Ngày 123, sở giáo dục và đào tạo đã công bố môn thi thứ tư trong kì thi vào lớp 10 năm 2019 là môn Lịch sử. Nằm giúp các em ôn tập tốt hơn môn Lịch sử, mình đã biên soạn, sưu tầm tài liệu này. Hy vọng nó sẽ bổ ích với các bạn
Trang 1CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 Chương I: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến nay.
1 Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là:
A Mĩ và Nhật Bản B Mĩ và Liên Xô
C Nhật Bản và Liên Xô D Liên Xô và các nước Tây Âu
2 Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng (so với năm 1939) là:
A 73% B 50% C 20% D 92%
3 Mục đích của Mĩ khi phát động chạy đua vũ trang với Liên Xô là:
A Phá hoại tiềm lực kinh tế của Liên Xô
B Phá hoại nền công nghiệp của Liên Xô
C Gây tình trạng căng thẳng trên thế giới
D Tất cả các câu trên đều đúng
4 Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là:
A Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ
B Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ
C Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng
D Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ
5 Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện:
A Cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu
B Các nước đế quốc bao vây kinh tế và chống phá về chính trị
C Bọn phản động trong nước phá hoại cách mạng
D Tất cả các câu trên đều đúng
6 Chính sách đối ngoại của Liên Xô Là:
A Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình
B Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới
C Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới
D Tất cả các câu trên đều đúng
7 Thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liên Xô là:
A 1917-1991 B 1918- 1991 C 1922- 1991 D 1945- 1991
8 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm:
A 1945 B 1947 C 1949 D 1951
9 Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ là:
A Mở rộng lãnh thổ
B Duy trì nền hoà bình thế giới
C ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
D Khống chế các nước khác
10 Điểm chung cơ bản của các nước XHCN là:
A Do Đảng Cộng sản lãnh đạo
B Lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng
C Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trang 2D Cả 3 ý trên.
11 Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng công trình :
A Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim B Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
C Đường dây 500KV D Câu A và C đúng
12 Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ
XX vì:
A.Đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.
B Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ
C Phải cải tổ để sớm áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật đang phát triển của thế giới
D Tất cả các lí do trên
Chương II: Các nước á - phi – mĩ latinh từ sau năm 1945 đến nay.
13 Biến đổi lớn nhất của các nước châu á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Các nước châu á đã giành độc lập
B Các nước châu á đã gia nhập AS EAN
C Các nước châu á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới
D Tất cả các câu trên
14 ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1949) là:
A Kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của địa chủ và phong kiến
B Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do
C Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu á
D Tất cả các câu trên
15 Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam á diễn ra:
A ổn định B Ngày càng phát triển phồn thịnh
C Ngày càng trở nên căng thẳng D ổn định và phát triển
16 Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng năm:
A 7/ 1994 B 4/ 1994 C 7/ 1995 D 7/ 1996
17 Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào năm:
A.Năm 1998 B.Năm 1999 C.Năm 2000 D.Năm 2001
18 Nước đầu tiên ở Đông nam á tuyên bố độc lập là:
A Việt Nam B Lào C Xin-ga-po D In-đô-nê- xia
19 Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là:
A Hô-xê Mác-ti B Phi-đen Ca-xtơ-rô
C Nen-xơn Man đê-la D áp- đen Ca-đê
20 Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân bị sụp đổ hoàn toàn vào những năm 60 của thế kỉ XX, đúng hay sai?
A Đúng B Sai
21 Nhiệm vụ to lớn nhất của các nước á - Phi - Mĩ latinh sau khi giành được độc lập là:
A Củng cố nền độc lập dân tộc B Xây dựng và phát triển đất nước
C Khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu D Tất cả các ý trên
22 Tổ chức ASEAN được thành lập nhằm mục đích:
A Phát triển kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam á
Trang 3B Cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.
C Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
D Tất cả các ý trên
23 Người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi trở thành tổng thống là:
A Nen-Xơn Man-đê-la B Kô-phi An-nan C Phi-đen Ca-xrơ-rô D Mác-tin Lu-thơ King
24 Công cuộc xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc nỏi lên đặc điểm là:
A Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm
B Lấy cải tổ chính trị làm trung tâm
C Lấy xây dựng kinh tế- chính trị làm trung tâm
D Tất cả các ý trên
Chương III: Cách mạng KHKT từ năm 1945 đến nay.
25 Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai được khởi đầu từ nước:
A Anh B Pháp C Nhật D Mĩ
26 Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện nay còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, đúng hay sai?
A Đúng B Sai
27 Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp được bắt đầu từ nước:
A Mĩ B ấn Độ C Pa-ki-xtan D.Mê-hi-cô
28 Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đã đạt được những thành tựu quan trọng đáng chú ý là:
A Con người đặt chân lên Mặt Trăng
B Phát minh ra máy tính điện tử và người máy
C Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”
D Sáng chế những tàu hoả có tốc độ cao
29 Điểm khác biệt căn bản giữa cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai với cuộc cách mạng KH-KT lần thứ nhất là:
A Mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên sự sáng chế máy móc
B Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
C Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn
D Tất cả các ý trên
30 Cừu Đô-li - động vật đầu tiên được ra đời bằng phương pháp:
A Sinh sản hữu tính B Sinh sản vô tính
C Công nghệ phôi thụ tinh trong ống nghiệm D Biến đổi gen
31 Bản đồ gen con người được giải mã hoàn chỉnh vào năm:
A 4/1997 B.4/2003 C 3/2004 D 4/2004
32 Những phát minh có ý nghĩa quan trọng bậc nhất về công cụ sản xuất mới là:
A Máy tính điện tử B Máy tự động
C Hệ thống máy tự động D Tất cả các câu trên
33 Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai đã gây những hậu quả tiêu cực đến đời sống của con người là:
A.Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
Trang 4B Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp.
C Cơ cấu dân cư thay đổi, lao động công nông giảm đi, lao động dịch vụ và trí óc tăng lên
D Tất cả các câu trên
34 “Máy tính mô phỏng thế giới”(ESC) được sản xuất vào năm:
A 3/2000 B 3/2001 C 3/2002 D 3/2003
Chương IV: Mĩ – nhật bản- tây âu từ năm 1945 đến nay.
35 Mĩ là quê hương của cuộc Cách mạng công nghiệp(thế kỉ XVIII- XIX), đúng hay sai?
A Đúng B Sai
36 Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Điều kiện tự nhiên thuận lợi
B Không bị chiến tranh tàn phá
C Buôn bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến
D Bóc lột sức lao động của nhân dân Đông Nam á
37 Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ là:
A Quan hệ bình đẳng với các nước tư bản phương Tây
B Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” âm mưu thống trị toàn thế giới
C Hoà bình hợp tác với các nước trên thế giới
D Trung lập
38 Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian:
A Những năm 50 của thế kỉ XX
B Những năm 60 của thế kỉ XX
C Những năm 70 của thế kỉ XX
D Những năm 80 của thế kỉ XX
39 Chọn câu đúng để điền vào chỗ trống câu sau đây: “Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác …….”
A Con đường cách mạng tháng Mười Nga
B Con đường cách mạng dân chủ tư sản
C Con đường cách mạng vô sản
D Con đường cách mạng thuộc địa
40 Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam
B Mở ra bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam
C Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam
D Là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam
41 Chọn một sự kiện không đồng nhất trong các sự kiện sau đây:
A Khởi nghĩa ở Hà Nội(19/8/1945) B Khởi nghĩa ở Huế (23/8/1945)
Trang 5C Khởi nghĩa ở Ba Tơ ( 11/3/1945) D Khởi nghĩa ở Sài Gòn(25/8/1945)
42 Nguyên nhân quyết định nhất của thắng lợi Cách mạng tháng Tám là:
A Phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại
B Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo
C Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
D Tất cả các nguyên nhân trên
43 Chiến dịch làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va trong cuộc kháng chiến chống Pháp của ta là:
A Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 C Chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào
B Chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954 D Chiến dịch Điện Biên Phủ
44 Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là một loại hình chiến tranh thực dân cũ của Mĩ Đúng hay sai?
A Đúng B Sai
45 Trận chiến đấu gay go, quyết liệt nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh là:
A Trận đánh Phước Long và đường số 14 C Trận đánh ở Phan Rang
B Trận đánh ở Xuân Lộc D Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất
46 Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc chiến tranh giải phóng dân tộc trong:
A 15 năm B 20 năm C 21 năm D 30 năm
47 Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử đúng hay sai?
A Đúng B Sai
48 Mối quan hệ giữa Việt Nam với tổ chức ASEAN từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX là:
A Quan hệ hợp tác song phương
B Quan hệ đối thoại
C Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế
D Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia
49 Thể chế chính trị của Mĩ hiện nay là:
A Cộng hòa C Quân chủ lập hiến
B Cộng hoà liên bang D Quân chủ
50 Theo thoả thuận I-an-ta, Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của:
A Các nước phương Tây C Liên Xô
B Pháp D Mĩ
51 Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là:
A Vơ vét tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc địa
B Tăng cường đầu tư , thu lãi cao
C Đầu tư vào hai ngành chính là đồn điền cao su và khai mỏ
D Đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải và ngân hàng
Trang 652 Tài liệu bằng tiếng Việt đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam là:
A “Bản án chế độ thực dân Pháp” và báo Người cùng khổ
B “Đường Kách mệnh” và báo Thanh niên
C “Con rồng tre” và báo Giải phóng
D “Bản án chế độ thực dân Pháp” và báo Thanh niên
53 “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản
đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” Câu trên là lời phát biểu của:
A Tôn Đức Thắng C Hồ Chí Minh
B Trần Phú D Lê Hồng Phong
54 Sau 1954, Mĩ đã tiến hành âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành:
A Vành đai quân sự bảo vệ Mĩ
B Thuộc địa kiểu cũ và là thị trường tiêu thụ của Mĩ
C Thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để tấn công miền Bắc
D Tất cả các ý trên
55 Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre nổ ra vào ngày tháng năm nào?
A 7/1/1961 B 7/1/1960 C 17/1/1961 D 17/1/1960
56 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 được chia làm mấy đợt?
A 2đợt B 3đợt C 4đợt D 5đợt
57 ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là:
A Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, làm lung lay ý chí
xâm lược của Mĩ
B Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” cuộc chiến tranh xâm lược
C Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu ngồi vào bàn Hội
nghị Pa-ri
D Tất cả các ý trên
58 Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”vì:
A “Chiến tranh cục bộ” bị phá sản
B Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc bị thất bại
C Câu Avà B sai
D Câu A và B đúng
59 Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” vào ngày tháng năm nào?
A 5/8/1964 B 8/5/1964 C 5/8/1965 D 5/6/1964
60 “Nhằm thẳng quân thù, bắn” là câu nói của ai?
A Lê Minh Xuân C Nguyễn Viết Xuân
B Lê Anh Xuân D Bùi Thị Xuân
61 Đảng ta đã chọn hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 là:
A Tây Nguyên C Quảng Trị
B Đông Nam Bộ D Rừng U Minh
62 Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta:
A Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông Dương
Trang 7B Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước Đông Dương
C Chính quyền thân Pháp được thành lập ở nam vĩ tuyến 17
D Câu B và C đúng
63 ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ là:
A Chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp , có Mỹ giúp sức
B Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
C Cả nước tiến lên CNXH
D Câu A và B đúng
64 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp:
A Có sự lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao đúng đắn của Đảng
B ý chí đoàn kết, quyết chiến quyết thắng của toàn dân
C Xây dựng được hậu phương vững chắc và được sự ủng hộ, đoàn kết của các nước XHCN và 3 nước Đông Dương
D Tất cả các câu trên đều đúng
65 Nội dung kế hoạch Nava là:
A.Bước 1(Thu đông 1953 và Xuân 1954): giữ thế phòng thủ ở miền Bắc và thế tiến công ở miền Nam
B Bước 2(Thu 1954): chuyển sang thế tiến công chiến lược ở miền Bắc, cố giành thắng lợi quân sự
C Bước 3(Đông 1954): chiếm hoàn toàn Việt Nam
D Câu A và B đúng
66 Chủ trương phá kế hoạch Nava của ta là:
A Tấn công vào những vị trí quan trọng mà địch tương đối yếu
B Tiêu diệt một phần sinh lực địch
C Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt
D Tất cả các câu trên đều đúng
67 Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự mạnh gồm :
A 49 cứ điểm và 3 phân khu B 50 cứ điểm và 3 phân khu
C 48 cứ điểm và 2 phân khu D 49 cứ điểm và 5 phân khu
68 Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Giơnevơ là:
A Hồ Chí Minh B Võ Nguyên Giáp
C Phạm Văn Đồng D Trường Chinh
69 Hiệp định Giơnevơ được kí kết ngày tháng năm nào? Tại đâu?
A.21/7/1955- Pháp B 27/1/1954- Mỹ
C 21/8/1954 – Trung Quốc D 21/7/1954- Thuỵ Sĩ
70 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?
A 12/2/1968 B 20/12/1960 C 23/9/1945 D 7/5/1954
71 Kết quả của phong trào trào Đồng khởi ở Bến Tre?
A Thành lập Uỷ ban nhân dân tự quản, lực lượng vũ trang, chia ruộng
đất cho dân cày nghèo
Trang 8B.Thành lập chính quyền Xô viết, giải phóng hoàn toàn tỉnh Bến Tre.
C Quân đội được phát triển lên hiện đại, nhân dân đi bầu cử Quốc hội
D Tất cả các câu trên đều đúng
72 ý nghĩa của phong trào Đồng khởi là:
A Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm
B Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ
C Đưa cách mạng miền Nam phát triển nhảy vọt
D Tất cả các câu trên đều đúng
73 Chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” do ai mở?
A Ngô Đình Diệm B Nguyễn Văn Thiệu
C Nguyễn Cao Kỳ D Ngô Đình Nhu
74 Thủ đô Hà Nội được giải phóng vào ngày:
A 10/10/1953 B 10/10/1954
C 10/10/1955 D 10/10/1956
75 Nước Việt Nam không tiến hành tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp định Giơnevơ là do:
A Mĩ nhảy vào chiếm miền Nam Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta
B ý đồ của các cường quốc không muốn Việt Nam thống nhất
C Theo nguyện vọng của nhân dân hai miền Nam- Bắc
D Tất cả các ý trên
76/ Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất( 1954) vì:
A Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều
B Cải cách ruộng đất mới chỉ được tiến hành ở một số địa phương vùng tự do
C Chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến còn phổ biến
D Tất cả các ý trên
77 Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng(1/1959) đã xác định con đường của cách mạng miền Nam là:
A Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân
B Đấu tranh giữ gìn kết hợp với xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng
C Đấu tranh bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân
D Đấu tranh chính trị đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ
78 Chiến thắng quân sự ấp Bắc (Mĩ Tho) của quân dân miền Nam đã chứng tỏ:
A Ta có thể đánh thắng Mĩ
B Ta có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
C Đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
D Tất cả các ý trên
79 Người tổ chức thực hiện chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” là:
A Ngô Đình Diệm B Ngô Đình Nhu
C Ngô Đình Thục D Ngô Đình Cẩn
80 Sau năm 1954, Mĩ tiến hành âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành:
A Vành đai quân sự bảo vệ Mĩ
Trang 9B Thuộc địa kiểu cũ và là thị trường tiêu thụ của Mĩ.
C Thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để tấn công miền Bắc
D Tất cả đều sai
81 ý nghĩa của phong trào Đồng khởi là:
A Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm
B Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
C Đưa cách mạng miền Nam phát triển nhảy vọt
D Tất cả đều đúng
82 Giữa 1961, để đối phó với phong trào Đồng khởi, Mĩ đã thực hiện loại hình chiến tranh:
A Chiến tranh đơn phương B Chiến tranh du kích
C Chiến tranh đặc biệt D Chiến tranh tổng lực
83 Thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân miền Nam trong cuộc chién đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là ở:
A Bắc ái B ấp Bắc C Ba Gia D Bình Giã
84 Hãy nối mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B:
A B
17/1/1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
9/1960 Quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi trong trận ấp Bắc
20/12/1960 Miền Bắc bắt đầu thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm
1961 Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng
2/1/1963 Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ
Nhân dân huyện Mỏ Cày(Bến Tre) “Đồng khởi” chống Mĩ- Diệm
1 Chiến tranh
một phía
a Chiến thắng ấp Bắc- Mĩ Tho(2/1/1963)
2 Chiến tranh
đặc biệt
b Chiến thắng Vạn Tường- Quảng Ngãi(18/8/1965)
3 Chiến tranh
cục bộ
c Phong trào Đồng Khởi- Bến Tre(17/1/1960)
4.” Việt Nam
hoá” chiến
tranh
d Chiến thắng Phước Long (6/1/1975)
e Cuộc tiến công chiến lược 1972
85/ Điền vào chỗ chấm(…) những cụm từ thích hợp cho nhận xét về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
“Mãi mãi được ghi vào ……… ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa………… cách mạng
Trang 10và trí tuệ con người, đi vào lịch sử ……… như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng ………… to lớn và có tính thời đại sâu sắc”
Trường THCS Vạn Sơn
Đề thi học sinh giỏi Môn lịch sử Năm học 2007- 2008
Thời gian 120 phút (không kể giao đề)
I/ trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
1 Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực khoa học- kĩ thuật là:
A Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ
B Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ
C Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng
D Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ
2/ Biến đổi lớn nhất của các nước châu á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Các nước châu á đã giành độc lập
B Các nước châu á đã gia nhập AS EAN
C Các nước châu á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới
D Tất cả các câu trên
3/ Công cuộc xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc nỏi lên đặc điểm là:
A Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm
B Lấy cải tổ chính trị làm trung tâm
C Lấy xây dựng kinh tế- chính trị làm trung tâm
D Tất cả các ý trên
4/ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ là:
A Quan hệ bình đẳng với các nước tư bản phương Tây
B Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” âm mưu thống trị toàn thế giới
C Hoà bình hợp tác với các nước trên thế giới
D Trung lập
5/ Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản:
A Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật
B Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti tư bản
C Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để làm cho nền kinh tế tăng trưởng
D Con người Nhật Bản được đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm
6/ Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai đã gây những hậu quả tiêu cực đến đời sống của con người là:
A.Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
B.Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp