Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua đạt được những thành công nhấ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
NGUYỄN VIẾT SƠN
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
N GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN VĂN PHÁT
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là của riêng tôi.Tôi xin
cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác Các vấn đề trong luận văn
là xuất phát từ tình hình thực tế công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Tác giả luận văn
Nguyễn Viết Sơn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Huế, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Nhân tiện đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Huế, các Thầy giáo, Cô giáo và Phòng Sau đại học của Nhà trường
Tôi cũng chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp
cơ quan phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn
Đặc biệt tôi vô cùng trân trọng biết ơn PGS- TS Nguyễn Văn Phát
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu hoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc thông cảm
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Viết Sơn
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên : NGUYỄN VIẾT SƠN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Niên khóa : 2016- 2018
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT
Tên đề tài: QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý vốn xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy trong những năm qua bên cạnh những thành công nhất định vẫn còn nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư , đang đặt ra yêu cầu cấp thiết việc nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý
2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê, Phương pháp so sánh
và các kiểm định thống kê
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua đạt được những thành công nhất định trên các mặt: đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, chóng thất thoát lãng phí thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã đề ra
Tuy vậy, bên cạnh những thành công, công tác quản lý còn một số hạn chế: công tác lập kế hoạch chưa sát, phân bố vốn đàu tư còn dàn trãi, tiến độ giải ngân chậm ……
Để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong thời gian tới, huyện Lệ Thủy cần thực hiện tốt các giải pháp đề xuất, các giải pháp cần thực hiện đồng bộ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 2
5 Kết cấu của luận văn 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1 Khái quát về vốn đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước 5
1.1.1 Đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 5
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 10
1.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 12
1.2.1 Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình 12
1.2.2 Lập, thẩm định các dự án đầu tư 13
1.2.3 Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu 14
1.2.4 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 14
1.2.5 Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 15
1.2.6 Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 16
TR ƯỜ
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 61.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước 16
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 16
1.3.2 Các nhân tố khách quan 19
1.4 Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước và bài học cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 20
1.4.1 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước 20
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy 24
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 26
2.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 28
2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 29
2.2.1 Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản 29
2.2.2 Lập, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng 36
2.2.3 Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu 40
2.2.4 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 44
2.2.5 Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 47
2.2.6 Thanh tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 50
2.3 Khảo sát ý kiến các đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ NSNN về tình hình quản lý vốn đầu tư từ NSNN tại huyện Lệ Thủy ( Giai đoạn 2012-2016) 53
2.3.1 Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn 53
2.3.2 Ý kiến đánh giá chung của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư54 2.3.3 Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư 55
2.3.4 Ý kiến đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tư XDCB 56
2.3.5 Ý kiến đánh giá về công tác lựa chọn nhà thầu và thanh quyết toán 57
TR ƯỜ
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 72.3.6 Ý kiến đánh giá về chế độ, chính sách trong đầu tư XDCB 59
2.3.7 Phân tích ý kiến của các đối tượng điều tra về các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong thời gian tới 60
2.4 Đánh giá chung 62
2.4.1 Những thành công 62
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 64
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI HUYỆN LỆ TH ỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 73
3.1 Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế, xã hội huyện Lệ Thủy 73
3.1.1 Quan điểm 73
3.1.2 Định hướng 73
3.1.2.1 Phát triển kinh tế 73
3.1.2.2 Phát triển văn hóa - xã hội 74
3.2 Phương hướng tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy giai đoạn 2017-2020 76
3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 77
3.3.1 Hoàn thiện công tác lập dự án, lập kế hoạch vốn đầu tư 77
3.3.2 Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 80
3.3.3 Tăng cường công tác quản lý lựa chọn nhà thầu 81
3.3.4 Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 82
3.3.5 Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 84
3.3.6 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát 85
3.3.7 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN86 3.3.8 Một số giải pháp khác 87
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1.Kết luận 89
2 Một số kiến nghị 90
2.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành 90
TR ƯỜ
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 82.2 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Quyết định Hội đồng chấm luận văn
Nhận xét luận văn thạc sĩ của phản biện 1
Nhận xét Luận văn Thạc sĩ của phản biện 2
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ kinh tế
Bản giải trình chỉnh sửa luận văn
Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý BQLDA Ban quản lý dự án CBĐT Chuẩn bị đầu tư
FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GPMB Giải phóng mặt bằng GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KT-XH Kinh tế - xã hội NGO Vốn viện trợ các tổ chức phi chính
phủ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông
thôn NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách trung ương ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển
chính thức
QD Quốc doanh TMĐT Tổng mức đầu tư TPCP Trái phiếu chính phủ
TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2012 – 2016 30
Bảng 2.2 Vốn bố trí/ dự án giai đoạn 2012 – 2016 33
Bảng 2.3 Số dự án phải điều chỉnh TMĐT qua các năm 2012-2016 35
Bảng 2.4 Tình hình phân bổ vốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các lĩnh vực tại huyện Lệ Thủy giai đoạn 2012- 2016 37
Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu của một số công trình giai đoạn 2012-2016 41
Bảng 2.6 Tình hình giải ngân thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2012-2016 44
Bảng 2.7 Cấp phát vốn qua kho bạc nhà nước trong những năm 2012 – 2016 46
Bảng 2.8 Kết quả thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành 48
Bảng 2.9 Dự án hoàn thành chưa được quyết toán qua các năm 2012-2016 49
Bảng 2.10 Cơ cấu mẫu điều tra 53
Bảng 2.11 Ý kiến đánh giá về công tác chuẩn bị đầu tư 54
Bảng 2.12 Ý kiến đánh giá về công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt 55
Bảng 2.13 Ý kiến đánh giá về công tác quản lý 56
Bảng 2.14 Ý kiến đánh giá về công tác lựa chọn nhà thầu & thanh quyết toán công trình 57
Bảng 2.15 Ý kiến đánh giá về chế độ., chính sách trong đầu tư XDCB 59
Bảng 2.16 Thống kê ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về các giải pháp 60 TR ƯỜ
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng và của toàn xã hội nói chung ngày càng tăng, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Trong thời gian qua, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) Nhìn chung, các cơ quan quản lý ở địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư nên đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội Các dự án đầu tư đã phát huy được hiệu quả, bộ mặt nông thôn ngày một thay đổi, cơ sở hạ tầng nông thôn của Huyện như: điện, đường, trường học, trạm y tế xã đã dần kiên cố, đời sống của nhân dân được nâng cao
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau từ điểm xuất phát thấp, hệ thống các văn bản pháp quy chưa được đồng bộ, việc triển khai ở cơ sở còn lúng túng, lực lượng cán bộ có chuyên môn quản lý đầu tư chưa nhiều, dẫn đến tình trạng còn nhiều sai phạm trong quản lý, hiệu quả đầu tư chưa cao Công tác bố trí và giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB nổi lên một số vấn đề như: nguồn vốn ngân sách huyện bố trí cho các dự án hàng năm thấp, chưa tương xứng với nhu cầu; tiến độ thực hiện dự án chậm, khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu; công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành chậm, kéo dài, công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng dẫn đến hiệu quả sau đầu tư hạn chế
Thực trạng trên đặt ra cho các nhà nghiên cứu cần phải hệ thống được những cơ
sở lý luận cần thiết và phân tích được thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình xuất phát từ các đặc thù riêng của Huyện Từ đó, rút ra được nguyên nhân của những tồn tại để có giải pháp quản lý hiệu quả hơn Vì
vậy, học viên chọn vấn đề “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu
2 1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trong những năm tiếp theo
Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước làm đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- Thời gian: Khảo sát phân tích thực trạng giai đoạn năm 2012 đến năm 2016, các giải pháp được đề xuất thuộc phạm vi quản lý nhà nước cấp huyện từ năm 2018 đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thông tin, số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan ban ngành và Phòng Tài chính& kế hoạch huyện Lệ Thủy, từ các báo cáo tài chính từ năm 2012 - 2016, các quyết định của Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, sở Tài chính Quảng bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng bình và các cơ quan liên quan;
Trang 13như: Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn, các đơn vị trường học, các chuyên
gia, các cán bộ quản lý công tác trong lĩnh vực đầu tư nói chung trên địa bàn huyện
thông qua phiếu điều tra Nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được
+ Quy mô mẫu: Điều tra phỏng vấn 71 người Trong đó: * Ban quản lý dự án 15 người
* Doanh nghiệp xây dựng 30 người
* Đối tượng hưởng lợi 26 người + Phương pháp chọn mẫu: Được thực hiện với hơn 43 đơn vị cơ sở với 71 mẫu
đã qua thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án và hưởng lợi từ các dự án
4.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các phương pháp thống kê tần suất, giá trị trung bình, và kỹ thuật kiểm định sự khác biệt trong đánh giá để phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập được phục vụ cho
việc phân tích các nội dung nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này so sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng được điều tra nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN
trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân
đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư như:
Sở kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT), Tài chính, Xây dựng, Giao thông, Kho bạc Nhà
nước, để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách chính xác, có căn cứ khoa
học và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi nhằm hoàn thiện
công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN
Trang 145 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiển về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Trang 15PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát về vốn đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước
1.1.1 Đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm
- Đầu tư: Có rất nhiều quan niệm về đầu tư nhưng hiểu một cách chung nhất đầu
tư là quá trình bỏ vốn ở thời điểm hiện tại nhằm mục đích thu được hiệu quả lớn hơn trong tương lai
Theo Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 3 - Giải thích từ ngữ, khái niệm
đầu tư được hiểu:
"Đầu tư là việc nhà đầu bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật khác có liên quan"
Nhà đầu tư bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo Luật Doanh nghiệp
- Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Hộ kinh doanh, cá nhân
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Đầu tư có nhiều loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (cho vay); đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây dựng tài sản cố
định - gắn với đầu tư xây dựng cơ bản Do vậy, có thể hiểu: Đầu tư XDCB là một bộ
phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định
Trang 16Dưới góc độ vốn, thì đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán Trên lĩnh vực kinh tế, đầu tư là hoạt động mang mục đích kiếm lời Tính sinh lời là bản chất đặc trưng cơ bản chủ yếu của hoạt động đầu tư Như vậy, bất kỳ hoạt động bỏ vốn nào nhằm mục đích thu hiệu quả hơn như: mua công trái, trái phiếu, cổ phiếu hay gửi tiết kiệm hoặc xây dựng hạ tầng kinh
tế xã hội, kinh doanh thương mại, dịch vụ đều được gọi là hoạt động đầu tư
- Vốn đầu tư: Vốn đầu tư cùng với lao động và đất đai là một trong những yếu tố
đầu vào cơ bản của mọi quá trình sản xuất Lý thuyết kinh tế hiện đại ngày nay đề cập vốn đầu tư theo quan điểm rộng hơn, đầy đủ hơn, bao gồm cả đầu tư để nâng cao tri thức, thậm chí bao gồm cả đầu tư để tạo ra nền tảng, tiêu chuẩn đạo đức xã hội, môi trường kinh doanh (nguồn vốn xã hội) cũng là những đầu tư quan trọng của quá trình sản xuất
Vốn đầu tư được xem xét ở đây chỉ với tư cách là nguồn lực vật chất được sử dụng có ý thức nhằm tạo dựng tài sản (hữu hình và vô hình) để nâng cao và mở rộng sản xuất, thông qua việc xây dựng, mua sắm thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu cho sản xuất, nghiên cứu, triển khai và tiếp thu công nghệ mới và nâng cao đời sống người dân
Theo Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 8 (2006) thì "Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh"
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Theo Nghị định 385-HĐBT ngày 7 tháng 11
năm 1990 của HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế điều lệ quản lý XDCB đã ban hành kèm theo Nghị định 232-CP ngày 6/6/1981 thì: “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán” Các văn bản pháp luật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư
Trang 17XDCB Tuy nhiên, thuật ngữ “vốn đầu tư XDCB” vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay
- Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước: Căn cứ theo phân cấp quản lý
NSNN, chia nguồn vốn đầu tư từ NSNN thành: Vốn đầu tư từ NSNN Trung ương và
vốn đầu tư từ NSNN địa phương
Đối với đầu tư từ ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách Trung ương nhằm để thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia
Đối với đầu tư từ ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của
ngân sách địa phương nhằm thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó Đối với nguồn vốn này thông thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý, sử dụng
Từ khái niệm đầu tư XDCB và sự phân tích về vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể hiểu khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN là:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một phần của vốn đầu
tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân 1.1.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, như: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu
tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi
phí khác được ghi trong tổng dự toán
Những đặc điểm của đầu tư XDCB nói chung đó là: Sản phẩm của đầu tư XDCB
có tính cố định; sản phẩm XDCB chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu, thời tiết; thời gian XDCB và thời gian tồn tại của sản phẩm XDCB lâu dài; vốn cho hoạt động đầu
tư XDCB lớn, do sản phẩm có khối lượng lớn, thời gian xây dựng và tồn tại của sản phẩm XDCB dài; tính đơn chiếc và chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm rõ của đầu tư XDCB
Trang 18Ngoài những đặc điểm chung về vốn đầu tư XDCB nói chung thì vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có hai đặc điểm mang tính đặc thù cần được quan tâm, đó là:
- Nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB thường được đánh giá là không có khả năng thu hồi trực tiếp, với số lượng lớn, có tác dụng chung cho sự phát triển kinh tế -
xã hội, các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu
tư
- Nguồn vốn NSNN đầu tư cho XDCB là nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ NSNN không hoàn lại nên đây là nguồn vốn dễ bị thất thoát, lãng phí nhất cần phải được quản
lý chặt chẽ
1.1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Một là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để
Nhà nước trực tiếp tác động đến các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, điều tiết vĩ
mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng, như: hạ tầng kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng… mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không được đầu tư; các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất nhằm đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định theo định hướng XHCN
Hai là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được coi là một công cụ để Nhà nước chủ động điều tiết, điều chỉnh hàng loạt các quan hệ và những cân đối lớn của
Trang 19+ Về mặt cung: Khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, năng lực mới của nền kinh tế tăng lên thì lại tác động làm tăng tổng cung trong dài hạn, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng, giá cả sản phẩm giảm Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng, kích thích đầu tư Đây là nguồn cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội Như vậy, thông qua chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, Chính phủ có thể chủ động xử lý những cân đối vĩ mô của nền kinh tế
- Đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ Thông qua các chương trình dự án đầu tư lớn Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc Xét về mặt bản chất, đầu tư của Chính phủ là một giải pháp để điều chỉnh những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường
Ba là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và cho toàn nền kinh tế phát triển.Vốn đầu tư từ NSNN được coi là “vốn mồi” để thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển; cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội phát triển sẽ tạo khả năng lớn để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch… Có đủ vốn đầu tư trong nước mới góp phần giải ngân, hấp thụ được các nguồn vốn ODA, có hạ tầng kinh tế - xã hội tốt mới thu hút được vốn FDI, có vốn đầu tư “mồi” của Nhà nước mới khuyến khích phát triển các hình thức BOT…
Như vậy đầu tư từ NSNN có vai trò hạt nhân để thúc đẩy xã hội hoá trong đầu tư, thực hiện CNH - HĐH đất nước
Bốn là, đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tạo điều kiện phát triển nguồn nhân
lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực trên (như đã nêu) rất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế - xã hội
Trang 20Năm là, sản phẩm đầu tư XDCB có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, xã hội,
nghệ thuật và an ninh - quốc phòng: Cơ cấu đầu tư XDCB thể hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn Đầu tư XDCB góp phần mở mang đời sống văn hoá, tinh thần làm phong phú thêm nền kiến trúc của đất nước Đầu
tư XDCB góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, ổn định an ninh trật
và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Theo quy định tại khoản 3, điều 2, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ thì “Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng” [9, tr 2]
1.1.2.2 Đặc điểm của quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước
Một là, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là quản lý khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định
Chi đầu tư XDCB là khoản chi tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia nói chung và cho từng địa phương nói riêng Trước hết, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất dịch vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương Đồng thời, chi đầu
tư NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản còn ý nghĩa là vốn tạo mồi để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, định hướng đầu tư phát triển cho nền kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia theo từng thời kỳ Quy mô chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản phụ
Trang 21thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa
phương theo từng thời kỳ
Chi NSNN cho đầu tư XDCB không có tính ổn định giữa các thời kỳ phát triển kinh
tế - xã hội Thứ tự và tỷ trọng ưu tiên chi NSNN cho đầu tư XDCB trong từng lĩnh vực, từng nội dung chi là thay đổi giữa các thời kỳ Chẳng hạn, sau một thời kỳ tập trung ưu tiên cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thì thời kỳ sau không cần ưu tiên nữa
vì hạ tầng giao thông đã tương đối hoàn chỉnh
Hai là, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách nhà nước là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn chi đầu tư phát triển của NSNN Do đó, sự vận động của tiền vốn dùng để trang trải chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chịu sự chi phối trực tiếp
bởi đặc điểm của đầu tư xây dựng cơbản
Ba là, quản lý vốn đầu tư XDCB gắn với đặc điểm của NSNN và đặc điểm của chi NSNN
Bên cạnh đặc điểm chung của quản lý chi NSNN, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN có đặc điểm riêng đó là: người quản lý vốn XDCB và người sử dụng kết quả đầu tư XDCB có thể tách rời nhau, điều này có thể làm giảm chất lượng công trình đầu
tư XDCB làm khó khăn cho công tác quản lý chi NSNN Hơn nữa, quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB được phân cấp nhiều trong quản lý, qua nhiều khâu, nhiều cơ quan quản lý lại mang tính sở hữu chung nên khó xác định rõ được thất thoát xảy ra là ở trong khâu nào, điều này đòi hỏi quy trình quản lý, trách nhiệm quản lý phải rõ ràng trong từng khâu quản lý chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN
B ốn là, việc quản lý vốn đầu tư XDCB phải thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự dự án đầu tư và xây dựng
Phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch Tức là chỉ được cấp vốn cho việc thực hiện đầu tư XDCB các dự án và việc giải ngân đó phải đảm bảo đúng kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt
Vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt Điều này nhằm đảm bảo việc giải ngân đúng mục đích, đúng giá trị của công trình
Trang 22Việc quản lý vốn đầu tư XDCB phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiền Kiểm tra bằng đồng tiền bao trùm toàn bộ chu kỳ đầu tư bắt đầu từ giai đoạn kế hoạch hoá đầu tư và kết thúc bằng việc sử dụng tài sản cố định đã được tạo ra
và được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc giải ngân vốn đầu tư XDCB Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, vốn đầu tư cho các dự
án, các chương trình được ghi vào kế hoạch vốn hàng năm
1.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Xuất phát từ đặc điểm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; các nội dung cơ bản
về quản lý vốn đầu tư XDCB hiện hành, các nội dung cơ bản của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, gồm:
1.2.1 Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ; Quy hoạch phát triển ngành, xây dựng vùng; Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; Quy hoạch chi tiết trung tâm đô thị; Quy hoạch chi tiết sử dụng đất được phê duyệt để lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình Việc lập các dự án quy hoạch giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đột phá về đầu tư XDCB phù hợp với từng giai đoạn; đồng thời để định hướng cho hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong xã hội trên cơ
sở hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, khả năng hợp tác liên doanh, liên kết phát triển KT-XH trên địa bàn
Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa được phép thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch Vì vậy thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư, đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu
tư từ NSNN
Theo quy định hiện hành, trong bố trí và điều hành kế hoạch hàng năm, cần ưu tiên
bố trí vốn cho thực hiện các dự án chuyển tiếp và thanh toán khối lượng hoàn thành, còn lại được ưu tiên bố trí vốn cho công tác quy hoạch, bố trí vốn cho các dự án cấp bách, trọng điểm của tỉnh, của huyện, có đủ các điều kiện sau: Có tổng dự toán được phê duyệt
Trang 23trước ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch và đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng
để triển khai thực hiện dự án ngay sau khi đấu thầu Đối với các dự án chưa thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì ưu tiên bố trí vốn giải phóng mặt bằng
Lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển phải gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm tiếp theo để nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát nguồn vốn đầu tư nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp để bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện của các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, dự án phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững; bố trí đủ vốn các công trình, dự án quan trọng, cấp bách khác hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm tiếp theo; thu hồi đủ các khoản vốn ứng đến hạn phải trả, số còn lại tập trung vốn cho các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách chuyển tiếp đảm bảo vốn cho các dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, dự án nhóm B hoàn thành trong 5 năm; hạn chế tối đa bố trí vốn cho dự án mới nếu chưa thật sự cấp thiết
1.2.2 Lập, thẩm định các dự án đầu tư
Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN được lập phải đúng với chủ trương đầu tư; vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp
có thẩm quyền phê duyệt Nội dung dự án bao gồm phần: thuyết minh và phần thiết kế
cơ sở được quy định tại Điều 7 và 8 Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ Khi thẩm định dự án, cơ quan thẩm định và quyết định đầu tư không chỉ xem xét sự cần thiết đầu tư, các yếu tố đầu vào của dự án, quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả KT- XH của dự án; mà còn xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi gồm: sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư, giải pháp phòng cháy chữa cháy, các yếu tố ảnh hưởng như quốc phòng an ninh, môi trường và các quy định khác
Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo định mức thiết kế
Trang 24kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó [11, tr.6]
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi công trình có giá trị dự toán riêng biệt Dự toán xây dựng được lập cho từng công trình, hạng mục công trình, bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn ĐTXD, chi phí khác
và dự phòng chi Dự toán xây dựng công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định thầu
Dự toán xây dựng công trình có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dự
án đầu tư nói chung và quản lý chi phí xây dựng công trình nói riêng nên việc xác định
dự toán xây dựng công trình phải theo nguyên tắc và phương pháp xác định đảm bảo chất lượng, giảm thiểu chi phí nhưng đạt hiệu quả cao nhất
1.2.3 Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
Luật Xây dựng 2004 quy định 4 hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng [25, tr.58] Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng gói thầu tùy thuộc vào đặc điểm của gói thầu, điều kiện cụ thể của bên mời thầu về nguồn vốn, chi phí, thời gian cho lựa chọn nhà thầu Hình thức chỉ định thầu còn nhiều hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh, nên chỉ áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ, dưới 01 tỷ đồng; hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ hơn trong lựa chọn nhà thầu Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: đảm bảo được hiệu quả của dự án ĐTXD công trình; chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối
ưu, có giá dự thầu hợp lý; nhà thầu trong nước được hưởng ưu đãi khi tham dự đầu thầu quốc tế tổ chức tại Việt Nam; đảm bảo tính cạnh tranh, khách quan, công khai, minh bạch;
không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm
1.2.4 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Căn cứ vào quy định hiện hành, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB Quy định về căn cứ để thanh toán vốn đầu tư,
về đối tượng được tạm ứng và mức vốn tạm ứng, về hồ sơ tạm ứng và thu hồi vốn tạm
Trang 25ứng Quy định về thanh toán vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành bao gồm đối tượng, nội dung và hình thức thanh toán cho các khối lượng xây dựng, thiết bị, công tác tư vấn theo các hình thức lựa chọn nhà thầu và các loại hợp đồng
Trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu
tư thuộc nguồn vốn NSNN; quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 23/4/2012 của Kho bạc Nhà nước về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và quy định trách nhiệm cụ thể của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận nhằm giảm ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng vốn đầu tư được phát huy tác dụng
1.2.5 Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Tất cả các dự án vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN, sau khi hoàn thành đều phải được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định về chế độ quản
lý ĐTXD hiện hành của Nhà nước; để giao cho đơn vị quản lý, sử dụng nhằm bảo toàn vốn và phát huy tác dụng của vốn đầu tư Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành phải được nghiệm thu lập quyết toán và phải được thẩm tra phê duyệt Kết quả thẩm tra quyết toán trước khi trình phê duyệt được chính xác có tác dụng ngăn chặn lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Quyết toán vốn đầu tư XDCB một công trình dự án phải được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án, vốn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư, kết thúc đưa dự án vào sử dụng và đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 09/4/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn
Trang 26thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy
đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước; nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán đồng vốn đầu tư từ NSNN bỏ ra trong một thời gian dài của quá trình xây dựng
1.2.6 Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp; phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu
tư một dự án; phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ những khối lượng phát sinh chưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai đơn giá định mức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt Do vậy, để hạn chế tối đa thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư XDCB ngày càng được nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư và XDCB thì mới phát hiện được hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này Tuy nhiên, về lâu dài cũng cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đột phá trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình
độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN,
cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy quản lý quản lý vốn đầu tư XDCB cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý quản lý vốn đầu tư XDCB
1.3.1.1 Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa
ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu
Trang 27tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý quản lý vốn đầu tư XDCB ở từng địa phương nói riêng Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý vốn đầu tư XDCB sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi đầu tư XDCB không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được
sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý vốn đầu tư XDCB ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB Nếu cán
bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản
lý chi NSNN trong đầu tư XDCB đảm bảo theo dự toán đã đề ra
Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB gây giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN nghiêm trọng
Trang 281.3.1.2 Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB nói riêng Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến
quản lý vốn đầu tư XDCB sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản
lý hiệu quả hay không hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB ở địa phương
Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý vốn đầu tư XDCB ở địa phương Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong đầu tư XDCB, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm
vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư XDCB
Trang 291.3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý Tổ chức bộ máy có tác động rất lớn đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB
Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB, giảm các yếu tố sai lệch thông tin Từ đó nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương
1.3.1.4 Công nghệ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực
sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung
và quản lý vốn đầu tư XDCB ở địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian
xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên
Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựng công trình Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế với các ngành
Trang 30nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó Vì vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương
1.3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế
xã hội Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến
độ Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện
Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn
1.3.2.3 Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước
Dự toán về chi ngân sách trong đầu tư XDCB được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi ngân sách trong đầu tư XDCB không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để lập dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB hàng năm Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý vốn đầu tư XDCB
1.4 Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước và bài học cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
1.4.1 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước
1.4.1.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của
t ỉnh Phú Thọ
Năm 2013, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ đạt hơn 3.277 tỷ đồng Việc tổng hợp, phân bổ các nguồn vốn từ NSNN, trái phiếu Chính phủ năm 2013 được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, đảm bảo đúng các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương (Website tỉnh Phú Thọ, 2013)
Trang 31Việc bố trí vốn đầu tư được chú trọng, giảm tối đa các dự án khởi công mới, tăng
số dự án hoàn thành, ưu tiên bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản đã góp phần nâng cao
hiệu quả đầu tư
Việc phân cấp đầu tư theo Quyết định 04/2013/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động lập, thẩm định, triển khai thực hiện
dự án, huy động nguồn lực cho dự án UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, các chủ đầu tư trên địa bàn thực hiện các cơ chế, chính sách mới về đầu tư xây dựng, xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Các dự án khu đô thị, dự án về nhà ở, dự án sử dụng
quỹ đất tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn được triển khai thực hiện đúng quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch, thiết kế được duyệt
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, các chủ đầu tư chủ động tháo
gỡ khó khăn, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư xây dựng, và giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, xử lý các phát sinh trong quá trình thanh quyết toán vốn; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo an toàn trong thi công; đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và
của tỉnh về quản lý vốn, đầu tư xây dựng; chủ động rà soát, xử lý, điều chỉnh các chương trình, dự án từ Ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; rà soát từng công trình để có biện pháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tăng cường sự phối
hợp của các cấp, các ngành với chủ đầu tư, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; phấn đấu giải ngân vốn đạt 100%
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư, các nhà thầu không đủ năng lực; thực hiện sai quy định trong quản lý, thi công công trình Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện các
dự án trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả các công trình xây dựng
1.4.1.2 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thành ph ố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Với định hướng, giải pháp thu hút vốn đầu tư toàn xã hội để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và sản xuất, giai đoạn 2012-2016,
Trang 32thành phố Đồng Hới đã thực hiện đồng bộ các biện pháp huy động nguồn vốn để đầu tư, góp phần làm cho bộ mặt đô thị ngày càng hoàn thiện, khang trang, đáp ứng nhu cầu phục
vụ sản xuất, phục vụ đời sống của nhân dân
Theo đó, thành phố Đồng Hới đã huy động được 757 tỷ đồng để đầu tư cho 583 công trình trên địa bàn, trong đó ngân sách Nhà nước 677 tỷ đồng, trái phiếu Chính phủ 37 tỷ đồng và vốn tư nhân, dân cư 43 tỷ đồng Từ nguồn vốn được giao, thành phố Đồng Hới đã rà soát, phân loại các dự án để ưu tiên bố trí vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục hậu quả thiên tai cũng như đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, dự
án tái định cư Bên cạnh đó, từ năm 2012-2014, thành phố cũng đã chủ động cắt giảm, giãn tiến độ các công trình đã được bố trí vốn nhưng chưa thực sự cần thiết để tập trung vốn trả nợ các công trình hoàn thành thiếu vốn và tập trung xây dựng các chương trình, đề án trọng điểm của thành phố với số tiền 6.977 triệu đồng
Giai đoạn 2017-2020, tổng vốn đầu tư công được giao cho thành phố Đồng Hới
là 757.200 triệu đồng Bên cạnh đó, thành phố cũng lập kế hoạch đầu tư các dự án phát triển hạ tầng phát triển quỹ đất đấu giá để trình UBND tỉnh phê duyệt với mức vốn 380.370 triệu đồng
Việc huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội và cải thiện đời sống nhân dân
1.4.1.3 Kinh nghi ệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Những năm qua, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Một số kết quả đạt được trong thời gian qua khá toàn diện và đồng bộ
Về công trình giao thông: Đã thực hiện nâng cấp làm mới 100 công trình với chiều dài 122 km với 94 km nhựa, 4,8 km đường cấp phối, 22,6 km đường bê tông số vốn hơn 595,8 tỷ đồng
Trang 33Chương trình kiên cố hóa kênh mương đã thực hiện 11,425 km với số vốn 7,992
tỷ đồng, trong đó ngân sách 5,062 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2,93 tỷ đồng
Huyện Vĩnh Linh thực hiện sửa chữa, xây dựng mới 217 công trình xây dựng với
số vốn hơn 143,6 tỷ đồng trong đó ngân sách TW, tỉnh 73,9 tỷ đồng; ngân sách huyện,
xã 41,2 tỷ đồng, vốn khác 28,5 tỷ đồng Hiện tại, 100% trụ sở cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã được cao tầng hóa, kiên cố hóa
Một số công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng trong những năm qua là: nhà thi đấu và luyện tập thể thao huyện 16 tỷ, nắn sông Hồ Xá 30 tỷ, kênh tưới sông Sa Lung do Sở nông nghiệp làm chủ đầu tư; đường giao thông khu 4 Thạch và Trường tiểu học khu 4 Thạch - thị trấn Cửa Tùng 29,5 tỷ, chợ đầu mối nông lâm sản thị trấn Bến Quan 5 tỷ, trụ sở phòng Tài chính - KH huyện và các phòng ban huyện Vĩnh Linh
18 tỷ, đường giao thông Thạch Kim - Hiền Hòa với chiều dài gần 64 km, vốn hơn 420
tỷ do quỹ A rập Xê - út tài trợ (khởi công từ tháng 8/2013, hoàn thành vào tháng 1/2016) và đường liên xã Vĩnh Hòa - Cửa Tùng 32 tỷ do JICA - Nhật Bản tài trợ; đường vào trụ sở UBND thị trấn Cửa Tùng 10 tỷ đồng
Công tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ thực hiện theo đúng Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán
nợ KLHT, hạn chế tối đa khởi công mới Công tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn Công tác quyết toán đầu tư những năm gần đây được huyện hết sức chú trọng, chỉ đạo quyết liệt
Mục tiêu cụ thể đến năm 2017 của huyện Vĩnh Linh là: Tiếp tục chỉ đạo các công trình thi công đang còn dở dang và tranh thủ các nguồn vốn mới để xây dựng mới nhà văn hóa, nhà thiếu nhi huyện, xây dựng đường tránh di tích đôi bờ Hiền Lương, phấn đấu đạt 70% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, xây dựng vĩa hè và nâng cấp các tuyến đường thị trấn Hồ Xá
Trang 34Xây dựng cơ sở hạ tầng được huyện quan tâm đầu tư và thu hút đầu tư trong thời gian qua nên đã tạo tiền đề cho sự phát triển, từng bước đi lên vững chắc Từ chỗ sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nghèo nàn, thiếu thốn, đến nay Vĩnh Linh đã có bước tiến mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy
Qua kinh nghiệm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình như sau:
- Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch xây dựng: chú trọng quy hoạch chung của huyện phù hợp với quy hoạch chung tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ Không bố trí vốn đối với những công trình xây dựng không
có trong quy hoạch, thực hiện công khai hoá quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý thống nhất
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá, kế hoạch XDCB: phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân và phải được cấp
ủy chính quyền các cấp từ cơ sở xem xét và đề nghị, tiến tới xã hội hoá công tác đầu
tư và xây dựng, giảm tải các công trình đầu tư, ngân sách Nhà nước, xoá bỏ cơ chế
“xin, cho”
- Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án: trách nhiệm của
cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án
- Bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý: bảo đảm Nhà nước phải cân đối và kiểm soát được nguồn vốn đầu tư, không triển khai xây dựng các dự án thiếu thủ tục XDCB hoặc không có khả năng cân đối vốn, không để tình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn
- Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư: chủ đầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đã giao cho, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ lỗi
do thiếu chuyên môn nghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan
- Tăng cường đôn đốc, kiểm soát công tác quyết toán công trình: Đôn đốc
Trang 35làm hồ sơ quyết toán công trình kịp thời khi bàn giao đưa vào sử dụng Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quyết toán dự án công trình hoàn thành từ nguồn vốn NSNN Kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng; các nhà thầu trong việc chấp hành quy định
về quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của nhà nước
*****
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chương 1 tập trung đề cập đến một số nội dung khoa học sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư và vốn đầu tư từ NSNN theo đó làm rõ khái niệm về đầu tư, vốn đầu tư từ NSNN, quản lý vốn đầu tư, đặc điểm của quản lý vốn đầu tư từ NSNN
Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, trong đó, học viên đã tổng kết những nội dung chủ yếu về quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN
Thứ ba, tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, qua đó rút ra những vấn đề có thể nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Trang 36Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Lệ Thuỷ là huyện vùng chiêm trũng của tỉnh Quảng Bình nằm vào khoảng 160
55’ đến 17022’ vĩ độ bắc và kinh độ 1060
25’ và 106059’ Phía bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp biên giới Việt - Lào,
có đường biên giới dài 42,8 km, phía đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài hơn
30 km Diện tích tự nhiên của huyện là 141.413 ha, với 26 xã, 2 thị trấn
Về địa hình, huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; huyện Lệ Thủy có địa hình đa dạng được chia thành vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng cát ven biển
Theo cấu tạo địa hình nên huyện được chia làm 4 vùng sinh thái với các đặc điểm sau:
- Vùng núi cao (gồm các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy): tổng diện tích toàn vùng trên 74.000ha, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên toàn huyện Độ cao trung bình toàn vùng từ 600m - 800m, độ dốc từ 200 - 250 Vùng có nhiều núi đá vôi và khoáng sản có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng đồng thời có tiềm năng lớn về rừng tự nhiên với các loài gỗ quý và sự đa dạng sinh học; có nhiều thung lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp
- Vùng gò đồi (trung du): là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao phía Tây với vùng đồng bằng phía Đông gồm các dãy đồi có độ cao trung bình từ 30-100m nằm dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông kéo dài từ Bắc đến Nam huyện, thuộc thị trấn Lệ Ninh và các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ, Dương Thuỷ, Tân Thuỷ, Sen Thuỷ, Hưng Thuỷ Diện
Trang 37tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích tự nhiên Càng về phía nam vùng đồi càng được mở rộng.Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc quy mô tương đối lớn
- Vùng đồng bằng: Nằm giữa vùng đồi và dãy cồn cát ven biển Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng với diện tích khoảng 20.500 ha Vùng này có độ cao không lớn, phổ biến từ -0,5-2,5m nên hàng năm bị ngập lụt từ 2,0- 3,0m và được phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa, khoai lang, lạc, rau màu, thủy sản, chăn nuôi gia cầm Tuy nhiên có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển nên bị nhiểm mặn, chua phèn ảnh hưởng đến sản xuất Vùng đồng bằng là nơi tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm chính của huyện, nếu được đầu tư thâm canh theo hướng công nghiệp hóa có khả năng phát triển nông nghiệp hàng hóa phục vụ cho thị trường trong và ngoài tỉnh
- Vùng cát ven biển: Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích tự nhiên với các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao 10-30m Do độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió tạo ra hiện tượng cát bay, cát chảy Vùng cát ven biển có tiềm năng phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và phát triển nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp và du lịch biển Bờ biển bãi ngang nên chưa phát triển tàu thuyền có tải trọng lớn để đánh bắt hải sản
Khí hậu huyện Lệ Thủy mang đặc trưng của chế độ khí hậu Nhiệt đới gió mùa, lắm nắng nhiều mưa; một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là: 24,60C Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.448mm - 3.000mm nhưng phân bổ không đều, mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10, 11 Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao Trong mùa khô thường có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái Lan, Lào và dãy Trường Sơn bị mất độ ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt
Nhiều năm về mùa mưa thường có lũ lụt trên diện rộng và bão lốc; mùa khô nắng gắt có gió Tây Nam khô nóng với lượng nước bốc hơi lớn (200mm/tháng), độ ẩm không khí thấp, gây hạn hán nghiêm trọng Đây là những yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trang 38Hệ thống sông ngòi, hồ đập, đầm phá huyện Lệ Thủy khá phong phú, phân bố khá đều trong huyện với có tổng diện tích 1.496 ha, chiếm khoảng 1,06 % diện tích tự nhiên Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn và có sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt Mùa mưa thường gây lũ lụt Mùa khô
ít mưa, vùng đất thấp ở hạ lưu sông Kiến Giang nhiễm mặn, phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2012 - 2016 đạt 8,6%; ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5,6%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,8% và các ngành dịch vụ tăng 11,55% Cơ cấu kinh tế cụ thể như sau: năm 2013 ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 38% thì đến năm 2015 còn 36%, giảm 2,0%; ngành Công nghiệp-xây dựng năm 2013 chiếm 25,5% thì đến năm 2015 đạt 27%, tăng 1,5%; các ngành Dịch vụ năm 2013 đạt 36,5% thì đến năm 2015 đạt 37%, tăng 0,5%
Mạng lưới dịch vụ, thương nghiệp: Hệ thống chợ nông thôn ngày càng được củng
cố, xây dựng lại và mở rộng diện tích, phục vụ tốt hơn nhu cầu kinh doanh, trao đổi hàng hoá của các đối tượng trên địa bàn huyện Toàn huyện có 20 xã có chợ, chiếm
71,4%; trong đó có 14 chợ được xây dựng kiên cố, chiếm 60,87% số chợ toàn huyện Năm 2016, Lệ Thuỷ có dân số là 143.062 người, mật độ dân số bình quân 102 người/km2 Dân số trong độ tuổi lao động 98.520 người, chiếm 68,7% dân số toàn huyện Xu hướng phân công lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, song sự chuyển dịch đang còn chậm Vấn đề này đặt ra cho nông thôn Lệ Thuỷ là cần phải phát triển ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, trong đó phát triển thương mại, ngành nghề nông thôn là một biện pháp hữu hiệu
Trên địa bàn huyện có 04 trường THPT, 01 trường trung học phổ thông kĩ thuật,
01 Trung tâm GDTX, 24 trường THCS, 32 trường TH (trong đó có 01 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật), 03 trường TH&THCS; 02 trường PTDT Bán trú, 01 trường PTDT Nội trú và 30 trường mầm non Hệ thống trường lớp các cấp được phân bố khá hợp lý
ở các vùng trên địa bàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo và rèn luyện của con em trong huyện, nhất là bậc học mầm non, tiểu học, THCS và THPT; Trung
Trang 39tâm GDTX, Trường trung học phổ thông kĩ thuật đã góp phần việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn
Hệ thống y tế có 37 cơ sở y tế, trong đó gồm bệnh viện trung tâm, trung tâm y tế
dự phòng và 28 cơ sở y tế xã và phòng khám tư nhân phân bố khá hợp lý trên địa bàn Tổng số xã, thị trấn có trạm y tế là 28/28 đạt 100% số xã có trạm y tế Tổng số giường bệnh là 338 giường, đạt 24,1 giường bệnh/10.000 dân; tổng số cán bộ y tế 340 người, trong đó ngành y có 300 người, bình quân có 4,2 bác sỹ trên 10.000 dân
Toàn huyện có 67% làng văn hoá, 73% đơn vị văn hoá Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn đã được chú trọng Chất lượng các hoạt động văn học - nghệ thuật, thông tin, báo chí, truyền thanh được nâng cao Giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, bản sắc dân tộc, nếp văn hóa nơi công cộng được kế thừa và phát triển đúng hướng
Tóm lại, những điều kiện kinh tế xã hội của huyện Lệ Thủy có tác động đến quản
lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, bao gồm địa hình phân bổ rộng trên các vùng miền, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra; cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, nguồn thu ngân sách hàng năm thấp trong khi đó nhu cầu đầu
tư để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội rất lớn đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới Những điều kiện kinh tế xã hội nêu trên
sẽ tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình mà học viên sẽ trình bày ở các phần tiếp theo của Luận văn
2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016
2.2.1 L ập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Kết quả đạt được
Trong những năm qua, lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB luôn được huyện Lệ Thủy quan tâm chú trọng đúng mức Lập kế hoạch vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chủ trương đầu tư, hoạch định quy hoạch, kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, quyết định trực tiếp đến phát triển kinh tế Công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư luôn được chỉ đạo tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc bố trí vốn đầu tư
Hàng năm, các CĐT, Ban QLDA lập kế hoạch gửi cơ quan Phòng Tài chính - Kế
Trang 40hoạch, Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nguyên tắc, định mức do Nhà nước ban hành, thống nhất ý kiến với UBND các xã, thị trấn, các phòng ban, đơn vị có liên quan, dự kiến phân bổ vốn đầu
tư báo cáo UBND huyện danh mục chi tiết vốn đầu tư cho từng dự án, công trình; UBND huyện lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình HĐND huyện quyết nghị
HĐND, UBND huyện đã thảo luận và thống nhất để chủ động cân đối ngân sách địa phương, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và tiến độ thực hiện dự án
Do đặc điểm cơ bản là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng không đồng bộ để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT-XH nên trong những năm qua huyện Lệ Thủy đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư phát triển là ưu tiên vốn cho phát triển hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lượng cao,… để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, ổn định kinh
tế, nâng cao đời sống nhân dân
Bảng 2.1 Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2012 – 2016
ĐVT: Triệu đồng
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm
Nguồn vốn tập trung (NSNN) 12.361 12.361 12.361 11.640 11.634 60.357 Nguồn thu đấu giá quyền