Trên cơ sở đó đề tài được thực hiện nhằm mục đích thống kê đầy đủ, chính xác đồng thời kết hợp phân tích đánh giá đúng hiện trạng sử dụng quỹ đất theo từng đơn vị hành chính; xác định rõ
Trang 1KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH NĂM 2010
SVTH MSSV LỚP KHÓA NGÀNH
: : : : :
Võ Phạm Linh Phụng
06124094 DH06QL
2006 - 2010 QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010
Trang 2BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
VÕ PHẠM LINH PHỤNG
“KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH NĂM 2010”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Dương Thị Tuyết Hà
Khoa Quản Lý đất đai & Bất Động Sản
Ký tên : ………
Trang 3Chân thành gửi lòng biết ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện cho em trong
thời gian học tập Bốn năm học tại trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đối
với em là một khoảng thời gian vô cùng quý báu, vì qua đó em được các thầy cô
truyền dạy cho những kiến thức hết sức hữu ích giúp em tự tin hơn khi bước vào đời
Con xin cảm ơn cha mẹ, người đã chịu nhiều nhọc nhằn, vất vả nuôi dạy con nên
người
Quý thầy, cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản nói riêng và trường Đại học
Nông Lâm nói chung đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết về chuyên ngành
và một số vấn đề có liên quan trong suốt thời gian học tập tại trường
Cô Dương Thị Tuyết Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn tốt nghiệp
Các cô chú và các anh chị trong Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng
Bàng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ quan
Tập thể lớp quản lý đất đai khoá 32 đã giúp đỡ, động viên tôi trong những năm
học vừa qua
TP HCM, tháng 7 năm 2010
Võ Phạm Linh Phụng
Trang 4Sinh viên: Võ Phạm Linh Phụng, sinh viên khóa 2006 – 2010, Khoa Quản lý đất đai
và Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài: “Kiểm kê đất đai huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2010”
GVHD: ThS Dương Thị Tuyết Hà – Giảng viên khoa Quản lý đất đai và Bất động
sản trường Đại học Nông Lâm
Công tác thống kê hàng năm và kiểm kê đất đai năm năm là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của UBND các cấp nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước về đất đai, là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật đất đai 2003
Công tác kiểm kê đất đai năm 2010 của huyện Trảng Bàng được thực hiện năm năm một lần theo quy định của Luật đất đai, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 618/CT – TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Văn bản số 2528/KH – UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của tỉnh Tây Ninh Trên cơ sở đó đề tài được thực hiện nhằm mục đích thống kê đầy đủ, chính xác đồng thời kết hợp phân tích đánh giá đúng hiện trạng sử dụng quỹ đất theo từng đơn vị hành chính; xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, tình hình biến động đất đai so với thời kỳ kiểm kê đất đai năm 2005
Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra thực địa, thu thập số liệu thực tế, các văn bản pháp luật về hoạt động kiểm kê bằng phương pháp điều tra, phương pháp phân tích - đánh giá, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp bản
đồ, phương pháp chuyên gia Đề tài đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện thông qua hệ thống biểu, rút ra một số vấn đề sau công tác kiểm kê để đưa ra hướng khắc phục, hoàn chỉnh tốt hơn trong các đợt kiểm kê sau này Kết quả nghiên cứu gồm:
Số liệu kiểm kê diện tích đất đai của huyện gồm các biểu: 01, 02, 03, 04, 06, 07,
08, 09, 10,13, 14, 17,18 Với: Tổng diện tích đất đai của huyện năm 2010: 34027,3 ha Trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp: 26728,10
Diện tích đất phi nông nghiệp: 7277,32 ha
Diện tích đất chưa sử dụng: 21,88 ha
Tổng diện tích tự nhiên của huyện tăng 4,48 ha so với năm 2005
Trang 5QLĐĐ&BĐS: Quản lý đất đai và Bất động sản
UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 6Trang
Bảng 1.1: So sánh chỉ tiêu loại đất theo mục đích sử dụng của năm 2000 so với năm
1995 8
Bảng 1.2: So sánh hệ thống biểu kiểm kê đất đai năm 2010 so với năm 2005 10
Bảng 1.3: Hệ thống ký hiệu mục đích sử dụng đất của năm 2010 12
Bảng 1.4: Hệ thống phân loại và ký hiệu về đối tượng sử dụng, quản lý năm 2010 15
Bảng 1.5: Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính 18
Bảng 2.1: Thống kê tình hình giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện từ 01/7/2004 đến nay 24
Bảng 2.2: Thống kê các dạng tranh chấp 24
Bảng 2.3: Thống kê kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các xã, thị trấn 25
Bảng 2.4: Bản đồ địa chính phụ vụ kiểm kê năm 2010 huyện Trảng Bàng 27
Bảng 2.5: Cơ cấu diện tích các xã, thị trấn huyện Trảng Bàng năm 2010 29
Bảng 2.6: Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Trảng Bàng năm 2010 29
Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Trảng Bàng năm 2010 30
Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bàng năm 2010 31
Bảng 2.9: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Trảng Bàng năm 2010 32
Bảng 2.10: Cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng huyện Trảng Bàng năm 2010 33
Bảng 2.11: Cơ cấu sử dụng đất công cộng huyện Trảng Bàng năm 2010 34
Bảng 2.12: Cơ cấu loại đất theo đối tượng sử dụng và quản lý đất huyện Trảng Bàng năm 2010 35
Bảng 2.13: Biến động đất đai các đơn vị hành chính năm 2010 so với năm 2005 38
Trang 7Biểu đồ 1: Cơ cấu các loại đất sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bàng năm 2010 31 Biểu đồ 2: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp huyện Trảng Bàng năm 2010 32 Biểu đồ 3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 với năm 2005 và năm 2000 38 Biểu đồ 4: Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp năm 2005 - 2010 39 Biểu đồ 5: Xu hướng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2005 - 2010 40
Trang 8Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Danh sách các chữ viết tắt iii
Danh sách các bảng iv
Danh sách các biểu đồ v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
I.1.1 Cơ sở khoa học 3
I.1.1.1 Các khái niệm 3
I.1.1.2 Nguyên tắc – mục đích của kiểm kê đất đai 4
I.1.1.2.1 Nguyên tắc kiểm kê đất đai 4
I.1.1.2.2 Mục đích của kiểm kê đất đai 4
I.1.2 Cơ sở thực tiễn 5
I.1.2.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu 5
I.1.2.2Thống kê, kiểm kê qua các thời kỳ 6
I.1.3 Căn cứ pháp lý 16
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 17
I.2.1 Điều kiện tự nhiên 17
I.2.1.1 Vị trí địa lý 17
I.2.1.2 Địa hình, địa mạo 19
I.2.1.3 Khí hậu, thời tiết 19
I.2.1.4 Thủy văn 19
I.2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 19
I.2.1.5.1 Tài nguyên đất 19
I.2.1.5.2 Tài nguyên rừng, thảm thực vật 20
I.2.1.5.3 Tài nguyên khoáng sản 20
I.2.1.6 Hiện trạng kinh tế - xã hội 20
I.2.1.6.1 Hiện trạng kinh tế 20
I.2.1.6.2 Hiện trạng xã hội 20
I.2.1.6.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng 21
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21
I.3.1 Nội dung nghiên cứu 21
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
II.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện 23
II.1.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 23
II.1.1.1 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính 23
II.1.1.2 Tình hình đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính 23
II.1.1.3 Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai 23
II.1.1.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25
II.1.1.5 Tình hình sử dụng đất của các tổ chức 25
Trang 9II.2.2 Kế hoạch thực hiện 28
II.2.3 Kết quả kiểm kê 28
II.2.3.1 Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (Biểu 03 - TKĐĐ) 29
II.2.3.2 Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp (Biểu 01 - TKĐĐ) 30
II.2.3.3 Cơ cấu nhóm đất sản xuất nông nghiệp 30
II.2.3.4 Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp (Biểu 02 - TKĐĐ) 32
II.2.3.5 Hiện trạng các loại đất theo đối tượng sử dụng và quản lý 34
II.2.3.6 Thống kê biến động đất trồng lúa (Biểu 13 – TKĐĐ) 35
II.2.3.7 Thống kê về tăng, giảm diện tích theo mục đích sử dụng đất 36
II.2.3.8 Thống kê, kiểm kê diện tích theo đơn vị hành chính (Biểu 07 - TKĐĐ) 38
II.2.3.9 Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2010 39
II.2.3.10 Một số vấn đề rút ra từ công tác kiểm kê 40
KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ 42
Kết luận 42
Kiến nghị 42
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là một trong những tư liệu sản xuất quý nhất của loài người, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là kết quả của quá trình đấu tranh hàng ngàn năm của dân tộc ta Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là nền tảng để phân bố và xây dựng các ngành kinh tế quốc dân, các khu dân cư, các công trình phục vụ đời sống và sự nghiệp phát triển văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phòng Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng
“Trong sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội, đất đai đóng một vai trò hết sức to lớn”
Trong những năm gần đây, việc quản lý đất đai ở nước ta tuy được coi trọng nhưng thực tế vẫn còn lỏng lẻo nên vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần có một chiến lược quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất Hiện nay công tác thống kê, kiểm kê được các cấp quan tâm vì nó gắn liền với hoạch định chiến lược, chính sách phát triển của địa phương trên địa bàn cụ thể Công tác kiểm kê tiến hành 5 năm một lần nên tầm quan trọng của nó không dừng ở mức độ ngành mà có liên quan đến các ngành khác như ngành xây dựng, ngành lâm nghiệp, ngành nông nghiệp… mà đây còn là cơ sở cho các cấp trên kiểm tra hoạt động các ngành có liên quan đến đất đai
Huyện Trảng Bàng là một huyện ở cực Nam của tỉnh Tây Ninh, cách Thị xã Tây Ninh 50Km theo Quốc lộ 22B, cách Thành phố Hồ Chí Minh 40Km về phía Tây Bắc Đây là trung tâm công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Tây Ninh, nằm trong hệ thống công nghiệp, hệ thống du lịch sinh thái và truyền thống cách mạng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hạt nhân trọng điểm là Tp.HCM
Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ
và Văn bản số 2528/KH – UBND ngày 29/09/2009 của Ủy ban nhân dân nhân tỉnh Tây Ninh về việc thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 Huyện Trảng Bàng đã tiến hành kiểm kê định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả của chính sách pháp luật đất đai từ đó kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp Đồng thời cũng rút ra những ưu khuyết điểm của quá trình sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng dụng đất Xuất phát từ vấn đề đó, được sự phân
công của Khoa QLĐĐ & BĐS chúng tôi thực hiện đề tài: “Kiểm kê đất đai huyện
Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2010”
Mục tiêu nghiên cứu
Thống kê đầy đủ, chính xác đồng thời kết hợp phân tích đánh giá đúng hiện trạng sử dụng quỹ đất theo từng đơn vị hành chính cấp: xã, thị trấn, huyện; xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, tình hình biến động đất đai so với thời kỳ kiểm kê đất đai năm 2005
Trang 11- Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 (các biểu kiểm kê, bản đồ tài liệu) đều phải thực hiện ở dạng số và dạng giấy Trường hợp ở cấp xã thực hiện ở dạng giấy thì cấp huyện phải chuyển về dạng số và để chuyển lưu ở cấp xã, sử dụng ở cấp huyện và giao nộp lên cấp trên
Đối tượng nghiên cứu
Thống kê toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Trảng Bàng theo loại đất và theo đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao để quản lý đất theo quy định của Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Trang 12PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Các khái niệm
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và
trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê (Điều 04 – Luật đất đai)
Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê (Điều 04 – Luật đất đai)
Phân biệt kiểm kê và thống kê:
Về cơ bản kiểm kê và thống kê đều giống nhau về bản chất, đều dựa trên cơ sở tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai kỳ thống kê, kiểm
kê nhưng điểm khác căn bản là cơ sở lý luận Theo đó, thống kê là một dạng điều tra không toàn bộ, mang tính chất tương đối và được tiến hành hàng năm; kiểm kê là dạng điều tra toàn bộ, mang tính chất tuyệt đối và được tiến hành năm (05) năm một lần bởi
do tính chi tiết, cụ thể, tốn kém thời gian và tiền bạc
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực
địa hoặc được mô tả trên hồ sơ
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu bản đồ, sổ sách,… chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hồ sơ địa chính bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận
Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó
Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất như số hiệu thửa, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí; người sử dụng thửa đất; nguồn gốc, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính đã
và chưa thực hiện; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền và hạn chế về quyền
Trang 13của người sử dụng đất; biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan
I.1.1.2 Nguyên tắc – mục đích của kiểm kê đất đai
I.1.1.2.1 Nguyên tắc kiểm kê đất đai
- Diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định theo mục đích hiện trạng đang sử dụng Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích đã được ghi trên hồ sơ địa chính thì ngoài việc kiểm kê theo mục đích sử dụng chính còn được kiểm kê theo các mục đích phụ
- Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai được thực hiện trực tiếp từ thực địa đối chiếu với hồ sơ địa chính trên địa bàn hành chính phường, xã, thị trấn
- Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước được tổng hợp từ số liệu thu thập trong kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai trên địa bàn các vùng lãnh thổ được tổng hợp từ số liệu thu thập trong kiểm kê đất đai của các tỉnh thuộc vùng lãnh thổ đó
- Bản đồ HTSDĐ của đơn vị hành chính cấp xã được lập trên cơ sở tổng hợp bản đồ địa chính của xã đó có đối soát với số liệu kiểm kê đất đai
- Bản đồ HTSDĐ của đơn vị hành chính cấp huyện và cấp tỉnh được tổng hợp
từ bản đồ HTSDĐ của các đơn vị hành chính trực thuộc Bản đồ HTSDĐ của vùng lãnh thổ được tổng hợp từ BĐHTSDĐ của các tỉnh thuộc vùng lãnh thổ đó Bản đồ HTSDĐ của cả nước được tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ của các vùng lãnh thổ
- Tổng diện tích các loại đất theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải bằng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, trường hợp diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai khác với diện tích tự nhiên
đã công bố thì phải giải trình rõ nguyên nhân
- Số liệu thống kê, kiểm kê phản ánh đầy đủ tình trạng sử dụng đất thể hiện trong
hồ sơ địa chính, số liệu kiểm kê đất đai phản ánh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất thực tế, diện tích đất đai không được tính trùng, không được bỏ sót trong số liệu thống kê, kiểm
kê đất đai
- Diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định rõ diện tích thuộc đô thị và diện tích thuộc khu đô thị và diện tích thuộc khu dân cư nông thôn
I.1.1.2.2 Mục đích của kiểm kê đất đai
- Xác định rõ hiện trạng sử dụng đất đến từng loại đất và đối tượng sử dụng đất theo qui định tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, diện tích tự nhiên của các cấp hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; tình hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất
- Thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê đất đai của từng đơn vị hành chính cấp xã phục
vụ cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
Trang 14triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách pháp luật về đất đai, quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
I.1.2 Cơ sở thực tiễn
I.1.2.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu
Đầu thế kỷ thứ XVIII, chế độ tư hữu ruộng đất đã bắt đầu chiếm ưu thế Năm
1806, Vua Gia Long ra lệnh đạc điền và lập sổ địa bạ cho mỗi xã Phân biệt rõ đất công điền và tư điền của mỗi xã, trong đó ghi rõ đất của ai, diện tích bao nhiêu và tứ cận Tại Nam Bộ còn tìm thấy địa bạ thời Minh Mạng (1836), có sổ mô tả ruộng đất do chủ ruộng khai và có Làng, Tổng, Huyện sở tại chứng nhận (có nơi gọi là “sổ trích lục”), hàng năm có tiến hành kiểm tra, đối chiếu, bổ sung địa bộ vào tháng 10 âm lịch Khi tới xâm lược Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của Pháp, công nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai, khác với luật lệ nhà Nguyễn Chúng tiến hành lập bản đồ địa chính theo tọa độ và lập sổ địa
bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để hơn Năm 1867 ở Nam kỳ, thực dân Pháp thành lập Sổ địa chính tiến hành đo đạc cho từng Làng và lập biểu thuế điền thổ
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, các luật lệ quy định về ruộng đất trước đây đều bãi bỏ Tháng 01/1953 Trung ương họp hội nghị lần thứ IV đã quyết định “tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến, sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại xâm, thực hiện chế độ sở hữu đất của nông dân”
Cuộc điều tra thống kê cơ bản về ruộng đất lần thứ nhất năm 1958 – 1960
Nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Lúc này tài liệu về ruộng đất ở nước ta rất ít nên nội dung điều tra bị hạn chế, chỉ điều tra đất nông nghiệp, việc điều tra thống kê đất cây lâu năm, đất đồng cỏ, ao hồ, đầm… còn rất sơ lược
Cuộc điều tra cơ bản lần thứ hai năm 1964 – 1965
Nhằm tạo cơ sở cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành khác tiến hành quy hoạch sử dụng đất theo hướng ổn định, tránh tình trạng tranh chấp giữa các ngành Thời kỳ này ngành Quản lý ruộng đất đã tiến hành đo đạc xong ở hầu hết các
xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và Khu IV cũ Việc sử dụng bản đồ địa chính ở các địa phương đã trở nên quen thuộc Do đó, Nhà nước đã quyết định tiến hành điều tra
cơ bản toàn bộ diện tích ruộng đất theo địa giới hành chính
Cuộc điều tra cơ bản lần ba trên phạm vi toàn miền Bắc năm 1966 – 1968
Trong giai đoạn này quyền sở hữu ruộng đất đã có nhiều biến động, sở hữu toàn dân ngày càng mở rộng, sở hữu tư nhân dần dần thu hẹp Do đó, có sự chuyển đổi lớn
về quyền sở hữu, ngày 10/06/1966 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 161/TTg về việc điều tra thống kê đất nông nghiệp
Tháng 04/1975, Nhà nước thống nhất, chính quyền đã kịp thời ban hành một số văn bản để điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới Nhà nước đã nhanh chóng kiểm tra, thống kê đất đai trong cả nước bằng Quyết định số 169/QĐ-CP
Trang 15ngày 20/06/1977 của Chính phủ thống nhất ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, nhằm đưa việc quản lý sử dụng đất đi vào quy chế chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, mọi ngành trong việc sử dụng và quản lý đất đai thật tiết kiệm và đạt hiệu quả cao lợi nhuận từ đất
Tại Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 1980 cũng đã quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” Vì thế, để quản lý đất đai tốt hơn Nhà nước đã quy định tại mục IV của Quyết định 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 với nội dung “Để tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất, tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đều phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất mình sử dụng vào Sổ địa chính của Nhà nước, UBND xã có trách nhiệm phải kiểm tra việc khai báo này…”
Căn cứ vào Quyết định 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 của Chính phủ, Tổng cục Quản lý Ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định 56/ĐKTK-TCQLRĐ ngày 05/11/1981 quy định về trình tự, thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất Tiếp theo đó, Luật Đất đai 1988 cũng đã khẳng định công tác thống kê, kiểm kê là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Khắc phục những thiếu sót của Luật Đất đai năm 1988, năm 1993 Luật Đất đai 1993 mới ra đời thay thế cho Luật cũ, trong đó tại Điều 13 cũng nêu lên 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, cũng đã khẳng định “Thống kê, kiểm kê đất đai là một trong những nội dung mà công tác quản
lý đất đai” phải thực hiện
I.1.2.2Thống kê, kiểm kê qua các thời kỳ
Kiểm kê 5 năm lần thứ nhất (năm 1995)
Năm 1995 là dấu mốc rất quan trọng trong lịch sử thống kê, kiểm kê đất đai
Là năm thực hiện công tác tổng kiểm kê đất đai lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc Ngày 20/02/1995 Tổng cục Địa chính ban hành Quyết định 27/QĐ-ĐC về việc ban hành các biểu mẫu thống kê đất đai, kèm theo Chỉ thị 382/CT-ĐC về việc kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 1995 Hệ thống biểu mẫu kiểm kê năm 1995 các loại đất được phân vị ở mức độ 4 và mã số quy định từ 01 đến 60
Nội dung chính của đợt kiểm kê lần này là:
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến năm 1995
- Kiểm kê diện tích các loại đất theo đối tượng sử dụng
- Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất đến năm 1995
- Xây dựng nề nếp thống nhất trong việc thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ
Hệ thống biểu kiểm kê đất đai năm 1995 gồm 06 biểu:
Biểu 01 – TK: Thống kê diện tích đất đai trong khu vực khu dân cư nông thôn, thống kê diện tích đất đô thị
Biểu 02 – TK: Thống kê diện tích đất nông nghiệp
Biểu 03 – TK: So sánh diện tích các loại đất năm 1995 với 1990, 1985
Biểu 04 – TK: Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích đất nông nghiệp từ 01/01/1990 đến 01/01/1995
Biểu 05 – TK: Cơ cấu diện tích loại đất và đối tượng sử dụng
Biểu 06 – TK: Chỉ tiêu bình quân diện tích đất năm 1995
Trang 16Loại đất chia theo mục đích sử dụng:
Loại đất chia theo đối tượng sử dụng:
- Đất đã giao, cho thuê sử dụng gồm: Hộ gia đình cá nhân; các tổ chức kinh tế; các tổ chức nước ngoài và liên doanh với nước ngoài; UBND xã quản lý, sử dụng; các đối tượng sử dụng khác
- Đất chưa giao cho thuê và sử dụng
Kiểm kê 5 năm lần thứ hai (năm 2000)
Ngày 18/08/1999 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 24/1999/CT-TTg về tổng kiểm kê đất đai năm 2000 Mục đích chính là rà soát lại quỹ đất chưa sử dụng để phục
vụ cho chương trình 5 triệu ha rừng
Ngày 12/10/1999 Tổng cục Địa chính ra quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC ban hành hệ thống biểu mẫu thống kê đất đai phục vụ công tác tổng kiểm kê đất đai năm
2000 và kèm theo hướng dẫn 1553/HD-TCĐC về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai năm 2000 Hệ thống biểu mẫu kiểm kê đất đai năm 2000 về cơ bản là giống với
hệ thống biểu mẫu kiểm kê đất đai năm 1995 chỉ có bổ sung thêm một số biểu mới và đối tượng sử dụng là Tổ chức khác
Hệ thống biểu kiểm kê đất đai năm 2000: gồm 10 biểu trong đó có 5 biểu giống
với hệ thống biểu 1995 là:
Biểu 02 – TK: Thống kê diện tích đất nông nghiệp
Biểu 06 – TK: Cơ cấu diện tích loại đất và đối tượng sử dụng giống biểu 05 của năm 1995
Biểu 08 – TK: So sánh diện tích các loại đất năm 2000 với 1990 và 1995 giống biểu 03 của năm 1995
Biểu 09 – TK: Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích đất nông nghiệp giống biểu 04 của năm 1995
Biểu 10 – TK: Chỉ tiêu bình quân diện tích đất năm 2000 giống biểu 06 của năm 1995
Các biểu còn lại được thay đổi và bổ sung như sau:
Biểu 01 – TK: Thống kê diện tích đất đai
Biểu 03 – TK: Thống kê diện tích đất chuyên dùng
Biểu 04 – TK: Thống kê diện tích đất chưa sử dụng
Biểu 05 – TK: Thống kê diện tích đất đai theo đơn vị hành chính
Biểu 07 – TK: Cơ cấu diện tích loại đất theo đơn vị hành chính
Loại đất chia theo mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng,
đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá
Trang 17Bảng 1.1: So sánh chỉ tiêu loại đất theo mục đích sử dụng của năm 2000 so với năm
Đất lâm nghiệp phải là đất lâm nghiệp có
rừng, tức là đất nào có rừng mới gọi là đất
lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp thuần túy chỉ là đất được giao để trồng rừng, không quan tâm đến việc đã trồng rừng hay chưa Đất làm muối được xếp vào đất chuyên
dùng
Loại đất chia theo đối tượng sử dụng: đất đã giao, cho thuê sử dụng và đất chưa
giao, cho thuê sử dụng
Kiểm kê 5 năm lần thứ ba (năm 2005)
Ngày 15/07/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 28/2004/CT-TTg về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2005; ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 28/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm
2005 Thông tư này đã thay đổi toàn bộ hệ thống biểu mẫu thống kê, kiểm kê đất đai,
mã số từng loại đất, các định nghĩa về loại đất và đối tượng sử dụng, quản lý
Hệ thống biểu mẫu kiểm kê đất đai năm 2005 gồm:
Biểu 01 – TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp
Biểu 02 – TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp
Biểu 03 – TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai
Biểu 04 – TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê người sử dụng, quản lý đất
Biểu 05a – TKĐĐ: Thống kê , kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng
Biểu 05b – TKĐĐ: Kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất do chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật
Biểu 06 – TKĐĐ: Phân tích tình hình tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng
Biểu 07 – TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính
Biểu 08 – TKĐĐ: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất
Biểu 09a – TKĐĐ: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng
Biểu 09b – TKĐĐ: Biến động diện tích đất do chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật
Trang 18Biểu 09c – TKĐĐ: Diện tích đất phải biến động theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện Lập 02 biểu: một biểu lập từ tổng hợp biểu 9c cấp xã và một biểu lập riêng cấp huyện
Biểu 10 – TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất sử dụng phù hợp, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất Lập 02 biểu: một biểu lập từ tổng hợp biểu 10 cấp xã và một biểu lập riêng cấp huyện
Biểu 11 – TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất chưa sử dụng đã được quy hoạch Biểu 12 – TKĐĐ: Thống kê tình hình sử dụng đất của các tổ chức trong nước Biểu 13 – TKĐĐ: Thống kê kết quả cấp GCNQSDĐ
Biểu 14a – TKĐĐ: Thống kê kết quả lập quy hoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính cấp huyện
Biểu 14b – TKĐĐ: Thống kê kết quả lập quy hoạch sử dụng đất, đo đạc bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính cấp tỉnh
Loại đất chia theo mục đích sử dụng gồm 04 nhóm đất chính:
- Nhóm đất nông nghiệp (NNP)
- Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN)
- Nhóm đất chưa sử dụng (CSD)
- Nhóm đất có mặt nước ven biển (MVB)
Loại đất chia theo đối tượng sử dụng:
- Hộ gia đình, cá nhân (GDC)
- Ủy ban nhân dân cấp xã (UBS)
- Tổ chức kinh tế (TKT)
- Tổ chức khác (TKH)
- Doanh nghiệp liên doanh (TLD)
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (VNN)
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (TNG)
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (TVD)
- Cộng đồng dân cư (CDS)
Loại đất chia theo đối tượng quản lý:
- Ủy ban nhân dân cấp xã (UBQ)
- Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ)
- Tổ chức khác (TKQ)
- Cộng đồng dân cư (CDQ)
Kiểm kê 5 năm lần thứ tư (năm 2010)
Ngày 15/5/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 618/CT-TTg về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010; ngày 02/8/2007 Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành Thông tư 08/2007/TT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010 Mục đích của kỳ kiểm
kê lần này là:
Trang 19- Xác định rõ hiện trạng sử dụng đất đến từng loại đất và đối tượng sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, diện tích tự nhiên của các cấp hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng;
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được xét duyệt; tình hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất
Thông tư này đã thay đổi, bổ sung một số biểu mẫu thống kê kiểm kê đất đai, chỉ tiêu phân loại các loại đất và đối tượng sử dụng, quản lý
Hệ thống mẫu biểu kiểm kê diện tích đất đai năm 2010
Các biểu mẫu kiểm kê năm 2010 dựa trên các biểu mẫu kiểm kê năm 2005 đồng thời thay đổi và bổ sung một số biểu cho phù hợp với mục đích kiểm kê đất đai năm 2010
So sánh hệ thống mẫu biểu kiểm kê diện tích đất đai năm 2010 với hệ thống mẫu biểu kiểm kê diện tích đất đai năm 2005:
Giống nhau: Biểu 01 – TKĐĐ, Biểu 02 – TKĐĐ, Biểu 03 – TKĐĐ, Biểu 04 – TKĐĐ, Biểu 06 – TKĐĐ, Biểu 07 – TKĐĐ, Biểu 08 – TKĐĐ
Khác nhau:
Bảng 1.2: So sánh hệ thống biểu kiểm kê đất đai năm 2010 so với năm 2005
Biểu 05a – TKĐĐ: Thống kê ,
kiểm kê về tăng, giảm diện tích
đất theo mục đích sử dụng
Biểu 05b – TKĐĐ: Kiểm kê về
tăng, giảm diện tích đất do
Gộp lại thành 1 biểu chung
Biểu 09a – TKĐĐ: Biến động
Gộp lại thành 1 biểu chung
Trang 20một biểu lập riêng cấp huyện
Biểu 10 – TKĐĐ: Kiểm kê diện
Thay đổi thành biểu mới
Biểu 11 – TKĐĐ: Kiểm kê diện
tích đất chưa sử dụng đã được
quy hoạch
Biểu 11 – TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất đai có sử dụng kết hợp vào mục đích phụ
Thay đổi thành biểu mới
Biểu 12 – TKĐĐ: Thống kê tình
hình sử dụng đất của các tổ chức
trong nước
Biểu 12 – TKĐĐ: Hiện trạng quản lý và sử dụng đất quy hoạch lâm nghiệp
Thay đổi thành biểu mới
Biểu 13 – TKĐĐ: Thống kê kết
quả cấp GCNQSDĐ
Biểu 13 – TKĐĐ: Biến động đất trồng lúa từ ngày
01/01/2010
Thay đổi thành biểu mới
Biểu 14a – TKĐĐ: Thống kê kết
quả lập quy hoạch sử dụng đất,
Thay đổi thành biểu mới
Một số biểu được bổ sung:
Biểu 15 – TKĐĐ: Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức Biểu 16 – TKĐĐ: Tổng hợp tình hình xử lý vi phạm, tranh chấp đất đai của các
tổ chức
Biểu 17 – TKĐĐ: Tình hình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Biểu 18 – TKĐĐ: Tổng hợp tình hình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Biểu 19 – TKĐĐ: Tổng hợp tình hình lập sổ sách, hồ sơ địa chính sử dụng ở các cấp
Trang 21Như vậy dựa vào tình hình thực tế ở huyện Trảng Bàng thì:
Cấp Xã phải lập Biểu 01 – TKĐĐ, Biểu 02 – TKĐĐ, Biểu 03 – TKĐĐ, Biểu 04
– TKĐĐ, Biểu 05– TKĐĐ, Biểu 08 – TKĐĐ, Biểu 09 – TKĐĐ, Biểu 10 – TKĐĐ,
Biểu 13 – TKĐĐ, Biểu 14 – TKĐĐ, Biểu 17 – TKĐĐ
Khác với cấp xã cấp Huyện phải lập thêm Biểu 06 – TKĐĐ, Biểu 07 – TKĐĐ
Bên cạnh đó phai lập thêm biểu mới là Biểu 18 - TKĐĐ
Loại đất chia theo mục đích sử dụng
Bảng 1.3: Hệ thống ký hiệu mục đích sử dụng đất của năm 2010
Thực hiện theo Luật đất đai và Thông tư 08/2007/TT - BTNMT về việc hướng
dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Mục đích sử dụng (Loại đất) được qui định trong bảng sau, gồm:
Nhóm 1: Đất nông nghiệp: NNP (ghi vào bản đồ và sổ mục kê)
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC
1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK
1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN
Trang 222.2.1.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của Nhà nước TSC
Trang 232.2.5.1 Đất giao thông DGT
2.2.5.13 Đất bãi thải, xữ lý chất thải DRA
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN
Nhóm 3: Đất chưa sử dụng: CSD (ghi vào bản đồ, sổ mục kê)
Nhóm 4: Đất có mặt nước ven biển: MVB
Trang 24So sánh một số chỉ tiêu theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007
của Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số chỉ tiêu theo Thông tư số
28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 trước đây, ta thấy có một số thay đổi như sau:
- Trong nhóm đất trồng cây hàng năm mới: đất cỏ dùng vào chăn nuôi đã bỏ bớt
chỉ tiêu chi tiết ( đất cỏ dùng vào chăn nuôi cũ có đất trồng cỏ, đất cỏ tự nhiên cải tạo)
- Trong nhóm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp mới đã gộp 2 chỉ tiêu cũ
(đất trụ sở cơ quan tổ chức, đất công trình sự nghiệp) thành một chỉ tiêu và thêm chỉ
tiêu mới là đất trụ sở khác đồng thời bỏ chỉ tiêu chi tiết so với đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp cũ
- Đất an ninh và đất quốc phòng được tách ra từ hai chỉ tiêu chi tiết của đất quốc
phòng an ninh cũ
- Nhóm đất có mục đích công cộng: đã bỏ bớt các chỉ tiêu chi tiết của đất giao
thông, đất thủy lợi, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục – đào tạo, đất
cơ sở thể dục – thể thao, đất chợ Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông bỏ bớt
chỉ tiêu chi tiêu và tách thành 2 chỉ tiêu mới đất công trình năng lượng, đất công trình
bưu chính viễn thông Đồng thời thêm 2 chỉ tiêu mới vào nhóm đất có mục đích công
cộng là đất đất cơ sở nghiên cứu khoa học, đất cơ sở dịch vụ về xã hội
- Nhóm đất phi nông nghiệp khác đã bỏ bớt một số chỉ tiêu chi tiết như: đất cơ sở tư
nhân không KD; đất làm nhà tạm, lán trại; đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại nông
thôn
Loại đất chia theo đối tượng sử dụng, quản lý
Bảng 1.4: Hệ thống phân loại và ký hiệu về đối tượng sử dụng, quản lý của
năm 2010
1 Người sử dụng NSD
1.2.2 Tổ chức kinh tế TKT 1.2.3 Cơ quan, đơn vị của Nhà nước TCN
1.3.3 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao TNG 1.4 Cộng đồng dân cư CDS
2 Người được giao quản lý đất NQL
Trang 252.1 Tổ chức được giao quản lý đất TCQ
2.1.2 Tổ chức phát triển quỹ đất TPQ
2.2 Cộng đồng dân cư CDQ
Qua thực tế triển khai ta thấy đối tượng sử dụng đất của kỳ kiểm kê 2010 ít có
sự thay đổi so với kỳ kiểm kê 2005 chỉ thêm chỉ tiêu mới vào Tổ chức cơ sở tôn giáo
là Cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (TVN)
cũ đổi ký hiệu mới thành VNN đồng thời bỏ chỉ tiêu Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài (TVD)
I.1.3 Căn cứ pháp lý
Luật đất đai 2003 quy định về quản lý và sử dụng đất được Quốc hội thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2003 (Điều 6, Khoản 2, Điểm 7: Thống kê, kiểm kê đất đai)
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai
Ý nghĩa của số liệu thống kê, kiểm kê đất đai; cơ quan ban hành nội dung công
việc, biểu mẫu thống kê, kiểm kê, nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất; thời điểm
hoàn và nộp báo cáo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai
Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Kiểm kê đất đai, tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo kết
quả kiểm kê đất đai năm 2010
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thu thập số liệu về diện tích đất đai; xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu
thập; lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể
hiện hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích tại thời điểm kiểm kê đất đai
Thông tư số 227/2009/TTLT - BTC - BTNMT ngày 27 tháng 11 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm kê
đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Nội dung chi và mức chi cho hoạt động kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010; lập chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; tổ chức
thực hiện
Công văn 1539/TCQLĐĐ - CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 về việc hướng
dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Kiểm kê diện tích đất ở cấp xã, tổng hợp số liệu kiểm kê ở cấp huyện, cấp tỉnh,
các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước; thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp xã; thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh; nội dung báo cáo
kết quả kiểm kê đất đai; kiểm tra nghiệm thu; thời gian báo cáo
Trang 26 Chỉ thị số 31/2007/CT - TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
Việc kiểm kê diện tích đất được tiến hành theo chỉ tiêu các loại đất do BTNMT quy định; Số liệu về diện tích tính theo loại đất của các tổ chức phải được đối chiếu giữa hồ sơ giao đất, cho thuê đất, hồ sơ địa chính và hiện trạng sử dụng đất trên thực
tế, được thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc trên bản trích đo địa chính
Kế hoạch số 2841/BTNMT – TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08 năm 2009 của B Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Kiểm kê diện tích đất đai, kiểm kê người sử dụng, người quản lý đất ; Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đến năm
2010 ; Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010
Văn bản số 2528/KH – UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây ninh về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của tỉnh Tây Ninh
Quyết định số 2671/QĐ – UBND ngày 21 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt phương án kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010 của tỉnh Tây Ninh
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Trảng Bàng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Tây Ninh, nằm trong vùng kinh
tế phát triển của tỉnh, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia,
có trục đường xuyên Á là cầu nối 2 thành phố lớn của 2 nước Việt Nam và Campuchia (TP Hồ Chí Minh và Pnôngpênh), có khu công nghiệp Trảng Bàng ngày càng mở rộng, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư và tạo việc làm cho nhiều lao động, có nhiều di tích lịch sử cách mạng Đồng thời có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tổ quốc với chiều dài biên giới quốc gia 14km giáp với nước bạn Campuchia
Tứ cận
Phía Bắc giáp huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu
Phía Đông giáp huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương), huyện Củ Chi (TP.HCM) Phía Nam giáp huyện Đức Hoà, Đức Huệ (tỉnh Long An)
Phía Tây giáp tỉnh Xvay-riêng (vương quốc Campuchia)
Trang 27Hình: Bản đồ ranh giới huyện Trảng Bàng
Huyện Trảng Bàng gồm 11 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 10 xã) với tổng
diện tích tự nhiên là 34027,3 ha, diện tích cụ thể từng đơn vị hành chính như sau:
Bảng 1.5: Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính
Trang 28I.2.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Trảng Bàng có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
từ 5 – 10 m so với mực nước biển, hướng dốc chung từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam Đặc trưng địa hình của huyện được thể hiện rõ nét ở phía Đông Bắc ( khu vực xã Đôn Thuận, Hưng Thuận, Lộc Hưng)
Địa hình đồi có diện tích khoảng 26.000 ha thuộc khu vực các xã cánh Đông của huyện, là khu vực có độ dốc khoảng < 80 nên dễ bị xói mòn và rửa trôi đất dẫn đến tầng đất mỏng
Địa hình đồng bằng: chiếm khoảng hơn 8.000 ha thuộc khu vực 3 xã cánh Tây
và xã An Hòa, Gia Bình, một phần xã An Tịnh với độ cao trung bình từ 2 – 5 m so với mực nước biển
I.2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Huyện Trảng Bàng có khí hậu đặc trưng vùng Dông Nam Bộ, thời tiết tương đối ôn hòa, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có lượng bức xạ cao và được phân bố đồng đều trong năm Thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa: bình quân từ 2000 - 2500 mm/năm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm
Độ ẩm không khí: Trảng Bàng có độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ
85 - 86% và nhìn chung là không ổn định Vào mùa mưa, độ ẩm không khái cao hơn mùa khô từ 10 - 20%
Chế độ gió: Thịnh hành ở huyện Trảng bàng chủ yếu là gió Bắc - Đông Bắc thổi vào mùa khô và gió Tây - Tây Nam thổi vào mùa mưa với vận tốc trung bình 1,7 m/s
I.2.1.4 Thủy văn
Huyện Trảng Bàng có 2 con sông lớn chảy qua:
- Sông Vàm Cỏ đông chảy qua địa phận huyện dài 11,25 km, lưu lượng lúc kiệt
là 13m3/giây Mùa lũ là 40m3/giây chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cho vùng trọng điểm lúa của huyện
- Sông Sài Gòn chảy trong phạn vi huyện là 23,25 km, chỷ theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Lưu lượng lúc kiệt là 6m3/giây Mùa lũ là 59m3/giây
I.2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
I.2.1.5.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Trảng Bàng là 34.027,93 ha chiếm 8,43% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Trong đó đất đã khai thác và đưa vào sử dụng là 34.009,68 ha chiếm 99,94% tổng diện tích tự nhiên của huyện, đất chưa sử dụng là 18,25 ha chiếm 0,05% Điều này cho thấy tài nguyên đất đai của huyện đã và đang được khai thác sử dụng khá triệt để và hiệu quả Về mặt thổ nhưỡng, có 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa: có diện tích khoảng 18.000 ha, chiếm 52,8% diện tích tự nhiên Đây là loại đất chính, được phân bố ở tất cả các xã ven sông Vàm Cỏ Đông và
Trang 29sông Sài Gòn, tập trung ở xã Bình Thạnh, Phước Chỉ, Phước Lưu, An Hòa, Gia Bình, ven sông xã Đôn thuận, Hưng Thuận
- Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ: có diện tích khoảng 16.000 ha chiếm 47,2% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực địa hình đồi, phân bố chủ yều ở các xã phía Bắc và Đông Bắc như An Tịnh, Gia Lộc, Đôn Thuận, Lộc Hưng, Hưng Thuận Thích hợp cho trồng cây công nghiệp
I.2.1.5.2 Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Trảng Bàng không có đất lâm nghiệp, không có rừng Thảm thực vật thiên nhiên trên địa bàn chủ yếu là cây lùm, cây bụi trong đó phần lón là cây chịu hạn, lá nhỏ, xen kẽ các loại cây cỏ thân cao lá cứng Ngoài ra còn có các loại thực vật nhân tạo, bao gồm các loại cây trồng nông nghiệp được phân bố ở tất cả các xã, thị trấn
I.2.1.5.3 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào đang được khai thác nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: phún sỏi, cát, sét làm gạch ngói với tổng diện tích là 64,55 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Lộc Hưng, hưng Thuận, Đôn Thuận, An Hòa và một phần nhỏ ở 3 xã cánh tây Đây là nguồn nguyên liệu phục
vụ cho nhu cầu xây dựng giao thông của huyện
I.2.1.6 Hiện trạng kinh tế - xã hội
I.2.1 6.1 Hiện trạng kinh tế
Nông nghiệp: giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện Một số chỉ tiêu về
giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi năm 2009 đạt được như sau:
- Trồng trọt: giá trị sản xuất trong năm 2009 là 58,8 triệu đồng tăng 4,35% so với năm 2008
- Chăn nuôi: ổn định và phát triển giá trị sản xuất năm 2009 đạt 324,1 tỷ đồng tăng 10,01% so với năm 2008
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất Công nghiệp - TTCN trong
giai đoạn 2006-2010 tăng nhanh, có tính đột biến do việc hình thành và phát triển khu công nghiệp Trảng Bàng.Tính đến nay toàn huyện 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN, đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế của toàn huyện
Dịch vụ, thương mại: trong năm 2009 có 288 doanh nghiệp tư nhân và 750 hộ kinh
doanh được cấp phép hoạt động trên địa bàn, giá trị sản xuất năm 2009 đạt 955 tỷ đồng tăng 29,93% so với năm 2008
I.2.1.6.2 Hiện trạng xã hội
Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê, tính dến ngày 31 tháng 12 năm 2009 dân số toàn huyện
có 153.387 người, chiếm 14,38% so với toàn tỉnh Trong đó:
Nam: 75.169 người
Nữ: 78.277 người
Dân số sống ở thị trấn: 15.366 chiếm 10% tổng dân số toàn huyện
Dân số sống ở nông thôn: 138.021, chiếm 90% tổng dân số toàn huyện
Tốc độ tăng dân số năm 2009 là 0,96%
Trang 30Hiện tại huyện có 40.759 hộ, trong đó có 37.521 trong độ tuổi lao động
Dân tộc: dân cư trong huyện gồm: dân tộc Kinh, Khơ Me Dân tộc Kinh là chủ yếu Tôn giáo: dân cư trong huyện phần lớn theo đạo Công giáo và đạo Phật Chính vì thế
mà ở đây có rất nhiều chùa, đình, miếu và nhà thờ Đặc biệt có xóm đạo Tha La là vùng dân cư theo Công giáo
I.2.1.6.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng
Giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh với mật độ đường khá cao Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý là: trung ương, tỉnh và huyện
Về quốc lộ có tuyến quốc lộ 22A chạy qua từ Bình Nguyên xã Gia Bình đến Suối Sâu xã An Tịnh với chiều dài khoảng 15 km
Về tỉnh lộ có 5 tuyến với tổng chiều dài là 55,8km
Ngoài ra có khoảng 175 km đường giao thông do huyện quản lý và hàng trăm
km đường liên thôn, liên xã, đường nội đồng…
Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện được phân bố hợp lý với chất lượng các tuyến đường trục chính khá tốt, chủ yếu là kết cấu bê tông nhựa và trải nhựa, 100% đường nông thôn được rải sỏi đỏ đáp ứng được nhu cấu đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản
Thủy lợi
Hệ thống kênh Đông dẫn nước từ công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng về phục vụ nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Đây là công trình thủy lợi lớn nhất của huyện và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
- Sơ lược tình hình quản lý đất đai
- Đánh giá nguồn tài liệu phục vụ cho công tác kiểm kê đất đai
- Thống kê diện tích đất đai phân theo đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất theo quy định của Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường
- Đánh giá, phân tích biến động đất đai năm hiện trạng, xu hướng biến động đất đai
- Một số vấn đề về công tác kiểm kê đất đai năm 2010
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình
làm thống kê, kiểm kê đất đai Bên cạnh việc thu thập những số liệu: sổ dã ngoại, hồ
sơ địa giới hành chính, các quyết định giao, cho thuê đất, bản đồ… thì sau đó người thực hiện thống kê, kiểm kê phải đi đối soát thực địa đến từng thửa đất về mục đích sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất
Trang 31Phương pháp phân tích, đánh giá: Từ những tài liệu, số liệu thu thập được
chúng ta tiến hành đánh giá, phân tích xem là số liệu, tài liệu ấy như thế nào, đủ hay chưa đủ, chính xác hay không chính xác đáp ứng ra sao cho công việc nghiên cứu Đánh giá, phân tích các bảng biểu sau khi thành lập, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, quản lý và sử dụng đất đai của địa bàn thực hiện nghiên cứu Từ đó, rút ra những kết luận, nhận xét mặt được, chưa được và đề xuất hướng khắc phục Đánh giá sự phù hợp, chưa phù hợp của các chính sách quản lý của Nhà nước để từ đó đưa ra nhận xét,
đề xuất nếu có
Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng để tạo thành
phẩm là các bảng biểu thống kê theo quy định Sử dụng phương pháp thống kê khi thực hiện cộng, trừ các số liệu diện tích trong các bảng biểu: thống kê diện tích đất đai theo đối tượng sử dụng đất và mục đích sử dụng đất, tổng hợp diện tích đất đai của các
xã, lập hệ thống biểu mẫu cho huyện
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh diện tích, loại đất
biến động qua các năm
Phương pháp bản đồ: Tham khảo và sử dụng hệ thống bản đồ địa chính để đi
dã ngoại đối soát thực địa, chỉnh lý biến động
Phương pháp chuyên gia: Nhằm tham khảo ý kiến lãnh đạo địa phương và
chuyên viên các ngành, các lĩnh vực liên quan