Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủnhiệm khoa Lâm Nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Thự
Trang 1DƯƠNG HIỂN KIÊN
T
ên đề t à i :
THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY KEO LAI
(ACACIA HYBRID) TỪ MÔ TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐỒNG HỶ, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊNKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2DƯƠNG HIỂN KIÊN
T
ên đề t à i :
THỰC HIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÂY KEO LAI
(ACACIA HYBRID) TỪ MÔ TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐỒNG HỶ, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊNKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : LN - K46 Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Kim Tuyến
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu về kết quả thực hiện được trình bày trongkhóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịuhoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà trường
đề ra
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình họctập của mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với quy trình sản xuất
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủnhiệm khoa Lâm Nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, giáo viên hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình sản xuất giống keo lai từ mô trong giai đoạn vườn ươm tại Công ty Lâm Nghiệp Đồng Hỷ, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”.
Trong quá trình thực hiện được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tậntình của các thầy cô trong khoa, cán bộ vườn ươm, đặc biệt cô hướng dẫn TS.Đặng Kim Tuyến là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này, cùngvới sự nỗ lực, cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Cũng nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâusắc tới tất cả sự giúp đỡ đó
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nênkhóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy tôi kính mongnhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Dương Hiển Kiên
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Mẫu bảng điều tra tỷ lệ sống của mô 24
Bảng 3.2: Bảng theo dõi sinh trưởng của cây Keo mô trong giai đoạn vườn ươm 25 Bảng 3.3.Mẫu bảng ghi chép đánh giá phẩm chất cây keo lai mô đạt tiêu chuẩn xuất vườn 26
Bảng 4.1 Kết quả về tỷ lệ sống của mô ở vườn ươm 35
Bảng4.2 Tình hình sinh trưởng cửa cây Keo lai mô ở giai đoạn vườn ươm 36
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá chất lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn 39
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Tưới nước cho cây keo mô ở giai đoạn vườn ươm 31
Hình 4.2: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh ở cây keo lai 32
Hình 4.3: Đảo bầu cây mô ở trạm giống 33
Hình 4.4: Biểu đồ diễn biến tỷ lệ sống, tỷ lệ chết của cây Keo mô ở vườn ươm 35
Hình 4.5.a: Biểu đồ thể hiện sự phát triển của đường kính cổ rễ (D 00 ) của cây Keo mô ở giai đoạn vườn ươm 36
Hình 4.5.b: Đồ thị thể hiện sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Keo mô ở giai đoạn vườn ươm 37
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chất lượng cây con xuất vườn 40
Hình 4.8: Bệnh phấn trắng lá keo 41
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV10, BV33 : Là các dòng giống quốc gia
D00 : Đường kính cổ rễ
Hvn : Chiều cao vút ngọn
IAA : Axit indol axetic
IBA : Axit indol butylic
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
i LỜI CẢM ƠN
ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu 3
1.2.2 Yêu cầu 4
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5 2.1 Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện 5
2.1.1 Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô 7
2.1.2 Thành phần hỗn hợp ruột bầu 9
2.1.3 Kích thước ruột bầu 10
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của mô 10
2.2 Những kết quả về lĩnh vực cấy mô trong nước và nước ngoài 13
2.2.1 Ở trong nước 13
2.2.2 Ở nước ngoài 14
2.2 Tổng quan về cơ sở thực tập 16
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
21 3.1 Đối tượng, thời gian và phạm vi thực hiện 21
3.2 Nội dung thực hiện 21
3.3 Phương pháp và các bước thực hiện 22
Trang 103.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 24
Phần 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN
27 4.1 Kỹ thuật làm luống tạo bầu, cấy cây 27
4.1.1 Kỹ thuật làm luống, tạo bầu cho cây keo lai từ mô 27
4.1.2 Tiêu chuẩn cây mô trước khi cấy vào bầu 29
4.1.3 Xử lý cây mầm và bầu đất trước khi cấy cây 29
4.1.4 Điều kiện nuôi ươm 30
4.2 Kỹ thuật chăm sóc cây mô sau khi cấy vào bầu 30
4.2.1 Tưới nước 30
4.2.2 Bón phân và phòng trừ bệnh hại 32
4.2.3 Đảo bầu, xén rễ, hãm cây 33
4.3 Kết quả theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây mô trong giai đoạn vườn ươm 35
4.3.1 Tỷ lệ sống của cây keo lai mô ở trong giai đoạn vườn ươm 35
4.3.2 Sinh trưởng của cây mô ở các giai đoạn trong vườn ươm 36
4.4 Dự kiến tỷ lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Keo mô 38
4.4.1 Đánh giá chất lượng cây mô và phân loại tiêu chuẩn xuất vườn của cây Keo lai 3
8 4.4.2 Dự kiến tỷ lệ xuất vườn của cây Keo lai mô 40
4.5 Một số bệnh xuất hiện trong quá trình nuôi cấy keo lai mô và cách phòng trừ 41
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
44 5.1 Kết luận 44
5.2 Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 11Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
- Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc tính đến ngày 31/12/2017 củaTổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam thì diện tích rừng trên toàn quốc có14.415.381 ha Trong đó diện tích rừng tự nhiên có 10.236.415 ha, và diệntích rừng trồng có 4.178.966 ha Diện tích độ che phủ của rừng là 41.45%(Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam, 2017) [13] Tuy nhiên diện tích và độ chephủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng vẫn còn thấp Hầuhết diện tích rừng tự nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo, không còn khảnăng đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay Đặc biệt là rừng trồng trongnhững năm vừa qua năng suất đã nâng lên gần 24m3/ha/năm nhưng vẫn chưađáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại, ngành đồ gỗxuất khẩu của Việt Nam gặt hái được nhiều thành quả to lớn, kim ngạch xuấtkhẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triểnchung của nền kinh tế nước nhà Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ,Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản luôn là ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm củasản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
gỗ vào các thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềmnăng phát triển của ngành Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
gỗ còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn,năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu cộng với thách thức về cạnhtranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngànhcủa Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ Latinh thách thức về áp lực thiếuhụt nguyên liệu Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009, sự suy thoái kinh tế
Trang 12thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến xuất khẩuViệt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu nói riêng Do đó, việc đưa
ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩymạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam mang tính cấp bách và rất thiết thực.(theo Tài Liệu.Vn, số ra 11/07/2013) [12]
Theo chiến lược phát triển Lâm Nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2020
đã đề ra Sản lượng gỗ trong nước 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu
m3 gỗ lớn), đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành côngnghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu Đáp ứng nhu cầu củi chủ yếudùng cho khu vực nông thôn và duy trì ở mức 25 - 26 triệu m3/năm Xuấtkhẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷUSD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ) (theo Quyết định của thủ tướng chính phủ18/2007/QĐ-TTG ngày 05/02/2007) [10]
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của kinh ngạch xuất khẩu gỗvào khoảng trên 30% năm Con số này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệuđầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ năm 2010 đến năm
2020 Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay nhu cầu gỗ cho xây dựng vàcác nhu cầu khác trên nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục tăng để đáp ứngnhu cầu sử dụng gỗ càng tăng của xã hội ngành lâm nghiệp đã đưa ranhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài cây mọc nhan h vàcác biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất vàchất lượng rừng trồng
Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh
được đề cập đến đó là cây Keo lai (Acacia hybrid) Cây Keo lai là 1 trong 48
loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông Nghiệp vàPTNT công nhận tại QĐ số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005 Keo laikhông chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả
Trang 13năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiệnmôi trường sinh thái Gỗ Keo lai được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ,
và đặc biệt hơn cả là được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy Keo lai cókhối lượng gỗ lấy ra giấy gấp 2,3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm, hàmlượng xenlulô trong gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có hiệu suất bột giấycao, chất lượng giấy tốt
Sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp cấy mô là lĩnh vựckhá mới và phức tạp Để tạo ra nguồn giống tốt đòi hỏi người thực hiện phảihiểu biết cao về công nghệ cấy mô và có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để đáp ứngyêu cầu nhân giống
Khi đã có giống năng xuất cao thì việc nhân nhanh và đưa ra các giống
đã được chọn lọc và trồng rừng sản xuất là vô cùng quan trọng Trong các kỹthuật nhân giống hiện nay ở nước ta thì nhân giống bằng phương pháp nuôicấy mô cho hiệu quả cao nhất, đặc biệt là chất lượng di truyền của giống câyđược đảm bảo khả năng cung cấp số lượng lớn cây giống ở quy mô côngnghiệp… Để thực hiện được yêu cầu này, việc nghiên cứu nhân giống cho cácđối tượng mới được chọn tạo bằng nuôi cấy mô là việc làm có ý nghĩa trong
nghiên cứu và sản xuất Do vậy tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình sản xuất cây Keo lai (Acacia hybrid) từ mô trong giai đoạn vườn ươm tại công ty Lâm Nghiệp Đồng Hỷ, Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” là cần
Trang 141.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi sinh trưởng của cây từ khi cấy vào bầu
- Theo dõi tỷ lệ sống của cây mô trong vườn ươm
- Các yêu cầu và kỹ thuật chăm sóc cây mô sau khi cấy vào bầu để đạtđược năng suất cao nhất
- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn vườn ươm
Trang 15Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tài liệu về vấn đề thực hiện
Keo lai là tên viết tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá Tràm (Acacia auriculiformic), cây keo lai tự nhiên được
phát hiện lần đầu vào năm 1972 trong số các cây keo tai tượng trồng venđường ở Sabah – Malaixia Ở Thái Lan đầu tiên cũng tìm thấy keo lai đượctrồng thành đám ở Muak-Lek, Salaburi Ở nước ta giống keo lai ở Ba Vì cónguồn gốc cây mẹ là Keo tai tượng xuất xứ Pain-tree bang Queensland –Australia Cây bố là Keo lá tràm xuất xứ Darwin bang Northern Territory –Ôxtrâylia Ở Đông Nam Bộ hạt giống lấy từ cây mẹ keo tai tượng xuất xứMossman và cây bố Keo lá tràm cũng ở Ôxtrâylia nhưng không rõ xuất xứ
Về cơ bản các giống keo lai đã phát hiện ở nước ta đều có cây mẹ cùng vùngsinh thái giống nhau: Vĩ độ 12o20’-16o20’ Bắc, kinh độ 132o16’-145o,30’Đông, lượng mưa 800-1900 mm
Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ Vớimột số dòng keo lai đã chọn lọc trồng thâm canh 3 tuổi đạt trung bình 8,6 -9,8 m về chiều cao, 9,8-11,4 cm về đường kính, 19,4-27,2 m3/ha/năm vềlượng sinh trưởng và 50-77 m3/ha về sản lượng gỗ Rừng keo lai 7-8 tuổi đạt150-200 m3 gỗ/ha, có thể nhiều hơn 1,5-2 lần rừng Keo tai tượng và Keo látràm (theo Lê Đình Khả và cộng sự, 2003) [5]
Cây Keo lai được xác định là một trong những loài cây ưu tiên cho cácchương trình trồng rừng hiện nay ở Việt Nam Hiện nay, có rất nhiều dòngKeo lai đã được công nhận giống quốc gia là BV10, BV16, BV32, các dòngđược công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV5, BV29, BV33, TB6, TB12,KL2, KL20 và KLTA3 Trong đó, có 3 dòng KL2, KL20 và KLTA 3 dòngđược
Trang 16Viện nghiên cứu giấy tuyển chọn và nhân giống đưa vào sản xuất phục vụtrồng rừng.
Các dòng Keo KL2, KL20 và KLTA3 được công nhận là giống tiến bộ
kỹ thuật theo Quyết định dố 2722 QĐ/BNN-KNCN, ngày 07/09/2004 Quyếtđịnh số 1773 QĐ/BNN-KHCN, ngày 17/07/2005 và Quyết định số 1686QQĐ/BNN-KHCN, ngày 09/06/2006
Nuôi cấy mô Keo lai với việc sử dụng đỉnh sinh trưởng, đã tái tạo được
sự non trẻ (sự phát triển ngược phase hay làm trẻ hóa những cây thâ0n gỗ).Quy trình sinh tổng hợp DNA của virus không xảy ra trong tế bào đỉnh sinhtrưởng vì vậy mô đỉnh sinh trưởng là mô duy nhất sạch virus Nhờ những đặctính này mà cây giống Keo lai được sản xuất từ phương pháp nuôi cấy môđỉnh sinh trưởng có sức sống, có ưu thế hơn trong sản xuất gỗ lớn, tuổi thọKeo lai mô kéo dài 10-11 năm, năng suất có thể đạt 230-250 m3/ha (NgôQuang Đê và cộng sự, 2011) [1]
So với giống keo lai hom, việc trồng rừng bằng giống keo lai nuôi cấy
mô có những ưu thế vượt trội Trồng cùng thời gian và được chăm sóc giốngnhau nhưng keo lai nuôi cấy mô cho đường kính và chiều cao thân cây lớnhơn 1,5 lần so với keo lai hom Keo lai nuôi cấy mô cũng chậm ra hoa hơn sovới keo lai hom, điều này cho thấy nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong giai đoạntiếp theo
Mặt khác, keo lai nuôi cấy mô có khả năng chống chịu gió bão và sâubệnh tốt hơn hẳn Nguyên nhân là do giống cây này sạch bệnh, khi phát triểnthì thân lên thẳng, có rễ cọc chắc chắn nên chịu được gió mạnh Vì vậy, rừngtrồng từ giống keo lai nuôi cấy mô rất ít khi bị rủi ro nên giảm chi phí chongười trồng Ngoài ra, giống keo này có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗvới thời gian khoảng 10 năm và chỉ cần trồng thưa nhưng mang lại giá trị kinh
tế cao hơn
Trang 17Keo nuôi cấy mô có quy trình lấy các giống cây đầu dòng từ Viện Khoahọc lâm nghiệp Việt Nam tuyển chọn, chuyển giao về các trại giống Sau khinuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ tiến hành nhân giống qua nhiều công đoạn
để tăng số lượng Mất khoảng 6 tháng cây mới cho ra rễ trong ống nghiệm,sau đó đem ra cho vào bầu đất, làm cho thích nghi với môi trường bên ngoài
Và khoảng 4-5 tháng tiếp theo cây mới đủ tiêu chuẩn xuất đi trồng rừng saukhi được Sở Nông Nghiệp và PTNT công nhân là giống cây con Với ưu điểmcây sinh trưởng đồng đều, nhanh, trong không gian hẹp, không phụ thuộc vàobiến đổi khí hậu…và được trồng hiệu quả ở nhiều địa phương khác, keo nuôicấy mô hứa hẹn nhiều tiềm năng cho người trồng rừng trên địa bàn
Giống Keo lai cấy mô hầu hết là được sử dụng làm cây mẹ cho côngtác nhân giống đại trà (thu hoạch cành giâm), thời gian sinh trưởng của chúngdài và cần điều kiện chăm sóc thường xuyên, chỉ có các công ty cây giống,vườn ươm là xử dụng nguồn này Khi cây mô lớn người ta thu hoạch cànhgiâm để nhân giống và qua nghiên cứu các nhà khoa học trên thế giới khuyếncáo chỉ nên thu hoạch cành giâm từ 3-4 đợt, không lên lạm thu vì những đợtsau phẩm chất cành giâm sẽ kém đi (Huỳnh Đức Nhân, 1996) [8]
Đối tượng thực hiện: Trên trạm giống của Công ty Lâm Nghiệm Đồng
Hỷ thực hiện dòng keo lai giống BV10, BV33
2.1.1 Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
2.2.1.1 Khái niệm, ưu và nhược điểm của cây keo lai mô
Nuôi cấy cơ quan, mô và tế bào là phương pháp sản xuất hàng loạt câycon từ các bộ phận của cây (các cơ quan, mô, tế bào) bằng cách nuôi cấychúng trong ống nghiệm ở điều kiện vô cùng có môi trường thích hợp vàđược kiểm soát các nhân tố trong nuôi cấy
* Ưu điểm
- Được lấy mẫu từ cây bố mẹ khỏe mạnh, có điều kiện sinh trưởng và
Trang 18phát triển tốt ở ngoài thực địa được thông qua cải thiện giống và di truyền cây
bố mẹ có tán tròn đều, góc phân cành lớn, thân cây chính có độ thon thẳng vàkhông cong queo…
- Mẫu để nhân giống được lấy ở đỉnh sinh trưởng là cơ quan trẻ hóanhất từ cây bố mẹ và có đặc tính luôn phát triển theo chiều thẳng đứng
Rừng trồng cây keo lai mô 2 năm tuổi
Cho nên, trong quá trình cây con từ việc nuôi cấy mô cho ra những sảnphẩm về điều kiện tốt nhất về cây con để phục vụ trồng rừng như sau:
Đồng nhất hàng loạt cây con có các đặc điểm di truyền giống từ cây bố
Rừng trồng cây Keo lai mô 3 năm tuổi
Là nguồn giống sạch được bảo quản trong phòng kỹ thuật, cho nên khiđược đưa ra hiện trường trồng rừng cây con ít bị sâu bệnh hại tấn công câyrừng, tình hình sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanhcho việc trồng rừng, chu kỳ kinh doanh rừng khoảng từ 4-7 năm cho gỗ làmnguyên liệu giấy, gỗ dăm… khoảng từ 8-12 năm cho gỗ lớn: gỗ xẻ, gỗ dândụng đóng các đồ trang trí nội thất, ngoài trời… (Nguyễn Quang Đức, 2002)[3]
Cây keo lai mô chỉ cho 1 thân, không 2 thân như loài cây keo lai homnên giảm thiểu trong công việc nuôi dưỡng rừng như cắt tỉa thân trong việctạo hóa sản phẩm rừng trong kinh doanh rừng nhiều tuổi để làm mục tiêu gỗdân dụng, gỗ xẻ…
* Nhược điểm
- Cây keo lai mô thường trong thời gian 3 năm đầu tính từ khi bắt đầu
Trang 19trồng rừng, cành nhánh thường nảy sinh rất nhiều, cho nên nhà trồng rừng cần
có biện pháp nuôi dưỡng rừng trong 1-3 năm đầu cần phải cắt tỉa cành loạingay từ đầu (kỹ thuật cắt tỉa cần có sự hướng dẫn kỹ thật cắt tỉa) để nuôidưỡng thân cây chính và tạo dáng cho cây chính phát triển
- Giá thành cây con thường rất cao so với các loài keo lai giâm hom doquá trình chi phí kỹ thuật về công nghệ cao nuôi cấy mô nhưng bù đắp lại chosinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao hơn cây keo lai giâm hom
2.1.1.2 Cơ sở khoa học
a, Tính toàn năng của tế bào
- Tế bào chứa hệ gen quy định của loài đó mang toàn bộ lượng thôngtin của loài
- Tế bào có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thíchhợp để tạo thành cây hoàn chỉnh
b, Khả năng phân hóa và phản phân hóa
- Phân hóa tế bào: Là quá trình từ tế bào phôi sinh biến đổi thành tế bào
chuyên hóa đảm bảo các chức năng khác nhau
- Phản phân háo tế bào: Là quá trình chuyển hóa tế bào chuyên hóa về
tế bào phôi sinh trong điều kiện thích hợp và tiếp tục phân chia mạnh mẽ
2.1.2 Thành phần hỗn hợp ruột bầu
- Theo Nguyễn Văn Sở (2003), thành phần hỗn hợp ruột bầu là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây controng vườn ươm Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính
và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh Một hỗn hợp ruột bầunhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng khônggiúp cây phát triển tốt Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chấtkhoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnhhưởng xấu đến cây con
Trang 20- Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ)
và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu Đất được chọnlàm ruột bầu là đất tốt có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơgiới từ cát pha đến thịt nhẹ, pH trung bình, không mang mầm mống sâu bệnhhại
2.1.3 Kích thước ruột bầu
- Kích thước bầu là chỉ tiêu phản ánh khoảng không gian sinh sống củacây con Kích thước bầu chi phối không chỉ đến hàm lượng dinh dưỡng nhiềuhay ít, mà còn đến ánh sáng và nước, hình dạng và tình trạng phát triển của hệ
rễ và thân cây Kích thước bầu còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và kỹthuật trồng rừng Kích thước bầu quá lớn sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyểncây con tới nơi trồng rừng, tốn nhiều hỗn hợp ruột bầu do đó chi phí trồngrừng cao Kích thước bầu quá nhỏ sẽ dẫn đến thu hẹp không gian sinh sống,làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, ánh sáng, nước kết quả cũng ảnh hưởng đếnchất lượng cây con Vì thế, trong giai đoạn vườn ươm kích thước bầu đượcnhiều tác giả quan tâm đến như (Nguyễn Xuân Quát, 1985 [9]; Nguyễn MinhĐường, 1985 [2]; Nguyễn Văn Thêm, (2004) [11]
- Kích thước bầu cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Giữ cây đứng vững, hệ rễ phát triển bình thường
+ Cung cấp đầy đủ ánh sang và chất khoáng cho cây con
+ Tiết kiệm không gian gieo ươm
+ Dễ vận chuyển và xử lý khi trồng rừng
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của mô
*Môi trường: Có rất nhiều môi trường được sử dụng để nuôi cấy mô và
tế bào Môi trường phổ thông nhất là môi trường Murashyge và skoog (MS).Môi trường giàu thành phần đa lượng (NP3, NH4), đường, vitamin, các auxinNAA, IAA được sử dụng ở nồng độ tương đối cao để kích thích thành mô sẹo
Có thể sử dụng cả Xitoknin Môi trường nuôi cấy có hai chức năng: Cung cấpcác chất
Trang 21dinh dưỡng vô cơ cho các bộ phận cây đã tách rời tiếp tục sinh trưởng.
- Điều khiển sinh trưởng và phát triển thông qua kiểm soát hoocmon.Ảnh hưởng của hoocmon đến sinh trưởng và phát triển của bộ phận cấy phụthuộc vào bản chất của bộ phận cấy Loại hoocmon hoặc chất điều hòa sinhtrưởng và nồng độ của chúng Cần thử nghiệm để tìm ra môi trường nuôi cấythích hợp cho các hình thức nuôi cấy và cho các loài cây cụ thể Ở môi trường
MS và môi trường WPM (chuyên dùng cho cây gỗ), các chất điều hòa sinhtrưởng thường được sử dụng như sau: NAA và IBA từ 0.1 đến 10 mg/lít, IAA
từ 1 đến 50 mg/lít Các loại xitokinin (Kinetin, Ba, Zeatin ) nói chung từ0.01 đến 10
mg/lít
* Điều kiện môi trường cấy
- Chế độ ánh sáng: Ánh sáng là nhân tố cần thiết cho quang hợp vì vậytrong qua trình nuôi cấy ánh sang giữ một vai trò quan trọng Cây trong ốngnghiệm có thể sử dụng được ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sánh nhân tạo Nếu
sử dụng ánh sáng nhân tạo thì phải có hệ thống đèn chiếu sáng với chủng loạiánh sáng phù hợp Nếu sử dụng ánh sáng ánh sáng tự nhiên thì phòng nuôidưỡng được thiết kế theo kiểu nhà kính bát giác
+ Chu kỳ chiếu sáng: Các loài cây khác nhau đòi hỏi chu kỳ chiếu sánggiữa ngày và đêm khác nhau Đối với Bạch đàn: Thời gian chiếu sáng từ 10-
12 giờ/ngày
+ Độ dài bước sóng: Các vùng quang phổ: Đỏ, Lục, Lam, Tràm, Tím Ảnh hưởng rất khác nhau đến nuôi cấy mô tế bào Đối với loài Thông: ánhsáng đỏ là rất tốt, những vùng tiếp cận là ánh sáng tím thì không có tác dụng
gì Đối với một số loài cây cảnh: ánh sáng thì nẩy chồi và sinh trưởng tốt hơnánh sáng trắng, ánh sáng đỏ thì nẩy chồi rất ít Đối với Bạch đàn: ánh sáng đỏsinh trưởng phát triển tốt
+ Cường độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng không nhất thiết phải cố định
Trang 22là bao nhiêu cho từng loài cây mà nó thay đổi trong từng giai đoạn nuôi cấykhác nhau.
- Nhiệt độ: Tùy theo đặc điểm sinh lý, sinh thái của từng loài cây màđiều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp Nhiệt độ nuôi cấy của Bạch đàn thích hợpnhất là 26-280 ºC đối với nhân chồi và thúc chồi Thời kỳ thúc rễ nhiệt độthích hợp từ 25-30 ºC
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối của không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đếnkhả năng nẩy chồi và ra rễ của các loài cây thực vật Vì vậy trong nuôi cấy
mô khi chúng ta tạo ra nền nuôi cấy cũng cần phải nghiên cứu độ ẩm Độ ẩmtương đối của không khí trong bình nuôi cấy phải đạt như ở ngoài là 85-90%
sẽ thuận lợi cho việc cây phát triển Độ ẩm của phòng nuôi lại phải thấp hơnkhông cho phép vượt quá 60%
- Các chất khí: Các chất khí ảnh hưởng rất nhiều đến hậu quả của việcnuôi cấy cũng như hướng phát triển của mô nuôi cấy Vì vậy cần lưu ý một sốtrường hợp sau:
+ Các bình môi trường nuôi cấy khi cho qua lò khử trùng rất dễ tạo rakhí Ethylen, khí này ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng của mônuôi cấy
+ Quá trình trao đổi chất của các chồi nuôi cấy tạo ra các chất hữu cơ
Để khắc phục hiện tượng này cần thay đổi lịch nuôi cấy theo chu kỳ 20-25ngày Chú ý: Cần phải theo dõi các phản ứng trong bình nuôi
- Thời tiết và thời vụ: Thời tiết và thời vụ có ảnh hưởng lớn đến việcđưa mẫu vào ống nghiệm Mỗi loài cây đều có thời vụ nhất định cho quá trình
ra hoa, kết quả, dâm chồi, nẩy lộc Thời gian lấy mẫu nuôi cấy cần chú ý đếnquá trình ngủ và bắt đầu nẩy chồi, đây là thời kỳ tốt nhất cho lấy mẫu vì ởthời kỳ này lượng auxin tập trung nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng
Trang 232.2 Những kết quả về lĩnh vực cấy mô trong nước và nước ngoài
2.2.1 Ở trong nước
Cây keo lai tự nhiên đã được phát hiện ở Việt Nam, Thái Lan,Malaysia, Indonesia, Australia, nam Trung Quốc và một số nước khác ở vùngChâu Á-Thái Bình Dương, ở vĩ độ 8-22º Bắc, độ cao 5-300 m trên mặt biển,nơi có lượng mưa hằng năm 1500-2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 23-
27 ºC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 31-34 ºC, nhiệt độ tối thấptrung bình tháng lạnh nhất 15-22 ºC
Hệ sinh khối giống Keo Lai được nhân giống bằng phương pháp nuôicấy mô tăng gấp 1.55 lần so sới phương pháp hom và 1,89 lần so với trồngbằng hạt Rễ Keo Lai nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tăng cấp1.54 lần so với phương pháp hom và 1.82 lần so với trồng bằng hạt: Thân,cành Keo lai nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tăng gấp 1.67 lần sovới phương pháp hom và 1.78 lần so với trồng bằng hạt: Lá Keo Lai nhângiống bằng phương pháp nuôi cấy mô bằng tăng gấp 1.50 lần so với phươngpháp hom và 1.85 lần so với trồng bằng hạt
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh, không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao Ở nước ta năng suất trồng rừng (bạch đàn, keo) từ hạt (không kiểm soát) chỉ đạt 5-10 m3/ha/năm Vì vậy việc nhân nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và có tính chống chịu sâu bệnh là một yêu cầu cấp bách đối với công tác trồng rừng (Nguyễn Sỹ Huống, 2003) [4]
Hiện nay đã có hàng trăm ngàn ha rừng trồng công nghiệp từ cây mô, hom phục vụ nguyên liệu cho nhà máy giấy, bột giấy, dăm mảnh, ván ép…
Tuy nhiên, thực tế sản xuất hiện nay vẫn đang sử dụng một số các xuất
xứ có triển vọng và các dòng vô tính cao sản để thay thế các giống được trồng
từ hạt Do đó, đáp ứng được nguồn nguyên liệu thì công tác chọn giống, bảo
Trang 24tồn lưu trữ và phát triển nguồn gen là không thể thiếu.
Đoàn Thị Mai (2009) [6], đã nhân thành công bằng phương pháp nuôicấy mô cho một số dòng keo lai mới chọn tạo như BV71, BV73 và BV75.Báo cáo cho thấy điều kiện khử trùng mẫu hữu hiệu là HgCl2 0.1% trong 8phút với tỷ lệ đạt khoảng 10%, môi trường nuôi cấy cơ bản là môi trường MScải tiến bổ sung BAP 1.5 mg/l và NAA 0.5 mg/l, môi trường ra rễ thích hợp là1/2 MS cải tiến bổ sung IBA 1.5 mg/l
Cây keo lai nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô có những ưu điểmnhư các cây con đồng nhất về mặt di truyền, mang đầy đủ những ưu thế laicủa cây mẹ, hệ số nhân cao, rút ngắn thời gian đứa giống vào sản xuất, trong1m2 nền có thể để được 18.000 cây Cây được làm sạch bệnh và không tiếpxúc với các nguồn bệnh nên đảm bảo các cây giống sạch bệnh Cây Keo laicấy mô sau khi trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều, thân lênthẳng, ít phân nhánh, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân không giòn,chịu được gió mạnh, ít đổ ngã nên có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ,nâng cao giá trị kinh tế Cây keo lai cấy mô khắc phục được những đặc điểmcủa Keo lai hom như dễ đổ (cây mô có dễ cọc), mục ruột (cây mô khử trùngkhông có mầm bệnh)
Chi keo (acacia) là một chi của một số loài cây thân bụi và thân gỗ thuộc về phân họ Trinh nữ (Minosoideae) thuộc họ Đậu (fabaceae) Hiện nay
người ta biết khoảng 1300 loài cây trên thế giới, trong đó khoảng 950 loài cógốc ở Austraulia, và phần còn lại phổ biến ở cả 2 bán cầu, bao gồm châu Phi,miền nam châu Á, châu Mỹ Hiện nay Ở Việt Nam có 2 loài đang được trồngphổ biến là Keo lá tràm và Keo tai tượng
2.2.2 Ở nước ngoài
Keo lai (Acacia hybrid) là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Keo lai là
Trang 25cây gỗ thường xanh,cao 25-30 m, đường kính 30-40 cm Thân thẳng, cànhnhánh nhỏ, đoạn thân dưới cành lớn Vỏ màu xám, hơi nứt dọc Lá, hoa, quả
và hạt đều có tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm Lá (giả) đơnmọc cách 3-4 gân song song xuất phát từ gốc lá Hoa tự bong đuôi sóc nhỏ,màu trắng vàng Quả đậu, mặt cắt ngang hình bầu dục Quả chín tự khai Hạtđen hình elip, dài 4-5 mm, rộng 2.5-3.5 mm Nhân giống bằng nuôi cấy mô(propagation by tissue culture), hoặc vi nhân giống (micropropagation) là têngọi chung cho các phương pháp nuôi cấy in vitro cho các bộ phận nhỏ đượctách khỏi cây đang được dùng phổ biến để nhân giống thực vật, trông đó cócây lâm nghiệp Các bộ phận được dùng để nuôi cấy có thể là trồi đỉnh, chồibên, chồi bất định, bao phấn, phấn hoa, phôi và các bộ phận khác như vỏ cây,
lá non, thân mầm (hypocotyl) … Xong nuôi cấy mô cho chồi bên và chồi bất
định là những phương pháp chính được dùng trong nhân giống cây rừng
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô tế bào thực vật thựcchất là kết quả phân hóa và phản phân hóa tế bào Cơ thể thực vật trưởngthành là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều cơ quan chức năng khácnhau, trong đó có nhiều loại tế bào khác nhau, thực hiện các chức năng cụ thểkhác nhau Các mô có được cấu trúc chuyên môn hóa nhất định là nhờ vào sựphân hóa
Tại Indonesia từ năm 1932 đã có khảo nghiệm xuất xứ cho Tếch
(Tectonagrandis) Các xuất xứ Tếch từ Lào, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và
Indonesia đã được thu thập và xây dựng khảo nghiệm so sánh tại Indonesia(Coster và Edmannn, 1934)
Hiện nay, đã có rất nhiều các loài cây lâm nghiệp được nhân giốngthành công bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào như các loài Acacia, cácloài Eucalyptus, Trong đó, cây keo lai Acacia hybrid là một trong những đốitượng chính được nhân giống thành công ở nhiều nước như Malaysia, Ấn độ
Trang 26R.Yasodha (2004) [15], đã nghiên cứu tái sinh cây keo lai bằng phương nuôicấy mô tế bào cho kết quả sử dụng chất khử trùng HgCl2, mùa tốt nhất để vàomẫu là tháng 5 và tháng 8, sử dụng môi trường MS bổ sung IBA 3.0-5.0 mg/l,NAA 1.0 mg/l và IAA 3.0 mg/l là tốt nhất với dòng No.10; Sử dụng môitrường MS bổ sung IBA 2.0-4.0 mg/l, NAA 1.0 mg/l và IAA 2.0-3.0 mg/l làtốt nhất là dòng No.32.
Christine Le Roux (2009) [14], đã lựa chọn chồi nách từ cây mẹ 1.5năm tuổi, các chồi được khử trùng và vào mẫu thành công Đầu tiên tác giả sửdụng Tween 20 để rửa mẫu, khử trùng trong cồn 70º trong 30s để khử trùng
bề mặt Sau đó tiến hành khử trùng sâu với HgCl2 0.1% trong 1-2 phút Cácchồi invitro được ra rễ thành công trên môi trường MS giảm 1/2 nồng độmuối đa lượng, bổ sung với 0.1 Mm NaFe - EDTA, 1.03 µM NAA và 58.4
µM succharose, pH của môi trường được điều chỉnh ở mức 5.7 và môi trườngđược ổn định bằng Phytagel 0.3% Điều kiện vật lý trong quá trình nuôi cấy là28º C, 16 giờ chiếu sáng ở cường độ 60 µmol.m².s¹
Ở Trung Quốc, từ những năm 1978 viện nghiên cứu Lâm nghiệp KhâmChâu tỉnh Quảng Tây đã tiến hành bảo tồn nguồn gen bạch đàn bằng invitro.Sau đó hình thức bảo tồn này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi (Viện khoahọc Lâm Nghiệp Quảng Tây, viện khoa học Lâm Nghiệp Quảng Đông ) chocác đối tượng: Bạch đàn, thông, keo và một số loài cây khác (Đoàn Thị ThanhNga, 2008) [7]
2.2 Tổng quan về cơ sở thực tập
Đề tài được thực hiện tại trạm giống của công ty Lâm Nghiệp Đồng
Hỷ, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Đồng Hỷ là một huyện miền núi ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyênvới diện tích tự nhiên là 52059 km2 dân số 114608 người thống kê đến năm
2010 Huyện Đồng Hỷ có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 15 xã và
Trang 273 thị trấn là Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu Là nơi đóng quân của trụ sởquân khu 1 Vị trí trạm giống nằm tại xã Hóa Thượng Theo niên giám thống
kê tỉnh Thái Nguyên 1999-2003 xã Hóa Thượng có diện tích 15,36 km2 dân
số 13950 người, mật độ dân cư trú đạt khoảng 908 người/km2 Hóa Thượngđược chia thành 17 xóm là Văn Hữu, Luông, Vải, Sơn Thái, Tướng Quân,Việt Cường, Sông Cầu II, Sông Cầu III, Sơn Cầu, Đồng Thái, Đồng Thịnh,
An Thái, Tam Thái, Tân Thái, Ấp Thái, Hưng Thía, Gò Cao
- Vị trí địa lý
Huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21º32’ đến 21º51’ độ vĩ Bắc, 105º46’đến106º04’ độ kinh Đông Hóa Thượng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thị trấnChùa Hang, cách trung tâm huyện Đồng Hỷ 4 km về phía Bắc, và có tuyếnquốc lộ 1B cũ và mới cùng tuyến tỉnh lộ 259 chạy trên địa bàn Đây là trụđường chính để lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường, tạo điều kiệnthuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội
Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, văn hóa xãhội với các vùng lân cận để học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất, cáchình thức phát triển sản xuất đa ngành nghề cũng như việc tiêu thụ sản phẩm
và phát triển ngành du lịch, thương mại, dịch vụ Hóa Thượng cũng giáp vớisông Cầu ở phần ranh giới Tây Bắc
Xã Hóa Thượng nằm tại phía Tây Bắc của huyện
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với xã Minh Lập
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với xã Hóa Trung
- Phía đông Nam giáp một đoạn nhỏ với 3 xã Khe Mo, Linh Sơn, Đồng Bẩm
- Phía Nam giáp với thị trấn Chùa Hang
- Phía Tây Nam giáp với xã Cao Ngạn và xã Sơn Cẩm
* Đặc điểm địa hình
Xã mang đặc điểm của vùng trung du miền núi, có địa hình đồi núi kế
Trang 28tiếp nhau, xen kẽ giữa các thung lũng nhỏ là các cánh đồng Độ cao trungbình so với mực nước biển là 150 m.
* Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Xã Hóa Thượng cách thành phố Thái Nguyên khoảng 6km
do vậy mang các yếu tố khí hậu đặc trưng của miền núi phía Bắc, đều nằmtrong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt.Mùa mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 (mưa nhiều), gió mùa chủyếu là gió Đông Nam và mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 nămsau (mưa ít), chủ yếu là gió Đông Bắc
Do địa điểm vườn ươm rất gần với thành phố Thái Nguyên nên nó cũngmang đầy đủ tính chất khí hậu chung của thành phố
Do có địa hình đồi núi thấp nên Đồng Hỷ nằm trong vùng ít lạnh
Nhiệt độ trung bình năm: 23 ºC
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 29 ºC
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 16 ºC
Lượng mưa trung bình năm: 1500-2500 mm/năm
Độ ẩm không khí: 78-90%, số giờ nắng trong năm là 1.690 h/năm
- Hệ thống thủy văn: Toàn xã có 37.19 ha sông suối và 33.11 ha đấtmặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, là nguồn nước mặt tự nhiên quýgiá phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Đến nay trên địa bànchưa có nghiên cứu cụ thể và nguồn nước ngầm
Hệ thống sông: Xã có 2 con sông chạy qua địa bàn là sông cầu dài 1 km
và sông Linh Nham dài 2 km
* Thổ nhưỡng
Đất đai xã Hóa Thượng chia làm 2 loại chính:
+ Đất đồi núi chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất tương đốidài, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, ít dinh dưỡng Loại đất này
Trang 29chủ yếu được nhân dân sử dụng để xây dựng nhà cửa, trồng chè, cây lâmnghiệp và một số loại cây lâu năm khác.
+ Đất ruộng do tích tụ phù sa của sông Cầu và các sông suối khácchiếm 30%, đất có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn và đạm ở mứckhá cao, hàm lượng lân và kali ở mức độ trung bình khá Loại đất này rấtthích hợp đối các loại cây lương thực và các loại hoa màu khác
* Văn hóa xã hội
Năm 2011, dân số toàn xã: 13.019 người với 3.034 hộ, bình quân 4-5người/hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,37% mật độ dân số 966 người/km²
Chủ yếu là dân tộc kinh (chiếm 81,3%) và một số dân tộc khác
(chiếm
18,7%) Các khu dân cư được hình thành lâu đời theo tập quán, không sống thành
khu dân cư tập trung mà sống thành từng cụm và được mở rộng qua các năm
- Số trường học trên địa bàn xã đều đạt trường chuẩn quốc gia Giữvững phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở từng bước phấn đấu hoàn thànhphổ cập trung học phổ thông
- Nâng tỷ lệ người dân được tham gia BHYT lên 80%, 100% dân trênđịa bàn xã sử dụng nước hợp vệ sinh, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo lên20%, nâng cao thu nhập cho người dân,không còn hộ nghèo
* Khoáng sản, vật liệu xây dựng
Hiện trên địa bàn xã có 2 mỏ khai thác cát sỏi ven sông Cầu và sôngLinh Nham
* Tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở thực tập
- Sản xuất, kinh doanh trên địa bàn: Hầu như tại Trạm giống của công
ty được đặt hàng từ các chủ rừng sản xuất keo Trong khi việc sản xuất câykeo lai mô thì địa phương chưa có, phải đi mua từ các đơn vị sản xuất kinhdoanh ngoài tỉnh, nên chất lượng giống phụ thuộc vào nơi cung cấp
- Hằng năm Công ty đã sản xuất và tiêu thụ được hơn 87000 cây keo lai