Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang ND Ghi nhớ.. Kĩ năng: - Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn BT1, mục III.. - Viết được đoạn văn có dùng dấu g
Trang 1Thứ ba, ngày 19 tháng 02 năm 2019
Luyện từ và câu DẤU GẠCH NGANG I.Mục tiêu
1 Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
2 Kĩ năng:
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III)
- Viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2, mục III)
3 Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trình bày vở sạch đẹp.
II Đồ dùng dạy học :
GV: sách, máy chiếu, thước, bảng
PHIẾU THẢO LUẬN Đoạn văn có chứa dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang
a Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
DUY KHÁN
………
…
………
…
………
…
b Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng
mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ Cái đuôi dài – bộ
phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã
bị trói xếp vào bên mạng sườn.
Theo ĐOÀN GIỎI
………
…
………
…
………
…
………
…
c Để quạt điện được bền, người dung nên thực hiện các biện
pháp sau đây:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt
tiếp xúc đều với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để quạt bị vướng víu, quạt
không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển
hướng quay của quạt, nhung không nên tra quá nhiều, vì dầu
mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dung, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi
bặm.
Theo PHẠM ĐÌNH CƯƠNG
………
…
………
…
………
…
………
…
………
…
………
…
………
…
………
…
………
…
………
Trang 2… HS: bảng con, sách giáo khoa, vở, bút chì
III Các hoạt động dạy học
1.HĐ 1: Khởi động
Mục tiêu: ôn lại kiến thức cũ bài mở rộng vốn từ cái đẹp
Tiến hành:
- Tìm những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của bà trong đoạn văn sau:
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
- 1 HS trả lời- 1 HS nhận xét
- Từ ngữ nào thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của bà?
- HS trả lời-HS nhận xét
- Từ ngữ nào thể hiện vẻ đẹp bên trong tâm hồn và tính cách của bà?
- 1 HS trả lời
- Gv nhận xét
- Trong đoạn văn những dấu câu nào đã được học?
- 1hs trả lời- HS nhận xét
- Giới thiệu bài
2.HĐ 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp hs nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
Tiến hành:
BT 1
- 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1- Cả lớp đọc thầm
- HS làm cá nhân
- Trong đoạn a những câu nào có sử dụng dấu gạch ngang?
- Hs trả lời - HS nhận xét
- Ở phần b câu nào có chứa dấu gạch ngang?
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Trong câu này có mấy dấu gạch ngang?
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Ở phần c có mấy câu sử dụng dấu gạch ngang?
- HS trả lời
- Em có nhận xét gì về vị trí của các dấu gạch ngang trong các đoạn văn trên?
- HS trả lời – HS nhận xét
- GV nhận xét
BT2 (làm phiếu thảo luận)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- Thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu thảo luận
- GV phát phiếu
- HS làm phiếu
- Đại diện nhóm trình bày thảo luận ở phần a
- Lời của nhân vật ở đây gồm những ai?
Trang 3- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày thảo luận ở phần b
- Hãy nêu phần chú thích
- 1 HS nêu- HS nhận xét
- Bộ phận đứng trước phần chú thích là gì?
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Phần chú thích giúp em hiểu điều gì?
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Tác dụng của dấu gạch ngang trong phần c
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét
GV nhận xét: mỗi 1 ý liệt kê đều được đánh dấu bằng 1 dấu gạch ngang đầu dòng.
- Em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau giữa đoạn a và c?
- HS trả lời- HS nhận xét
GV: Cũng cùng có dấu hai chấm, theo sau là các dấu gạch ngang ở đầu câu nhưng a lại là đoạn đối thoại, c là đoạn liệt kê vì sao?
- GV nêu ví dụ minh họa
- HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang
HS nhắc lại
- Dấu gạch ngang đoạn (a) để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật đối thoại
- Dấu gạch ngang đoạn (b) đánh dấu phần chú thích trong câu
- Dấu gạch ngang đoạn (c) đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
- HS nhắc lại phần ghi nhớ
3.HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp hs nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn.
Tiến hành:
a) Bài tập 1: trò chơi Ai nhanh ai đúng
- Hs đọc to yêu cầu
- bài tập có mấy yêu cầu?
- GV chia mẩu chuyện làm 3 phần, HS quan sát trên màn hình và đánh dấu vào sách giáo khoa
- HS dùng bút chì khoanh vào những dấu gạch ngang có trong bài sau đó trao đổi với bạn về tác dụng mỗi dấu
- 1HS lên bảng tìm dấu gạch ngang có trong bài?
- HS nhận xét
- Nêu tác dụng của dấu gạch ngang bằng trò chơi Ai nhanh ai đúng
GV nhận xét, chốt ý
b) Bài tập 2: làm vở
-1 HS đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu viết đoạn văn về nội dung gì?
- Bài yêu cầu sử dụng dấu gạch ngang với tác dụng gì?
- GV đưa tiêu chí
- HS viết đoạn văn dài từ 3-5 câu
- HS viết
- HS nhận xét bài làm thông qua tiêu chí được nêu
GV nhận xét
Trang 44.HĐ 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để vận dụng trong cuộc sống.
Tiến hành:
- Trong trường học của mình em nhìn thấy ở đâu có sử dụng dấu gạch ngang
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
5.HĐ 5: Mở rộng, tìm tòi
Mục tiêu: Liên hệ thực tế hoặc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ.
Tiến hành:
- Làm thế nào để phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?
- Một số tác dụng khác của dấu gạch ngang
+ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh Ví dụ: Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP Hồ Chí Minh
+ Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số Ví dụ: Nhiệt độ trung bình của
nước ta là 22 – 250C, lượng mưa trung bình năm 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí 80 – 85%,
+ Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ Ví dụ: Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào … Trong toán học: + Dấu gạch ngang là một phép tính trong toán học – phép trừ Ví dụ: 25 – 5 = 20 IV Dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị bài mở rộng vốn từ: Cái đẹp Rút kinh nghiệm: ………
………
………