1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA PHYTASE TRONG THỨC ĂN TRÊN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT TRỨNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DƯỠNG CHẤT CỦA GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

96 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 747,03 KB

Nội dung

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phytase đối với hiệu quả tiêu hóa dưỡng chất trong thức ăn và mức thải phospho trong phân của gà đẻ .... Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phytase đối với hiệu quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

-NGUYỄN PHÚ PHÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA PHYTASE TRONG THỨC ĂN TRÊN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT TRỨNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DƯỠNG CHẤT CỦA GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA PHYTASE TRONG THỨC ĂN TRÊN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT TRỨNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DƯỠNG CHẤT

CỦA GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM NGUYỄN PHÚ PHÚC

Hội đồng chấm luận văn:

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nguyễn Phú Phúc

Trang 5

CẢM TẠ

Ghi nhớ công ơn:

Thầy Dương Duy Đồng, dù bận rộn với bao công việc vẫn nhiệt tình dạy bảo

và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Chị Lê Thị Quý, anh Phạm Kim Cường, em Thịnh Đức Minh và các anh chị

em đồng nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư Bà Rịa – Vũng Tàu, đã quan tâm, động viên và hỗ trợ rất nhiều cho tôi trong suốt thời gian học tập

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài được tiến hành trên gà đẻ thương phẩm Isa Brown, tại Trại gà Phước

Cơ, Trung tâm khuyến nông Bà Rịa – Vũng Tàu, từ tháng 01/2011 đến tháng 04/2011 Đề tài khảo sát ảnh hưởng của phytase đối với sản xuất và đối với hiệu quả tiêu hóa dưỡng chất của gà lần lượt trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 Phytase bổ sung có tên thương mại là Natuphos 10.000 FTU/g (BASF) Ngoài ra, ảnh hưởng của các mức NPP khẩu phần cũng được ghi nhận

Thí nghiệm 1 kéo dài 12 tuần, với 288 gà đẻ 55 tuần tuổi bố trí ngẫu nhiên vào 9 nghiệm thức khẩu phần (3 mức NPP: 0,10; 0,25; 0,30% và 3 mức phytase bổ sung: 0, 300, 450 FTU/kg) với 8 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức Ảnh hưởng của 2 yếu tố khẩu phần được đánh giá thông qua trọng lượng gà, tỉ lệ chết loại, năng suất

và chất lượng trứng Kết quả cho thấy, khẩu phần 0,10% NPP làm giảm trọng lượng

gà, tỉ lệ đẻ, tiêu thụ thức ăn và độ dày vỏ trứng nhưng lại tăng tỉ lệ trứng vỡ và trứng bất thường, hệ số chuyển hóa thức ăn Khẩu phần 0,25% NPP đã khắc phục được tình trạng trên trong khi không khác biệt có ý nghĩa so với khẩu phần NPP 0,30%

Bổ sung phytase ở các mức NPP 0,25 và 0,30% không tạo ra khác biệt có ý nghĩa nhưng sự cải thiện đã được ghi nhận ở mức NPP 0,10% Khẩu phần 0,10% NPP với phytase 450 FTU/kg và khẩu phần 0,25% NPP không có khác biệt có ý nghĩa ở tất

cả các chỉ tiêu theo dõi

Thí nghiệm 2 được thực hiện trong 5 ngày ngay sau khi thí nghiệm 1 kết thúc, nhằm khảo sát ảnh hưởng của 2 yếu tố thí nghiệm đối với hiệu quả tiêu hóa

DM, OM, GE và P trong thức ăn và tỉ lệ thải phospho So với thí nghiệm 1, thí nghiệm này giữ lại 6 nghiệm thức khẩu phần (mức phytase 300 FTU/kg không được chọn), mỗi khẩu phần giữ lại ngẫu nhiên 1 con gà cho mỗi 6 lần lập lại Phytase bổ sung chỉ có ảnh hưởng trên hiệu quả tiêu hóa và tỉ lệ thải P ở mức NPP 0,10% nhưng lại không có ảnh hưởng đối với các chỉ tiêu còn lại ở cả 3 mức NPP Bổ sung phytase 450 FTU/kg cho khẩu phần 0,10% NPP làm tăng hiệu quả tiêu hóa và giảm

tỉ lệ thải P lần lượt là 10,67% và 29,13% so với khẩu phần 0,25% NPP

Trang 7

ABSTRACT

Two experiments were conducted to evaluate the effects of supplemental phytase on the performance, nutrient digestibility and phosphorus excretion of commercial laying hens Also, the effects of diet NPP levels were explored simultaneously

In the first 12-wk experiment, 288 ISA Brown hens (55 wk of age) were randomly allocated to 1 of 9 diets in a factorial arrangement of three levels of nonphytate phosphorus (NPP) (0,10; 0.25 and 0.30%) and three levels of phytase (0,

300 and 450 FTU/kg feed) Criteria evaluated included body weight, mortality, egg production, feed intake, feed conversion ratio, abnomal and broken eggs, egg weight and other egg quality parameters It was shown that the diet of 0,10% NPP decreased body weight, egg production, feed intake and eggshell thickness while increased feed conversion ratio, abnomal and broken eggs However, the diet of 0,25% NPP seemed appropriate for hens due to not negative effects on hen performance while not any significant different to 0,30% NPP diet Supplementing phytase had no effects at high NPP levels (0,25 and 0,30%) but positive effects at 0,10% NPP level The diet of 0,10% NPP and 450 FTU/kg supplemental phytase was not significantly different to 0,25% NPP diet at any criteria

Digestibilities of DM, OM, GE, P and P excretion were involved in the second experiment after the first one This 5-day experiment had the same hens in the same diets as the first except that only two levels of supplemental phytase (0 and

450 FTU/kg feed) were evaluated And more, there were only had six replications with only one hen per replication The replications and hens were randomly chosen from the first experiment Supplementing phytase had effects on digestibility and excretion of P at 0,10% NPP level only while not any significant changes appeared

in remaining digestibilities at all NPP levels The diet of 0,10% NPP and 450 FTU/kg supplemental phytase had P digestibility 10,67% higher and P excretion 29,13% lower compared with 0,25% NPP diet

Trang 8

MỤC LỤC

Trang tựa i

Trang chuẩn y ii

Lý lịch cá nhân iii

Lời cam đoan iv

Cảm tạ v

Tóm tắt vi

Mục lục viii

Danh mục các chữ viết tắt xi

Danh mục bảng xii

Danh mục hình và biểu đồ xiii

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu 2

2 TỔNG QUAN 3

2.1 Phytate 3

2.1.1 Sự phân bố phytate trong các thực liệu nguồn gốc thực vật 3

2.1.2 Cấu tạo và đặc tính hóa học của acid phytic 4

2.1.3 Độ hữu dụng của phospho và các vấn đề kinh tế môi trường 5

2.1.4 Đặc tính kháng dinh dưỡng 7

2.1.4.1 Ảnh hưởng trên sự hấp thu chất khoáng 7

2.1.4.2 Ảnh hưởng trên sự hấp thu protein, tinh bột và chất béo 8

2.1.5 Các giải pháp cho vấn đề phytate 9

2.2 Phytase 10

2.2.1 Các nguồn phytase 11

2.2.1.1 Phytase thực vật 12

2.2.1.2 Phytase vi sinh 12

2.2.2 Phân loại phytate 13

2.2.3 Phytase bổ sung trong thức ăn chăn nuôi 14

2.2.3.1 Vị trí hoạt động trong đường tiêu hóa và pH tối ưu 14

Trang 9

2.2.3.2 Tính bền với nhiệt 15

2.2.3.3 Tính đặc hiệu cơ chất 15

2.2.4 Ảnh hưởng của phytase bổ sung trong thức ăn 16

2.2.4.1 Tiêu hóa phospho 16

2.2.4.2 Tiêu hóa các chất khoáng khác 17

2.2.4.3 Tiêu hóa protein và acid amin 17

2.2.4.4 Độ hữu dụng của năng lượng khẩu phần 18

2.2.5 Các yếu tố khẩu phần ảnh hưởng đến hiệu quả của phytase 18

2.2.5.1 Phospho khẩu phần 18

2.2.5.2 Canxi và tỉ lệ Ca:P trong khẩu phần 18

2.3 Ảnh hưởng của phytase đối với sản xuất của gà đẻ 19

2.3.1 Nhu cầu phospho của gà đẻ 19

2.3.2 Ảnh hưởng của phytase đối với sản xuất của gà đẻ 20

2.4 Nghiên cứu, ứng dụng phytate và phytase ở Việt nam 21

3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 22

3.1 Thời gian và địa điểm 22

3.2 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phytase đối với sản xuất của gà đẻ 22

3.2.1 Bố trí thí nghiệm 22

3.2.2 Khẩu phần thí nghiệm 23

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu 24

3.2.3.1 Trọng lượng gà 25

3.2.3.2 Tỉ lệ chết 25

3.2.3.3 Các chỉ tiêu về sản xuất 25

3.2.3.4 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng 26

3.2.3.5 Hiệu quả kinh tế 27

3.3 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phytase đối với hiệu quả tiêu hóa dưỡng chất trong thức ăn và mức thải phospho trong phân của gà đẻ 27

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 27

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu 28

3.4 Phân tích số liệu 29

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

Trang 10

4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phytase đối với sản xuất của gà đẻ 30

4.1.1 Trọng lượng gà 30

4.1.2 Tỉ lệ chết loại 32

4.1.3 Các chỉ tiêu sản xuất 34

4.1.4 Các chỉ tiêu chất lượng trứng 40

4.1.5 Hiệu quả kinh tế 43

4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phytase đối với hiệu quả tiêu hóa dưỡng chất trong thức ăn và mức thải phospho trong phân của gà đẻ 44

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 58

Trang 11

DM: Dry matter (Vật chất khô)

FTU: Phytase Unit (Đơn vị hoạt động của phytase)

GE: Gross energy (Năng lương thô)

HAPhy: Histidine acid phytase

MCP: Monocalcium phosphate

N: Nitrogen

NPP: Non-phytate phosphorus

NRC: National Research Council

OM: Organic matter (Chất hữu cơ)

PAPhy: Purple acid phytase

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Một số nguồn phytase tự nhiên 11

Bảng 2.2: Các lớp phytase 13

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 23

Bảng 3.2: Thành phần thực liệu và dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiệm 24

Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 28

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát trọng lượng gà 31

Bảng 4.2: Kết quả khảo sát tỉ lệ chết, loại 33

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sản xuất trứng 34

Bảng 4.4: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu về thức ăn 35

Bảng 4.5: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng trứng 41

Bảng 4.6: Kết quả tính chi phí thức ăn/kg trứng 43

Bảng 4.7: Kết quả khảo sát hiệu quả tiêu hóa dưỡng chất và mức thải phospho 45

Trang 13

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Cấu trúc hóa học và các liên kết có thể có của acid phytic 4

Hình 2.2: Bổ sung phospho vô cơ trong khẩu phần heo tăng trưởng 7

Hình 2.3: Con đường phân giải phytate của một histidine acid phytase vi sinh 14

Hình 2.4: Các mức pH trong đường tiêu hóa của gà 14

Biểu đồ 4.1: Mô tả kết quả khảo sát tỉ lệ đẻ 36

Biểu đồ 4.2: Mô tả kết quả khảo sát hệ số chuyển hóa thức ăn 37

Biểu đồ 4.3: Mô tả kết quả khảo sát tỉ lệ tiêu hóa phospho 46

Biểu đồ 4.4: Mô tả kết quả khảo sát tỉ lệ phospho trong chất thải 46

Trang 14

dạng phytate (muối của acid phytic, myo-inositol hexakisphosphate) chiếm đến

60-80% phospho tổng số (Raboy, 2007) Tuy nhiên, do gần như không có enzyme để tiêu hóa phytate nên khả năng sử dụng nguồn phospho dạng này của thú dạ dày đơn

là rất kém (Kornegay, 2001) Vì vậy, trong thực tiễn chăn nuôi, để đáp ứng nhu cầu tối ưu cho thú người ta phải bổ sung thêm phospho vô cơ khi tổ hợp khẩu phần Biện pháp này đã tỏ ra có tác dụng tốt nhưng lại gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường khi một lượng lớn phospho trong thức ăn không được sử dụng hết và bị thải

ra ngoài theo phân Người ta đã biết lượng phospho dư thừa này là nguyên nhân gây

ra sự phát triển của các loài tảo độc làm tổn hại đến hệ động thực vật thủy sinh trong các nguồn nước mặt (hiện tượng phú dưỡng phospho) (Corell, 1999) Ngoài

ra, biện pháp này cũng không loại trừ được đặc tính kháng dinh dưỡng của phytate

do nó có khả năng tạo liên kết với các chất khoáng, protein, acid amin và tinh bột khi ở trong đường tiêu hóa dẫn đến làm giảm khả năng tiêu hóa hấp thu của thú đối với các dưỡng chất này (Kornegay, 2001)

Nhằm khắc phục các mặt hạn chế nêu trên, nhiều biện pháp khác đã và đang được nghiên cứu như tạo ra các giống heo và gia cầm có khả năng tiết phytase (enzyme phân giải phytate) trong đường tiêu hóa (Cho và ctv, 2005; Murray và ctv, 2005) hay tạo ra các giống cây trồng cho sản phẩm chứa ít phytate bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (Raboy, 2007)… Tuy nhiên, hiện nay nhờ những thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất phytase từ vi sinh vật mà biện pháp khả thi nhất

Trang 15

có lẽ là việc sử dụng phytase ngoại sinh để bổ sung vào khẩu phần Trong những năm gần đây, biện pháp này ngày càng trở nên hiệu quả và phổ biến hơn ở nhiều nước trên thế giới

Với xu hướng tổ hợp khẩu phần thức ăn chăn nuôi ngày càng sử dụng nhiều hơn các loại thực liệu có nguồn gốc thực vật nhằm giảm chi phí thức ăn và còn do những lo ngại về sự lan truyền căn bệnh BSE từ việc sử dụng bột thịt thì ảnh hưởng của phytate đối với sự hấp thu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm và đặc biệt là vấn đề môi trường trở nên rất đáng lo ngại Vì vậy, khá nhiều quốc gia hiện đang rất chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng phytase trong chăn nuôi Với mong muốn góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc ứng dụng phytase trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của phytase trong thức ăn trên năng suất, phẩm chất trứng và hiệu quả sử dụng dưỡng chất của gà đẻ thương phẩm”

1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục tiêu

Bổ sung phytase vào thức ăn nhằm:

- Cải thiện hiệu quả dinh dưỡng của thức ăn mà đặc biệt là mức độ hữu dụng của phospho hữu cơ có trong các thực liệu nguồn gốc thực vật

- Hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường do phospho thải ra trong phân

1.2.2 Yêu cầu

- Đánh giá ảnh hưởng của phytase đối với khả năng sản xuất của gà đẻ

- Đánh giá ảnh hưởng của phytase đối với tiêu hóa dưỡng chất trong thức ăn và mức thải phosho trong phân của gà đẻ

Trang 16

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 PHYTATE

2.1.1 Sự phân bố phytate trong các thực liệu nguồn gốc thực vật

Phytate, muối của acid phytic (myo-inositol hexakisphosphate), có nhiều nhất

trong các loại hạt thực vật (như ngũ cốc, hạt họ đậu, hạt có dầu), với vai trò chính là nguồn dự trữ phospho để cung cấp cho các hoạt động sinh lý của hạt (Angel và ctv, 2002) Ngoài ra, phytate cũng còn có mặt trong một số bộ phận khác của cây nhưng với số lượng ít hơn (Ravindran và ctv, 1994) Phytate là tên gọi chung cho bất kỳ dạng muối nào của acid phytic và trong hầu hết các trường hợp, acid phytic chỉ tồn tại dưới dạng muối (Shears và Turner, 2007) Thông thường, phytate ở trong hạt là một hỗn hợp muối kali và magiê của acid phytic nhưng cũng có thể gặp những dạng muối với các kim loại khác như canxi, mangan, kẽm và sắt (Raboy, 2007)

Sự phân bố phytate không giống nhau giữa các thành phần ăn được của cây

và giữa các loại cây khác nhau Theo Ravindran và ctv (1994), hạt là nơi chứa phytate nhiều nhất, lượng phytate trong củ và rễ đạt mức trung bình và không đáng

kể ở lá xanh Vì vậy, lượng phospho phytate trong ở hạt lên đến 60-82% nhưng ở

củ và rễ chỉ vào khoảng 21-25% khi so với lượng phospho tổng số tương ứng trong từng phần (Ravindran và ctv, 1994) Phytate thường tập trung ở lớp vỏ cứng bên ngoài trong các loại hạt ngũ cốc nhưng lại ở phần lõi bên trong của các loại hạt họ đậu và ngũ cốc thường chứa ít phytate hơn hạt họ đậu, 0,06-2,22% so với 0,17-9,15% (Reddy, 2002) Vì vậy, hàm lượng phospho có trong các loại hạt cũng biến động theo chiều hường này, một số loại ngũ cốc chính như bắp, lúa mì, lúa gạo có 3-4 mg P/g trọng lượng hạt khô thấp hơn so với đậu nành, loại cây họ đậu quan trọng này có đến 6-8 mg P/g trọng lương hạt khô (Raboy, 2007) Ngoài ra, bắp và

Trang 17

đậu nành còn là hai loại thực liệu có tỉ lệ phospho phytate so với phospho tổng số khá cao (cũng có nghĩa là độ hữu dụng của phospho trong các loại thực liệu này là thấp) khi so sánh với các loại thực liệu khác trong cùng nhóm với chúng, 71-88% của bắp và 50-70% của đậu nành (Reddy, 2002) Cũng theo Reddy (2002), mức độ tích tụ phytate còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa như sự biến động của thời tiết, mùa vụ canh tác, địa điểm canh tác, điều kiện thủy lợi…

2.1.2 Cấu tạo và đặc tính hóa học của acid phytic

Hình 2.1: Cấu trúc hóa học và các liên kết có thể có của acid phytic (Kornegay,

2001)

Về bản chất hóa học, acid phytic là một vòng myo-inositol với 6 nhóm

hydroxyl bị ester hóa bởi nhóm phosphate (Shears và Turner, 2007) Công thức phân tử của acid phytic là C6H18O24P6 nên lượng phospho chiếm khoảng 28,2% khối lượng phân tử Cấu trúc hóa học và các liên kết có thể có của acid phytic được thể hiện ở hình 2.1

Trang 18

Phân tử acid phytic có 12 vị trí proton phân ly (2 vị trí trên mỗi nhóm phosphate), trong đó, 6 vị trí có tính acid mạnh (pKa 1,5-2), 2 vị trí có tính acid yếu (pKa khoảng 6) và 4 vị trí còn lại có tính acid rất yếu (pKa 9-11) (Angel và ctv, 2002) Vị trí proton phân ly là vị trí mà tại đó một proton (H+) có thể tách ra khỏi phân tử, làm cho vị trí này tích điện âm và có khả năng tạo liên kết với các phần tử tích điện dương trong môi trường xung quanh Cấu trúc của acid phytic cho thấy, nó

có thể tồn tại ở trạng thái âm điện trong một khoảng pH rộng (từ acid yếu đến kiềm) nên sẽ có nhiều cơ hội để tạo liên kết và hình thành các phức hợp với các thành phần dưỡng chất mang điện tích dương của thức ăn trong đường tiêu hóa (Greiner

và Konietzny, 2006) Trạng thái vật lý của acid phytic và các phức hợp tạo ra phụ thuộc chủ yếu vào đối tác tạo phức hợp và pH của môi trường (Angel và ctv 2002) Nhìn chung, trong môi trường có pH thấp, acid phytic thường ở dạng tự do, không tạo liên kết hay chỉ tạo các liên kết yếu nên các phức hợp sinh ra không bền (có thể tan được), nhưng ở môi trường pH cao, nó dễ tạo liên kết hơn và các liên kết này cũng mạnh hơn nên sinh ra các phức hợp bền, khó tan (kết tủa) Trạng thái kết tủa của các phức hợp sẽ ngăn cản hoạt động phân giải của các enzyme tiêu hóa đối với các dưỡng chất liên kết trong phức hợp và làm giảm tỉ lệ hấp thu của các dưỡng chất này Việc hiểu được cơ chế tương tác giữa acid phytic và các dưỡng chất trong từng đoạn của đường tiêu hóa là rất quan trọng vì nó có thể giúp giải thích về các tác động kháng dinh dưỡng của acid phytic và hiệu quả của các enzyme phân giải phytate được bổ sung vào thức ăn (Angel và ctv, 2002)

2.1.3 Độ hữu dụng của phospho và các vấn đề kinh tế, môi trường

Chỉ có phospho vô cơ dạng phosphate mới có thể được hấp thu ở ruột, vì vậy, độ hữu dụng của phospho phytate đối với thú phụ thuộc vào khả năng phân giải phytate trong đường tiêu hóa của chúng Thú nhai lại nhờ vào hệ vi sinh vật dạ

cỏ, vốn có khả năng tiết enzyme phân giải phytate nên có thể sử dụng được phospho phytate Tuy nhiên, heo và gia cầm chỉ có thể sử dụng một cách hạn chế nguồn phospho hữu cơ này trong thức ăn do chúng gần như không có enzyme phân giải phytate trong đường tiêu hóa Theo Kornegay (2001), độ hữu dụng ước lượng của

Trang 19

phospho trong bắp và đậu nành đối với heo và gia cầm chỉ trong khoảng từ 10-30%

Vì vậy, phospho vô cơ, một nguồn khoáng không thể tái tạo và đắt tiền, được sử dụng với số lượng đáng kể để bổ sung vào khẩu phần nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất của thú Một nghiên cứu trên heo trong giai đoạn tăng trưởng đã cho thấy, cùng một tốc độ tăng trưởng tương đương, sau 20 tuần, một heo thịt ăn khẩu phần đối chứng cần phải tiêu thụ một lượng phospho vô cơ cao gấp 11 lần so với lượng cần cho một heo thịt ăn khẩu phần thí nghiệm có bổ sung enzyme phân giải phytate (Hình 2.2) (Trích dẫn Kebreab và Vitti, 2010)

Hậu quả của tình trạng này là một lượng lớn phospho không được sử dụng hết và thải ra ngoài theo phân Khi số phân này đi vào trong đất, thông thường qua hình thức sử dụng để bón cho cây trồng, hệ vi sinh vật trong đất sẽ phân giải phytate trong phân và giải phóng phospho dưới dạng vô cơ Khi bị rửa trôi, nguồn phospho này có cơ hội xâm nhập vào các nguồn nước mặt và đến lúc lượng tích tụ quá giới hạn sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng phospho (Corell, 1999) Cơ chế của hiện tượng này là hàm lượng phospho cao trong nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lấn át của các loài tảo độc, chúng cạnh tranh tiêu thụ oxy gây thiếu dưỡng khí

và tiết độc tố làm hủy hoại hệ động thực vật thủy sinh trong các nguồn nước này Ví

dụ điển hình về vấn đề này là trường hợp của vịnh Chesapeake thuộc bang Pennsylvania, Mỹ trong thập niên 1970 (Corell, 1999) Nguồn nước trong vịnh này

đã bị tảo xâm chiếm trong một thời gian dài do sự tập trung quá nhiều các trang trại chăn nuôi gà thịt ở những vùng lân cận Nhận thức được nguy cơ này, việc kiểm soát phospho trong chất thải chăn nuôi đã được đưa vào luật ở nhiều quốc gia như

Mỹ, Canada, Hà Lan (Kebreab và Vitti, 2010) Tuy ở nước ta hiện nay vẫn chưa có những qui định chặt chẽ để kiểm soát chất thải gia súc gia cầm nhưng với đà phát triển chăn nuôi như hiện nay thì những hành động tương tự trong một tương lai gần

là cần thiết

Trang 20

Hình 2.2: So sánh mức bổ sung

phospho vô cơ trong khẩu phần heo tăng trưởng giữa không bổ sung và có bổ sung phytase (a) biểu diễn dưới dạng % của phospho tổng số trong khẩu phần (b) biểu diễn dưới dạng tích lũy

- Đường liền nét: có phytase

- Đường đứt đoạn: không phytsae (Trích dẫn Kebreab và Vitti, 2010)

2.1.4 Đặc tính kháng dinh dưỡng

Phytate có nhiều trong các loại hạt (như ngũ cốc, hạt họ đậu và hạt có dầu) vốn được coi là thành phần chủ yếu trong thức ăn chăn nuôi, nhưng phytate lại là yếu tố kháng dinh dưỡng do nó có thể gây cản trở đối với sự hấp thu các dưỡng chất trong đường tiêu hóa

2.1.4.1 Ảnh hưởng trên sự hấp thu chất khoáng

Trong môi trường pH tương đối cao ở ruột, acid phytic có khả năng liên kết rất hiệu quả với các cation khoáng đa hóa trị (kẽm, sắt, canxi, magiê, mangan, đồng)

và với cả hợp chất của các khoáng này để hình thành các phức hợp phytate-khoáng không tan nên các chất khoáng này không thể được tiêu hóa và hấp thu trong đường

Trang 21

ruột Như vậy, sự hình thành các phức hợp không tan ở ruột là nguyên nhân làm giảm mức độ hữu dụng của các chất khoáng trong thức ăn (Kornegay, 2001; Weaver và Kannan, 2002)

Ngoài yếu tố pH, mức độ ảnh hưởng của acid phytic đối với sự hấp thu chất khoáng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: loại khoáng, tỉ lệ giữa khoáng và acid phytic, thành phần thức ăn… (Weaver và Kannan, 2002) Mật độ khoáng cao

sẽ thúc đẩy sự hình thành phức hợp với acid phytic Trong các loại khoáng thì kẽm

là yếu tố có độ hữu dụng bị ảnh hưởng nhiều nhất do nó là yếu tố có giới hạn trong thức ăn, có ái lực tạo liên kết mạnh và phức hợp tạo thành có độ bền cao

Trình tự giảm dần về ái lực tạo phức hợp của các cation với acid phytic:

Cu2+ > Zn2+ > Co2+ > Mn2+ > Fe3+ > Ca2+

Trình tự giảm dần về độ bền của phức hợp phytate-khoáng:

Zn2+ > Cu2+ > Ni2+ > Co2+ > Mn2+ > Ca2+

(Trích dẫn Weaver và Kannan, 2002)

2.1.4.2 Ảnh hưởng trên sự hấp thu protein, tinh bột và chất béo

Do phân tử protein có tính lưỡng cực nên các proetin có thể tạo liên kết với acid phytic trong một giới hạn pH tương đối rộng, hình thành các dạng phức hợp kết tủa đề kháng với sự phân giải của các enzyme pepsin và trypsin (Kornegay, 2001; Selle, 2002) Trong môi trường acid, các nhóm phosphate của acid phytic có thể liên kết trực tiếp với các nhóm amin của protein để hình thành phức hợp phytate-protein, nhưng trong môi trường trung tính, các nhóm carboxyl của protein

có thể gắn với phân tử acid phytic thông qua một nguyên tố khoáng tạo ra dạng phức hợp phytate-khoáng-protein Như vậy, không giống như đối với các chất khoáng, sự hình thành phức hợp với protein có thể bắt đầu ngay từ ở dạ dày nên tác động ức chế tiêu hóa cũng xảy ra sớm hơn tại đây và ngăn cản pepsin phân giải các protein thành peptide Hơn nữa, do peptide là yếu tố kích thích và điều hòa sự phân tiết các enzyme tiêu hóa protein ở pha tiếp theo nên acid phytic cũng gián tiếp làm giảm tiêu hóa protein ở ruột (Selle, 2002) Ngoài ra, những bằng chứng thực nghiệm

Trang 22

còn cho thấy acid phytic cũng có thể tạo liên kết với các acid amin (Kornegay, 2001)

Đối với tinh bột, cơ chế cản trở tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất này cũng tương tự như đối với protein và khoáng Các thực nghiệm cho thấy rằng acid phytic

có thể liên kết với tinh bột và cản trở sự phân giải của enzyme tiêu hóa (Kornegay, 2001) Khác với protein và tinh bột, chất béo có thể bị ngăn cản hấp thu một cách gián tiếp bởi sự hình thành các hạt phytate-khoáng không tan ở ruột (Selle, 2002) Ngoài ra, tác động kháng dinh dưỡng của acid phytic còn có thể thông qua một con đường khác khi nó làm bất hoạt các enzyme tiêu hóa như trypsin, pepsin, amylase, lipase bằng cách liên kết trực tiếp với các enzyme này hay liên kết với yếu

tố hoạt hóa của chúng là ion canxi (Greiner và Konietzny, 2006)

2.1.5 Các giải pháp cho vấn đề phytate

Trở ngại lớn nhất để sử dụng phytate đối với thú dạ dày đơn là thiếu enzyme phân giải phytate (Kornegay, 2001) Vì vậy, bổ sung phytase ngoại sinh vào thức ăn được coi là giải pháp khả thi cho vấn đề này Một số thực nghiệm đã cho thấy, bổ sung phytase vào khẩu phần cho heo và gia cầm, vốn được tổ hợp chủ yếu từ các thực liệu nguồn gốc thực vật, đã cải thiện được độ hữu dụng của thức ăn và làm giảm lượng thải trong phân của phospho và các dưỡng chất khác (Selle, 2002; Lei

và Porres, 2005)

Một số giải pháp khác cũng có thể giúp làm tăng độ hữu dụng của phospho trong thức ăn và giảm tác hại đến môi trường Giải pháp đơn giản nhất là ngâm các loại thức ăn hạt trong quá trình chế biến để rửa bớt lượng phytate và đồng thời kích hoạt phytase nội sinh trong hạt (Johansen và ctv, 2005) Kế đến có thể kể là những giải pháp áp dụng công nghệ di truyền để tạo giống thú có khả năng tiết phytase trong đường tiêu hóa (Cho và ctv, 2005; Murray và ctv, 2005), tạo giống cây trồng cho sản phẩm có hàm lượng phytate thấp (Raboy, 2007) hay có hoạt lực phytase cao (Grabau, 2002) Ngoài ra, giải pháp sử dụng các phương pháp hóa học để xử lý phytate trong các loại thực liệu nguồn gốc thực vật cũng đã được tính đến nhưng chi

Trang 23

phí cao và khả năng ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm là nguyên nhân làm cho giải pháp này kém khả thi (Greiner và Konietzny, 2006)

Như vậy, có khá nhiều các giải pháp đã được đưa ra và đa phần các giải pháp này có liên quan đến enzyme phytase Tuy nhiên, trong thực tiễn chăn nuôi hiện nay, việc bổ sung phytase ngoại sinh vào khẩu phần cho heo và gia cầm dường như vẫn đang là giải pháp khả thi nhất

2.2 PHYTASE

Phytase (myo-inositol hexakisphosphate phosphohydrolase) là tên gọi cho

một enzyme có khả năng phân cắt và giải phóng một hay nhiều nhóm phosphate của acid phytic Trong tự nhiên, rất nhiều loại phytase đã được tìm thấy ở thực vật, vi sinh vật và một số mô trong cơ thể thú (Mullaney và Ullah, 2007) Khả năng phân

giải phytate của các enzyme này thường được xác định bởi các thử nghiệm in vitro

trong khi chức năng của chúng trong sinh vật vẫn chưa được hiểu rõ (Greiner, 2006) Hoạt động của phytase thường được xác định như sau: một đơn vị hoạt động của phytase là lượng enzyme có thể giải phóng 1 μmol phospho vô cơ trong một phút từ dung dịch sodium phytate 0,0015 mol/l ở điều kiện 37oC và pH 5,5 (Trích dẫn CEFIC - IFP, 2006) Có nhiều cách ký hiệu cho đơn vị hoạt động của phytase như U, PU, PTU FTU hay FYT và FTU là cách được sử dụng trong luận văn này Cho đến nay, tuy phytase mới chỉ được ứng dụng để bổ sung vào thức ăn của thú dạ dày đơn với mục đích chính là giúp cho thú tăng khả năng sử dụng nguồn phospho hữu cơ dạng phytate trong các thực liệu thực vật, nhưng trong tương lai phytase có thể sẽ được sử dụng trong thực phẩm cho người và để sản xuất các myo-inositol được phosphoryl hóa từng phần dùng cho y tế và các ứng dụng công nghiệp (Greiner, 2006)

2.2.1 Các nguồn phytase

Động vật, thực vật và vi sinh vật đều cho thấy có khả năng sinh ra phytase và

cả 3 nguồn phytase này có thể cùng tham gia phân giải phytate trong đường tiêu hóa của thú dạ dày đơn bằng các con đường và với các mức độ khác nhau (Kornegay, 2001) Ngoài ra, nguồn phytsae vi sinh có thể được chia thành 2 nhóm: phytase của

Trang 24

hệ vi sinh vật đường ruột và phytase vi sinh bổ sung trong thức ăn Một số nguồn

phytase tự nhiên được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Một số nguồn phytase tự nhiên (Trích dẫn Greiner and Konietzny, 2006)

Nguồn tạo phytase pH tối ưu

Nhiệt độ tối ưu

Hoạt động đặc hiệu ở 37 0 C

Nguồn phytase động vật là các phytase nội sinh được phát hiện ở màng nhầy

ruột của heo (Trích dẫn Kornegay, 2001) và gà (Maenz và Classen, 1998) nhưng

dường như hiệu quả hoạt động của chúng là không đáng kể Tương tự, hiệu quả

hoạt động của nguồn phytase từ hệ vi sinh vật đường ruột ở thú dạ dày đơn cũng

không đáng kể mà nguyên nhân có thể là do hoạt động hấp thu diễn ra rất ít ở ruột

già (Kornegay, 2001)

2.2.1.1 Phytase thực vật

Phytase đã được phát hiện trong rất nhiều loại thực liệu hạt như lúa gạo, lúa

mì, lúa mạch, lúa mạch đen, bắp, đậu nành và các hạt có dầu nhưng hoạt động

phytase biến động rất lớn giữa các loại hạt khác nhau (Kornegay, 2001) Phytase

của lúa mì và lúa mạch đen đã chứng minh được hiệu quả phân giải phytate, cải

thiện độ hữu dụng của phospho phytate khi những loại thực liệu này được sử dụng

làm thức ăn cho heo và gia cầm trong khi hoạt động phytase trong bột bắp và đậu

nành là rất thấp Ngoài ra, các phytase thực vật này còn cho thấy chúng dễ bị bất

Trang 25

hoạt hơn so với nhiều loại phytase từ nguồn vi sinh vật khi chịu tác động bởi nhiệt

độ cao trong quá trình chế biến, bởi pH thấp và hoạt động của pepsin trong môi trường dạ dày ruột (Greiner và Konietzny, 2006) Sự biến động về hoạt lực cùng với

độ bền kém là lý do mà các loại thực liệu hạt không được coi là nguồn phytase bổ sung đáng tin cậy trong thức ăn chăn nuôi (Angel và ctv, 2002)

2.2.1.2 Phytase vi sinh

Trong các nguồn phytase thì phytase vi sinh có lẽ là nguồn phong phú nhất Phytase đã được tìm thấy ở vô số loài thuộc các nhóm vi khuẩn, nấm men và nấm

mốc, nhưng nhiều nhất ở nấm mốc mà đặc biệt là giống Aspergillus (Kornegay,

2001) Cơ chế điều hòa kiểm soát sự hình thành phytase trong vi sinh vật rất phức tạp và không giống nhau giữa các loài (Greiner, 2006) Với các đặc tính vượt trội so với phytase thực vật như tính bền với nhiệt và pH, hiệu quả phân giải phytate cao cùng với khả năng đề kháng với hoạt động phân giải của các men tiêu hóa, phytase

vi sinh tỏ ra thích hợp để sử dụng trong chế biến thức ăn (Greiner và Konietzny, 2006) Đến nay, hiệu quả của phytase vi sinh bổ sung vào khẩu phần đã được chứng minh qua rất nhiều thí nghiệm trên heo và gia cầm (Selle, 2002) Tuy khả năng phân giải phytate trong khẩu phần của phytase vi sinh bổ sung đã được phát hiện từ 1971 nhưng do chi phí cao và áp lực bảo vệ môi trường chưa bức thiết nên kết quả này ít được quan tâm cho đến cuối thập niên 1980 (Kornegay, 2001) Áp lực phải bảo vệ môi trường, những tiến bộ của kỹ thuật sinh học và kỹ thuật lên men đã thúc đẩy sự phát triển các phytase vi sinh thương mại với mức giá hợp lý để có thể dùng bổ sung vào khẩu phần cho heo và gia cầm

2.2.2 Phân loại phytase

Ngoài cách gọi căn cứ theo nguồn gốc, các phytase còn có thể được phân loại theo nhiều cách khác (Greiner và Konietzny, 2006) Dựa trên cơ chế phân giải, các phytase được phân vào 4 nhóm gồm: histidine acid phytase (HAPhy), β-propeller phytase (BPPhy), cysteine phytase (CPhy) và purple acid phytase (PAPhy) Dựa trên độ pH mà các enzyme có thể hoạt động tối ưu, các phytase được gọi là phytase acid hay phytase kiềm và khi dựa vào vị trí của nhóm phosphate trên

Trang 26

vòng inositol mà enzyme phân cắt đầu tiên, chúng lại được chia thành 3-phytase (EC 3.1.3.8), 6-phytase (EC 3.1.3.26) hay 5-phytase (EC 3.1.3.72) (phân cắt bắt đầu từ nhóm phosphate ở vị trí C3, C6 hay C5) Nhìn chung, phytase vi sinh là các 3-phytase và hoạt động tối ưu ở pH acid, trong khi phytase thực vật là các 6-phytase

và hoạt động tối ưu ở pH kiềm (Greiner, 2006)

Trong cách phân loại dựa trên cơ chế phân giải, HAPhy là một nhóm lớn, tập trung hầu hết các phytase đã được nhận diện trong tất cả các nguồn (Mullaney và Ullah, 2007) Phần lớn trong nhóm này là các phytase vi sinh mà chủ yếu là từ nấm mốc Đặc trưng của các thành viên trong nhóm là chúng có cùng cấu trúc vùng hoạt động kiểu RHGxRxP ở đầu N và kiểu HD ở đầu C Xét về đặc tính enzyme, theo Greiner (2006), các HAPhy là phytase acid và chủ yếu là 3-phytase Chúng hoạt động phân giải cơ chất không cần yếu tố bổ trợ và sự phân cắt các nhóm phosphate diễn ra một cách tuần tự trên vòng inositol Tuy quá trình phân giải phytate có thể đi theo nhiều con đường khác nhau, nhưng phần lớn các HAPhy có thể giải phóng 5 nhóm phosphate và cho ra sản phẩm cuối cùng là myo-inositol (2) monophosphate Hình 2.3 mô tả con đường phân giải phytate của một HAPhy Cho đến nay, HAPhy

là nhóm duy nhất có ứng dụng thương mại mà chủ yếu là được dùng để bổ sung vào thức ăn gia súc gia cầm (Greiner, 2006; Mullaney và Ullah, 2007) Một số đặc điểm chính của HAPhy và 3 nhóm còn lại được mô tả tóm tắt ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Các lớp phytase (Mullaney và Ullah, 2007)

Lớp Họ enzyme Nguồn Tính chất đặc trưng

Histidine acid phytase

(HAPhy)

Histidine acid phosphatase

Nấm, vi khuẩn, thực vật

Phytase acid Sản phẩm cuối IP1β-Propeller phytase

(Cphy)

Cysteine phosphatase

Sản phẩm cuối IP1

Purple acid phytase

(PAPhy)

Purple acid phosphatase

Thực vật Metalloenzymes

Trang 27

Hình 2.3: Con đường phân giải acid phytic của một HAPhy (Greiner, 2005)

2.2.3 Phytase bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

Một số yếu quan trọng cần phải được lưu ý đối với các phytase được sử dụng

bổ sung trong khẩu phần heo và gia cầm

2.2.3.1 Vị trí hoạt động trong đường tiêu hóa và pH tối ưu

Hình 2.4: Các mức pH khác nhau trong đường tiêu hóa của gà (Trích dẫn Beutler,

Trang 28

của gà Do đó, phần trên của đường tiêu hóa sẽ là vị trí thuận lợi để phân giải phytate vì ở đây enzyme mới có điều kiện phù hợp để tiếp cận với cơ chất Vì vậy, các phytase acid, với pH hoạt động tối ưu trong khoảng 4-5,5, sẽ có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với các phytase kiềm (Greiner, 2006) Điều này cũng có thể giúp giải thích cho hiện tượng hiệu quả thấp của các phytase nội sinh trong các loại thực liệu hạt của thức ăn vì đa phần các phytase thực vật là phytase kiềm (Angel và ctv, 2002) Hơn nữa, phân giải phytate ở đoạn này sẽ làm tăng khả năng hấp thu phospho ở ruột và còn hạn chế được các tác động tiêu cực của phytate lên sự tiêu hóa hấp thu các dưỡng chất khác ở ruột

2.2.3.2 Tính bền với nhiệt

Hiện nay, thức ăn gia súc thường được ép viên nhằm giúp tăng khả năng lợi dụng thức ăn của thú nên tính bền với nhiệt của phytase (hay enzyme nói chung) được dùng để bổ sung là đặc biệt quan trọng vì qui trình ép viên cần nhiệt độ cao lên đến 65-95oC (Greiner, 2006) Mặc dù một số giải pháp đã được áp dụng như bọc enzyme bằng hóa chất hay phun enzyme sau khi ép viên nhưng nhiều trở ngại khác lại phát sinh như hiệu quả enzyme bị giảm hay enzyme không phân tán đều trong thức ăn (CEFIC - IFP, 2006) Vì vậy, việc tìm kiếm các phytase bền với nhiệt hiện rất được quan tâm Tuy cho đến nay, chưa có phytase tự nhiên nào có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệt độ trên, nhưng với tính bền nhiệt vượt trội và tiềm năng phong phú hơn so với các phytase thưc vật nên nguồn phytase vi sinh vẫn đang là đối tượng được tập trung nghiên cứu và cải thiện (Greiner, 2006)

2.2.3.3 Tính đặc hiệu cơ chất

Hiệu quả của việc bổ sung phytase trong thức ăn cho heo và gia cầm còn phụ thuộc vào tính đặc hiệu cơ chất của loại phytase sử dụng (Greiner, 2006) Kết quả

của những thí nghiệm phân giải phytate in vitro đã cho thấy rằng, các phytase với

tính đặc hiệu cơ chất rộng sẽ thích hợp để sử dụng bổ sung vào thức ăn hơn so với các phytase có tính đặc hiệu cơ chất hẹp (Wyss và ctv, 1999) Các phytase với tính đặc hiệu cơ chất rộng phân giải phytate thành myo-inositol monophosphate mà không gây tích tụ nhiều các hợp chất trung gian, trong khi đó, quá trình phân giải

Trang 29

của các phytase có tính đặc hiệu cơ chất hẹp sẽ tích tụ đáng kể các myo-inositol có

2 và 3 nhóm phosphate Tuy nhiên, tính đặc hiệu cơ chất rộng lại đi kèm với hoạt động đặc hiệu thấp nên trong tương lai, cần phải nghiên cứu để tìm ra các phytase vừa có tính đặc hiệu cơ chất rộng vừa có hoạt động đặc hiệu cao (Greiner, 2006)

2.2.4 Ảnh hưởng của phytase bổ sung trong thức ăn

Bổ sung phytase vi sinh vào thức ăn cho heo và gia cầm đã cho thấy cải thiện được độ hữu dụng của phospho hữu cơ trong các loại thực liệu từ thực vật Ngoài

ra, các nghiên cứu cũng đã cho thấy phytase vi sinh còn có thể cải thiện được độ hữu dụng của các dưỡng chất khác trong thức ăn như canxi, kẽm, acid amin và cả tinh bột Tuy nhiên, có nhiều yếu tố trong khẩu phần ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bổ sung phytse vi sinh mà quan trọng nhất là phospho, canxi và tỉ lệ Ca:P

2.2.4.1 Tiêu hóa phospho

Các thí nghiệm bổ sung phytase vào khẩu phần có hàm lượng phospho thấp cho heo (Yi và ctv, 1996a), gà đẻ (Van Der Klis và ctv, 1997) và gà thịt (Rutherfurd

và ctv, 2004) đều làm tăng có ý nghĩa lượng phospho được hấp thu ở ruột so với khẩu phần không được bổ sung Tuy nhiên, có lẽ do thời gian mà thức ăn lưu lại trong đường tiêu hóa của gà thịt ngắn nên mức độ cải thiện về khả năng phân giải phytate của gà thịt là thấp hơn nhiều so với của gà đẻ và heo Khảo sát sự phân giải phytate ở hồi tràng cho thấy gà thịt chỉ tiêu hóa thêm được khoảng 11% phytate (Rutherfurd và ctv, 2004) trong khi con số này ở gà đẻ (Van Der Klis và ctv, 1997)

và heo (Yi và ctv, 1996a) có thể đạt trên 40% Trong các thí nghiệm, phương trình tương quan giữa liều phytase bổ sung và độ hữu dụng của phospho trong khẩu phần thường được xây dựng dựa trên các số liệu về tăng trọng, sự tích tụ khoáng ở xương… hay dựa trên so sánh trực tiếp giữa nhiều mức phospho vô cơ với nhiều mức phytase và từ phương trình này có thể tính đươc giá trị tương đương phospho của phytase bổ sung (Denbow và ctv, 1995; Yi và ctv, 1996ab; Kornegay, 2001) Tuy nhiên, các phương trình này có thể chỉ chính xác với từng nguồn phytase thương mại và từng nguồn phospho vô cơ cụ thể được bổ sung trong một khẩu phần

cụ thể

Trang 30

Khi khả năng tiêu hóa phospho trong khẩu phần tăng lên thì kết quả tất yếu

sẽ là giảm được lượng phospho thải trong phân Kết quả này đã được ghi nhận trên

gà thịt và heo với các mức giảm tương ứng là 31,9% và 33,2% (Kornegay, 2001),

và trên gà đẻ một mức giảm lên đến 55,6% đã được báo cáo (Keshavarz, 2003) Như vậy, bổ sung phytase kết hợp với giảm bổ sung phospho trong khẩu phần là một phương pháp hiệu quả để cải thiện khả năng sử dụng phospho trong thức ăn và giảm thải phospho trong phân (Waldroup, 1999)

2.2.4.2 Tiêu hóa các chất khoáng khác

Như đã đề cập ở phần trên, phytate có thể gây cản trở cho các cơ chế hấp thu khoáng ở ruột do tạo liên kết và hình các phức hợp không tan với nhiều loại cation kim loại Vì vậy, bổ sung phytase không những có thể làm tăng độ hữu dụng đối với phospho mà còn đối với các chất khoáng khác trong thức ăn Cải thiện hiệu quả sử dụng canxi bởi phytase đã được quan sát thấy ở các thí nghiệm trên heo và gà thịt (Yi và ctv, 1996ab) Ở gà đẻ, theo Beutler, 2009, hiệu quả này không rõ ràng mà nguyên nhân có thể do hàm lượng canxi khá cao trong khẩu phần của loài này Ngoài ra, phytase cũng làm tăng khả năng hấp thu với các kim loại khác như đồng

và kẽm ở gia cầm (Sebastian và ctv, 1996)

2.2.4.3 Tiêu hóa protein và acid amin

Không như trường hợp của các chất khoáng, kết quả của các nghiên cứu về khả năng cải thiện tiêu hóa hấp thu protein và acid amin của phytase không hoàn toàn thống nhất Các kết quả tích cực về hiệu quả tiêu hóa protein và acid amin đã đạt được trong một số thí nghiệm trên gà thịt (Ravindran và ctv, 2001; Rutherfurd

và ctv, 2004) và gà đẻ (Liebert và ctv, 2005) Một vài acid amin có xu hướng đáp ứng với phytase bổ sung tốt hơn các acid amin khác Trong khẩu phần bắp đậu nành, bổ sung phytase làm tăng khả năng tiêu hóa của cả protein và các acid amin, trong đó threonine và valine có mức tăng cao nhất (Ravindran và ctv, 2001) Tuy nhiên, trong một thí nghiệm trên gà đẻ khác, người ta lại không thấy độ hữu dụng được cải thiện đối với bất kỳ loại acid amin nào (Snow và ctv, 2003) Lý giải cho vấn đề này, Selle (2002) cho rằng sự khác biệt có thể xuất phát từ sự khác nhau giữa

Trang 31

các khẩu phần thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu tỉ lệ tiêu hóa giữa các thí nghiệm

2.2.4.4 Độ hữu dụng của năng lượng khẩu phần

Các kết quả không thống nhất cũng xảy ra ở các thí nghiệm khảo sát về hiệu quả của phytase bổ sung đối với độ hữu dụng của năng lượng khẩu phần Trong hai thí nghiệm độc lập trên gà thịt, chỉ số năng lượng trao đổi biểu kiến so với đối chứng có tăng lên ở một thí nghiệm (Ravindran và ctv, 2001) nhưng lại không thay đổi ở thí nghiệm còn lại (Onyango và ctv, 2004) Trong trường hợp này, sự biến động kết quả giữa các thí nghiệm có thể do sự khác nhau về nguồn phytase bổ sung

và thành phần thực liệu trong khẩu phần (Onyango và ctv, 2004) Tuy nhiên, sự cải thiện về độ hữu dụng của năng lượng khẩu phần cũng đã phần nào được ghi nhận và

nó cho thấy ảnh hưởng tích cực có thể có của phytase đối với sự tiêu hóa protein, carbohydrate và lipid (Selle, 2002)

2.2.5 Các yếu tố khẩu phần ảnh hưởng đến hiệu quả của phytase

2.2.5.1 Phospho khẩu phần

Phospho trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến đáp ứng của thú đối với phytase bổ sung Kết quả của các thí nghiệm trên heo (Yi và ctv, 1996a) và gà thịt (Denbow và ctv, 1995) đã chỉ ra rằng độ hữu dụng của phospho cao hơn trong các khẩu phần có lượng phospho vô cơ bổ sung thấp Nguyên nhân của hiện tượng này dường như liên quan đến cơ chế cân bằng giữa cơ chất và sản phẩm trong các phản ứng hóa học Phospho vô cơ là sản phẩm cuối của quá trình phân giải phytate bởi phytase nên nồng độ phospho vô cơ cao sẽ có thể ức chế quá trình phân giải này (Selle, 2002)

2.2.5.2 Canxi và tỉ lệ Ca:P trong khẩu phần

Hàm lượng canxi cao hay tỉ lệ Ca:P cao sẽ làm giảm hiệu quả của phytase bổ sung Quian và ctv (1997) thấy rằng khả năng sử dụng phospho trong khầu phần của gà thịt giảm 8,5% khi tỉ lệ Ca:P được điều chỉnh từ 1,1:1 tăng lên 2:1 Trong một thí nghiệm trên heo thịt (Lei và ctv, 1994), bổ sung phytase giúp thú sử dụng phospho phytate tốt hơn ở khẩu phần có hàm lượng canxi thấp (0,4%) so với ở khẩu

Trang 32

phần có hàm lượng canxi được khuyến cáo (0,8%) Theo Weaver và Kannan (2002), mật độ khoáng cao sẽ thúc đẩy sự hình thành các phức hợp của phytate Vì vậy, khi hàm lượng canxi cao đã làm gia tăng mạnh lượng phức hợp Ca-phytate không tan, dẫn đến làm giảm hiệu quả phân giải của phytase Hơn nữa, hàm lượng canxi cao còn có thể làm tăng độ pH trong đường tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các phức hợp không tan khác của phytate (Angel và ctv, 2002) Cũng theo Angel và ctv (2002), mặc dù ái lực tạo phức hợp với phytate là thấp so với nhiều loại khoáng khác nhưng canxi lại là yếu tố khoáng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phytase do tỉ lệ đáng kể của nó trong khẩu phần Vitamin D có thể ảnh hưởng đến hoạt động của phytase một cách gián tiếp vì nó làm tăng hấp thụ canxi (Kornegay, 2001) Như vậy, một tỉ lệ Ca:P thấp trong khẩu phần là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả của phytase bổ sung (Selle, 2002)

2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA PHYTASE ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CỦA GÀ ĐẺ 2.3.1 Nhu cầu phospho của gà đẻ

Phospho là một dưỡng chất thiết yếu cho cả thú có vú và các loài gia cầm Sự thiếu hụt phospho gây ra nhiều rối loạn chức năng ở các mô và cơ quan trong cơ thể Đối với gà đẻ, thiếu phospho trong khẩu phần làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ, giảm năng suất và tăng tỉ lệ chết Vì vậy, cung cấp đủ phospho có tầm quan trọng đặc biệt về cả về mặt dinh dưỡng lẫn hiệu quả kinh tế

Có 2 nguồn cung cấp phospho trong khẩu phần: phospho trong các loại thực liệu và phần thiếu so với nhu cầu được bổ sung bằng các khoáng phospho vô cơ Ngày nay, với xu hướng gần như chỉ sử dụng các thực liệu nguồn gốc thực vật trong khẩu phần nên nguồn phospho trong thực liệu có độ hữu dụng khá thấp cho thú dạ dày đơn do phần lớn nguồn này (60-80%, Rayboy, 2007) nằm ở dạng phytate Một điểm cần lưu ý là độ hữu dụng của phospho từ nguồn thực liệu thực vật thường được ước lượng và kết quả là khác nhau giữa các tác giả (Dalibard và Liu, 2010) Phospho hữu dụng trong khẩu phần, bao gồm trong nguồn thực liệu và nguồn khoáng bổ sung, thường được gọi chung là NPP (non-phytate phosphorus) (Van Der Klis và ctv, 1997; Beutler, 2009; Dalibard và Liu, 2010)

Trang 33

Mức phospho hữu dụng cần thiết cho nhu cầu của gà đẻ được xác định trong khá nhiều các nghiên cứu và sự biến động của các kết quả đã được ghi nhận Van Der Klis và ctv (1997) cho rằng 0,13-0,16% NPP đáp ứng đủ nhu cầu cho gà từ 20-

68 tuần tuổi Tương tự, mức 0,15% cũng được Boling và ctv (2000) báo cáo có thể duy trì năng suất tối ưu cho gà từ 20-70 tuần tuổi Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đưa ra kết quả có phần cao hơn Keshavarz (2000) kết luận 0,15-0,25% NPP khẩu phần có thể đảm bảo được khả năng sản xuất của gà trong suốt chu kỳ đẻ Dalibard và Liu (2010) thấy rằng kết quả về tỉ lệ đẻ, lượng thức ăn tiêu thụ và tỉ lệ chết ở khẩu phần có 0,14% NPP là xấu hơn so với khẩu phần có 0,26% NPP Trong một thí nghiệm khác trên 2 dòng gà Leghorn trắng từ 21-61 tuần tuổi (Hughes và ctv, 2008), năng suất của gà ở khẩu phần 0,25% NPP là tốt hơn so với ở khẩu phần 0,15% NPP nhưng năng suất này lại không khác biệt có ý nghĩa so với khẩu phần có 0,35% NPP

Nhìn chung, các nghiên cứu đã khảo sát nhu cầu phospho hữu dụng gần như trong suốt thời gian sản xuất của gà đẻ dựa trên các tiêu chí về tỉ lệ đẻ, kích thước trứng, chất lượng vỏ trứng và tỉ lệ khoáng trong xương Tuy các kết quả đưa ra là có biến động nhưng mức đề xuất cao nhất không vượt quá 0,26% NPP Vì vậy, mức 0,25% NPP như khuyến cáo của NRC (1994) (trích dẫn Dương Thanh Liêm và ctv, 2006) có thể được coi là mức khá an toàn cho gà đẻ

2.3.2 Ảnh hưởng của phytase đối với sản xuất của gà đẻ

Nhận định chung được rút ra từ kết quả của nhiều thí nghiệm là có thể sử dụng phytase để thay cho phospho vô cơ bổ sung trong khẩu phần mà vẫn duy trì được hoạt động sản xuất bình thường của gà đẻ (Van Der Klis và ctv, 1997; Jalal và Scheiderler, 2001; Hughes và ctv, 2008; Dalibard và Liu, 2010) Bổ sung phytase cho thấy có thể cải thiện được nhiều chỉ tiêu sản xuất (như tỉ lệ đẻ, trọng lượng trứng, tỉ lệ trứng vỡ, lượng tiêu thụ thức ăn, trọng lượng cơ thể, tỉ lệ chết) ở các khẩu phần có mức NPP thấp lên đến mức tương đương như ở khẩu phần đối chứng (phospho vô được bổ sung đủ nhu cầu) Năng suất của gà ăn khẩu phần 0,15% NPP

có bổ sung phytase là tương đương với năng suất ở các khẩu phần 0,25 và 0,35%

Trang 34

NPP (Hughes và ctv, 2008) Dalibard và Liu (2010) nhận định bổ sung phytase có thể thay thế hoàn toàn cho bổ sung phospho vô cơ Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện của phytase đối với độ hữu dụng của thức ăn được ghi nhận khác nhau giữa các tác giả Jalal và Scheiderler (2001) thấy rằng hệ số tiêu tốn thức ăn của khẩu phần được

bổ sung phytase có tốt hơn so với khẩu phần đối chứng nhưng Hughes và ctv (2008) kết luận rằng phytase không làm tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ ảnh hưởng không rõ ràng của phytase đối với độ hữu dụng của các dưỡng chất khác ngoài phospho như protein, các acid amin và tinh bột

2.4 NGHIÊN CỨU PHYTATE VÀ PHYTASE Ở VIỆT NAM

Hiện nay trên thị trường đã có khá nhiều các nguồn cung cấp phytase, một số được sản xuất trong nước và phần còn lại nhập khẩu từ nước ngoài Tuy chưa có báo cáo thống kê nào được ghi nhận nhưng dường như phytase đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam Mặc dù vậy, cho đến tận những năm gần đây, những nghiện cứu về phytase ở nước ta vẫn còn khá ít Trần Thị Tuyết và ctv (2004) đã có

nghiên cứu sản xuất phytase từ nấm mốc Aspergillus niger Một vài nghiên cứu ứng

dụng đã được triển khai trên heo (Hồ Trung Thông và Đặng Văn Hồng, 2009), gà thịt (Lê Thị Bạch Vân và ctv, 2009), cá basa (Trần Ngọc Thiên Kim và Lê Thanh Hùng, 2007) nhưng chưa ghi nhận được nghiên cứu nào trên gà đẻ Cũng có thể kể đến một nghiên cứu khác rất đáng chú ý liên quan đến vấn đề phytate trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là việc tìm kiếm các gen acid phytic thấp trên lúa nhằm tạo

cơ sở để lai tạo được các giống lúa có hàm lượng phytate thấp trong vỏ cám (Nguyễn Thị Lang và ctv, 2005) Tóm lại, số lượng những nghiên cứu liên quan đến vấn đề phytate trong chăn nuôi ở nước ta là chưa nhiều nên cần thiết phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa

Trang 35

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

Thí nghiệm được bắt đầu tiến hành vào ngày 12/01/2011 và kết thúc vào ngày 15/04/2011 tại trại gà Phước Cơ trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Thí nghiệm gồm 2 phần, được thực hiện trên gà đẻ thương phẩm giống Isa Brown đang nuôi tại trại Gà thí nghiệm sẽ được nuôi theo phương thức chuồng hở trong lồng kẽm 3 ngăn với mỗi ngăn có diện tích khoảng 0,184 m2 (0,4 x 0,46) Các lồng gà được bố trí liên tiếp nhau thành các dãy Thức ăn

và nước uống được cung cấp bằng hệ thống máng ăn dài và các ống gắn núm uống

tự do Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1

Trang 36

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

NPP (%) 0,11 0,25 0,30

Phytase

(FTU/kg) 0 300 450 0 300 450 0 300 450 Nghiệm thức CB1 BS1.1 BS1.2 CB2 BS2.1 BS2.2 CB3 BS3.1 BS3.2

n (con) 32 32 32 32 32 32 32 32 32

Lập lại (lần) 8 8 8 8 8 8 8 8 8

3.2.2 Khẩu phần thí nghiệm

Tất cả 9 khẩu phần thí nghiệm được tổ hợp dựa trên các thực liệu cơ bản

gồm bắp, bánh dầu đậu nành và cám gạo Các tiêu chuẩn về năng lượng, protein và

canxi của khẩu phần cơ bản phù hợp với tiêu chuẩn NRC (1994) (trích dẫn Dương

Thanh Liêm và ctv, 2006) Thí nghiệm sẽ có 3 khẩu phần cơ bản (CB) với các mức

NPP khác nhau: CB1: 0,10% NPP, CB2: 0,25% NPP và CB3: 0,30% NPP Từ 3

khẩu phần CB, 6 khẩu phần khác được thành lập trên cơ sở bổ sung 2 mức phytase

(300 và 450 FTU/kg) vào mỗi khẩu phần CB (khẩu phần bổ sung BS) Các mức

NPP khác nhau của khẩu phần CB được sử dụng nhằm kiểm chứng nhu cầu

phospho của gà đẻ và các khầu phần BS sẽ giúp khảo sát hiệu quả cải thiện của các

mức phytase so với khẩu phần CB Mức phytase bổ sung 450 FTU/kg được sử dụng

để đánh giá hiệu quả tăng thêm của phytase khi được sử dụng với liều cao so với

mức khuyến cáo của nhà sản xuất là 300 FTU/kg Ngoài ra, để khảo sát những tác

động ngoài yếu tố phospho của enzyme, phytase cũng được bổ sung vào các khẩu

phần CB có mức NPP cao

Phytase dùng trong thí nghiệm có tên thương mại là Natuphos do công ty

BASF sản xuất (công ty Bayer phân phối tại thị trường Việt Nam) có hàm lượng

10,000 FTU/g Đây là một 3-phytase, được sản xuất bằng kỹ thuật lên men một

chủng Aspergillus niger không gây bệnh Các loại thực liệu chính của khẩu phần thí

nghiệm bao gồm bắp, bánh dầu đậu nành, cám gạo, DCP và bột sò được phân tích

(Phòng phân tích của Bộ môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại

Học Nông Lâm TPHCM) để kiểm tra hàm lượng thực tế của canxi và phospho

Trang 37

trước khi tổ hợp khẩu phần Thành phần thực liệu và dưỡng chất của các khẩu phần

thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Thành phần thực liệu và dưỡng chất của các khẩu phần trong thí nghiệm

Thành phần thực liệu

(%)

Nghiệm thức CB1, BS1.1, BS1.2 CB2, BS2.1, BS2.2 CB3, BS3.1, BS3.2

(1) Phytase: Natuphos, BASF, 10.000 FTU/g

(2) Thành phần dưỡng chất trong các thực liệu theo Dương Thanh Liêm và ctv (2006)

Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường đại học Nông Lâm TPHCM

(4) Thành phần NPP (nonphytate phosphorus) và PP (phytate phosphorus) trong các thực liệu theo

Dallibard và Liu (2010).

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm trọng lượng gà, tỉ lệ chết, các chỉ tiêu về sản

xuất và các chỉ tiêu về chất lượng trứng Số liệu thu thập được dùng để tính trung

Trang 38

bình của 1 lần lập lại và trung bình của mỗi nghiệm thức được tính từ trung bình của tất cả các lần lập lại trong nghiệm thức đó

3.2.3.1 Trọng lượng gà

Trọng lượng gà (kg/con): sẽ được cân 2 lần khi bắt đầu thí nghiệm (đầu tuần thứ nhất) và khi kết thúc thí nghiệm (cuối tuần thứ 12) Tất cả gà trong mỗi lần lập lại sẽ được cân cùng một lượt và sau đó tính ra trọng lượng trung bình của 1 con trong lần lập lại đó

3.2.3.2 Tỉ lệ chết

Số lượng gà chết sẽ được thu thập mỗi ngày, tỉ lệ chết sẽ được tính vào cuối tuần cho cả giai đoạn thí nghiệm trước đó (tỉ lệ chết tích lũy) Gà chết sẽ được ghi nhận về hình thái bên ngoài và các biểu hiện của nội quan qua mổ khám

- Tỉ lệ đẻ (%) = Tổng số lượng trứng trong tuần x 100

Tổng số gà ngày trong tuần

- Tỉ lệ trứng vỡ,

trứng bất thường (%) =

Tổng số trứng vỡ, bất thường trong tuần

x 100 Tổng số lượng trứng trong tuần

Trang 39

Các chỉ tiêu về chất lượng trứng sẽ được khảo sát 2 lần vào cuối tuần thứ 2

và 10 Mỗi lần khảo sát kéo dài 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 mẫu trứng bình thường

có trọng lượng trung bình của mỗi lần lập lại sẽ được chọn để kiểm tra Như vậy, một lần khảo sát sẽ có tổng cộng 216 mẫu (1 mẫu x 8 lần lập lại của mỗi nghiệm thức x 3 ngày x 9 nghiệm thức) Qui trình khảo sát chất lượng trứng được mô tả bởi Lâm Minh Thuận và Chế Minh Tùng (2002) Mẫu trứng sau khi cân trọng lượng sẽ được tách vỏ cẩn thận để tránh không làm vỡ lòng trắng đặc và lòng đỏ Lòng trắng

và lòng đỏ được hứng chung trên một phiến kính phẳng đặt ngang để đo chiều cao lòng trắng đặc, sau đó tách riêng lòng trắng và lòng đỏ để khảo sát trọng lượng của từng phần Vỏ trứng được tẩy sạch các vết bẩn và lau khô để khảo sát các chỉ tiêu

về trọng lượng vỏ, độ dày vỏ và tỉ lệ khoáng của vỏ

- Chiều cao lòng trắng đặc (mm): đo bằng đuôi thước kẹp điện tử có đơn vị đo nhỏ nhất 0,01mm, mỗi mẫu đo một lần ở giữa mặt phẳng rộng nhất của lòng trắng đặc

- Tỉ lệ lòng đỏ (%): cân trọng lượng lòng đỏ bằng cân điện tử có đơn vị đo nhỏ nhất 0,1g và tính tỉ lệ % so với trọng lượng trứng

- Tỉ lệ lòng trắng (%): bằng 100% trừ đi tỉ lệ lòng đỏ và tỉ lệ vỏ

- Tỉ lệ vỏ (%): vỏ trứng được cân trọng lượng bằng cân điện tử có đơn vị đo nhỏ nhất 0,1g và tính tỉ lệ % so với trọng lượng trứng

- Độ dày vỏ (μm): (không bao gồm vỏ lụa) đo bằng thước balmer điện tử có đơn vị

đo nhỏ nhất 1 μm, lấy giá trị trung bình của 3 số đo ở đầu tù, đầu nhọn và vùng xích đạo của vỏ trứng

- Tỉ lệ khoáng vỏ (%): trong ngày khảo sát cuối cùng của mỗi lần, sau khi đã khảo sát tỉ lệ và độ dày vỏ, 4 mẫu vỏ của 4 lần lập lại (mỗi lần lập lại lấy một mẫu) được chọn ngẫu nhiên trong 8 lần lập lại của mỗi nghiệm thức được sử dụng để phân tích hàm lượng khoáng tổng số của vỏ tại Phòng phân tích của Bộ môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường đại học Nông Lâm TPHCM Tổng cộng sẽ có 36

Trang 40

mẫu được phân tích trong 1 lần khảo sát (1 mẫu x 4 lần lập lại của mỗi nghiệm thức

x 9 nghiệm thức)

3.2.3.5 Hiệu quả kinh tế

So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức được thực hiện khi hoàn tất thí nghiệm 1 Vì các chi phí khác là giống nhau ngoại trừ đơn giá của các khẩu phần thí nghiệm nên hiệu quả kinh tế của nghiệm thức được thể hiện trên chi phí thức ăn cho một kg trứng

- Chi phí thức ăn/kg trứng = Đơn giá khẩu phần x Hệ số chuyển hóa thức ăn

3.3 THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHYTASE ĐỐI VỚI HIỆU

QUẢ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT TRONG THỨC ĂN VÀ MỨC THẢI PHOSPHO TRONG PHÂN CỦA GÀ ĐẺ

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Mục tiêu của thí nghiệm này là nhằm đánh giá hiệu quả tiêu hóa các dưỡng chất trong thức ăn và mức độ giảm thải phospho trong phân của gà đối với 6 khẩu phần CB1, BS1.2, CB2, BS2.2, CB3 và BS3.2 ở thí nghiệm 1 Việc chọn các khẩu phần này (có mức bổ sung phytase 0 và 450 FTU/kg) là để có thể dễ dàng quan sát được ảnh hưởng của phytase trong các chỉ tiêu theo dõi

Thí nghiệm 2 sẽ được tiến hành ngay sau khi thí nghiệm 1 kết thúc Từ 6 nghiệm thức CB1, BS1.2, CB2, BS2.2, CB3 và BS3.2 của thí nghiệm 1, mỗi nghiệm thức sẽ chọn ngẫu nhiên 6 con gà được tiếp tục cho ăn các khẩu phần thí nghiệm tương ứng Mỗi con gà sẽ được nhốt riêng trong một ngăn lồng có diện tích khoảng 0,184m2 (0,40 x 0,46) Như vậy, thí nghiệm 2 sẽ gồm 36 con gà với mỗi lần lập lại là 1 con (1 con x 6 lần lập lại x 6 nghiệm thức) Trong thời gian thí nghiệm kéo dài 5 ngày, mỗi con gà chỉ được cho ăn 50g/ngày để đảm bảo gà ăn hết thức ăn Mỗi ngày cho ăn 1 lần và thời diểm cho ăn là cố định giữa các ngày (nước uống được cung cấp không hạn chế) Trong trường hợp gà chết khi đang thực hiện thí nghiệm, gà mới sẽ được thay vào và thí nghiệm được tiến hành lại từ đầu đối với số

gà này Thành phần thực liệu và dưỡng chất của các khẩu phần được trình bày ở bảng 3.2, sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w