1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

177 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 355,17 KB
File đính kèm Luận án Full.rar (2 MB)

Nội dung

Phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt NamPhương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-          -

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-          -

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Trang 3

CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Xác nhận của người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Trần Thị Kim Thu

Tác giả

Nguyễn Thị Xuân Mai

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Kim Thu - người hướng dẫn khoa học cũng là cô giáo trong nhiều năm của tôi Cô là người đã dạy tôi những kiến thức đầu tiên về thống kê và cũng là người đã giúp tôi phát triển và thực hiện ý tưởng nghiên cứu này

Tiếp theo, xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã cùng tham gia thảo luận, nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để Luận án được hoàn chỉnh hơn

Xin cảm ơn các anh chị trong Tổng cục Thống kê và các cơ quan Bộ, ngành đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu

Xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo khoa Thống kê, các thầy cô và đồng nghiệp trong khoa cũng như trường Đại học Kinh tế quốc dân vì đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án

Tôi xin cảm ơn Viện Sau đại học, trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi đã luôn quan tâm, động viên, làm hậu phương vững chắc để tôi có thể yên tâm thực hiện nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, do khả năng có hạn nên luận án còn tồn tại nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp

Trân trọng cảm ơn!

Trang 5

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Những đóng góp mới của luận án 9

6 Kết cấu của luận án 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 11

1.1 Một số vấn đề lý luận chung về chất lượng cuộc sống 11

1.1.1 Các cách tiếp cận nghiên cứu chất lượng cuộc sống 11

1.1.2 Một số tranh luận xung quanh khái niệm chất lượng cuộc sống 15

1.1.2.1.Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống 16

1.1.2.2.Các thành phần của khái niệm chất lượng cuộc sống 19

1.1.3 Một số đo lường chất lượng cuộc sống của các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới 24

1.2 Khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 31

1.2.1 Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 32

1.2.2 Cách tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 34

1.2.3 Đề xuất khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 37

1.2.3.1.Khái niệm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 37

1.2.3.2.Các thành phần của chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45

Trang 6

CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM 46

2.1 Một số vấn đề chung về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 46

2.1.1 Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 46

2.1.2 Một số yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 50

2.1.2.1.Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 50

2.1.2.2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 50

2.1.3 Các tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống 52

2.1.4 Qui trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống 54

2.2 Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 55 2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế 55

2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản 58

2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục 60

2.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe 63

2.2.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ gia đình 66

2.2.6 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động văn hóa, giải trí 68

2.2.7 Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện môi trường tự nhiên 70

2.2.8 Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường xã hội 72

2.2.9 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản trị 74

2.2.10 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quyền chính trị 76

2.2.11 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng với cuộc sống 78

2.2.12 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84

Trang 7

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHẤT

LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM 86

3.1 Tổng quan về các phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp 86

3.1.1 Khái niệm và ưu, nhược điểm của chỉ số tổng hợp 86

3.1.2 Phương pháp tính chỉ số tổng hợp 88

3.1.3 Lựa chọn phương pháp tính chỉ số tổng hợp 89

3.2 Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 93

3.2.1 Chuẩn hóa dữ liệu 93

3.2.2 Xác định trọng số 97

3.2.3 Xác định phương pháp tổng hợp 101

3.3 Tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 104

3.3.1 Kết quả tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 104 3.3.2 Một số vấn đề rút ra từ kết quả tính thử nghiệm 118

3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 119

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 122

KẾT LUẬN 124

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

PHỤ LỤC 134

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AHP Analytic Hierarchy Processes Phân tích thứ bậc

BAP Budget Allocation Processes Quy trình phân bổ ngân sách CECODES Center for Community Support

Development Studies

Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng

EIU Economist Intelligence Unit Cơ quan Tình báo Kinh tế

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GHI Green and Happiness Index Chỉ số Hạnh phúc và Xanh GNH Gross National Happiness Tổng hạnh phúc quốc gia HDI Human Development Index Chỉ số Phát triển con người

IMR Infant Mortality Rate Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1

tuổi

MCA Multi-Criteria Analysis Phân tích đa tiêu chí

MQL Malaysia Quality of Life Chỉ số chất lượng cuộc sống

của Malaysia NEF New Economics Foundation Quỹ Kinh tế mới

OECD Organisation for Economic

Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Trang 9

PAPI Provincial Governance and

Public Administration Performance Index

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công

PCA Principal Component Analysis Phân tích thành phần chính

UNDP United Nation Development

Programme

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

Development Goal Indicators

Danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam

WHI World Happiness index Chỉ số Hạnh phúc thế giới WHO World Health Organisation Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 10

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của các đo lường khách quan và đo lường chủ quan 17

Bảng 1.2 Sự kết hợp các yếu tố chủ quan và khách quan trong đánh giá về CLCS 19

Bảng 1.3 Một số định nghĩa về chất lượng cuộc sống theo quan điểm đa chiều 20

Bảng 1.4 Các lĩnh vực trọng tâm của CLCS theo quan điểm của một số học giả 22

Bảng 1.5 Các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế 26

Bảng 1.6 Các thành phần của CLCS trong một số nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới 29

Bảng 2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam 80

Bảng 3.1 Khung giá trị của chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam 104

Bảng 3.2 Kết quả tính chỉ số riêng biệt 108

Bảng 3.3 Cơ cấu đặc điểm theo một số tiêu thức của các chuyên gia phỏng vấn 112

Bảng 3.4 Điểm trung bình của các thành phần CLCS 113

Bảng 3.5 Ma trận hệ số Sig của các so sánh cặp giá trị trung bình 114

Bảng 3.6 Trọng số của từng thành phần CLCS 115

Bảng 3.7 Kết quả tính các chỉ số thành phần 116

Bảng 3.8 Kết quả tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam năm 2016 117

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 44Hình 2.1 Tổng quan quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu 47Hình 3.1 Sơ đồ lựa chọn phương pháp tốt nhất khi xây dựng chỉ số tổng hợp 92

Trang 12

tế 2001, đã trình lên tổng thống Pháp một bản báo cáo hơn 300 trang về “Đo lường hiệu quả kinh tế và tiến bộ xã hội”, được gọi tắt là báo cáo Stiglitz Theo báo cáo này, mọi người trong xã hội không được hưởng những thành tựu kinh tế như nhau Do đó song song với chỉ số tăng trưởng GDP, vốn được sử dụng để đo lường của cải mà một quốc gia tạo ra trong năm, Ủy ban Stiglitz đề nghị một vài chỉ số khác chú trọng nhiều hơn đến chất lượng đời sống và hạnh phúc con người, cũng như đến khả năng một nền kinh

tế duy trì được mức hạnh phúc đó một cách lâu dài Theo đó, một chính phủ nên có hai loại chỉ số, một chỉ số thuần túy kinh tế và bên cạnh đó là chỉ số chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, không phải đến lúc này, vấn đề CLCS mới được đặt ra Trên thực tế, đây là vấn đề đã được thảo luận từ rất lâu Theo Hagerty và cộng sự (2001), Plato và Aristotle (384-322 trước Công nguyên) đã từng đề cập tới “good life - cuộc sống tốt” và các chính sách công nhằm nuôi dưỡng nó Theo Massam (2002), vào những năm 1930, các nhà nghiên cứu bắt đầu có mối quan tâm thực sự đến chủ đề này Các khái niệm, các phép đo lường hay các cuộc điều tra liên quan đến CLCS được đưa ra CLCS cũng đã

đi vào chương trình nghị sự mang tính chính trị Năm 1933, nhà xã hội học William Ogburns đã đưa ra một báo cáo hai tập “Recent Social Trends” trình bày về các xu hướng

xã hội thời bấy giờ - trong đó có vấn đề về CLCS Đây là một sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào các chỉ tiêu xã hội (The Social Indicators Movement) mà CLCS là một mối quan tâm lớn Phong trào này đã phát triển ở Mỹ và các quốc gia Scandinavia trong những năm 1960-1970 khi họ nhận thấy, chỉ riêng các chỉ tiêu kinh tế là không đủ để phản ánh CLCS của người dân

Cho đến những năm 1970, phong trào trở nên bùng nổ cùng với sự phát triển của khoa học máy tính và sự hình thành các tạp chí chuyên ngành như Social Indicator Research năm 1974 Nhiều năm sau, các nghiên cứu về CLCS đã phát triển nhanh chóng với sự ủng hộ và chấp nhận của các chính phủ và cơ quan thuộc khu vực công khắp thế

Trang 13

Các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế thường hướng đến việc so sánh, đánh giá CLCS giữa các quốc gia Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation - WHO) xây dựng hai công cụ đo lường CLCS là WHOQOL-100 (gồm 100 chỉ báo) và WHOQOL-BREF (gồm 26 chỉ báo rút gọn từ WHOQOL-100) được sử dụng ở nhiều bối cảnh khác nhau mà vẫn cho phép so sánh kết quả giữa các tổng thể hoặc các quốc gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) đã tính chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn (Better Life Index) phản ánh CLCS cho 35 quốc gia thành viên và một số đối tác chính như Brazil, Nga và Nam Phi Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) xây dựng ấn phẩm online “Chất lượng cuộc sống ở châu Âu” (Quality of Life in Europe) nhằm cung cấp các số liệu thống kê mới nhất về CLCS của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu Cơ quan Tình báo Kinh

tế (The Economist Intelligence Unit - EIU) đã xây dựng chỉ số CLCS (Quality of life index) dựa trên phương pháp kết nối kết quả các cuộc điều tra sự hài lòng mang tính chủ quan với cuộc sống và các yếu tố mang tính khách quan về CLCS ở các quốc gia Đến năm 2013, chỉ số này được đổi tên thành Nơi được sinh ra (Where-to-be-born index), cho biết liệu quốc gia nào sẽ cung cấp những cơ hội tốt nhất cho một cuộc sống lành mạnh, an toàn và thịnh vượng trong những năm tới Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation - NEF) sử dụng chỉ số Hành tinh hạnh phúc (The Happy Planet Index - HPI) nhằm đo lường sự hạnh phúc bền vững và tác động của môi trường Trong bối cảnh hạnh phúc ngày càng được coi là một thước đo thích hợp của tiến bộ xã hội và mục tiêu của chính sách công, Liên hợp quốc đã tính chỉ số Hạnh phúc thế giới (World Happiness index - WHI) Đây mới chỉ là một số ít kết quả nghiên cứu về CLCS của các tổ chức quốc tế

Trang 14

3

Không chỉ các tổ chức quốc tế mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS và tính chỉ số tổng hợp phản ánh CLCS hay những khái niệm tương tự như thế Có những chỉ số khá nổi tiếng trên thế giới như chỉ

số Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness - GNH), đang được sử dụng bởi chính phủ Bhutan, là một chỉ số đo lường CLCS hay tiến bộ xã hội dưới giác độ tâm lý học và triết học Nhiều quốc gia khác như Anh, Pháp, New Zealand, Canada… đều thực hiện các cuộc điều tra định kỳ nhằm thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu về CLCS

ở quốc gia Một số quốc gia lân cận với Việt Nam cũng đã nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này như chỉ số CLCS của Malaysia (Malaysia Quality of Life - MQL), chỉ số Hạnh phúc và Xanh (Green and Happiness Index - GHI) của Thái Lan…

Sau nhiều năm theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế, càng ngày chúng ta càng nhận thấy sự phát triển xã hội, phát triển con người phải được đặt lên hàng đầu Chính vì thế, vấn đề phát triển con người, quyền con người, nâng cao CLCS đã đi vào chương trình nghị sự quốc gia trong nhiều năm nay Chiến lược Phát triển KTXH 2011-2020 nêu rõ

cam kết của chính phủ Việt Nam nhằm: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.”

Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá một cách rõ ràng sự cải thiện của CLCS nếu không có một khái niệm và các tiêu chí cụ thể Trên thực tế, khái niệm về CLCS kế thừa

từ những thay đổi của chuẩn mực xã hội, trong khi xã hội luôn hướng tới việc thoả mãn những nhu cầu ngày càng tốt hơn so với những gì xã hội đã thừa nhận CLCS của người dân được cải thiện không ngừng cho thấy sự thành công của các chính sách quản lý KTXH Vì vậy, nâng cao CLCS của người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với các nhà quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô Với họ, các câu hỏi thường nảy sinh là: “Làm thế nào để nâng cao CLCS của người dân?” hay “Quốc gia nào/Địa phương nào có CLCS tốt nhất?”

Cùng với nhiều quốc gia khác, Việt Nam đã được một số tổ chức quốc tế đánh giá

và xếp hạng CLCS Theo EIU, năm 2013, CLCS ở Việt Nam đứng thứ 68 trên 80 quốc gia được xếp hạng Năm 2015, theo xếp hạng của website Numbeo.com, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia có CLCS thấp nhất trên thế giới, sau cả Campuchia và Lào Tuy nhiên, theo xếp hạng của NEF về chỉ số HPI năm 2016, Việt Nam được xếp vào hàng thứ năm trên thế giới Sự khác biệt về thứ hạng này là do sự khác biệt về quan điểm hạnh phúc hay CLCS cũng như tiêu chí đánh giá, nguồn số liệu của các tổ chức Nhưng vấn đề đặt ra là, liệu các tiêu chí, các chỉ tiêu thống kê dùng để đánh giá đã hoàn toàn

Trang 15

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full

Ngày đăng: 14/03/2019, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w