1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ hàn quốc trong vụ hè thu 2017 tại thái nguyên

90 89 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

ĐOÀN THU HÀ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG VỤ HÈ THU 2017 TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 1

ĐOÀN THU HÀ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC

TRONG VỤ HÈ THU 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

ĐOÀN THU HÀ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC

TRONG VỤ HÈ THU 2017 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS Lưu Thị Xuyến

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng giúp sinh viên vận dụng những kiến thức vào thực tiễn sản xuất Các hoạt động thực tiễn thêm một lần nữa giúp sinh viên hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra trường

và có những điều chỉnh kịp thời, cùng với chiến lược rèn luyện phù hợp hơn Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc Trong thực tế, chương trình đào tạo đã cung cấp hệ thống lý luận và lý thuyết hữu dụng về ngành nghề và nhất thiết cần được áp dụng vào thực tiễn sinh động với đối tượng và môi trường nghề nghiệp cụ thể Vì thế, các kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với sinh viên

Là sinh viên năm cuối của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô của trường, đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo TS Lưu Thị xuyến, đã tận

tâm chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp

Vì vốn kiến thức của em còn hạn chế Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Sinh viên Đoàn Thu Hà

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Yêu cầu đề tài 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.2 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam 5

2.2.1 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 5

2.2.2 Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 11

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 22

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 22

3.2.2 Thời gian nghiên cứu 23

3.3 Nội dung nghiên cứu 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

Trang 5

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 23

3.4.2 Quy trình kỹ thuật 24

3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 25

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 29

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 30

4.1.1 Thời gian từ gieo đến mọc 31

4.1.2 Thời gian từ gieo đến phân cành 32

4.1.3 Thời gian từ gieo đến ra hoa 33

4.1.4 Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh 34

4.1.5 Thời gian từ gieo đến chín 35

4.2 Một số đặc điểm hình thái của dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 36

4.2.1 Số cành cấp 1 37

4.2.2 Số đốt trên thân chính 37

4.2.3 Khả năng chống đổ 37

4.3 Chiều cao cây của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 38

4.3.1 Giai đoạn phân cành 38

4.3.2 Giai đoạn ra hoa 38

4.3.3 Giai đoạn chắc xanh 39

4.4 Khả năng tích lũy vật chất khô của các dòng đậu tương nhập nội Hàn Quốc trong thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 40

4.5 Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 Thái Nguyên 41

Trang 6

4.6 Tình hình sâu bệnh của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm

2017 tại Thái Nguyên 45

4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 47

4.7.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 47

4.7.2 Năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm 49

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Đề nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Trang 7

- 2005 19 Bảng 2.6: Các giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính 20 Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ

Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 31 Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu

năm 2017 tại Thái Nguyên 36 Bảng 4.3: Chiều cao cây của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm

2017 tại Thái Nguyên 39 Bảng 4.4: Khả năng tích luỹ vật chất khô của các dòng đậu tương thí nghiệm

vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 40 Bảng 4.5: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu tương thí

nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 43 Bảng 4.6: Một số sâu hại chính của dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu

năm 2017 tại Thái Nguyên 46 Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè

Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 48 Bảng 4.8: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng đậu tương

thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên 50

Trang 8

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam : Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam : Khối lượng

: Khả năng tích lũy vật chất khô : Nông nghiệp

: Năng suất : Năng suất lý thuyết : Năng suất thực thu : Nhà xuất bản : Thời gian sinh trưởng

Trang 9

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (Glycine max (L) merrill) là loại cây

họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm, protein, được trồng để làm thực

phẩm cho người và thức ăn cho gia súc Trong hạt đậu tương có các thành phần hoá học sau Protein (40%), lipid (12 - 25%), glucid (10 - 15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose

Trong đậu tương có đủ các acid amin cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể

Cây đậu tương có tác dụng nhiều mặt và là cây trồng có giá trị kinh tế cao Ngoài giá trị cung cấp thực phẩm cho con người, làm thức ăn gia súc, đậu tương còn làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, cây làm tốt đất

và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Ngô Thế Dân và cs, 1999[3]

Từ các giá trị trên của cây đậu tương, với ưu thế là cây ngắn ngày, dễ trồng nên rất thuận tiện để bố trí trong các công thức luân canh, nên thực tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đậu tương được trồng khá phổ biến Tuy nhiên, thực tế trồng đậu tương ở nước ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt

là năng suất vẫn còn rất thấp, sản lượng đậu tương chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và chế biến

Đậu tương được gieo trồng phổ biến trên cả 7 vùng sinh thái trong cả nước Trong đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích gieo trồng đậu tương nhiều nhất trên 60000 ha chiếm trên 30% tổng diện tích đậu

Trang 10

tương của cả nước và cũng là nơi có năng suất thấp nhất chỉ đạt trên 10 tạ/ha

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất đậu tương ở trung du miền núi thấp như chưa có bộ giống tốt phù hợp, mức đầu tư thấp, các biện pháp kỹ thuật canh tác chưa hợp lý Trong các yếu tố hạn chế trên thì giống và biện pháp kỹ thuật là yếu tố cản trở chính đến năng suất đậu tương

Năm 2016 Thái Nguyên có tổng diện tích trồng đậu tương là 117,8 ha, sản lượng là 168,3 tấn, năng suất chỉ đạt 14,3 tạ/ha (Chi Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên), trong khi năng suất bình quân của nước ta đạt xấp xỉ 15,0 tạ/ha Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên chưa cao là chưa có bộ giống tốt Mặc dù hiện nay sản xuất đậu tương của tỉnh đã có 1 số giống mới xong chủ yếu vẫn dùng giống DT84 nên hiệu quả sản xuất chưa cao Do vậy, cần phải đi tìm một giống mới để đáp ứng nhu cầu của sản xuất Trước thực trạng đó, năm 2016 trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác với phía Hàn Quốc nhập nội 300 dòng đậu tương mới về khảo sát Kết quả cho thấy có một số dòng tỏ ra có triển vọng tốt Để đánh giá được chính xác khả sinh trưởng, phát triển của các dòng có triển vọng làm cơ sở cho việc chọn giống đậu tương thích hợp cho tỉnh Thái Nguyên phục vụ sản xuất, chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài

“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu

tương nhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên

1.3 Yêu cầu đề tài

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số dòng đậu tương nhập nội

từ Hàn Quốc được trồng tại Thái Nguyên

Trang 11

- Đánh giá tình hình sâu bệnh của một số dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc được trồng tại Thái Nguyên

- Đánh giá khả năng cho năng suất của một số dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc được trồng tại Thái Nguyên

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài là công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cá thể của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc Các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần cung cấp dữ liệu khoa học cho công tác nghiên cứu và chọn tạo giống đậu tương Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cây đậu tương

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp lựa chọn được những dòng đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cá thể cao phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng Phục vụ cho việc công nhận giống mới và phát triển đậu tương của vùng

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Ngày nay nhờ có những thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại và toàn cầu hóa thì công tác giống được hỗ trợ và thời gian tạo ra giống mới được rút ngắn rất nhiều Các thành tựu khoa học được ứng dụng trong chọn giống như gây đột biến, chuyển gen, lai tạo, nhập nội giống… Các giống đậu tương tại Việt Nam hiện tại sử dụng chủ yếu theo lai tạo và nhập nội Khi lai tạo hay nhập được giống mới thì việc khảo nghiệm tại các vùng tiểu khí hậu khác nhau để tìm ra giống tốt

là rất quan trọng

Công tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm xác định sự thích ứng của giống đối với địa phương trên các loại đất, các loại khí hậu và các biện pháp kỹ thuật khác nhau Nếu các giống mới chưa được khảo nghiệm

kỹ lưỡng và chưa được công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đưa ra sản xuất ở diện rộng thì sẽ gây hiện tượng rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sản xuất, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp do đó việc khảo nghiệm giống

là rất cần thiết

Trang 13

2.2 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu quan trọng của thế giới: đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ dầu Đây là trồng mang tính chiến lược với những quốc gia có điều kiện phát triển vì có trao đổi rất cao trên thị trường do nhu cầu sử dụng protein, dầu thực vật, thực phẩm chức năng và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc ngày càng gia tăng nên cây đậu tương được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở các nước châu Mỹ chiếm tới 73%, tiếp đó là các nước thuộc khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) chiếm 23,15% Diện tích, năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên qua các thời kỳ

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm 2010-2014

(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy:

- Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương trên thế giới hàng năm không

ngừng tăng Năm 2012 trên thế giới có diện tích trồng đậu tương là 105,365 triệu ha, đến năm 2016 diện tích trồng đã tăng lên đạt 121,532 triệu ha tăng khoảng 16 triệu ha (tăng gấp 1,15 lần) Năm 2016 diện tích trồng đậu tương là lớn nhất đạt 121,532 triệu ha

Trang 14

- Về năng suất: Từ năm 2012-2016 năng suất đậu tương tương đối ổn

định dao động từ 22,928-27,556 tạ/ha Năm 2012 năng suất đậu tương là thấp nhất đạt 22,928 tạ/ha Đến năm 2016 năng suất đậu tương trên thế giới là 27,556 tạ/ha

- Về sản lượng: Do diện tích và năng suất tăng lên nên sản lượng đậu

tương trên thế giới cũng liên tục tăng Năm 2012 sản lượng đậu tương trên thế giới đạt 241,580 triệu tấn, đến năm 2016 đạt 334,894 triệu tấn

Tính riêng từng nước trên thế giới thì hiện nay Mỹ vẫn là nước sản suất đậu tương lớn nhất Kết quả thống kê của FAO về diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của 4 nước trồng đậu tương chủ yếu được tổng hợp tại bảng 2.2

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của 4 nước trồng

đậu tương chủ yếu trên thế giới

(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 15

Trong 5 năm gần đây diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Mỹ không ngừng tăng lên Năm 2016 là năm Mỹ đạt đỉnh cao về cả diện tích, năng suất và sản lượng khẳng định vị trí số một trong sản xuất đậu tương Có được thành công như vậy phải nói rằng nước Mỹ đã hết sức chú trọng đến việc phát triển đậu đỗ Không những tăng về diện tích mà Mỹ còn quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và tạo giống Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ (ASA: American Soybean Association) được thành lập từ năm 1920 có 52 nghìn hội viên Ở Mỹ, việc chọn lọc, nhập nội và lai tạo giống rất được quan tâm Năm

1893, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống được thu thập từ khắp nơi trên thế giới

Nước sản xuất đậu tương lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ là Braxin Diện tích

và sản lượng đậu tương ở Braxin đạt đỉnh điểm là năm 2015 đạt 97,46 triệu tấn, năm 2016 có xu hướng giảm còn 96,30 triệu tấn Vì vậy Brazil đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chọn, tạo giống mới chống chịu sâu bệnh, giống chuyển nạp gen, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới và nghiên cứu kết hợp giữa trong và ngoài nước, phát triển mạnh lúa mỳ và ngô luân canh với đậu tương Tại Brazil, đậu tương chủ yếu được dùng để làm bột và

ép dầu Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh nền công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu

Acgentina là quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương sau Mỹ và Braxin Tại quốc gia này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì

Từ năm 1961 - 1962 chính phủ nước này đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu tương do đó mà cây đậu tương phát triển mạnh đưa nước này lên xếp thứ 3 về sản xuất đậu tương trên thế giới

Các nước nhập khẩu đậu tương lớn gồm có: Cộng đồng kinh tế châu

Âu, Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan… cho tới sau chiến tranh thế giới thứ hai thì

Mỹ và Trung Quốc vẫn là 2 nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất

Trang 16

Trung Quốc là nước đứng thứ 4 về cây trồng này Ở Trung Quốc, đậu tương được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nơi có những điển hình năng suất cao, đạt 18.14 tạ/ha trên diện tích 7.17 triệu ha và 18.11 tạ/ha trên diện tích là 6.51 riệu ha.Tuy sản xuất đậu tương của Trung Quốc còn đứng sau Mỹ, Braxin và Argentina nhưng đây vẫn là nước có diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương lớn nhất châu Á Năng suất đậu tương của Trung Quốc thấp hơn năng suất bình quân thế giới khoảng 7 tạ/ha Sản lượng thì giảm khoảng 3 tấn do diện tích sản xuất giảm, sản lượng không đáp ứng được yêu cầu trong nước.Hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn đậu tương từ châu Mỹ, Trung Quốc là nước phải nhập đậu tương lớn nhất thế giới

2.2.1.2 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới

Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng, cũng như nhu cầu của con người sử dụng các sản phẩm được chế biến từ đậu tương ngày một tăng mà nhiều nước đã đầu tư lớn cho việc tăng năng suất và diện tích cây đậu tương

Để thực hiện được điều đó họ đã chú trọng đến đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới được thực hiện qua các năm, với các phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tìm ra những giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện sinh thái của các vùng khác nhau

Hiện nay, nguồn gen đậu tương trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 15 nước: Đoài Loan, Australia, Trung quốc, Pháp, Nigienia, Ấn độ, Indonesia, Nhật bản, Triều tiên, Nam Phi, Thụy điển, Thái lan, Mỹ, Nga với tổng số 45.038 mẫu giống (Trần Đình Long và cs, 2005)[10]

Mỹ là quốc gia luôn dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng đậu tương Nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến và lai tạo mà

họ đã tạo ra được những giống đậu tương mới Những dòng nhập nội có năng

Trang 17

suất cao đều được sử dụng làm giống gốc trong các chương trình lai tạo và chọn lọc Năm 1983, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập được từ các nước trên thế giới Mục tiêu của công tác chọn giống của Mỹ là chọn ra những giống đậu tương có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với yếu tố quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, có hàm lượng protein và lipid cao, để bảo quản và chế biến (Johnson H.W and Bernard R.L., 1976)[25] Năm 2009 các nhà khoa học của Mỹ đã nghiên cứu thành công hệ gen của cây đậu tương Bộ gen có hơn 46.000 gen, trong đó có 1.110 gen có liên quan đến quá trình tổng hợp lipid Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của hai trường hợp bộ gen trùng lặp riêng biệt, một trong khoảng 59 triệu năm trước và một khoảng 13 triệu năm trước đây, kết quả là một sự chép lại nhân đôi bộ gen với gần 75% các gen hiện diện trong nhiều bản sao Hệ Genome cho phép các nhà nghiên cứu xác định một gen cung cấp tính kháng với bệnh gỉ sắt đậu tương châu Á[27] Bên cạnh đó chọn tạo giống đậu tương mới theo hướng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại cũng được các nhà khoa học tại Mỹ quan tâm Bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học (chuyển gen, kỹ thuật phân tử, dung hợp tế bào trần, tái tổ hợp…) và đột biến, các nhà khoa học Mỹ đã chọn tạo thành công các giống đậu tương mới có năng suất, chất lượng và chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường Cụ thể, như giống đậu tương kháng được với thuốc cỏ Glyphosate Tương tự, tại Úc đã

áp dụng kỹ thuật công nghệ tế bào để phân lập được gen chịu hạn thành công

Trong những năm gần đây Trung Quốc cũng đã mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn tạo giống và đã tạo ra được nhiều giống đậu tương mới Bằng phương pháp thực nghiệm tạo ra giống Tiefeng

18 do xử lý bằng tia gamma, có khả năng chịu được phèn cao, không đổ, cho năng suất cao, phẩm chất tốt Giống Heinoum N06 (cũng được xử lý bằng tia

Trang 18

gamma) có hệ rễ tốt, nhiều cành, lóng ngắn, khả năng thích ứng rộng (Trần Đình Đông, 1994)[7]

Đài Loan đã bắt đầu chương trình chọn tạo giống từ năm 1961 và đưa vào sản xuất các giống Kaohsing 3, Tainung 3, Tainung4 Các giống được

xử lý Nơron và tia X cho các giống đột biến Tainung Tainung 1 và Tainung 2

có năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ không bị nứt (Vũ Tuyên Hoàng và

cs, 1995)[8] Các giống này (đặc biệt là Tainung 4) đã được dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau như Trạm thí nghiệm Majo (Thái Lan), Trường đại học Philippin (Vũ Tuyên Hoàng và cs, 1995)[8]

Hiện nay, vùng Đông Nam Á cũng là một vùng trọng điểm của công tác phát triển giống đậu tương và đậu tương được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống nông nghiệp

Tại Indonesia, các nhà nghiên cứu chọn tạo nhằm mục đích cải tiến giống có năng suất cao trồng được ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa, với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70 - 80 ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và có hạt thon dài (Sumarno và T.Adisan wanto, 1991)[26] Kết quả có 14 giống năng suất cao đã được tạo ra và được khuyến cáo gieo trồng trong đó có giống Wilis được trồng phổ biến nhất, giống này có thời gian sinh trưởng 85 ngày, năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/ha Việc cải tiến giống đã góp phần đưa năng suất đạt 2,5 tấn/ha, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với môi trường không thuận lợi (đất không cày bừa, đất khó tiêu nước), chất lượng hạt được tăng lên, tăng khả năng chống đổ (Sumarno và T.Adisan wanto, 1991) [26] Qua chọn lọc mà họ đã chọn ra được một số giống trồng được trên đất ướt sau vụ thu hoạch lúa với việc làm đất và không làm đất trong mùa khô mà vẫn cho năng suất 14,7 - 16,8 tạ/ha như các giống Kerinci, Lompobatang, Rinjani

Trang 19

Thái Lan với sự phối hợp giữa hai trung tâm MOAC và SGPRT nhằm cải tiến giống có năng suất cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính (gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn, ) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu được hạn hán và ngày ngắn (Judy W.H and Jackobs J.A., 1979)[24]

Trong những năm gần đây Ấn độ tiến hành khảo nghiệm các giống đậu tương địa phương và nhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga Tổ chức AICRPS (The All India coordinated Research Projeet on Soybean) và NRCS (National Research Center for Soybean) đã tập trung nghiên cứu và đã phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, và phát hiện ra những giống có tính chống chịu với bệnh khảm virus

Tại Nhật Bản, Viện tài nguyên sinh học quốc gia Nhật bản hiện đang lưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu tương khác nhau, trong đó có 2000 mẫu giống đậu tương được nhập nội về phục vụ cho công tác chọn tạo giống (Kamiya và cs, 1998)[23]

2.2.2 Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Đậu tương là cây trồng lâu đời ở Việt Nam, nhân dân ta đã biết trồng và

sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay Tuy nhiên trước đây việc sản xuất đậu tương chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn Sau năm 1973, sản xuất đậu tương nước ta mới có bước phát triển đáng kể Diện tích bình quân thời kỳ 1985 - 1993 đạt 106 nghìn ha, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1975 - 1980, năng suất bình quân tăng từ 500 kg/ha lên 780 - 900 kg/ha (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996)[12]

Trong thời gian gần đây, dưới áp lực nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn có giá thành thấp và thuận lợi trong vận chuyển, diện tích đậu tương của Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng, mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều chủ trương để phát triển cây trồng này Năm 2016, diện tích đậu

Trang 20

tương Việt Nam chỉ đạt 94 nghìn ha, năng suất 1,57 tấn/ha, sản lượng 147,5 nghìn tấn, so với năm 2011 diện tích gieo trồng cả nước bị giảm trên 87 nghìn

ha và sản lượng giảm 119,4 nghìn tấn Với số liệu này thì chỉ đạt 23,5% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010 (400 nghìn ha) và khó đạt chỉ tiêu

kế hoạch đến 2020 (500 nghìn ha) theo chủ trương phát triển của Bộ Nông nghiệp và PTNT nếu không có giải pháp phù hợp

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những năm gần đây

(nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2017)[31]

Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ thì đậu tương được trồng ở 28 tỉnh trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam Khoảng 65% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không cần màu mỡ và 35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng Đậu tương được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời điểm khác nhau nên có cả vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông

* Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam

Do sản xuất đậu tương trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn hạt đậu tương từ các thị trường lớn trên thế giới

Trang 21

Bảng 2.4: Tình hình nhập khẩu đậu tương Việt Nam 2014 - 2016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2017)[31]

Việt Nam nhập khẩu khối lượng đậu tương lớn nhất vào năm 2015 với 1.707 nghìn tấn, giá trị 765 USD, đến năm 2016 giảm còn 1.546 nghìn tấn, giá trị 661 USD Trong đó khoảng 45% nhập khẩu từ từ Hoa Kỳ, 35% từ

Brazil và phần còn lại từ Argentina, Canada, Paraguay và các nước khác

* Định hướng sản xuất đậu tương ở nước ta

Hiện nay, chính phủ đang có những ưu tiên để nghiên cứu phát triển cây đậu tương thông qua Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

và phát triển bền vững, nhằm cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bảo vệ môi trường sinh thái, phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới Nhiều giải pháp được đặt ra, trước mắt tập trung giải quyết các sản phẩm trọng điểm chủ lực để tăng cường kim ngạch xuất khẩu và hạn chế kim ngạch nhập khẩu Với chủ trương đó, hiện nay đậu tương đang được khuyến khích phát triển trong cơ cấu 2 lúa - 1 màu chuyển đổi trên đất trồng lúa kém hiệu quả và luân canh cây trồng ở những vùng có truyền thống sản xuất và điều

kiện thời tiết thuận lợi

Cần thống nhất quan điểm phát triển cây đậu đỗ trong chuyển dịch kinh

tế của từng vùng Xây dựng các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa, đầu tư thâm canh, phát huy lợi thế vùng nhiệt đới có thể trồng được đậu đỗ

Trang 22

nhiều vụ trong năm Tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu và sản xuất chế biến Tăng cường nguồn vốn trong nước, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn nước ngoài Phát triển 900.000 - 1.000.000 ha (đậu tương 500.000 ha, lạc 350.000 - 400.000 ha, đậu xanh 70.000 - 100.000 ha) Năng suất đậu tương đạt trung bình 1,8 - 2,0 tấn/ha

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, diện tích đất quy hoạch khoảng 100 nghìn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350 nghìn ha, sản lượng 700 nghìn tấn, vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên

2.3 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ (Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam) thì cây đậu tương được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với diện tích hàng năm là 150 - 200 nghìn ha, năng suất trung bình 13 - 14 tạ/ha Có 3 vùng trồng đậu tương lớn nhất là miền núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, chiếm 72,2% tổng diện tích trồng cả nước Các tỉnh trồng nhiều đậu tương như: Cao Bằng, Sơn La, Đồng Nai, Đồng Tháp Nhu cầu về sản phẩm đậu tương của các ngành thương mại, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển nên cây đậu tương đã được các viện, trường Đại học đầu tư nghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng được nhiều vụ trong năm (Vũ Danh Ca, 2004)[1] Trong công tác chọn tạo giống đậu tương được tập trung vào một số hướng chính sau đây:

- Chọn tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau: ở miền Nam, chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: mùa khô và mùa mưa Ở các tỉnh phía Bắc, chọn bộ giống thích hợp cho vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông

Trang 23

- Xác định các bộ giống thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau

- Chọn giống năng suất cao và đưa ra định hướng cho những năm sau

- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào chân đất 2 lúa - 1 đậu tương hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đông với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Đồng bằng Sông Hồng, thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày

- Chọn giống đậu tương thích hợp cho vùng đất bãi và trung du các tỉnh phía Bắc, năng suất đạt 20 - 25 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, chống chịu với bệnh gỉ sắt

- Chọn tạo giống đậu tương hè thích hợp cho các tỉnh miền núi phía Bắc, thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày, năng suất đạt 15 - 20 tạ/ha, chịu hạn,

ít nhiễm virut

- Chọn tạo giống đậu tương cho vùng Tây Nguyên có tiềm năng năng suất từ 25 - 27 tạ/ha trong vụ Xuân Hè gieo từ tháng 3, đậu tương Hè cho vùng Đông Nam Bộ gieo từ tháng 4, đậu tương Xuân Hè cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu cao 25 - 27%

- Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng cao phục vụ cho chế biến thực phẩm làm rau

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp rộng có thể trồng được ở cả 3 vụ

có khả năng cố định đạm cao

- Chọn giống đậu tương trồng xen, gối vụ góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa tăng hiệu quả hàng hóa cho sản xuất nông nghiệp

Trong nhưng năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều giống đậu tương quốc gia, hàng chục giống được cấp phép khu vực hóa và hàng chục giống khác có triển

Trang 24

vọng trong khảo nghiệm quốc gia Các giống này có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, protein có thể đạt tới 47%, hạt to tròn, đạt tiêu chuẩn quốc tế Viện di truyền nông nghiệp hàng năm áp dụng phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương mới theo tiêu chuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng cả vụ nóng lẫn vụ lạnh một cách ổn định, chất lượng tốt (Dương Văn Dũng và cs, 2007)[3]

Ở nước ta chỉ trong vòng 10 năm qua, công tác nghiên cứu về cây đậu tương nói chung cũng như công tác chọn tạo giống đậu tương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu Hàng chục giống đậu tương được chọn bằng phương pháp khác nhau, có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất: giống đậu tương M103 được tạo bằng phương pháp xử lý đột biến Ethylenimin nồng độ 0,01%

từ giống V70 (Trần Đình Long và cs, 1995)[9], giống đậu tương Hè DT80 được tạo ra bằng con đường lai hữu tính giữa vàng Mộc Châu (giống địa phương Sơn La) và V70, một số giống nhập nội từ Trung Quốc, (Ngô Đức Dương và cs, 1995)[4]

Theo Trần Thị Đính (1995) [6] thì giống AK05 được chọn ra từ dạng hình phân ly của G - 2216 nhập từ AVRGC, là giống chịu rét khá, sinh trưởng khỏe, chống bệnh khá, có tiềm năng năng suất cao, mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, thích hợp cho vụ Xuân và Vụ Đông

Giống DT84 được chọn bằng phương pháp xử lý đột biến trên dòng lai 8

- 33 (DT80 x DDH4), tác nhân tia Gama Co 18 kr, áp dụng phương pháp ca bậc một hạt (single seed descen method SSDM A Brim 1966) đến M8 thu được dòng 84/9 ổn định DT84 là giống ngắn ngày có khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng năng suất cao, cho năng suất thực tế trung bình cao hơn các giống đậu tương khác cùng thời gian sinh trưởng từ 10 - 30%, chống chịu thời tiết bất thuận, chống chịu sâu bệnh khá, chất lượng hạt tốt, dễ để giống

Trang 25

Giống VX93 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam tạo ra cho năng suất từ 16 - 20 tạ/ha, khả năng chịu rét và hạn tốt nên rất thích hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2006)[11]

Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ

- Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai giữa LS17 x DT2001 Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, cho sản xuất thử

ở các tỉnh phía Bắc, theo quyết đinh số 218/QĐ-TT-CCN ngày 15 tháng 6 năm 2012 Giống đậu tương ĐT51 có hoa màu tím, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu vàng Chiều cao cây 45 - 55cm, phân cành khá, hơn 2 cành/cây, số quả chắc cao, tỷ lệ quả 3 hạt đạt 25 - 30 % Khối lượng 1000 hạt khoảng từ 17,5 - 20,0 g Thời gian sinh trưởng trung bình 90 - 95 ngày, năng suất 20 - 29 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh Giống thích hợp trong vụ Hè, vụ Xuân và vụ Đông Giống ĐT51 nhiễm nhẹ bệnh virut, đốm nâu [28]

Giống đậu tương Đ2101 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính

từ tổ hợp lai Đ95 x Đ9037, thực hiện tại Viện Cây lương thực và CTP Được công nhận chính thức theo Quyết định số 614/QĐ-TT-CCN ngày 16 tháng 12 năm 2010 Giống có TGST trung ngày (90 - 100 ngày), có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây chống đổ, chống chịu sâu, bệnh tốt, thích hợp với gieo trồng cho vụ Xuân và vụ Đông Có số quả/cây nhiều từ 38 - 42 quả

và có khối lượng 1000 hạt lớn (170 - 185 gam), hạt màu vàng đẹp, có chất lượng hạt khá (protein 41,0% và lipid 19,9%) Giống có tiềm năng đạt năng suất cao (22,0 - 26,0 tạ/ha)[30]

Giống đậu tương Đ8 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai AK03 X M103, thực hiện tại Viện Cây lương thực và CTP từ vụ Xuân 2004 Được công nhận chính thức theo Quyết định số 331/QĐ-TT-CCN

Trang 26

ngày 12 tháng 8 năm 2016, giống đậu tương Đ8 thuộc nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 80 - 85 ngày, chống chịu tốt với bệnh (gỉ sắt, sương mai, phấn trắng ), chịu hạn và chịu rét tốt, có khối lượng 1000 hạt lớn (195 -

203 gam), hạt đẹp màu vàng sáng, đạt năng suất cao (từ 21,0 - 23,0 tạ/ha); thích hợp gieo trồng 3 vụ/năm (vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông)[29]

Ngoài việc nghiên cứu tạo ra nhiều giống đậu tương có năng suất cao, thích ứng rộng thì việc sử dụng các phương pháp chọn tạo giống đậu tương như lai xa, xử lý đột biến, nhập nội đang là hướng nghiên cứu được nhiều nhóm tác giả quan tâm

* Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội

Đây là con đường cải tiến giống nhanh nhất và rẻ tiền nhất Thực tiễn cho thấy rằng, nhiều khi cây được nhập vào lại sinh trưởng và phát triển mạnh

mẽ hơn, có năng suất và chất lượng tốt hơn ở nơi cội nguồn (Trần Duy Quý, 1999) [14]

Theo Trần Đình Long và cs, (2005)[10] trong giai đoạn 2001 - 2005 các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu tương

từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổ sung vào tập đoàn giống

Giai đoạn 2002 - 2005 Trần Đình Long và cs, (2005)[10] đã khảo nghiệm một số các giống đậu tương có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau Kết quả cho một số mẫu dòng có triển vọng, thời gian sinh trưởng và năng suất ổn định trong nhiều vụ như dòng 95389 cho năng suất 1,4 - 2,6 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 90 - 96 ngày, thích hợp với vùng chuyên canh đậu tương miền Bắc trong vụ Đông Xuân và Xuân, như CM60 đạt 13 - 29 tạ/ha, MSBR20 đạt 23,87 tạ/ha

Năm 2001 - 2002, Đoàn Thị Thanh Nhàn (2001)[13] đã so sánh một số dòng, giống đậu tương nhập nội từ Australia trong vụ Hè, vụ Đông và vụ

Trang 27

Xuân tại Gia Lâm - Hà Nội Kết quả ở cả 2 vụ giống 96031411 năng suất 29,2

- 34,67 tạ/ha (vụ Đông, vụ Xuân 2001 - 2002), năng suất 18,1 tạ/ha trong vụ

Hè Nhìn chung các kết quả nghiên cứu về đậu tương ở Việt Nam trong thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm phong phú thêm bộ giống đậu tương

Nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tương gồm 330 mẫu giống đậu tương thu thập tại Việt Nam và nhập nội, căn cứ vào thời gian sinh trưởng đã phân lập chúng thành 5 nhóm giống Tác giả đã xác định được một số giống có các đặc tính quý làm vật liệu cho công tác chọn giống

Bảng 2.5: Số lượng mẫu dòng giống đậu tương được nhập nội

Theo Trần Đình Long và cs (2005)[10], trong vòng 20 năm (1985 - 2005), đã chọn tạo thành công 28 giống mới, trong đó có 8 giống được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tuyển chọn từ tập đoàn giống nhập nội

Trang 28

* Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính

Lai là một phương pháp cơ bản để tạo ra các vật liệu giống Nhờ giống lai mà người ta có thể phối những đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng

bố mẹ vào con lai Đậu tương là cây tự thụ phấn nên để lai tạo ra tổ hợp thường thành công với tỷ lệ rất thấp Tuy vậy, đã có nhiều giống đậu tương được tạo ra bằng phương pháp cho lai năng suất cao như VN1 cho năng suất

14 tạ/ha tại Tuyên Quang và 18 tạ/ha tại Cao Bằng

Trong giai đoạn 1985 - 2005 các nhà chọn tạo giống đậu tương Việt Nam đã lai tạo được 15 giống đậu tương được công nhận là giống quốc gia (Trần Đình Long và cs, 2005)[10]

Bảng 2.6: Các giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính

(ngày)

Năng suất (tạ/ha)

Năm công nhận

Trang 29

* Chọn tạo giống bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học

Ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác chọn tạo giống là một hướng nghiên cứu mới đối với nước ta Theo Nguyễn Thúy Điệp và các cs (2005) [5] khi nghiên cứu về khả năng tái sinh của các dòng đậu tương phục vụ cho kỹ thuật chuyển gen cho biết: Môi trường MS - B5 có bổ sung 10mg/12,4D cho tỷ

lệ callus cao nhất từ mẫu lá mầm, giống cho tỷ lệ cao là DT96 (73%), DT90 (61,7%), DT84(61,5%) Tỷ lệ chồi cao nhất ở môi trường MS - B5 + 1mg/l Zcatin + 0,2mg/lGA3 + 30mg/l Gutamin saccaroza + 0,3% phytagel

Ngoài ra, trong những năm gần đây đã có thêm một số giống đậu tương mới được chọn tạo như DT2001, DT2008, Đ8, Đ22, ĐT26, Đ2101, ĐT51

Trang 30

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 9 dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc với giống

DT 84 làm đối chứng

1 DT84 (đối chứng) Viện Di truyền Nông Nghiệp Việt Nam

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 9 dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

- Tại phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Trang 31

- Thí nghiệm được trồng trên đất thịt pha cát, khu thí nghiệm giữ ẩm, thoát nước tốt, đã qua canh tác nhiều năm, các biện pháp canh tác, đầu tư như nhau, đảm bảo điều kiện đồng đều cho các giống

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 11 năm 2017

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên

- Đánh giá tình hình sâu bệnh của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Tổng diện tích thực tế sử dụng cho mỗi vụ thí nghiệm là: 8,5m2/ô x 10

x 3 = 255m2 (không kể lối đi và dải bảo vệ)

Trang 32

 Thời vụ: Vụ Hè Thu gieo ngày 31 tháng 7 năm 2017

Trang 33

 Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại sau đó chia khối, lên luống, rạch hàng

 Mật độ: Cây cách cây 6 - 8 cm, hàng cách hàng 35cm, mật độ 35cây/m2

 Công thức bón phân: 5 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30

kg K2O + 500 kg vôi bột/ha

 Phương pháp bón

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 50% K2O + 100% vôi bột

+ Bón thúc: 50% N + 50% K2O khi cây có từ 2-3 lá thật

 Chăm sóc

- Dặm cây: Khi cây có 1 - 2 lá thật tỉa định cây để đảm bảo mật độ

- Vun xới lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật thì tiến hành làm cỏ, phá váng tạo điều kiện cho đất tơi xốp, thoáng và kết hợp bón phân

- Vun xới lần 2: Sau lần 1 khoảng 10 - 12 ngày, xới sâu, vun cao chống đổ cho cây kết hợp bón thúc lần 2

- Tưới tiêu nước: Độ ẩm của đất khi gieo hạt phải đảm bảo 60 - 70% thì đậu tương mới mọc được Nếu đất khô quá cần phải tưới nước trước khi gieo Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có mưa cần phải tưới nước vào những giai đoạn cần thiết như trước lúc ra hoa và lúc phát triển hạt

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần thiết

3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

Áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn của QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT [16]

Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

* Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Thời gian sinh trưởng: Ngày gieo, ngày mọc, ngày ra hoa, ngày chắc xanh, ngày chín

Trang 34

+ Ngày gieo: vụ Hè Thu gieo ngày 31 tháng 7 năm 2017

+ Ngày mọc: Là ngày có 50% số cây trong ô có 2 lá mầm xòe ngang mặt đất

+ Ngày phân cành: Là ngày có 50% số cây/ô ra cành đầu tiên dài ít nhất 2cm

+ Ngày ra hoa: Là ngày có 50% số cây trong ô ra hoa đầu tiên

+ Ngày chắc xanh: Là ngày có 50% số quả/cây trong ô có quả chắc + Ngày chín: Là ngày 90% số quả/cây có vỏ quả chuyển sang màu chín đặc trưng của giống (vỏ chuyển sang màu nâu sẫm)

- Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính Mỗi ô đếm 10 cây mẫu rồi tính trung bình

- Số đốt trên thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu/ô rồi tính trung bình

* Các chỉ tiêu về chống chịu

+ Khả năng chống chịu sâu bệnh

Khả năng chống chịu sâu bệnh được đánh giá theo thang điểm của quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT

- Dòi đục thân (Melanagromyza sojae Zehntne): (%) tỷ lệ cây bị hại = số

cây bị hại/tổng số cây điều tra Điều tra tất cả các cây/ô thí nghiệm

Trang 35

- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): (%) tỷ lệ lá bị hại = số lá bị

hại/tổng số lá điều tra Điều tra sau khi bị sâu hại ít nhất 10 cây đại diện/ô theo phương pháp 5 điểm chéo góc

- Sâu đục quả (Etiella Zinkenella Treitschke): (%) tỷ lệ quả bị hại = số

quả bị hại/tổng số quả điều tra Điều tra ít nhất 10 cây đại diện/ô theo phương pháp 5 điểm chéo góc

- Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani): (%) tỷ lệ cây bị hại = số cây bị

hại/tổng số cây điều tra Điều tra toàn bộ các cây sau mọc 7 ngày

- Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow): (Cấp) Điều tra ít nhất 10

cây dại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc

- Điểm 1: (không đổ hầu hết các cây đều đứng thẳng)

- Điểm 2: nhẹ (< 25% số cây bị đổ rạp)

- Điểm 3: trung bình (25 - 50% số cây đổ rạp, các cây khác nghiêng xấp

xỉ 45%)

- Điểm 4: nặng (51 - 75% số cây bị đổ rạp)

- Điểm 5: rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp)

+ Tính tách quả

Điều tra toàn bộ số cây trên ô và thời kỳ trước khi thu hoạch

Trang 36

Phân cấp:

- Điểm 1: (không có quả tách vỏ)

- Điểm 2: (thấp < 25% quả tách vỏ)

- Điểm 3: (trung bình 25 - 50% quả tách vỏ)

- Điểm 4: (cao 51 - 75% quả tách vỏ)

- Điểm 5: (rất cao >75% quả tách vỏ)

*Khả năng tích lũy vật chất khô (g/cây)

Nhổ 3 cây liên tiếp trên ô, sửa sạch rễ để ráo nước đem cân khối lượng tươi, sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 70 - 800C, đến khi cân 3 lần khối lượng không đổi Làm ở giai đoạn hoa rộ và chắc xanh

Phương pháp tính:

Khả năng tích lũy vật chất khô (KNTLVCK) = Pk /3 (g/cây)

Trong đó Pk là khối lượng sấy khô của 3 cây

- Số lượng và chất lượng nốt sần: Xác định nốt sần hữu hiệu cả số lượng và khối lượng vào hai thời kỳ hoa rộ và chắc xanh (nốt sần hữu hiệu có dịch hồng ở bên trong)

Cách làm: nhổ 3 cây liên tiếp trên ô Trước khi nhổ, tưới đẫm nước sau

đó dùng bay sắn lấy nguyên cả bộ rễ, rửa sạch, vặt toàn bộ nốt sần hữu hiệu (bên trong có dịch hồng) xác định số lượng (cái/cây), khối lượng (gam/cây)

* Các yếu tố cấu thành năng suất:

- Số cây thu hoạch/ô: Đếm số cây thu hoạch thực tế ở mỗi ô

Trên mỗi ô thu 10 cây đại diện, mỗi hàng 5 liên tục ở 2 hàng giữa để tính các chỉ tiêu sau:

- Số quả chắc/cây: Đếm tất cả số quả chắc/cây của 10 cây mẫu

+ Số quả 1 hạt

+ Số quả 2 hạt

+ Số quả 3 hạt

Trang 37

+ Số quả 4 hạt

- Số hạt chắc/quả = tổng số hạt chắc/ tổng số quả chắc (10 cây mẫu/ô)

- Khối lượng 1000hạt (g)

+ Cách xác định: làm sạch hạt, phơi khô hạt ở độ ẩm khoảng 12%, lấy

3 mẫu mỗi mẫu 1000 hạt, tính trung bình cho công thức, kết quả lấy 1 chữ số sau dấu phẩy

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) (NSLT)

Số quả chắc/cây x số hạt chắc/quả x P1000 hạt x số cây/m2

Trang 38

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng muốn hoàn thành một chu kỳ sống nhất thiết phải có quá trình sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng

và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của toàn bộ các chức năng sinh lý của cây, chúng có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển và quá trình phát triển lại tạo điều kiện cho sinh trưởng Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc của tế bào, mô và toàn cây kết quả dẫn đến sự tăng trưởng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong của tế bào,

mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng Mỗi cây trồng đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để sinh trưởng phát triển Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt chín trên cây và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ khi gieo đến khi ra hoa) và giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ ra hoa đến chín)

Thời gian sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, bởi đây là cơ sở để phân loại giống ngắn ngày, trung ngày, dài ngày và

là cơ sở để đưa ra cơ cấu cây trồng cho hợp lý Thời gian sinh trưởng của giống dài hay ngắn, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc, thời vụ trồng Trong thí nghiệm của chúng tôi, sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật lên các giống

là như nhau, do vậy thời gian sinh trưởng là do giống quy định

Trang 39

Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương

thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Đơn vị: ngày

4.1.1 Thời gian từ gieo đến mọc

Đây là thời kỳ hạt chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái sống để tạo cơ thể mới được tính từ khi hạt hút nước trương lên đến khi mầm mọc lên khỏi mặt đất, xoè hai lá diệp tử Thời kỳ này khi nhô lên khỏi mặt đất lá diệp tử

đã bắt đầu quang hợp Song vật chất quang hợp được là không đáng kể, sinh trưởng của cây chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng trong hạt Đây là thời kỳ có ý

Trang 40

nghĩa rất quan trọng đến sự tồn tại và sức sống của cây Tỷ lệ nảy mầm của hạt quyết định đến mật độ cây/đơn vị diện tích, sức nảy mầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương sau này Hạt nảy mầm nhanh và đều, cây con sinh trưởng khỏe thì khả năng chống chịu tốt, có thể cho năng suất cao Nếu hạt nảy mầm chậm, cây con yếu, sức sinh trưởng kém ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, phát triển về sau

Để hạt nảy mầm tốt yêu cầu nhiệt độ đạt 25 - 300

C, độ ẩm đất đạt 75 - 80% Nếu nhiệt độ thấp đậu tương mọc chậm, còn nhiệt độ cao quá thì ảnh hưởng lớn đến quá trình nảy mầm Chất lượng hạt giống tốt, thời điểm gieo thích hợp, làm đất tơi xốp thoáng khí, độ sâu gieo hạt vừa phải từ 2 - 4 cm quá trình nảy mầm diễn ra thuận lợi

Vụ Hè Thu gieo ngày 31 tháng 7, lúc này nhiệt độ và ẩm độ đều cao thích hợp cho đậu tương nẩy mầm nên các giống mọc rất đều và nhanh Thời gian từ gieo đến mọc của các giống tương đương nhau từ 6 - 8 ngày Trong đó

có 3 dòng mọc sớm (6 ngày) tương đương giống đối chứng là các dòng PI229361, PI227212, PI476880 Dòng PI506800B và dòng PI603674 mọc muộn nhất là 8 ngày sau gieo Các dòng còn lại có thời gian từ gieo đến mọc

là 7 ngày Như vậy thời gian từ gieo đến mọc của các dòng đậu tương thí nghiệm cũng tương đương như kết quả nghiên cứu các giống đậu tương của Việt Nam của các tác giả Trần Đình Long và cs, 2005 [10], Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs,1996[12]

4.1.2 Thời gian từ gieo đến phân cành

Giai đoạn phân cành là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, được tính từ khi cây ra lá thật đến khi cây ra hoa Hoạt động sống của cây lúc này là hình thành và hoàn thiện các cơ quan dinh dưỡng như: rễ, thân, lá, cành Đồng thời đây cũng là thời kỳ phân hoá mầm hoa, tạo tiền đề quyết định số cành/cây, số hoa/cây, tổng số đốt mang hoa/cây, tạo năng suất sau này

Ngày đăng: 17/03/2019, 23:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w