KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY ĐẬU PHỘNG 1. Giống Một số giống đậu phổ biến như sau: - Đậu giấy (Đồng Nai, Sông Bé, Biên Hòa): vỏ mỏng, hạt chắc, trái sai, hàm lượng dầu cao (17%). Tỷ lệ hạt trên trái khoảng 78%, năng suất bình quân 2,7 tấn/ha. - Đậu Li (Tây Ninh): vỏ mỏng, nhẵn (không gân), năng suất 2,5 tấn/ha. - Đậu mỏ két (Đồng nai, Sông Bé, Tây Ninh): trái có mỏ rõ rệt năng suất bình quân 2,4 tấn/ha. - Đậu Ráng (Đồng nai, Long An): năng suất 2,4 tấn/ha. 2. Thời vụ - Vụ Đông Xuân (chính vụ) gieo tháng 11-12 thu hoạch tháng 2-3 - Vụ Hè Thu gieo tháng 4-6 thu hoạch tháng 7-8 - Vụ Thu Đông gieo tháng 7-8 thu hoạch tháng 10-11 đậu trồng ở vụ này phải cày bừa, lên liếp kỹ, giữa các liếp có rãnh thoát nước. 3. Cách gieo hạt - Khi gieo cần chọn hạt tốt già to và chắc đồng đều nhau. Xử lý hạt trước khi gieo bằng thuốc chống nấm. - Nên trồng dày vừa phải để giữ được độ ẩm của đất thì mới cho năng suất cao. - Mật độ 30-40 cm giữa hai hàng và 10-12 cm trên hàng tức là khoảng 20-25 cây /1 m2, gieo hạt 2-3 hạt/hốc, lượng hạt giống cần để gieo trên 1 ha là 100-150 kg - Bề sâu gieo: + Nếu trồng mùa nắng hạn, đất nhẹ gieo sâu 5cm + Nếu trồng mùa mưa ẩm ướt, đất nặng gieo sâu 3 cm 4. Cách bón phân Bón vôi: Ở những nơi trồng đậu phộng thâm canh thường rãi vôi cho đất trước khi cày bừa, vừa làm bớt độ chua của đất vửa để tạo vỏ hạt được chắc và để phòng ngừa mối và kiến trong đất. Bón ít nhất nửa tháng trước khi trồng và 2-3 năm mới bón 1 lần. Bón từ 2-3 tấn phân chuồng hoặc phân rác mục thật hoai kết hợp với phân hóa học. Tùy theo điều kiện đất đai ở từng nơi mà áp dụng bón phân cho thích hợp. Có thể áp dụng công thức phân 25-60-60 /ha. Thời kỳ bón: .Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và kali, 50% lân, 1/3 phân N kết hợp với thuốc trừ kiến và mối. Phân N còn lại chia ra làm hai lần bón: - Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo - Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo - 50% lượng P còn lại sẽ được bón thời điểm cây ra hoa sẽ làm tăng năng suất cao (dùng supper lân để bón). 5. Chăm sóc - Trồng dặm: thông thường 3-5 ngày sau khi gieo. - Làm cỏ: phải giữ ruộng đậu sạch cỏ trong vòng 30 ngày đầu. Do đó làm cỏ vào ngày thứ 15-30 ngày sau khi gieo. - Vun gốc: khi cây trổ hoa thì bắt đầu xới gốc cho kỹ và vun gốc cao. - Tưới nước: + Nếu sau khi gieo thiếu nước hạt không nẩy mầm được. + Thời kỳ trổ hoa thiếu nước hoa sẽ nở kém và rụng nhiều. + Thiếu nước trong giai đoạn kết trái hạt sẽ bị lép. Nên áp dụng biện pháp tưới phun mưa quanh gốc là tốt nhất. Đối với đất cát hay thịt pha cát, số lượng nước tưới từ 10-12 mm mỗi giờ và mỗi lần tưới từ 16-40 mm nước. Nếu đất bị đóng váng nhiều thì tưới ít hơn khoảng 10 mm mỗi giờ. Trước khi thu hoạch, phải giảm bớt lượng nước tưới thích hợp cho từng giống. 6. Phòng trừ sâu bệnh 6.1. Bệnh Bệnh đốm lá: lá có đốm nâu hoặc đốm đen dạng tròn, bệnh lan ra cả thân và thư đài, đôi khi co vằn vàng, bệnh làm là rụng, sớm, do đó quang hợp bị kém đi làm giảm năng suất rất nhiều, bệnh rất khó trị, có thể trị bằng validacine 20% hoặc Copper B 40g cho bình 8 lít. Bệnh héo cây con: bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con (2 tuần tuổi). Cây bị héo, quans át ngay gốc cây chết thấy có khuẩn ty màu trắng, sau đó trở thành cương hạch tròn màu trắng rồi nâu. Trị bằng kitazin 50 EC phun với nồng độ 0,1% . 6.2. Sâu Sâu đất: sâu làm nhộng dưới đất. Muốn phòng trị sâu này phải rãi thuốc hạt vào đất một hai tuần lễ trước khi gieo hạt. 7. Thu hoạch Khi thấy là trổ màu nên nhổ thử một vài buội để quan sát, nếu thấy 2/3 số trái đã già thì nên thu hoạch. Tiêu chuẩn trái già là khi bóc vỏ, thấy màng nhện phía trong của vỏ có màu hơi nâu, hột to tròn nặng, vỏ hạt có màu đặc trưng của giống (hay khi lắc trái nghe tiếng kêu bên trong). .8. Bảo quản Cần trữ đậu nơi khô ráo, thoáng khí nhưng kín đừng để chuột bọ cắn phá. Quá trình bảo quản cần phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau đây: - Hàm lượng nước trong hạt không được quá 80% - Bao bì chứa đậu phải kê cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc sàn xi măng. Kho luôn kín, thoáng, khô, sạch. - Trong sản xuất nhỏ,
Kỹ thuật canh tác cây đậu phộng Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Giống: ngoài các giống đậu hiện có ở địa phương, hiện nay đang có một số giống chủ lực đó là: VD1 (đậu lì thuần), VD2, VD5 được đánh giá là các giống có năng suất cao hơn giống địa phương, phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Và hiện đang được nông dân Tây Ninh sử dụng đưa vào sản xuất trên vùng đất Tây Ninh. Thời vụ gieo trồng: - Vụ Đông – Xuân: gieo tháng 11-12 dương lịch - Vụ Hè – Thu: gieo tháng 4-5 dương lịch - Vụ Mùa: gieo vào tháng 7-8 dương lịch - Vụ Xuân – Hè: gieo tháng 1-2 dương lịch Chuẩn bị đất trồng: 1/- Đất trồng: Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp như đất xám phù sa cổ, đất cát pha, đất nâu đỏ …. Dễ thóat nước trong mùa mưa và chủ động tưới trong vụ Đông Xuân. 2/- Chuẩn bị đất: - Cày 1 lần, sâu 20-25Cm. - Bừa hoặc phay (xới) 2-3 lần cho đất tơi xốp (tùy theo kết cấu đất). - Lên liếp rộng 1,2 – 1,5m (trường hợp tưới thấm) hoặc 2,5 - 3m (nếu tưới phun). Rãnh rộng 30cm, sâu 15-20cm, để dễ tưới và tiêu nước. CHUẨN BỊ GIỐNG: - Lượng giống: Vụ Hè Thu và vụ Mùa: 160-180Kg đậu vỏ. Vụ Đông Xuân: 200Kg đậu vỏ. - Chọn hạt: Tách vỏ loại bỏ hạt lép, hạt vỡ, hạt xấu, mốc và hạt bị lên dầu. Tách vỏ xong tỉa ngay không để quá 7 ngày, để lâu hạt sẽ lên dầu, nảy mầm kém ảnh hưởng tới năng suất sau này. GIEO HẠT: Có thể dùng phương thức rạch hàng hay bỏ hốc, đảm bảo mật độ: * Vụ Hè Thu và vụ Mùa: 20 x 20Cm x 2 hạt/1 lỗ * Vụ Đông Xuân: 10 X 15Cm X 2 hạt/1 lỗ. * Độ sâu lấp hạt: 2-3 Cm. Phòng trừ kiến mối: Có thể xử lý đất bằng Basudin 10H với lượng 20Kg/ha, hoặc có thể trộn trực tiếp hạt với thuốc basudin 10H trước khi đem gieo. PHÂN BÓN: Tùy theo từng lọai đất mà bón phân cho thích hợp, có thể bón theo tỷ lệ N- P-K như sau: 30-40N + 60-90P 2 O 5 +80-100K 2 O Cụ thể: *Phân chuồng hoai mục : 4-5 tấn/ha, (nếu có) *Tro dừa: 100-150 giạ. *Phân hóa học: SA 200Kg (hoặc Urea: 100Kg), Super lân: 500Kg, Kali: 150Kg, Vôi: 800Kg. Hay phân bón phức hợp: 6 bao 16-16-8 + 2 bao Kali. Có thể giảm lượng tro dừa, dùng thêm phân Komix, phân vi sinh, phân khoáng vi lượng. Hiện nay một số nhà máy phân bón đã sản xuất các loại phân bón chuyên dùng cho cây đậu phọng, tiện lợi và tiết kiệm lao động. Cách bón: - Vụ Đông Xuân có thể bón lót 1 lần tòan bộ số phân hiện có. Hè Thu và vụ Mùa do mưa nhiều sẽ rửa trôi phân nên có thể chia làm 2 đợt bón. -Bón lót: Tòan bộ phân chuồng, tòan bộ tro dừa, tòan bộ phân lân, 70Kg SA (35Kg Urea), 40Kg Kali. Riêng vôi 500 Kg vôi bón lúc cày lần 1. -Bón thúc: Khi cây được 3-4 lá thật (12-15 ngày sau gieo): Tòan bộ số đạm và kali còn lại, kết hợp với phúp 1 lần. Có thể sử dụng cách bón 2: Bón lót 300kg vôi + 700kg phân ACA + 70kg Super lân. Bón thúc 300kg vôi + 20kg Urê Để cho đậu phọng ra hoa tập trung nên phun phân bón lá vào lúc cây được 20 ngày. TƯỚI TIÊU: - Mùa mưa: Lên liếp có rãnh thoát nước. - Mùa nắng: Tưới thấm theo rãnh: 4-7 lần/vụ. Cần chú trọng các giai đoạn cây ra hoa, đâm tia, trái đang phát triển phải đảm bảo đủ độ ẩm để cây ra hoa nhiều, đâm tia dễ dàng và trái ít bị lép. Trước khi thu họach 7-10 ngày không nên tưới nước để đậu mau chín. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH VÀ CỎ DẠI: 1/- Trừ cỏ: -Sau khi tỉa 1-3 ngày dùng một trong các loại thuốc: Dual 720EC, Ronstar 25EC, Lasso 48EC để diệt hạt cỏ. -Sau 10-15 ngày nếu có cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ mật, cỏ bông… dùng Onecide15EC, Whip’S 7,5EC. Tốt nhất nên làm cỏ kết hợp xới xáo phá váng. 2/- Sâu hại: - Sâu xám, sâu khoang, sâu lá… Sử dụng: Fastac 5EC, Sumi alpha 5EC, Decis 2,5EC, Cyper 25EC; Hopsan 75ND, Pyrinex 20EC, Lannate 40SP, Lorsban30EC - Nhện đỏ sử dụng: Comite 73EC, Nissorun 5EC. - Rầy rệp các lọai: Sử dụng: Supracide 40EC, Applaud 10WP, Applaud mipc 25BHN, Bassa 50EC, Oncol 20EC, - Sâu xanh và sâu xanh da láng: Sử dụng: Polytrin 440Ec, Firibiotox-C, Oncol 20EC, Mimic 20F, Cascade 5EC, Fastac 5EC. 3/- Bệnh hại: -Bệnh đốm lá: Dùng Anvil 5SC; Bavistin 50FL;Tilt 250EC; Daconil 75WP; Opus 125SC… Phun 2 lần vào ngày thứ 40-60 sau gieo. -Bệnh chết ẻo: +Sử dụng biện pháp luân canh . +Xử lý hạt giống . Lưu ý: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo hướng dẫn trong toa thuốc để tránh thiệt hại. Nên thay đổi thuốc và phối hợp các thuốc trong các lần phun để tăng tác dụng của thuốc và tránh sự quen thuốc của sâu. Khi sử dụng thuốc nên tuân theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc; Đúng thời điểm; Đúng liều lượng; Đúng cách. * Áp dụng IPM trên cây đậu phọng bao gồm: -Dùng bẫy Pheromone để bẫy bướm. -Trồng cây hướng dương xung quanh ruộng 1-1,5m/cây. -Tiến hành phun thuốc căn cứ vào mật số bướm vào bẫy, thời điểm phun thuốc cách sau đỉnh điểm mật số bướm là 4-6 ngày (Đây là thời điểm trứng đã nở thành sâu non), hoặc khi mật độ ổ trứng tăng cao trên cây hướng dương hoặc trên 1m 2 cây đậu phọng. Loại thuốc dùng; Giai đoạn đầu từ 40-45 ngày sau khi gieo sử dụng thuốc vi sinh BT, liều dùng 15-20gr/8lít, hoặc thuốc có độ độc thấp như: Lannate hoặc dùng các loại thuốc thuộc nhóm Permethrin. Giai đoạn sau dùng thuốc có độ độc trung bìmh: Karate, Regent, Cyrux… Khi cần thiết, mật độ sâu nhiều mới dùng Atabron, Mimic THU HOẠCH: Đối với giống đậu địa phương, HL25, Lì thuần thời gian khoảng 90 ngày là thu họach. Trước khi thu họach phải nhổ thử, khi vỏ lụa đã chuyển từ màu trắng sang màu hồng và hạt đậu đã đầy là lúc tiến hành thu họach. Khi thu hoạch đất phải đủ ẩm, nếu đất khô phải tưới trước 1 đêm(tưới vừa đủ ẩm) để khi nhổ không bị đứt trái. Sau đó tách trái ra khỏi cây, phơi khô 3-4 nắng để độ ẩm còn khỏang 14% (hạt đậu tróc vỏ lụa) thì đem đóng bao và nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. . Kỹ thuật canh tác cây đậu phộng Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Giống: ngoài các giống đậu hiện có ở địa phương, hiện nay. và vụ Mùa: 160-180Kg đậu vỏ. Vụ Đông Xuân: 200Kg đậu vỏ. - Chọn hạt: Tách vỏ loại bỏ hạt lép, hạt vỡ, hạt xấu, mốc và hạt bị lên dầu. Tách vỏ xong tỉa ngay