Hướng dẫn sử dụng máy in 3D, máy scan 3D Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy quét 3D, máy in 3D là một tài liệu hướng dẫn cơ bản về sử dụng máy quét và máy in 3D. Tài liệu này mục đích hướng dẫn sử dụng thiết bị máy quét và máy in đến các đối tượng là các kỹ sư thiết kế, giúp thực hiện quét mẫu và tạo mẫu nhanh Để tài liệu này có thể dễ hiểu nhất với người đọc, nhóm biên soạn đã chia thành 3 phần
Trang 1MỤC LỤC
4 Phần 3: Một số lỗi hay mắc phải khi sử dụng và cách khắc
phục
31
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy quét 3D, máy in 3D là một tài liệu
hướng dẫn cơ bản về sử dụng máy quét và máy in 3D Tài liệu này mục đích hướng dẫn sử dụng thiết bị máy quét và máy in đến các đối tượng là các kỹ sư thiết kế, giúp thực hiện quét mẫu và tạo mẫu nhanh
Để tài liệu này có thể dễ hiểu nhất với người đọc, nhóm biên soạn đã chia thành 3 phần
- Phần 1: Hướng dẫn sử dụng máy quét 3D: nhằm giúp người đọc nhận biết, nắm bắt cơ bản về cách sử dụng máy quét 3D
- Phần 2: : Hướng dẫn sử dụng máy in 3D: nhằm giúp người đọc nhận biết, nắm bắt cơ bản về cách sử dụng máy in 3D
- Phần 3: Một số lỗi hay mắc phải khi sử dụng và cách khắc phục: tổng hợp các lỗi thường gặp phải khi sử dụng máy quét và máy in 3D và cách khắc phục khi xảy ra lỗi
Người đọc nên đọc nhanh toàn bộ tài liệu hướng dẫn để có một cái nhìn tổng quát về các phần mình cần học sau đó đọc kỹ lại từng phần và thực hiện thực hành trực tiếp trên máy
Trang 3Phần 1: Hướng dẫn sử dụng máy quét 3D Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Chuẩn bị dụng cụ bao gồm: máy tính, máy quét, nguồn, USB bản quyền
- Đối với vật quét bằng kim loại có bề mặt bóng, vật quét bằng nhựa trong hoặc vật quét màu đen cần sử dụng bột phun trắng để phủ lên bề mặt cần quét
Bước 2: Khởi động các thiết bị và cài đặt để sử dụng
- Khởi động máy tính
- Bật công tắc nguồn cho máy quét ( đèn phía sau nguồn màu xanh lá và
có đèn đỏ tại máy quét là nguồn đã được bật)
- Mở nắp che ống kính máy quét
- Kiểm tra dây mạng đã được cắm vào máy tính
Mở nắp che máy quét
Trang 4- Kiểm tra khóa cứng đã cắm vào cổng USB của máy tính
Bước 3: Khởi động phần mềm và thiết lập các cài đặt cho máy quét
- Khởi động phần mềm colin3D trên màn hình máy tính
Dây mạng của máy quét, chú ý cắm vào máy tính
Khóa cứng của máy quét tương đương phần mềm bản quyền
Trang 5- Khi màn hình hiện thông báo như hình vẽ ấn OK vì không phải có lỗi gì hết, lý do máy tính cấu hình cao, CPU có nhiều nhân nên phần mềm thông báo
- Khi phần mềm đã khởi động, vào seting -> device and aquipment để cài đặt driver cho máy quét theo hình vẽ
Khởi động phần mềm Colin3D bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình
Nhấn OK để tiếp tục sử dụng
Trang 6- Khi ống kính của máy quét chiều đèn màu xanh dương xuống bàn quét
là đã cài đặt thành công và tiếp tục sử dụng phần mềm
Trang 7Bước 4: Tạo file scan mới
Chọn New-Chọn COMET -> Ấn next
Bước 5: thêm số lượt quét
- Lựa chọn số góc quét Với mô hình đơn giản sử dụng 6, phức tạp hơn chọn 8 đến 10
Trang 9Khi vật quét không còn màu đỏ, nhấn test setting để xem phần dữ liệu quét
- Nếu thấy phần dữ liệu quét nhận được đủ thì ấn next để tiếp tục
1
2
Trang 10- Khi phần mềm đang hoạt động chú ý tiến trình của phần mềm Lưu ý không thao tác lung tung tránh gặp lỗi và không được động vào vật quét khi đang quét
- Khi có được dữ liệu quét thứ 2, thực hiện thao tác ghép các điểm chung giữa 2 góc quét để phần mềm có thể ghép thành file 3D
Trang 11- Ở phần này chú ý phần status nếu thấy màu xanh hoặc vàng là đạt Màu đỏ là ghép sai và cần ghép lại
- Sau đó ấn next để tiếp tục
Sau khi ấn next, đợi đến khi phần mềm quét xong dữ liệu
- Khi phần mềm quét xong dữ liệu thực hiện bước cắt phần dữ liệu thừa
Trang 12+ Sử dụng mũi tên lên xuống để chọn phần xóa, lưu ý không dùng phím enter hoặc phím lên xuống trên bàn phím
+ phần có màu đỏ đậm là phần sẽ bị xóa
+ ví dụ như này sẽ xóa mất một nửa dữ liệu
+ Hoặc như này sẽ lấy rất nhiều dữ liệu thừa
+ Ấn next để tiếp tục
Trang 13- Dùng chuột để xoay và kiểm tra dữ liệu quét đã đủ chưa Nếu chưa đủ tiến hành quét thêm ở góc khác
+ Ví dụ mô hình trên chưa quét được phần dưới của mô hình nên lần quét 2 đặt ngửa mô hình để quét phần dưới
+ tương tự lần quét 1 ấn chọn trục quay xong ấn next để tiếp tục
Trang 14- Làm tương tự lần quét đầu tiên
- Sau khi thu được dữ liệu lần quét thứ 2, thực hiện ghép dữ liệu của 2 lần quét với nhau để thu được dữ liệu chung có các điểm chung của cả 2 lần quét
Trang 15- Khi ghép 2 mô hình xong, ấn next để tiếp tục
- Tiếp tục xoay mô hình nếu chưa quét được toàn bộ dữ liệu và làm tương tự các bước trên
- Khi thu được dữ liệu hoàn chỉnh thực hiện phần hậu xử lý
Trang 16Bước 5: Tạo lưới và xử lý mô hình
- chọn phần chia lưới-> chọn phần tối ưu
- Ấn start để bắt đầu
1
2
Trang 18- Tiếp theo thực hiện bước vá lưới
- Chọn kích thước lưới được vá xong đó chọn fill all holes
- Tiếp theo ấn OK để hoàn thành
Trang 19Bước 6 xuất dữ liệu
Chọn File -> Export -> Result data
- Chọn thư mục lưu file và chọn kiểu file STL
1
Trang 20- Khi đã có file quét đuôi STL là đã hoàn thành việc scand 3d mô hình
Trang 21Phần 2: Hướng dẫn sử dụng máy in 3D
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
+ Chuẩn bị phần bàn in, vệ sinh sạch sẽ cả 2 mặt đặt vào trong máy in Bước bày
có thể thực hiện trước hoặc sau phần xử lý mô hình
+ Kết nối dây mạng của máy in với máy tính
+ Khởi động phần mềm in 3D
- Bước 2: xử lý mô hình
+ Import mô hình cần in 3D có đuôi STL vào phần mềm bằng cách chọn: File -> Import -> chọn đường dẫn file cần in -> chọn file cần in
Trang 23+ Chọn auto place để đưa file cần in về vị trí gốc của máy
+ Trường hợp muốn xoay mô hình chọn Transfom
+ Sau đó tiếp tục sử dụng Auto Place để đưa mô hình về gốc tọa độ
Trang 24+ Chọn Estimate để tính toán thời gian chạy máy và khối lượng vật liệu cần sử dụng
+ Chọn File -> Export để xuất file in File này sẽ được dùng để chuyển sang máy in để thực hiện in
Trang 25- Bước 3: Chuyển file in sang máy in 3D và thực hiện in
+ Khởi động phần mềm để chuyển file sang máy in
+ Khi phần mềm hiển thị đèn báo đỏ và cam tương tự hình đèn giao thông thì nghĩa là đã kết nối máy in với máy tính
Trang 26+ Kick chuột vào phần có biểu tượng đèn báo để hiện ra giao diện chuyển file + Chọn file->Submit -> Selecfile -> Chọn file cần in để đưa file in vào phần mềm
+ Chọn Preview để xem trước vị trí file in trong máy hoặc chọn Submit để đưa file in vào máy in
Trang 27+ Nếu vào giao diện Preview để đưa file in vào máy tắt giao diện và chọn yes để đưa file in vào máy in
+ Sau khi file đã được chuyển vào máy in, kiểm tra xem đã đưa bàn in vào máy chưa, kiểm tra phần đáy máy in xem còn chỗ trống để phần mực thải không Nếu đã đủ các điều kiện trên ấn nút máu xanh có biểu tượng hình tam giác nằm ngang để bắt đầu in
+ Khi máy hỏi kiểm tra phần bàn in có trống không thì ấn yes sao đó ấn ok để bắt đầu in
- Bước 4: Hậu xử lý
Trang 28+ Sau khi in xong máy in sẽ báo tháo vật in ra, lúc đó tháo bàn in ra khỏi máy + Để có thể tháo vật in ra khỏi bàn in, sử dụng đá lạnh để xung quanh vật in vài phút Vật in sẽ tự tách ra khỏi bàn in
+ Chuyển vật in xong vào lò nung support để làm tan phần vật liệu đỡ
+ Sau khi phần vật liệu đỡ đã tan hết, vớt sản phẩm ra khỏi lò nung và mang đi rửa với nước sạch và xà phòng
+ Kết thúc quá trình in 3D
Trang 29Phần 3: Một số lỗi hay gặp phải và cách khắc phục
- Lỗi không ghép được mô hình trong phần mềm quét 3D:
+ Lỗi này do chưa ghép chính xác các điểm của 2 lần quét nguyên nhân có thể
do một số mô hình có nhiều điểm giống nhau, vì vậy xử lý bằng cách đánh dấu điểm cần ghép trên vật thật bằng cách dán giấy hoặc băng dính lên vật quét để
dễ nhận diện điểm chung hơn
+ Trường hợp khác do trong khi quét làm rung vật quét nên không thể ghép được Cách khắc phục là cố định vật quét và quét lại
- Lỗi khi in 3D sản phẩm vị vỡ do va chạm do chưa vệ sinh sạch sẽ bàn in, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, không để dính vật lạ trên bàn in
- Một số lỗi không kết nối được máy quét, máy in với máy tính: Cần chú ý cắm dây mạng cho máy quét và máy in, dây mạng của máy quét có màu đen, dây mạng của máy in có màu xanh