1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật trồng chuối tiêu

4 1,3K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 129,4 KB

Nội dung

Chuối tiêu được trồng bằng cây con, bằng củ, bằng nuôi cấy mô. Thời vụ trồng: miền Bắc trồng vào các tháng 4-5 và 8-10; miền Nam: tháng 4-7. Đất trồng chuối cần chú ý tạo rãnh thoát nước. Trồng chuối thành hàng, cách nhau 2m. Hố đào sâu 50cm, rộng 60-80cm.

Kỹ thuật trồng chuối tiêu Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Chuối tiêu được trồng bằng cây con, bằng củ, bằng nuôi cấy mô. Thời vụ trồng: miền Bắc trồng vào các tháng 4-5 và 8-10; miền Nam: tháng 4-7. Đất trồng chuối cần chú ý tạo rãnh thoát nước. Trồng chuối thành hàng, cách nhau 2m. Hố đào sâu 50cm, rộng 60-80cm. Mật độ: chuối tiêu thấp (cây cao dưới 2m, quả dài 14-15cm): cây cách cây 2m, chuối tiêu vừa (cây cao 2,2-2,7m, quả dài 12-17cm); 2mx2,7m, chuối tiêu cao (cây cao 3,5-4m, quả dài 16-20cm): 2,3mx2,7m. Nếu trồng chuối ở diện tích chuyên canh với quy mô lớn thì cần có đai rừng chắn gió và chú ý chống bão. Bón lót cho 1 hố 10-15kg phân chuồng tốt + 0,2kg supe lân, 0,1kg kali. Tất cả trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, để 1-1,5 tháng mới trồng chuối. Chuẩn bị cây con: chọn các cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ để sau này vườn chuối được đồng đều. Lấy cây con ở cây mẹ khỏe mạnh không bị bệnh virus. Cây con có độ cao 1-1,5m, đường kính gốc 20cm, có dạng búp măng. Chú ý: đánh cây con khi cây mẹ đã có quả già hoặc đã chặt buồng. Sau khi đầu cây con lên thì dùng dao cắt hết rễ của cây con, cắt bỏ lá khô và 1/2 lá tươi và dựng và nơi râm mát. Có thể xử lý cây con bằng tro bếp nguội hoặc bằng hỗn hợp 1-2kg supe lân với 40-50kg phân chuồng hoai mục tạo thành thể nhão và nhúng củ vào, để vài ngày mới trồng. Nếu trồng bằng củ thì chọn cây chuối quả ngon, buồng to, không virus, đã chặt buồng được vài tháng. Đào lên cắt hết rễ, nếu củ to, bổ đôi hoặc bổ tư, mỗi miếng có 1 mầm. Xử lý như với cây con rồi để nơi râm mát, sau vài ngày đem ươm tạo thành cây con để trồng mới đủ tiêu chuẩn như đã trình bày. Ngoài ra, người ta còn trồng chuối bằng cách nuôi cấy mô, tạo cây chuối con trong ống nghiệm, sau ươm thành cây con đủ tiêu chuẩn rồi đưa ra ruộng trồng cố định. Cách trồng: Chọn ngày râm mát hoặc mưa nhẹ. Cuốc lỗ ở giữa hố đã đào như nói trên, đặt cây chuối con vào chính giữa rồi lấp đất, nén chặt, tưới nước, phủ cỏ rác xung quanh để giữ ẩm. Đối với những cây giống được tách từ cây chuối mẹ thì chặt mặt cắt của củ cùng về một hướng vì cây chuối sau này sẽ trổ buồng về hướng đối diện với mặt cắt, như vậy sẽ dễ chăm sóc, chống gió bão và thu hoạch sau này. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Sau khi trồng, nếu hạn thì tưới thêm cho đủ ẩm, vài ngày 1 lần tưới. Trồng dặm kịp thời để chuối phát triển đồng đều. Làm cỏ để chuối sinh trưởng, nhất là đối với diện tích trồng bằng cây con nuôi cấy mô. Xới xáo cách gốc 50-60cm để tránh gây hại cho bộ rễ ăn ngang và nông của chuối. Trồng xen giữa các hàng chuối còn nhỏ bằng các cây đậu, dỗ, lạc, rau. Trồng xen cách gốc chuối 30-40cm. Khi cây chuối giao tán, có thể trồng các cây chịu che bóng như gừng, nghệ, địa liền . để tranh thủ diện tích và hạn chế cỏ dại. Chế độ tưới tiêu: chuối luôn cần đủ ẩm để mỗi tháng cây chuối ra được 3-4 lá và 1 năm đạt khoảng 33-38 lá. Tuy vậy, chuối tiêu không chịu được ẩm ướt quá, nhất là ngập úng quá 24 giờ, bộ rễ của chuối dễ bị thối làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của chuối. Do vậy, luôn luôn quan tâm đến việc tiêu nước mỗi khi có mưa to để vườn chuối không đọng nước. Bón thúc: Mặc dù đã bón lót, song cây chuối vẫn cần bón thúc. Cần căn cứ vào các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây chuối như: thiếu đạm, lá bị vàng, nhỏ, sinh trưởng chậm; thiếu lân, lá xanh sẫm quá mức, sau giảm dần và lớn chậm; thiếu kali, các lá giữa vàng đỏ; thiếu kẽm lá co hẹp, chậm lớn; thiếu đồng, lá bị rũ xuống . Lượng phân bón bình quân cho 1 cây chuối mỗi năm là 10-20kg phân chuồng, 0,5kg urê, 0,5-1kg kali, 0,5kg supe lân. Trong đó lượng phân chuồng và 0,1-0,2kg supe lân là để bón lót, còn lại bón thúc như sau: Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 1-2 tháng, bón 30% lượng urê và 30% lượng kali và tưới 5kg nước phân chuồng.;Bón thúc lần 2: Sau lần thứ nhất 3 tháng, bón 40% phân urê, 30% phân kali, 7kg nước phân chuồng.;Bón thúc lần 3: sau lần thứ hai 3-4 tháng tức là trước khi cây trổ buồng, bón nốt lượng phân còn lại. Cách bón: trộn đều phân khoáng và rải xung quanh, cách gốc 40-60cm, xới xáo nhẹ, sau tưới nước phân chuồng. Có thể bón lỗ sâu 10cm, xung quanh gốc cuốc 3-4 lỗ, đổ phân và lấp đất. Nếu cần thúc mầm chồi để lấy cây con trồng mới thì cuốc lỗ cạnh chồi mới nhú.Một khâu cần thiết nữa là đánh tỉa cây con và để cây thay thế, mỗi bụi chuối để lại những cây con khỏe và đào bỏ những cây con còn lại, tiến hành vào các tháng 4-5 và 7-8. Có thể đào bỏ cây con xấu hàng tháng để chúng không tiêu hao dinh dưỡng của bụi chuối. Phòng trừ sâu bệnh:Sâu đục thân: cả sâu non và sâu trưởng thành đều sinh sống trong thân cây chuối. Sâu làm hại các hệ thống mạch dẫn làm lá vàng úa, cây tàn lụi. Mỗi cây có thể bị tới 15-20 con sâu gây hại. Sâu gây hại nhiều vào mùa hè thu, nơi chăm sóc kém . Cần vệ sinh dọn sạch cỏ dại và các cây chuối xấu, đã thu hoạch . không để bụi chuối quá 3 năm. Có thể phun Padan 95SP pha 0,1% vào quanh thân cây. Trước khi cắt buồng 1-2 tháng không được phun thuốc và không phun thuốc vào buồng chuối khi quả đang lớn.Lấy thân cây đã thu hoạch, chặt từng đoạn 30-40cm, chẻ làm đôi, đặt úp cạnh gốc chuối và hàng ngày kiểm tra để diệt sâu trưởnt thành đến đẻ trứng, sinh sống. Rệp: Sinh sống ở mặt lá non thành từng ổ, gây lá vàng. Nguy hiểm hơn là rệp truyền bệnh virus cho cây chuối. Rệp phát sinh vào vụ hè và hè thu. Cần phát hiện sớm và dùng giẻ lau xoa diệt ổ rệp ở lá chuối. Bệnh đốm lá: Nấm gây các đốm vàng trên lá, làm lá úa vàng và khô. Bệnh phát sinh vào vụ hè thu ở nơi kém chăm sóc, bụi chuối nhiều cây chen chúc nhau. Nấm xâm nhiễm cả vỏ quả xanh và làm quả xấu mã, kém chất lượng, chín ép. Bệnh héo vàng: Nấm xâm nhiễm vào bẹ (thân giả) và gây héo vàng toàn bộ lá. Cây chuối suy yếu và héo rũ. Nấm ưa thời tiết nóng ẩm.Đối với 2 loại bệnh nói trên cần làm vệ sinh, trừ cỏ dại, tiêu thoát nước. Đào bỏ sớm các cây héo vàng. Rắc vôi bột vào nơi đã đào bỏ. Phun thuốc Ridomil MZ727WP pha 0,1%. Bệnh virus: gây hiện tượng "đầu gà", rụt ngọn. Đây là bệnh hủy diệt bụi chuối do rệp truyền từ cây này qua cây khác. Cần đào bỏ triệt để các cây bệnh ngay từ khi mới chớm rụt ngọn. Không để cây bệnh sống lay lắt trong bụi chuối. Trừ rệp để tránh bệnh lây lan.Chuối còn bị tuyến trùng gây hại ở rễ và qua đó làm cây suy tàn. Chăm sóc tốt cho cây sinh trưởng khỏe, ra nhiều rễ. Luôn trẻ hóa bụi chuối, không để bụi chuối, vườn chuối quá 3-4 năm, không trồng chuối ngay vào nơi đã hủy cả bụi để sau 6-12 tháng mới tái canh.Ngoài ra, cần luôn chú ý chuẩn bị chống bão và chống rét hại, sương muối cho chuối, nhất là chuối đang nuôi quả. Thu hoạch: Sau khi trổ buồng 3-5 tháng thì quả chín, mùa lạnh thì buồng chuối lâu chín hơn. Có thể căn cứ vào góc cạnh quả chuối, khi quả gần tròn, vỏ chuyển vàng nhạt thì thu hoạch. . Kỹ thuật trồng chuối tiêu Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Chuối tiêu được trồng bằng cây con, bằng củ, bằng nuôi cấy mô. Thời vụ trồng: miền Bắc trồng. tháng 4-7. Đất trồng chuối cần chú ý tạo rãnh thoát nước. Trồng chuối thành hàng, cách nhau 2m. Hố đào sâu 50cm, rộng 60-80cm. Mật độ: chuối tiêu thấp (cây

Ngày đăng: 22/08/2013, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w