luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI: Khi Việt Nam gia nhập WTO, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt và khó khăn hơn. Sau một thời gian đổi mới và phát triển nền khinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quí báu. Bên cạnh những thành tựu mà nước ta đạt được, thì cũng gặp không ít khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp … Trong đó vấn đề cạnh tranh sống còn trên thị trường là hết sức gay gắt đối với doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đắn, kịp thời, từ đó có nên đổi mới công nghệ hay không. Đồng thời đổi mới phong cách làm việc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp mình. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để biết được sự biến động của công ty trước sự khủng hoảng lương thực của thế giới 2007- 2009. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đúc kết được những kết quả về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty. - Phân tích các nhân tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho những năm tiếp theo. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong 3 năm gần nhất (2007-2009). Đồng thời, phân tích một số chỉ số tài chính: các chỉ số phản ánh khả nang thanh toán nợ ngắn hạn, các tỷ số phản ánh về hoạt động khai thác tài sản, các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh tế, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty. - Tập trung nghiên cứu vào hiệu quả hoạt động của công ty lương thực Hà Nam từ năm 2007 – 2009. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp thu thập số liệu qua các năm: + Dựa vào bảng báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm từ 2007- 2009. + Tham khảo: Sách báo, Tivi, Internet,… để tập hợp thống kê tổng hợp và phân tích. - Phương pháp xử lý số liệu: GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 1 Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang Từ các số liệu đã được thu thập, sử dụng phương pháp so sánh, thống kê các số liệu qua các năm để phân tích nhận diện vấn đề. 1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: Giúp các nhà quản trị của công ty nhận thấy được những thế mạnh cũng như những hạn chế trong hoạt động của mình, các yếu tố ảnh hưởng đến hieu5 quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, giúp các nhà quản trị có giải pháp khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 2 Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1. Khái niệm: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực sẵn có của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh luôn là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động… Vì vậy, khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của vốn…. Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, được xác định bằng công thức: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả kinh doanh (kết quả đầu ra) được đo bằng các chỉ tiêu như: giá sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận… Chi phí kinh doanh (chi phí đầu vào) có thể bao gồm: lao động, tiền lương, chi phí kinh doanh, nguyên vật liệu, vốn kinh doanh (vốn cố định, vốn lưu động…) Chỉ tiêu này phản ánh: 1 đồng chi phí đầu ra trong thời kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu vào. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, chúng ta không chỉ dừng lại việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp, quan trọng nhất là lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi nhuận thu được đó không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn xã hội, do đó hiệu quả mà đơn vị đạt được phại gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. 2.1.2. Bản chất: Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định bằng cách so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động bỏ ra và tiêu chuẩn hiệu quả là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu chi phí trên nguồn vốn sẵn có. Hiệu quả kinh doanh có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác, điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải biết rỏ và sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, vốn…. mà còn phải nắm được nhu cầu hàng hóa trên thị truồng, các đối thủ cạnh tranh. Phải hiêu được thế mạnh thế yếu của doanh nghiệp GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 3 Kết quả kinh doanh (kết quả đầu ra) Chi phí kinh doanh (chi phí đầu vào) Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang để khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh để có thể đứng vững trên cơ chế nền kinh tế thị trường vốn có sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. 2.1.3. Ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ta biết được diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không những là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu cho một chu kỳ kinh doanh mới, kết quả phân tích thời kỳ kinh doanh đã qua và những dự toán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược và phương án kinh doanh có hiệu quả. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cũng là công cụ quan trọng để liên kết các hoạt động chung của doanh nghiệp được ăn khớp nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Tóm lại, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng là căn cứ chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp. 2.2. Doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Trong đó doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu. Nó phản ánh qui mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẻ có được doanh thu bán hàng chứng tỏ mặt hàng của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận. Như vậy, việc đánh giá đúng tình hình doanh thu, tiêu thụ sản phẩm giúp cho các nhà quản lý thấy được ưu khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có những biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao doanh thu, nâng cao lợi nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định lợi nhuận, trong điều kiện kiểm soát được chi phí. 2.2.1. Khái niệm: Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả doanh thu của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu. Theo chế độ kế toán mới và theo Thông tư số 76 TC/TCDN ban hành ngày 15/11/1996 về hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước bao gốm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác. 2.2.1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng hóa bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấ p nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm 3 chỉ tiêu: GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 4 Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang ♣ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu). ♣ Doanh thu hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh liên kết, cho thuê tài sản, lãi tiển gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết… 2.2.1.2. Thu nhập từ các hoạt động khác: Các khoản thu nhập khác là các khoản từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm như trên như: thu từ bán hàng vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, dông cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị… và các khoản thu bất thường khác. 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: - Chất lượng hàng hóa: Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Chất lượng hàng hóa kém sẽ khó bán hoặc bán với giá thấp làm doanh thu không cao, đặc biệt ảnh hưởng đến uy tín của công ty. - Giá sản phẩm: Việc đánh giá thấp sẽ thu hút được khách hàng tăng sức cạnh tranh, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, nó phải bù đắp để trang trải chi phí phát sinh và có được lợi nhuận mong muốn. - Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật: Khi qui mô công ty mở rộng thì công ty cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại đảm bảo cung cấp nhiều hơn, chất lượng hơn. - Nhân tố con người: Là trình độ quản lý kinh doanh, khả năng tiếp thị sản phẩm và am hiểu thị trường, kinh nghiệm thực tiễn tích lũy. - Nhân tố khác: Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần theo dõi, nắm bắt những thông tin về cơ cấu thị trường, chủ trương kế hoạch của nhà nước để kịp thời đưa ra các biện pháp, định hướng đúng đắn cho việc kinh doanh của mình. 2.3. Chi phí: Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. 2.3.1. Theo tính chất hoạt động kinh doanh: Theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 và Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/12/2000 của Bộ Tài Chính thì chi phí của doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí hoạt động kinh doanh: Bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khác: Đây là khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí bất thường khác. GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 5 Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang 2.3.2. Phân loại theo các khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là những chi phí bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, lao vụ của các doanh nghiệp. - Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm lao vụ, dịch vụ trong các doanh nghiệp. Chi phí này thường bao gồm chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương…. - Chi phí sản xuất chung: Chi phí này phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh ờ các phân xưởng, bộ phận sản xuất ở doanh nghiệp. Chi phí này thường bao gồm các khoản mục sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất…. Ba loại chi phí kể trên là những chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất (hay còn gọi là chi phí trong sản xuất) hình thành nên giá thành sản phẩm. Trong đó hai loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp là những chi phí khả biến, còn chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. - Chi phí bán hàng: Chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lao vụ bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm…. Chi phí này bao gồm các tiểu khoản mục sau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng…. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gốm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dự phòng…. - Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng them thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: Chi phí liên doanh, liên kết, chi phí mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có. 2.4. Lợi nhuận: Xét trên góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói khác hơn lợi nhuận là hiệu quả kinh tế mà trước tiên doanh nghiệp cần phải có. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên để phục vụ cho công tác quản lý và cả các mục tiêu kinh tế khác. 2.4.1. Khái niệm: Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Nói cách khác, lợi nhuận là số tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động kinh doanh hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ một chi phí của hoat động đó. Công thức: GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 6 Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang LN = DTT – (Z SXTT + CPBH + CPQLDN) Trong đó: LN: Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp DTT: Doanh thu thuần Z SXTT : Giá thành sản xuất sản phẩm CPBH: Chi phí bán hàng CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp Hiện nay theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC và Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/12/2002 của Bộ Tài Chính thì lợi nhuận doanh nghiệp gồm: Lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thu từ các hoạt động khác. 2.4.1.1. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh: - Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là khoảng chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm: Giá vốn hàng hóa, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp… Lợi nhuận này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích lũy cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Đồng thời, cũng là điều kiện tiền đề lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: Quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi,…. Là điều kiện để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Lợi nhuận này chính là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 2.4.1.2. Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Lợi nhuận khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên. Ngoài ra, trên báo cáo tài chính kinh doanh còn có các loại lợi nhuận như: - Lợi nhuận trước thuế: Là lợi nhuận đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận sau thuế: Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. LNST = LNTT – (LNTT * Thuế suất) = LNTT * (1 – Thuế suất) Trong đó: LNST: Lợi nhuận sau thuế LNTT: Lợi nhuận trước thuế 2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp: Doanh thu bán hàng: Bao gồm giá cả hàng hóa, khối lượng hàng hóa và kết cấu hàng hóa, các nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận. GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 7 Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang Giá vốn hàng bán: Bao gồm giá cả hàng hóa, khối lượng hàng hóa và kết cấu hàng hóa, các nhân tố này ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Lãi gộp: Bao gồm các yếu tố trên nhưng ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Bao gồm nhân tố doanh thu và tỷ suất chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp. 2.4.3. Ý nghĩa của lợi nhuận: Đối với xã hội: Mở rộng, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chúc năng duy nhất của doanh nghiệp. 2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh tế: 2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: * Khả năng thanh toán hiện thời: = x 100% Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số < 1: Khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn tương đối yếu, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số > 1: Có khả năng đảm bảo được các khoản nợ khi đến hạn thanh toán, nếu quá cao cũng không tốt vì điều này cho thấy nguồn nhân lực của công ty đang bị lãng phí. * Khả năng thanh toán nhanh: = Khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắc khe hơn về khả năng thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong nhiều doanh nghiệp trên được xem là hợp lý. Tỷ số < 1: Khi đó sẽ thiếu tiền thanh toán ngay, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phải thanh toán những khoản tiền có tính cấp thiết. Tỷ số = 1: Đủ tiền thanh toán ngay Tỷ số > 1: Thừa tiền thanh toán. GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 8 Khả năng thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh Tài sản lưu động – tồn kho Nợ ngắn hạn Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang Tuy nhiên, cũng như tỷ số khả năng thanh toán hiện thời, nếu quá cao cũng không tốt vì điều này cho thấy nguồn lực của công ty bị lãng phí. 2.5.2. Các tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu vốn đầu tư: * Tỷ số nợ: = x 100% Tỷ số nợ cho thấy tỷ trọng giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tại một thời điểm nhất định. Nếu tỷ số nợ quá cao thì mức độ rủi ro sẽ cao, doanh nghiệp có thể bị ép phá sản nếu các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn. * Tỷ số nợ dài hạn trên vốn đầu tư dài hạn: = x 100% * Tỷ số vốn chủ sở hữu trên vốn đầu tư dài hạn: = x 100% Hai chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu vốn dài hạn của doanh nghiệp. 2.5.3. Các tỷ số phản ánh về hoạt động và khai thác tài sản: * Vòng quay hang tồn kho: Tỷ số này phản ánh số vòng quay của tài sản dự trữ trong kỳ kinh doanh và thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý tồn kho. Số vòng quay tồn kho càng lớn càng tốt. GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 9 Tỷ số nợ dài hạn Tổng nợ Tổng nguồn vốn Tỷ số dài hạn trên vốn đầu tư dài hạn Nợ dài hạn Nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu Tỷ số vốn chủ sở hữu trên vốn đầu tư dài hạn Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn Số vòng quay tồn kho = Doanh thu thuần Tồn kho Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang * Kỳ thu tiền bình quân: x 360 Chỉ tiêu này được dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Cho thấy khi tiêu thụ hàng thì bao lâu doanh nghiệp được thu tiền. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị ứ động trong khâu thanh toán. Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân cao cho thấy vốn doanh nghiệp đang bị chiếm dụng. Tuy nhiên, các khoản phải thu có nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các chính sách bán hàng của doanh nghiệp. * Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (hệ số vòng quay TSLĐ): = Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng tài sản lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ thì tạo ra mấy đồng doanh thu. Hiệu suất này càng cao càng tốt. * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: = Hiệu suất này phản ánh cứ một đồng tài sản cố định đưa vào sử dụng trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất này càng cao càng tốt. * Hiệu suất sử dụng tài sản (hệ số vòng quay tài sản): = Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng quát về quản lý và khai thác tài sản nói chung của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và GVHD: Lưu Thị Thái Tâm SVTH: Hà Đăng Tài Trang 10 Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần Các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Doanh thu thuần Tài sản lưu động Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định Doanh thu thuần Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng tài sản Tổng tài sản . tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ NAM CHI NHÁNH AN GIANG 3.1. SVTH: Hà Đăng Tài Trang 15 Phân tích HQHĐKD của công ty CP lương thực Hà Nam chi nhánh An Giang PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TYCỔ