1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG Học phần: Đƣờng lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

32 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 578,92 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, việc phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, trong suốt thời gian qua với nhiều h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

BÀI GIẢNG Học phần: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh

Đối tượng: Sinh viên đại học, cao đẳng Năm học: 2017 – 2018

Cử nhân Vũ Đình Sơn

LÂM ĐỒNG, THÁNG 01 NĂM 2018

Trang 2

Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh

Đối tượng: Sinh viên đại học, cao đẳng

Trang 3

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT

Giới thiệu để sinh viên nắm vững tính tất yếu khách quan, nội dung cơ bản

và những giải pháp của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh ở nước ta hiện nay

B YÊU CẦU

Vận dụng vào thực tiễn học tập, công tác, tích cực góp phần vào tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

II NỘI DUNG, TRỌNG TÂM

Trang 4

Lấy đội hình đại đội để lên lớp, đội hình tiểu đội để thuyết trình, thảo luận

I THỦ TỤC GIẢNG BÀI

Nhận lớp, chấn chỉnh đội hình báo cáo cấp trên (nếu có); Quy định kỷ luật học tập; Kiểm tra, hệ thống lại bài cũ; Phổ biến mục đích, yêu cầu, dàn ý nội dung, tài liệu, phương pháp hoặc đặt ra những vấn đề cần giải quyết của bài mới…

II TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

Thứ tự, nội dung Thời

gian

Phương pháp

Vật chất Giảng viên Sinh viên

phương pháp dạy học tích cực

Nghe, quan sát, tổng hợp ghi chép theo

ý hiểu

chiếu, bài giảng điện

tử

Trang 5

Thứ tự, nội dung Thời

gian

Phương pháp

Vật chất Giảng viên Sinh viên

II Nội dung kết

phương pháp dạy học tích cực

Nghe, quan sát, tổng hợp ghi chép theo

ý hiểu

chiếu, bài giảng điện

phương pháp dạy học tích cực

Nghe, quan sát, tổng hợp ghi chép theo

ý hiểu

chiếu, bài giảng điện

tử

III KẾT THÚC GIẢNG BÀI

Kết luận, hệ thống, tóm tắt nội dung chính của bài giảng, giải đáp thắc mắc; giới thiệu tài liệu tham khảo; hướng dẫn nghiên cứu; kiểm tra vũ khí trang bị, vật chất (nếu có); nhận xét buổi học, nhắc nhở sinh viên chuẩn bị nội dung học

Trang 6

MỞ ĐẦU

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng -

an ninh, là một quan điểm chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta Trên thực tế kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng -

an ninh là một tất yếu khách quan, là qui luật lịch sử được vận dụng ở tất cả quốc gia dân tộc có độc lập chủ quyền

Ở Việt Nam, việc phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, trong suốt thời gian qua với nhiều hình thức, biện pháp phong phú sinh động mang lại kết quả khả quan góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố được quốc phòng - an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm cho thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới

Trang 7

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở VIỆT NAM

A MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Kết hợp kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh trong một thể thống nhất nhằm bổ sung tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau cùng nhau phát triển nhịp nhàng với hiệu quả kinh tế xã hội cao, kinh tế phát triển quốc phòng an ninh vững mạnh góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh của cả nước Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và khi có chiến tranh xảy

ra thì kiên quyết đánh thắng

* Hoạt động kinh tế: là hoạt động cơ bản, thường xuyên, gắn liền với sự

tồn tại của xã hội loài người

Đó là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người

* Quốc phòng: là công việc giữ nước của một quốc gia, bao gồm tổng thể

các hoạt động đối nội và đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội nhằm mục đích bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước

* An ninh: trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm để đe doạ

sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của toàn xã hội

Bảo vệ an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của cả

hệ thống chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt; bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng

* Kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng

- an ninh ở nước ta là: hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân

trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Chủ thể kết hợp:

+ Tầm vĩ mô: Đó là quan điểm đường lối, chủ trương chính sách của

Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh của nhà nước

Quan điểm:

1 Phát triển nhanh, bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến

bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

2 Xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp

Trang 8

3 Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực phát huy cao độ mọi nguồn lực

4 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

5 Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng,

an ninh

Chủ trương: Phát triển kinh tế biển…

Ví dụ: Chủ trương của Đảng làm đường Hồ Chí Minh: có tổng chiều dài

3.167 km, điểm đầu từ PácPó (Cao Bằng) điểm cuối Đất Mũi (Cà Mau ) đi qua

30 tỉnh, thành phố

+ Tầm vi mô: Là các địa phương, các cấp, các ngành phải nắm vững quan

điểm, kế hoạch của chính phủ để thực hiện ở từng địa phương

Vận dụng linh hoạt sáng tạo ở từng địa phương, các cấp, các ngành để đạt hiệu quả kinh tế cao, quốc phòng - an ninh được củng cố

- Phương thức kết hợp:

Là sự gắn kết chặt chẽ, tích cực, chủ động tự giác giữa hoạt động kinh tế với hoạt động quốc phòng – an ninh thành một thể thống nhất của từng địa phương trên phạm vi cả nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí điều hành của Nhà nước

- Mục đích của sự kết hợp:

Là bảo đảm cho kinh tế và quốc phòng mạnh lên một cách cân đối, hài hoà,

góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho quốc gia, thực hiện mục tiêu “Dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” cũng như thực hiện

thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm

vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triển kinh tế –

xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trong một chỉnh thể thống nhất Quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở lí luận và thực tiễn

B CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SỰ KẾT HỢP

Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại

có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau

Trong mối quan hệ này, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng - an ninh; ngược lại, quốc phòng - an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển

- Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh Lợi ích kinh tế, suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội Để giải quyết mâu thuẫn đó, phải có hoạt động quốc phòng, an ninh

Trang 9

Bản chất của chế độ kinh tế - xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng - an ninh

Xây dựng sức mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa quy định

Ví dụ: Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên xô (1941-1945) chống xâm lược của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ II là chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc xa hội chủ nghĩa

Còn tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định

Ví dụ: Cuộc chiến tranh thực dân Pháp (1945-1954), đế quốc Mỹ ở Việt Nam (1954-1975) là cuộc chiến tranh xâm lược, cướp nước

Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra quá trình phát triển kế tiếp nhau của 5 hình thái kinh tế xã hội Khi nền kinh tế phát triển làm ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người và tích lũy cho xã hội

Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế), suy cho cùng dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh

Sự phát triển của xã hội loài người, hình thành các bộ tộc, bộ lạc, giai cấp

đã nảy sinh những mâu thuẫn về kinh tế, giai cấp Giải quyết những mâu thuẫn

đó bằng các cuộc chiến tranh để tranh giành đất đai, tài nguyên, của cải vật chất

Ví dụ: Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhà Tống ở VN 1077): Từ giữa thế kỉ XI nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất Trong nước ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân bị đói khổ nhiều nơi nổi dậy đấu tranh

(1075-Vùng biên cương phía bắc nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng kể trên, nên tiến hành xâm lược Đại Việt

Tống Thần Tông nói rằng: “sau khi Đại Việt thua hãy lập thành Quận (Huyện) mà cai trị và hãy bổ sung của cải” nếu thắng Đại Việt thì thế Tống sẽ tăng lên các nước Liêu- Hạ phải kiêng nể

Chính vì vậy kinh tế (là nguồn gốc sâu xa); giai cấp và đối kháng giai cấp

là nguồn gốc trực tiếp (là nguồn gốc xã hội) quyết định đến sự ra đời của quốc phòng – an ninh

- Kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực cho hoạt động quốc phòng - an ninh

Trang 10

Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội”; “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, ”

Vì vậy, để xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh phải xây dựng, phát triển kinh tế

Kinh tế quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng

vũ trang

Sức mạnh của nền quốc phòng – an ninh và quân đội là sức mạnh tổng hợp,

là sự kết hợp biện chứng giữa các yếu tố: con người, vũ khí trang bị và chính trị, chính trị và quân sự, tư tưởng và tổ chức, kỹ thuật và chiến thuật, số lượng và chất lượng… trong đó yếu tố con người, với trình độ và tinh thần chiến đấu cao, làm chủ vũ khí trang bị luôn đóng vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang

Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nếu xảy ra trong tương lai, chúng ta phải đối phó với kẻ thù có tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, quân sự hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại Đây cũng là cuộc đọ sức về trình độ và trí tuệ cao

Từ đó đòi hỏi chất lượng cao về nguồn nhân lực trong quân đội Mỗi cán

bộ chiến sĩ không chỉ có tinh thần cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường lòng dủng cảm, thể lực dẻo dai khỏe mạnh, tâm lí bền vững mà phải giàu về trí tuệ

- Quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng - an ninh

Để xây dựng chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia của mỗi nước, phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang và trang bị vũ khí kĩ thuật hiện có là căn cứ đặc biệt quan trọng Những yếu tố này đều phụ thuộc vào nền kinh tế

- Quốc phòng - an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế – xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực

Trong các cuộc chiến tranh gần đây của Mỹ và NATO ở các nước như IRẮC (1991); Apganitstan; Nam Tư đã có rất nhiều vũ khí công nghệ cao được

Trang 11

áp dụng khoảng (90%) Điều đó chứng tỏ cơ sở vật chất của quốc phòng là tinh hoa của nền kinh tế, là ứng dụng sớm của thành quả khoa học kỹ thuật

Quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời bình, ở mức

độ nhất định cũng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển

Tiêu dùng cho hoạt động quốc phòng, an ninh, một mặt, đặt ra cho nền kinh tế phải sản xuất ra sản phẩm hoặc thông qua mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nó; mặt khác, sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế

+ Mặt tiêu cực:

Hoạt động quốc phòng, an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội Những tiêu dùng này, như V.I Lênin đánh giá, là tiêu dùng “mất đi”, không quay vào tái sản xuất xã hội

Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Hoạt động quốc phòng - an ninh còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế

Hoạt động quốc phòng - an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra

Ví dụ: Thảm họa môi trường sinh thái trong chiến tranh hiện đại

Tháng 11/1961 tổng thống Mỹ J.Kennedy phê chuẩn dùng chất diệt cỏ ở Việt Nam và trong vòng 10 năm tiến hành chiến tranh hóa học Quân đội Mỹ đã

sử dụng chất độc dioxin, làm cho 2 triệu người bị nhiễm độc, sinh ra bệnh hiểm nghèo cho 2-3 thế hệ, kết quả có 60-100% cây cối trong vùng chất độc bị chết Sau

đó bị bom Napan của Mỹ đốt cháy thiệt hại về rừng lên đến 20 triệu m3

khối gỗ Cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1990) đã gây thảm họa nghiêm trọng cho sinh thái biển Có khoảng 700 giếng dầu ở Cô-oét bị đốt cháy kéo dài trong 10 tháng Mỗi ngày ước tính có khoảng 6 triệu thùng dầu bị cháy, gây những trận mưa dầu

ở cách xa hàng ngàn dặm, khí độc thải ra từ những giếng dầu ảnh hưởng rất lớn đến con người

Việc Mỹ và đồng minh sử dụng bom đạn chứa Uran nghèo (DU) trong chiến tranh I Rắc (1991), Kosovo (1999) Sau chiến tranh số người mắc bệnh máu trắng và ung thư tăng gấp 3 lần, trẻ sinh thiếu tháng và bệnh tật bẩm sinh cũng tăng đột biến

Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội vào một chỉnh thể thống nhất

Từ sự phân tích trên đây cho thấy, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh là một tất yếu khách quan Mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại

Trang 12

Thống nhất ở mục đích chung: Là tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

C CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SỰ KẾT HỢP

Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy,

dù là nước lớn hay nước nhỏ; kinh tế phát triển hay chưa phát triển; dù chế độ chính trị như thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, kể cả những nước mà hàng trăm năm nay chưa có chiến tranh

Tuy nhiên, các nước khác nhau, với chế độ chính trị - xã hội khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự kết hợp cũng có sự khác nhau về mục đích,

nội dung, phương thức và kết quả Ngay trong một nước, trong mỗi giai đoạn

phát triển thì sự kết hợp cũng khác nhau

- Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đã có lịch sử lâu dài Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta

Đứng trước nguy cơ thường xuyên bị đe dọa, xâm lược và thôn tính của các thế lực thù địch, để xây dựng và phát triển đất nước, ông cha ta đã có những chủ trương, kế sách thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong quá trình dựng nước và giữ nước

Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế sách giữ nước

Tư tưởng: “nước lấy dân làm gốc”, “dân giàu, nước mạnh”, “quốc phú binh cường”:

Ví dụ: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông nhờ có “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức” mà nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh bại đội quân từng xâm lược nhiều nước ở châu Âu, châu Á lúc bấy giờ

Ngược lại, triều đại Hồ Quí Ly do không qui tụ được “lòng dân” nên dù

có thành cao, hào sâu, quân hùng, tướng mạnh vẫn không cản được quân Minh xâm lược

Thực hiện: “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để “yên dân” mà “vẹn đất”

Trang 13

Thực hiện kế sách: “ngụ binh ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân” để vừa

phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc

Ví dụ: Năm 1285 nhà Trần chỉ có 10 vạn quân thường trực nhưng nhờ có

kế sách “ngụ binh ư nông” mà chỉ trong ít ngày thực hiện động binh, riêng vùng đồng bằng Bắc bộ đã huy động được 20 vạn quân Trong khi đó ở vùng Thanh, Nghệ Tĩnh vẫn còn 10 vạn quân dự bị

Chính nhờ những chính sách ấy mà tổ tiên ta đã xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân để đánh bại các thế lực phong kiến phương Bắc làm cho dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn

Ví dụ: Tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi cho rằng “phải lấy điều lo của sinh dân, làm điều lo cho thế kỷ”;

Trần Quốc Tuấn nói: “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc Đó là thượng sách giữ nước” Bởi “Bức thành lòng dân là thành kiên cố nhất, không

có kẻ thù nào có thể vượt qua”

Trong xây dựng, phát triển kinh tế:

Đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu

để “phục binh sẵn, phá thế giặc dữ” từ xa;

Phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, vừa sản xuất ra các vũ khí, phương tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc;

Chăm lo mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Ví dụ: Lịch sử triều Nguyễn gắn liền với công cuộc khai hoang, cải tạo đất

ở Nam bộ bằng việc đào các con kênh như kênh Vĩnh Tế chạy dọc theo đường

biên giới Việt Nam – CamPuChia nối Châu Đốc với Hà Tiên, “công trình đào

kênh này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quan hệ rất lớn, chúng ta tuy ngày nay chịu khó, nhưng lợi ích cho muôn đời sau”

Kênh Vĩnh Tế được khởi công vào năm 1819 và hoàn thành vào năm 1824, dài gần 100km, dưới sự đóng góp công sức của hơn 80.000 dân binh Ngoài ra còn có kênh Phụng Hiệp dài 150 km chảy qua Cần Thơ - Rạch Giá - Bạc Liêu

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, do nắm vững quy luật và biết kế thừa kinh nghiệm của lịch sử nên đã thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh một cách nhất quán bằng những chủ trương sáng tạo, phù hợp với từng thời kì của cách mạng

+ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Đảng ta đề ra chủ trương “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”…

Vừa thực hiện phát triển kinh tế ở địa phương vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp: “đồng ruộng là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông

Trang 14

là chiến sỹ”; “Xây dựng làng kháng chiến”, địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất

+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp

Ở miền Bắc, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương lớn cho miền Nam đánh giặc

Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra chủ trương: “Trong xây dựng kinh tế,

phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế”

Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây dựng, phát triển chế độ xã hội mới, nền kinh tế, văn hoá mới, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; đồng thời kết hợp chặt chẽ với chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Ví dụ: Trong năm 1968 miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam 140.000 quân, gấp 3 lần năm 1965 và 70.000 tấn hàng, gấp 8 lần năm 1965

Trong 2 năm 1973 - 1974 hơn 150.000 thanh niên nam, nữ miền Bắc tham gia nhập ngũ

Ví dụ: Trận “Điện biên phủ trên không”, trong 12 ngày đêm từ 18/12 đến 30/12/1972 đã có 81 chiếc máy bay cũa Mỹ bị bắn rơi, bao gồm 34 chiếc B52, 5 chiếc F111A, 21 chiếc F4C-E, 4 chiếc A6A; 1 chiếc F105; 2 chiếc RA5C

Việc pháo đài B52 bị bắn rơi hàng loạt và chiến dịch ném bom để đưa Hà Nội – Hải Phòng “Trở lại thời kỳ đồ đá cũ” bị thất bại, buộc nhà cầm quyền Mỹ phải trở lại bàn đàm phán ở Pari

Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch

với củng cố mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh Đây chính là một điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng nước ta đi đến thắng lợi

Ví dụ: Ở miền Nam đánh giặc rộng khắp trên cả 3 vùng chiến lược (đô thị, miền núi, đồng bằng) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) làm cho hơn 1,1 triệu quân Ngụy, 55 vạn quân Mỹ không có điều kiện đưa bộ binh và xe tăng ra đánh phá miền Bắc, tạo điều kiện cho miền Bắc tiếp tục đi lên xã hội chủ nghĩa để cung cấp sức người sức của cho miền Nam

Ở thời kì này, chúng ta phải tập trung cao độ cho nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, nên việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động và thiết thực, đã tạo được sức mạnh tổng hợp đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và để lại nhiều bài học quý giá cho thời kỳ sau

Trang 15

- Thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay)

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và được triển khai trên quy

mô rộng lớn, toàn diện hơn

Từ năm 1986 đến nay, với tư duy mới về kinh tế và quốc phòng, an ninh, việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, bộ, ban ngành có bước chuyển biến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, đã thu được nhiều kết quả quan trọng

Ví dụ: hầm đường bộ Hải Vân đã đưa vào sử dụng vào 05/6/2005

Về KT, chiều dài đường đèo 25 km nay còn 6 km đường hầm, trước vượt

đèo mất một giờ nay chỉ cần 10 phút qua hầm Theo tính toán các nhà chuyên môn sẽ tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng, đồng thời hai địa phương là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã xây dựng hàng loạt dự án du lịch, tạo nên sự lưu thông hàng hóa từ đông sang tây

Về quốc phòng, khi xảy ra chiến tranh đây là nơi sơ tán, phục vụ cho nhân

dân trú ẩn, nơi chứa các phương tiện vật chất trang bị kỹ thuật phục vụ cho chiến tranh

Ví dụ: Hà Tây (trước kia) nay thuộc Thủ đô Hà Nội đã xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu dài 10.000 km, trong đó có 5.500 km kênh mương nổi hoặc nửa nổi nửa chìm, 560 km kênh được xây dựng kiên cố bằng bê tông và gạch đá Trong thời bình hệ thống kênh mương dẫn nước tưới cho cây trồng, khi có chiến

sự xảy ra chính các tuyến kênh này lại trở thành các tuyến công sự vững chắc

Đặc biệt có gần 600 km được xây dựng kiên cố, nhiều đoạn có kích thước qui mô thích hợp cho việc chuyển thành các hầm trú ẩn an toàn

Hệ thống đường giao thông trên mặt đê thuận tiện cho cơ động xe cơ giới, vừa khống chế tốt đường thủy, đường bộ khi xảy ra chiến tranh

Nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh chúng ta đã phát huy được mọi tiềm năng cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong thời bình, cùng với phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng

Nhờ vậy, khi đất nước bị xâm lược chúng ta đã động viên được “cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”;

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù Do vậy đã góp phần giữ gìn và phát triển đất nước cho đến ngày nay

Trang 16

Tóm lại: Qua nghiên cứu về cơ sở thực tiễn cho thấy nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường cũng cố quốc phòng – an ninh, chúng ta đã phát huy mọi tiềm năng cho xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Trong thời bình cùng với phát triển kinh tế và chăm lo cũng cố quốc phòng, thế trận quốc phòng Hay nói cách khác, một công trình kinh tế phải đạt được hai lợi ích, đó là lợi ích kinh tế và lợi ích quốc phòng, an ninh

II NỘI DUNG KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

A KẾT HỢP TRONG XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh phải được thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia

* Mục tiêu và phương hướng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội nước

ta từ năm 2006 – 2010:

“ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

- Sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng,

an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong việc hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược

- Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh

sẽ phát huy sức mạnh của từng lĩnh vực, kết hợp với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp, quy tụ mọi nguồn lực, lực lượng trong nước và quốc tế nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Ngày đăng: 03/03/2019, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w