0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giờ học môn thể dục cho học sinh khối 10 trường THPT Cổ Loa.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA GIỜ HỌC MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CỔ LOA - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI (Trang 30 -30 )

Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu

3.2.1. Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giờ học môn thể dục cho học sinh khối 10 trường THPT Cổ Loa.

giờ học môn thể dục cho học sinh khối 10 trường THPT Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội

3.2.1. Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giờ học môn thể dục cho học sinh khối 10 trường THPT Cổ Loa. thể dục cho học sinh khối 10 trường THPT Cổ Loa.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác dạy học môn thể dục và hoạt động TDTT ngoại khóa ở trường THPT Cổ Loa cho thấy còn nhiều mặt hạn

25

chế đã ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả tổ chức dạy học môn thể dục của nhà trường.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn thể dục và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cần thiết phải lựa chọn các giải pháp.

Thông qua nghiên cứu đã lựa chọn được một số giải pháp sau: 1. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

2. Tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh 3. Đổi mới phương pháp dạy học - đưa thêm các hình thức trò chơi vận động xen lẫn vào dạy học môn thể dục.

4. Tuyên truyền vai trò, ý nghĩa vị trí của môn học TDTT trong sự nghiệp giáo dục cho học sinh và cha mẹ học sinh.

*Giải pháp 1: Đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

Thực trạng hiện nay ở trường THPT Cổ Loa học sinh khối 10 học vào buổi chiều việc bố trí giờ học thể dục cùng với các môn học khác, giờ học bắt đầu tiết 1 từ 12h30 đến tiết 5 là 16h15. Do đó rất nhiều học sinh đặc biệt là học sinh nữ rất sợ học thể dục.

Vì vậy, đề nghị chuyển môn học thể dục vào buổi sáng và tiến hành dạy từ tiết 1 - 2 (nếu nhiều lớp có thể tiến hành bố trí thêm vào tiết 3 - 4 buổi sáng) học sinh tập luyện một cách thỏa mái mà không ảnh hưởng tới các môn học khác.

* Giải pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh

Để đạt được hiệu quả trong công tác GDTC thì các trường phải tăng cường tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa về TDTT cho học sinh. Vì thông qua các buổi tập luyện ngoài giờ các em sẽ nắm vững hơn những kỹ năng và kỹ thuật các môn thể thao đã học trong giờ chính khóa. Đặc biệt là trong các buổi ngoại khóa và các em cần được tập luyện các môn thể thao tạo cho các em cảm giác vui vẻ, sảng khoái thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức các môn văn hóa khác. Ngoài ra nhà trường cũng nên tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu thể thao, vì đây là một hình thức ngoại khóa rất có hiệu quả.

26

Đồng thời thông qua kết quả thi đấu giáo viên có thể lựa chọn để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể thao chuẩn bị cho các hội khỏe Phù Đổng, những giải vô địch các môn thể thao... mặt khác sự thắng thua trong thi đấu còn có tác dụng để kích thích lôi cuốn học sinh tích cực tham gia tập luyện nhằm giành thắng lợi trong các trận đấu do nhà trường tổ chức.

Song thực tế trường THPT Cổ Loa hầu như chưa tổ chức được hoạt động TDTT tích cực này. Qua phỏng vấn học sinh cho thấy vì chưa có sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên TDTT cũng như giáo viên chủ nhiệm. Điều đó cho thấy một trong những giải pháp cần thiết hiện nay nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong trường THPT Cổ Loa là tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa cho học sinh có thể tiến hành bằng một vài hình thức sau:

- Xây dựng các câu lạc bộ TDTT của nhà trường nhằm thu hút các em đến tập luyện thường xuyên. Qua đó học sinh vừa phát triển thể lực, tăng cường sức khỏe, vừa có thêm kỹ năng, kỹ xảo TDTT. Tập luyện TDTT gián tiếp giúp các em tiến bộ hơn trong học tập các môn văn hóa khác.

- Thành lập các đội thể thao theo lớp hoặc khối. Tổ chức hướng dẫn hàng tuần cho các thành viên trong đội để chuẩn bị cho các cuộc thi đấu thể thao của trường, của huyện...

- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu thể thao cấp trường để tuyển chọn VĐV đại diện cho trường tham gia thi đấu trong hội khỏe Phù Đổng các giải vô địch thể thao cấp huyện, tỉnh và cao hơn nữa.

- Thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khoá 2 buổi/tuần.

Ngoài ra cũng nên tổ chức các hoạt động TDTT vào những dịp lễ tết như ngày 20 tháng 11 hoặc 27 tháng 03...

* Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học - đưa thêm hình thức trò chơi vận động xen lẫn vào dạy học môn thể dục.

Trong giờ học môn thể dục, đặc biệt là các giờ dạy kỹ thuật cơ bản, nội dung dạy còn đơn điệu, không gây hứng thú và sự tập trung chú ý của học

27

sinh trong giờ học. Phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy và tổ chức giờ học theo hướng phân nhóm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, trong quá trình dạy học đưa hình thức trò chơi xen lẫn với nội dung môn học tạo điều kiện thay đổi hình thức tập luyện

* Giải pháp 4: Tuyên truyền vai trò, ý nghĩa vị trí của môn học TDTT trong sự nghiệp giáo dục cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Sự phát triển của xã hội hiện nay, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân đạt tới trình độ cao. Nhà nước đặc biệt quan tâm tới sự phát triển nguồn nhân lực, trong đó phát triển thể chất cho thế hệ trẻ luôn được coi trọng, điều đó đã được khẳng định trong hiến pháp năm 1992: “... nhà nước thống nhất quản lí sự phát triển TDTT; quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học; ...”; quan điểm đó đã được cụ thể hóa trong mục tiêu Luật giáo dục; “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp” [7].

Trên thực tế hoạt động GDTC trường học đã không đáp ứng được nhu cầu học tập môn thể dục và hoạt động thể thao trường học của các em. Nguyên nhân còn hạn chế đó là: Sự quan tâm và đánh giá về môn học thể dục chưa cao, chưa có sự phối hợp của các cấp quản lí, trường, giáo viên chủ nhiệm lớp và cha mẹ học sinh.

Để đáp ứng nhu cầu học tập và tập luyện của học sinh cần thiết phải nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí giáo viên TDTT, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và cha mẹ học sinh về vai trò của GDTC trường học đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; giải tỏa cho nhu cầu được học tập; vui chơi giải trí của học sinh.

Trên đây là 4 giải pháp đề tài đã lựa chọn để giải quyết các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả GDTC ở trường THPT Cổ Loa được tốt hơn.

28

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA GIỜ HỌC MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CỔ LOA - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI (Trang 30 -30 )

×