1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ hàn quốc tại thái nguyên

88 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 12,09 MB

Nội dung

PHẠM XUÂN HẢIĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌ

Trang 1

PHẠM XUÂN HẢI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TẠI THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Lưu Thị Xuyến

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

là trung thực và chưa từng được ai công bố Tôi xin cam đoan rằng, mọi sựgiúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tintrích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Xuân Hải

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng củabản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều tập thể và cánhân Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Lưu Thị Xuyến người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trìnhthực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Bộ phận Sau đại học,Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm

ơn nhóm sinh viên K46 KHCT đã giúp tôi bố trí thí nghiệm và theo dõi, đođếm các chỉ tiêu nghiên cứu; Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè đồngnghiệp, người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi và khích lệ tôitrong suốt quá trình học tập, bố trí theo dõi thí nghiệm và hoàn thiện luậnvăn này

Do thời gian có hạn nên luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót,tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô bạn bè

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận văn

PHẠM XUÂN HẢI

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở khoa học 4

1.2 Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương 5

1.2.1 Nhiệt độ 5

1.2.2 Nước 6

1.2.3 Ánh sáng 7

1.2.4 Đất đai 7

1.2.5 Dinh dưỡng 8

1.3 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam 8

1.3.1 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 8

1.3.2 Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 15

1.3.3 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 17

1.4 Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu 24

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25 2.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

Trang 5

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 25

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 26

2.3 Nội dung nghiên cứu 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu 26

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 26

2.4.2 Quy trình kỹ thuật 27

2.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 28

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 32

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương thí nghiệm tương thí nghiệm tại Thái Nguyên 33

3.1.1 Thời gian từ gieo đến mọc 34

3.1.2 Thời gian từ gieo đến phân cành 35

3.1.3 Thời gian từ gieo đến ra hoa 36

3.1.4 Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh 38

3.1.5 Thời gian từ gieo đến chín 38

3.2 Một số đặc điểm hình thái của dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên 39

3.2.1 Số cành cấp 1 40

3.2.2 Số đốt trên thân chính 41

3.2.3 Khả năng chống đổ 42

3.3 Chiều cao cây của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên 42

3.3.1 Giai đoạn phân cành: 43

3.3.2 Giai đoạn ra hoa: 43

3.3.3 Giai đoạn chắc xanh 45

Trang 6

3.4 Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng đậu tương nhập nội Hàn

Quốc trong thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên 45

3.4.1 Khả năng tích lũy vật chất khô thời kỳ hoa rộ 46

3.4.2 Khả năng tích lũy vật chất khô thời kỳ chắc xanh 47

3.4.3 Chỉ số diện tích lá 49

3.5 Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 Thái Nguyên 51

3.5.1 Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ hoa rộ: 52

3.5.2 Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ chắc xanh: 54

3.6 Tình hình sâu bệnh của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên 56

3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên 59

3.7.1 Các yếu tố cấu thành năng suất 59

3.7.1 Năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm 62

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67

5.1 Kết luận 67

5.2 Đề nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 70

Trang 7

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam: Khối lượng

: Khả năng tích lũy vật chất khô: Nông nghiệp

: Năng suất: Năng suất lý thuyết: Năng suất thực thu: Nhà xuất bản: Thời gian sinh trưởng: Vụ Hè Thu

: Vụ Xuân

Trang 8

đoạn 2001- 2005 22Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương thí

nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên 34Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương thí nghiệm năm

2017 tại Thái Nguyên 40Bảng 3.3: Chiều cao cây của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017

tại Thái Nguyên 44Bảng 3.4a: Khả năng tích luỹ vật chất khô của các dòng đậu tương thí

nghiệm thời kỳ hoa rộ năm 2017 tại Thái Nguyên 46

Bảng 3.4b: Khả năng tích luỹ vật chất khô của các dòng đậu tương thí

nghiệm thời kỳ chắc xanh năm 2017 tại Thái Nguyên 48

Bảng 3.5: Chỉ số diện tích lá của một số dòng đậu tương thí nghiệm

năm 2017 tại Thái Nguyên 50Bảng 3.6a: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ hoa rộ của

các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên 52Bảng 3.6b: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ chắc xanh

của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên 54

Bảng 3.7: Một số sâu hại chính của dòng đậu tương thí nghiệm năm

2017 tại Thái Nguyên 57

Trang 9

Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất dòng đậu tương thí nghiệm

năm 2017 tại Thái Nguyên 60Bảng 3.9: Năng suất lý thuyết của các dòng đậu tương thí nghiệm năm

2017 tại Thái Nguyên 63Bảng 3.10: Năng suất thực thu của các dòng đậu tương thí nghiệm

năm 2017 tại Thái Nguyên 65

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ năng suất lý thuyết của các dòng đậu tương thí

nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 64Hình 3.2: Biểu đồ năng suất thực thu của các dòng đậu tương thí

nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 66

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một cây trồng cạn có tác

dụng rất nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao Sản phẩm của nó cung cấpthực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến, thức ăn gia súc gia cầm

và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị Ngoài ra đậu tương còn là cây cải tạo đấtrất tốt (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2]

Hạt đậu tương là loại sản phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánhgiá đồng thời cả prôtêin và lipit Theo các phân tích sinh hoá trong hạt đậutương thì hàm lượng prôtêin chiếm khoảng 36-40%, lipittừ 12 - 20% và cònchứa một tỷ lệ cao các axit béo chưa no có tỷ lệ đồng hóa cao, mùi vị thơmngon tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh Trong hạt đậu tương không chỉ

có hàm lượng cao về prôtêin mà nó còn chứa đầy đủ và cân đối các loại axitamin, đặc biệt là axit amin không thay thế như: Xystin, Lizin, Triptophan cóvai trò quan trọng đối với cơ thể con người và gia súc Ngoài ra trong hạt đậutương còn chứa nhiều loại vitamin như: PP, A, C, E, K, đặc biệt là vitamin B1

và B2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [15]

Trong những năm gần đây hiện tượng đô thị hóa ngày càng tăng lên,dẫn đến tình trạng giảm diện tích đất dùng trong mục đích nông nghiệp Mặtkhác, do đời sống kinh tế ngày một tăng nên nhu cầu sử dụng sản phẩm chấtlượng cao, phẩm chất tốt được đặt lên hàng đầu.Vấn đề đặt ra là phải tăngnăng suất, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích Những yếu tố nàychủ yếu do giống quyết định

Thái Nguyên có tổng diện tích trồng đậu tương là 117,8 ha, sản lượng

là 168,3 tấn, năng suất đạt 14,3 tạ/ha (Tổng cục thống kê Việt nam: GSO,2017)[31] Là một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam, tỉnh TháiNguyên có diện tích đất và điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển cây đậutương ở tất cả các vụ gieo trồng: Xuân, Hè, Hè Thu và Đông Tuy nhiên sản

Trang 12

xuất đậu tương của tỉnh chưa thực sự phát triển, hàng năm Thái Nguyên vẫnphải nhập khẩu một lượng lớn đậu tương các nước trên thế giới để phục vụcho chế biến thực phẩm cho con người và gia súc.

Thực tế cho thấy việc sản xuất đậu tương của Thái Nguyên chưa đápứng được nhu cầu Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất đậutương của tỉnh Thái Nguyên chưa cao là chưa có bộ giống tốt Mặc dù hiệnnay sản xuất đậu tương của tỉnh đã có 1 số giống mới xong chủ yếu vẫn dùnggiống DT84 nên hiệu quả sản xuất chưa cao Do vậy, cần phải đi tìm mộtgiống mới để đáp ứng nhu cầu của sản xuất Trước thực trạng đó, năm 2016trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác với phía Hàn Quốcnhập nội 300 dòng đậu tương mới về khảo sát Kết quả cho thấy qua 2 vụ thửnghiệm 300 dòng trên có một số dòng tỏ ra có triển vọng tốt Để đánh giáđược chính xác khả sinh trưởng, phát triển của các dòng có triển vọng đã lựachọn được qua 2 vụ thí nghiệm tại Thái Nguyên làm cơ sở cho việc chọngiống đậu tương thích hợp cho tỉnh phục vụ sản xuất, chúng tôi thực hiện đề

tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương

nhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chọn được dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc có khả năng sinhtrưởng, phát triển tốt tại Thái Nguyên giới thiệu cho công tác giống

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài là công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển vàcho năng suất cá thể của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc Các kếtquả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học cho công tácnghiên cứu và chọn tạo giống đậu tương Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đềtài sẽ là cơ sở và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cây đậu tương

Trang 13

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp lựa chọn được những dòng đậutương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cá thể cao phù hợpvới điều kiện sinh thái của vùng Phục vụ cho việc công nhận giống mới vàphát triển đậu tương của vùng

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học

Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nôngdân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản Giống quy định giớihạn năng suất của cây trồng Năng suất chỉ tương ứng với điều kiện kĩ thuậttrong phạm vi do giống quy định Khi năng suất tối đa thì dù điều kiện ngoạicảnh cũng như kĩ thuật canh tác tốt hơn cũng không thể làm tăng năng suất.Bởi vậy, giống mới có vai trò hết sức quan trọng trong công việc nâng caonăng suất và sản lượng cây trồng Mỗi một giống khác nhau thì có khả năngphản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng khác nhau Vì vậy để phát huyđược hiệu quả của giống cần phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với điềukiện sinh thái, khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội Để có những giống có năngsuất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt thìcông tác chọn giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng

Ngày nay nhờ có những thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại vàtoàn cầu hóa thì công tác giống được hỗ trợ và thời gian tạo ra giống mớiđược rút ngắn rất nhiều Các thành tựu khoa học được ứng dụng trong chọngiống như gây đột biến, chuyển gen, lai tạo, nhập nội giống… Các giống đậutương tại Việt nam hiện tai sử dụng chủ yếu theo lại tạo và nhập nội Khi chọnlọc hay nhập được giống mới thì việc khảo nghiệm tại các vùng tiểu khí hậukhác nhau để tìm ra giống tốt là rất quan trọng

Công tác khảo nghiệm giống là một cuộc thí nghiệm nhằm xác định sựthích ứng của giống đối với địa phương trên các loại đất, các loại khí hậu vàcác biện pháp kỹ thuật khác nhau Nếu các giống mới chưa được khảo nghiệm

kỹ lưỡng và chưa được công nhận là đạt tiêu chuẩn mà đã đưa ra sản xuất ởdiện rộng thì sẽ gây hiện tượng rối loạn giống, gây khó khăn cho việc sảnxuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng

Trang 15

1.2 Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương

Cây đậu tương tuy có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịuđược rét Tổng tích ôn của nó biến động trong khoảng 1700 - 2700oC Đậutương có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ không khí từ 27 - 42oC.Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ biến động trên hoặc dưới mức thíchhợp quá nhiều đều có thể gây thiệt hại cho đậu tương Khả năng bị thiệt hại donhiệt độ tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây Nhiệt độ thích hợpcho quá trình nảy mầm của hạt đậu tương là từ 22 - 26oC nếu nhiệt độ quá caohoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm

Thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi cây ra 3 lá kép, đậu tương có khảnăng chịu rét hơn chịu hạn Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây con

là từ 22 - 27oC

Thời kỳ phát triển thân, cành, lá Thời kỳ này thân cành phát triểnmạnh, nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 20 - 30oC, thấp nhất là 15oC, caonhất là

37oC Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự quang hợp của cây đậu tương là từ 25-

40oC Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa, kết quả, nếu nhiệt độ 100oC sẽngăn cản sự phân hóa mầm hoa, nhiệt độ dưới 18oC có khả năng làm cho quảkhông đậu, nhiệt độ cao trên 40oC làm ảnh hưởng rất lớn đến hình thành đốt,lóng và phân hóa mầm hoa Nhiệt độ thích hợp nhất cho thời kỳ ra hoa là 22 -

25oC

Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sự cố định Nitơ vi khuẩn Rhizobium

Jaconicum bị hạn chế ở nhiệt độ 33oC, nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn hoạtđộng là 25 - 27oC

Trang 16

Thời kỳ làm quả, quá trình tích lũy vật chất khô về hạt tăng, do đó quátrình quang hợp tăng, nếu nhiệt độ giảm, lượng nước trong quá trình hô hấp sẽbốc hơi nhanh, quá trình tích lũy vật chất khô giảm, sự vận chuyển của chấtdinh dưỡng về hạt giảm làm cho chất lượng hạt kém, năng suất giảm Nhiệt

độ thích hợp nhất cho thời kỳ hình thành quả và hạt là 21 - 23oC Thời kỳ chínnhiệt độ thích hợp nhất là 19 - 20oC Nhìn chung nhiệt độ bình quân trong mộtngày có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của đậu tương là 18 - 22OC (PhạmVăn Thiều, 2006) [15]

1.2.2 Nước

Tuy là cây trồng cạn song nước cũng là một trong những nhu cầu quantrọng và cũng là một trong những yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậutương Nhu cầu nước của đậu tương thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, kỹthuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng Lượng mưa cần từ 350 - 600mm cho

cả quá trình sinh trưởng phát triển Hạt nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60 - 65%nếu đất khô quá thì hạt không mọc được, hạt nằm lâu trong đất thì sẽ bị thối,nếu đất ướt quá thì hạt thiếu khí sẽ không mọc được hạt cũng bị thối Nhu cầu

về nước tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và nhu cầu đó cũng thayđổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai và vùng sinh thái Độ ẩm của đất có sựtương quan thuận với chiều cao của cây, đường kính và số đốt, số hoa, tỷ lệđậu quả và số hạt Giai đoạn ra hoa và bắt đầu làm quả nếu bị thiếu nước hoa

sẽ bị rụng nhiều làm giảm số quả trên cây

Việc cung cấp nước cho lá để duy trì sức căng của tế bào là yếu tố quantrọng để đảm bảo tốc độ tăng diện tích lá, mà hệ số diện tích lá tỷ lệ thuận vớitốc độ tăng trưởng của cây, làm giảm diện tích lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

sự sinh trưởng của cây

Giai đoạn vào mẩy là lúc đậu tương cần nhiều nước nhất, lúc này nếu

để thiếu nước thì sẽ làm năng suất giảm nhiều hơn các giai đoạn trước Tuy làrất cần nước nhưng cây đậu tương cũng có khả năng chịu được hạn trong thời

Trang 17

gian nhất định nhưng muốn đạt năng suất cao cần phải đảm bảo cho câythường xuyên đủ ẩm, nếu gặp hạn đặc biệt vào các giai đoạn quan trọng thìphải tìm mọi cách khắc phục để tưới cho cây (Phạm Văn Thiều, 2006) [15].

1.2.3 Ánh sáng

Là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái cây đậu tương, nó làm thayđổi thời gian nở hoa và chín, ảnh hưởng tới chiều cao cây, diện tích lá và rấtnhiều các đặc tính di truyền khác của đậu tương

Ánh sáng là yếu tố quyết định quá trình quang hợp, sự cố định nitơ vàsản lượng chất khô cũng như nhiều đặc tính khác phụ thuộc vào quang hợp

Cây đậu tương có phản ứng với độ dài ngày, các giống khác nhauphản ứng với độ dài ngày khác nhau, là một cây ngắn ngày điển hình, sựtác động của ánh sáng ngày ngắn mạnh nhất là vào giai đoạn trước khi cây

ra hoa, lúc này ánh sáng ngày ngắn sẽ làm cho cây rút ngắn thời gian sinhtrưởng, làm giảm chiều cao cây, số đốt cũng như độ dài các lóng (PhạmVăn Thiều, 2006) [15]

Cây đậu tương chịu ảnh hưởng nhiều của cường độ ánh sáng, trongđiều kiện có độ dài ngày thích hợp thì chỉ có 30% cường độ bức xạ mặt trời làđược, do đó ta có thể trồng xen đậu tương với các loại cây trồng khác Trongthời kỳ ra hoa và hình thành hạt, số giờ chiếu sáng thích hợp là từ 6 - 12 giờ,lúc này nếu gặp điều kiện ngày dài thời gian chiếu sáng trên 13giờ/ngày thìcây sẽ không ra hoa được (Phạm Văn Thiều, 2006) [15]

1.2.4 Đất đai

Đậu tương có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích hợp nhất làđất thịt nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng, thoát nước, pH từ 6,5 - 7,2 Đậu tươngkhông sống được trên đất quá chua hoặc quá kiềm Đất ít màu, chua vẫn cóthể trồng được đậu tương, nhưng cần phải thoát nước, bón nhiều lân và vôi

Trong vụ xuân có thể gieo đậu tương trên các chân cao, không đủ nước

để cấy lúa chiêm xuân, chân đất bãi ven sông ở các tỉnh Đồng bằng và Trung

Trang 18

du Bắc Bộ Vụ Hè Thu có thể gieo vào các chân mạ, chân đất không làm đượclúa mùa vùng đồng bằng, đất nương rẫy ở vùng núi Vụ Thu Đông và vụĐông có thể gieo ở đất bãi ven sông sau khi nước rút, đất chuyên màu trong

đê (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2]

1.2.5 Dinh dưỡng

Có 16 nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng của đậu tương, trong đó có 3nguyên tố C, H và O là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụdưới dạng CO2, H2O, O2 tự do trong không khí Những nguyên tố cần thiếtkhác là N, P, K, Ca, Mg, S, Fe…

Hanway và Weber (1971), nghiên cứu sự hấp thụ NPK ở các giống đậuvới tập tính sinh trưởng vô hạn cho thấy kiểu hấp thụ N, P, K ở trong câygiống nhau và sự tích lũy tối đa của nó xảy ra ở giai đoạn chín sinh lý.Handerson và Kampraha (1970) với các giống đậu tương sinh trưởng hữuhạn, cho thấy tỷ lệ hấp thụ các chất khoáng N, P, K, Ca và Mg tăng dần quacác giai đoạn hình thành hạt Tỷ lệ hấp thụ tối đa tương ứng của chúng là7,7: 0,41: 0,46: 2,4 và 0,77 kg/ha (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2]

1.3 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới

1.3.1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầuquan trọng của thế giới: đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa

và cọ dầu Đây là trồng mang tính chiến lược với những quốc gia có điều kiệnphát triển vì có trao đổi rất cao trên thị trường do nhu cầu sử dụng protein, dầuthực vật, thực phẩm chức năng và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc ngàycàng gia tăng nên cây đậu tương được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thếgiới, tập trung nhiều nhất ở các nước châu Mỹ chiếm tới 73%, tiếp đó là cácnước thuộc khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) chiếm 23,15% Diện tích,năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên qua các thời kỳ

Trang 19

Số liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng trên thế giới đượcthể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm 2010-2014

(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

ha vào năm 2014 Về năng suất, trong 5 năm, từ năm 2010 - 2014 năng suấtđậu tương trên thế giới tương đối ổn định dao động từ 22,93 - 26,2 tạ/ha Năm

2012, năng suất đậu tương trên thế giới thấp nhất là 22,93 tạ/ha Năm 2014,năng suất đậu tương cao nhất là 26,2 tạ/ha Do hàng năm diện tích trồng liêntục tăng lên nên sản lượng đậu tương trên thế giới cũng tăng lên, trong 4 năm

từ 2010 - 2014 tăng 43,53 triệu tấn

Trang 20

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của 4 nước

trồng đậu tương chủ yếu trên thế giới Tên nước Năm Diên tích

(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 21

thành công như vậy phải nói rằng nước Mỹ đã hết sức chú trọng đến việc pháttriển đậu đỗ Không những tăng về diện tích mà Mỹ còn quan tâm đến vấn đềnghiên cứu và tạo giống Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ (ASA: AmericanSoybean Association) được thành lập từ năm 1920 có 52 nghìn hội viên Ở

Mỹ, việc chọn lọc, nhập nội và lai tạo giống rất được quan tâm Năm 1893,

Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống được thu thập từ khắp nơi trên thế giới

Nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới là Braxin, từ năm 2011 - 2014 thì diệntích, sản lượng đậu tương tăng theo từng năm, cao nhất vào năm 2014 là86,76 triệu tấn Brazil đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chọn, tạo giống mớichống chịu sâu bệnh, giống chuyển nạp gen, ứng dụng thành tựu khoa học kỹthuật của thế giới và nghiên cứu kết hợp giữa trong và ngoài nước, phát triểnmạnh lúa mỳ và ngô luân canh với đậu tương Tại Brazil, đậu tương chủ yếuđược dùng để làm bột và ép dầu Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh nền côngnghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu

Quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương sau Mỹ, Brazil làAcgentina Tại quốc gia này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa

mì Chính phủ nước này đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậutương do đó mà cây đậu tương phát triển khá mạnh đưa nước này lên xếp thứ

3 về sản xuất đậu tương trên thế giới Từ năm 1961 - 1962 chính phủ đã cóchính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu tương, nên cây đậu tương pháttriển khá mạnh

Trung Quốc là nước đứng thứ 4 về cây trồng này Ở Trung Quốc, đậutương được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nơi có những điển hình năngsuất cao, đạt 83,93 tạ/ha trên diện tích 0,4 ha và 49,6 tạ/ha trên diện tích là0,14 ha Tuy sản xuất đậu tương của Trung Quốc còn đứng sau Mỹ, Braxin vàArgentina nhưng đây vẫn là nước có diện tích, năng suất và sản lượng đậutương lớn nhất châu Á Năng suất đậu tương của Trung Quốc thấp hơn năngsuất bình quân thế giới khoảng 7 tạ/ha Sản lượng thì giảm gần 3 tấn do diện

Trang 22

tích sản xuất giảm, sản lượng không đáp ứng được nhu cầu trong nước Hàngnăm, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn đậu tương từ châu Mỹ;Trung Quốc là nước phải nhập đậu tương lớn nhất trên thế giới.

1.3.1.2 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới

Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng, cũng như nhu cầu của conngười sử dụng các sản phẩm được chế biến từ đậu tương ngày một tăng mànhiều nước đã đầu tư lớn cho việc tăng năng suất và diện tích cây đậu tương

Để thực hiện được điều đó họ đã chú trọng đến đẩy mạnh việc áp dụng khoahọc kỹ thuật trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới Đã có hàng nghìncông trình nghiên cứu trên thế giới được thực hiện qua các năm, với cácphương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tìm ra những giống đậu tương cónăng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện sinh thái của các vùngkhác nhau

Hiện nay, nguồn gen đậu tương trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 15nước: Đoài Loan, Australia, Trung quốc, Pháp, Nigienia, Ấn độ, Indonesia,Nhật bản, Triều tiên, Nam Phi, Thụy điển, Thái lan, Mỹ, Nga với tổng số45.038 mẫu giống (Trần Đình Long và cs, 2005)[10]

Mỹ là quốc gia luôn dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng đậutương Nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến và lai tạo mà

họ đã tạo ra được những giống đậu tương mới Những dòng nhập nội có năngsuất cao đều được sử dụng làm giống gốc trong các chương trình lai tạo vàchọn lọc Năm 1983, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thậpđược từ các nước trên thế giới Mục tiêu của công tác chọn giống của mỹ làchọn ra những giống đậu tương có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu vớiyếu tố quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, có hàm lượngprotein và lipit cao, đẽ bảo quuản và chế biến (Johnson H.W andBernard R.L.,

1976)[25] Năm 2009 các nhà khoa học của Mỹ đã nghiên cứu thành cônghệ

gen của cây đậu tương Bộ gen có hơn 46.000 gen, trong đó có 1.110 gencó

Trang 23

liên quan đến quá trình tổng hợp lipid Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tìm thấybằng chứng của hai trường hợp bộ gen trùng lắp riêng biệt, một trongkhoảng

59 triệu năm trước và một khoảng 13 triệu năm trước đây, kết quả là một sựchép lại nhân đôi bộ gen với gần 75% các gen hiện diện trong nhiều bảnsao Hệ Genome cho phép các nhà nghiên cứu xác định một gen cung cấptính kháng với bệnh gỉ sắt đậu tương châu Á [27] Bên cạnh đó chọn tạo giốngđậu tương mới theo hướng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại cũng đượccác nhà khoa học tại Mỹ quan tâm Bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học(chuyển gen, kỹ thuật phân tử, dung hợp tế bào trần, tái tổ hợp…) và đột biến,các nhà khoa học Mỹ đã chọn tạo thành công các giống đậu tương mới cónăng suất, chất lượng và chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường

Cụ thể, như giống đậu tương kháng được với thuốc cỏ Glyphosate Tương tự,tại Úc đã áp dụng kỹ thuật công nghệ tế bào để phân lập được gen chịu hạnthành công

Trong những năm gần đây Trung quốc cũng đã mạnh dạn ứng dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn tạo giống và đã tạo ra được nhiềugiống đậu tương mới Bằng phương pháp thực nghiệm tạo ra giống Tiefeng

18 do xử lý bằng tia gamma, có khả năng chịu được phèn cao, không đổ, chonăng suất cao, phẩm chất tốt Giống Heinoum N06 (cũng được xử lý bằng tiagamma) có hệ rễ tốt, nhiều cành, lóng ngắn, khả năng thích ứng rộng (TrầnĐình Đông, 1994) [7]

Đài Loan đã bắt đầu chương trình chọn tạo giống từ năm 1961 và đưavào sản xuất các giống Kaohsing 3, Tainung 3, Tainung4 Các giống được

xử lý Nơron và tia X cho các giống đột biến Tainung Tainung 1 và Tainung2

có năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ không bị nứt (Vũ Tuyên Hoàng vàcs,1995)[8] Các giống này (đặc biệt là Tainung4) đã được dùng làm nguồngen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhaunhư Trạm thí nghiệm Majo (Thái Lan), Trường đại học Philippin (Vũ TuyênHoàng và cs 1995) [8]

Trang 24

Hiện nay, vùng Đông nam Á cũng là một vùng trọng điểm của công tácphát triển giống đậu tương và đậu tướng được ưu tiên hàng đầu trong hệthống nông nghiệp.

Tại Indonesia, các nhà nghiên cứu chọn tạo nhằm mục đích cảitiến giống có năng suất cao trồng được ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa,với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70-80 ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và

có hạt thon dài (Sumarno và T.Adisan wanto, 1991) [26] Kết quả có 14giống năng suất cao đã được tạo ra và được khuyến cáo gieo trồng trong đó cógiống Wilis được trồng phổ biến nhất, giống này có thời gian sinh trưởng

85 ngày, năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/ha Việc cải tiến giống đã gópphần đưa năng suất đạt 2,5 tấn/ha, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, thíchứng với môi trường không thuận lợi (đất không cày bừa; đất khó tiêu nước),chất lượng hạt được tăng lên, tăng khả năng chống đổ (Sumarno vàT.Adisan wanto, 1991) [26] Qua chọn lọc mà họ đã chọn ra được một sốgiống trồng được trên đất ướt sau vụ thu hoạch lúa với việc làm đất và khônglàm đất trong mùa khô mà vẫn cho năng suất 14,7 - 16,8 tạ/ha như các giốngKerinci, Lompobatang, Rinjani

Thái Lan với sự phối hợp giữa hai trung tâm MOAC và SGPRT nhằmcải tiến giống có năng suất cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính(gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn, ) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn,chịu được hạn hán và ngày ngắn (Judy W.H and Jackobs J.A., 1979) [24]

Trong những năm gần đây Ấn độ tiến hành khảo nghiệm các giống đậutương địa phương và nhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga Tổ chứcAICRPS (The All India coordinated Research Projeet on Soybean) và NRCS(National Research Center for Soybean) đã tập trung nghiên cứu và đã pháthiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, và phát hiện ra nhữnggiống có tính chống chịu với bệnh khảm virus

Tại Nhật Bản, Viện tài nguyên sinh học quốc gia Nhật bản hiện đanglưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu tương khác nhau, trong đó có 2000 mẫugiống đậu tương được nhập nội về phục vụ cho công tác chọn tạo giống(Kamiya và các cs, 1998)[23]

Trang 25

1.3.2 Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam

1.3.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Đậu tương là cây trồng lâu đời ở Việt Nam, nhân dân ta đã biết trồng và

sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay Tuy nhiên trước đây việc sản xuấtđậu tương chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nhưCao Bằng, Lạng Sơn Sau năm 1973, sản xuất đậu tương nước ta mới có bướcphát triển đáng kể Diện tích bình quân thời kỳ 1985 - 1993 đạt 106 nghìn ha,tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1975 - 1980, năng suất bình quân tăng từ 500kg/ha lên 780 - 900 kg/ha (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự, (1996) [12]

Trong thời gian gần đây, dưới áp lực nhập khẩu đậu tương với số lượnglớn có giá thành thấp và thuận lợi trong vận chuyển, diện tích đậu tương củaViệt Nam bị giảm sút nghiêm trọng, mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã banhành nhiều chủ trương để phát triển cây trồng này Năm 2016, diện tích đậutương Việt Nam chỉ đạt 94 nghìn ha, năng suất 1,57 tấn/ha, sản lượng 147,5nghìn tấn; so với năm 2011 diện tích gieo trồng cả nước bị giảm trên 87 nghìn

ha và sản lượng giảm 119,4 nghìn tấn Với số liệu này thì chỉ đạt 23,5% sovới chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010 (400 nghìn ha) và khó đạt chỉ tiêu

kế hoạch đến 2020 (500 nghìn ha) theo chủ trương phát triển của Bộ Nôngnghiệp và PTNT nếu không có giải pháp phù hợp

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

trong những năm gần đây Năm (nghìn ha) Diện tích Năng suất (tấn/ha) (nghìn tấn) Sản lượng

Trang 26

Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ thì đậu tương đượctrồng ở 28 tỉnh trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miềnNam Khoảng 65% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đấtkhông cần màu mỡ; và 35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vựcđồng bằng sông Hồng Đậu tương được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cảnước vào từng thời điểm khác nhau nên có cả vụ Xuân, vụ hè và vụ Đông.

* Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam

Do sản xuất đậu tương trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nênhàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn hạt đậu tương từ các thịtrường lớn trên thế giới

Bảng 1.4: Tình hình nhập khẩu đậu tương Việt Nam (2014-2016)

Năm 2014 2015 2016

Số lượng (nghìn tấn) 1.519 1.707 1.546

Giá trị (triệu USD) 873 765 661

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) 2017[31]

Việt Nam nhập khẩu khối lượng đậu tương lớn nhất vào năm 2015 với1.707 nghìn tấn, giá trị 765 USD, đến năm 2016 giảm còn 1.546 nghìn tấn,giá trị 661 USD Trong đó khoảng 45% nhập khẩu từ từ Hoa Kỳ, 35% từBrazil và phần còn lại từ Argentina, Canada, Paraguay và các nước khác

* Định hướng sản xuất đậu tương ở nước ta.

Hiện nay, chính phủ đang có những ưu tiên để nghiên cứu phát triểncây đậu tương thông qua Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việcphê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững, nhằm cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân,góp phần xóa đói giảm nghèo bảo vệ môi trường sinh thái, phấn đấu xây dựngmột nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trườngthế giới Nhiều giải pháp được đặt ra, trước mắt tập trung giải quyết các sản

Trang 27

phẩm trọng điểm chủ lực để tăng cường kim ngạch xuất khẩu và hạn chế kimngạch nhập khẩu Với chủ trương đó, hiện nay, đậu tương đang được khuyếnkhích phát triển trong cơ cấu 2 lúa - 1 màu chuyển đổi trên đất trồng lúa kémhiệu quả và luân canh cây trồng ở những vùng có truyền thống sản xuất vàđiều kiện thời tiết thuận lợi.

Cần thống nhất quan điểm phát triển cây đậu đỗ trong chuyển dịch kinh

tế của từng vùng Xây dựng các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa,đầu tư thâm canh, phát huy lợi thế vùng nhiệt đới có thể trồng được đậu đỗnhiều vụ trong năm Tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu và sản xuấtchế biến Tăng cường nguồn vốn trong nước, đẩy mạnh thu hút nguồn vốnnước ngoài Phát triển 900.000 - 1.000.000 ha (Đậu tương 500.000 ha, lạc350.000-400.000 ha, đậu xanh 70.000 - 100.000 ha) Năng suất đậu tương đạttrung bình 1,8-2,0 tấn/ha

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triểnsản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo

đó, diện tích đất quy hoạch khoảng 100 nghìn ha, tận dụng tăng vụ trên đấtlúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350 nghìn ha, sản lượng 700nghìn tấn; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núiphía Bắc, Tây Nguyên

1.3.3 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ (ViệnKhoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam) thì cây đậu tương được trồng ởhầu hết các tỉnh trong cả nước với diện tích hàng năm là 150 - 200 ngàn ha,năng suất trung bình 13-14 tạ/ha Có 3 vùng trồng đậu tương lớn nhất là miềnnúi và Trung du Bắc bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam bộ,chiếm 72,2% tổng diện tích trồng cả nước Các tỉnh trồng nhiều đậu tươngnhư: Cao Bằng, Sơn La, Đồng Nai, Đồng Tháp Nhu cầu về sản phẩm đậutương của các ngành thương mại, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm ngày

Trang 28

càng phát triển nên cây đậu tương đã được các viện, trường Đại học đầu tưnghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt,thích ứng được nhiều vụ trong năm (Vũ Danh Ca, 2004) [1] Trong công tácchọn tạo giống đậu tương được tập trung vào một số hướng chính sau đây:

- Chọn tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau: ởmiền nam, chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: mùa khô và mùa mưa ở cáctỉnh phía Bắc, chọn bộ giống thích hợp cho vụ xuân, vụ hè và vụ đông

- Xác định các bộ giống thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau

- Chọn giống năng suất cao và đưa ra định hướng cho những năm sau

- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào chân đất 2 lúa - 1 đậutương hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70-75 ngày

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đông với các tỉnh phíaBắc, đặc biệt là Đồng bằng Sông Hồng, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày

- Chọn giống đậu tương thích hợp cho vùng đất bãi và trung du cáctỉnh phía Bắc, năng suất đạt 20-25 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 90-100 ngày,chống chịu với bệnh gỉ sắt

- Chọn tạo giống đậu tương hè thích hợp cho các tỉnh miền Núi phíabắc, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất đạt 15-20 tạ/ha, chịu hạn, ítnhiễm virut

- Chọn tạo giống đậu tương cho vùng Tây Nguyên có tiềm năng năngsuất từ 25 - 27 tạ/ha trong vụ xuân hè gieo từ tháng 3, đậu tương hè cho vùngĐông nam bộ gieo từ tháng 4, đậu tương Xuân hè cho vùng đồng bằng sôngCửu Long

- Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu cao 25 - 27%

- Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng cao phục vụ cho chế biếnthực phẩm làm rau

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp rộng có thể trồng được ở cả 3 vụ

có khả năng cố định đạm cao

Trang 29

- Chọn giống đậu tương trồng xen, gối vụ góp phần tăng thu nhập trênđơn vị diện tích, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa tăng hiệu quả hàng hóacho sản xuất nông nghiệp.

Trong nhưng năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đãcông nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều giống đậu tương quốc gia,hàng chục giống được cấp phép khu vực hóa và hàng chục giống khác có triểnvọng trong khảo nghiệm quốc gia Các giống này có thời gian sinh trưởngdưới 100 ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, protein có thể đạt tới 47%,hạt to tròn, đạt tiêu chuẩn quốc tế Viện di truyền nông nghiệp hàng năm ápdụng phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương pháp lai hữutính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương mới theo tiêuchuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng cả vụ nóng lẫn vụlạnh một cách ổn định , chất lượng tốt (Dương Văn Dũng và cs 2007) [3]

Phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương pháp lai hữutính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương mới theo tiêuchuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng vả vụ nóng và vụ lạnhmột cách ổn định chất lượng hạt tốt (Dương Văn Dũng và cs 2007) [3]

Ở nước ta chỉ trong vòng 10 năm qua, công tác nghiên cứu về cây đậutương nói chung cũng như công tác chọn tạo giống đậu tương nói riêng đã đạtđược nhiều thành tựu Hàng chục giống đậu tương được chọn bằng phươngpháp khác nhau, có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất: giống đậu tươngM103 được tạo bằng phương pháp xử lý đột biến Ethylenimin nồng độ 0,01%

từ giống V70 (Trần Đình Long và cs, 1995) [9] giống đậu tương hè DT80được tạo ra bằng con đường lai hữu tính giữa vàng Mộc Châu (giống địaphương Sơn La) và V70, một số giống nhập nội từ Trung Quốc, (Ngô ĐứcDương và cs, 1995) [4]

Theo Trần Thị Đính (1995) [6] thì giống AK05 được chọn ra từ dạnghình phân ly của G - 2216 nhập từ AVRGC, là giống chịu rét khá, sinh trưởngkhỏe, chống bệnh khá, có tiềm năng năng suất cao, mẫu mã đẹp đáp ứng đượcnhu cầu thị hiếu, thích hợp cho vụ Xuân và Vụ Đông

Trang 30

Giống DT84 được chọn bằng phương pháp xử lý đột biến trên dòng lai

8 - 33 (DT80 x DDH4), tác nhân tia Gama Co 18 kr, áp dụng phương pháp cabậc một hạt (single seed descen method SSDM A Brim 1966) đến M8 thuđược dòng 84/9 ổn định DT84 là giống ngắn ngày có khả năng thích ứngrộng, có tiềm năng năng suất cao, cho năng suất thực tế trung bình cao hơncác giống đậu tương khác cùng thời gian sinh trưởng từ 10 - 30%, chống chịuthời tiết bất thuận, chống chịu sâu bệnh khá, chất lượng hạt tốt, dễ để giống

Giống VX93 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam tạo racho năng suất từ 16-20 tạ/ha, khả năng chịu rét và hạn tốt nên rất thích hợp vớicác tỉnh miền núi phía Bắc (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2006)[11]

Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậuđỗ- Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai giữa LS17

x DT2001 Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, cho sản xuất thử

ở các tỉnh phía Bắc, theo quyết đinh số 218/QĐ-TT-CCN ngày 15 tháng 6năm

2012 Giống đậu tương ĐT51 có hoa màu tím, hạt vàng, rốn nâu đậm, quảchín có màu vàng Chiều cao cây 45-55cm, phân cành khá, hơn 2 cành/cây, sốquả chắc cao, tỷ lệ quả 3 hạt đạt 25-30 % Khối lượng 100 hạt khoảng từ 17,5-20,0 g Thời gian sinh trưởng trung bình 90-95 ngày, năng suất 20-29tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh Giống thích hợp trong

vụ hè, xuân và vụ đông Giống ĐT51 nhiễm nhẹ bệnh vi rút, đốm nâu [28]

Giống đậu tương Đ2101 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính

từ tổ hợp lai Đ95 x Đ9037, thực hiện tại Viện Cây lương thực và CTP Đượccông nhận chính thức theo Quyết định số 614/ QĐ-TT-CCN ngày 16 tháng 12năm 2010 Giống có TGST trung ngày (90 - 100 ngày), có khả năng sinhtrưởng phát triển tốt, cứng cây chống đổ, chống chịu sâu, bệnh tốt, thích hợpvới gieo trồng cho vụ Xuân và vụ Đông có số quả/ cây nhiều từ 38 - 42 quả và

có khối lượng 1000 hạt lớn (170 - 185 gam), hạt màu vàng đẹp, có chất lượnghạt khá (protein 41,0% và lipid 19,9%) Giống có tiềm năng đạt năng suất cao(22,0 - 26,0 tạ/ha) [30]

Trang 31

Giống đậu tương Đ8 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ

tổ hợp lai AK03 X M103, thực hiện tại Viện Cây lương thực và CTP từ vụxuân 2004 Được công nhận chính thức theo Quyết định số 331/QĐ-TT-CCNngày 12 tháng 8 năm 2016, Giống đậu tương Đ8 thuộc nhóm ngắn ngày cóthời gian sinh trưởng từ 80-85 ngày, chống chịu tốt với bệnh (gỉ sắt, sươngmai, phấn trắng ), chịu hạn và chịu rét tốt, có khối lượng 1000 hạt lớn (195 -

203 gam), hạt đẹp màu vàng sáng, đạt năng suất cao (từ 21,0-23,0 tạ/ha);thích hợp gieo trồng 3 vụ/năm (vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông)[29]

Ngoài việc nghiên cứu tạo ra nhiều giống đậu tương có năng suất cao,thích ứng rộng thì việc sử dụng các phương pháp chọn tạo giống đậu tươngnhư lai xa, xử lý đột biến, nhập nội đang là hướng nghiên cứu được nhiềunhóm tác giả quan tâm

* Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội

Đây là con đường cải tiến giống nhanh nhất và rẻ tiền nhất Thực tiễncho thấy rằng, nhiều khi cây được nhập vào lại sinh trưởng và phát triển mạnh

mẽ hơn, có năng suất và chất lượng tốt hơn ở nơi cội nguồn (Trần Duy Quý,1999) [14]

Theo Trần Đình Long và các cs (2005) [10] trong giai đoạn 2001- 2005các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu tương

từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổsung vào tập đoàn giống

Giai đoạn 2002- 2005 Trần Đình Long và cs (2005)[10] đã khảonghiệm một số các giống đậu tương có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau.Kết quả cho một số mẫu dòng có triển vọng, thời gian sinh trưởng và băngsuất ổn định trong nhiều vụ như dòng 95389 cho năng suất 1,4-2,6 tấn/ha, thờigian sinh trưởng 90-96 ngày, thích hợp với vùng chuyên canh đậu tương miềnBắc trong vụ đông xuân và xuân, như CM60 đạt 13-29 tạ/ha, MSBR20 đạt23,87 tạ/ha

Trang 32

Năm 2001-2002, Đoàn Thị Thanh Nhàn (2001) [13] đã so sánh một sốdòng, giống đậu tương nhập nội từ Australia trong vụ Hè, vụ Đông và vụXuân tại Gia Lâm - Hà Nội Kết quả ở cả 2 vụ giống 96031411 năng suất29,2- 34,67 tạ/ha (vụ Đông, vụ Xuân 2001-2002), năng suất 18,1 tạ/ha trong

vụ Hè Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về đậu tương ở Việt Nam trongthời gian qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao,góp phần làm phong phú thêm bộ giống đậu tương

Nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tương gồm 330 mẫu giống đậu tươngthu thập tại Việt Nam và nhập nội, căn cứ vào thời gian sinh trưởng đã phânlập chúng thành 5 nhóm giống Tác giả đã xác định được một số giống có cácđặc tính quý làm vật liệu cho công tác chọn giống

Bảng 1.5: Số lượng mẫu dòng giống đậu tương được nhập nội

Theo Trần Đình Long và các cs (2005)[10], trong vòng 20 năm(1985-2005), đã chọn tạo thành công 28 giống mới, trong đó có 8 giốngđược công nhận giống tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tuyển chọn từ tậpđoàn giống nhập nội

Trang 33

* Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính

Lai là một phương pháp cơ bản để tạo ra các vật liệu giống Nhờ giốnglai mà người ta có thể phối những đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng

bố mẹ vào con lai Đậu tương là cây tự thụ phấn nên để lai tạo ra tổ hợpthường thành công với tỷ lệ rất thấp Tuy vây, đã có nhiều giống đậu tươngđược tạo ra bằng phương pháp cho lai năng suất cao như VN1 cho năng suất

14 tạ/ha tại Tuyên Quang và 18 tạ/ha tại Cao Bằng

Trong giai đoạn 1985-2005 các nhà chọn tạo giống đậu tương Việt nam

đã lai tạo được 15 giống đậu tương được công nhận là giống quốc gia (TrầnĐình Long và cs, 2005) [10]

Bảng 1.6: Các giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp

lai hữu tính

(ngày)

Năng suất (tạ/ha)

Năm công nhận

Trang 34

* Chọn tạo giống bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học.

Ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác chọn tạo giống là mộthướng nghiên cứu mới đối với nước ta Theo Nguyễn Thúy Điệp và các cs(2005) [5] khi nghiên cứu về khả năng tái sinh của các dòng đậu tương phục

vụ cho kỹ thuật chuyển gen cho biết: Môi trường MS -B5 có bổ sung10mg/12,4D cho tỷ lệ callus cao nhất từ mẫu lá mầm, giống cho tỷ lệ cao làDT96 (73%), DT90 (61,7%), DT84(61,5%) Tỷ lệ chồi cao nhất ở môi trường

MS -B5 + 1mg/l Zcatin + 0,2mg/lGA3 + 30mg/l Gutamin saccaroza + 0,3%phytagel

Ngoài ra, trong những năm gần đây đã có thêm một số giống đậu tươngmới được chọn tạo như DT2001, DT2008, Đ8, Đ22, ĐT26, Đ2101, ĐT51

1.4 Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan tài liệu cho thấy sự mẫn cảm của các giống đậutương dưới tác động của điều kiện sinh thái cho thấy vai trò của công tácnghiên cứu đánh giá, tuyển chọn giống mới theo vùng sinh thái là rất quantrọng trong nghiên cứu phát triển đậu tương Các kết quả nghiên cứu về giốngđậu tương trên thế giới và trong nước khá phong phú Tuy nhiên, nhữngnghiên về giống đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên chưa được

đề cập đến Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng,

phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên” là rất cần thiết.

Trang 35

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 9 dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc với giống

DT 84 làm đối chứng

1 DT84 (đối chứng) Viện Di truyền Nông Nghiệp Việt Nam

4 PI416868A Nhập nội từ Hàn Quốc

5 PI506800B Nhập nội từ Hàn Quốc

10 PI603674 Nhập nội từ Hàn Quốc

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 9 dòng đậu tươngnhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

- Tại phường Quán Triều thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Thí nghiệm được trồng trên đất thịt pha cát, khu thí nghiệm giữ ẩm,thoát nước tốt, đã qua canh tác nhiều năm, các biện pháp canh tác, đầu tư nhưnhau, đảm bảo điều kiện đồng đều cho các giống

Trang 36

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng đậu tương nhập nội từHàn Quốc trong vụ Xuân và vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên

- Đánh giá tình hình sâu bệnh của các dòng đậu tương nhập nội từ HànQuốc trong vụ Xuân và vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Xuân và vụ hè Thu 2017 tại Thái Nguyên

2.4 Phương pháp nghiên cứu

- Tổng diện tích thực tế sử dụng cho mỗi vụ thí nghiệm là: 8,5m2/ô x 10

x 3 = 255m2 (không kể lối đi và dải bảo vệ)

Trang 37

 Thời vụ: Vụ Xuân gieo ngày 20 tháng 2 năm 2017; vụ Hè Thu gieongày 31 tháng 7 năm 2017.

 Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại sau đó chia khối, lênluống, rạch hàng

 Mật độ: Cây cách cây 6 - 8 cm, hàng cách hàng 35cm, mật độ35cây/m2

 Công thức bón phân: 5 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30

kg K2O + 500 kg vôi bột/ha

 Phương pháp bón

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 50% K2O +100% vôi bột

Trang 38

+ Bón thúc: 50% N + 50% K2O khi cây có từ 2-3 lá thật.

 Chăm sóc

- Dặm cây: Khi cây có 1-2 lá thật tỉa định cây để đảm bảo mật độ

- Vun xới lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật thì tiến hành làm cỏ, phá vángtạo điều kiện cho đất tơi xốp, thoáng và kết hợp bón phân

- Vun xới lần 2: Sau lần 1 khoảng 10-12 ngày, xới sâu, vun cao chống

đổ cho cây kết hợp bón thúc lần 2

- Tưới tiêu nước: Độ ẩm của đất khi gieo hạt phải đảm bảo 60 - 70% thìđậu tương mới mọc được Nếu đất khô quá cần phải tưới nước trước khi gieo.Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có mưa cần phải tưới nướcvào những giai đoạn cần thiết như trước lúc ra hoa và lúc phát triển hạt

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần thiết

2.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

Áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn của QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT[16]

Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

* Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Thời gian sinh trưởng: Ngày gieo, ngày mọc, ngày ra hoa, ngày chắcxanh, ngày chín

+ Ngày gieo: Vụ Xuân gieongày20 tháng 2 năm 2017; vụ Hè Thu gieo ngày 31 tháng 7 năm 2017

+ Ngày mọc: Là ngày có 50% số cây trong ô có 2 lá mầm xòe ngangmặt đất

+ Ngày phân cành: Là ngày có 50% số cây/ô ra cành đầu tiên dài ít nhất 2cm

+ Ngày ra hoa: Là ngày có 50% số cây trong ô ra hoa đầu tiên

+ Ngày chắc xanh: Là ngày có 50% số quả/cây trong ô có quả chắc.+ Ngày chín: Là ngày 90% số quả/cây có vỏ quả chuyển sang màu chínđặc trưng của giống (vỏ chuyển sang màu nâu sẫm)

Trang 39

- Quan sát loại hình sinh trưởng, dạng thân lá, màu sắc hoa, vỏ hạt vàrốn hạt của từng giống

* Chỉ tiêu hình thái

- Chiều cao cây (cm): đo từ vết lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thânchínhở các giai đoạn Mỗi ô đo 10 cây mẫu Tính trung bình của từng lầnnhắc lại, sau đó tính trung bình của từng dòng thí nghiệm

- Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính Mỗi ô đếm 10cây mẫu rồi tính trung bình

- Số đốt trên thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu/ôrồi tính trung bình

* Các chỉ tiêu về chống chịu

+ Khả năng chống chịu sâu bệnh

Khả năng chống chịu sâu bệnh được đánh giá theo thang điểm của quyphạm khảo nghiệm giống đậu tương QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT

- Dòi đục thân (Melanagromyza sojae Zehntne): (%) tỷ lệ cây bị hại =

số cây bị hại/tổng số cây điều tra Điều tra tất cả các cây/ô thí nghiệm

- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata): (%) tỷ lệ lá bị hại = số lá bị

hại/tổng số lá điều tra Điều tra sau khi bị sâu hại ít nhất 10 cây đại diện/ôtheo phương pháp 5 điểm chéo góc

- Sâu đục quả (Etiella Zinkenella Treitschke): (%) tỷ lệ quả bị hại = số

quả bị hại/tổng số quả điều tra Điều tra ít nhất 10 cây đại diện/ô theo phươngpháp 5 điểm chéo góc

- Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani): (%) tỷ lệ cây bị hại = số cây bị

hại/tổng số cây điều tra Điều tra toàn bộ các cây sau mọc 7 ngày

- Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow): (Cấp) Điều tra ít nhất 10

cây dại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc

Trang 40

- Điểm 3: (trung bình 25 - 50% quả tách vỏ)

- Điểm 4: (cao 51 - 75% quả tách vỏ)

- Điểm 5: (rất cao >75% quả tách vỏ)

* Chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Theo dõi ở thời kì ra hoa rộ và thời

kì chắc xanh

Phương pháp theo dõi: lấy 3 cây/ô, lấy 3 loại lá (ở gốc, giữa và ngọn)

đủ xếp kín 1dm2, cân lên được khối lượng PA Tách rời toàn bộ lá của 3 cây,cân được khối lượng PB

Ngày đăng: 01/11/2018, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Danh Ca, Cao Thanh Huyền (2004), Khảo nghiệm một số giống đậu tương có triển vọng trong hai vụ hè thu và thu đông năm 2003 tại Hải Phòng, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, trung tâm khuyến nông Hải Phòng, Tr3-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo nghiệm một số giống đậutương có triển vọng trong hai vụ hè thu và thu đông năm 2003 tại HảiPhòng
Tác giả: Vũ Danh Ca, Cao Thanh Huyền
Năm: 2004
2. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào(1999), Cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương
Tác giả: Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
3. Dương Văn Dũng, Đào Quang Vinh, Nguyễn Thanh, Nguyễn Kim Lệ, Đỗ Ngọc Giao, Bùi Thị Bộ (2007), Giống đậu tương Ngắn ngày năng suất cao DVN-9, Tạp chí NN&PTNT số 9, Tr35-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống đậu tương Ngắn ngày năngsuất cao DVN-9
Tác giả: Dương Văn Dũng, Đào Quang Vinh, Nguyễn Thanh, Nguyễn Kim Lệ, Đỗ Ngọc Giao, Bùi Thị Bộ
Năm: 2007
4. Ngô Đức Dương, Lê Quang Hạnh, Trần Văn Lài, Trần Đình Long (1995), Giống đậu tương DT80, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện KHNNVN, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ Hà Nội, Tr45-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống đậu tương DT80
Tác giả: Ngô Đức Dương, Lê Quang Hạnh, Trần Văn Lài, Trần Đình Long
Năm: 1995
5. Nguyễn Thúy Điệp, Kiều Thị Dung, Đặng Minh Trọng, Lê Việt Trung, Đăng Trọng Lương, Trương Thị Thanh Mai (2005), “Kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng tái sinh của một số giống đậu tương phục vụ kỹ thuật chuyển gen”, Tạp chí NN & PTNT, (20), Tr 35 -38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứuban đầu về khả năng tái sinh của một số giống đậu tương phục vụ kỹthuật chuyển gen
Tác giả: Nguyễn Thúy Điệp, Kiều Thị Dung, Đặng Minh Trọng, Lê Việt Trung, Đăng Trọng Lương, Trương Thị Thanh Mai
Năm: 2005
6. Trần Thị Đính, Trần Văn Lài và các cộng sự (1995), Giống đậu tương AK05, Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ 1991-1995, Viện KHNNVN, Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ Hà Nội, Tr 45-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống đậu tươngAK05
Tác giả: Trần Thị Đính, Trần Văn Lài và các cộng sự
Năm: 1995
7. Trần Đình Đông (1994), “Ứng dụng đột biến thực nghiệm trong chọn Giống đậu tương”, Tạp chí hoạt động khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng đột biến thực nghiệm trong chọnGiống đậu tương
Tác giả: Trần Đình Đông
Năm: 1994
8. Vũ Tuyên Hoàng, Trần Minh Nam, Từ Bích Thuỷ (1995), “Thành tựu của phương pháp tạo giống mới bằng đột biến phóng xạ trên thế giới”, tập san tổng kết KHKT Nông Lâm Nghiệp, 90 - 92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành tựucủa phương pháp tạo giống mới bằng đột biến phóng xạ trên thế giới
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng, Trần Minh Nam, Từ Bích Thuỷ
Năm: 1995
9. Trần Đình Long, Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (1995), Kết quả nghiên cứu cây đậu tương M103, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậu đỗ 1991-1995, Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm ghiên cứu và thực nghiệm cây đậu đỗ, Hà Nội, Tr49-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quảnghiên cứu cây đậu tương M103, Kết quả nghiên cứu khoa học cây đậuđỗ 1991-1995
Tác giả: Trần Đình Long, Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự
Năm: 1995
11. Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh (2006),”Kết quả nghiên cứu phát triển đậu đỗ giai đoạn 2002- 2005”, Kỷ yếu hội nghị KHCN, Nxb Nông nghiệp, Tr628-277 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu pháttriển đậu đỗ giai đoạn 2002- 2005
Tác giả: Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 2006
12. Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1996), “giáo trình cây công nghiệp”Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, NXBNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình cây công nghiệp
Tác giả: Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1996
14. Trần Duy Quý (1999), Các Phương Pháp mới trong chọn giống cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,Tr90-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Phương Pháp mới trong chọn giống câytrồng
Tác giả: Trần Duy Quý
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
15. Phạm Văn Thiều (2006), Cây đậu tương kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương kỹ thuật trồng và chế biến sảnphẩm
Tác giả: Phạm Văn Thiều
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
16. Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương “ Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng các giống đậu tương QCVN 01- 58:011/BNNPTNT” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương “ "Quy phạm khảonghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng các giống đậu tương QCVN01- 58:011/BNNPTNT
17. Trần Thị Trường (2011), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương giai đoạn 2006- 2010”, Kết quả nghiên cứu Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006- 2010, tr. 125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tươnggiai đoạn 2006- 2010
Tác giả: Trần Thị Trường
Năm: 2011
18. Trần Thị Trường (2012), “Nghiên cứu chọn giống đậu tương ĐT51 cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí NNN và PTNT 12/2012, Chuyên đề giống tháng 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn giống đậu tương ĐT51 chocác tỉnh phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Trường
Năm: 2012
20. Lưu Thị Xuyến, Triệu Lưu Huyền Trang (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT26 trong vụ Hè Thu và vụ Xuân tại Thái Nguyên. Kỷ yếu Hội thảo Câu lạc bộ khoa học - công nghệ các trường Đại học kỹ thuật lần thứ 49, năm 2017. Tr 152 - 162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởngcủa một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất củagiống đậu tương ĐT26 trong vụ Hè Thu và vụ Xuân tại Thái Nguyên
Tác giả: Lưu Thị Xuyến, Triệu Lưu Huyền Trang
Năm: 2017
21. Lưu Thị Xuyến, Triệu Lưu Huyền Trang, Trần Trung Kiên (2017), Đánh giá sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu tương tại thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái. Tạp chí NN& PTNT: ISSN 1859 - 4581. Tháng 10, 2017. Tr 67 - 72.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánhgiá sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu tương tại thành phốYên Bái - tỉnh Yên Bái
Tác giả: Lưu Thị Xuyến, Triệu Lưu Huyền Trang, Trần Trung Kiên
Năm: 2017
23. Kamiya M., Nakamura S; Sabuchi T. (1998), “Use of foreign soybean genetic resources in northen Japan”, Proceedings - World soybean Rearch Conference V 21 - 27 February, 1994, Chang Mai, Thailand, 25 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Use of foreign soybeangenetic resources in northen Japan”
Tác giả: Kamiya M., Nakamura S; Sabuchi T
Năm: 1998
24. Judy W.H. and Jackobs J.A.,(1979), “Irrigated soybean production in Arid and semi - Arid region”, Proceeding of conference hold in Cairo Egyt, 31 Aug - 6 Sep, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Irrigated soybean production inArid and semi - Arid region”, Proceeding of conference hold in Cairo
Tác giả: Judy W.H. and Jackobs J.A
Năm: 1979

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w