BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN BÁU Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2006 – 2010
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2010
Trang 2KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Tác giả
NGUYỄN VĂN BÁU
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
ThS: NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập
và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa Môi trường & Tài nguyên đã dìu
dắt em trong những năm ngồi ở giảng đường đại học, đã chia sẽ và truyền đạt những
kiến thức quý báu để em có được ngày hôm nay
Cùng toàn thể các thành viên trong lớp DH06QM đã cùng nhau vượt qua những
năm tháng hạnh phúc và đáng nhớ nhất của thời sinh viên
Xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê Minh Nhật – phó quản đốc phân xưởng đường đã
nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại công ty
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ
Phần Đường Biên Hòa, các cán bộ phân xưởng đường, các cô chú, anh chị nhân viên
đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập, giúp
em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Báu
Trang 4TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nhằm tìm hiểu các quy trình công nghệ sản xuất đường tinh luyện, cũng như việc áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tại công ty Cổ phần đường Biên Hòa Đồng thời đây cũng là quá trình thực nghiệm bản thân sau thời gian học tập ở giảng đường đại học chuyên ngành Quản lý môi trường nên em quyết định thực hiện Khóa
luận tốt nghiệp: “ Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa”
Sự phát triển của công ty cũng như quy mô sản xuất đã và đang phát sinh nhiều
hệ quả ảnh hưởng đến môi trường sống và việc kiểm soát các vấn đề ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần đường Biên Hòa ngày càng phức tạp và khó khăn hơn
Khóa luận gồm 6 chương với nội dung như sau:
Chương 1- Mở đầu: Giới thiệu sơ lược về đề tài
Chương 2- Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường: Giới thiệu các khái niệm kiểm
soát ô nhiễm môi trường cũng như sự cần thiết và lợi ích của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty
Chương 3- Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần đường Biên Hòa: Tổng quan về
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tình hình hoạt động trong những năm qua
Chương 4- Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty cổ phần đường Biên Hòa:
Dựa vào nguyên liệu đầu vào, đặc điểm quy trình sản xuất xác định các nguồn gây ô nhiễm và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty
Chương 5- Các vấn đề môi trường còn tồn tại ở công ty và đề xuất một số giải quyết:
Qua tìm hiểu thực tế xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại công ty, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường
Chương 6- Kết luận và kiến nghị: Đưa ra một số kết luận về vấn đề môi trường tại
công ty từ đó đưa ra một số kiến nghị để giải quyết vấn đề này
Trang 5MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
Chương 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4 2.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4
2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4
2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY 4
2.4 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY 5
2.5 LÝ THUYẾT VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM 6
2.5.1 Nội dung của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường 6
2.5.2 Các bước thực hiện 7
2.6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 7
2.6.1 Các lợi ích về môi trường 7
2.6.2 Các lợi ích về kinh tế 8
Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY C.P ĐƯỜNG BIÊN HÒA 9
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 9
3.1.1 Giới thiệu 9
3.1.2 Vị trí địa lý của Công ty 10
3.1.3 Các ngành nghề sản xuất chính của Công ty 10
Trang 63.3 NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC, NHU CẦU DÙNG NƯỚC 13
3.4 NGUỒN ĐIỆN, NHU CẦU ĐIỆN 13
3.5 NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU 14
3.6 DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ 14
3.8 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN 16
3.9 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 17
3.9.1 Nước thải 19
3.9.2 Khí thải 20
3.9.3 Chất thải rắn 22
3.9.4 Chất thải nguy hại 23
3.9.5 Tiếng ồn, độ rung, chấn động 24
3.9.6 Khả năng cháy nổ 24
3.9.7 Nhiệt thải 24
Chương 4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY C.P ĐƯƠNG BIÊN HÒA 26
4.1 NƯỚC THẢI 26
4.1.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải 27
4.1.3 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải 28
4.1.4 Hiệu quả xử lý nước thải 29
4.2 KHÍ THẢI 30
4.2.1 Giảm thiểu ô nhiểm do hoạt động giao thông 30
4.2.2 Giảm thiểu ô nhiểm do hoạt động sản xuất 31
4.3 CHẤT THẢI RẮN 33
4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 33
4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 33
4.3.3 Chất thải nguy hại 34
4.4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG, CHẤN ĐỘNG 36
4.5 BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG 36
4.6 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY 37
4.7 CÔNG TÁC NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 38
Chương 5 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI Ở CÔNG TY C.P ĐƯỜNG BIÊN HÒA VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYÊT 39
5.1 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI 39
5.1.1 Nước thải 39
5.1.2 Môi trường không khí 39
5.1.3 Chất thải rắn 40
5.1.4 Nguy cơ cháy nổ và an toàn lao động 41
5 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY 41
5.2.1 Nước thải 41
Trang 75.2.2 Môi trường không khí 42
5.2.3 Chất thải rắn 42
5.2.4 An toàn hóa chất 43
5.2.5 An toàn lao động 44
5.2.6 Phòng chống cháy nổ 44
5.2.7 Chương trình giám sát môi trường 45
6.1 KẾT LUẬN 47
6.2 KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC KÈM THEO 50
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các thành phần chính của Kế hoạch hành động KSON môi trường 6
Hình 2.2: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 6
Hình 3.1: Công ty Cổ phần đường Biên Hòa 9
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 12
Hình 3.3: Sơ đồ phân xưởng đường 15
Hình 3.4: Quy trình công nghệ sản xuất đường luyện 16
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng Error! Bookmark not
Bảng 3.2: Danh mục trang thiết bị, máy móc 14
Bảng 3.3: Bảng kết quả phân tích chất lượng khí thải tại nguồn 21
Bảng 3.5: Danh mục chất thải nguy hại đã đăng ký 24
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý 29
Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng khí xung quanh tháng 10/2009 32
Bảng 4.3: Bảng khu vực phân bố CTR 35
Bảng 5.1: Vị trí giám sát môi trường 46
Trang 11Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa Cùng với
sự phát triển của kinh tế - văn hóa – xã hội là sự bùng nổ của các khu công nghiệp, các
xí nghiệp công ty, kèm theo đó là vấn đề môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng Vì vậy, phải làm thế nào để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội đang là thách thức lớn của toàn xã hội
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất mía đường góp phần cung cấp cho nhu cầu ngày càng lớn của nước ta Nhưng công nghệ sản xuất của ngành mía đường ở nước ta nhìn chung còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, các nguồn xả thải của ngành mía đường vào môi trường ngày càng nhiều về
số lượng cũng như thành phần Nhưng việc quản lý và kiểm soát các chất thải trong ngành mía đường còn nhiều vấn đề bất cập và chưa đáp ứng so với yêu cầu chung của toàn xã hội về bảo vệ môi trường
Vậy cần phải có biện pháp quản lý môi trường tốt và cách nhìn phù hợp, trong đó việc kiểm soát môi trường mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu tối đa lượng, độc tính của chất thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ Và đây cùng là yêu cầu chung khi thực hiện đề tài kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa nhằm tạo một môi trường làm việc được đảm bảo tốt hơn và hiệu quả lao động sẽ tăng đồng thời việc quản lý môi trường tại Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi
Trang 121.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần đường Biên Hòa, thông qua đó nắm được các biện pháp quản ký môi trường mà công ty đã và đang thực hiện Xem xét, đánh giá các vấn đề còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường thích hợp nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm, góp phần giải quyết tốt hơn công tác quản lý môi trường tại công ty
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung đề tài gồm 6 chương:
Chương 1- Mở đầu: Giới thiệu sơ lược về đề tài
Chương 2- Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường: Giới thiệu các khái niệm
kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng như sự cần thiết và lợi ích của việc áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
Chương 3- Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần đường Biên Hòa: Tổng quan
về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tình hình hoạt động trong những năm qua
Chương 4- Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty cổ phần đường Biên Hòa:
Dựa vào nhiên liệu đầu vào, đặc điểm quy trình sản xuất xác định các nguồn gây ô nhiễm và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty
Chương 5- Các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại công ty và đề xuất một số giải quyết: Qua tìm hiểu thực tế xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại công
ty, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động tới môi trường
Chương 6- Kết luận và kiến nghị: Đưa ra một số kết luận về vấn đề môi trường tại
công ty từ đó đưa ra một số kiến nghị để giải quyết vấn đề này
Trang 131.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tham khảo tài liệu về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm
Tài liệu được tìm kiếm và chọn lọc từ các cơ quan, văn phòng công ty, mạng internet
và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây Ngoài ra còn có một số tài liệu được cung cấp từ các thầy cô trong Khoa và đặc biệt là từ giáo viên hướng dẫn đề tài Tất cả được tổng hợp lại, nghiên cứu, đánh giá và chọn lọc thành những dữ liệu cần thiết cho mục đính của đề tài
Khảo sát trực tiếp tại nhà máy
Bằng cách ra trực tiếp hiện trường nhà máy, tham quan quy trình sản xuất, các khu xử
lý chất thải… và điều tra, phỏng vấn trực tiếp người vận hành sản xuất để thu thập tài liệu, chụp ảnh minh họa Phương pháp này sẽ cho những kết quả minh họa trong luận văn thêm sống động và cần thiết
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Là phương pháp tìm hiểu, so sánh và lựa chọn những thông tin và dừ liệu cần thiết, chính xác nhất cho luận văn từ nguồn dữ liệu sơ cấp Công việc xử lý và phân tích dữ liệu được thực hiện bằng tay và ngay cả trên máy tính Phương pháp này sẽ cho ra những kết quả tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề
Phương pháp chuyên gia
Đây là cách phỏng vấn, bàn luận và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chuyên viên, các thầy cô và các cán bộ phụ trách có kinh nghiệm trong những lĩnh vực cần thiết Với phương pháp này, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và có ý nghĩa đối với các vấn đề đang giải quyết
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Tại các phân xưởng sản xuất đường của Công ty cổ phần đường Biên
Hòa
Thời gian: Từ tháng 02/2010 đến tháng 06/2010
Trang 14Chương 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Kiểm soát ô nhiễm (KSON) môi trường được hiểu một cách tổng quát là sự tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó
2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch
ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường
2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG HIỆN NAY
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường ngày càng gia tăng, trong đó có sự suy thoái các sinh cảnh, hệ sinh thái, suy giảm chất lượng môi trường, ô nhiễm môi trường nước mặt, ô nhiễm môi trường không khí, sự cố môi trường như tràn dầu, tràn hoá chất, lũ lụt và xói lở bờ sông, bờ biển
Nước ta đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng và triển khai các chính sách, quy định, củng cố tổ chức và tăng cường các hoạt động cụ thể trên thực tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm nói riêng Nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường (chính sách, cưỡng chế, kinh tế và vận động ) đã được thực hiện, nhưng chưa đủ để cải thiện tình trạng môi trường hiện nay
Trang 15Với xu thế và theo quy hoạch phát triển chung của toàn xã hội cũng như nhiều nước trên thế giới, nhiều vấn đề môi trường phức tạp sẽ nảy sinh, đặc biệt là ô nhiễm các thành phần môi trường
Chính vì vậy việc xây dựng Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm là hết sức cần thiết, đúng thời điểm, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, các công ty tham gia sản xuất, các địa phương
2.4 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
a) Kế hoạch được xây dựng sẽ tuân thủ cấp bậc ưu tiên của các nội dung trong công tác KSON:
• Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu
• Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trường
• Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an toàn đối với môi trường
pháp cuối cùng và được tiến hành một cách an toàn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng
b) Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ đề xuất phù hợp với cơ chế hiện hành (thể chế, luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, các giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường…)
c) Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở Khung kế hoạch hành động KSON môi trường và Hướng dẫn xây dựng kế hoạch cho từng địa phương, đã được nhóm
tư vấn quốc tế và trong nước đề xuất với các nội dung chính được thể hiện trên hình 2.1
Trang 16Hình 2.1 Các thành phần chính của Kế hoạch hành động KSON môi trường 2.5 LÝ THUYẾT VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
2.5.1 Nội dung của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:
Hình 2.2: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
(Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995)
Thống nhất
Chiến lược đối với:
-Con người
-Sản phẩm
Trang 172.5.2 Các bước thực hiện
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
1 Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty
2 Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đào tạo công nhân về ngăn ngừa ô nhiễm
3 Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm
ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
4 Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được
5 Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập hợp
6 Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi khả năng lựa chọn đó
7 Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công
ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể
8 Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên tục của công ty
2.6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.6.1 Các lợi ích về môi trường
• Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn
• Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên
• Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi
Trang 18• Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau
• Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty
• Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
• Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…)
• Chất lượng sản phẩm được cải thiện
• Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh
• Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn
Trang 19Hình 3.1: Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
¾ Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần đường Biên Hòa
BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY
¾ Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Văn Lộc
¾ Địa chỉ : Khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai
¾ Điện thoại : 061.3836199; Fax: 061.3836213
¾ Tổng diện tích mặt bằng : 201.480 m2
¾ Diện tích xây dựng : 42.943 m2
Trang 203.1.2 Vị trí địa lý của công ty
Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai, cách TP.HCM 25 km về phía Đông Bắc, cách cảng COGIDO và cảng Đồng Nai 1,5
km, rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá bằng đường thủy và đường bộ
3.1.3 Các ngành nghề sản xuất chính của Công ty
Với tổng số lao động hơn 389 người, Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các lĩnh vực:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có
sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm của ngành mía đường
- Mua bán máy móc, thiết bị vật tư ngành mía đường
- Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường
- Mua bán, đại lý ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường
- Dịch vụ cho thuê kho bãi – vận tải
- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại
3.1.4 Các giai đoạn phát triển
1968 Công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với
sản phẩm là đường ngà công suất 400 tấn/ ngày và chưng cất rượu Rhum
1969-1971 Lắp đặt và đưa vào hoạt động nhà máy luyện đường năng suất 200
tấn/ngày, sản xuất từ nguyên liệu chính là đường thô nhập khẩu Đến năm 1995 đã được đầu tư nâng công suất lên 300 tấn/ ngày
1990 Khôi phục phân xưởng luyện đường và bắt đầu sản xuất đường
luyện năng suất 200 tấn thành phẩm/ngày
1994 Nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên hòa,
Trang 21là doanh nghiệp hạch toán độc lập có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp
1995 Đầu tư mới thiết bị, mở rộng phân xưởng kẹo nâng năng suất sản
xuất kẹo mềm và kẹo cứng các loại lên 30 tấn thành phẩm/ngàyĐầu tư mới dây chuyền sản xuất nha năng suất 18 tấn thành phẩm/ngày
1999 Thành lập phân xưởng sản xuất phân vi sinh tại Tây Ninh với năng
suất ban đầu 10.000 tấn/năm, nguyên liệu từ bã bùn và tro
03/02/2000 Được tổ chức BVQI ( Vương quốc Anh ) cấp giấy chứng nhận đạt
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994 và đến năm 2004 đước tái đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000
07/11/2000 Công ty được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG
LAO ĐỘNG
5/2001 Hoàn tất quá trình cổ phần hóa Công ty và chuyển đổi hoạt động
theo cơ chế Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
08/2001 Triển khai dự án đầu tư mới phân xưởng sản xuất rượu lên men từ
trái cây và nếp cẩm, công suất 1.000.000 lít/năm
Tháng 9
10/2006
Công ty nâng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu Vốn điều lệ hiện nay là 162 tỷ đồng
Trang 223.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
Trang 233.3 NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC, NHU CẦU DÙNG NƯỚC
Nhu cầu dùng nước cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại Công ty khoảng 14.000
m3/tháng tương ứng 539 m3/ngày.đêm (lượng nước sử dụng trung bình trong 5 tháng năm 2009) do Công ty TNHH 1 thành viên XD cấp nước Đồng Nai cung cấp và 14.000m3/ngày.đêm nước cấp cho quá trình giải nhiệt các thiết bị do Công ty khai thác
từ nước sông Đồng Nai
Nước cấp cho các nhu cầu sau:
- Nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất: 504 m3/ngày.đêm
- Lượng nước sử dụng cho quá trình vệ sinh dụng cụ tại phòng thí nghiệm, với lượng dùng 1 m3/ngày.đêm
- Tạo hơi bằng lò hơi: Công ty có 01 lò hơi, công suất 30 tấn/giờ, lượng nước sử dụng trung bình là 30 m3/ngày.đêm Và 3 m3/ngày.đêm sử dụng cho hệ thống
xử lý bụi khói thải lò hơi
- Ngoài ra nước sử dụng để tưới cây xanh và thảm cỏ trong khuôn viên Công ty khoảng 1 m3/ngày.đêm
3.4 NGUỒN ĐIỆN, NHU CẦU ĐIỆN
Công ty có hai nguồn cấp điện chính: bao gồm nguồn điện của khu CN Biên Hòa I và các tổ máy phát điện chạy bằng dầu Diezen
Ngoài ra, riêng ở khu vực xử lý nước thải thì công ty sử dụng nguồn điện hợp đồng bên ngoài để đảm bảo công suất vận hành
Trang 243.5 NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng
Stt Tên nguyên liệu, hoá chất Đơn vị Số lượng/tháng
Nguyên nhiên liệu
3.6 DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ
Bảng 3.2: Danh mục trang thiết bị, máy móc
tính
Số lượng
Phân xưởng đường luyện
- Hệ thống cấp nước thủy lực Cái 1
Trang 253.7 SƠ ĐỒ PHÂN XƯỞNG ĐƯỜNG
Hình 3.3: Sơ đồ phân xưởng đường
Tổ sấy - sàng
Tổ đóng gói
Tổ điều hành CCR
Tổ nấu
Trang 263.8 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TINH LUYỆN
Hình 3.4: Quy trình công nghệ sản xuất đường luyện
Ly tâm AFF Hòa tan Gia vôi Cacbonat hoá Lọc I Than hoá Lọc II, Lọc an toàn I
Tẩy màu bằng nhựa trao đổi ion
Lọc an toàn II Nấu đường, ly tâm Sấy đường Phối trộn Sàng, đóng bao Thành phẩm
Nước ngọt
Bã bùn
CO2Sữa vôi Mật AFF
Bán cho đơn vị có nhu cầu
Đường thô
Hơi nóng
Trang 273.9 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Dựa theo quy trình nhập nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất đường tinh luyện với các sản phẩm nêu trên và nguyên vật liệu đã sử dụng tại Công ty thì có phát sinh bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn và tiếng ồn
Ngoài ra, Công ty còn có một phân xưởng sản xuất rượu mùi quy mô nhỏ Do đặc thù của ngành sản xuất rượu nên việc phát thải các chất ô nhiễm là không đáng kể, chủ yếu là chất thải rắn như bao bì đóng gói, chai lọ và nước rửa dụng cụ thải ra
Lưu đồ phát thải các chất ô nhiễm:
Trang 28Hình 3.5: Lưu đồ phát thải chất ô nhiễm
Hơi nóng
Nước thải Khí thải
Ly tâm AFF Hòa tan Gia vôi Cacbonat hoá Lọc I Than hoá Lọc II, Lọc an toàn I
Tẩy màu bằng nhựa trao đổi ion
Lọc an toàn II Nấu đường, ly tâm Sấy đường Phối trộn Sàng, đóng bao Thành phẩm
Mật rỉ
Đường kém chất lượng Hòa tan
Nước bùn Lọc bùn
Nước ngọt
Bã bùn
CO2
Sữa vôi
Mật aff
Bán cho đơn vị có nhu cầu
Trang 293.9.1 Nước thải
Nước thải sinh ra bao gồm các loại khác nhau với nguồn thải tương ứng như sau:
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nhu cầu nước cho các hoạt động sinh hoạt như tắm, rửa tay, vệ sinh, nhà ăn tập thể…
- Nước thải sản xuất: Nước thải từ phân xưởng sản xuất, nước rò rỉ ở lò hơi, bảo trì, sàn rửa thiết bị, rửa xe…
- Nước mưa chảy tràn
3.9.1.1 Nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt của nhà máy chủ yếu là nước thải từ hoạt động sinh hoạt vệ sinh cán bộ, công nhân viên, công nhân… được xả ra từ khu nhà hành chính, nhà ăn tập thể với lưu lượng khoảng 20 m3/ngày.đêm
- Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, vi sinh và dầu mỡ
công nhân viên lao động trực tiếp và gián tiếp tại nhà máy khoảng 389
người
3.9.1.2 Nước mưa chảy tràn
Hiện nay, nước mưa được thoát chung với nước thải sau hệ thống xử lý Các tuyến thoát nước có hố ga đặt song chắn rác để tách rác Nước mưa từ mái nhà sẽ được thu gom bằng máng thu và ống dẫn từ trên xuống thẳng cống thoát nước không cho chảy tràn ra mặt bằng và định kỳ nạo vét các chất lơ lửng đã lắng ở hố ga
3.9.1.3 Nước thải sản xuất
Nước thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất ước khoảng 386 m3/ngày Như vậy, lượng nước thải phát sinh giảm so với 06 tháng đầu năm 2009 (680 m3/ngày.đêm) Chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sau:
Trang 30 Nước thải phát sinh từ quá trình rửa nồi nấu đường, rửa thiết bị trao đổi ion
và từ việc rửa thiết bị, sàn nhà Thành phần nước thải chứa hàm lượng các chất rắn lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (đặc trưng bởi thông số BOD, COD), vi sinh và váng dầu mỡ, muối vô cơ
Nước thải từ HTXL bụi khói lò hơi bằng màng nước Thành phần nước thải chứa chủ yếu hàm lượng các chất rắn lơ lửng (TSS), pH thấp
Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD và chất lơ lửng cao Nước giải nhiệt được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn giải nhiệt hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất Nước thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu hoặc nồi chân không Nước chảy tràn từ các tháp làm mát thường có giá trị BOD thấp Tuy nhiên, do chế độ bảo dưỡng kém và điều kiện vận hành không tốt nên có lượng đường đáng kể thất thoát trong nước giải nhiệt Lượng nước này sẽ được thải đi Nước rò rỉ và nước rửa sàn, rửa thiết bị tuy
có lưu lượng thấp và được xả định kỳ nhưng có hàm lượng BOD rất cao
Nước giải nhiệt sử dụng tại Công ty được lấy từ nước sông Đồng Nai với lưu lượng khai thác 14.000 m3/ngày.đêm để cung cấp cho quá trình giải
nhiệt các thiết bị tinh luyện đường (Theo Giấy phép khai thác và sử dụng nước mặt số 1519/GP-UBND, ngày 14/5/2008 của UBND cấp cho Công ty
- lượng nước mặt khai thác là 26.000m 3 /ngày.đêm) Nước sau khi giải nhiệt
một phần sẽ thoát ra sông, một phần lượng nước giải nhiệt quay lại hồ để tái
sử dụng cho giải nhiệt (có dung tích 14.000m3/ngày đêm)
3.9.2 Khí thải
Nguồn có khả năng gây ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm:
3.9.2.1 Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông
- Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm tại Công ty
Trang 31- Do khuôn viên của công ty tương đối rộng, mặt bằng và kho bãi cho thuê nhiều nên lượng xe ra vào ở công ty là rất lớn
3.9.2.2 Ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất
- Bụi than phát sinh trong quá trình nhập than vào kho chứa, nạp than vào lò đốt và quá trình đốt than cấp nhiệt cho lò hơi
- Lò hơi sử dụng than đá, công suất 30 tấn/giờ Khí thải phát sinh có thành phần chủ yếu là bụi khói, CO, SO2, NOx
Bảng 3.3: Bảng kết quả phân tích chất lượng khí thải tại nguồn
Nguồn: Trung tâm QT & KTMT Đồng Nai
STT Thông số Đơn vị tính
Kết quả K4
QCVN 19: 2009/BTN MT(Cột A) Tháng
03/09
Tháng 10/09
Trang 32CHÚ THÍCH:
QCVN 19:2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất vô cơ (cột A),
K4: ống khói thải lò hơi
3.9.3 Chất thải rắn
Bảng 3.4: Danh sách các chất thải rắn thông thường đã đăng ký phát sinh trung bình
trong tháng tại công ty:
Nguồn: Trung tâm QT & KTMT Đồng Nai
3.9.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ công tác văn phòng, nhà vệ sinh và từ nhà ăn tập
thể của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty bao gồm: thực phẩm dư thừa,
bao ni lông, chai lọ, giấy,… ước khoảng 1 tấn/tháng
3.9.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại khoảng 702.413
kg/tháng bao gồm:Các loại bao bì, túi thùng carton nhựa chứa nguyên phụ liệu,