1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

1 3 NOI DUNG DE CUONG TVGS

126 539 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình: o Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu được thể hiện trong hợp đồng hoặc hồ sơ trúngthầu, nếu chưa đ

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG DỰ ÁN VÀ DỊCH VỤ 3

I THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN: 4

II MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA GÓI THẦU “TƯ VẤN GIÁM SÁT” 6

III PHẠM VI CHUNG 7

PHẦN II: PHẠM VI THỰC THI GIÁM SÁT THI CÔNG 9

I GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG: 10

1 Kiểm tra điều kiện khởi công 10

2 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây lắp: 10

3 Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình 11

4 Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng 12

5 Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình đối với hình thức tổng thầu (nếu có) 20

II GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG: 20

1 Kiểm soát khối lượng theo thiết kế (dự toán thiết kế) 20

2 Khối lượng thi công theo hợp đồng 21

3 Khối lượng phát sinh 21

4 Giám sát chất lượng đội QS của Nhà thầu 21

III GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ: 22

IV GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG: 22

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT 24

I HOẠT ĐỘNG SƠ BỘ: 25

1 Thành lập đội giám sát CTC-HAU, lên kế hoạch thực hiện công việc giám sát cho từng giai đoạn chính của Dự án 25

2 Xem xét, nghiên cứu hồ sơ của Dự án, tập hợp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của CTC-HAU 25

3 Xây dựng cuộc họp với CĐT và Nhà thầu để chính thức khởi động thực thi nhiệm vụ tư vấn giám sát25 4 Thiết lập quy trình thông tin 25

5 Thiết lập quy trình tài liệu dự án về chất lượng 26

6 Thiết lập quy trình phối hợp quản lý chất lượng (QLCL) 26

7 Thiết lập hoạt động của các nhóm trong đội Dự án 26

8 Xem xét và phê duyệt các kế hoạch về chất lượng của Nhà thầu 26

9 Phê duyệt phương án tổ chức thi công của Nhà thầu 27

10.Lập kế hoạch nghiệm thu và thử nghiệm 27

11.Kiểm tra phòng thí nghiệm 27

Trang 2

12.Tổ chức quản lý chất lượng thi công của Nhà thầu (QLCL) 27

II TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG: 28

1 Kiểm tra vật liệu sử dụng cho các công việc xây dựng 28

2 Kiểm tra thiết bị sử dụng cho thi công 28

3 Kiểm tra các thiết bị đưa vào lắp đặt 28

4 Giám sát các hoạt động thi công 28

5 Kiểm tra việc lắp đặt và vận hành thiết bị trước và trong khi chạy thử 29

6 Theo dõi báo cáo không phù hợp (NCRs) 29

7 Kiểm tra xác nhận khối lượng thi công 29

III HOÀN THÀNH DỰ ÁN 29

1 Danh sách các công việc cần hoàn thành 29

2 Danh sách lỗi cần khắc phục 29

3 Tài liệu hoàn thành Dự án cuối cùng 29

4 Công tác chuyển giao hồ sơ 30

PHẦN IV: PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT CHI TIẾT CÔNG VIỆC 31

A CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT 32

1 Các văn bản pháp luật của Nhà nước: 32

2 Các tiêu chuẩn áp dụng: 32

3 Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên: 38

B NỘI DUNG GIÁM SÁT CHI TIẾT 38

I KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG VỚI HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 38

II GIÁM SÁT SẢN XUẤT CỌC BÊ TÔNG ỨNG SUẤT TRƯỚC 42

III.GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN CỌC ÉP 58

IV.GIÁM SÁT THÍ NGHIỆM CỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PDA 63

V GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC BARRETTE, TƯỜNG VÂY 67

VI GIÁM SÁT HẠNG MỤC MÓNG VÀ TẦNG HẦM 71

VII GIÁM SÁT HẠNG MỤC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI 82

VIII GIÁM SÁT HẠNG MỤC HOÀN THIỆN 84

IX GIÁM SÁT HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN 96

X HẠNG MỤC HẠ TẦNG NGOÀI NHÀ 124

PHẦN V: SỔ TAY GIÁM SÁT THI CÔNG 129

Trang 3

DỰ ÁN: KHU HỖN HỢP NHÀ Ở THẤP TẦNG VÀ

NHÀ TRẺ

SỔ TAY GIÁM SÁT

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG DỰ ÁN VÀ DỊCH VỤ

PROJECT BRIEF INFORMATION

GIỚI THIỆU CHUNG

Trang 4

I THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN:

- Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 6.099 m2 bao gồm các hạng mục:

 Xây dựng 01 khu nhà ở thấp tầng ( cao 04-05 tầng) goomg 16 căn biệt thự song lập

và 09 căn nhà vườn;

 01 nhà trẻ cao 03 tầng;

 Tổng diện tích đất cây xanh và giao thông nội bộ: 1.761,6 m2

Giải pháp thiết kế kiến trúc:

 Tầng 4 : Phòng thờ cúng, phòng đa năng và sân phơi, sân cây xanh ngoài trời

 Chiều cao tầng 1 là : 3.5m và các tầng trên là 3.2 riêng tầng 4 là 3m

 Phần tầng hầm dùng cho các chức năng phụ trợ : kỹ thuật, kho, ngủ giúp việc … vớilối vào khép kín với khu để xe chung Thang lên không gian ở phía trên kết hợpthang máy và thang bộ

 Hình thức kiến trúc : Đơn giản, hiện đại với nhiều mảng kính lớn, tường xây ốp gỗtương phản, kết hợp nhiều cây xanh mang tính sinh thái và vi khí hậu cao

Giải pháp thiết kế kết cấu:

 Móng công trình sử dụng móng cọc ứng suất trước ly tâm PC D400, D500 là hợp lý,đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế và khả năng chịu tải với tòa nhà

 Phần thân sử dụng kết cấu khung bê tông cốt thép kết hợp với lõi cứng chịu lực đồngthời Hệ cột, dầm, sàn sử dụng kết cấu BTCT toàn khối đổ tại chỗ

 Giải pháp kết cấu phần thân: Hệ kết cấu BTCT khung kết hợp dầm sàn đổ liền khối

 Hệ kết cấu theo phương đứng bao gồm hệ cột chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang

Trang 5

 Hệ kết cấu phương ngang được cấu tạo bởi hệ dầm sàn đổ tại chỗ được xem là cứngtuyệt đối trong mặt phẳng Cụ thể:

 Tầng 1 các nhà và sân vườn bố trí hệ dầm giao nhau, dầm chính có các tiết diện chính300x800, 400x800, 400x900…, dầm phụ có tiết diện chủ yếu là 300x500, 300x700 ,Cột có các tiết diện chính 300x500, 400x400, 500x500, 600x1000, … Vách tầng hầmdày 400mm Kết cấu sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 200mm, 300mm

 Tầng 2 đến mái các nhà biệt thự và nhà lô bố trí hệ dầm giao nhau có các tiết diện220x350, 220x500 Cột có các tiết diện 220x220, 220x300, 220x400, 300x500 Kếtcấu sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 120, 140

 Tầng 2 đến mái nhà trẻ bố trí hệ dầm giao nhau có các tiết diện 400x600 Cột có cáctiết diện 400x400, 500x500 Kết cấu sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 150mm

Giải pháp thiết kế Thiết kế điện, cấp thoát nước, chống sét, PCCC, ĐHKK :

 Hệ thống điện tổng thể: Để đảm bảo chất lượng nguồn điện cũng như đảm bảo vềmặt mỹ quan và quản lý vận hành xây dựng một trạm điện kiểu kios,cấp điện chotoàn dự án Khi nguồn điện lưới có thì việc sử dụng điện sẽ ưu tiên sử dụng nguồnđiện lưới và tất cả các thiết bị điện trong công trình sẽ sử dụng nguồn điện này, khi

sự cố xẩy ra ngoài hệ thống điện sinh hoạt, nhà trẻ các hệ thống phòng cháy chữacháy, hệ thống bơm nước sinh hoạt, hệ thống thông gió tầng hầm… sẽ được chuyểnqua sử dụng nguồn điện máy phát nhờ một hệ thống tự động chuyển đổi nguồn cấp(ATS) tủ điện cung cấp nguồn điện ưu tiên này được gọi là tủ điện ATS Tủ điệnATS này sẽ có 2 nguồn điện cấp vào là nguồn điện lưới và nguồn điện từ máy phátđiện, đầu cấp ra sẽ là một nguồn điện liên tục được điều khiển, lựa chọn bởi bộ ATS.Nguồn điện từ tủ ATS sẽ cấp tới các hạng mục của công trình qua hệ thống cápngầm, một số hạng mục sử dụng nguồn điện ưu tiên sẽ có một tủ phân phối nguồnnày tới các thiết bị điện

 Hệ thống chống sét: Mỗi công trình có một hệ thống tiếp đất chống sét riêng Cọcthép bọc đồng tiếp đất, băng đồng liên kết và phụ kiện đầu nối được bố trí theo hệthống nối đất gồm nhiều điện cực có tác dụng tản năng lượng sét xuống đất an toàn

và nhanh chóng Cọc nối đất bằng thép mạ kẽm L63x63x6mm dài 2.5m à liên kết vớinhau bằng thép dẹt 40x4mm Đầu trên của cọc được đóng sâu dưới mặt đất 1.0m vàthép dẹt 40x4mm được đặt trong các rãnh 0.5m sâu 1.10m Việc liên kết giữa cọctiếp địa, thép dẹt 40x4mm và dây thoát sét bằng bộ kẹp đặc chủng nối đất tạo cho hệthống tiếp đất có điện trở 10 tuân theo tiêu chuẩn TCXDVN 9385: 2012 chốngsét cho công trình xây dựng Việt Nam có tác dụng tải dòng điện hiệu quả do khảnăng tiếp xúc giữa cọc, băng đồng và cáp thoát sét rất cao vì vậy đạt độ bền và tuổithọ không cần phải bảo dưỡng định kỳ hệ thống nối đất như trong các hệ thống cũ

Trang 6

trước đây Hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất dùng để theo dõi và kiểm tra định kỳ giátrị điện trở nối đất hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

 Hệ thống cấp nước: Nước từ tuyến ống phân phối của thành phố qua đồng hồ đonước đến bể chứa nước đặt ngầm trong tầng hầm Bơm cấp nước đặt trong tầng hầm

sẽ bơm nước từ bể chứa nước ngầm lên bể chứa nước trên mái của từng nhà Nước từ

bể mái của từng nhà cấp đến các thiết bị dùng nước

 Hệ thống thoát nước: Nước thải xí, tiểu được thoát xuống bể tự hoại, qua bể sử lýnước thải xử lý lắng, lọc được thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực Nướcmặt trong gara được thu bởi rãnh thoát nước dẫn vể hố ga tập trung và được bơm ra

hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà bằng các cụm bơm nước thải tự động

 Hệ thống PCCC: Công trình được thiết kế hệ thống thiết bị PCCC bao gồm: báo cháy

tự động và thông báo tín hiệu cháy bằng âm thanh giọng nói theo các cấp độ khácnhau

 Hệ thống điều hòa và thông gió: Hệ thống điều hoà không khí biệt thự song lập, nhàliên kế chọn loại máy điều hoà cục bộ 2 chiều làm lạnh và sưởi ấm Máy được chọngần với công suất lạnh tính toán từng căn hộ theo sản phẩm sản xuất thông thường,nguồn điện sử dụng là nguồn 1 pha để thuận tiện cho sử dụng sau này Dàn nóng lựachọn đặt tại ban công, vị trí khuất để không làm ảnh hưởng nhiều đến kiểu dáng kiếntrúc toà nhà Cục nóng đặt ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài Với tầnghầm hút thải bằng quạt trục 2 cấp tốc độ Ở chế độ thông gió thì quạt chạy với tốc độthấp , khi có cháy sảy ra quạt chạy với tốc độ cao Gió ngoài tràn vào hầm qua các ôlấy sáng có gắn cửa lấy gió ngoài

 Hạ Tầng, cảnh quan: Hệ thống sân vườn cảnh quan trên mặt đất Sử dụng hệ thốngtưới nước tự đông cấp đến từng vị trí cây lớn Sử dụng hệ thống thoát nước thôngmình sử dụng các cell thoát nước đặt ở mặt sàn trước khi đổ đất

 Nhiệm vụ Tư vấn giám sát thực hiện dự án bao gồm và cốt lõi chính là giám sát quá trìnhtriển khai thi công toàn Dự án (bao gồm các Nhà thầu, bộ môn ), hoàn thành Dự án vậnhành chạy thử và bàn giao Dự án đưa vào sử dụng Mục tiêu để công trình đảm bảo an toàn,chất lượng, khối lượng, tiến độ và hiệu quả TVGS phối hợp với các thành phần tham gia

Dự án dưới sự điều hành của Ban quản lý dự án (Ban QLDA hoặc CĐT) để hoàn thành cáccông việc sau:

Trang 7

 Kiểm tra và giám sát hoạt động thi công xây dựng của Nhà thầu từ khâu chuẩn bị vật

tư, nhân lực, thiết bị đảm bảo rằng những nguồn lực họ đưa vào dự án phù hợp với

Hồ sơ dự thầu và các yêu cầu của CĐT

 Đảm bảo rằng CĐT và các bên luôn sẽ thực thi dự án trên công trường có đầy đủ cácyêu cầu về pháp lý, tính chuyên nghiệp và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên môntốt nhất họ có vào từng công việc và sản phẩm cấu thành Dự án

 Đảm bảo rằng mọi thủ tục cần thiết về chất lượng, khối lượng, an toàn, vệ sinh môitrường luôn được chú trọng và thực thi kịp thời

 Nhà thầu TVGS sẽ là hệ quy chiếu kỹ thuật chung trên cơ sở nhận thức rõ các yêu cầucủa CĐT và trình độ kinh nghiệm của mình, đảm bảo vừa giám sát, kiểm tra và có mặtkịp thời để đưa ra những hỗ trợ về phương án để các bên cùng nhau giải quyết nhanhnhất các vấn đề kỹ thuật phát sinh

 Đảm bảo an toàn trong thi công và sức khỏe con người tham gia Dự án hoặc bị ảnhhưởng bởi Dự án luôn được quan tâm và giảm thiểu mọi nguy cơ bằng sự giám sát chặtchẽ và tận tâm của nhà thầu TVGS

 TVGS luôn sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm giám sát tới các bên, tham gia vào quá trìnhđiều hành, điều chỉnh các hành động trên mọi khía cạnh để sản phẩm xây dựng ngàycàng tốt hơn ngay trong chính công trình mình tham gia

 TVGS là bên giám sát, kiểm tra và nghiệm thu các công việc xây lắp, hạng mục và hoạtđộng của toàn Dự án Bởi vậy sự trung thực, tận tâm của họ sẽ là chìa khóa của chấtlượng của từng công việc và chỉ như thế mới dẫn tới chất lượng thực sự của cả quá trìnhthực thi Dự án ngoài thực địa

 TVGS sẽ là ngưới chịu trách nhiệm và cuối cũng sẽ điều phối để hoàn thành toàn bộ hồ

sơ thực hiện Dự án và bàn giao tới CĐT

 Hỗ trợ CĐT các vấn đề liên quan đến thực hiện Dự án khác để đưa Dự án tới mục tiêu

mà CĐT đưa ra một cách hiệu quả

Phạm vị chung của TVGS trong suốt quá trình thực hiện Dự án bao gồm:

 Giám sát quá trình thi công của từng Nhà thầu từ khâu chuẩn bị thi công tới hoàn thànhcông việc, tuân thủ chất lượng theo luật, yêu cầu pháp lý, thiết kế và hệ thống quychuẩn, tiêu chuẩn hiện hành

 Tư vấn cho CĐT và các bên liên quan các vấn đề về chất lượng của Dự án

 Tham dự cuộc họp hàng tuần tại công trường được thiết lập bởi CĐT

Trang 8

 Báo cáo CĐT các vấn đề về an toàn lao động tại công trường trong suốt quá trình triểnkhai Dự án.

 Thực hiện báo cáo tuần, tháng về tiến độ xây dựng tới CĐT dựa trên tổng tiến độ côngviệc do CĐT phê duyệt

 Giám việc sửa chữa, khắc phục các khuyết tật hoặc lỗi thi công của Nhà thầu

 Điều phối và giám sát hoàn thành hồ sơ thi công của các Nhà thầu, hồ sơ hoàn thành dựán

 Giám sát và xác nhận khối lượng thi công

 Hỗ trợ tới các bên Tư vấn, Nhà thầu và các bên liên quan về các khía cạnh của Dự án

Trang 9

DỰ ÁN: KHU HỖN HỢP NHÀ Ở THẤP TẦNG VÀ

NHÀ TRẺ

SỔ TAY GIÁM SÁT

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

PHẦN II: PHẠM VI THỰC THI GIÁM SÁT THI CÔNG

CONSTRUCTION TECHNICAL CONRTROL PRACTISE

Yêu cầu chung:

Trang 10

 Thực hiện ngay từ khi có yêu cầu của CĐT hoặc được CĐT chấp thuận một cách chính thứcbằng văn bản.

 Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng

 Căn cứ Hợp đồng TVGS, Hồ sơ thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được

áp dụng, các hồ sơ tài liệu liên quan khác

 Trung thực, khách quan, không vụ lợi

 Trách nhiệm, luôn hết mình vì lợi ích của Dự án

 Hỗ trợ, hợp tác tốt với các bên để hoàn thành nhiệm vụ Dự án

I GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG:

1 Kiểm tra điều kiện khởi công.

Cùng đại diện CĐT và các bên liên quan thực hiện bàn giao mốc định vị tới Nhà thầu, có thểbàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do CĐT và Nhà thầu thi công xây dựng công trình thoả thuận

 Kiểm tra, xem xét và góp ý về hồ sơ do CĐT cung cấp bao gồm:

o Giấy phép thi công và các văn bản liên quan (đấu nối hạ tầng, giấy phép xả thải ,) tư vấncho CĐT về các hồ sơ chuẩn bị thực hiện dự án đảm bảo được ban hành kịp thời, đầy đủ

o Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt Các chỉ dẫn kỹthuật Trong trường hợp toàn bộ bản vẽ chưa được CĐT triển khai phê duyệt xong mà chỉ

có từng phần thì các phần này cũng sẽ được CTC-HAU kiểm soát thủ tục chặt chẽ

o Biện pháp tổ chức thi công, kỹ thuật thi công, an toàn, vệ sinh môi trường, PCCN và cácthủ tục đấu nối hệ thống kỹ thuật phục vụ thi công

2 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu thi công xây lắp:

 Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu đưa vào công trường:

o Kiểm tra nhân lực của Nhà thầu theo hợp đồng và các hồ sơ kèm theo, các trường hợpkhác với hợp đồng sẽ được CTC-HAU đánh giá và báo cáo tới CĐT

o Thiết bị thi công của Nhà thầu phù hợp với hợp đồng, hồ sơ trúng thầu, biện pháp thicông

 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình:

o Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu được thể hiện trong hợp đồng hoặc hồ sơ trúngthầu, nếu chưa được thể hiện hoặc đệ trình thì CTC-HAU sẽ tư vấn tới Nhà thầu và yêucầu nhà thầu tổ chức và đệ trình hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Dự án

Trang 11

o Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu không đúng như trong hồ sơ trúngthầu CTC-HAU xẽ xem xét và có đánh giá để CĐT làm cơ sở đưa ra quyết định phù hợp.

 Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư đảm bảo an toàn lao động trong thicông:

o Các tài liệu chứng minh năng lực thiết bị: lý lịch máy, giấy chứng nhận kiểm định an toànđối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do cơ quan có thẩmquyền cấp

 Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục

vụ thi công:

o CTC-HAU sẽ kiểm tra hồ sơ và hiện trường đối với các Đơn vị tư vấn kiểm định, Đơn vịthí nghiệm vật liệu để đảm bảo họ có đủ năng lực về chuyên môn và pháp lý để đảmnhiệm tốt các công việc liên quan của Dự án

o Các cơ sở sản xuất vật liệu tiềm năng được chỉ định bởi CĐT hoặc do Nhà thầu đề xuấtđược CĐT chấp thuận cũng sẽ được kiểm tra trước nếu cần để đảm bảo rằng luôn sẵnsàng các nguồn lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Dự án, đặc biệt là đối với các sảnphẩn quan trọng như kính mặt tiền, vật liệu hoàn thiện cao cấp

o Kiểm tra giấy phép đăng ký chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm, tiêu chuẩn

mà phòng thí nghiệm phải tuân theo và kết quả kiểm tra chất lượng các thiết bị trước khiđưa vào sử dụng

3 Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình

 Danh mục vật tư đưa vào công trình sẽ được kiểm soát bởi kỹ sư TVGS CTC-HAU trướckhi được đưa vào công trường, CTC-HAU sẽ kiểm tra kế hoạch đệ trình vật tư của Nhà thầu

và báo cáo tới CĐT nhanh nhất sự chậm chễ của Nhà thầu nếu xẩy ra

 Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị vào côngtrình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn của các tổ chức được

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,thiết bị lắp đặt vào công trình

 Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình kỹ sưTVGS CTC-HAU sẽ kiến nghị CĐT tổ chức thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu vàthiết bị bởi một tư vấn kiểm định có uy tín

Trang 12

 Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình sẽ được lưu trữ và ghinhật ký hàng ngày một cách hệ thống để tạo cơ sở dữ liệu cho các kỹ sư CTC-HAU kiểmsoát và xử lý sự không phù hợp nhanh nhất nếu xảy ra

4 Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.

4.1 Kiểm tra biện pháp thi công của các Nhà thầu thi công.

 Kỹ sư TVGS CTC-HAU xem xét một cách cẩn trọng các biện pháp tổ chức thi công, kỹthuật thi công, các bản tính toán, các tính năng kỹ thuật của vật tư và thiết bị mà Nhà thầu sẽ

sử dụng để đảm bảo phương pháp thi công của Nhà thầu phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng,

an toàn cho người lao động, thiết bị và cấu kiện xây dựng

 Đối với các biện pháp thi công đặc biệt có tính chất nguy cơ cao gây ảnh hưởng về sức khoẻhoặc an toàn, anh ninh khu vực dân cư công cộng xung quanh Dự án cần phải có sự thẩm tracủa bên thứ 3 CTC-HAU sẽ căn cứ tình hình thực tế Dự án để đưa ra các góp ý cần thiết tớiCĐT và các Nhà thầu để đảm bảo mọi khía cạnh an toàn trong thi công thực tế Dự án đượcđánh giá và ứng xử một cách hợp lý

 Căn cứ trên đánh giá thực tế các yếu tố đặc trưng của Dự án, mùa vụ, thời tiết, vị trí làmviệc, thời gian các đặc trung nguy cở của từng gói thầu, CTC-HAU sẽ gửi tới các bên sựnhắc nhở cần thiết bằng các hình thức thông tin trước và trong khi tiến hành công việc đểcác bên luôn đặt sự chú ý của mình vào an toàn, sức khỏe con người và môi trường

4.2 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình triển khai các công việc tại hiện trường Kết quả kiểm tra được ghi một cách phù hợp dựa trên các quy trình và biểu mẫu đã được chấp thuận.

 Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau:

o Công tác thi công được giám sát bởi các đôi ngũ kỹ sư hiện trường của CTC-HAU liêntục có mặt trên công trường Theo đúng quy trình nghiệm thu và trình tự thi công củacông việc, cụ thể kỹ sư TVGS CTC-HAU sẽ tổ chức công tác nghiệm thu theo Yêu cầunghiệm thu của Nhà thầu trước khi cho công tác tiếp theo thực hiện, việc nghiệm thuđược diễn ra theo quy trình chất lượng đã được CĐT phê duyệt và được tuân thủ suốtquá trình thi công xây lắp Điều đó được gọi là thường xuyên, liên tục và có hệ thống”

 Kỹ sư TVGS CTC-HAU cũng sẽ đảm bảo nhật ký thi công của Nhà thầu thầu được thựchiện một cách liên tục, đầy đủ thông tin thi công hàng ngày:

o Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của Nhàthầu thi công và có xác nhận của CĐT theo quy định hiện hành

Trang 13

 Quy định về mẫu và ghi chép trong sổ nhật ký thi công xây dựng công trình:

o Trang 1 là trang bìa ghi rõ “Nhật ký thi công xây dựng công trình” (hoặc hạng mục côngtrình), tên công trình, hạng mục công trình, quyển số, bìa mầu

o Trang 2 ghi thông tin chung về công trình (thông tin vắn tắt) bao gồm: Tên công trình,địa điểm xây dựng, chiều cao tầng, diện tích xây dựng, diện tích sàn … Một số thông tinvắn tắt khác

o Trang 3 ghi thông tin chung về:

 Nhà thầu thi công, tên và chữ ký của những cán bộ, kỹ sư trực tiếp tham gia xâydựng công trình, điện thoại liên hệ (Giám đốc điều hành, chỉ huy trưởng côngtrình, kỹ sư thi công … )

 CĐT: Tên, chữ ký của các cán bộ có liên quan tham gia điều hành xây dựng côngtrình, điện thoại liên hệ

 Tư vấn thiết kế: Tên, chữ ký của Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng công trình,chủ trì các bộ môn, điện thoại liên hệ

 Kỹ sư TVGS CTC-HAU: Tên, chữ ký của Trưởng đoàn và các thành viên trongđoàn Tư vấn giám sát, số điện thoại liên hệ

o Những người có tên trong danh sách và có chữ ký trong sổ nhật ký thi công xây dựngcông trình mới được ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng công trình Các chữ ký khôngđăng ký sẽ không có giá trị pháp lý

o Nhà thàu thi công ghi nhật ký thi công xây dựng công trình, diễn biến điều kiện thi công(nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan), tình hình thi công, nghiệm thu các côngviệc xây dựng hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vấn

đề phát sinh khác trong quá trình thi công xây dựng công trình; các kiến nghị và những ýkiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan

o CĐT, Tư vấn thiết kế, kỹ sư TVGS CTC-HAU, ghi kết quả kiểm tra và giám sát tại hiệntrường; những ý kiến về xử lý các công việc, thay đổi tại hiện trường, các yêu cầu Nhàthầu thi công khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng

4.3 Xác nhận bản vẽ hoàn công:

 Việc đảm bảo Bản vẽ hoàn công được thực hiện liên tục và đúng theo quy trình chất lượng

là một trong những công việc quan trọng hàng ngày của kỹ sư CTC-HAU để đảm bảo rằngsản phẩm/cấu kiện, bộ phận công trình đã được thi công đạt chất lượng, các sai sót hoặckhông phù hợp đã được khắc phục kịp thời, đảm bảo các bộ phận bị che khuất sẽ được lập

Trang 14

bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành các côngviệc tiếp theo.

 Trường hợp các kích thước thực tế của công trình, hạng mục công trình không vượt quá sai

số cho phép so với kích thước thiết kế, bản vẽ thi công được photocopy lại và được các bên

có liên quan đóng dấu và ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công

 Trong trường hợp cần thiết, Nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới,

có khung tên bản vẽ hoàn công với thông tin tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quyđịnh tại Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của

Bộ Xây dựng

 Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công Ngườiđại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải ký tên và đóng dấubản vẽ hoàn công hạng mục và công trình Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành

 Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công tác nghiệm thu:

o Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng.Tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài, thuộc các tiêu chuẩn của một số nước được phép ápdụng tại Việt Nam

o Sử dụng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài phải tuân theo cácThông tư hướng dẫn sau:

o Thông tư 40/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của BXD Quy định về áp dụng tiêu chuẩnnước ngoài trong hoạt động xây dựng Việt Nam

o Thông tư 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của BXD Quy định việc áp dụng quychuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng

 Nhà thầu tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt là các công việc, bộ phận

bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầuCTC-HAU nghiệm thu Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và

Trang 15

vẽ bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành cáccông việc tiếp theo

 Đối với một số công việc nhất định nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay công tác tiếp sauhoặc đối với một số vị trí có tính đặc thù, thì trước khi thi công tiếp theo phải tổ chứcnghiệm thu lại

 Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển Nhà thầukhác thực hiện tiếp thì Nhà thầu thực hiện giai đoạn tiếp theo cùng tham gia nghiệm thu và

ký xác nhận

 Các Nhà thầu chính sẽ tổ chức thực hiện nghiệm thu nội bộ trước, sau khi nghiệm thu nội bộđạt yêu cầu, Nhà thầu thi công xây dựng lập “Phiếu yêu cầu nghiệm thu” gửi CĐT đề nghịđược nghiệm thu vào thời gian cụ thể

4.5 Nghiệm thu công việc xây dựng (46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 và Thông tư 10/2013/TT-BXD):

 Các căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng: (Các căn cứ này khi nghiệm thu có thể đượcghi rõ trong biên bản nghiệm thu)

o Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công xây dựng

o Bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt

o Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng

o Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan

o Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu

o Nhật ký thi công xây dựng công trình

o Bản sơ họa hoàn công cấu kiện, công việc (áp dụng cho phần khuất lấp)

o Và các căn cứ khác liên quan đến công tác nghiệm thu

 Nội dung và trình tự nghiệm thu:

o Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnhtại hiện trường

o Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà Nhà thầu thi công xây dựng phải thựchiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắpđặt vào công trình

Trang 16

o Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêuchuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật.

o Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai cáccông việc tiếp theo

o Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)

 Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:

o Phiếu yêu cầu nghiệm thu

o Bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt

o Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu

là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoàithì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào)

o Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo Hợp đồng xây dựng (nếu có)

o Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu

Trang 17

o Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượngnghiệm thu.

o Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của Nhà thầu thi công

o Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng thuộc bộ phận công trình xây dựng, giaiđoạn thi công xây dựng được nghiệm thu

o Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

o Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo

Nội dung và trình tự nghiệm thu:

o Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Bộ phận công trình xây dựng, giai đoạnthi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải tại hiện trường

o Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do Nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện

o Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

o Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai cáccông việc tiếp theo

o Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)

 Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

o Trưởng đoàn kỹ sư TVGS CTC-HAU hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi côngxây dựng của Tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thicông xây dựng do Nhà thầu phụ thực hiện

o Người phụ trách thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Chỉ huytrưởng công trình)

o Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu đơn vị TVTKcùng tham gia nghiệm thu

o Trong trường hợp Tổng thầu, Trưởng đoàn kỹ sư TVGS CTC-HAU tham dự để kiểm tracông tác nghiệm thu công việc của Tổng thầu với các Nhà thầu phụ

4.7 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 và Thông tư 10/2013/TT-BXD):

Trước khi nghiệm hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sửdụng, phải kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu

 Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:

o Phiếu yêu cầu nghiệm thu

Trang 18

o Bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt số theo Quyết định số … và những thay đổi TK

số … đã được CĐT chấp thuận

o Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm thu

là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoàithì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào)

o Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo Hợp đồng xây dựng

o Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượngnghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng

o Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượngnghiệm thu

o Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đãđược nghiệm thu

o Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

o Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháynổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định

o Kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưacông trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 15/2013/NĐ-CP

 Nội dung và trình tự nghiệm thu:

o Kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục công trình tại hiện trường đối chiếu với yêucầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật

o Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị côngnghệ

o Kiểm tra bản vẽ hoàn công

o Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phòngchống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành; kiểm tra công tác nghiệm thu đưacông trình vào sử dụng và các văn bản khác có liên quan

o Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng

o Chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đểđưa vào sử dụng

o Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)

 Thành phần trực tiếp nghiệm thu

Trang 19

o Người đại diện theo pháp luật của CĐT hoặc người được ủy quyền của CĐT.

o Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của CĐT (Trưởng ban quản lý dự

án hoặc tương đương)

o Giám đốc hoặc Phó Giám đốc CTC-HAU

o Trưởng đoàn kỹ sư TVGS CTC-HAU

o Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công chính xây dựng công trình (Người

ký hợp đồng thi công xây dựng công trình với CĐT)

o Người phụ trách thi công trực tiếp công trình xây dựng (Chỉ huy trưởng công trình)

o Người đại diện theo pháp luật của đơn vị TVTK

 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giaiđoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục côngtrình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng

o Tài liệu phục vụ nghiệm thu bộ phận công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu bộphận công trình

o Tài liệu phục vụ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình như nêu trong căn

cứ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình

 Tài liệu phục vụ nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng,như Phụ lục 5 Kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng

về Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu:

o Phần A - Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng, Phần B – Hồ sơ khảo sát xâydựng, thiết kế xây dựng công trình, Phần D – Quy cách và số lượng hồ sơ hoàn thànhcông trình: Do CĐT thực hiện, kỹ sư TVGS CTC-HAU có trách nhiệm nhắc nhở CĐTthực hiện phần việc này

o Phần C - Hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng: Do kỹ sư TVGS HAU cùng Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện

CTC- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để phối hợp điều chỉnh hoặc báo cáo CĐT hành độngphù hợp

o Trong quá trình giám sát thi công, nếu Nhà thầu thi công hoặc kỹ sư TVGS CTC-HAUphát hiện trong thiết kế có vấn đề cần điều chỉnh được quy định theo điều 22 Nghị định15/2013/NĐ-CP và điều 6 Thông tư 13/2013/TT-BXD, thì đề nghị CĐT có ý kiến vớiđơn vị TVTK,/cơ quan chuyên môn về xây dựng để cho ý kiến điều chỉnh nếu đơn vịTVTK,/cơ quan chuyên môn về xây dựng thấy yêu cầu đó là đúng

Trang 20

 Đề nghị CĐT tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình vàcông trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

o Trong quá trình xây dựng, tất cả các khâu đều đã có các quy trình và kết quả kiểm địnhchất lượng vật tư vật liệu đầu vào, nhưng nếu kỹ sư TVGS CTC-HAU thấy nghi ngờchứng chỉ chất lượng nào của Nhà thầu cung cấp, thì đề nghị CĐT yêu cầu Nhà thầukiểm định lại dưới sự chứng kiến của kỹ sư TVGS CTC-HAU, tại một phòng thí nghiệmhợp chuẩn do CĐT chỉ định

 Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xâydựng công trình:

o Nguyên tắc về việc phối hợp các bên trong giải quyết những vấn đề vướng mắc, phátsinh trong quá trình thi công xây dựng là: CĐT chủ trì tổ chức giải quyết, các đơn vịtham gia xây dựng công trình đưa ra ý kiến của mình, sau đó trên cơ sở ý kiến của cácbên liên quan CĐT là người đưa ra quyết định cuối cùng

5 Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình đối với hình thức tổng thầu (nếu có).

 Trường hợp Tổng thầu theo hình thức EPC: Việc giám sát thực hiện theo hướng dẫn nêutrên, tham gia cùng Tổng thầu Kiểm tra và Giám sát thi công xây dựng các Nhà thầu phụ

 Trường hợp thực hiện hình thức Tổng thầu chí khóa trao tay: kỹ sư TVGS CTC-HAU tư vấncho CĐT phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm thu hoànthành công trình xây dựng Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, CĐT tiếpnhận tài liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứnghiệm thu

II GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG:

1 Kiểm soát khối lượng theo thiết kế (dự toán thiết kế)

 Căn cứ trên hồ sơ thiết kế và dự toán được duyệt bởi CĐT kỹ sư khối lượng của CTC-HAU(QS CTC-HAU) sẽ đánh giá tính đầy đủ các đầu việc so với thực tế để tư vấn tới CĐT tronggiai đoạn lập tiên lượng mời thầu để đảm bảo các nội dung công việc sẽ được đưa ra đầy đủ

 Trong trường hợp được CĐT yêu cầu xem xét các nội dung công việc trong hồ sơ đề xuấtcủa các Nhà thầu, QS CTC-HAU sẽ đánh giá và báo cáo tới CĐT tính hợp lý của các nộidung công việc thi công, tư vấn tới CĐT nội dung công việc cần đưa vào ( biện pháp tổ chứcthi công, biện pháp an toàn ) để tối thiểu hóa sự phát sinh đầu việc trong quá trình thi

Trang 21

 Không tính toán chính xác khối lượng theo thiết kế được phê duyệt của Dự án nhưng QSCTC-HAU sẽ có sự kiểm tra và thiết lập các biểu mẫu kiểm soát khối lượng thiết kế, sư thayđổi lớn của đầu việc và khối lượng công việc so với thiết kế Trong trường hợp các khốilượng phát sinh đáng kể sẽ báo cáo tới CĐT để kiểm soát.

2 Khối lượng thi công theo hợp đồng

Các nội dung công việc của mỗi Nhà thầu được kiểm soát ngay cả trước và sau khi thi

công, sau khi bản vẽ hoàn công được xác nhận của mỗi công việc Theo quy trình và kếhoạch thanh toán của CĐT, QS CTC-HAU sẽ thống nhất với Nhà thầu và CĐT một kếhoạch cụ thể phù hợp để xác nhận khối lượng công việc thực tế của Nhà thầu đảm bảo choviệc thanh toán đúng theo kế hoạch và tiến độ

 Trong trường hợp phát sinh khối lượng công việc theo Hợp đồng được Nhà thầu đệ trình

QS CTC-HAU sẽ đánh giá và phê duyệt và đồng thời báo cáo tới CĐT để nắm rõ và quản lýcác phát sinh trong suốt thời kỳ Dự án

3 Khối lượng phát sinh

 Trường hợp phát hiện công việc phát sinh, tùy vào mức độ ảnh hưởng tới tiến độ thi công

Dự án QS CTC-HAU sẽ báo cáo tới CĐT nhanh nhất và sẽ tham dự các cuộc họp để làm rõtính chất, lý do và khối lượng phát sinh, các khối lượng này sẽ chỉ được QS CTC-HAU xácnhận cho Nhà thầu khi có sự chấp thuận bằng văn bản hoặc bằng xác nhận trên các văn bản

đệ trình của đại diện phù hợp của CĐT

 Trong quá trình thi công đội QS của CTC-HAU sẽ thường xuyên tham gia hiện trường cùngvới đội KS hiện trường để theo dõi liên tục tiến độ hàng ngày của Nhà thầu, tổng hợp khốilượng thi công tuần, tháng của Nhà thầu và báo cáo CĐT

4 Giám sát chất lượng đội QS của Nhà thầu

 Đội QS của CTC-HAU sẽ thống nhất quy trình và biểu mẫu cụ thể phù hợp với hệ thống vàquy trình quản lý thanh toán của CĐT, giám sát tiến độ hoàn thành công việc của đội QScủa Nhà thầu Trong trường hợp đội QS Nhà thầu không đạt tiến độ thực thi nhiệm vụ của

họ hoặc quá trình tính toán khối lượng của QS Nhà thầu phải chỉnh sửa nhiều lần dẫn đếnnguy cơ chậm chễ thủ tục thanh toán thì QS CTC-HAU cũng sẽ báo cáo tới CĐT hoặc yêucầu Nhà thầu điều chỉnh

 Trong trường hợp Dự án được chia ra nhiều gói thầu nhỏ và nhiều Nhà thầu cùng làm mộtcông việc thì QS CTC-HAU cũng sẽ hồ trợ tư vấn CĐT phương pháp giám sát khối lượngphù hợp để tối thiểu hóa quản lý chồng chéo khối lượng của CĐT

Trang 22

III GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ:

 Trước khi công việc thi công bắt đầu, CTC-HAU và CĐT sẽ cùng kiểm tra và xác nhận bảntiến độ công việc phù hợp với các yêu cầu trong Hợp đồng Bản tiến độ công việc này trìnhbày chi tiết mọi công việc tại các giai đoạn cần thiết của Dự án hoặc chậm nhất là tiến độcủa giai đoạn đang bắt đầu thực thi Các kế hoạch và tiến độ thực hiện của Nhà thầu phảidựa trên bản tiến độ thi công này

 Bản tiến độ sẽ được CĐT chỉnh sửa nếu cần thiết để đảm bảo phù hợp với thực tế và làm cơ

sở để quản lý tổng tiến độ của Dự án Nhìn chung bản tiến độ phải ở dạng MS Project

 KS CTC-HAU theo dõi tiến độ công việc của Nhà thầu được CĐT chấp thuận trên thực tếcông trường Mỗi công việc bị chậm sẽ được cập nhật và báo cáo tới CĐT bằng các hìnhthức thông tin phù hợp Trường hợp có nguy cơ chậm tiến độ ảnh hưởng tới công việc tiếptheo hoặc Nhà thầu khác sẽ phải được các bên điều phối nhanh chóng để giải quyết, CTC-HAU sẽ luôn tích cực thúc đẩy quá trình này

 Kỹ sư TVGS CTC-HAU thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo CĐT về tiến độ thicông xây dựng công trình Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, kỹ

sư TVGS CTC-HAU cũng phải báo cáo với CĐT để giải quyết và có quyết định cụ thể,(điều chỉnh tiến độ nếu CĐT thấy cần thiết)

 CTC-HAU trong trường hợp cần thiết sẽ kiểm soát và báo cáo tiến độ hàng ngày tới CĐT vàđồng thời sẽ hỗ trợ CĐT và các bên liên quan trong việc giải pháp và điều hành đẩy nhanhtiến độ thi công

IV GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:

 Dù Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn lao động trong thi công xâydựng công trình nhưng CTC-HAU luôn nhận thức được rằng AN TOÀN là vấn đề khôngthể thoả hiệp và luôn đặt sự an toàn của con người lên hàng đầu

 CTC-HAU sẽ lên một chương trình an toàn từ tổng quan tới chi tiết cho từng giai đoạn: khởicông công trường Thi công móng, thi công kết cấu trên cao Thi công cơ điện để đảm bảorằng các bên luôn quan tâm hàng đầu tới vấn đề AN TOÀN, Nhà thầu luôn tuân thủ theomột chương trình an toàn chặt chẽ toàn bộ thời gian thi công trên công trường với đầu đủnhân lực, thiết bị, phương pháp kiểm soát an toàn công trường

 Kỹ sư TVGS CTC-HAU thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo CĐT về những vấn đề

có nguy cơ mất an toàn lao động trên công trường:

 Liên tục kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn của Nhà thầu

Trang 23

 Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng công trình, cáctài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị.

 Đối với người lao động:

o Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất

cả công nhân tham gia xây dựng công trình, giấy khám sức khỏe của người lao động

o Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước và trong suốt quá trìnhthi công xây dựng công trình

 Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao động củaNhà thầu trong phạm vi toàn công trường

 Trong bất kỳ tình huống nào, Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàntoàn về vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.Tuy nhiên CTC-HAU sẽ luôncảnh báo và hỗ trợ tư vấn tới Nhà thầu thực thi các hành động phù hợp để tránh tình trạngnày xẩy ra

 Kỹ sư TVGS CTC-HAU thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo CĐT về những vấn đề

có nguy cơ ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh côngtrường Kiểm tra biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựngbao gồm môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầukhác về vệ sinh môi trường

Trang 24

DỰ ÁN: KHU HỖN HỢP NHÀ Ở THẤP TẦNG VÀ

NHÀ TRẺ

SỔ TAY GIÁM SÁT

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT

SUPERVISION ORGANIZATION

Trang 25

 Việc lên kế hoạch sẽ được xem xét để đảm bảo việc khởi động công tác của các kỹ sưđúng đắn và thích hợp và mỗi lĩnh vực được phụ trách bởi nhóm thích hợp ( hiện trường,khối lượng, an toàn).

2 Xem xét, nghiên cứu hồ sơ của Dự án, tập hợp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm

vụ của CTC-HAU

 Đội CTC-HAU sẽ xem xét tất cả các hồ sơ, tài liệu của dự án bao gồm hồ sơ thiết kế, chỉdẫn kỹ thuật, các tài liệu khảo sát, báo cáo liên quan của các tư vấn tiến thiết kế, các quytrình, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các bản vẽ chi tiết và sơ bộ, các kế hoạch chi tiết và tổngquát, dữ liệu về địa chất, các quy trình lắp đặt, các quy tắc có liên quan đến việc đảm bảochất lượng công trình xây dựng nhằm đảm bảo công tác giám sát công trình đạt chất lượngtốt nhất

3 Xây dựng cuộc họp với CĐT và Nhà thầu để chính thức khởi động thực thi nhiệm

vụ tư vấn giám sát

 Cuộc họp này và các cuộc họp sau sẽ thống nhất phương thức chung phối hợp giữa cácbên, để hiểu rõ các hoạt động giám sát, sự phối hợp, vai trò và trách nhiệm của các bên,các quy trình thông tin, chất lượng, đệ trình bản vẽ thi công, vật liệu, kiểm soát an toàn laođộng, các mãu biểu ban hành chung sẽ được xem xem và thống nhất

4 Thiết lập quy trình thông tin

 CTC-HAU sẽ xác định phương thức liên lạc với CĐT, Nhà thầu chính và các bên tham giakhác trên công trường nhằm đảm bảo cho việc thực thi công tác giám sát của CTC-HAU,Nhà thầu, CĐT được phối hợp một cách hợp lý và hiệu quả

Trang 26

 Tổ chức cuộc họp giao ban hàng tuần để các bên trao đổi công việc và nhẳm đảm bảo việcgiám sát thi công được thực hiện nghiêm túc và đúng đắn.

 CTC-HAU sẽ ban hành các báo cáo có liên quan đến công tác kiểm tra của các kỹ sưCTC-HAU Các báo cáo này mô tả các vấn đề về kỹ thuật và tình trạng chất lượng củatoàn bộ công việc của Dự án

5 Thiết lập quy trình tài liệu dự án về chất lượng

 Trước khi các công việc bắt đầu, CTC-HAU sẽ đệ trình và thống nhất với CĐT cách thức

và biểu mẫu các tài liệu để đảm bảo quy trình chất lượng (QA) và phù hợp với Hồ sơ dựthầu của CTC-HAU Dạng tài liệu này thông thường ở dạng tài liệu của CTC-HAU, trongtrường hợp CĐT ban hành mẫu biểu, thì CTC-HAU sẽ tổ chức hệ thống quy trình tài liệuphù hợp

6 Thiết lập quy trình phối hợp quản lý chất lượng (QLCL)

 Bao gồm các quy trình phối hơp công việc chính, thông dụng của toàn Dự án để làm rõcách thức các bên thực thi cả chuyển giao trách nhiệm cho tới khi công việc được hoànthành ví dụ: Quy trình yêu cầu bê tông, quy trình nghiệm thu thép trước khi vào côngtrường, quy trình nghiệm thu cấu kiện BTCT Các quy trình này sẽ phụ thuộc vào cáchthức tổ chức quản lý dự án của CĐT vì vậy CTC-HAU sẽ căn cứ trên điều kiện thực tếcủa từng loại công việc để đưa ra quy trình giám sát phù hợp

7 Thiết lập hoạt động của các nhóm trong đội Dự án

 Ở giai đoạn khởi động triển khai thực hiện Dự án các đội của CTC-HAU sẽ thực sự chủđộng kết nối với các bộ phận liên quan của các bên và CĐT, thống nhất các phương thứccần thiết để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất và chuẩn bị đầy đủ cho các hànhđộng tiếp theo

8 Xem xét và phê duyệt các kế hoạch về chất lượng của Nhà thầu

 CTC-HAU sẽ xem xét kỹ lưỡng hồ sơ dự thầu của Nhà thầu, các tiêu chuẩn thực thi côngviệc, các yếu tố kỹ thuật chính để xác nhận kế hoạch thực thi chất lượng của Nhà thầu.Trong đó thể hiện rõ các phương thức thi công đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ thicông thích hợp với Dự án

 Tại mỗi và các giai đoạn xây dựng, kỹ sư CTC-HAU sẽ xem xét và phê duyệt các kếhoạch về chất lượng của Nhà thầu để xác nhận xem các kế hoạch đó có được chuẩn bịđúng theo các yêu cầu về thiết kế và các tiêu chuẩn, chỉ dẫn có liên quan hay không Mục

Trang 27

đích của việc xem xét là nhằm cung cấp cho CĐT các thông tin về các Nhà thầu chính, họ

đã sẵn sàng và có thể tiến hành công tác xây`dựng hoặc lắp đặt hay chưa

9 Phê duyệt phương án tổ chức thi công của Nhà thầu

 Trên cơ sở nội dung công việc theo Hợp đồng, hồ sơ dự thầu của Nhà thầu và các yêu cầu

kỹ thuật, Nhà thầu sẽ đệ trình các biện pháp thi công điển hình cho các công tác quantrọng của Dự án ( thi công kết cấu ở vị trí phức tạp, nguy hiểm ) nhằm đảm bảo côngtrình an toàn

 Các bản vẽ biện pháp thi công liên quan đến an toàn và chất lượng sẽ được CTC-HAUxem xét kỹ lưỡng làm cơ sở để CĐT phê duyệt và áp dụng thích hợp trên thực địa

 Phân chia phân đoạn liên quan đến tính hiệu quả của tiến độ thi công của Nhà thầu cũng sẽđược CTC-HAU đánh giá và báo cáo tới CĐT

10 Lập kế hoạch nghiệm thu và thử nghiệm

 Căn cứ nội dung công việc và phương án tổ chức thi công đã được CĐT phê duyệt, HAU và Nhà thầu sẽ có các cuộc họp để thống nhất phương pháp, giai đoạn và cách thứcnghiệm thu thử nghiệm, ở giai đoạn này tuân thủ quy định luật pháp và tối giản hóa hồ sơ

CTC-để thuận tiện cho các bên là ưu tiên hàng đầu của CTC-HAU, kỹ sư CTC-HAU sẽ xemxét và phê duyệt kế hoạch nghiệm thu của Nhà thầu, kết hợp với các yêu cầu hợp lý củaCĐT để xác nhận một kế hoạch nghiệm thu thích hợp

 Sau khi xác nhận kế hoạch nghiệm thu và thử nghiệm của Nhà thầu, CTC-HAU sẽ tiếnhành công tác kiểm tra dựa trên kế hoạch đó

 Nghiệm thu và thử nghiệm là các mốc quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ các côngviệc của Dự án có đạt được tiến độ chung hay không

11 Kiểm tra phòng thí nghiệm

 Năng lực các phòng thí nghiệm sẽ được CTC-HAU kiểm tra và lập bảng đánh giá trìnhCĐT phê duyệt việc lựa chọn Đơn vị tư vấn thích hợp

 Các Phòng thí nghiệm hoặc được đệ trình bởi Nhà thầu hoặc bởi CĐT cũng cần phải đượckiểm tra một cách chặt chẽ năng lực

12 Tổ chức quản lý chất lượng thi công của Nhà thầu (QLCL)

 QLCL của Nhà thầu hiểu rõ và thực hiện kế hoạch nghiệm thu và thử nghiệm chất lượngcác công việc xây lắp để đảm bảo công tác kiểm tra của CTC-HAU được diễn ra đúngthời hạn và có kết quả tốt mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào

Trang 28

 CTC-HAU sẽ kiểm tra quá trình cũng như năng lực của cán bộ quản lý chất lượng củaNhà thầu về quyền độc lập giám sát chất lượng các công việc để đảm bảo rằng sau khi cáccông việc được nghiệm thu nội bộ sẽ đạt các yêu cầu của CTC-HAU và không làm quátrình kiểm tra chấp thuận lặp lại nhiều lần làm chậm tiến độ từng công việc xây dựng.

 QLCL của Nhà thầu chính sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng các công việc thicông trên công trường và sẽ bị thay thế nếu không đủ năng lực về chuyên môn và kinhnghiệm

II TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:

1 Kiểm tra vật liệu sử dụng cho các công việc xây dựng

 Các vật liệu chính như xi măng, thép, đá, cát, cáp điện, que hàn sẽ được kỹ sư CTC-HAUkiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn và ngẫu nhiên bằng các phương thức như kiểm tra bao bì,giấy chứng nhận của nhà sản xuất, kiểm tra các kết quả thử nghiệm và theo dõi vật liệu đểđảm bảo vật liệu phải đạt yêu cầu trước khi sử dụng

2 Kiểm tra thiết bị sử dụng cho thi công

 Các thiết bị chính như cần cẩu, thiết bị đóng cọc, trạm trộn bê tông, máy thi công đất, máytrắc đạc chuyên dụng sẽ được kỹ sư CTC-HAU kiểm tra hồ sơ thiết bị, kết quả kiểm định

và điều kiện thực tế của thiết bị để cho phép sử dụng nếu phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật

và theo đúng các thỏa thuận của Nhà thầu với CĐT

 Nhân lực chủ chốt của Nhà thầu chính sẽ được kiểm tra dựa trên hợp đồng và các yêu cầuquy định của luật và văn bản pháp lý có liên quan để đảm bảo rằng Nhà thầu cung cấpnhân lực có đủ năng lực để thực hiện các công việc trong hợp đồng ( chỉ huy trưởng kỹ sưchất lượng, cán bộ điều hành thi công, cán bộ kỹ thuật thi công)

3 Kiểm tra các thiết bị đưa vào lắp đặt

 Trước khi đưa đến công trường, các thông số kỹ thuật của các thiết bị chính sẽ được kỹ sưCTC-HAU kiểm tra để đảm bảo chúng phải phù hợp với các thông số kỹ thuật của Dự án,các chỉ dấn kỹ thuật của nhà thiết kế

 CTC-HAU cũng sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ của các thiết bị ngay khi đưa về công trường đểđảm bảo rằng các thiết bị được đưa vào Dự án tuân thủ mọi yêu cầu pháp lý cũng như đápứng các thông số kỹ thuật yêu cầu

4 Giám sát các hoạt động thi công

 Theo đúng kế hoạch nghiệm thu và thử nghiệm đã được xác định trước khi bắt đầu Dự án,cũng như dựa theo các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn của Dự án, kỹ sư CTC-HAU sẽ

Trang 29

tiến hành kiểm tra và sẽ lưu giữ các chứng cứ có được trong quá trình kiểm tra các hoạtđộng của Nhà thầu trên công trường và sẽ đưa vào mục thích hợp như: công tác cọc, côngtác tường vây, công tác đất …vv

5 Kiểm tra việc lắp đặt và vận hành thiết bị trước và trong khi chạy thử

 Kỹ sư CTC-HAU sẽ theo dõi việc lắp đặt và vận hành các thiết bị trước và trong khi chạythử để đảm bảo cho việc hoạt động được diễn ra phù hợp với các thông số kỹ thuật trong

Dự án và thu thập các dữ liệu nhằm mục đích kiểm soát và tìm ra tất cả sai sót hoặc cácyếu tố tác động đến thiết bị để yêu cầu các bên liên quan chỉnh sửa và hoàn thiện đảm bảo

hệ thống vận hành tốt khi đưa vào sử dụng

6 Theo dõi báo cáo không phù hợp (NCRs)

 Các khuyết tật trong quá trình thi công xây lắp sẽ được kỹ sư CTC-HAU ban hành bằngvăn bản tới các Nhà thầu để sửa chữa và làm căn cứ để kiểm tra CTC-HAU sẽ theo dõi vàđốc thúc công tác sửa chữa của Nhà thầu về các lỗi không phù hợp để đảm bảo các cấukiện, hạng mục thi công đạt chất lượng theo các yêu cầu của Dự án

7 Kiểm tra xác nhận khối lượng thi công

 Kỹ sư CTC-HAU sẽ kiểm tra lại khối lượng thi công của Nhà thầu và xác nhận khối lượngcho Nhà thầu và đảm bảo rằng khối lượng đó là chính xác

III HOÀN THÀNH DỰ ÁN

1 Danh sách các công việc cần hoàn thành

 Trước khi hoàn thành các giai đoạn quan trọng của Dự án, tất cả các công việc được liệt kêtrong danh sách cần hoàn thành cần được nhận dạng và sắp xếp đúng theo loại và có kếhoạch hoàn thành cụ thể

2 Danh sách lỗi cần khắc phục

 Các công việc còn tồn đọng chưa thể sửa chữa ngay phải được xác định trong bản danhmục sửa chữa và sẽ được sửa chữa sau

3 Tài liệu hoàn thành Dự án cuối cùng

 Tất cả các tài liệu mang tính pháp lý của Dự án và hồ sơ liên quan đến quá trình thực hiện

Dự án của các bên liên quan sẽ được tập hợp và đệ trình CĐT lưu trữ theo quy định Các

hồ sơ liên quan của từng Nhà thầu chính cũng sẽ được Nhà thầu chính lưu trữ để thực hiệncác nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động xây dựng

Trang 30

 CTC-HAU có trách nhiệm là chủ trì, tập hợp và kiểm soát chất lượng các hồ sơ liên quanđến công việc trong hợp đồng để đảm bảo Dự án hoạt động với đầy đủ các hồ sơ cần thiết.

 QLCL của CTC-HAU cũng sẽ hỗ trợ CĐT trong việc tập hợp và lưu trữ các tài liệu Dự ántheo một hệ thống khoa học

4 Công tác chuyển giao hồ sơ

Trong quá trình giám sát tại công trường, CTC-HAU sẽ gửi CĐT các báo cáo sau:

 Báo cáo về Chất lượng, Tiến độ và Khối lượng công việc của Nhà thầu

 Báo cáo có đính kèm hình ảnh tham khảo do các kỹ sư CTC-HAU thực hiện, mô tả cácvần đề về kỹ thuật, tình trạng chất lượng và tiến độ Bản báo cáo sẽ được đính kèm bảnphotocopy về sự không phù hợp và thông báo công trường (Site notice), nếu có đã gửi choNhà thầu

 Bản báo cáo công việc thi công trong ngày do kỹ sư CTC-HAU thực hiện

 Chỉ thi công trường, thông báo công trường sẽ được ban hành khi có những vấn đề phátsinh trong quá trình xây dựng và được chuyển cho Nhà thầu chính có liên quan

 NCRs được ban hành cho Nhà thầu có liên quan khi có vấn đề phát sinh trong quá trìnhxây dựng, những vấn đề này có thể sẽ gây cản trở cho CTC-HAU trong việc nghiệm thuhoàn thành hạng mục và hoàn thành Dự án

Trang 31

DỰ ÁN: KHU HỖN HỢP NHÀ Ở THẤP TẦNG VÀ

NHÀ TRẺ

SỔ TAY GIÁM SÁT

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

PHẦN IV: PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT CHI TIẾT CÔNG VIỆC

METHOD OF SUPERVISION FOR CONSTRUCTION WORKS

Trang 32

A CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT

1 Các văn bản pháp luật của Nhà nước:

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIII

 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ về Quản lý chấtlượng công trình xây dựng

 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 Chính Phủ về Quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình

 Thông tư 22/2009/TT-BXD ngày 06/07/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết vềđiều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng

 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiếtmột số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng

2. Các tiêu chuẩn áp dụng:

1. TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn

khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu

Kết cấu cọc, móng,thân

3 TCVN 4252:1988 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng

và thiêt kế thi công - Quy phạm thi công

6 TCVN 9393:2012 Cọc - Phương pháp thí nghiệm tại hiện

trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

Giai đoạn thí nghiệmcọc (nếu có)

7 TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công

trình - Yêu cầu chung

9 TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp

ghép – Thi công và nghiệm thu

Công tác lắp ghép (nếucó)

10 TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và

nghiệm thu

Hạng mục xây thô

11 TCVN 5747:1993 Đất xây dựng - Phân loại Hạng mục cọc, móng,

hạ tầng kỹ thuật

Trang 33

STT Số hiệu Tên tiêu chuẩn Phạm vi áp dụng

12 TCVN 9364:2012 Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ

công tác thi công

25 TCVN 5440:1991 Bê tông - Kiểm tra đánh giá độ bền - Quy

định chung

Cọc, móng, kết cấuthân

26 TCVN 8828:2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự

nhiên

Cọc, móng, kết cấuthân

27 TCVN 3015:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng

Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

Cọc, móng, kết cấuthân

28 TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông Phương pháp thử độ

sụt

Cọc, móng, kết cấuthân

29 TCVN 162:2004 Bê tông nặng Phương pháp xác định

cường độ nén bằng súng bật nẩy

Cọc, móng, kết cấuthân

30 TCVN 3119:1993 Bê tông nặng Phương pháp xác định kéo

khi uốn

Cọc, móng, kết cấuthân

31 TCVN 6025:1995 Bê tông Phân mác theo cường độ nén Cọc, móng, kết cấu

thân

Trang 34

STT Số hiệu Tên tiêu chuẩn Phạm vi áp dụng

2009

33 TCVN 9347:2012 Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc

sẵn - Phương pháp thí nghiệm gia tải đểđánh giá độ bền, độ cứng và khả năngchống nứt

Cọc, móng, kết cấuthân

35 TCVN 9382:2012 Chọn thành phần bê tông sử dụng cát

nghiền

Cọc, móng, kết cấuthân

36 TCVN 9339:2012 Bê tông và vữa xây dựng - Phương pháp

xác định pH

Cọc, móng, kết cấuthân

37 TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

-Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứtdưới tác động của khí hậu nóng ẩm

Cọc, móng, kết cấuthân

38 TCVN 9343:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép –

Hướng dẫn công tác bảo trì

Cọc, móng, kết cấuthân

39 TCVN 9336:2012 Bê tông nặng - Phương pháp xác định

hàm lượng sunfat

Cọc, móng, kết cấuthân

40 TCVN 9337:2012 Bê tông nặng - Xác định độ thấm ion

bằng phương pháp đo điện lượng

Cọc, móng, kết cấuthân

41 TCVN 9338:2012 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác

định thời gian đông kết

Cọc, móng, kết cấuthân

42 TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ

bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

Cọc, móng, kết cấuthân

239:2006

BT nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độtrên kết cấu công trình

Cọc, móng, kết cấuthân

44 TCVN 9344:2012 Kết cấu bê tông cốt thép - đánh giá độ

bền của các bộ phận kết cấu chịu uốntrên công trình bằng phương pháp thínghiệm chất tải tĩnh

Cọc, móng, kết cấuthân

45 TCVN 9205:2012 Cát nghiền cho bê tông và vữa Toàn bộ dự án

46 TCVN 8826:2011 Phụ gia hóa học cho bê tông Cọc, móng, kết cấu

Trang 35

STT Số hiệu Tên tiêu chuẩn Phạm vi áp dụng

308:2004 pháp xác định hàm lượng phụ gia khoáng

53 TCVN 139:1991 Các tiêu chuẩn để thử xi măng Toàn bộ dự án

54 TCVN 9191:2012 Đá vôi - Phương pháp phân tích hóa học Toàn bộ dự án

56 TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết

60 TCVN 9385:2012 Chống sét cho các công trình xây dựng –

Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì

hệ thống

Hạng mục chống sét

61 TCVN 5687:1992 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm

-Tiêu chuẩn thiết kế

Hạng mục điều hòakhông khí

62 TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các

công trình công nghiệp - Yêu cầu chung

Hạng mục điện

63 TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà

và công trình Quy phạm thi công vànghiệm thu

Hạng mục nước

64 TCVN 5673:1992 Cấp thoát nước bên trong Hồ sơ bản vẽ

thi công

Hạng mục nước

65 TCVN 3890:2009 Phương tiện PCCC cho nhà và công trình

– trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

Trang 36

STT Số hiệu Tên tiêu chuẩn Phạm vi áp dụng

68 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật Hạng mục PCCC

69 TCVN 5744:1993 Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp

Hạng mục hoàn thiện

9366-2:2012

Cửa đi, cửa sổ - Phần 2 – Cửa kim loại Hạng mục hoàn thiện

75 TCVN 9258:2012 Chống nóng cho nhà ở - Chỉ dẫn thiết kế Hạng mục hoàn thiện

Hạng mục hoàn thiện

81 TCVN 9406:2012 Sơn – Phương pháp không phá hủy xác

định chiều dày màng sơn khô

Hạng mục hoàn thiện

82 TCVN 6934:2001 Sơn tường – sơn nhũ tương: yêu cầu kỹ

thuật và phương pháp thử

Hạng mục hoàn thiện

83 TCVN 8790:2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép – Quy trình thi

công và nghiệm thu

Trang 37

3 Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên:

 Hợp đồng TVGS và các tài liệu kèm theo Hợp đồng

 Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và Hồ sơ dự thầu thi công xây lắp của Nhà thầu trúngthầu thi công xây dựng công trình, kèm theo Hợp đồng thi công xây dựng và các tài liệukhác liên quan đến Hợp đồng ký giữa CĐT và Nhà thầu

 Những yêu cầu riêng của CĐT

B NỘI DUNG GIÁM SÁT CHI TIẾT

I KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG VỚI

HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Các tiêu chuẩn áp dụng: phù hợp với thiết kế, các tài liệu

dự án và có hiệu lựcDanh mục thiết bị sử dụng: Thiết bị thi công phải có thông số kỹ thuật đảm bảo phù hợp Số lượng thiết bị đápứng được tiến độ và bố trí thuận lợi trên mặt bằng thi công

Biện pháp thi công chi tiết cho từng công việc: Trình tự thi công, phương pháp thi công đảm bảo chất lượng Biện pháp đảm bảo chất lượng nội bộ: Nhà thầu phải lập

hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng nội bộ cho mỗi công việc xây dựng

Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động: Mọi công tác đều phải xác định đảm bảo an toàn lao động là tiêu chí tiên quyết Thể hiện từ trình tự thi công đến trang thiết bị,bảo hộ lao động

Biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng chống cháy nổ

Nghị định 12/2009/NĐ-CPNghị định 15/2013/NĐ-CP

Thông tư 10/2013/TT-BXD

Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu liên quan

Chỉ thị 07 của

bộ xây dựng ngày

05/11/2007

Trang 38

TT Công việc Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tham chiếu

Bảng tiến độ thi công, nhân lực thi công

Bố trí mặt bằng thi côngVới biện pháp thi công có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực kết cấu, tính chất an toàn cao, ảnh hưởng đến công trình lân cận thì phải được thiết kế biện pháp thi công chi tiết và được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra trướckhi phê duyệt

thi công

 Công tác kiểm tra thiết bị thi công bao gồm:

o Loại: Đúng biện pháp thi công được duyệt Trongtrường hợp sai khác phải được sự chấp thuận củaCĐT với thiết bị thay thế có tính năng kỹ thuậttương đương

o Số lượng: Đúng biện pháp thi công lập, đáp ứngđược tiến độ thi công

o Tính năng kỹ thuật: Đúng biện pháp thi công lập,phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn thi công

o Chứng chỉ kiểm định, thời hạn kiểm định: Với Thiết

bị thi công yêu cầu bắt buộc phải có kiểm định,chứng chỉ kiểm định phải còn hiệu lực tại thời điểmkiểm tra

o Bằng cấp, chứng chỉ của công nhân lái máy, điềukhiển thiết bị thi công đòi hỏi độ chính xác, an toàn

 Lưu ý: Đối với cẩu tháp, hồ sơ nghiệm thu cẩu thápphải tuân thủ theo quy định của Sở xây dựng

 Các tiêuchuẩn thi

nghiệm thuliên quan

 Thông tư số32/2011/TT-BLĐTBXH

 Nghị định15/2013/NĐ-CP

 Thông tư

Trang 39

TT Công việc Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tham chiếu

12/2009/NĐ-CP, điều 8 thông tư 22/2009/TT-BXD

o Năng lực cán bộ kỹ thuật tuân thủ điều 36 nghị định12/2009/NĐ-CP, điều 8 thông tư 22/2009/TT-BXD

 Kiểm tra số lượng công nhân, hồ sơ an toàn lao độngcho người lao động gồm:

22/2009/TT- Thông tư10/2013/TT-BXD

 Các tiêuchuẩn thi

nghiệm thuliên quan

nghiệm

 Kiểm tra hồ sơ năng lực phòng thí nghiệm

 Kiểm tra thực tế tại các phòng thí nghiệm:

o Đảm bảo chất lượng: Phải có đủ thiết bị được thống

kê trong các phụ lục A-G của TCXDVN 297:2003hoặc tương đương và phải đạt độ chuẩn xác theo yêucầu của mỗi phương pháp thử

o Lực lượng cán bộ: hiểu biết, tay nghề và trình độquản lý, đảm bảo các số liệu và kết quả thí nghiệm

đã công bố là chuẩn xác, sai số nằm trong phạm viquy định của tiêu chuẩn tương ứng

o Diện tích mặt bằng: Phải có diện tích mặt bằng tốithiểu, đạt yêu cầu về điều kiện môi trường làm việc(không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm)

Diện tích mặt bằng tối thiểu cho mỗi lĩnh vực thínghiệm không dưới 15m2 Nếu là phòng thí nghiệmtổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu không dưới30m2

o Môi trường: Phòng thí nghiệm phải có môi trường

297:2003

Trang 40

TT Công việc Nội dung, phương pháp kiểm tra giám sát Tham chiếu

thoả mãn yêu cầu để làm thí nghiệm cho từng lĩnhvực Đối với những chuyên ngành có yêu cầu thínghiệm và lưu mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn thìphải có phòng chuẩn

o Quản lý chất lượng: Phải xây dựng hệ thống quản lýchất lượng phù hợp

o Phòng chuẩn: Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành

có yêu cầu phòng chuẩn được thể hiện trong phụ lụcA-G

 Công nhân, thí nghiệm viên

o Phòng thí nghiệm chuyên ngành phải có ít nhất 2công nhân, thí nghiệm viên của mỗi lĩnh vực đượccác cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ

o Công nhân, thí nghiệm viên phải được cấp chứng chỉtại các cơ quan có chức năng đào tạo;

 Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm: Trưởng, phó phòngthí nghiệm, phải có trình độ đại học chuyên ngành xâydựng và được đào tạo về quản lý phòng thí nghiệm docác cơ quan có chức năng tổ chức

 Tài liệu kỹ thuật: Phải có đủ tiêu chuẩn phương phápthử hoặc tài liệu hướng dẫn thí nghiệm tương ứng

 Quản lý mẫu thử: Phòng thí nghiệm phải thực hiện lưugiữ và bảo quản mâũ thử trước và sau khi thí nghiệmtheo đúng yêu cầu của mỗi phương pháp thử quy dịnh

 Các tài liệu công bố của phòng thí nghiệm phải đạtyêu cầu về độ chính xác và đầy đủ các thông tin màphương pháp thử yêu cầu

 Lưu giữ hồ sơ: Phòng thí nghiệm phải có trách nhiệmlưu giữ hồ sơ kết quả thí nghiệm đã công bố trong thờihạn 5 năm Trường hợp đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ

do đơn vị quy định riêng

Ngày đăng: 03/03/2019, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w