1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DỰ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC/DIOXIN GIAI ĐOẠN 2017– 2020

83 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Trong khi đó cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực của các cán bộ cáccơ sở khám, chữa bệnh PHCN còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng và PHCN cho các nạ

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

THÔNG TIN CHUNG

Tên dự án Chăm sóc sức khỏe và Phục hồi chức năng đối với nạn nhân

chất độc hoá học/dioxin giai đoạn 2017 - 2020

Thời gian thực hiện 4 năm, từ 2017 đến 2020

Kinh phí 139 tỷ đồng (Một trăm ba mươi chín tỷ đồng chẵn)

Trong đó:

- Kinh phí từ nguồn NSNN chi cho dự án: 133 tỷ đồng

- Kinh phí đối ứng của địa phương: 6 tỷ đồng

- Kinh phí huy động nguồn hợp pháp khác (nếu có)

Phạm vi dự án Dự án được triển khai trên phạm vi toàn quốc, trong đó việc

cung cấp dịch vụ triển khai ở 20 tỉnh/thành phố có số lượng lớnngười tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị mắc bệnh, tật

có liên quan đến CĐHH/dioxin: (1) Hải Dương, (2) Hải Phòng,(3) Quảng Ninh, (4) Bắc Giang (5) Ninh Bình, (6) Thanh Hóa(7) Sơn La, (8) Lạng Sơn, (9) Lào Cai, (10) Thái Nguyên, (11)Nghệ An, (12) Hà Tĩnh, (13) Quảng Trị (14) Thừa Thiên Huế,(15) Bình Định, (16) Phú Yên (17) Tây Ninh, (18) Lâm Đồng,(19) Đồng Tháp (20) Cà Mau

Thuộc chương trình Thực hiện Chỉ thị số 43 –CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí

thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyếthậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ởViệt Nam

Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóahọc do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm

2015 và định hướng đến 2020 theo Quyết định số 651/QĐ-TTgngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ

Cơ quan chủ quản Bộ Y tế, Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Cơ quan thực hiện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Địa chỉ: 138A, Giảng Võ, Hà Nội Điện thoại: (84)-62732102;

Website: www kcb.vn

Trang 4

Cơ quan đồng

thực hiện

Cơ quan phối hợp

(1) Trường Đại học Y tế công cộng,(2) Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí (3) Bệnh viện PHCN Trung ương,

(4) Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên(5) Bệnh viện Trung ương Huế

(6) Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương Quy Hòa(7) Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

(8) Bệnh viện Chợ RẫyUBND các tỉnh và Sở Y tế các tỉnh/thành phố tham gia dự án

Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến Trung ương vàtuyến tỉnh, tuyến huyện và Trạm y tế tuyến xã

Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Trường Đại học Y – DượcHuế và Trường Đại học Y – Dược Thành Phố Hồ Chí Minh;Đại học Y dược Thái Nguyên, Đại học Y dược Thái Bình, Đạihọc Y dược Cần Thơ

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt NamTổng Hội Y học Việt Nam

Hội Phục hồi chức năng Việt Nam;

Hội Y tế công cộng Việt Nam;

Hội Người khuyết tật/vì người khuyết tật

Trang 5

PHẦN I: CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN

I CUỘC CHIẾN TRANH HÓA HỌC VÀ HẬU QUẢ

1.1 Thông tin về cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam

Từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranhhoá học tại Việt Nam Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì đây là cuộcchiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại Số liệu do BộQuốc phòng Mỹ cung cấp cho thấy, trong vòng 10 năm (từ 8/1961 đến 7/1971),quân đội Mỹ đã thực hiện 19.905 phi vụ rải chất độc hoá học (trung bình mỗingày có khoảng 11 vụ) xuống 25.585 thôn, ấp thuộc các vùng lãnh thổ miềnNam Việt Nam, với tổng diện tích từ 1,5 đến 2,6 triệu héc ta, trong số đó có 86%diện tích bị rải 2 lần trở lên và 11% diện tích bị rải trên 10 lần Theo ước tínhcủa Viện Y khoa Mỹ, quân đội Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc hoá học,trong đó có 44 triệu lít chất độc da cam có lẫn 167kg dioxin là chất độc nhất docon người chế tạo (1) Số liệu về hoá chất độc mà quân đội Mỹ đã sử dụng trongcuộc chiến tranh ở Việt Nam được các nhà khoa học Mỹ thuộc trường Đại họcColumbia công bố trên Tạp chí Tự nhiên (Nature) tháng 4/2003 là 76,9 triệu lít,trong độc chất da cam chiếm 64% và lượng dioxin ít nhất là 366kg

1.2 Những hậu quả để lại sau chiến tranh

Dù chiến tranh đã qua hơn 40 năm nhưng những nỗi đau, vết thương dochất độc hoá học/dioxin (gọi tắt là chất độc hóa học: CĐHH/dioxin) mà quân đội

Mỹ rải xuống Việt Nam đã và đang gây nhiều tác hại đến môi trường sinh thái,ảnh hưởng nặng nề cho sức khoẻ hàng triệu người dân Việt Nam và di chứng lâudài cho các thế hệ con, cháu của những quân nhân, người dân bị phơi nhiễm vớiCĐHH/dioxin

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, các nhà khoa học đã nghiên cứu về ảnhhưởng của CĐHH/dioxin lên sức khoẻ con người do phơi nhiễm với CĐHH/dioxin Từ những năm đầu của thập kỷ 70, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sưHoàng Đình Cầu và một số nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu thựcchứng, chứng minh cho sự độc hại của chất độc da cam do Mỹ sử dụng trongchiến tranh ở Việt Nam lên sức khoẻ các cựu chiến binh Việt Nam Đặc biệt làvai trò của chất da cam đối với ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh

Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chấtđộc da cam Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời Hàng triệu người và

cả con, cháu họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chấtđộc da cam/dioxin Trong giai đoạn từ 1961-1971 đã có 14 triệu người dân sống

ở miền Nam và khoảng 2 triệu cán bộ, chiến sỹ từ miền Bắc vào miền Nam thamgia chiến đấu có nguy cơ phơi nhiễm với chất độc hóa học da cam do Mỹ sử

Trang 6

dụng Theo thống kê chưa đầy đủ của các nhà khoa học Việt Nam, có khoảng 3triệu nạn nhân chất độc da cam, nồng độ dioxin ở một số nạn nhân sống trongcác vùng ô nhiễm chất độc da cam ở mức cao và rất cao Theo thống kê của cácnhà khoa học Mỹ thuộc trường Đại học Columbia, con số này dao động trongkhoảng từ 2,1 triệu đến 4,8 triệu người1

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh rằngchất độc hoá học/dioxin gây nên nhiều dạng dị tật bẩm sinh, các bất thường vềthai sản, gây ung thư và nhiều bệnh, tật nguy hiểm khác cho người bị phơinhiễm Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng hậu quả về mặt y sinh học củachất độc da cam đối với con người và môi trường sinh thái là rất nghiêm trọng,

vì dioxin là chất độc nhất mà loài người đã tổng hợp được

Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga,các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinhhọc lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binhViệt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con emcủa những người đã bị phơi nhiễm Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng

bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý Chất da cam/dioxin đã ảnhhưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc cócon bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm dioxin

Theo Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Nga Xofronov Ghenrik Alexandrovich

và Giáo sư Rumax Vladimia Xtepanovich, đồng Tổng Giám đốc Trung tâmNhiệt đới Việt-Nga, tác động lâu dài của chất độc da cam/dioxin không chỉ có 20năm, mà có thể lên tới trên 100 năm Số người bị ảnh hưởng của chất độc nàycũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người

Theo thống kê năm 2015 của Cục Người có công, Bộ Lao động -Thươngbinh và Xã hội, cả nước hiện có khoảng 215.000 người tham gia kháng chiến vàcon đẻ của họ bị mắc bệnh, tật, di dạng, dị tật có liên quan đến CĐHH đanghưởng chính sách của Nhà nước Trong đó, tổng số người bị mắc bệnh suy giảmkhả năng lao động từ 81% trở lên là khoảng 7300 người; Bị mắc bệnh suy giảmkhả năng lao động từ 61%-80% là khoảng 36.000 người; Bị mắc bệnh suy giảmkhả năng lao động từ 41%-60% khoảng 95.000; Bị mắc bệnh suy giảm khả năng

lao động từ 21%-40% khoảng 15.000; Con đẻ của họ là 138.000 người (Công

văn số 1214/NCC-CS2 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Cục Người có công, Bộ LĐTBXH về việc cung cấp số liệu người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ

bị phơi nhiễm CĐHH đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng của 63 tỉnh/Tp trong cả nước) Những nạn nhân này hàng ngày phải sống chung với bệnh tật,

1 Báo cáo kết quả hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam - Ban chỉ đạo 33 (Chất diệt cỏ trong chiến tranh Việt Nam - Tác hại lâu dài đối với con người và thiên nhiên Việt Nam, Các báo cáo khoa học Hội thảo Quốc tế lần thứ II-1993)

Trang 7

đau đớn về thể chất và tinh thần, do đó rất cần sự chăm sóc sức khỏe, điềudưỡng và PHCN thường xuyên tại các cơ sở khám, chữa bệnh PHCN và tại cộngđồng Trong khi đó cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực của các cán bộ các

cơ sở khám, chữa bệnh PHCN còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu về chăm sóc

sức khỏe, điều dưỡng và PHCN cho các nạn nhân CĐHH

Những bệnh liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học/dioxin được trình

bày trong Phụ lục 1

Số lượng người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ đã được xác định

bị mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến CĐHH hiện đang hưởng chính sách của Nhà nước (Số liệu năm 2015 do Cục Người có công Bộ Lao động-

Thương binh và Xã hội cung cấp được trình bày trong Phụ lục 2)

Theo báo các của Sở Y tế tỉnh Bình Định hiện nay vùng điểm nóng vềphơi nhiễm CĐHH gần sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định có khoảng 12xã/phường có vị trí gần sân bay Phù Cát với tổng số dân khoảng 138.000 ngườihàng ngày tiếp xúc với môi trường có nồng độ dioxin cao, nguy cơ bị phơinhiễm với CĐHH/dioxin cao nhưng chưa có sự theo dõi, quản lý sức khỏe, việctiếp cận dịch vụ KCB, PHCN còn nhiều hạn chế Trong số khoảng 138.000người sinh sống quanh các vùng điểm nóng về phơi nhiễm CĐHH có tới gần30% người chưa có thẻ BHYT (Công văn số 1286/SYT-NVY ngày 13/6/2017của Sở Y tế tỉnh Bình Định cung cấp số liệu)

1.3 Những nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về ảnh hưởng chất độc hoá học gây khuyết tật ở người

Những nghiên cứu trên thế giới:

Ngay những năm đầu của thập kỷ 90, Linda Spoonster Schwartz, khinghiên cứu hậu quả ảnh hưởng chức năng sinh sản và tình trạng sức khoẻ concủa cựu chiến binh thấy có nhiều vấn đề sức khoẻ, nhiều trường hợp đẻ khó, sảythai, đẻ non, trẻ mới đẻ và trẻ dưới 1 tuổi chết nhiều Những đứa con này cũng

có tỷ lệ bị dị tật cao hơn Gần 40% các trường hợp vợ của cựu chiến binh mangthai phải có can thiệp của chuyên gia đỡ các ca đẻ khó Tỷ lệ sảy thai (30%) caohơn nhóm so sánh Các trường hợp tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ mới sinh là dokhuyết tật của hệ thống thần kinh trung ương, xương sống và tim Các dị tật nhỏđược mô tả là về các vấn đề bệnh mạn tính, các vấn đề về học hành và hành vi,những u lành Các nhà nghiên cứu đó thấy rằng các tử vong của trẻ vừa ra đời,các khuyết tật tim bẩm sinh, cột sống có tật, sứt môi và hở hàm ếch đều tăng phùhợp với những phát hiện của cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật CDC.Đến năm 1995, hơn 1038 cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam là những người có con

bị khuyết tật Phát hiện từ các số liệu này đó chỉ ra rằng có vấn đề về chức năngcủa trẻ là con cựu chiến binh Mỹ đó ở Việt nam như thiểu năng học tập và thiếu

Trang 8

tập trung, u lành, u nang, dị ứng và rối loạn hệ thống miễn dịch, thiếu hoóc mônsinh trưởng và các vấn đề về hô hấp, tiết niệu, viêm nhiễm Ngoài ra, ngay chínhcựu chiến binh cũng bị mắc các bệnh mãn tính như ung thư, các bệnh về cơ quantạo máu, các bệnh lý về thần kinh Nhiều nghiên cứu cho thấy ở các cựu chiếnbinh này, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và phong trào đấu tranh củacác cựu chiến binh đã từng công tác tại Việt Nam đã buộc chính phủ Mỹ phải cóchế độ bồi thường cho cựu chiến binh bị bệnh liên quan đến phơi nhiễm với chấtđộc hóa học Trong đó, dị tật và các rối loạn hệ thống thần kinh mạn tính củacon cựu chiến binh được Hội cựu chiến binh Mỹ công nhận và được các công tyhoá chất của Mỹ phải bồi thường2

Những nghiên cứu tại Việt Nam:

Theo nghiên cứu của các Giáo sư y học, các nghiên cứu viên thuộcTrường Đại học Y Kanazawa, Đại học tổng hợp Kanazawa, Nhật Bản, Cục Quản

lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế và Học viện Quân Y Hà Nội, trong thời kỳ chiếntranh Việt Nam, từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã rải xuống nhiều khu vựcmiền Nam Việt Nam một lượng lớn thuốc diệt cỏ Đáng chú ý, các khu vực vốn

là các căn cứ không quân của quân đội Mỹ trước đây như sân bay Đà Nẵng, PhùCát (Bình Định), Biên Hòa (Đồng Nai) được coi là “điểm nóng” về phơi nhiễmdioxin Từ năm 2002-2012, nhóm nghiên cứu đã thu thập sữa của hơn 520 bà mẹ(Trong đó có 286 bà mẹ sinh sống vùng điểm nóng về về phơi nhiễm dioxin, sốcòn lại sống gần điểm nóng và vùng không bị phun rải) sau khi sinh em békhoảng 1 tháng, các bà mẹ này có thời gian sinh sống gần các điểm nóng vềphơi nhiễm dioxin ít nhất 1 năm trong thời kỳ mang thai Kết quả nghiên cứu đãcho thấy nồng độ dioxin trong sữa các bà mẹ sinh sống tại những "điểm nóng"

về phơi nhiễm với CĐHH như Đà Nẵng, Phù Cát (Bình Định), Biên Hòa (ĐồngNai) cao hơn gấp 4-5 lần so với những bà mẹ sống tại các khu vực không bị phơinhiễm với CĐHH Đặc biệt nồng độ chất TetraCDD (tetrachloride dioxi-chất cóđộc tính cao nhất trong số các đồng đẳng của dioxin) trong sữa các bà mẹ sinhsống tại những "điểm nóng" về phơi nhiễm với CĐHH cao hơn gấp 7 lần so vớinhững bà mẹ sống tại các khu vực không bị phơi nhiễm với CĐHH

Trang 9

(PCDF) một loại chất giống dioxin trong sữa của 143 bà mẹ sinh con đầu lòngsống quanh 3 điểm nóng về phơi nhiễm CĐHH/dioxin: Sân bay quân sự ĐàNẵng: n=69, Phù Cát (tỉnh Bình Định): n= 23 và Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) n=

51 Kết quả so sánh nồng độ dioxin tại 3 điểm nóng về phơi nhiễmCĐHH/dioxin: nồng độ PCDD/F ở Biên Hòa là: 9.3 pg toxic equivalents[TEQ]/g lipid); ở Phù Cát là: 14.1 pgTEQ/g lipid; ở Thanh Khê:14.3 pgTEQ/g

lipid), và Sơn Trà: 13.9 pgTEQ/g lipid (Hồ Dũng Mạnh và cộng sự Sci Total

Environ 511, 416-422 2015 Jan 05)

Ngoài ra, trong một số kết quả nghiên cứu khác của tác giả và nhómnghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của phơi nhiễm dioxin đối với sự phát triển thầnkinh của trẻ em từ 0-3 tuổi và độ tuổi tiền học đường (5-6 tuổi) Theo đó, nồng

độ dioxin trong sữa mẹ càng cao thì xu hướng mắc chứng tự kỷ, chậm phát triểntâm thần càng thể hiện rõ ràng hơn ở trẻ em lứa tuổi này Như vậy mặc dù chiếntranh Việt Nam đã đi qua hơn 40 năm, nhưng chất độc hóa học/dioxin vẫn tiếptục ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo của người dân Việt Nam Những kết quả củanghiên cứu cũng là bằng chứng sống động để đề nghị Chính phủ Mỹ, các nhàkhoa học và các tổ chức quốc tế giúp nhân dân Việt Nam đẩy nhanh tiến độ khắcphục hậu quả chất độc hóa học, cải thiện môi trường sống và sức khỏe chonhững người dân sinh sống trong vùng bị phun rải, đặc biệt là những "điểmnóng" về phơi nhiễm dioxin Bên cạnh đó cần có những biện pháp chăm sóc,quản lý sức khỏe, ngăn ngừa con đường xâm nhập dioxin từ môi trường đến conngười, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, đảm bảo trẻ em và người dân sinh sốngtrong những vùng này được sinh ra, lớn lên và sinh sống trong môi trường trongsạch, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ

(M Nishijo và Cs, 2014: Mol Psychiatry.19: 1220–1226 doi: 10.1038/mp.2014.18 [PubMed]; Trần Ngọc Nghị và cộng sự PLoS One 2016; 11(1): e0147655 Published online 2016 Jan 29 Doi).

(So sánh số thùng chứa CĐHH/dioxin do quân đội Mỹ đã sử dụng Sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát làm kho chứa đựng trong chiến tranh Việt Nam, được

Trang 10

thư nguyên bào nuôi, thai lưu, thai chết lúc sinh đều rất cao so với nhóm phụ nữsinh trong khoảng thời gian trước chiến tranh Ở những người sống trong vùng

bị rải chất da cam, nghiên cứu đã phát hiện được sự mất ổn định đáng kể củanhiễm sắc thể, những biến đổi về cấu trúc – chức năng của bộ máy di truyền,biểu hiện qua sự gia tăng tần xuất tái thiết nhiễm sắc thể, mất ổn định và bấtthường chức năng của bộ máy nhiễm sắc thể Với độ nhạy cảm của bộ máy ditruyền đối với tác động của các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm, nhóm bị tiếp xúcchất độc xảy ra theo một quy luật rõ ràng trên những đứa con đầu được sinh rasau khi người bố mới ở vùng bị nhiễm chất độc hóa học về Dioxin có thể là mộtchất gây đột biến và tổn thương trên thế hệ thứ 2 thông qua người bố Người tacho rằng khi sự tiếp xúc xảy ra qua người cha thì những hậu quả sinh sản như sựphá huỷ các tế bào sinh dục, giảm ham muốn và cường độ sinh dục, vô sinh caohơn Kết quả cho thấy, có mối liên quan giữa phơi nhiễm dioxin với tình trạngsinh con bị dị tật bẩm sinh Sản phụ đã từng phơi nhiễm với dioxin sẽ có nguy

cơ sinh con dị dạng với tỷ lệ cao hơn so với nhóm sản phụ không phơi nhiễm.Mức độ phơi nhiễm càng nhiều, tỷ lệ sinh con dị dạng càng cao

Các nghiên cứu trong nước của các giáo sư Tôn Thất Tùng, Đỗ Đức Lang,Nguyễn Cận, Nguyễn Thị Xiêm, Lê Cao Đài nghiên cứu trên cựu chiến binhViệt nam đều khẳng định mối liên quan nhân quả giữa nhiễm Dioxin của ngườicha trong lúc đi làm nhiệm vụ giải phóng miền Nam với việc tăng tỷ lệ sinh conbất thường bị dị tật bẩm sinh hay có các tai biến sinh sản khác Những dị tật bẩmsinh thường gặp ở vùng bị rải chất độc da cam Việt Nam mà hiếm gặp hoặckhông có ở các nước khác là: Dị tật ống thần kinh (vô sọ, gai đốt sống); Dị tậtcác cơ quan cảm giác (mắt, mũi, miệng); Dị tật chân tay; Song thai dính; Sứtmôi, chẻ vòm hầu3,4

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Bách Quang, Đoàn Huy Hậu, PhạmNgọc Đính, Nguyễn Phú Kháng kết hợp điều tra dịch tễ học thăm khám lâmsàng và cận lâm sàng trên các đối tượng sống ở khu vực “điểm nóng” chất độc

da cam/dioxin và nhóm đối chứng có kết luận: (1) Tỷ lệ mắc một số bệnh mạntính ở nhóm có phơi nhiễm với chất độc da cam/dioxin cao hơn ở nhóm đốichứng một cách rõ rệt; (2) Tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ em sinh từ 1975 – 2000sống ở Đà Nẵng là cao nhất (2,18 ± 0,32/1000 dân và 5,38 ± 0,79/1000 trườnghợp đẻ sống) tiếp đến là Phù Cát và Biên Hoà và thấp nhất ở Hà Đông; (3) Bạinão là dị dạng có liên quan tới hệ thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất Tỷ lệ mắc giữa

2 giới nam và nữ không khác nhau, chủ yếu rơi vào những đứa con thứ nhất vàthứ hai; (4) Loại trừ những yếu tố ảnh hưởng tới nguyên nhân gây dị tật bẩm

3 Hậu quả các chất hóa học đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam-Các tai biến sinh sản (quyển 1), UB 10-80, 2000

4 Hậu quả các chất hóa học đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam-Các tai biến sinh sản (quyển 2), UB 10-80, 2000

Trang 11

sinh trên người mẹ cũng như yếu tố thời gian sinh sống của người mẹ trong khuvực nghiên cứu, cho phép nhận định dị tật bẩm sinh chịu hậu quả lâu dài củachất độc da cam/Dioxin5

Bùi Đại năm 1992 khi nghiên cứu tình hình bệnh tật của những quân nhânhoạt động ở vùng rải chất độc hoá học và tai biến sinh sản của gia đình họ so vớinhững quân nhân không tiếp xúc với chất độc hoá học đã chọn 1000 bệnh nhânđiều trị tại Viện Quân y 108 đưa vào diện nghiên cứu Đối tượng nghiên cứuđược chia làm 2 nhóm: 523 bệnh nhân đã đi B và có mặt ở vùng bị rải chất độchóa học trong những năm từ 1961 đến 1972, thời gian sống ở vùng bị rải ít nhất

1 năm, nhóm chứng gồm 477 bệnh nhân là quân nhân hoàn toàn ở miền Bắc từkhi sinh ra Những quân nhân đi B có phân biệt và so sánh số tai biến sinh sản

và dị tật bẩm sinh trước thời gian đi B và sau khi đi B về Kết quả cho thấynhóm tiếp xúc có tỷ lệ sảy thai và đẻ non ở nhóm tiếp xúc cao hơn hẳn nhómchứng Ở nhóm tiếp xúc, tỷ lệ chửa trứng là 0,11% nhưng ở nhóm chứng không

có trường hợp nào Trong số 87 quân nhân tiếp xúc với 122 lần có tai biến sinhsản, có 26% là tai biến sinh sản xảy ra trước khi đi B và 74% xảy ra sau khi đi

B Dị tật bẩm sinh ở nhóm tiếp xúc cũng phổ biến hơn nhóm chứng6

Các kết quả nghiên cứu tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực về tình trạng sứckhoẻ dân cư trong vùng bị ô nhiễm chất độc da cam/dioxin và CCB ở Việt namcho thấy: Tập hợp các biến đổi sức khoẻ với khái niệm “Hậu quả y học lâu dài”

do tác động của chất độc da cam/dioxin gây ra có thể không chỉ gây ảnh hưởngđến sức khoẻ những người đang sống, mà còn được thể hiện trong cấu trúc ditruyền và nhân chủng học của các thế hệ tiếp theo Những hậu quả di truyền sinhthái ghi nhận được với sự hiện diện của dioxin trong môi trường sống của conngười được thể hiện bằng những rối loạn của các chỉ số di truyền – y học vềchức năng sinh sản, bằng sự tích luỹ của biến đổi về cấu trúc và chức năng của

bộ máy nhân tế bào, gia tăng các tế bào khiếm khuyết, mất ổn định nhiễm sắcthể Chính các biến đổi này là nguyên nhân gây tàn tật ở nạn nhân và các thế hệtiếp theo

Trong nội hàm dự án này, sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến côngtác phát hiện sớm sau sinh, can thiệp sớm và PHCN cho nạn nhân chất độc hoáhọc/dioxin và người khuyết tật

1.4 Các chương trình/dự án về phát hiện sớm, can thiệp sớm, PHCN và PHCNDVCĐ cho nạn nhân chất độc hoá học da cam/dioxin hiện đã triển khai ở Việt Nam

5 Nguồn: Lê Thái Hằng (2005), Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội

6

Trang 12

Hiện nay, một số đơn vị đang thực hiện một số chương trình can thiệp cóliên quan tới phát hiện sớm, can thiệp sớm và PHCN cho nạn nhân chất độc hóahọc da cam/dioxin

Bộ Y tế triển khai PHCNDVCĐ từ năm 1990, đến nay cả nước đã triểnkhai ở 50 tỉnh/thành phố trong cả nước ở các mức độ khác nhau tùy nguồn lực từChính phủ Việt Nam hay nguồn lực của các Tổ chức quốc tế

+ Đại học Y Hà Nội nghiên cứu về xét nghiệm phát hiện sớm khuyết tật vàxây dựng trung tâm tư vấn về gen Tuy nhiên kết quả siêu âm chẩn đoán nghèonàn, và chi phí cao

+ Một số Tổ chức phi Chính phủ có làm thí điểm quy mô nhỏ về phát hiệnkhuyết tật ở trẻ em

+ Hội Y tế công cộng Việt Nam: Can thiệp giảm thiểu phơi nhiễm vớiDioxin qua thực phẩm

+ Bộ Quốc phòng, tại học viên Quân Y có nghiên cứu trên Cựu chiến binh

và nghiên cứu hoạt động tẩy độc Tẩy rửa dioxin tại các điểm nóng

+ Trường ĐHYTCC đã triển khai dự án “Tổ chức phục hồi chức năng chonạn nhân chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” thựchiện 02 giai đoạn Giai đoạn 1 từ 2008 đến 2013, Giai đoạn 2 từ năm 2014 –2016

II SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

Thứ nhất, nhu cầu được cải thiện sức khoẻ, PHCN và hoà nhập cộng

đồng của nạn nhân CĐHH trên cả nước rất lớn

Theo thống kê năm 2015 của ngành Lao động -Thương binh và Xã hội, cảnước hiện có khoảng 215.000 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bịmắc bệnh, tật, di dạng, dị tật có liên quan đến CĐHH đang hưởng chính sáchcủa Nhà nước Những người này hàng ngày phải sống chung với bệnh tật, đauđớn về thể chất và tinh thần, do đó rất cần sự chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng vàPHCN thường xuyên

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đãcông bố, Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại 3 điểm nóng về phơi nhiễm CĐHH/dioxin Nồng độ chất độc hóa học/dioxin tại các vùng điểm nóng cao gấp 4-7 lần

so với các vùng không bị phun rải CĐHH Các điểm nóng đó là khu vực sân bay

Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa Những người dân sinh sống quanh các vùngđiểm nóng về phơi nhiễm CĐHH/ dioxin hàng ngày tiếp xúc với nguồn phơinhiễm với CĐHH có nguy cơ phơi nhiễm với CĐHH/ dioxin rất cao, những

Trang 13

người dân sinh sống khu vực này cần được chăm sóc, theo dõi quản lý sức khỏe

và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm CĐHH

Thứ hai, một số văn bản pháp quy mới nhất liên quan đến PHCN cho nạn

nhân CĐHH như: Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban chấp hành trungương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quảchất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; QĐ 651/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt “Kế hoạchhành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trongchiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020”; QĐ 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án trợgiúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020”; đều chỉ rõ cần phải xây dựng vàtriển khai các chương trình hỗ trợ để cải thiện sức khoẻ thể chất, tạo điều kiệnhoà nhập giáo dục, tham gia lao động sản xuất, hoà nhập xã hội cho nạn nhân vàcon đẻ của họ Trong đó, ngành y tế cần xây dựng và triển khai chương trìnhphát hiện sớm, can thiệp sớm và PHCN cho nạn nhân chất độc hoá học/dioxintriển khai trên phạm vi toàn quốc

Quyết định số 1087/QĐ-BYT ngày 27/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế Phêduyệt kế hoạch của ngành y tế triển khai thực hiện chỉ thị số 43-CT/TW của Ban

Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ

sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020 Trong đó giao CụcQuản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối phối hợp: Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế,

Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Hội Nạn nhân chất độc dacam/dioxin Việt Nam, Trường Đại học Y tế công cộng và các cơ quan, tổ chức

có liên quan thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe và PHCN đối với nạn nhânCĐHH

Thứ ba, dự án “Tổ chức phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hoá

học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” đã thực hiện 02 giai đoạn.Giai đoạn 1 từ 2008 đến 2013 tại 3 tỉnh (Thái Bình, Quảng Ngãi và Đồng Nai)

đã thành công Giai đoạn 2 từ năm 2014 – 2016 cũng đã đạt được những kết quảnhất định Những thành công, hiệu quả từ các hoạt động của dự án mang lạinhững lợi ích thiết thực về sức khoẻ thể chất, tinh thần và cơ hội hoà nhập xã hộicho NN&NKT Do đó, cần phải tiếp tục triển khai dự án để nhân rộng những lợiích của dự án cho thật nhiều NN&NKT được hưởng lợi (Báo cáo kết quả thựchiện dự án PHCNDVCĐ cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trongchiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2008- 2013 và 2014-2016)

Trang 14

III MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHCN CHO NN&NKT

Việc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học liên quan đến nhiều lĩnh vực,đòi hỏi sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành và kinh phí lớn Sự quan tâm của Đảng

và Nhà nước Việt Nam trong khắc phục hậu quả của chiến tranh hoá học ở ViệtNam biểu hiện bằng nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn, chỉ đạo trong công táckhắc phục hậu quả chiến tranh hoá học nói chung và khắc phục hậu quả củachiến tranh đối với sức khoẻ con người nói riêng

Dưới đây là một số văn bản pháp quy mới nhất liên quan đến vấn đề chămsóc sức khoẻ đặc biệt là Phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hoáhọc/dioxin và người khuyết tật:

- Luật Người khuyết tật năm 2010, quy định Bộ Y tế có trách nhiệm: Thựchiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật; Chủ trì và phốihợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động phụchồi chức năng người khuyết tật; đào tạo về phục hồi chức năng; thực hiệnchương trình phòng ngừa khuyết tật; hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năngdựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật

- Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban chấp hành trung ương vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độchóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam

- Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01tháng 6 năm 2012 của Thủ TướngChính phủ Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơbản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đếnnăm 2015 và định hướng đến 2020” Quyết định nêu rõ trách nhiệm của Bộ Y tế:

“Rà soát danh mục bệnh/tật và ban hành tiêu chí chẩn đoán bệnh/tật có liên quanđến CĐHH; xây dựng, triển khai kế hoạch chữa trị và chăm sóc sức khỏe vàđiều trị bệnh/tật cho nạn nhân CĐHH; xây dựng các chương trình phát hiện sớm,

tư vấn sinh sản, giải độc và phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐHH; phối hợpvới Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất chế độ bảo hiểm y tế phù hợp cho các nạnnhân”

- Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt “Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020” Trong Quyết định này, trách nhiệm của Bộ Y tế là “Tổ chức thực hiệnhoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấpdụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật” Đây là căn cứ để xây dựng dự án về

“Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợgiúp cho người khuyết tật giai đoạn 2012-2020”

Trang 15

- Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Thủ TướngChính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012-2015” Trong Quyết định có nhắc đến PHCN cho người khuyết tật tại Dự án 5:Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình(phần đ, mục 7) Mục tiêu đến năm 2015 của chương trình PHCN cho ngườikhuyết tật là: Củng cố phát triển hệ thống và nâng cao chất lượng dịch vụ phụchồi chức năng, tăng cường phát hiện sớm, can thiệp sớm và phòng ngừa khuyếttật, cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt để ngườikhuyết tật được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội,phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật đóng góp vào sự phát triển chungcủa cộng đồng, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội

- Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07 tháng 02 năm 2002 của Bộtrưởng Bộ Y tế phê duyệt về Chuẩn quốc gia về y tế xã Theo quyết định này,ngành y tế đã xây dựng được có hệ thống chăm sóc, điều trị và PHCN cho ngườikhuyết tật từ tuyến xã Đây là cơ sở cho thấy dự án hỗ trợ cho nạn nhân chất độchoá học/dioxin có thể xây dựng và phát triển mạng lưới cộng tác viên từ tuyến

xã, lồng ghép với hệ thống chăm sóc, điều trị và PHCN cho nạn nhân

- Thông tư liên tịch số: 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03 tháng 06năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướngdẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụchỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các côngtrình ghi công liệt sĩ

Trong đó Mục 1 quy định về chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Điều

4 Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe: Đối tượng được điều dưỡngphục hồi sức khỏe mỗi năm một lần bao gồm: Người hoạt động kháng chiến bịnhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng củachất độc hóa học từ 81% trở lên; Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏemỗi hai năm một lần bao gồm: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độchóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa họcdưới 81%

Kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư này do ngân sáchtrung ương đảm bảo từ nguồn kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người cócông với cách mạng

TheoĐiều 5 Thông tư này, chi chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe Điềudưỡng tập trung: Mức chi: 2.220.000 đồng/người/lần,

Theo Điều 8 Chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình có quyđịnh: Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnhhình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh

Trang 16

binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động

- Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi chung

đi lại và tiền ăn (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phụchồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật) Mức hỗ trợ thựchiện theo quy định như sau: Khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình vàphục hồi chức năng gần nhất dưới 100 km: mức hỗ trợ 600.000 đồng; Từ 100

km đến dưới 200 km: mức hỗ trợ 700.000 đồng; Từ 200 km đến dưới 300 km:mức hỗ trợ 800.000 đồng; Từ 300 km trở lên: mức hỗ trợ 900.000 đồng

PHẦN II MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN

I Mục tiêu chung:

Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, giúp nạn nhân chất độc hoáhọc/dioxin và người khuyết tật hoà nhập cộng đồng thông qua các biện phápphát hiện sớm, can thiệp sớm các vấn đề sức khỏe và khuyết tật, nâng cao nănglực và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe và PHCN cho nạn nhân và ngườikhuyết tật tại cơ sở y tế và cộng đồng

5 Tuyên truyền và đẩy mạnh trao đổi thông tin trong nước và quốc tế về hậu quảcủa CĐHH/dioxin và các vấn đề có liên quan đến công tác khắc phục hậu quảCĐHH/dioxin Rà soát, chỉnh sửa bổ sung các chính sách về công tác chăm sócsức khỏe, PHCN cho NN, duy trì và phát triển mạng lưới PHCN

Trang 17

III Kết quả đầu ra mong đợi:

- Năng lực của gia đình NN trong phát hiện sớm và can thiệp sớm các vấn đề vềsức khỏe, các kỹ năng chăm sóc, PHCN cho NN tại nhà được tăng cường

- Mô hình chăm sóc sức khỏe và PHCN cho NN tại các CSYT được đúc kết chia

sẻ với các tỉnh và mở rộng trong phạm vi của dự án

- NN/NKT và gia đình được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn vềPHCN và được hỗ trợ tổng thể, theo nhu cầu tại cộng đồng

- Mạng lưới hỗ trợ cộng đồng cho NN/NKT được mở rộng và được nâng caonăng lực và Mô hình huy động nguồn lực cộng đồng trong hỗ trợ tổng thể chonạn nhân và NKT được thực hiện và đúc kết kinh nghiệm

Mục tiêu 2.

- Con cháu nạn nhân và trẻ dưới 6 tuổi trong vùng được tiếp cận với các dịch vụsàng lọc, theo dõi định kỳ để phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật tại cộngđồng

- Năng lực của cha mẹ trẻ khuyết tật trong phát hiện sớm và can thiệp sớmkhuyết tật được tăng cường và được chia sẻ với các bậc cha mẹ khác

- Mô hình sàng lọc định kỳ và sàng lọc trẻ có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớmkhuyết tật được xây dựng và thực hiện

Mục tiêu 3:

- Những người dân sống quanh các điểm nóng về phơi nhiễm với CĐHH đượcđiều tra các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi và quản lý sức khỏe, xác địnhnhu cầu về chăm sóc sức khỏe

- Những người dân sống quanh các điểm nóng về phơi nhiễm với CĐHH/dioxinđược tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và được tư vấn và hỗ trợ KCB,PHCN phù hợp với tình trạng bệnh, tật tại các cơ sở KCB, PHCN và tại cộngđồng

- Các CSYT tuyến huyện, xã trong vùng điểm nóng về phơi nhiễm với CĐHHđược trang bị kiến thức và trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu nhằm phục vụ hoạtđộng khám, chữa bệnh, PHCN đáp ứng nhu cầu của nạn nhân và người dân

Trang 18

- Xây dựng tổng kết mô hình và các tài liệu hướng dẫn quản lý sức khỏe, PHCNcho nạn nhân và người dân sinh sống quanh tại các vùng điểm nóng về phơinhiễm CĐHH/dioxin được thực hiện.

- Công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành PHCN được tăng cường Cán bộ y tếđang công tác tại các cơ sở PHCN được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực

Mục tiêu 5

- Các kênh thông tin về chăm sóc sức khỏe và PHCN cho NN/NKT được phátđịnh kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng Người dân được tiếp cậnthông tin về tác hại của CĐHH/dioxin, phương pháp phòng ngừa tác hại củaCĐHH/dioxin lên sức khỏe con người

- Công tác truyền thông về vai trò tầm quan trọng của PHS-CTS, chăm sóc sứckhỏe và PHCN cho NN/NKT được thực hiện rộng rãi

- Tăng cường trao đổi thông tin trong nước và quốc tế các vấn đề liên quan đếncông tác khắc phục hậu quả CĐHH/dioxin

- Các chính sách về công tác chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NN được nghiêncứu, chỉnh sửa và bổ sung Mạng lưới PHCN được củng cố và phát triển

IV Chỉ tiêu, kết quả đầu ra chủ yếu của dự án:

Mục tiêu 1

1 Phần A Tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và PHCN cho

NN tại các cơ sở y tế

(Triển khai ở 20 tỉnh/thành phố, mỗi tỉnh chọn 2 huyện)

- Khoảng 95% NN tại vùng dự án được sàng lọc định kỳ nhằm phát hiệnsớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu vềchăm sóc sức khỏe và PHCN

Trang 19

- Khoảng 11.000 nạn nhân CĐHH/dioxin được tiếp cận dịch vụ KCB, điềudưỡng, PHCN tại các cơ sở khám, chữa bệnh, PHCN (mỗi tỉnh khoảng 550 NN)

- Khoảng 8000 nạn nhân có chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình, dụng cụtrợ giúp của bác sỹ chuyên khoa được giới thiệu đến ngành LĐTBXH cung cấpdụng cụ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật Được hướng dẫn sử dụng dụng

cụ có hiệu quả tại cộng đồng (mỗi tỉnh khoảng 400 NN)

- Khoảng 22.000 người (gồm nạn nhân và 01 thành viên của gia đình NN)được tập huấn, trang bị kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năngchăm sóc, PHCN cho NN tại nhà Hướng dẫn NN tập luyện PHCN tại nhà Khi

NN có vấn đề về sức khỏe, có nhu cầu hoặc cần khám, chữa bệnh, PHCN tại các

cơ sở KCB, PHCN được giới thiệu và chuyển tuyến kịp thời

- Khoảng 11.000 tủ thuốc được cung cấp cho gia đình nạn nhân, đượchướng dẫn sử dụng thuốc thiết yếu an toànvà hiệu quả

- 01 Mô hình chăm sóc sức khỏe và PHCN cho NN tại các CSYT được đúckết chia sẻ với các tỉnh và mở rộng trong phạm vi của dự án

2 Phần B Tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và PHCN cho NN tại cộng đồng

(Triển khai ở 10 tỉnh/Tp Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bình Định, Cà Mau, mỗi tỉnh

1 huyện, mỗi huyện 2 xã)

- Khoảng 20.000 người khuyết tật có nhu cầu PHCN trong vùng dự án,trong đó có nạn nhân, được tiếp cận với các dịch vụ PHCNDVCĐ phù hợp

- Hệ thống quản lý NKT được hoàn thiện và đi vào hoạt động bao gồm cảphát hiện, quản lý hồ sơ, điều phối dịch vụ phù hợp cho NKT tại cộng đồng

Trang 20

- Khoảng 10.000 trẻ dưới 6 tuổi trong vùng dự án, trong đó có con cháu nạnnhân được sàng lọc tại cộng đồng để phát hiện sớm khuyết tật và được canthiệp tại cộng đồng.

- 10.000 bà mẹ có con dưới 6 tuổi trong vùng dự án được tiếp cận thông tin

về phát hiện sớm khuyết tật 100% bà mẹ có con khuyết tật trong vùng dự ánđược tiếp cận thông tin về can thiệp sớm khuyết tật

- Khoảng 800 trẻ khuyết tật trong vùng dự án được PHCN tại nhà và tạiBệnh viện

- 100% các cơ sở chuyên ngành sản nhi và PHCN trong vùng dự án cóCBYT được đào tạo và thực hiện phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻkhuyết tật

- 100% các xã trong vùng dự án có cán bộ được đào tạo về cách phát hiệnsớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

Mục tiêu 3:

( Triển khai ở Xã Cát Tân, huyện Phù Cát; tỉnh Bình Định) Dân số khoảng

16.500 người, khoảng 3.300 hộ gia đình (ước tính trung bình 5 người/ 1 hộgia đình), 6000 người (khoảng 36%) chưa có thẻ BHYT

- Khoảng 11.000 người dân (Khoảng 65%) sinh sống quanh tại các vùngđiểm nóng về phơi nhiễm CĐHH/dioxin được quản lý sức khỏe, phát hiện nhucầu KCB, PHCN,

- Khoảng 2200 người (Khoảng 20%) dân sống quanh các điểm nóng vềphơi nhiễm với CĐHH/dioxin ở vùng dự án có vấn đề về sức khỏe và có nhucầu KCB, PHCN được tiếp cận với các dịch vụ y tế, và được tư vấn KCB,PHCN phù hợp với tình trạng bệnh, tật tại các cơ sở KCB, PHCN và tại cộngđồng

- 01 mô hình về chăm sóc, quản lý sức khỏe, PHCN cho người dân sinhsống quanh tại các vùng điểm nóng về phơi nhiễm CĐHH/dioxin được thựchiện

- 100% hộ gia đình (Khoảng 3.300 hộ gia đình) sinh sống quanh tại cácvùng điểm nóng về phơi nhiễm CĐHH được tuyên truyền nâng cao nhận thức vềảnh hưởng của CĐHH lên sức khỏe con người, biện pháp phòng tránh bệnh, tật,

dị tật, dị dạng có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH/dioxin thông qua các kênhtruyền thông

- Khoảng 6000 người dân sinh sống quanh tại các vùng điểm nóng về phơinhiễm CĐHH chưa có thẻ BHYT được tiếp cận thông tin và dịch vụ về BHYT

Trang 21

2200 người trong các gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên,gia đình thuộc diện chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi được hỗ trợ mua thẻ BHYT.

- Khoảng 3.300 hộ gia đình được cung cấp tủ thuốc thiết yếu và hướng dẫn

sử dụng thuốc thiết yếu trong gia đình

- 01 Bệnh viện tuyến huyện, 01 TYT xã trong vùng dự án được trang bịkiến thức và trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu nhằm phục vụ hoạt động khám,chữa bệnh, PHCN đáp ứng nhu cầu của nạn nhân

Mục tiêu 4:

- 120 (mỗi tỉnh khoảng 3 BS, 3KTV) cán bộ y tế được hỗ trợ đào tạo vềPHCN, Các BS sau đào tạo được cấp văn bằng chuyên môn về PHCN, sau khitham gia thực hành đủ thời gian theo quy định đủ điều kiện để cấp chứng chỉhành nghề PHCN

- 80 cán bộ (mỗi tỉnh 4 cán bộ quản lý: GĐ, PGĐ Bv PHCN, Trưởng/phókhoa PHCN Bv ĐK tỉnh) tham gia dự án được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡngnâng cao năng lực về quản lý và chuyên môn PHCN

- 200 (mỗi tỉnh 10 CB) cán bộ làm chuyên môn về PHCN của tất cả các cơ

sở PHCN tham gia dự án được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực

về chuyên môn PHCN

- 8 Văn phòng BQLDA thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đồng thực hiện

dự án, 20 Văn phòng ban quản lý dự án các tỉnh được hỗ trợ tập huấn về chuyênmôn, quản lý để thực hiện quản lý, điều hành và mô hình quản lý thông tin nạnnhân, NKT tại địa phương

- 20 Bệnh viện PHCN trong vùng dự án có các trang thiết bị, vật tư y tếthiết yếu nhằm phục vụ hoạt động điều dưỡng, PHCN đáp ứng nhu cầu điềudưỡng, PHCN của nạn nhân

- 100% cán bộ y tế được phân công theo dõi về PHCN tuyến xã và huyệntrong vùng dự án được đào tạo 3 tháng về PHCN

- 05 nghiên cứu về sức khỏe nạn nhân, nhu cầu can thiệp y tế, kết quả củacan thiệp của dự án được thực hiện và được đăng tải trên các tạp chí trong nước

và quốc tế

- 2000 cán bộ y tế địa phương và CTV tại 10 tỉnh gia dự án được chuyểngiao kiến thức và kỹ năng phát hiện sớm bệnh tật, phát hiện nhu cầu và chămsóc sức khỏe, PHCN tại nhà

Trang 22

Mục tiêu 5:

- 05 Video (băng phóng sự) truyền thông; 10 loại tờ rơi, 5 loại pano, tuyêntruyền giáo dục sức khoẻ, phòng ngừa phơi nhiễm, các kỹ thuật chăm sóc,PHCN được thực hiện

- 03 kênh truyền thông đại chúng có phát thông tin định kỳ liên quan đến

SK và PHCN cho nạn nhân được thiết lập và tất cả các xã, huyện và tỉnhtrong vùng dự án phát tin liên quan đến SK của nạn nhân, PHS-CTS vàPHCN cho nạn nhân

- Tổ chức 6 buổi giao ban để trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong côngtác chăm sóc sức khỏe và PHCN cho nan nhân được thực hiện giữa cáctỉnh tham gia dự án

- Các chính sách y tế cho NN và NKT được rà soát và báo cáo với Lãnhđạo BYT

- Các văn bản liên quan đến chăm sóc SK và PHCN cho nạn nhân được đềxuất xây dựng

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VÙNG CỦA DỰ ÁN

II Đối tượng hưởng lợi khác

1 Các đối tượng hưởng lợi trong vùng dự án:

- Thành viên gia đình NN&NKT: Được tư vấn, chuyển giao kiến thức và kỹthuật PHCN phù hợp để giúp người thân là nạn nhân CĐHH của họ tậpluyện PHCN tại nhà, động viên hỗ trợ NN&NKT học cách độc lập trongcuộc sống và hòa nhập cộng đồng

Trang 23

- Cán bộ y tế các cấp (xã, huyện, tỉnh): Được cung cấp kiến thức về chuyênmôn kỹ thuật PHCN, bồi dưỡng về quản lý và kỹ năng phát hiện, PHCN vàquản lý NN&NKT có nhu cầu PHCN Việc tham gia các hoạt động của dự

án sẽ làm cho họ có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này

- Cán bộ các ban ngành các cấp, đặc biệt là thành viên hội cựu chiến binh,hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ, hội nạn nhân da cam, giáo viên, hội chữ thập đỏ,hội phụ nữ, đoàn thanh niên : Những người này khi tham gia vào dự án sẽđược trang bị kiến thức về khả năng và nhu cầu của NN&NKT, được trang

bị kỹ năng giúp NN&NKT hòa nhập cộng đồng

- Cơ sở y tế các cấp trong vùng dự án: Các CSYT này sẽ được cung cấptrang thiết bị thiết yếu còn thiếu để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ,điều dưỡng, nâng cao thể chất cho NN&NKT; được hỗ trợ đào tạo cán bộ,tăng cường năng lực về chuyên môn và quản lý trong chăm sóc, điều trị vàPHCN cho NN&NKT

2 Các đối tượng hưởng lợi ngoài vùng dự án:

Thông các kênh truyền thông đại chúng như tivi, đài, báo….với phạm vibao phủ trên cả nước, những thông tin, kiến thức về cách phát hiện sớm, một

số kỹ thuật PHCN cho các dạng khuyết tật thường gặp, nhu cầu tham gia laođộng sản xuất và hoà nhập xã hội cũng như cuộc sống của NN&NKT… sẽđược cung cấp và mang lại lợi ích cho nhiều nhóm đối tượng khác nhautrong cộng đồng Bao gồm: nạn nhân và gia đình nạn nhân không thuộc cáctỉnh thực hiện dự án; các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách và ngườidân trong cộng đồng Qua đó nhận thức về khả năng và nhu cầu củaNN&NKT, cũng như nhận thức về vai trò của cá nhân và cộng đồng trongviệc cải thiện chất lượng cuộc sống cho NN&NKT từ đó có hành vi đúng vàtham gia tích cực vào các hoạt động xã hội để cùng giúp NN&NKT hoànhập cộng đồng

III Tiêu chí lựa chọn vùng dự án:

Các tỉnh tham gia dự án đảm bảo tiêu chí:

1 Các tỉnh được chọn nằm trong danh sách các tỉnh có tỷ lệ người thamgia kháng chiến bị mắc bệnh, tật, di dạng, di tật có liên quan đến CĐHH(nạn nhân CĐHH) và con đẻ của Người tham gia kháng chiến bị dị tật, dịdạng có liên quan đến CĐHH cao Tỷ lệ nạn nhân có tỷ lệ % TTCT (Tỷ lệ %giảm khả năng lao động cao)

2 Các tỉnh có vùng hiện tại được coi là điểm nóng về phơi nhiễm chấtđộc hóa học Nồng độ dioxin trong đất, trầm tích và trong cơ thể người dân ổmức cao

Trang 24

3 Các tỉnh có cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng, PHCN, có nhân lực và

cơ sở vật chất thiết yếu đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, điềudưỡng, PHCN cho nạn nhân CĐHH

4 Lựa chọn các tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế xã hội của cả nước, ưutiên tỉnh nghèo, các tỉnh chưa có dự án hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe vàPHCN từ các nguồn viện trợ

5 Lựa chọn các tỉnh Bộ Y tế chưa triển khai chương trình PHCNDVCĐgiai đoạn 2017-2020 để thực hiện các hoạt động PHCNDVCĐ cho NN vàNKT

Tại mỗi tỉnh được chọn sẽ chọn 01 đến 02 huyện điểm có tỷ lệ nạn nhâncao trong tỉnh, cán bộ năng nổ và nhiệt tình với các hoạt động hỗ trợ nạnnhân và người khuyết tật Quyết định chọn huyện sẽ dựa vào khảo sát củaCục Quản lý Khám, chữa bệnh, Đại học Y tế công cộng và trên cơ sở đề xuấtcủa địa phương khi triển khai dự án Tùy thuộc số lượng nạn nhân, NKT củahuyện, nếu chưa đủ chỉ tiêu có thể mở rộng thêm huyện khác

PHẦN IV CÁC GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

I CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH, QUẢN LÝ

1 Thành lập Ban Quản lý dự án Trung ương

- Văn phòng Ban Quản lý dự án Trung ương (sau đây gọi tắt là BQLDA):đặt tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, dùng con dấu và tài khoản của CụcQuản lý Khám, chữa bệnh để điều hành, triển khai các hoạt động của dự án

và thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao

- Ban Quản lý dự án Trung ương: Là một tổ chức kiêm nhiệm, không biênchế Trưởng BQLDA hoặc Phó trưởng ban thường trực BQLDA đượcTrưởng BQLDA ủy quyền có thể ký hợp đồng lao động với các chuyên gia

cố vấn dự án và cán bộ tham gia thực hiện dự án Nhiệm vụ chủ yếu củaBQLDA: Quản lý và điều phối các hoạt động của dự án, xây dựng kế hoạchtriển khai các hoạt động, xây dựng dự toán và phân bổ kinh phí, kiểm tra,giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết dự án, hợp tác với các đơn vịtrong nước và quốc tế

- Kinh phí chi cho hoạt động điều hành của BQLDA, chi cho cán bộ quản lý,các chuyên gia cố vấn dự án và cán bộ tham gia thực hiện dự án thực hiệntheo đúng các quy định hiện hành và được trích từ kinh phí của dự án saukhi được Lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt

- Thành phần BQLDA:

+ Trưởng ban: GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế

Trang 25

+ Phó trưởng ban thường trực: Cục Trưởng Cục QLKCB

+ Phó trưởng ban: Lãnh đạo Vụ Kế hoạch Tài chính- Bộ Y tế

+ Các Ủy viên: Lãnh đạo và chuyên viên Cục QLKCB; Vụ Kế hoạch Tàichính; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Bảo hiểm Y tế, Cục Khoa học côngnghệ và đào tạo, Hiệu trưởng Đại học Y tế công cộng; Giám đốc 7 Bệnhviện trực thuộc Bộ Y tế tham gia đồng thực hiện dự án

+ Các chuyên gia cố vấn về quản lý và chuyên môn PHCN:

+ Thư ký dự án: Cán bộ Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, cán bộVăn phòng Cục QLKCB

- Giao Cục QLKCB dự thảo Quyết định thành lập BQLDA, xây dựng chứcnăng, nhiệm vụ quy chế hoạt động, mối quan hệ công tác của Văn phòngBQLDA và nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của BQLDA do Trưởng banquyết định và phân công

2 Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia đồng thực hiện dự án

Căn cứ nội dung hoạt động của dự án được phê duyệt, Văn phòng BQL dự

án Trung ương đề xuất giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động cho các đơn

vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia đồng thực hiện dự án trình Bộ trưởng xemxét, phê duyệt

Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia đồng thực hiện dự án thành lậpBQL dự án của đơn vị để điều hành, xây dựng kế hoạch và triển khai cáchoạt động của dự án

Quy chế hoạt động, phân định rõ trách nhiệm, mối quan hệ công tác của

cơ quan thực hiện dự án và 8 cơ quan đồng thực hiện dự án do Trưởng Banquản lý dự án Trung ương xem xét, quyết định

3 Cơ chế tài chính

- Căn cứ kế hoạch hoạt động được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, Văn phòng BQL

dự án báo cáo Vụ Kế hoạch -Tài chính tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt

và giao ngân sách trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia đồng thựchiện dự án để triển khai các hoạt động tại các tỉnh tham gia dự án được phâncông nhiệm vụ

- Các đơn vị được giao quản lý ngân sách chịu trách nhiệm chi tiêu, thanhquyết toán theo đúng các quy định và chịu sự giám sát của Văn phòng BQL

dự án

Trang 26

- Các hoạt động tập huấn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổ chức hội nghị cóthể thực hiện thông qua hợp đồng trách nhiệm giưã Văn phòng BQL dự án

và các đơn vị cung cấp dịch vụ

4 Củng cố mạng lưới dự án và BĐH tuyến tỉnh, huyện và xã

Mỗi tỉnh, huyện và xã tham gia dự án Thành lập BĐH dự án hoặc lồng ghépvào BQL dự án của ngành y tế, Ban điều hành PHCNDVCĐ sẵn có

Mục đích: Thành lập BĐH có nhiệm vụ xây dựng hệ thống điều hành và

quản lý dự án các cấp Thành phần ban quản lý dự án từ cấp tỉnh xuống cấp

xã bao gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, đại diện lãnh đạo ngành y tế,đại diện ngành giáo dục, đại diện Hội nạn nhân da cam, đại diện lao độngthương binh xã hội…nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong chămsóc sức khỏe nạn nhân da cam/người khuyết tật

Nội dung:

- Kiện toàn mạng lưới BĐH dự án từ tỉnh=> xã

- Hội thảo và tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên Ban điềuhành chương trình (Hội thảo và tập huấn cho tỉnh sau đó họ làm chotuyến huyện và xã

- Tổ chức các chiến dịch huy động nguồn lực cộng đồng nhằm hỗ trợcho NKT

Thực hiện: BQLDA Trung ương chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh tham mưu

cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập BĐH tuyến tỉnh và có công văn chỉ đạoxuống tuyến huyện thành lập Ban điều hành tuyến dưới với các thành phần

Ủy ban nhân dân, y tế, giáo dục, lao động thương binh xã hội, Hội nạn nhân

da cam…

Kết quả đầu ra:

- Thành lập BĐH dự án điều hành ở 20 tỉnh triển khai dự án từ cấp tỉnhxuống cấp xã

- Ban điều hành ở các tỉnh có sự phối hợp giữa các ban ngành trongphát hiện sớm – can thiệp sớm, chăm sóc sức khỏe cho nạnnhân/người khuyết tật

- Ban điều hành các cấp tổ chức các cuộc họp triển khai hoạt động dự

án và giải quyết các khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện dựán

Trang 27

- Đảm bảo có cán bộ điều phối, kế toán chuyên trách giúp xây dựng kếhoạch, điều phối các hoạt động của dự án tại tỉnh, huyện Xây dựng

và họp thống nhất kế hoạch chi tiết các hoạt động hằng năm

II CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH, QUẢN LÝ

1 Làm việc với các đơn vị tham gia đồng thực hiện dự án

Mục đích: Mục đích của hoạt động này là gặp gỡ trao đổi trực tiếp với

cán bộ lãnh đạo các đơn vị để tìm hiểu tình hình trước khi triển khai hoạtđộng Xem xét khả năng tham gia dự án tại đơn vị trước khi giao nhiệm vụthực hiện dự án với từng đơn vị Tập huấn cán bộ chủ chốt của đơn vị về lập

kế hoạch, triển khai nhiệm vụ của đơn vị

Nội dung:

- Trao đổi với lãnh đạo đơn vị về mục đích triển khai dự án

- Tìm hiểu thái độ của lãnh đạo đơn vị trong công tác triển khai dự án

- Đánh giá sơ bộ khả năng tham gia dự án

- Tập huấn cán bộ chủ chốt của đơn vị về lập kế hoạch, triển khai nhiệm vụcủa đơn vị

Thực hiện: Đại diện Ban quản lý dự án trung ương tổ chức buổi làm việc

với đại diện lãnh đạo các đơn vị tham gia dự án trao đổi nội dung trên Tổchức Tập huấn cán bộ chủ chốt của đơn vị lập kế hoạch, triển khai nhiệm

vụ của đơn vị

Kết quả đầu ra:

- Biên bản làm việc và kế hoạch giao nhiệm vụ cho các đơn vị đồng thựchiện được thực hiện gửi tới các đơn vị

- Cán bộ chủ chốt của đơn vị thành thạo lập kế hoạch, triển khai nhiệm vụcủa đơn vị

2 Làm việc và ký kết với các tỉnh tham gia dự án

Mục đích: Mục đích của hoạt động này là gặp gỡ trao đổi trực tiếp với

cán bộ lãnh đạo từng tỉnh để tìm hiểu tình hình trước khi triển khai hoạt

Trang 28

động Xem xét khả năng tham gia dự án tại từng tỉnh trước khi ký kết vănbản thỏa thuận thực hiện dự án với từng địa phương.

Nội dung:

- Trao đổi với lãnh đạo tỉnh về mục đích triển khai dự án

- Tìm hiểu thái độ của lãnh đạo địa phương trong công tác triển khai dự án

- Đánh giá sơ bộ khả năng tham gia dự án

Thực hiện: Đại diện Ban quản lý dự án trung ương, Lãnh đạo các đơn vị

trực thuộc Bộ Y tế tham gia đồng thực hiện dựa án tới từng địa phương đượcphân công theo vùng dự án gặp gỡ đại diện lãnh đạo các đơn vị tham gia dự

án (Sở Y tế, Bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, Hội chữ thập đỏ, Laođộng thương binh – xã hội, Hội nạn nhân da cam, Đoàn thanh niên, Hội phụ

nữ, Sở giáo dục…)

Kết quả đầu ra:

- Chọn được khoảng 40 huyện thuộc 20 tỉnh triển khai dự án

- Ký kết văn bản thỏa thuận giữa Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tếtham gia đồng thực hiện dựa án với các tỉnh triển khai dự án

3 Đánh giá đầu kỳ dự án

Mục đích: Thu thập dữ liệu ban đầu về tình hình NN, nhu cầu chăm sóc

sức khỏe, PHCN của nạn nhân, năng lực chuyên môn KCB và PHCN chonạn nhân da cam và người khuyết tật tại các địa phương trước khi triển khai

dự án Các dữ liệu của cuộc đánh giá sẽ cho biết năng lực của các cán bộ y tế,các ban ngành liên quan và của gia đình NN và trẻ khuyết tật…Đây là số liệu

để so sánh nhằm đánh giá tác động của dự án sau này

Nội dung:

- Xây dựng đề cương/kế hoạch đánh giá

- Xây dựng công cụ đánh giá (bảng hỏi, phiếu điều tra)

- Tập huấn công cụ đánh giá cho các cán bộ tham gia đánh giá

- Tiến hành khảo sát và thu thập số liệu

- Nhập và phân tích số liệu

Trang 29

- Viết báo cáo

Thực hiện: Ban quản lý dự án trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc

Bộ Y tế tham gia đồng thực hiện dự án dưới sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹthuật của BQL Dự án TƯ

Kết quả đầu ra:

- Đánh giá ban đầu tại 20 tỉnh triển khai dự án

- 01 báo cáo đánh giá ban đầu về về tình hình khuyết tật, hệ thống chăm sócsức khỏe, năng lực KCB, PHCN cho nạn nhân da cam và người khuyết tậttại các địa phương

4 Làm việc (Hội thảo) và ký kết với các cơ sở đào tạo PHCN tham gia dự án

Mục đích: Mục đích của hoạt động này là làm việc, thảo luận gặp gỡ trao

đổi trực tiếp với cán bộ lãnh đạo từng Trường để tìm hiểu tình hình trước khitriển khai hoạt động Xem xét khả năng tham gia dự án tại từng Trường trướckhi ký kết văn bản thỏa thuận thực hiện dự án với từng đơn vị

Nội dung:

- Trao đổi với lãnh đạo Trường về mục đích triển khai dự án

- Tìm hiểu thái độ của lãnh đạo đơn vị trong công tác triển khai dự án

- Đánh giá sơ bộ khả năng tham gia dự án

- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của các địa phương

- Xây dựng kế hoạch đào tạo

Thực hiện: Đại diện Ban quản lý dự án trung ương, ĐHYTCC, Lãnh đạo

các trường, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia đồng thực hiện dựa án

Kết quả đầu ra:

- Chọn được các trường tham gia dự án, bản cam kết thực hiện đào tạo cán

bộ PHCN và kế hoạch đào tạo theo nhu cầu của từng địa phương

5 Xây dựng tài liệu hướng dẫn về tổ chức, quản lý và thực hiện dự án

Trang 30

Mục đích: Xây dựng được hướng dẫn về tổ chức chuyên môn, quản lý,

điều hành dự án bao gồm cơ cấu tổ chức của dự án các cấp, chức năng nhiệm

vụ của từng đối tượng tham gia dự án, các quy định về tài chính của dự án

Nội dung:

- Thành lập nhóm chuyên gia xây dựng nội tài liệu hướng dẫn

- Xây dựng khung tài liệu hướng dẫn

- Viết hướng dẫn chi tiết

- Gửi cho địa phương lấy phản hồi

- Hoàn thiện hướng dẫn

- Gửi hướng dẫn cho địa phương

Thực hiện: Ban quản lý dự án trung ương chỉ đạo Trường Đại học Y tế

công cộng thành lập nhóm chuyên gia xây dựng tài liệu hướng dẫn, nội dunghướng dẫn về tổ chức quản lý dự án sẽ dựa vào yêu cầu về quản lý dự án donhà nước ban hành, đồng thời bổ xung theo các yêu cầu đặc thù của dự án

Kết quả đầu ra:

- Xây dựng 01 tài liệu hướng dẫn về tổ chức, quản lý thực hiện dự án gửi chocác tỉnh

6 Tập huấn cho BQL dự án tuyến trung ương và tỉnh triển khai dự án

Mục đích: Thống nhất cách thức tổ chức chuyên môn và quản lý điều

hành, thanh quyết toán dự án trong các tỉnh triển khai dự án

Nội dung:

- Hướng dẫn cách thức tổ chức, quản lý trong dự án (các biểu mẫu báo cáochuyên môn…)

- Trao đổi các chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị tham gia dự án

- Hướng dẫn các thủ tục hành chính của dự án (các thông tư quy định, các biểumẫu báo cáo tài chính…)

- Hướng dẫn thanh quyết toán dự án

Thực hiện: BQL dự án Trung ương tập huấn cho BQLDA Trường đại học

y tế công cộng, BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng thực hiện

Trang 31

dự án căn cứ vào nội dung tài liệu hướng dẫn tổ chức, quản lý và thực hiện

dự án lên nội dung tập huấn Mời cán bộ kế toán chia sẻ về các thủ tục thanhquyết toán, cán bộ chuyên môn chia sẻ về cách thức tổ chức thực hiện dự áncho các tỉnh

Kết quả đầu ra: Hướng dẫn cho 24 cán bộ BQL dự án của ĐH YTCC và

7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng thực hiện dự án về cách thức tổ chứcthực hiện chương trình chuyên môn, quản lý và thủ tục thanh quyết toán của

dự án

7 Hội thảo giới thiệu dự án tại các tỉnh

Mục đích: Thông qua hội thảo các ban ngành thuộc 20 tỉnh dự án biết

mục đích triển khai dự án

Nội dung: Các giảng viên Ban Quản lý dự án trung ương trình bày các

nội dung hoạt động của các bên tham gia, cơ chế phối hợp của các bên thamgia dự án Trao đổi các chức năng nhiệm vụ của các cá nhân/đơn vị tham gia

dự án

Thực hiện: BQL dự án Trung ương chỉ đạo Trường Đại học Y tế công

cộng, và 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng thực hiện dự án chuẩn bị nội

dung, mời giảng viên tới các tỉnh thực hiện dự án tổ chức Hội thảo 01 ngàygiới thiệu các nội dung dự án sẽ triển khai trong giai đoạn tới các đại biểu đạidiện các đơn vị triển khai thực hiện dự án Sở Y tế, các bệnh viện có khoaPHCN tuyến tỉnh/huyện, trung tâm y tế tỉnh/huyện, Hội nạn nhân tỉnh/huyện,

Sở lao động thương binh xã hội, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, và cácđoàn thể các xã thuộc huyện triển khai dự án

Kết quả đầu ra:

- Tổ chức 20 Hội thảo giới thiệu dự án tới các tỉnh tham gia dự án

- Mỗi buổi hội thảo khoảng 80 đại biểu (tuyến tỉnh/huyện và đại biểu tuyến xãtham dự hội thảo)

8 Sơ kết dự án hàng năm tại các tỉnh

Trang 32

Mục đích: Tổng kết, chia sẻ với các bên liên quan về toàn bộ các hoạt

động cũng như đánh giá kết quả của dự án trong năm, trên cơ sở đó, rút ranhững kinh nghiệm và bài học để tiếp tục hoạt động của dự án

Nội dung:

- Các thành tựu của dự án đạt được trong năm triển khai dự án

- Các báo cáo tham luận về hoạt động dự án, những khó khăn, vướng mắctrong quá trình triển khai hoạt động

- Chia sẻ cách giải quyết khó khăn

- Tấm gương điển hình trong hỗ trợ nạn nhân/người khuyết tật PHCN, hoànhập xã hội

- Tham luận của nạn nhân/NKT và gia đình được hưởng lợi từ dự án

Thực hiện: BQL dự án Trung ương chỉ đạo BQL dự án của 7 Bệnh viện

tuyến trung ương đồng thực hiện dự án và Ban QLDA ĐHYTCC phối hợpvới BĐH tỉnh lên kế hoạch mời các đơn vị và các ban ngành có liên quantrong triển khai dự án Hội nạn nhân da cam Tỉnh, Sở LĐ-TBXH, Hội chữthập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, đơn vị hiện dự án tại tuyến Tỉnh, đạidiện các ban ngành, đơn vị triển khai dự án tại tuyến huyện, TYT xã, cộngtác viên, nạn nhân/NKT điển hình, cơ quan truyền thông, báo chí tổ chức sơkết hàng năm tại địa phương

Kết quả đầu ra:

- Mỗi tỉnh tổ chức 01 cuộc họp sơ kết hằng năm báo cáo kết quả hoạt động dự

án tại tỉnh

- Dự kiến mỗi tỉnh khoảng 100 đại biểu tham dự/năm

9 Đánh giá cuối kỳ dự án

Mục đích: Mục đích của hoạt động này nhằm đánh giá tác động của dự

án so với mục tiêu đề ra

Nội dung: thực hiện như đánh giá đầu kỳ thiết kế thêm phần khảo sát so

sánh trước sau khi có dự án

Trang 33

Thực hiện: Ban quản lý dự án mời 01 đơn vị có kinh nghiệm trong công

tác phục hồi chức năng (Hội phục hồi chức năng Việt Nam, Tổng Hội Y họcViệt Nam…) thực hiện đánh giá độc lập cuối kỳ

Kết quả đầu ra: 01 báo cáo đánh giá cuối kỳ tại các tỉnh triển khai dự án

được hoàn thành và gửi tới các cơ quan hữu quan cần thiết

10 Tổng kết giai đoạn dự án

Mục đích: Báo cáo kết quả đã đạt được của dự án, chia sẻ các kết quả đạt

được với các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách

Nội dung: Bộ Y tế lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, thông báo tới các đơn

vị thực hiện dự án chuẩn bị báo cáo, mời các đơn vị có liên quan tham dự

Thực hiện: BQL dự án trung ương, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Kết quả đầu ra: Thực hiện 01 Hội nghị tổng kết dự án với sự tham gia

của Ban lãnh đạo Chính phủ, Bộ Y tế, BQL dự án của 6 Bệnh viện tuyếntrung ương đồng thực hiện dự án và Ban QLDA ĐHYTCC Trường đại học Y

tế công cộng, các tỉnh triển khai dự án và các đơn vị, ban ngành phối hợptrong triển khai thực hiện dự án

11 Thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát từ Trung ương, tỉnh xuống huyện và xã.

Mục đích:

Mục đích của hoạt động này nhằm theo dõi tiến độ thực hiện các hoạtđộng của Dự án ở các tuyến và tạo ra được sự hỗ trợ liên tục cho các cán bộ cáctuyến trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động điều phối dịch vụ và tư vấn cho nạnnhân phát hiện các khó khăn trong quá trình thực hiện để tháo gỡ kịp thời, hỗ trợcác hoạt động về chuyên môn và quản lý cho tuyến dưới

Nội dung:

- Kế thừa kinh nghiệm triển khai dự án các giai đoạn trước hoàn thiện và banhành cơ chế giám sát hỗ trợ chuyên môn từ Trung ương xuống tỉnh xuốnghuyện và xã Nội dung cơ chế sẽ quy định rõ ràng nhiệm vụ và hoạt động của

Trang 34

từng cấp trong hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, quy định về chia sẻ và xử

lý thông tin phản hồi sau giám sát, quy định về báo cáo

- Thực hiện cơ chế giám sát hỗ trợ chuyên môn Căn cứ vào báo cáo của BQL

dự án các cấp mà lập kế hoạch kiểm tra, giám sát theo nhiệm vụ được phâncông

Thực hiện: Cán bộ giám sát lên kế hoạch thực hiện theo từng cấp Các

cán bộ giám sát trao đổi, thảo luận trực tiếp với: Ban lãnh đạo và các cán bộtrực tiếp thực hiện, điều phối hoạt động dự án tại các đơn vị tuyến tỉnh, tuyếnhuyện, xã, cộng tác viên, nạn nhân/NKT và người nhà

Kết quả đầu ra:

- Cơ chế giám sát hỗ trợ chuyên môn từ Trung ương, tỉnh xuống huyện và xãđược ban hành tới tất cả các tỉnh dự án

- Giám sát hỗ trợ chuyên môn từ Trung ương, tỉnh xuống huyện và xã đượcthực hiện thường xuyên

III CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU

Các hoạt động thực hiện mục tiêu 1:

Phần A: Tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và PHCN cho NN tại CSYT

1 Tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh vùng dự án về sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

Mục đích: hoạt động này nhằm chuyển giao kiến thức cho cán bộ tuyến

tỉnh, về sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ

sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

Nội dung:

- Phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe của NN

- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe,

- Xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

Trang 35

Thực hiện: Ban quản lý dự án trung ương tổ chức tập huấn cho các cán

bộ chủ chốt BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng thực hiện dự

án và cán bộ BQL dự án 20 tỉnh

Kết quả đầu ra:

Tổ chức 2 lớp cho các cán bộ chủ chốt BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyếntrung ương đồng thực hiện dự án và cán bộ BQL dự án 20 tỉnh tham gia dự

án, mỗi BQLDA cử 2 cán bộ tham dự

2 Tập huấn cho cán bộ tuyến huyện và xã tại vùng dự án về sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

Mục đích: hoạt động này nhằm chuyển giao kiến thức cho cán bộ tuyến

huyện và xã tại vùng dự án về sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn

đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu về chăm sócsức khỏe và PHCN

Nội dung:

- Phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe của NN

- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe,

- Xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

Thực hiện: BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng thực hiện

dự án và Ban QLDA tuyến tỉnh đã được BQLDA tuyến Trung ương tập huấn.Các cán bộ chủ chốt này tập huấn cho cán bộ tuyến huyện và xã

Kết quả đầu ra:

Tổ chức 40 lớp cho cán bộ của các đơn vị tuyến huyện và xã, tập huấn vềsàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản

lý sức khỏe, xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

3 Tổ chức khảo sát, lập danh sách nạn nhân CĐHH/dioxin và con đẻ của nạn nhân bị dị tật dị dạng liên quan đến CĐHH/dioxin tại địa phương

Mục đích: Khảo sát, lập danh sách nạn nhân CĐHH và con đẻ của nạn

nhân bị dị tật dị dạng liên quan đến CĐHH/dioxin tại địa phương

Nội dung:

- Lập danh sách các nạn nhân đang hưởng chế độ người tham gia kháng chiến

bị phơi nhiễm CĐHH/dioxin đang hưởng chế độ ưu đãi người có công, con

Trang 36

đẻ của người tham gia kháng chiến bị mắc bệnh, tật đang được hưởng chế độ

ưu đãi tại vùng dự án

- Phân loại bệnh, tật và tỷ lệ % tổn thương cơ thể

Thực hiện:

- Cán bộ BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng thực hiện dự

án,

- Các cán bộ BQLDA tuyến tỉnh và phối hợp với các ban ngành liên quan

tổ chức cho cán bộ y tế, Hội nạn nhân, lao động thương binh xã hội, hộichữ thập đỏ các xã thuộc huyện triển khai dự án thực hiện khảo sát, lậpdanh sách nạn nhân CĐHH và con đẻ của nạn nhân bị dị tật dị dạng liênquan đến CĐHH/dioxin tại địa phương

Kết quả đầu ra:

- Khoảng 95% NN tại vùng dự án được khảo sát, lập danh sách nạn nhânCĐHH và con đẻ của nạn nhân bị dị tật dị dạng liên quan đếnCĐHH/dioxin tại địa phương

- Danh sách NN được phân loại bệnh, tật và tỷ lệ % tổn thương cơ thể

4 Thực hiện sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, lập danh sách NN có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

Trang 37

- Các cán bộ BQLDA tuyến tỉnh phối hợp với các ban ngành liên quan tổchức

- Các cán bộ thuộc chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện PHCN tỉnh thamgia thực hiện

Kết quả đầu ra:

- Khoảng 95% NN tại vùng dự án được sàng lọc định kỳ nhằm phát hiệnsớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu

về chăm sóc sức khỏe và PHCN

- Danh sách NN có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN (khoảng

11.000 nạn nhân CĐHH) được lập và lên kế hoạch can thiệp

- Bản nguyện vọng tham gia KCB, điều dưỡng, PHCN tại các cơ sở KCB, PHCN được ký kết giữa NN, người nhà NN có nhu cầu và các cơ sở KCB, PHCN

- Hàng năm tổ chức thực hiện sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn

đề về sức khỏe, bổ sung hồ sơ quản lý sức khỏe, lập danh sách NN có nhucầu về chăm sóc sức khỏe và PHCN

5 Thu dung, tiếp đón, tổ chức cung cấp dịch vụ KCB, điều dưỡng, PHCN

tại các cơ sở KCB, PHCN theo nhu cầu của NN

Mục đích: Tổ chức thu dung, tiếp đón, tổ chức cung cấp dịch vụ KCB,

điều dưỡng, PHCN tại các cơ sở KCB, PHCN

Nội dung:

- Thực hiện ký kết hợp đồng về điều dưỡng cho NN giữa các cơ sở KCB,PHCN với các Sở LĐTBXH tỉnh

- Làm thủ tục chuyển BHYT cho NN đến các cơ sở KCB, PHCN

- Tổ chức thu dung, tiếp đón NN đến các cơ KCB, điều dưỡng, PHCN tạicác cơ sở khám, chữa bệnh, điều dưỡng PHCN

- Tổ chức cung cấp dịch vụ KCB, điều dưỡng, PHCN tại các cơ sở khám,chữa bệnh, điều dưỡng PHCN cho nạn nhân

Thực hiện: Cán bộ BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng

thực hiện dự án chỉ đạo, hướng dẫn BQL dự án tỉnh phối hợp với SởLĐTBXH tỉnh và BHXH tỉnh, Bệnh viện PHCN tỉnh, các cơ sở KCBtuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương thực hiện

Kết quả đầu ra:

Trang 38

Khoảng 11.000 nạn nhân được tiếp đón đến các cơ sở KCB, PHCN, đượctiếp cận và được cung cấp dịch vụ KCB, điều dưỡng PHCN tại các cơ sở KCB,PHCN (mỗi tỉnh 550 NN, mỗi năm 180 NN đi ĐD-PHCN, mỗi tháng 15-20 NN)

6 Tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kiến thức cho nạn nhân và thành viên của gia đình NN) về kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, PHCN cho NN tại nhà

Mục đích: Chuyển giao kiến thức, hướng dẫn cho nạn nhân và thành viên

của gia đình NN về kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹnăng chăm sóc, PHCN cho NN tại nhà

Nội dung:

- Tập huấn chuyển giao kiến thức cho nạn nhân và người nhà NN về sửdụng dụng chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho NN có chỉ định sử dụngdụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp Phương pháp chăm sóc và PHCNtại nhà cho NN phù hợp từng loại bệnh và dạng khuyết tật

- Tập huấn, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc có hiệu quả, an toàn cho nạnnhân và người nhà NN và thực hiện cung cấp tủ thuốc thiết yếu cho giađình NN

Thực hiện: Cán bộ BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng

thực hiện dự án chỉ đạo, hướng dẫn BQL dự án tỉnh, Bệnh viện PHCNtỉnh thực hiện

Kết quả đầu ra:

Khoảng 22.000 người (gồm nạn nhân và 01 thành viên của gia đình NN)được tập huấn, trang bị kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹnăng chăm sóc, PHCN cho NN tại nhà Khi NN có vấn đề về sức khỏe, cónhu cầu hoặc cần khám, chữa bệnh, PHCN tại các cơ sở KCB, PHCN đượcgiới thiệu và chuyển tuyến kịp thời

7 Cung cấp dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho NN bị khuyết tật và cung cấp tủ thuốc thiết yếu cho gia đình NN

Mục đích: Tổ chức cung cấp dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho

NN bi khuyết tật và cung cấp tủ thuốc thiết yếu cho gia đình NN

Nội dung:

- Khám, chẩn đoán và chỉ định sử dụn dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợgiúp phù hợp với dạng khuyết tật của NN

- Phối hợp với Sở LĐTBXH tỉnh mua và cung cấp dụng cụ chỉnh hình vàdụng cụ trợ giúp cho NN bị khuyết tật

Trang 39

- Cung cấp tủ thuốc thiết yếu cho gia đình NN và hướng dẫn sử dụng

Thực hiện: Cán bộ BQL dự án của 7 Bệnh viện tuyến trung ương đồng

thực hiện dự án chỉ đạo, phối hợp BQL dự án tỉnh, Sở LĐTBXH, cơ sởKCB và Bệnh viện PHCN tỉnh thực hiện

Kết quả đầu ra:

- Khoảng 8000 nạn nhân có chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình, dụng cụtrợ giúp của bác sỹ chuyên khoa được cung cấp dụng cụ phù hợp với dạng

và mức độ khuyết tật Được hướng dẫn sử dụng dụng cụ có hiệu quả tạicộng đồng (mỗi tỉnh (400 NN)

- Khoảng 11.000 tủ thuốc thiết yếu được cung cấp cho gia đình nạn nhân,được tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc thiết yếu an toànvà hiệu quả

Phần B Tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và PHCN cho NN tại cộng đồng

1 Thực hiện PHCNDVCĐ, hỗ trợ tổng thể cho nạn nhân và người khuyết tật (hướng dẫn/tư vấn gia đình, hỗ trợ giáo dục và việc làm, hỗ trợ giảm thiểu)

Mục đích: chương trình PHCNDVCĐ nhằm mục đích tư vấn, hỗ trợ

cho nạn nhân/người khuyết tật và gia đình họ biết cách chăm sóc, tập luyệnphục hồi chức năng tại nhà Đồng thời theo dõi các đối tượng có nguy cơcao nhằm phát hiện sớm và can thiệp sớm

Nội dung: Các cộng tác viên đến tận nhà NN/NKT để huấn luyện

PHCN tại nhà, hướng dẫn người nhà NKT biết cách chăm sóc và PHCNcho NKT, cùng với gia đình làm một số dụng cụ trợ giúp đơn giản, cáccộng tác viên này cũng là người đánh giá tiến bộ PHCN cho NN/NKT, lập

kế hoạch tập luyện PHCN trong giai đoạn tiếp theo, phát hiện các nhu cầuPHCN của NN/NKT để báo với trạm y tế Sử dụng các biểu mẫu do dự ánthiết kế để theo dõi báo cáo về tiến triển phục hồi chức năng của từng nạnnhân, điều tra phát hiện những trường hợp khuyết tật mới, tạo điều kiện choTKT được đến trường và người lớn khuyết tật có việc làm

Thực hiện: Ban quản lý dự án trung ương phối hợp cùng các giảng

viên PHCN của Trường ĐH/CĐY có chuyên ngành VLTL-PHCN và cácbệnh viện có khoa PHCN tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức –

kỹ thuật PHCN cho các cộng tác viên tham gia chương trình PHCNDVCĐ.Các CTV sau khi được tập huấn sẽ triển khai PHCN và theo dõi phát hiệnsớm nạn nhân có nhu cầu PHCN, đánh giá tiến bộ của những nạnnhân/người khuyết tật tham gia chương trình…Các CTV này cũng được

Trang 40

theo dõi, giám sát, hỗ trợ từ ban quản lý dự án trung ương, ban quản lý tỉnh,văn phòng điều phối huyện và trạm y tế xã.

Kết quả đầu ra:

- Xây dựng và duy trì được mạng lưới với khoảng 1.810 (10 CTV/xã

x 18xã x 10 huyện +10 cán bộ chuyên trách huyện) cộng tác viên,duy trì hoạt động phục hồi chức năng tại nhà cho NN/NKT tại các xãthuộc huyện dự án

- Theo dõi liên tục sự tiến bộ của các NN/NKT, điều tra phát hiện sớm– can thiệp sớm PHCN, đánh giá nhu cầu PHCN của các trường hợpkhuyết tật mới và báo cáo lên tuyến trên

- Khoảng 10.000 NN/NKT được hướng dẫn tập PHCN tại nhà

- Trẻ khuyết tật các vùng dự án được hỗ trợ tham gia các hoạt độngvui chơi, tạo điều kiện đi học

- Nạn nhân và người khuyết tật còn khả năng được đào tạo nghề, thamgia lao động sản xuất và hòa nhập xã hội…

2 Thực hiện hỗ trợ cho người nhà nạn nhân tập luyện, chăm sóc cho nạn nhân và người khuyết tật

Mục đích: Hoạt động này nhằm mục đích hỗ trợ người nhà nạn nhân

và NKT dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc NKT

Nội dung: Người nhà, dưới sự hướng dẫn của CTV PHCN, của CBYT

xã và CBYT chuyên ngành PHCN (thông qua các buổi tư vấn) thực hiệnchăm sóc và PHCN hàng ngày cho nạn nhân và NKT

Thực hiện: Trạm y tế lập danh sách các nạn nhân và NKT có khó khăn

trong thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày để hướng dẫn, tưvẫn cho gia đình cách chăm sóc và hỗ trợ nạn nhân và NKT để cải thiện sứckhỏe và hòa nhập cộng đồng Dự án sẽ ưu tiên hỗ trợ nạn nhân trước Cáccán bộ y tế thôn xã đã được tập huấn về chăm sóc và PHCN cho nan nhân

và NKT sẽ hướng dẫn cho gia đình Bên cạnh đó, các buổi tư vấn nhóm củacác chuyên gia cấp tỉnh sẽ hướng dẫn và tư vấn trực tiếp cho người nhà nạnnhân và gia đình

Kết quả đầu ra: Khoảng 90.000 lượt hỗ trợ cho người nhà nạn

nhân và gia đình được thực hiện

Ngày đăng: 09/03/2019, 01:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w