1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu tận dụng thịt đen cá ngừ đại dương để làm phân bón ứng dụng trong rau sạch

96 540 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 5,21 MB

Nội dung

Trong bối cảnh đó việc tận dụng nguyên liệu còn lại của cá ngừ để sản xuất phân bón cá ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề cấp thiết.. Tiềm năng phát triển ngành phân bón h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỂ LÀM PHÂN BÓN ỨNG DỤNG TRONG RAU SẠCH

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN ANH TUẤN Sinh viên thực hiện: CHÂU THỊ LỆ QUYỀN

Mã số sinh viên: 5613 6552

Khánh Hòa - 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trải qua bốn năm học tập tại trường Đại Học Nha Trang cho đến nay, em đã hoàn thành xong chương trình học tập và đề tài tốt nghiệp Trong suốt thời gian làm đề tại tốt nghiệp tại các phòng thí nghiệm của Trường Đại học Nha Trang, em đã học hỏi thêm nhiều kiến thức mới và bổ ích để giúp ích cho em trong cuộc sống sau này Rèn cho em được khả năng thực hành, tiếp xúc với công việc nghiên cứu khoa học thay vì chỉ được học kiến thức lý thuyết trên ghế giảng đường Từ đó em có thêm kinh nghiệm

để trang bị cho hành trang tương lai của mình

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô trong Khoa Công nghệ Thực phẩm đã giúp em hoàn thành khóa học của mình

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS TS Nguyễn Anh Tuấn là người thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này

Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè, đặc biệt ba mẹ và chị gái luôn là người ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành đề tài

Trong quá trình hoàn thành nghiên cứu này em đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể nào tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 10 tháng 7 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Châu Thị Lệ Quyền

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về công nghệ chế biến cá ngừ đại dương 3

1.1.1 Cá ngừ đại dương 3

1.1.2 Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ cá ngừ đại dương 9

Quy trình chế biến CO Tuna Loin 9

1.1.3 Nguyên liệu còn lại từ quá trình chế biến cá ngừ đại dương 17

1.1.4 Tiềm năng tận dụng nguyên liệu còn lại từ quá trình chế biến cá ngừ đại dương 17

1.2 Tổng quan về phân bón cá 19

1.2.1 Phân bón cá 19

1.2.2 Tác dụng của phân bón cá: 19

1.2.3 Công nghệ sản xuất phân bón cá: 23

1.2 4 Tiềm năng ứng dụng của phân bón cá trong lĩnh vực nông nghiệp 25

1.3 Tổng quan về nghiên cứu và ứng dụng phân bón cá 26

1.3.1 Nghiên cứu trong nước 26

1.3.2 Nghiên cứu ngoài nước 26

1.4 Tổng quan về nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ 30

1.4.1 Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: 30

1.4.2 Tổng quan về nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới: 33

CHƯƠNG 2 : NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Nguyên vật liệu 36

2.1.1 Phế liệu cá ngừ đại dương 36

2.1.2 Chế phẩm men vi sinh EM gốc 37

2.1.3 Dịch rỉ đường 38

Trang 4

2.1.4 Phân cá 38

2.1.5 Phân NPK tổng hợp 39

2.1.6 Hạt giống mồng tơi 40

2.1.7 Hạt giống cải ngọt 40

2.1.8 Hạt giống rau muống 41

2.1.9 Hạt giống măng tây 41

2.1.10 Cây giống sâm Bố chính 42

2.2 Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 42

2.2.2 Phương pháp điều chế chế phẩm EM-2 44

2.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm áp dụng dịch cá thủy phân cho cây trồng44 2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan phân cá 46

2.2.5 Phương pháp xác định khối tỉ trọng của dịch thủy phân từ thịt cá 46

2.2.6 Phương pháp xác định giá trị ph của dịch thủy phân từ thịt cá 46

2.2.7 Phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học của phân cá 46

2.2.8 Phương pháp phân tích số liệu 46

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47

3.1 Ảnh hưởng của thời gian ủ đến mức độ thủy phân cơ thịt cá 47

3.2 Đề xuất quy trình công nghệ sản xuất dịch thủy phân từ cơ thịt đen cá ngừ 49 đại dương 49

3.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 49

3.2.2 Giải thích quy trình 50

3.3 Đặc tính chất lượng của phân cá sản xuất từ cơ thịt đen cá ngừ đại dương 54

3.4 Ứng dụng dịch thủy phân từ cơ thịt đen cá ngừ trong lĩnh vực nông nghiệp 57 3.4.1 Ứng dụng trên cây cải ngọt 57

3.4.2 Ứng dụng trên cây mồng tơi 62

3.4.3 Ứng dụng trên cây rau muống 65

3.4.4 Ứng dụng trên cây măng tây 68

3.4.5 Ứng dụng trên cây sâm dược liệu 71

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHẦN PHỤ LỤC 80

Trang 6

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

nhiễm hữu cơ khó phân hủy

Agriculture Movemen ( liên đoàn quốc

tế về phòng trào nông nghiệp hữu cơ)

chuẩn của bộ nông nghiệp Nhật Bản)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Thành phần dinh dưỡng của thịt cá ngừ đại dương 4

Bảng 3 1 Ảnh hưởng của thời gian ủ đến mức độ thủy phân cơ thịt cá 48

Bảng 3 2 Đặc tính cảm quan của dịch thủy phân từ cơ thịt đen cá ngừ đại dương vây vàng 54

Bảng 3 3 Đặc trưng vật lý của dịch thủy phân từ cơ thịt đen cá ngừ đại dương vây vàng 55

Bảng 3 4 Kết quả phân tích hàm lượng N, P, K của dịch thủy phân từ cơ thịt đen cá ngừ đại dương vây vàng 55

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Cá ngừ mắt to 4

Hình 1 2 Cá ngừ vây vàng 5

Hình 1 3 Cá ngừ vây dài 5

Hình 1 4 Cá ngừ chấm 6

Hình 1 5 Cá ngừ bò 7

Hình 1 6 Cá ngừ sọc dưa 7

Hình 1 7 Cá ngừ vằn 8

Hình 1 8 Phân bón cá thủy phân trong sản xuất rau hữu cơ 27

Hình 1 9 Ứng dụng phân bón cá trong nông nghiệp hữu cơ 28

Hình 2 1 Cá ngừ đại dương vây vàng 36

Hình 2 2 Phế liệu cơ thịt đen cá ngừ đại dương vây vàng 37

Hình 2 3 Chế phẩm EM gốc 37

Hình 2 4 Dịch rỉ đường 38

Hình 2 5 Phân cá thương hiệu CropMaster nhập khẩu từ Mỹ 39

Hình 2 6 Phân NPK hiệu đầu trâu sử dụng trong nghiên cứu 39

Hình 2 7 Hạt giống mồng tơi 40

Hình 2 8 Hạt giống cải ngọt Trang Nông 40

Hình 2 9 Hạt giống rau muống 41

Hình 2 10 Hạt giống măng tây xanh (Asparagus officinalis) 41

Hình 2 11 Cây sâm Bố chính 42

Hình 2 12 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 43

Hình 2 13 Chế phẩm EM-2 44

Hình 2 14 Sơ đồ bố trí thí nghiệm áp dụng phân cá cho cây trồng 45

Trang 9

Hình 3 2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dịch thủy phân từ cơ thịt đen cá ngừ đại

dương vây vàng 49

Hình 3 3 Thịt đen cá ngừ sau khi xử lý và trước khi phối trộn với EM-2 và nước 50

Hình 3 4 Thịt cá sau khi phối trộn với chế phẩm EM-2 và nước 51

Hình 3 5 Qúa trình ủ hỗn hợp thịt cá với chế phẩm EM-2 52

Hình 3 6 Qúa trình lọc dịch cá thủy phân 52

Hình 3 7 Dịch cá thủy phân chứa trong các can chuẩn bị đem đi thí nghiệm 53

Hình 3 8 Phân cá thủy phân từ cơ thịt đen cá ngừ vây vàng 53

Hình 3 9 Dịch cá thủy phân sản xuất từ cơ thịt đen cá ngừ đại dương vây vàng 54

Hình 3 10 Dịch cá biển thủy phân sản phẩm của Nông trại Thanh An 56

Hình 3 11 Sản phẩm phân cá (fish emulsion) nhập khẩu từ Mỹ 57

Hình 3 12 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển số lá của cây cải ngọt 58

Hình 3 13 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển số lá trung bình của cây cải ngọt 58

Hình 3 14 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều rộng của lá cây cải ngọt 59

Hình 3 15 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển chiều rộng lá trung bình của cây cải ngọt 60

Hình 3 16 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều dài của lá cây cải ngọt 61

Hình 3 17 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển chiều dài lá trung bình của cây cải ngọt 61

Hình 3 18 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển số lá của cây mồng tơi 62

Hình 3 19 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển số lá trung bình của cây mồng tơi 63

Trang 10

Hình 3 20 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển chiều cao của cây mồng tơi 64

Hình 3 21 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển chiều cao trung bình của cây mồng tơi 64

Hình 3 22 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển chiều cao trung bình của cây rau muống 65

Hình 3 23 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển chiều cao trung bình của cây rau muống 66

Hình 3 24 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều rộng lá của cây rau muống 67

Hình 3 25 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến tốc độ phát triển trung bình chiều rộng lá của cây rau muống 67

Hình 3 26 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều cao của cây măng tây 68

Hình 3 27 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều cao trung bình của cây măng tây 69

Hình 3 28 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển số chồi non của cây măng tây 70

Hình 3 29 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển số chồi non trung bình của cây măng tây 70

Hình 3 30 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều cao của cây sâm dược liệu 71

Hình 3 31 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều cao trung bình của cây sâm dược liệu 72

Hình 3 32 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều dài lá của cây sâm dược liệu 73

Hình 3 33 Ảnh hưởng của việc bón phân khác nhau đến sự phát triển chiều dài lá

trung bình của cây sâm dược liệu 73

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề:

Cá ngừ là một trong những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam: theo tổng cục thủy sản Việt Nam, sản lượng khai thác cá ngừ 9 tháng đầu năm 2017 của ba tỉnh miền trung ( Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) ước đạt 15,320 tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước Trong đó theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ trong tháng 2/2017 đạt 36,6 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2016 [1] Các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của nước ta bao gồm: đóng hộp, tươi sống, đông lạnh và khô Phần thịt cá được sử dụng trong sản xuất là chủ yếu, trong khi đó các phần còn lại như đầu, xương, da, thịt rẻo ( chiếm 40 – 50 %) đa số được các công ty chế biến cá ngừ đại dương xem như phần phế liệu, bán ra bên ngoài với giá trị thấp [10] Trong khi đó, những phần này là nguồn giàu protein, lipit Vì vậy cần phải tìm cách tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn này, làm cho chúng trở thành những sản phẩm có giá trị gia tăng, từ đó tăng thêm lợi nhuận cho xí nghiệp chế biến thủy sản Trong bối cảnh đó việc tận dụng nguyên liệu còn lại của cá ngừ để sản xuất phân bón cá ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề cấp thiết

Vì nó vừa giải quyết được lợi nhuận cho các xí nghiệp chế biến cá ngừ, vừa giúp được bà con trong sản xuất nông nghiệp về vấn đề phân bón

2 Mục tiêu đề tài

Sản xuất được dịch đạm thủy phân từ phế liệu cá ngừ nhằm tiến tới sản xuất sản xuất phân bón cá phụ vục cho sản xuất nông nghiệp

3 Nội dụng của đề tài

- Tìm hiểu về cá ngừ đại dương

- Nghiên cứu chế độ thủy phân phế liệu cá ngừ đại dương bằng chế phẩm EM

- Đề xuất quy trình công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp

Trang 12

4 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Làm cở sở khoa học cho việc định hướng khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu còn lại từ cá ngừ để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng

- Xác định điều kiện tối ưu để thu nhận được dịch thủy phân protein từ nguyên liệu còn lại của cá ngừ đạt yêu cầu

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Tận dụng nguồn nguyên liệu còn lại từ cá ngừ của các nhà máy, công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Bình Định để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, nhằm tạo doanh thu cho các doanh nghiệp

- Quy trình thu hồi dịch thủy phân protein từ nguyên liệu còn lại của cá ngừ

dễ áp dụng trong thực tiễn để chuyển giao cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Trang 13

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về công nghệ chế biến cá ngừ đại dương

1.1.1 Cá ngừ đại dương

Tên khoa học: Thunnus apoundacares

Tên tiếng anh: Tuna

Cá ngừ có thân hình thoi, hơi dẹt, sinh sống ở vùng biển ấm, cách bờ biển 185km, cá ngừ sống ở tầng nước nổi và tầng giữa, mùa vụ khai thác chính là mua xuân

và mùa hè Kích thước khai thác tương đối lớn (6 loài có kích thước từ 20-70cm, khối lượng từ 0,5 - 4kg Riêng hai loài cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có kích thước lớn

70 - 200cm, khối lượng 1,6 - 64kg) [10] Thịt cá ngừ có màu đỏ hoặc đỏ sẫm, trong cá ngừ có nhiều huyết chiếm 5 – 6% trọng lượng cá tươi Thân nhiệt của cá ngừ thường cao hơn các loài cá khác, hầu hết các loài cá khác có thân nhiệt cao hơn môi trường sống 1 - 2 0C nhưng cá ngừ thì có thân nhiệt cao hơn môi trường sống tới 10 0C vì vậy thịt cá ngừ nhanh hỏng hơn các loài cá khác Thịt cá ngừ có nhiều nạc, ít mỡ, giàu dinh dưỡng và muối khoáng Cá ngừ có hàm lượng vitamin D, photpho cao, có nhiều axit béo không bão hòa (nhất là omega-3)

Trang 14

Bảng 1 1 Thành phần dinh dưỡng của thịt cá ngừ đại dương

Thành phần dinh dưỡng trong 100g thực phẩm ăn được

Năng

lượng

Nước Protein Lipit Tro Canxi Photpho Sắt Kali Natri A B1 B2 PP

 Tên tiếng anh: Bigeye tuna

 Tên khoa học: thunnus obesus

Trang 15

biệt là vùng Bắc Bán Cầu Chúng sống cách biệt khỏi các loài cá khác, động vật giáp xác và mực Sản lượng đánh bắt hằng năm khoảng 25.000 tấn Thịt cá ngừ mắt to có màu đỏ tươi và hương vị thơm ngon

 Cá ngừ vây vàng

Hình 1 2 Cá ngừ vây vàng

 Tên tiếng anh: yellowfin tuna

 Tên khoa học: thunnus albacares

 Cá ngừ vây dài

Hình 1 3 Cá ngừ vây dài

Trang 16

 Tên khoa học: thunnus allunga

 Tên tiếng anh: Eastern little tuna

 Tên khoa học: euthynnus affinis

 Kích thước: 240 – 450 mm, chủ yếu là 360 mm

Trang 17

 Cá ngừ bò

Hình 1 5 Cá ngừ bò

 Tên tiếng anh: Longtail tuna

 Tên khoa học: thunnus tonggol

 Kích thước: 400 – 700 mm

 Cá ngừ sọc dưa

Hình 1 6 Cá ngừ sọc dưa

 Tên tiếng anh: Striped tuna

 Tên khoa học: sarda oriertalis

 Kích thước: 450 – 750 mm

Trang 18

 Cá ngừ văn

Hình 1 7 Cá ngừ vằn

 Tên tiếng anh: Skipjack tuna

 Tên khoa học: katsuwonuspelamis

 Kích thước: 240 – 700 mm, chủ yếu là 480 – 560 mm

Mùa vụ khai thác: ở Việt Nam gồm 2 vụ chính bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, vụ phụ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Cá ngừ thường tập trung thành đàn và di cư, trong đàn thường bao gồm một số loài cá khác nhau Nghề khai thác chủ yếu là lưới vây, rê [10]

Cá ngừ được chế biến thành các sản phẩm như: Tuna Loin, Tuna Steak, Tuna Cube, CO Tuna Loin, CO Tuna Steak, CO Tuna Saku, CO Tuna Cube

Trang 19

1.1.2 Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ cá ngừ đại dương

Quy trình chế biến CO Tuna Loin

XẾP KHUÔN

VÀO PE, HÚT CHÂN KHÔNG

CHẾ BIẾN TINH

XỬ LÝ CO

Ủ ĐÔNG NGUYÊN LIỆU

Trang 20

Thuyết minh quy trình

Giấy nghệ ( để kiểm tra nồng độ borat trong cá)

Nước đá vảy: giữ tươi nguyên liệu

Bàn, rổ, xe vận chuyển nước đá bào, pallet, găng tay

Thao tác thực hiện:

Nguyên liệu của nhà máy chủ yếu được đánh bắt bằng cách câu Cá sau khi mắc câu được ngư dân kéo lên một cách từ từ, trách để cá vùng vẫy mạnh làm giảm chất lượng thịt cá và giảm khả năng cá xẩy khỏi câu Khi cá được kéo lại gần tàu thì dùng móc, móc ở phần đầu cá không được để móc đâm vào thân, cổ họng hoặc tim cá Cần dùng 2 móc khi bắt được cá to Sau khi cá được đưa lên tàu được ngư dân làm chết ngay bằng cách dùng chày đập mạnh vào đỉnh đầu cá (giữa 2 mắt) và tháo lưỡi câu ra khỏi miệng Cá sau khi được làm chết sẽ được phun nước trực tiếp rửa đều trên bề mặt hoặc dùng ca nước xối lên trên bề mặt cá để rửa trôi những tạp chất, rửa sạch phần máu do quá trình làm chết cá

Chú ý: Dùng nước biển để rửa, nhiệt độ nước rửa nhỏ hơn 5oC Sau khi rửa cá được giữ nguyên để tiến hành sơ chế

Cá được ướp đá và vận chuyển về nhà máy bằng xe bảo ôn, nhiệt độ nguyên liệu

=< 4oC

Trang 21

Kiểm tra giấy cam kết không dùng chất cấm để bảo quản nguyên liệu

Nguyên liệu được kiểm tra đánh giá cảm quan, đánh giá độ tươi: da có màu sáng

tự nhiên, mắt trong, thịt đàn hồi, không có mùi lạ Tránh những thân cá có chất lượng cảm quan không đạt yêu cầu, cá còn tươi tỉ lệ dập nát cơ học = < 2,5%

Trang 22

Cá phải sạch máu, tạp chất, vi sinh vật bám trên bề mặt

Thao tác:

Cá sau khi cắt đầu được đặt lên dụng cụ vận chuyển để đưa đến bồn nước (nồng

độ cholorine 5 - 10ppm, nhiệt độ =< 5oC), múc nước rửa xối lên bề mặt cá từ đầu đến đuôi Nếu không làm sạch thì phải xối lại đến khi đạt yêu cầu

Đối với miếng Fillet ra thì ta còn dùng dao lạn da và quanh các đường máu bầm, gân máu

Thao tác:

Tại khu vực chế biến cá sẽ lần lượt đi qua các công đoạn như sau:

Fillet (ra loin) Loại bỏ xương Lóc thịt đỏ Lạn da Định hình Lau khô

Fillet ra loin:

Đặt cá lên bàn sao cho lưng cá quay về hướng người chế biến, tay không thuận giữ chặt thân cá, tay thuận cầm dao cắt 2 đường da theo hướng vây lưng từ đỉnh đầu đến đuôi Tiếp theo dùng mũi dao rạch sâu 2 đường phía dưới bụng từ đuôi cá lên vây

ức cá, tiếp theo cắt một đường xung quanh đuôi Sau cùng dùng dao rạch sâu 2 đường cho đến khi nửa miếng cá rời khỏi xương, đường dao phải sát xương ngang của miếng

cá Dùng dao lớn róc xương từ đuôi đến mang để tách nửa miếng cá ra khỏi xương

Trang 23

* Loại bỏ xương:

Tiếp tục lóc phần thịt bụng và xương còn trên miếng lion cá ngừ

* Lạng da:

Đặt ¼ miếng cá nằm ngửa, da cá tiếp xúc với mặt bàn, dùng dao tách ra khỏi thịt

ở phần đuôi, tay không thuận giữ chặt phần da xuống mặt bàn, tay thuận cắt nhẹ nhàng, tách da ra khỏi thịt từ đuôi đến phần đầu

Trang 24

mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho khí CO khuếch tán đều trên bề mặt miếng thịt, cho vào túi PE, bơm đầy khí CO, dùng băng keo cột kín miệng, cho vào hầm ủ CO

* Chế biến tinh:

Mục đích:

Tạo hình thức đẹp cho sản phẩm, đều màu Miếng thịt sau khi ủ đông được chuyển đến phòng chế biến tinh Lấy miếng thịt ra khỏi bao PE, tiến hành cắt bỏ những phần thịt dư, không đều màu, giúp sản phẩm đều màu

Trang 25

* Cân:

Mục đích: phân size và định lượng sản phẩm vào trong thùng PE

Yêu cầu: sản phẩm đảm bảo vệ sinh, đúng cỡ, loại, đủ trọng lượng, định hình đẹp, thao tác nhanh, chính xác

Thao tác: kiểm tra và hiệu chỉnh dụng cụ cân đo trước khi cân, cân phải đặt ở vị trí cân bằng Đặt từng miếng cá lên bàn cân, phân size theo yêu cầu của khách hàng, sau đó đưa miếng thịt vào sọt nhựa, cân định lượng cho từng sản phẩm

Trang 26

Chú ý:

 Trước khi cân phải vệ sinh sạch sẽ, hiệu chỉnh cân, kiểm tra độ dao động và độ chính xác của cân, kiểm tra sơ chất lượng, chủng loại, kích cỡ, loại của bán thành phẩm

 Trọng lượng tịnh của từng chủng loại, kích cỡ, loại sản phẩm phải đảm bảo đúng hướng dẫn ở các quy trình

 Khi đặt trọng tải lên đĩa cân phải thao tác nhẹ nhàng tại vị trí trọng tâm Chỉ đọc kết quả khi kim ngừng hẳn và người cân đứng vuông góc với mặt cân

 Sau khi cân phải vệ sinh cân và đĩa sạch sẽ Tất cả các công nhân sử dụng cân phải thành thạo trong việc sử dụng cân với các sai số kỹ thuật cho phép, có ý thức bảo vệ và giữ gìn cân trong quá trình sử dụng và sau khi sử dụng xong

Thao tác:

Cá sau khi cân định lượng sẽ được cho vào túi PE, buộc kín miệng, sau đó đóng vào thùng carton theo yêu cầu của khách hàng rồi đưa vào kho, thời gian không quá 30 phút Hàng bảo quản đúng nơi qui định và xếp hàng đúng yêu cầu kỹ thuật

* Dò kim loại:

Mục đích: kiểm soát mối nguy kim loại

Yêu cầu: không còn mảnh kim loại nào có kích thước >= 2mm lẫn trong sản phẩm

Trang 27

Thao tác: trước khi dò kim loại, công nhân vận hành máy kiểm tra độ chính xác của máy bằng cách cho mảnh kim loại chạy qua máy dò Nếu máy hoạt động bình thường thì đưa sản phẩm chứa mảnh kim loại lẫn bên trong

* Đóng thùng bảo quản:

Sau khi dò kim loại, sản phẩm được đóng vào thùng carton theo khối lượng nhất định để thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản, sau đó xếp ngay ngắn vào kho bảo quản nhiệt độ 20 ± 2oC

1.1.3 Nguyên liệu còn lại từ quá trình chế biến cá ngừ đại dương

Trong quá trình chế biến, ngoài các sản phẩm chính và phụ còn tồn tại các phế phẩm như: xương, da, thịt vụn, Đối với các phế phẩm còn giá trị sử dụng như thịt vụn thì tiến hành cấp đông blook, bảo quản để xuất cho các nhà máy khác làm nguyện liệu sản xuất tiếp Còn các phế phẩm như da, vảy, xương,ức cá, cù vi cá, trứng cá được nhận viên phục vụ cho vào các thùng nhựa sau đó được nhân viên môi trường đem đi xử lý

1.1.4 Tiềm năng tận dụng nguyên liệu còn lại từ quá trình chế biến cá ngừ đại dương

Tận dụng cho con người:

Ngành cá ngừ cũng đã có những tiến bộ đáng kể trong tận dụng các phụ phẩm cho người tiêu dùng Từ lượng phế phẩm, phụ phẩm cá ngừ, một công ty ở Thái Lan

đã sản xuất khoảng 2.000 tấn dầu cá ngừ hàng năm Đây là một sản phẩm có giá trị cao dành cho con người Dầu cá ngừ tinh chế có 25-30% là axit docosahexaenoic (DHA), và thậm chí là cả axit eicosapentanoic (EPA), chúng thường được bổ sung trong các thực phẩm phổ biến như bánh mì, sữa chua, sữa và sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Sau Thái Lan, Philippines là nước lớn thứ 2 trong sản xuất cá ngừ đóng hộp ở châu Á Phần thịt màu sẫm (chiếm khoảng 10% trong cá ngừ) được đóng hộp và xuất khẩu sang các nước như Papua New Guinea Thịt màu sẫm của cá ngừ có chất lượng dinh dưỡng cao hơn so với thịt bình thường bởi chúng có hàm lượng cao các axit béo omega-3, các khoáng chất, và một số vitamin Ngoài ra, người dân địa phương cũng sử dụng đầu và vây làm món súp cá Cơ quan nội tạng như gan, tim và ruột là thành phần

Trang 28

trong một món ăn địa phương, gọi là “sisig” Nội tạng của cá ngừ cũng là nguyên liệu

để sản xuất nước mắm Trứng cá ngừ, tuyến sinh dục và đuôi được đông lạnh và bán cho người tiêu dùng nội địa ở Philippines

Tận dụng làm thức ăn chăn nuôi:

Nhu cầu và giá bán đối với bột cá và dầu cá trên toàn cầu đang có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ Do đó, đây không còn là những sản phẩm có giá trị thấp nữa Hơn nữa, xu hướng sử dụng các loài cá nổi làm thực phẩm thay vì sản xuất bột cá và dầu cá cũng đang dần phát triển Điều này kết hợp với việc xiết chặt hơn các hạn ngạch đánh bắt, kiểm soát khắt khe hơn quy định và kiểm soát thức ăn thủy sản đã góp phần đẩy giá bán bột cá và dầu cá lên cao

Kết quả là, tỷ lệ bột cá sản xuất từ phụ phẩm thủy sản tăng từ 25% trong năm

2009 lên 36% trong năm 2010 Thái Lan, Nhật Bản và Chile là các nhà sản xuất lớn bột cá từ phụ phẩm Theo ước tính của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã sử dụng 73% bột cá sản xuất trong năm 2010 [2], do đó ngành này đã gián tiếp góp phần vào việc sản xuất thực phẩm toàn cầu Đối với dầu cá, ước tính đã có khoảng 71% sản lượng được dùng làm thức ăn thủy sản và 26% dành cho con người [2]

Ở nhiều quốc gia, các nhà máy chế biến thủy sản thường ở quy mô vừa và nhỏ,

do đó khối lượng các phế phẩm, phụ phẩm thải ra có thể không đủ để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột cá Dùng phương pháp ủ lên men phế phẩm, phụ phẩm này tương đối thuận lợi và rẻ tiền hơn so với việc phải bảo quản chúng Đây là cách làm phổ biến ở Na Uy, các loại thức ăn từ phế phẩm, phụ phẩm đã qua quá trình ủ được đưa đến một nhà máy xử lý tập trung Sản phẩm sau đó được hòa trộn cùng với dầu cá làm thức ăn cho heo, gia cầm và các loài cá khác trừ cá hồi

Đặc biệt, một số nhà máy giết mổ cá lớn đã thành công trong việc xử lý các phế phụ phẩm bằng cách dùng các enzyme để chiết xuất các chất thủy phân và dầu cá chất lượng rất cao

Dược phẩm dinh dưỡng và các thành phần hoạt tính sinh học:

EPA và DHA có lẽ là các axit béo thương mại thành công nhất có nguồn gốc từ

Trang 29

đã có những tăng trưởng rất đáng kể Theo một số nghiên cứu thị trường, trong năm

2010 nhu cầu toàn cầu cho các thành phần của omega-3 là khoảng 1,595 tỷ USD [2]

Hiện các ngành dược phẩm và thực phẩm đã và đang sử dụng gelatine để tăng cường tính kết dính, độ đàn hồi, tính săn chắc và ổn định Sản xuất gelatin toàn cầu trong năm 2011 đạt khoảng 348.900 tấn, với 98-99% được chiết xuất từ da và xương heo, bò,… chỉ khoảng 1,5% được chiết xuất từ cá và các nguồn khác Giá cả thị trường của gelatine chiết xuất từ cá có xu hướng cao hơn so với từ động vật có vú khoảng 4-5 lần và có ứng dụng tốt hơn trong các thực phẩm dành cho người Hồi giáo và Do Thái giáo Với tính chất lưu biến, gelatin từ cá nước ấm có thể thay thế cho “gelatine bò” trong thực phẩm và chất phụ dược phẩm Gelatin từ cá nước lạnh có nhiều ứng dụng trong thực phẩm làm lạnh và cấp đông

Bên cạnh đó, một số protein và peptide có giá trị dinh dưỡng được chiết xuất từ phụ phẩm thủy sản với nhiều công dụng như chống oxy hóa hoặc có các đặc tính sinh học khác cũng đã được báo cáo Các sản phẩm peptide chiết xuất từ cá ngừ khô có sẵn trên thị trường đã được khẳng định có lợi trong việc hạ huyết áp Ngoài ra còn có các sản phẩm chiết xuất từ cá thịt trắng có thể làm giảm chỉ số đường huyết, cải thiện hệ tiêu hóa, chống oxy hóa và làm thư giãn cơ thể

1.2.2 Tác dụng của phân bón cá:

 Cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng:

o Nhóm đa lượng thiết yếu: tỉ lệ thành phần trong phân cá theo nghiên cứu của các nhà khoa học là N-P-K là 6-2-2

Trang 30

o Nhóm khoáng chất ( trung và vi lượng ): Ca, Mg, Cu, Fe, Mn,

Zn, B

Phân cá được cung cấp đầy đủ tất cả các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, phù hợp với tất cả các giai đoạn phát triển của cây đặc biệt là giai đoạn bón thúc [20] Thông thường nếu chỉ bón phân tổng hợp N – P – K thì cây không được cung cấp các thành phần trung – vi lượng, dẫn đến cây không phát triển cân đối, cây yếu và còn dẫn đến bị một số bệnh do thiếu dinh dưỡng

 Cung cấp đa dạng dinh dưỡng cho cây ở dạng axit amin:

o Trong cá rất giàu đạm hay chính là giàu protein, tuy nhiên cây trồng rất khó hấp thu trực tiếp được protein trực tiếp qua khí khổng của lá hoặc qua rễ, để cây trồng dễ hấp thụ cần phải cắt nhỏ hoặc phân giải protein

có cấu trúc từ hàng trăm axit amin thành các phân tử có cấu trúc nhỏ hơn

đó là amino axit ( chính là axit amin)

o Khi làm phân cá, protein được phân giả thành các axit amin, nên khi được bón phân cá, tức là cây trồng được cung cấp dưới dạng axit amin luôn, và đây chính là sự khác biệt và ưu điểm vượt trội của phân bón cá

so với các loại phân bón thông thường khác, bởi các loại phân bón khác cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng không phải ở dạng axit amin, nên cây trồng phải qua quá trình “ tiêu hóa” thì mới hấp thu được Axit amin

là nòng cốt, là thành phần chính của phân bón cá, là đặc sản khác biệt rất riêng của phân bón cá

o Bình thường cây trồng cần khoảng 20 loại axit amin, và phân bón cá là một trong những loại hiếm hoi có gần như đầy đủ và đa dạng tất cả các loại axit amin cho cây

o Sau đây là tổng hợp các axit amin có trong phân cá và vai trò của với cây trồng:

- Alanine: Vai trò rất quan trọng trong việc tạo hoocmon trao đổi chất và kháng virut Làm tăng quá trình phát triển của chất diệp lục, điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng,tăng sức chịu hạn của cây

Trang 31

nhiên,tạo ra sự phát triển mới và giúp việc tổng hợp gibbereline

- Valine: Làm tăng quá trình nảy mầm của hạt và chịu stress -Leucine và Isoleucine: Tăng khả năng tổng hợp của diệp lục,quá trình thụ phấn,tạo thành quả và tăng khả năng chịu đựng hạn hán Tăng quá trình chịu đựng stress do độ muối,tăng khả năng phát triển của phấn hoa và quá trình nảy mầm để sinh hạt

- Threonine: Làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và quá trình mùn hóa

- Serine: Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước, rất quan trọng cho quá trình tổng hợp cholorophyll

Làm tăng quá trình thụ phấn,sức chịu đựng stress và tạo thành các hợp chất humic

- Proline: Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước Cấu tạo nên thành tế bào (nematostatic action)

Là chất có vai trò thiết yếu để tạo phấn hoa (tốt cho đậu trái) Trợ giúp cho việc tăng khả năng chịu hạn,cung cấp nitơ và tăng khả năng duy trì chất diệp lục trong thời kỳ cây bị stress

- Aspartic acid: Tăng khả năng phát triển của rễ,quá trình tổng hợp protein và cung cấp nitơ cho cây trồng phát triển vào các giai đoạn cây bị stress do bị thời tiết ,sâu bệnh

- Methionine: Tăng sự phát triển của rễ và điều chỉnh sự chuyển động của stomatal làm tăng quá trình thụ phấn

- Agrinine: Là tiền chất của polyamine, rất quan trọng để để phân chia tế bào Làm tăng khả năng quá trình phát triển của rễ,quá trình tổng hợp polyamine,tăng khả năng chống chịu với độ mặn

- Glutamic acid: Là dạng đạm hữu cơ dự trữ để tạo thành các amino acid khác và protein thông qua phản ứng trao đổi làm tăng quá trình nảy mầm ,quá trình tạo ra chất diệp lục và hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ chống lại sâu bệnh của cây trồng

Trang 32

- Phenylanaline: Là tiền chất cấu tạo nên lignine, tạo các chồi gỗ khỏe hơn Tăng quá trình tạo ra các chất đế kháng và tạo ra lignin

- Lysine: Tăng khả năng tổng hợp chất diệp lục,quá trình thụ phấn,tạo thành quả,tăng khả năng chịu hạn

- Histidine: Điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng và cung cấp khung cacbon cho các chất tiền thân của hocmon sinh trưởng

- Cysteine và cystine: axit amin này có lưu huỳnh là thành phần giữ cho hoạt động tế bào và hoạt động như chất chống oxi hóa

- Tyrosine: Tăng khả năng chịu hạn và làm tăng quá trình thụ phấn

 Hàm lượng dinh dưỡng cao, dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ và hấp thụ với tốc

độ nhanh, phù hợp với giai đoạn bón thúc hoặc một số trường hợp cần cung cấp dinh dưỡng gấp:

Cá rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu đạm cung cấp đầy đủ 20 loại axit amin cần thiết cho cây trồng Cây trồng có thể hấp thụ luôn mà không phải trải qua quá trình tổng hợp các nguồn dinh dưỡng đó thành axit amin rồi mới hấp thụ

Phân bón cá phù hợp với giai đoạn bón thúc cho cây hoặc một số trường hợp như bộ rễ của cây đang yếu hoặc bị tổn thương Không phụ thuộc vào yếu tố môi trường ( nhiệt độ, nắng, nước, sức khỏe của cây )

 Ít bị bay hơi, hiệu suất sử dụng cao

Dịch cá thủy phân rất khó bay hơi, hơn nữa cây trồng sẽ hấp thụ ngay, nên hiệu suất sử dụng phân cá là rất cao

Các loại phân bón thông thường khác ( đặc biệt là phân bón hóa học vô cơ) nếu gặp một số điều kiện như nhiệt độ cao thì rất dễ bị bay hơi, nên hiệu suất sử dụng là không cao

 Tăng cường sức đề kháng và sức khỏe cho cây trồng

Vai trò axit amin đã liệt kê ở trên, một số axit amin có chứa lưu huỳnh làm giảm tác hại sâu bệnh, góp phần làm tăng sức đề kháng cho cây trồng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ hiệu quả của axit amin đối với bệnh sưng vàng trên

Trang 33

cho cây có tác dụng làm giảm tác động của ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng Cung cấp axit amin cho cây cũng đã ghi nhận làm giảm tình trạng sần trái do virut ( plum pox virus) gây ra Các axit amin cũng làm giảm rụng trái

ở cây ăn trái

Axit amin như Cysteine giúp cây giải độc với một số loại hóa chất, hạn chế tác hại của vô cơ và thuốc BVTV, giúp cây tạo diệp lục tố

1.2.3 Công nghệ sản xuất phân bón cá:

Sơ đồ quy trình sản xuất phân cá:

Trichoderma

Ủ KÍN

BAO GÓI

ENZYME PROTEASE

PHÂN CÁ

BẢO QUẢN

THÀNH PHẨM

Trang 34

Thuyết minh quy trình :

có thể sống hòa đồng với nhau được nhân lên rất nhanh về số lượng qua quá trình lên men Khi được sử dụng sẽ có nhiều tác dụng, đồng thời phát huy các vi sinh vật có ích sẵn có trong đất và môi trường Lấn át và hạn chế các vi sinh vật có hại

Dùng men protease ( men phân hủy protease) để phân hủy các hợp chất protein cao năng thành các các hợp chất dễ tiêu Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường men không hoạt động Vì vậy cần kích hoạt men bằng nhiệt độ

Kích hoạt men như sau: lấy 200g men protease cho vào 15kg dung dịch cá đã ngâm EM, sau đó đun nóng ở nhiệt độ 520C, trong 10 – 15 phút ( lưu ý phải dùng nhiệt

kế để duy trì nhiệt độ 520C, điều chỉnh lửa cho phù hợp để duy trì nhiệt độ và đảo (khuấy) liên tục để men được trộn đều với dung dịch cá Sau 10 – 15 phút đun nóng,

Trang 35

* Ủ kín:

Sau thực hiện thủy phân xong đem dung dịch ủ trong thùng có nắp đậy kín trong vòng 30 – 40 ngày (lưu ý: bảo quản thùng chứa phân cá ở nơi khô ráo, không để nước rơi vào)

Phân cá: phân cá thành phẩm bảo quản và ứng dụng

1.2 4 Tiềm năng ứng dụng của phân bón cá trong lĩnh vực nông nghiệp

Nước ta có quy mô nông nghiệp đứng thứ 18 trên thế giới, đứng thứ hai trong khu vực Đông-Nam Á, và đang trong giai đoạn hướng đến phát triển một nền sản xuất nông nghiệp "xanh, sạch, an toàn, bền vững" Trong đó, việc ứng dụng phân bón hữu

cơ trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá là một trong những giải pháp “then chốt”

Tiềm năng phát triển ngành phân bón hữu cơ:

Ở Việt Nam, phân bón hữu cơ cũng được sử dụng từ xa xưa, tuy nhiên, ở quy mô sản xuất công nghiệp thì mới chỉ phát triển trong vòng vài năm trở lại đây, khi nhu cầu

sử dụng các nông sản an toàn, nông sản hữu cơ ngày càng tăng Đây chính là động lực thúc đẩy phát triển ngành sản xuất phân bón hữu cơ ở nước ta, được đánh giá là rất tiềm năng

Theo thống kê, khối lượng nhập khẩu phân bón hữu cơ của nước ta đều tăng mạnh trong ba năm gần đây Chỉ riêng năm 2017, khối lượng nhập khẩu phân hữu cơ của nước ta đạt khoảng 220 nghìn tấn, tăng gấp hai lần so với năm 2016 Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt, sản xuất nông nghiệp đã, đang

và sẽ tăng đều từng năm

Về nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ, Việt Nam mỗi năm có khoảng 60-70 triệu tấn phế phụ phẩm trong nông nghiệp, trong thủy sản có khoảng 20 triệu tấn có thể tái sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ Ngoài ra, chúng ta còn có nguồn phân bùn dồi dào và rất có giá trị để sản xuất phân bón hữu cơ

Bên cạnh đó, việc tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt thành nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ ở nước ta sẽ mang lại nhiều lợi ích về môi trường và kinh tế, nếu phát triển tốt sẽ có thể tạo thành một chuỗi

Trang 36

giá trị “khép kín”

Tính đến tháng 12-2017, tại Việt Nam, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp đã đăng ký trong Giấy phép sản xuất phân bón là 713 sản phẩm Về năng lực sản xuất, cả nước hiện có 180 cơ sở được cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ, trong đó, có khoảng 150 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bón hữu cơ với tổng công suất đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm Mục tiêu đến năm 2020, nước ta cần đạt công suất 3 triệu tấn/năm đối với phân bón hữu cơ được sản xuất công nghiệp

1.3 Tổng quan về nghiên cứu và ứng dụng phân bón cá

1.3.1 Nghiên cứu trong nước

Cho đến nay, nghiên cứu về sản xuất phân cá ở Việt Nam còn rất hạn chế Thông tin chính thống về nghiên cứu sản xuất và ứng dụng phân cá hoặc dịch thủy phân từ cá ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch rất ít Trên thị trường trong nước hiện nay, đã bắt đầu xuất hiện một vài sản phẩm phân cá được bán dưới dạng thương mại Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó đều có xuất xứ nhập ngoại Sản phẩm sản xuất trong nước còn rất hạn chế Hiện nay trên thị trường Việt Nam có một số loại phân cá được chào bán như dịch thủy phân từ cá biển của Nông trại Thanh

An ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

1.3.2 Nghiên cứu ngoài nước

Đề tài nghiên cứu tận dụng nguyên liệu thủy sản để sản xuất phân bón cá ứng dụng trong nông nghiệp được thực bởi nhiều nhóm tác giả nghiên cứu Các nhóm đã

có những nghiêm cứu về hàm lượng N2, mức độ ô nhiễm môi trường và an toàn sức khỏe cho người sử dụng những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, khả thi về mặt kinh tế khi sử dụng phân bón cá để ứng dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.Trong đó có nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ trường đại học Aubur Nhóm nghiên cứu đã phát hiện phân bón cá thủy phân có tính “khả thi về mặt kinh tế” trong sản xuất phân hữu cơ

Trang 37

Hình 1 8 Phân bón cá thủy phân trong sản xuất rau hữu cơ

Nghiên cứu được thực hiện tại đại học Auburn, Charles Ogles và các đồng nghiệp tại Đại học Auburn đã nghiên cứu tác dụng của ba nguồn nitơ khác nhau trong một đợt trồng bí và rau cải trong vòng 2 năm Các nhà khoa học đã sử dụng 3 nguồn nitơ (N):

 Phân bón cá thủy phân

 Nguồn N vô cơ có chất dinh dưỡng thứ cấp và vi lượng

 Nguồn N vô cơ không có chất dinh dưỡng thứ cấp hoặc vi lượng

 Và một mẫu đối chứng không sử dụng N

Để loại bỏ các tác dụng của thứ tự xen canh, thứ tự cây trồng được hoán đổi trong mỗi năm: bí vàng – cải xanh trong năm đầu tiên, cải xanh – bí vàng trong năm thứ hai

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Trong năm đầu tiên:

 Bí vàng có năng suất cao hơn 30% khi trồng bằng phân bón hóa học so với sử dụng phân bón cá

 Cải xanh có năng suất cao hơn 21% khi sử dụng phân bón hóa học so với khi sử dụng phân bón cá

Trong năm thứ hai:

 Cải xanh tiếp tục có năng suất cao hơn khi được trồng bằng phân bón hóa học

so với sử dụng phân bón cá

Trang 38

 Bí vàng tiếp tục có năng suất cao hơn khi được trồng bằng phân bón hóa học so với sử dụng phân bón cá cao hơn 16%

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng phân bón hóa học không bổ sung trung và

vi lượng thì cho ra sản lượng cải xanh thấp hơn so với các pháp xử lý khác Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu lưu huỳnh ( S)

Hình 1 9 Ứng dụng phân bón cá trong nông nghiệp hữu cơ

Ứng dụng phân bón cá vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ:

Sau các thử nghiệm về hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế cho các thử nghiệm Các tác giả kết luận “ sử dụng phân bón cá thủy phân có hiệu quả kinh tế cao” do:

 Phân bón cá thủy phân là một loại phân bón hữu cơ, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

 Người trồng có thể thu được giá cao từ các sản phẩm hữu cơ

=> Có hiệu quả cao về mặt kinh tế

Mặc dù có sản lượng thấp hơn các phương pháp khác Tuy nhiên, sản phẩm sử dụng phân bón cá thủy phân có giá trị cao và từ đó người trồng thu được lợi nhuận cao

Ngoài ra còn có nghiên cứu của một số tác giả khác về ứng dụng của phân bón cá thủy phân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ:

Trang 39

Tại trung tâm nghiên cứu tài nguyên thủy sản Zeway, Zeway Ethiopia Hai nhà khoa học Alemu Lema và Abare Degebassa đã nghiên cứu về hiệu quả năng suất cây trồng trên hai loại phân là phân bón hóa học, phân chuồng và phân bón cá thủy phân từ nội tạng cá Đối tượng nghiên cứu được tiến hành trên cây cà chua ( Lycopersicon esculentum) và hành tây đỏ Adama ( Allium cepa) Nghiên cứu được tiến hành như sau: phân bón hóa học ( T1), phân bón nội tạng cá ( T2), và phân chuồng ( T3) Phương pháp tiến hành trên từng loại cây:

 Đối với cây cà chua: 0,24kg DAP + 2kg phân bón nội tạng cá + 10kg phân chuồng

 Cây hành tây đỏ Adama: 0,12kg DAP + 1kg phân bón nội tạng cá + 5kg phân chuồng

Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể ở chiều cao cây cà chua lúc thu hoạch đầu tiền với chiều cao tối đa là 80,33 ± 3,97 cm so với lô được xử lý bằng phân bón nội tạng cá Có sự khác biệt đáng kể trong khối lượng của củ hành tây, trọng lượng tối

đa là 112,51 ± 16,4 g được ghi lại từ lô xử lý bằng phân bón hóa học Cà chua trong giai đoạn thụ tinh thì bón phân bón nội tạng cá tăng trưởng tốt hơn so với phân bón hóa học ở các giai đoạn phát triển sau Phân bón cá thúc đẩy sản xuất ở giai đoạn sau, hai nhà khoa học đưa ra kết luận rằng phân bón nội tạng cá có thể được sử dụng thay thế cho phân bón hóa học cho cây cà chua và cây hành tây đỏ Adama Việc sử dụng phân bón nội tạng cá cho các loại cây trồng khác nhau cần thời gian và chí phí để nghiên cứu thêm[21]

Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về phân bón cá ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu Các nhà khoa học đến từ Bắc Âu đã có nghiên cứu về mức độ ô nhiễm môi trường của phân bón cá và bên cạnh đó nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp

để sử dụng phân bón cá hiệu quả Erla Olsen, Roar Olsen và cộng sự đã thực hiện năm

2011 chỉ ra rằng cá nội tạng có thể chứa hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng ( POPs) tương đối cao Tuy nhiên phân tích cho thấy thì phân bón cá chứa POPs thấp hơn giới hạn ngưỡng Châu Âu ( N2 ≤ 170 kg/ha/năm) Mặc dù vậy, vì những chất ô nhiễm này có xu hướng tích tụ trong các hệ sinh thái Để loại bỏ trở ngại này bằng cách loại bỏ lipit trong phân bón cá, vì lipit liên kết với POP Do đó khi sử dụng phân

Trang 40

bón cá chúng ta nên pha loãng và khi sử dụng phân bón cá để phun nhiều lần cho cây trồng nên được lấy mẫu và phân tích cho POP với khoảng thời gian thích hợp [33]

Năm 2012 tại trường Đại học Nông nghiệp Sher-e-Bangla khoa nông học nhà khoa học Dhaka đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ và vô cơ về sự phát triển của bắp cải Và kết quả cho thấy rằng khi sử dụng phân bón hữu thì năng suất cải cao hơn phân vô cơ và khả năng chống sâu bệnh tốt hơn

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng việc sử dụng quá mức những hóa chất nông nghiệp

có thể làm tăng các vấn đề sâu bệnh về lâu dài ( Altieri và Nicholls 2003) Nhưng cũng

có nghiên cứu chỉ ra rằng khi kết hợp sử dụng hợp lý phân bón hữu cơ và vô cơ, có thể tăng năng suất cây trồng và giữ thăng bằng môi trường ( Hsieh et al 1996) Nhưng thực tế chính minh rằng nếu sử dụng phân bón vô cơ sẽ để lại hậu quả xấu cho môi trường và sức khỏe con người [25]

1.4 Tổng quan về nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ

1.4.1 Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với thị phần hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế rất nhiều, đặc biệt là các mặt hàng như thanh long, dưa hấu, gạo, cà phê, cao su, và hồ tiêu,

Do đó, với xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt đó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền nông nghiệp hữu cơ trên toàn thế giới sẽ là cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức cho bà con trong việc chuyển giao phương thức sản xuất nông nghiệp

Mô hình nông nghiệp hữu cơ đã xuất hiện từ rất lâu, và hiện nay có trên 170 quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng hình thức sản xuất nông nghiệp này So với thế giới, thì nền nông nghiệp hữu cơ du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua chúng ta đã có sự cố gắng và nổ lực không ngừng nghỉ trong việc khai thác, sử dụng phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ, đưa vào sản xuất

a Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trong quá trình sản xuất

Nông nghiệp hữu cơ hiện đang được xem là nền nông nghiệp kiểu mẫu, được các

cơ quan chức năng có thẩm quyền khuyến khích áp dụng và mở rộng quy mô sản xuất

Ngày đăng: 10/03/2019, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bản tin “sản lượng khai thác thủy sản ba tỉnh miền Trung”, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thứ 6 ngày 10/11/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: sản lượng khai thác thủy sản ba tỉnh miền Trung
3. Bài viết “Hữu cơ – Hữu lợi” của tác giả Kim Quy đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 53 (775)- thứ tư ngày 02/05/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hữu cơ – Hữu lợi”
4. Mai Hải Châu (2017), “ ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất giống chùm ngây ( Miringa Oleifera Lam.), tạp chí khoa học và lâm nghiệp, Số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất giống chùm ngây ( Miringa Oleifera Lam.)
Tác giả: Mai Hải Châu
Năm: 2017
5. Mai Hải Châu (2016), “ nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây Chùm ngây ( Moringa Oleifera Lam.), làm rau theo hướng hữu cơ. Luận án tiến sĩ Khoa học cây trồng, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây Chùm ngây ( Moringa Oleifera Lam.), làm rau theo hướng hữu cơ
Tác giả: Mai Hải Châu
Năm: 2016
6. Phạm Anh Cường (2013), nghiên cứu sản xuất rau cải theo hướng hữu cơ trên vùng đất xám TP. Hồ Chí Minh Báo cáo hội thảo “ Nông nghiệp hữu cơ thực trạng và định hướng phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu sản xuất rau cải theo hướng hữu cơ trên vùng đất xám TP. Hồ Chí Minh Báo cáo hội thảo “ Nông nghiệp hữu cơ thực trạng và định hướng phát triển
Tác giả: Phạm Anh Cường
Năm: 2013
7. Phạm Bảo Dương (2013), Phát triển sản xuất rau hữu cơ – một hướng đi mới cho nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 419, tr. 63 – 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản xuất rau hữu cơ – một hướng đi mới cho nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Phạm Bảo Dương
Năm: 2013
8. Nguyễn Thế Đặng (Chủ biên) và các cộng sự (2012), Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ: giáo trình cho đào tạo đại học, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ: giáo trình cho đào tạo đại học
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng (Chủ biên) và các cộng sự
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2012
10. Nguyễn Quốc Vọng (2016), Phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: báo cáo từ thị trường hữu cơ thế giới và Úc, Hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam – xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam, 8tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: báo cáo từ thị trường hữu cơ thế giới và Úc", Hội thảo “Nhận diện sản phẩm nông nghiệp organic Việt Nam – xu hướng phát triển và xúc tiến liên kết sản xuất tiêu thụ
Tác giả: Nguyễn Quốc Vọng
Năm: 2016
11. Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam, tài liệu chương trình báo cáo phân tích xu hướng công nghệ (08/2016), Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam
12. Trần Văn Trịnh (2008), bước đầu nghiêp cứu sử dụng đầu cá ngừ để sản xuất thức ăn nuôi tôm, luận văn tốt nghiệp chuyên nghành công nghệ sinh học, tr.3- 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bước đầu nghiêp cứu sử dụng đầu cá ngừ để sản xuất thức ăn nuôi tôm
Tác giả: Trần Văn Trịnh
Năm: 2008
13. Anh Tùng (2011), Phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 8, tr. 6 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Tác giả: Anh Tùng
Năm: 2011
14. Viện sinh học Nông Nghiệp – trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội (2010), nghiên cứu sản xuất chế phẩm EM.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu sản xuất chế phẩm EM
Tác giả: Viện sinh học Nông Nghiệp – trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội
Năm: 2010
15. Abbasi, P.A., Lazarovits, G. and Jabaji – Hare, S. 2009. Detection of high concentrations of organic acids in fish emulsion and their role in pathogen or disease suppression. Phytopathology 99: 274 – 281 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phytopathology
16. A.H.N. Ali, and B.C.Jarvis, “Effects of auxin and boron on nucleic acid metabolism and cell division during adventitious root regeneration”, New Phytology, vol. 108(4), 1998, pp. 383- 391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of auxin and boron on nucleic acid metabolism and cell division during adventitious root regeneration”, "New Phytology
17. A. Kabata-Pendias, and H. Pendias, Trace Elements in Soils and Plants, CRC Press, Boca Raton, Florida, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trace Elements in Soils and Plants
18. A.E. Ghaly, V.V. Ramakrishnan, M.S. Brooks, S.M. Budge, and D. Dave, “Fish Processing Wastes as a Potential Source of Proteins, Amino Acids and Oils: A Critical Review”, Journal of Microbial and Biochemical Technology, vol. 5(4), 2013, pp.107-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fish Processing Wastes as a Potential Source of Proteins, Amino Acids and Oils: A Critical Review”, "Journal of Microbial and Biochemical Technology
19. B. Moses Adewole, M. Olusegun Otitoju, and A. Aderonke Okoya, “Comparative assessment of different poultry manures and inorganic fertilizer on soil properties and nutrient uptake of maize (Zea mays L.)”, African Journal of Biotechnology, vol.15(22), 2016, pp. 995-1001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative assessment of different poultry manures and inorganic fertilizer on soil properties and nutrient uptake of maize (Zea mays L.)”, "African Journal of Biotechnology
20. Blatt CR, McRae KB (1998). Comparison of four organic amendments with a chemical fertilizer applied to three vegetables in rotation. Can.J. Plant Sci. 78:641-646 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparison of four organic amendments with a chemical fertilizer applied to three vegetables in rotation
Tác giả: Blatt CR, McRae KB
Năm: 1998
9. Nguyễn Văn Ninh, sở khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, Kỹ thuật sản xuất phân vi sinh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w