0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thực trạng đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA GIỜ HỌC MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CỔ LOA - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI (Trang 28 -29 )

Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

3.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên.

Giáo viên TDTT là người trực tiếp dạy học truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực TDTT cũng như các hoạt động thể thao trường học. Họ góp phần không nhỏ vào sự phát triển có hiệu quả trong công tác GDTC ở nhà trường.

Trường THPT Cổ Loa có tổng số 43 lớp với 2060 em học sinh. Như vậy mỗi lớp có khoảng 48 em, trường có 6 giáo viên trong đó có 1giáo viên nữ trình độ của giáo viên đều là đại học. Theo kết quả nghiên cứu, mỗi giáo viên thể dục phải lên lớp 510 giờ trong một năm học, bình quân mỗi tuần giáo viên dạy 15 giờ. Giảng dạy nhiều giờ, mỗi giờ nhiều học sinh tạo thành một khối lượng lớn công việc mà người giáo viên phải đảm nhận bình quân mỗi giáo viên thể dục giảng dạy cho 340 học sinh. So với tỷ lệ 1/250 đến 1/300 như quy định của Bộ GD - ĐT thì tỷ lệ 1/340 học sinh là quá lớn vượt quá quy định chung. Hơn nữa họ lại dạy ngoài trời dưới tác động của thời tiết làm giảm sút hiệu quả của giờ dạy thể dục trong nhà trường. Để đảm bảo hiệu quả tốt của chương trình giảng dạy thể dục, nhà trường cần quan tâm đến chế độ làm việc của đội ngũ giáo viên, đồng thời từng bước chuẩn hóa về số lượng giáo viên TDTT.

Mặt khác qua phỏng vấn trực tiếp được biết hàng năm đội ngũ giáo viên thể dục ở trường THPT Cổ Loa không được tập huấn chuyên môn về nghiệp vụ công tác GDTC. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng GDTC.

23

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA GIỜ HỌC MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CỔ LOA - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI (Trang 28 -29 )

×