luật Thương mại (2005) thì chế tài trong thương mại bao gồm các chế tài sau:

Đầu tiên là chế tài “ Buộc thực hiện đúng hợp đồng”

Nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm buộcbên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác đểhợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí tổn thất phát sinh

Khi bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị

vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ đúng theothoả thuận trong hợp đồng Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụkhông đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tậtcủa hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theođúng hợp đồng Trường hợp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu thực hiện đúng hợp

Trang 24

đồng, bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theođúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch giá.Bên bị vi phạm cũng có thể tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ vàyâu cầu bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý (Điều 297, Luật Thương mại(2005)

Bên có quyền lợi bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng không chỉ là bên mua hàng

mà còn có thể là bên bán hàng, khi giao hàng hoá, dịch vụ đúng cam kết trong hợp đồngnhưng không đựợc tiếp nhận Bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bênmua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định tạihợp đồng hoặc theo quy định của Luật Thương mại Đây là một bổ sung và là một điểmmới quan trọng của Luật Thương mại (2005) so với Luật Thương mại (1997)

Để áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm

có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ Việc gia hạn nàyhoàn toàn do bên bị vi phạm quyết định trên cơ sở xem xét lợi ích của việc tiếp tục thựchiện nghĩa vụ hợp đồng (Điều 298, Luật Thương mại (2005) Vì vậy, việc gia hạn để tiếptục thực hiện hợp đồng nằm trong tiến trình áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng vàhoàn toàn không phải là sự thoả thuận lại về thời gian thực hiện hợp đồng giữa các bên.Nếu không có thỏa thuận nào khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúnghợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu áp dụng chế tài phạt vi phạm,bồi thường thiệt hại nhưng không được áp dụng chế tài khác (đình chỉ thực hiện hợpđồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, huỷ hợp đồng) Khi bên vi phạm không thực hiệnchế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị viphạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình

Theo quy định của pháp luật, bên bị vi phạm quyết định áp dụng chế tài buộc thựchiện đúng hợp đồng trước khi sử dụng các chế tài hợp đồng khác Bên bị vi phạm áp dụngchế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong những trường hợp mà việc kéo dài thời gianthực hiện hợp đồng không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của mình Đối với những loạihàng hoá mang tính chất mùa, vụ, phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm (bánh trungthu, nước giải khát, chăn đệm ) thì bên bị vi phạm không thể lựa chọn áp dụng chế tàibuộc thực hiện đúng hợp đồng nếu thời cơ tiêu thụ các loại sản phẩm trên đã hết So vớicác hình thức trách nhiệm khác, buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp chế tàimang tính mềm dẻo, thiện chí và hiệu quả của nó có khả năng hạn chế thiệt hại

Trang 25

Thứ hai là chế tài “Buộc bồi thường thiệt hại”

Nội dung của chế tài bồi thường thiệt hại là bên vi phạm phải trả cho bên bị viphạm giá trị vật chất bị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra

Về nguyên tắc, bên vi phạm phải “bồi thường toàn bộ” những thiệt hại vật chất chobên bị vi phạm, không giới hạn bởi giá trị hợp đồng Tuy nhiên, các khoản thiệt hại đòibồi thường phải nằm trong phạm vi được pháp luật ghi nhận Việc bồi thường thiệt hạiđược tiến hành theo nguyên tắc “bồi thường toàn bộ”, do vậy mà có những trường hợp sốtiền bồi thường của một bên lớn hơn cả giá trị hợp đồng đã bị vi phạm Toàn bộ thiệt hạibao gồm: giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạmgây ra, chi phí ngăn chặn hạn chế hậu quả của vi phạm, khoản lợi trực tiếp mà bên bên bị

vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

Thứ ba là các chế tài “Tạm ngừng thực hiện hợp đồng”, “Đình chỉ thực hiện hợp đồng”, “Hủy bỏ hợp đồng.”

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và huỷ bỏ hợpđồng thể hiện sự tự vệ và thái độ phản ứng trực tiếp của bên bị vi phạm đối với bên vi viphạm hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa

vụ trong hợp đồng Khi hợp đồng thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫncòn hiệu lực

Đình chỉ thực hiện hợp đồng: là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp

đồng Khi hợp đồng thương mại bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từthời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiệnnghĩa vụ hợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặcthực hiện nghĩa vụ đối ứng

Huỷ bỏ hợp đồng: là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp

đồng bị huỷ bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết Huỷ bỏ hợp đồng có thể là huỷ

bỏ một phần hợp đồng hoặc huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng

Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng,

các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực

Trang 26

Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa

vụ của hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng Khi một hợp đồng trong thương mại bị huỷ bỏtoàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết Các bên khôngkhông phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thoả thuận

về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp

Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên thoả thuận tạmngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng thì không được coi là chế tài trong thương mại, chỉđược coi là chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại khi một bên vi phạm và mộtbên tuyên bố đơn phương tạm ngừng, đình chỉ, hoặc huỷ bỏ hợp đồng

Thứ tư là “Chế tài phạt vi phạm”.

Thứ năm là “Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”.

1.2.3 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Theo quy định pháp luật, hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Khi hợp đồng được giao kết một cáchhợp pháp thì phải được các bên cam kết và thực hiện cam kết, tuy nhiên thực tế rất phổbiến tình trạng vi phạm cam kết trong hợp đồng Do đó pháp luật cũng đã dự liệu đến vấn

đề phạt vi phạm hợp đồng với tính chất vừa là biện pháp có tính chất răn đe, trừng phạtngười vi phạm vừa mang tính chất đền bù cho người bị thiệt hại trong hợp đồng

(i)Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của chế tài phạt vi phạm

Trong Bộ luật dân sự và Luật Thương mại có khác nhau Quy định tại Bộ luật dân

sự được áp dụng cho các giao dịch dân sự giữa cá nhân - cá nhân (hoặc tổ chức) khôngnhằm mục đích kinh doanh ví dụ: ông A đến cửa hàng ông B ký hợp đồng mua 5 dãy cửasắt về làm cửa trong nhà (mục đích sử dụng) Còn quy định tại Luật Thương mại chủ yếuđược áp dụng cho đối tượng là thương nhân và giao kết hợp đồng nhằm mục đích kinhdoanh, sinh lợi ví dụ: doanh nghiệp A tiến hành ký kết mua 2 tấn gạo từ doanh nghiệp B

để bán lại cho doanh nghiệp C (mục đích lợi nhuận) Thương nhân bao gồm tổ chức kinh

tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường

Ngày đăng: 18/03/2019, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w