ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU DUYÊN
TRUYỆN NGẮN VI THỊ KIM BÌNHChuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung
Thái Nguyên - 2014
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp của luận văn 13
7 Bố cục của luận văn 14
PHẦN NỘI DUNG 14
Chương 1: Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại vànhà văn Vi Thị Kim Bình 14
1.1 Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 14
1.2 Nhà văn nữ Vi Thị Kim Bình - một trong những người mở đầu cho vănxuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại 25
1.2.1 Vài nét về nhà văn nữ dân tộc Tày Vi Thị Kim Bình 25
1.2.2 Vi Thị Kim Bình - một trong những người mở đầu cho văn xuôi dântộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại 29
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người vùng núi cao biên giớitrong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình 34
2.1 Bức tranh hiện thực về cuộc sống vùng núi cao biên giới qua những giaiđoạn lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc 35
2.1.1 Hiện thực cuộc sống đầy gian khổ, hi sinh của một vùng núi cao biêngiới những năm tháng chiến tranh 35
Trang 32.1.2 Hiện thực cuộc sống vùng biên chứa đầy sự phong phú, phức tạp thời
mở cửa 41
2.2 Hình tượng con người núi cao biên giới 52
2.2.1 Hình tượng "những bông huệ trắng" ngát hương giàu đức hi sinh và lòng nhân ái 52
2.2.2 Con người miền núi trước những cơ hội và thách thức trong thời kì mở cửa của đất nước 61
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Vi ThịKim Bình 71
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 71
3.1.1 Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm tự sự 71
3.1.2 Cốt truyện trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình 73
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 76
3.2.1 Khái niệm nhân vật văn học 76
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình 78
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 95
3.3.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 95
3.3.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình 96
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 117
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Trần Thị Việt Trung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà văn Vi Thị Kim Bình, người
đã nhiệt tình giúp đỡ em về mặt tư liệu để phục vụ cho luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoaSau đại học, cán bộ phòng Quản lí khoa học trường Đại học sư phạm - Đạihọc Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong cả quá trình học tậpvà nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm,giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu, luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của quýthầy cô và bạn bè, đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Duyên
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Cácnội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bốtrong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Duyên
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Trần Thị Việt Trung
Xác nhận của BCN Khoa
Trang 61 Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, văn xuôi các dân tộc thiểusố chiếm một vị trí khá đặc biệt Tuy ra đời muộn do nhiều nguyên nhân chủquan và khách quan nhưng văn học các dân tộc thiểu số đã có được nhữngthành tựu đáng tự hào, góp phần làm phong phú, đa dạng và giàu bản sắc chonền văn học Việt Nam hiện đại Với lịch sử phát triển hơn một nửa thế kỉ, vănxuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại có những đặc điểm riêng,vừa độc đáo trong nội dung phản ánh, vừa đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện.Nó đã trở thành một bộ phận khăng khít, đặc sắc góp phần vào sự phát triểnđa dạng và phong phú lớn của nền văn học dân tộc Vì vậy, khi nghiên cứu vềvăn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói riêng khôngthể không nghiên cứu văn xuôi dân tộc thiểu số như là một mảng văn học độcđáo của nền văn học nước nhà Tuy nhiên, trong nhiều thập kỉ qua, việcnghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số mặc dù đã được chú ý nhưng thực sựvẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức một cách đầy đủ và sâusắc về mảng văn học này Vì vậy, đẩy mạnh việc nghiên cứu một cách tíchcực và cụ thể mảng văn học thiểu số vẫn là một việc làm cần thiết có ý nghĩakhoa học và thực tiễn cao.
1.2 Như đã biết, sau khi được hình thành, đội ngũ các nhà văn dân tộcthiểu số xuất hiện ngày một đông đảo với những tên tuổi đại diện cho nhiềudân tộc khác nhau, với nhiều tác phẩm văn học đặc sắc được bạn đọc đónnhận nồng nhiệt Trong suốt gần bảy mươi năm qua, các nhà văn dân tộc thiểusố đã đem đến cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm văn chương mangđậm bản sắc văn hóa dân tộc Nội dung chủ yếu của những tác phẩm văn họcnày là đã phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống của đồng bào các dântộc thiểu số vùng cao trong các giai đoạn lịch sử của đất nước với sự đổi thaytừng ngày, từng giờ của con người và thiên nhiên miền núi Qua các tác phẩm
Trang 7của họ, bạn đọc cả nước có thể khám phá được vẻ đẹp của thiên nhiên, của thếgiới tâm hồn con người miền núi với những nét riêng không trộn lẫn.
Từ năm 1945, đặc biệt là từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay,nhiều thế hệ nhà văn dân tộc thiểu số đã xuất hiện và khẳng định được têntuổi của mình trong đời sống văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn họcnước nhà nói chung Ví dụ như các nhà văn, nhà thơ: Nông Quốc Chấn, NôngMinh Châu, Nông Viết Toại, Hoàng Hạc, Triều Ân, Lâm Ngọc Thụ, Vi Hồng,Y Điêng, Vi Thị Kim Bình, Mã A Lềnh, Vương Trung, Lò Văn Sĩ, MaTrường Nguyên, Lí Lan, Sa Phong Ba, Linh Nga Niê KĐăm, Cao Duy Sơn,Inrasara, Kim Nhất, Hữu Tiến, La Quán Miên, Hà Thị Cẩm Anh, Hoàng HữuSang, Đoàn Lư, Hà Trung Nghĩa, Kha Thị Thường, Niê Thanh Mai, Bùi ThịNhư Lan, ….
Trong đội ngũ khá đông đảo đó - nhà văn nữ dân tộc Tày - Vi Thị Kim
Bình được coi là một trong những cây bút nữ người dân tộc thiểu số "mở
đầu” cho văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam Là một trong những nhà
văn thuộc thế hệ đầu tiên đã in đậm dấu ấn trong làng văn xuôi các dân tộcthiểu số Việt Nam hiện đại Nhà văn Vi Thị Kim Bình là một cán bộ ngành Y,bà tốt nghiệp Y sĩ Trường cán bộ Y tế Trung ương năm 1961 và trở thànhcán bộ của ngành Y tế của Lạng Sơn cho đến khi về hưu - năm 1988 Bêncạnh nghề y cao quý, Vi Thị Kim Bình đã làm nên tên tuổi của mình trongnền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ngay từ tác phẩm đầu tay với nhan
đề Đặt tên Tác phẩm được in trên Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc năm 1962 và
được trao giải Khuyến khích Sự khởi đầu thuận lợi này là nguồn động lực đểmột cây bút nữ trẻ người dân tộc thiểu số tiếp bước trên con đường sáng tạo
nghệ thuật của mình Với truyện ngắn Đặt tên tác giả đã ghi tên mình vào
làng văn học nước nhà và là cây bút nữ là người dân tộc thiểu số đầu tiên đặttên mình bên cạnh tên tuổi những nhà văn dân tộc thiểu số khác trong cảnước Từ đó đến nay, mặc dù cuộc sống có bao khó khăn, vất vả, nhưng bên
Trang 8cạnh công việc chính là một cán bộ ngành Y, Vi Thị Kim Bình vẫn sáng tácđều đặn, thầm lặng mà hiệu quả Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, nhà văn đã sángtác hơn năm mươi Truyện ngắn và Kí - in trên các loại báo chí ở địa phươngvà Trung ương Sau này, các tác phẩm đó đã được tập hợp in trong bốn tậptruyện ngắn Trong quá trình sáng tác, nhà văn đã khẳng định vị trí và đónggóp của mình bằng một loạt giải thưởng: Giải Khuyến khích của tạp chí Vănnghệ Việt Bắc (1962); Giải Khuyến khích tuần báo Văn nghệ (1968); Giảithưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác giả viết về đề tài dân tộc thiểu sốmiền núi Việt Nam (1970); Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt nam cho tácgiả có tác phẩm xuất sắc nhân kỉ niệm bốn mươi năm thành lập nước (1985);
Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi đề tài Lâm nghiệp Lạng Sơn năm
1987; Giải B - Giải thưởng Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn lần thứ nhất năm1995 …Và đặc biệt năm 2000, khi nhà văn đã sáu mươi tuổi, bà đã vượt qua
5016 tác phẩm của nhiều tác giả trẻ trong cuộc thi Thư viết cho người yêu dotạp chí Thế giới trong ta tổ chức để đạt Giải nhất với tác phẩm Những bức
thư nằm trong trang nhật kí
Những giải thưởng xứng đáng đó cho thấy vị trí và tầm vóc của nhàvăn nữ Vi Thị Kim Bình trong sự phát triển của Văn học dân tộc thiểu số tỉnhLạng Sơn nói riêng và Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung Cái tênVi Thị Kim Bình đã trở nên thân thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc, đặc biệt lànhững bạn đọc trong thời kì chống Mĩ Chính vì vậy, tác giả Đặng Tiến Huyđã khẳng định rằng: những nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Vi Thị Kim
Bình đã "hấp dẫn, lôi cuốn thế hệ trẻ chúng tôi như những tấm gương hành
động, nhân cách, động viên khích lệ chúng tôi hăng say phấn đấu thực hiệnnhững ước mơ, hoài bão của mình" [19].
Với những đóng góp đáng trân trọng đó, Vi Thị Kim Bình xứng đángđược đánh giá là một nữ nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, là một trongnhững cây bút văn xuôi đầu tiên có công xây dựng nền văn xuôi dân tộc thiểu
Trang 9số Việt Nam thời kì hiện đại Cho dù sau Vi Thị Kim Bình còn có một số câybút văn xuôi nữ dân tộc thiểu số khác, với những sáng tác mới mẻ hơn, hiệnđại hơn, thậm chí là hấp dẫn hơn - nhưng Vi Thị Kim Bình vẫn là một cây bútvăn xuôi nữ dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp và có một vị trí quan trọngtrong sự hình thành và phát triển của văn xuôi dân tộc Việt Nam thời kì hiệnđại Vì vậy, khi nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam đặc biệt ởthể loại văn xuôi không thể không nghiên cứu về cây bút nữ Vi Thị Kim Bìnhvới tư cách như là một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, có nhiều đóng gópđáng khẳng định.
Tuy nhiên, cho đến nay, theo khảo sát của chúng tôi vẫn chưa có côngtrình nào nghiên cứu chuyên biệt về nhà văn Vi Thị Kim Bình Chỉ có một sốbài báo hoặc những ý kiến nhỏ lẻ trong cả một công trình, bài viết về văn họccác dân tộc thiểu số nói chung có đề cập đến tác giả này Vì vậy, việc tìm hiểutruyện ngắn của Vi Thị Kim Bình là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thựctiễn và ý nghĩa khoa học Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì vấnđề xây dựng một nền văn hóa vừa hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bảnsắc dân tộc theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì việc nghiên cứu, khẳngđịnh những đóng góp của các nhà văn dân tộc thiểu số vào sự phát triển chungcủa văn học Việt Nam hiện đại là việc cần thiết và có tính thời sự.
1.3 Bên cạnh đó, Vi Thị Kim Bình là một trong ba nhà văn Lạng Sơnlà hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có tác phẩm được tuyển chọn giảng dạytrong chương trình nhà trường Phổ thông Trung học cơ sở (phần Văn học địaphương) nên kết quả nghiên cứu này cũng sẽ là một tài liệu quan trọng phụcvụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học địa phương của tỉnh Lạng Sơnnói riêng, đồng thời là một tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu,tìm hiểu về văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung trong quátrình hình thành, vận động và phát triển của bộ phận văn học đặc sắc này.
Từ những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Truyện ngắn Vi Thị
Kim Bình làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
Trang 102 Lịch sử vấn đề
Vi Thị Kim Bình là nhà văn nữ dân tộc thiểu số thuộc thế hệ đầu tiênnên được khá nhiều người nhắc tới trong các công trình nghiên cứu về vănhọc dân tộc thiểu số Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về sự nghiệp sáng tác của bàcho tới nay chúng tôi thấy vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệtnào Qua khảo sát có thể nhận thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình đề cập đếntrường hợp nhà văn Vi Thị Kim Bình ở hai dạng như sau:
Một là, các bài viết trong các công trình nghiên cứu tổng thể về văn họcdân tộc thiểu số Có thể kể tên các công trình, bài viết tiêu biểu như: Tập tiểu
luận Chặng đường mới (1985) của Nông Quốc Chấn; Văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999),Văn học và miền núi (2002) của Lâm Tiến; Văn học các dân tộc thiểu sốViệt Nam (1997); Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1998);Cuối thế kỉ XX nhìn lại (2001) của nhiều tác giả; Văn xuôi Việt nam hiệnđại về dân tộc và miền núi (2012) của Phạm Duy Nghĩa;… Trong các công
trình nghiên cứu đó, cái tên Vi Thị Kim Bình đều được nhắc đến cùng với têntuổi các nhà văn dân tộc thiểu số thuộc thế hệ đầu tiên Các tác giả đã chỉ ra vịtrí, những đóng góp cũng như những mặt còn hạn chế của văn học dân tộcthiểu số Việt Nam nói chung trong đó có nhà văn Vi Thị Kim Bình.
Bước đầu đánh giá những đóng góp của nhà văn Vi Thị Kim với nền
văn học dân tộc thiểu số ở thời kì đầu, trong tập tiểu luận Chặng đường mới
Nông Quốc Chấn – "cây đại thụ văn học dân tộc thiểu số" đã khẳng định: "Vi
Thị Kim Bình, hầu như là một cây bút duy nhất trong giới nữ ở miền núi viếtthường xuyên về đề tài y tế Nhân vật chính trong nhiều truyện ngắn của chịthường là bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lí và những người được các thầy thuốc săn sóc.Vừa là thầy thuốc, vừa là nhà văn, Vi Thị Kim Bình cùng những bạn đồng
nghiệp đang trấn vùng biên giới Lạng Sơn Tập truyện ngắn Niềm vui khẳngđịnh bước đầu vị trí văn học của Vi Thị Kim Bình" [9] Nhận xét trên của nhà
Trang 11thơ Nông Quốc Chấn cho thấy đề tài mà nhà văn Vi Thị Kim Bình phản ánhlà đề tài y tế, những nhân vật trong sáng tác của nhà văn gắn bó chặt chẽ vớicuộc sống và công việc của bà.
Trong cuốn "Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại" - một
trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về mảng vănhọc dân tộc thiểu số của Lâm Tiến thì Vi Thị Kim Bình là nữ nhà văn ngườidân tộc Tày duy nhất trong tổng số 23 nhà văn các dân tộc thiểu số được nhắcđến lúc bấy giờ (tính đến thời điểm nghiên cứu, năm 1993).
Trong bài "Văn xuôi Lạng Sơn qua một số truyện, ký" in trong Tạp
chí Văn nghệ Xứ Lạng số 140 tháng 06/2005, Lâm Tiến cũng đã đưa ra nhận
xét về ưu điểm và hạn chế trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình: "Truyện (củaVi Thị Kim Bình) thường diễn ra theo mạch thời gian…thường nặng về kể
các sự kiện, các hành động, nhẹ việc phân tích tâm lí, nội tâm nhân vật nêntruyện…dễ đi thẳng đến với người đọc, nhưng ít để lại ấn tượng sâu sắc về sốphận của các nhân vật…" [49] Đây là một trong những xét xác đáng về nghệ
thuật văn xuôi của Vi Thị Kim Bình.
Trong công trình nghiên cứu "Văn xuôi Việt nam hiện đại về dân tộc
và miền núi", Tiến sĩ văn học Phạm Duy Nghĩa cũng nhắc tới hình ảnh con
người miền núi trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình Đó là những con
người "đi về phía sáng", họ "có hiểu biết, có trình độ, luôn mong mỏi chứng
minh chân lí của khoa học, giúp cho tầm nhìn của bà con dân tộc mình vượtthoát khỏi vòng vây chật hẹp của núi rừng" [36, tr 97] Bên cạnh đó, tác giả
cũng phát hiện ra rằng: "Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Vi Thị Kim
Bình họ không có cảnh ngộ, tâm lí và tính cách riêng, tất cả đều giống nhauvề ước mơ và hành động Trong hạt nhân cấu trúc của nhân vật, cái riêng độcđáo luôn lép vế hoặc là số không bên cạnh cái chung, khái quát" [36, tr 162].
Và tác giả nhận định: "Đây cũng là đặc điểm chung của văn học một thời"
[36, tr 162].
Trang 12Có thể nhận ra rằng, các nhận xét về nhà văn Vi Thị Kim Bình trongcác công trình nghiên cứu tổng thể về văn học các dân tộc thiểu số thường lànhững nhận xét ngắn, không phân tích lí giải, chỉ có tính chất điểm qua,khẳng định vị trí và một số đóng góp của Vi Thị Kim Bình trong nền văn họcdân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Hai là, trong một số bài viết cụ thể, trực tiếp về tác giả Vi Thị Kim
Bình Ngay từ truyện ngắn đầu tay Đặt tên Vi Thị Kim Bình đã đạt giải
Khuyến khích của tạp chí Văn nghệ Việt Bắc Nói về sự kiện này, PGS.TS
Nguyễn Duy Bắc đã khẳng định: "Người mở đầu và ghi dấu son đầu tiên cho
văn xuôi hiện đại xứ Lạng, chính là nhà văn Vi Thị Kim Bình" [7, tr 682].
Nhà văn Đặng Tiến Huy, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc
Giang trong bài "Bông huệ trắng ở văn nghệ Việt Bắc" viết: "Cô y sĩ trẻ thức
suốt đêm viết truyện ngắn Đặt tên và gửi dự thi Tác phẩm đầu tay này được
giải khuyến khích… và đã "Đặt tên" Vi Thị Kim Bình vào làng văn học nước
nhà" [7, tr.674] Nhà văn Cao Duy Sơn cũng ghi nhận : "Với truyện ngắn Đặttên, tác giả Vi Thị Kim Bình đã ghi tên mình vào dòng văn học Việt Nam hiện
đại" [19] Nhà văn Ngọc Mai (Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng
Sơn) cũng khẳng định: "Truyện ngắn Đặt tên là tác phẩm sinh ra để người
Tày có được một nữ văn sĩ đầu tiên, cũng là nữ nhà văn đầu tiên của các dântộc ít người" [25, tr 93].
Nói về truyện ngắn Những bông huệ trắng (đạt giải Khuyến khích
cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam 1968),
nhà nghiên cứu phê bình Dương Lộc Vượng nhận xét: "Truyện được thể hiện
bằng một bút pháp giản dị Một bút pháp với nhiều câu văn ngắn, cô đọng,nhiều lượng thông tin, giàu tính biểu cảm lời thoại nhân vật ngắn gọn Giọngvăn cứ "thản nhiên" kể lại sự việc mà không có lời bình của tác giả" [34, tr.
267] Và sau này, khi viết về nhà văn nữ dân tộc Tày người Lạng Sơn này,
nhà văn Đặng Tiến Huy gọi Vi Thị Kim Bình là "Bông huệ trắng ở văn nghệ
Trang 13Việt Bắc" Cao Duy Sơn cũng khẳng định, đến truyện ngắn Những bông huệtrắng, Vi Thị Kim Bình đã có một bước tiến về nghệ thuật "Từ bố cục tác
phẩm đến ngôn ngữ được tiết chế tối đa, từng chi tiết đều được lựa chọn kĩ vàtinh tế" [19].
Có thể nhận ra "thế giới" nhân vật quen thuộc của Vi Thị Kim Bình là
những người phụ nữ Đặc biệt là những nữ bác sĩ và y sĩ, những nữ y tá và hộlí luôn tận tụy với công việc Đọc truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, PGS TS
Tôn Thảo Miên nhận xét: "Là một nhà văn nữ, viết về phụ nữ, Vi Thị Kim Bình
tỏ ra khá am hiểu tâm tư, tình cảm của nhân vật Sự đồng cảm của tác giả đốivới nhân vật thể hiện qua từng trang viết khiến người đọc cũng phải bùi ngùi,xúc động" [33, tr 40] Chính vì vậy, các nhân vật phụ nữ của Vi Thị Kim Bình
được thể hiện rất chân thật, gần gũi như con người bên ngoài cuộc đời.
Năm 1988, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc cho in cuốn “Nhà văn các
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” do Giáo sư Phong Lê chủ biên gồm các
bài viết về 16 nhà văn nhà thơ các dân tộc thiểu số, trong đó có bài viết củatác giả Phan Diễm Phương về nhà văn Vi Thị Kim Bình Tác giả bài viết đãchỉ ra những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Vi ThịKim Bình Nhận xét về nhân vật là những nữ bác sĩ và y sĩ, những nữ y tá và
hộ lí trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình, tác giả này cho rằng : "Các nhân vật
kiểu này không được tác giả thể hiện như những con người với những cảnhngộ, những đặc điểm tính cách riêng… Vi Thị Kim Bình đã dồn sự quan tâmvào việc thể hiện những phẩm chất chung, đã có hoặc cần có của người thầythuốc: tận tụy, hi sinh, giàu lòng yêu thương con người…" [20, tr 62] Với
mục tiêu "mở thêm một con đường để đưa ánh sáng văn hóa, văn minh về với
những miền rừng xa xôi, hẻo lánh" [20, tr 62] nên "các truyện ngắn của ViThị Kim Bình sẽ được viết sao cho thật sáng rõ, giản dị, dễ hiểu để chúng cókhả năng tiếp cận với mọi tầng lớp người đọc vùng cao" [20, tr 62] Đồng
thời Phan Diễm Phương cũng ghi nhận rằng cách viết như vậy là phù hợp với
Trang 14trình độ chung của đồng bào dân tộc thiểu số khi đó và "Cách viết rõ ràng,
suôn sẻ, "dễ đọc" như vậy một thời đã phát huy được tác dụng tích cực củanó" [20, tr 62].
Dương Lộc Vượng trong bài "Đọc truyện ngắn Những bông huệ của
Vi Thị Kim Bình" cũng chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế về mặt nghệ
thuật của tác phẩm Về ưu điểm có thể nhận thấy "Truyện được thể hiện bằng
một bút pháp giản dị… với những câu văn ngắn, cô đọng, nhiều lượng thôngtin, giàu tính biểu cảm", "mỗi nhân vật được tác giả soi rọi ở một góc độ khácnhau để tập trung làm bừng sáng lên cái ý chí, cái nghị lực phi thường phảichiến thắng bom đạn, phải chiến thắng kẻ thù" [34, tr 267] Bên cạnh đó tác
giả cho rằng kết cấu ở cuối tác phẩm có phần thiếu chặt chẽ, nhà văn đã đểcho nhân vật nói toạc cái tư tưởng của mình nên lời thoại của nhân vật có
phần gượng gạo Nhưng dù sao tác phẩm vẫn "là một trong những truyện
ngắn hay, hấp dẫn của Vi Thị Kim Bình" [34, tr 268] xứng đáng được nhận
giải thưởng Hoàng Văn Thụ.
Ngày 27/10/2012, Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn tổ chức hội thảo
“Sự nghiệp sáng tác văn học của các nhà văn: Mã Thế Vinh, NguyễnTrường Thanh, Vi Thị Kim Bình”, để khẳng định những đóng góp của ba
nhà văn đối với văn học nghệ thuật Lạng Sơn và văn học nghệ thuật cả nước.Trong hội thảo có nhiều tham luận khẳng định tài năng nghệ thuật cũng nhưnhững đóng góp của nhà văn Vi Thị Kim Bình đối với nền Văn học nghệthuật các dân tộc thiểu số Những bài tham luận phát biểu trong hội thảo đãlàm nổi bật về con người, sự nghiệp, về giá trị những tác phẩm của Vi ThịKim Bình Có thể kể tên 06 tham luận sau:
- Xứ Lạng có ba nhà văn như thế của tác giả Lộc Bích Kiệm.
- Nữ nhà văn Vi Thị Kim Bình “Người mở đầu” của văn xuôi hiện
đại Lạng Sơn của Nguyễn Quang Huynh.
- Hương huệ trắng vẫn tỏa thơm của Cao Duy Sơn.
Trang 15- Tìm hiểu việc xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và truyện vừa
của nhà văn Vi Thị Kim Bình của Tiến sĩ Hoàng Văn An.
- Bông huệ xứ hoa hồi của Đặng Tiến Huy.
- Cảm nhận về nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của nhà văn Vi
Thị Kim Bình của tác giả Hoàng Thị Kim Vân.
Hầu hết các tham luận đều đánh giá cao vai trò và những đóng góp củanhà văn Vi Thị Kim Bình đối với nền văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn nóiriêng và nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung Về
mặt nội dung, nhà nghiên cứu Lộc Bích Kiệm cho rằng : "Tác phẩm của chị
đề cập đến nhiều đề tài, nhưng tiêu biểu và tập trung hơn cả là đề tài miềnnúi, hình tượng người phụ nữ mới trong lao động đóng góp cho xã hội" [19].
Tác giả Hoàng Thị Kim Vân cũng khẳng định: "Với những câu chuyện đời
thường nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc, truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình luônchứa đựng những giá trị ngợi ca, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp củacon người Đặc biệt chị đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất, những nét vẽđẹp nhất cho những người phụ nữ với tấm lòng sáng đẹp dù trong bất cứhoàn cảnh nào cũng luôn biết vươn lên vượt qua tất cả những khó khăn, thửthách để hướng tới tương lai Cũng chính vì vậy, các tác phẩm của chị luônneo giữ trong trái tim bạn đọc" [19] Mỗi tác phẩm của nhà văn Vi Thị Kim
Bình đều mang đến cho độc giả cảm nhận những nhân vật và đời sống của họđược tác giả thể hiện trên trang viết rất gần gũi như con người bên ngoài cuộc
đời Vì vậy, "đọc mà như không thấy tác giả, chỉ có nhân vật với những tình
huống truyện khiến cho độc giả như được cùng sống, cùng đau khổ, xótthương và nhận về mình tình yêu thương và cảm thông" [19].
Về mặt nghệ thuật, Tiến sĩ Hoàng Văn An cũng đã chỉ ra những ưuđiểm cũng như những hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Vi Thị
Kim Bình Thành công trong một số tác phẩm của Vi Thị Kim Bình là "kết
cấu chặt chẽ, nhiều chi tiết, hình ảnh tốt; Kết hợp kể, dẫn dắt, đối thoại và tả,
Trang 16chú ý cả nội tâm , không dễ dãi diễn biến một chiều" [19] Tuy nhiên, có một
điểm rất tiếc là "nhân vật trung tâm chưa trở thành nhân vật "nhớ đời", nhân
vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình" [19].
Trong hội thảo, với tham luận của mình nhà văn Cao Duy Sơn cho rằng
"Những tác phẩm của chị dù viết ở thời điểm chiến tranh hay hòa bình vẫn
nguyên giá trị với cuộc sống hôm nay Giá trị đó là ở trong mỗi trang viết inđậm dấu ấn lịch sử của đất nước, trong tâm thế của một thế hệ từng sống quanhững giai đoạn sôi động và gian khổ nhất của cuộc kháng chiến chống đếquốc Mỹ, và những ngày đầu xây đắp hòa bình của cả dân tộc Tinh thần đóđã được nhà văn Vi Thị Kim Bình khuôn lại trong những số phận cụ thể, hoàncảnh và không gian cụ thể trong những truyện ngắn và bút ký tuy nhỏ bé vàgiới hạn nhưng vẫn có sức cuốn hút sự liên tưởng, tạo cảm xúc lãng mạn vàấm áp" [19] và tác giả đã khẳng định một cách rõ ràng Vi Thị Kim Bình: "Làcánh chim đầu đàn của làng văn nữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, là nhà vănnữ dân tộc thiểu số đầu tiên viết văn xuôi ở Việt Nam" [19].
Như vậy, sau khi khảo sát chúng tôi thấy rằng, mặc dù xuất hiện khá
sớm và là một trong những cây bút nữ dân tộc thiểu số “mở đầu” của văn
xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã có những đóng góp thiết thựcở mảng đề tài viết về miền núi nhưng tác giả Vi Thị Kim Bình mới chỉ đượcmột số người quan tâm, viết bài phê bình về tác phẩm của bà, và đó cũng chỉlà những ý kiến đơn lẻ, chưa có tính hệ thống, đánh giá chưa thật toàn diện,đầy đủ Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn của nhà văn Vi Thị KimBình một cách hệ thống và toàn diện nhằm đánh giá một cách công bằng,khách quan về những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn nữ dân tộc Tàynày đối với nền văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng, với văn học dân tộc thiểusố thời kì hiện đại nói chung là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học vàcó tính thực tiễn.
Trang 173 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu truyện ngắn Vi Thị Kim Bình
trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ truyện ngắn của nhà văn dân tộc thiểusố Vi Thị Kim Bình, bao gồm bốn tập truyện ngắn với 51 tác phẩm:
1 Đường qua mùa hoa đào - NXB Hội nhà văn 19782 Niềm vui - NXB Văn hóa dân tộc 1979.
3 Những bông huệ - NXB Hội nhà văn 1997.4 Văn tuyển tập - NXB hội nhà văn 2010.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị
Kim Bình.
- Trên cơ sở đó khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà
văn Vi Thị Kim Bình với văn xuôi các dân tộc thiểu số thời kì hiện đại nóiriêng và văn xuôi Việt Nam nói chung.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tác gia, tác phẩm văn học.- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp nghiên cứu liên ngành.
6 Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu truyện ngắn Vi Thị Kim Bình, chúng tôi nhằm mục đíchchỉ rõ những đặc điểm riêng về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn ViThị Kim Bình Từ đó, khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhàvăn với sự phát triển của văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.
Trang 18Nếu đề tài thành công, chúng tôi hy vọng đây sẽ là một tư liệu thamkhảo bổ ích cho việc giảng dạy phần Văn học địa phương cho các trườngTrung học cơ sở trên địa bàn Lạng Sơn và sẽ là một tài liệu tham khảo phụcvụ cho việc học tập, giảng dạy về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đạinói chung trong các cấp học.
7 Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm ba phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận.Trong phần Nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
và nhà văn Vi Thị Kim Bình.
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi vùng cao biên
giới trong truyện ngắn Vi Thị Kim Bình.
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Vi Thị
Kim Bình.
Trang 19PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1
VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐVIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ VĂN VI THỊ KIM BÌNH
1.1 Vài nét về văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành của nền Văn học
Việt Nam Đó là một bộ phận văn học độc đáo, đặc sắc, góp phần tạo nên "một
vườn hoa nhiều hương sắc" cho dân tộc Việt Nam Trong các thể loại văn học
(văn xuôi, thơ, kịch, lí luận phê bình ), văn xuôi dân tộc thiểu số chính là thểloại đã truyền tải được một cách đầy đủ, phong phú và cụ thể nhất những nétđẹp về con người và thiên nhiên miền núi, về cuộc sống với bao sự đổi thay,phát triển của miền núi Hơn nửa thế kỉ tồn tại và phát triển, văn xuôi các dântộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với nền văn học nước nhà.Đây là mảng văn học có một sức hấp dẫn riêng, vừa độc đáo trong nội dungphản ánh, vừa đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện Cái làm nên nét riêng và sứclôi cuốn cho văn học dân tộc thiểu số là ở thiên nhiên, con người và văn hóa
các dân tộc miền núi Chính điều đó đã khiến "văn xuôi miền núi chiếm lĩnh
được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được" [20] Do đó, nghiên cứu văn xuôi
các dân tộc thiểu số qua hơn nửa thế kỉ phát triển sẽ góp một tiếng nói quantrọng vào việc khẳng định những giá trị và thành tựu của văn xuôi nói riêng vàtoàn bộ nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.
Như đã biết, văn xuôi các dân tộc thiểu số được hình thành và pháttriển từ sau Cách mạng tháng Tám Trước năm 1945, hầu như chưa có tácphẩm văn xuôi nào của tác giả là người dân tộc thiểu số xuất hiện Độc giả chỉbiết về hình ảnh cuộc sống và con người vùng cao qua một số truyện đường
rừng của những nhà văn người dân tộc Kinh như Vàng và máu (1934) củaThế Lữ, Truyện đường rừng (1940) của Lan Khai, Kon Trô (1942) của Lí
Trang 20văn Sâm, Cô Dó (1943) của Nguyễn Tuân, Ngậm ngải tìm trầm (1943) củaThanh Tịnh, Người sơn nhân của Lưu Trọng Lư Những tác phẩm viết về
miền núi giai đoạn này thu hút sự chú ý của người đọc bởi sự mới lạ, bí hiểm,hoang đường, kì ảo của thiên nhiên xa xôi hoang dã với những hủ tục môngmuội, những phong tục tập quán kì lạ bí hiểm của những con người miền núicòn chìm đắm trong u mê, lạc hậu Trong nhận thức của các nhà văn thời đócon người miền núi không tách rời với thế giới tự nhiên hoang sơ, kì bí Nhànghiên cứu Lâm Tiến cho rằng trong truyện đường rừng của Thế Lữ và Lan
Khai người miền núi "chỉ được xuất hiện với hình dáng méo mó, xa lạ, bí
hiểm và kì quái, ngô nghê và man dại" Còn Nguyễn Long thì cho rằng con
người miền núi trong các tác phẩm của những nhà văn này "thường chỉ được
sống theo bản năng Hành động của họ thường được mô tả là táo bạo, rùngrợn Ngay cả những phong tục tập quán của người dân tộc cũng được mô tảnhư một cái gì hết sức kì quái hoặc là khủng khiếp, hoặc là mông muội" Viết
về con người miền núi, các nhà văn đó thường chỉ quan tâm đến miêu tả hànhđộng mà ít chú ý đến nội tâm nhân nhân vật Theo họ, người miền núi sống sơgiản nên tính cách, ngoại hình và hành động thống nhất với nhau, ít có néttâm lí phức tạp Điều đó chưa thực sự chính xác nhưng dẫu sao những nhàvăn đó cũng là những người có công khai phá, mở đường cho văn xuôi viết vềđề tài dân tộc và miền núi đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện từng
nhận xét: đó là "những đường cày đầu tiên xới lật một trong những nguồn
mạch phong phú của đời sống hiện thực, chứa đựng những nét đặc sắc củavăn học dân tộc".
Những năm đầu sau Cách mạng, văn xuôi viết về miền núi đã phát triểnmạnh và có một số tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao Có thể nói sự phát triển củavăn học viết miền núi giai đoạn này là một bước phát triển mới và kết tinh ởmột số cây bút xuất sắc người Kinh như: Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc
Với Nhật kí ở rừng Nam Cao giúp người đọc nhận ra rằng : "Người Mán họ
Trang 21chẳng có gì đáng sợ Họ chẳng giết ai, và cũng chẳng có gì là quái gở" [8].
Nhà văn đã phần nào thay đổi cái nhìn đối với miền núi trong tâm thức ngườiđọc Người Mán cũng là những người tốt và tràn đầy tinh thần cách mạng.
Nhà phê bình Lâm Tiến nhận xét: "Với Nhật kí ở rừng, Nam Cao đã vẽ nên
một bức tranh tuy còn đơn giản nhưng rất chân thực, mới mẻ về con người,cuộc sống của các dân tộc miền núi" [27, tr 8].
Bên cạnh Nam Cao thì nhà văn Tô Hoài cũng là người mở đường xuấtsắc của văn xuôi cách mạng về miền núi Tác phẩm của Tô Hoài phản ánhngày càng gần gũi hơn, chân thực hơn về cuộc sống và con người miền núi.
Đó là một miền núi đời thường, bình dị với những gam trầm Với Truyện Tây
Bắc sự cảm nhận và khám phá con người, thiên nhiên miền núi có chiều sâu
hơn và Tô Hoài được đánh giá là "người đầu tiên có ý thức rõ ràng trong việc
tìm tòi hình thức diễn đạt con người, cuộc sống miền núi bằng những hìnhtượng, ngôn ngữ mang dáng dấp của người dân tộc" [27, tr 8].
Còn với nhà văn Nguyên Ngọc, ông đắm say và nhạy cảm cao độ trướcthiên nhiên và con người miền núi Nguyên Ngọc nhận thấy giữa người miền
núi và thiên nhiên có một sợi dây rung cảm nối liền: "Khi một thứ hoa trắng
bắt đầu nở trên đỉnh núi Chư Krao lan dần xuống các sườn núi xanh biếc, vàcác chị con gái tự nhiên nghe rạo rực trong ngực, thì biết đúng là mùa xuân
đã đến rồi" [35] Với tiểu thuyết Đất nước đứng lên (1956) và truyện ngắnRừng xà nu (1965) có thể nhận thấy thiên nhiên và con người miền núi trong
sáng tác của Nguyên Ngọc thường mang tính chất phi thường, lí tưởng Cảmhứng về cái phi thường thấm vào nhiều phương diện, yếu tố - từ nhân vật đếnngôn ngữ, từ cách miêu tả con người đến thiên nhiên miền núi
Có thể nói, những sáng tác của ba nhà văn trên đã thực sự mở ra một
thời kì mới cho “giai đoạn văn chương rừng núi” (Thế Phong) và góp phần
không nhỏ tới nhu cầu và cảm hứng sáng tác văn xuôi của các tác giả dân tộcthiểu số, đánh dấu một bước tiến mới cho mảng văn học độc đáo và mới lạnày.
Trang 22Cách mạng tháng Tám đã mở ra con đường mới cho văn học các dântộc thiểu số Trong khoảng mười năm đầu sau cách mạng, văn xuôi các dântộc thiểu số mới tồn tại ở dạng các mẩu chuyện, bản tin, tường thuật, phóngsự, điều tra phục vụ cho sự nghiệp tuyên truyền cách mạng Năm 1950, tác
phẩm văn xuôi đầu tiên có tính tự truyện: Cuộc đời của Đoàn của Bàn Tài
Đoàn ra đời Đây là câu chuyện kể rất thực của Bàn Tài Đoàn, nhưng do lúcđó, trình độ văn học còn hạn chế, tác giả nghĩ thế nào viết thế ấy nên ít có sựchau chốt, chọn lọc về ngôn ngữ nên không thể coi đây là một tác phẩm vănxuôi nghệ thuật đích thực.
Từ khi miền Bắc được giải phóng, các cây bút văn xuôi là người dântộc thiểu số dần xuất hiện nhiều hơn Họ là những trí thức dân tộc đượctrưởng thành dưới chế độ mới, họ yêu mến và tự hào về mảnh đất và conngười miền núi, muốn đóng góp tiếng nói tình cảm và tâm hồn mình vào nềnvăn học nước nhà Các tác phẩm văn xuôi viết về miền núi thời kì này xuấthiện khá nhiều và bước đầu tạo được dấu ấn riêng Có thể kể đến các tên tuổicác nhà văn như: Nông Viết Toại (Tày), Nông Minh Châu (Tày), Triều Ân(Tày), Vi Hồng (Tày), Hoàng Hạc (Tày), Lâm Ngọc Thụ (Tày), Vi Thị KimBình (Tày), Y Điêng (Ê Đê), Vương Trung (Thái), Lò Văn Sĩ (Thái) Họ lànhững nhà văn dân tộc thiểu số giàu tâm huyết và tài năng đồng thời họ có lợithế là có hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình, về các phong tục tập quán, tưtưởng, tình cảm, cách nghĩ, cách nói của người dân tộc thiểu số nên tạođược thế mạnh trong cách miêu tả thế giới nhân vật, thế giới thiên nhiên cùngcách diễn đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm Sáng tác của họ luônbám sát công cuộc cách mạng của dân tộc, thể hiện sâu sắc tình cảm, ý chícủa người dân miền núi trong những ngày gian khổ, hi sinh nhưng cũng đầyoanh liệt, oai hùng của dân tộc.
Sau năm 1954, các nhà văn người dân tộc thiểu số đã rất chú ý xâydựng hình tượng con người dân tộc thiểu số mới làm chủ cuộc sống Với
Trang 23truyện ngắn Ché Mèn đi họp (1958) Nông Minh Châu - nhà văn dân tộc Tày
ở Bắc Kạn, đã xây dựng thành công hình ảnh con người dân tộc thiểu số mớicó tri thức, có ý thức vươn lên hướng tới khoa học, tiến bộ Tác phẩm đượcviết bằng tiếng Tày, sau dịch ra Tiếng Việt, được nhận giải Khuyến khíchcuộc thi Truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ, năm 1958 Đây được coi là tácphẩm mở đầu, là mốc đánh dấu sự có mặt của văn xuôi các dân tộc thiểu sốnhư một thể tài, một mảng sáng tác độc đáo và mới lạ trong đời sống văn học
nước nhà Trong Ché Mèn đi họp tác giả đã thể hiện rõ nét sự thay đổi sâu
sắc cách sống, cách nghĩ, cách làm của đồng bào các dân tộc thiểu số để phábỏ những tập tục cổ hủ, lạc hậu, mê tín dị đoan vươn lên xây dựng cuộc sốngmới, con người mới Nhân vật Mèn là một cô gái Tày 18 tuổi đã tích cực họcchữ, dám nghĩ, dám làm để thay đổi những thói quen lạc hậu của đồng bàomình để có ngày cô được bước ra khỏi làng – điều mà nhiều người phụ nữdân tộc thiểu số trong đó có cả mẹ cô chưa bao giờ có được, làm được ChéMèn có thể coi là hình tượng người phụ nữ mới đầu tiên trong văn xuôi dân
tộc thiểu số Ché Mèn đi họp dẫu còn chút vụng về trong ngôn ngữ nhưng đã
mang dáng dấp của một truyện ngắn hiện đại Sau tác phẩm này, hàng loạtcây bút là người dân tộc đã tự tin lao động và sáng tạo, cày xới trên chính
mảnh đất văn chương quê mình, cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như: Bên
bờ suối tiên của Triều Ân, Cuộn chỉ màu hạt đỗ của Lâm Ngọc Thụ, Đặt tên
của Vi Thị Kim Bình, Ké Nàm của Hoàng Hạc, Đoạn đường ngoặt của Nông
Viết Toại, Đặc biệt là sự đóng góp của nhà văn, nhà giáo người dân tộc Tày
- Vi Hồng với hàng loạt các tác phẩm tiêu biểu như các truyện ngắn Ngôi sao
trên đỉnh núi Phja Hoàng, Cây su su noọng Ỷ, Nước suối tiên đào Các tác
phẩm của ông đều gắn với hiện thực của cuộc sống kháng chiến và con ngườivùng núi cao với tình cảm trừu mến, ngợi ca, với niềm tin vào sức sống tiềmtàng, âm thầm mà mãnh liệt trong tâm hồn những con người vùng núi cao.Nhà văn dân tộc Tày - Triều Ân cũng góp cho mảng văn học này một nét
Trang 24riêng khi ông tập trung cho người đọc thấy được nỗi thống khổ của người dân
bị những hủ tục, mê tín dị đoan bao đời đè nặng qua các tác phẩm như Bên bờ
suối tiên, Chặt cổ rồng, Đường qua đèo mây
Với nhận thức văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và phục vụ chocác nhiệm vụ văn hóa, chính trị, xã hội của vùng đồng bào dân tộc miền núi,văn học dân tộc thiểu số thời kì này luôn bám sát chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể Truyện ngắn và kí ra đời trongthời kì này đã phản ánh những biến đổi kì diệu trong đời sống các dân tộcthiểu số, nếu như trước đây họ bị kìm hãm, chia rẽ, đầy đọa thì nay họ đãđoàn kết lại trong đại gia đình Việt Nam để cùng nhau xây dựng đất nước,xây dựng cuộc sống mới, với từng công việc cụ thể như: xây dựng hợp tác xãnông nghiệp, xây dựng công trình thủy điện, làm thủy lợi, chống mê tín, dịđoan, chống bảo thủ, lạc hậu, chống tham ô Có thể nhận thấy đây là thời kìphát triển nở rộ của thể loại này Từ cuối những năm 60 trở đi, hàng loạttuyển tập truyện ngắn và kí của các tác giả dân tộc thiểu số liên tiếp ra đờigóp phần khẳng định vị trí của văn xuôi dân tộc thiểu số trong nền văn họcdân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện
đại nói chung Có thể kể đến những tuyển tập như: Ké Nàm của nhiều tác giả(1965); Tiếng hát rừng xa của Hoàng Hạc, Triều Ân (1969); Mây tan củanhiều tác giả (1973); Tiếng chim gô của Nông Minh Châu (1979); Niềm vuicủa Vi Thị Kim Bình (1979); Tiếng khèn A Pá của Triều Ân (1980); Cột mốc
giữa lòng sông của Mã A Lềnh (1981); Những bông ban tím của Sa Phong
Ba (1982); Hạt giống mới của Hoàng Hạc (1983); Chiếc vòng bạc của Lòngân Sủn (1987); Người tạc tượng nhà mồ của nhiều tác giả (1988), Đườngqua đèo mây của Triều Ân (1988), Đuông Thang của Vi Hồng (1988); Xứ
lạ Mường trên của Hoàng Hạc (1989) Có thể thấy rằng chưa bao giờ
truyện ngắn và kí được xuất bản nhiều như trong thời kì này.
Trang 25Từ khoảng những năm 60 trở đi, bên cạnh thể loại truyện ngắn và kí đã
xuất hiện thể loại tiểu thuyết Muối lên rừng của Nông Minh Châu được coi
là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học dân tộc thiểu số Và phảỉ đến 14 nămsau, cuốn tiểu thuyết thứ hai của văn học dân tộc thiểu số mới ra đời Đó là
tác phẩm Hơ Giang của Y Điêng (dân tộc Ê Đê) Tiếp đó là những tiểu thuyết
của nhà văn người dân tộc Tày - Vi Hồng Trong khoảng năm năm, Vi Hồng
đã cho ra đời ba cuốn tiểu thuyết, đó là: Đất bằng (1980); Núi cỏ yêu thương(1984); Thung lũng đá rơi (1985).
Từ sau năm 1975, văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển một bước mới.Đội ngũ các tác giả là người dân tộc thiểu số đông đảo hơn và thành tựu sángtác cũng rực rỡ hơn Thời kì này văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển mạnh vềsố lượng cũng như chất lượng ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí cũngnhư tầm vóc của mình trong nền văn học dân tộc Ở giai đoạn này, có thểnhận diện nền văn xuôi các dân tộc thiểu số một cách rõ ràng và khẳng địnhnó như một bộ phận riêng, độc đáo trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại.Đội ngũ các nhà văn người dân tộc thiểu số tăng lên đáng kể Đặc biệt là cácnhà văn người dân tộc Tày Bên cạnh những cây bút đã có đóng góp từ thờikháng chiến chống Mĩ như: Ma Trường Nguyên, Triều Ân, Vi Hồng, Hà LâmKì, Vi Thị Kim Bình, Mã A Lềnh, Hà Lí, Kim Nhất, Hà Thị Cẩm Anh, KhaThị Thường còn có những cây bút trẻ như: Hữu Tiến, Đoàn Lư, Cao DuySơn, Hoàng Hữu Sang, Sa Phong Ba, H'Linh Niê, Niê Thanh Mai,
Hầu hết các sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số trong những nămđầu đất nước hòa bình đều phản ánh công cuộc xây dựng đời sống mới ở vùngcao Nổi bật hơn cả là nhà văn Vi Hồng với hàng loạt những tác phẩm có giátrị Với sự hiểu biết sâu sắc về con người, thiên nhiên miền núi, phong tục tậpquán của người dân tộc Tày nhà văn Vi Hồng muốn gửi thông điệp kêu gọicon người yêu thương cái đẹp, cái thiện, xóa bỏ tàn dư, diệt trừ cái ác, cái lạc
hậu, cái lỗi thời Với tập truyện Niềm vui (1979) nhà văn Vi Thị Kim Bình
Trang 26cũng thể hiện khát khao đưa ánh sáng văn minh về những miền rừng xa xôi,hẻo lánh Bằng trái tim nhân hậu của một nhà văn - thầy thuốc, Vi Thị Kim
Bình đã khắc họa hình tượng nhân vật trung tâm là những "lương y như từ
mẫu" bằng những nét chấm phá giản dị, chân thực mà gần gũi, để lại nhiều
cảm xúc, dư âm trong lòng người đọc Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà văn dântộc thiểu số cũng cống hiến hết mình cho mảng văn học này như Triều Ân với
Tiếng khèn A Pá (1980), Nông Minh Châu với Tiếng chim gô (1979), Hoàng
Hạc với Hạt giống mới (1983), Mỗi nhà văn phản ánh hiện thực và con
người theo một cách riêng nhưng nhìn chung họ đều phản ánh sự đổi mới củacuộc sống và con người miền núi với những số phận mới, khát vọng mới nhờánh sáng cách mạng Với nhà văn Triều Ân, người đọc nhận ra niềm tin củanhà văn vào bản chất tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người miền núi trong các
truyện ngắn Xứ sương mù, Như cánh chim trời Kết thúc truyện ngắn Xứ
sương mù tác giả muốn gửi tới người đọc bức thông điệp: "Hãy nhắm mắt lại
trước vẻ bề ngoài có tính hiện tượng để nhìn sâu vào bản chất bên trong, lúc
ấy, ta sẽ gặp được vàng" [25 tr 35] Trong tiểu thuyết Sông gọi (1986), nhà
văn Hoàng Hạc đã giúp ta khám phá những bước chuyển trong tư tưởng, tìnhcảm của đồng bào các dân tộc trong cuộc di dân khỏi lòng hồ Thác Bà đi xâydựng quê mới Sáng tác của ông là hình ảnh của không khí công nghiệp hóasôi nổi, khẩn trương, đầy gian khổ nhưng hé mở một tiền đồ tươi sáng của các
dân tộc Nhà văn Mã A Lềnh với bút kí Cao nguyên trắng (1992) và tậptruyện Vùng đồi gió quẩn (1995) đã ghi lại những đổi mới trên quê hương
trong thời kì kinh tế thị trường Với những đóng góp đáng kể của các tác giảmiền núi thuộc nhiều dân tộc khác nhau, văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt
Nam đã “góp phần xứng đáng vào công cuộc cách mạng, cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng xã hội chủ nghĩa, trở thành một bộ phậnkhông thể thiếu của nền Văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [46].
Trang 27Sau Đại hội Đảng VI, đời sống văn học nghệ thuật nước nhà đã có sựchuyển biến lớn lao Đất nước đổi mới, chuyển từ cơ chế quan liêu, bao cấpsang cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách phản ánh hiện thựcvà tư duy nghệ thuật của các nhà văn dân tộc thiểu số Văn xuôi các dân tộcthiểu số thời kì này phát triển mạnh Biên độ sáng tác của các nhà văn đượcmở rộng hơn.
Đây là thời kì cơ cấu kinh tế miền núi có những chuyển biến mạnh mẽ,mức sống được cải thiện nhưng quan hệ đạo đức, xã hội cũng xuống cấp, cáixấu, cái ác có chiều hướng lấn át cái đẹp, cái thiện Vì vậy, đề tài, chủ đề,phạm vi hiện thực của văn học thiểu số thời kì này được mở ra rộng rãi hơn.Nếu như trước đây, văn học chỉ phản ánh những mặt tốt đẹp của cuộc sống thìnay nó còn phơi bày những mặt trái còn tồn đọng khắp nơi trong xã hội Mộtsố nhà văn là người dân tộc thiểu số đã nhanh chóng nắm bắt những vấn đềnóng hổi này để phán ánh trong tác phẩm của mình như Vi Hồng, Hoàng ThếSinh, La Quán Miên, Ma Trường Nguyên, Cao Duy Sơn, Đặc biệt, trong
khoảng thời gian gần 10 năm, các tiểu thuyết Người trong ống (1990), Gã
ngược đời (1990), Vào hang (1990), Lòng dạ đàn bà (1992), Dòng sôngnước mắt (1993), Ái tình và kẻ hành khất (1993) Tháng năm biết nói
(1993), Phụ tình (1994), Chồng thật vợ giả (1994), Đi tìm giàu sang (1995),
Đọa đầy (1997) và các tập truyện ngắn: Đuông Thang (1988), Người làmmồi bẫy hổ (1990), Thách đố (1995), Đường về với mẹ chữ (1997) của nhà
văn Vi Hồng dồn dập ra đời Đây là những tác phẩn được dư luận chú ý bởinó chứa đựng tính truyền thống, tính dân tộc và tính thời đại Sau Vi Hồng là
Ma Trường Nguyên với 7 cuốn tiểu thuyết: Mũi tên ám khói (1991), Gió
hoang (1992), Tình xứ mây (1993), Bến đời (1995), Rễ người dài (1996),Mùa hoa hải đường (1998) Nhà văn Cao Duy Sơn có 5 cuốn tiểu thuyết:Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Hoa mận đỏ (1999), Đàn trời
(2006), Chòm ba nhà (2009) và những tập truyện ngắn : Những chuyện ở
Trang 28lũng Cô Sầu (1996), Những đám mây hình người (2002), Ngôi nhà xưa bênsuối (2007), Hoa bay cuối trời (2008) Đặc biệt, với tiểu thuyết Đàn trời nhà
văn đã tái hiện được bức tranh xã hội miền núi sinh động dưới những tácđộng tiêu cực của nền kinh tế thị trường cùng với sự hiện hữu của cái ác, cáinghèo để từ đó làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp, bản tính nhân hậu, lòngvị tha của người vùng cao trong thời kì hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ngoài sự phát triển về tầm vóc, số lượng, những tác phẩm văn học dântộc thiểu số đã có những dấu hiệu mới trong cách nhìn và tư duy nghệ thuật.Những vấn đề nhạy cảm, những mảng tối, những mặt trái của hiện thực trướcđây từng bị né tránh nay đã được đề cập đến nhiều hơn Những cây bút ngườidân tộc thiểu số tiêu biểu cho sự đổi mới này là Vi Hồng, Cao Duy Sơn.
Những tác phẩm của nhà văn Vi Hồng như Người trong ống, Gã ngược đời,
Chồng thật vợ giả, Thung lũng đá rơi rất được quan tâm bởi nó chạm đến
những vấn đề "nóng" lúc bấy giờ như sự băng hoại đạo đức của một số nhân
vật trí thức có địa vị xã hội hoặc một số sai lầm của hợp tác xã nông nghiệp;sự ấu trĩ của việc ngăn cấm làm giàu cá nhân và hồi chuông cảnh báo về sựhoành hành của cái ác Qua việc soi chiếu nhân vật ở góc độ đời tư với cáchnhìn nhận đa chiều về thân phận con người, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Cao
Duy Sơn Người lang thang được đánh giá là một trong những tác phẩm "thể
hiện rõ dấu hiệu của một tiểu thuyết hiện đại" [33, tr 258] bởi trong tác phẩm
"những vấn đề nhân bản được đặt ra và được giải quyết theo cái nhìn mới, đó
là mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác, mối quan hệ giữa con người và conngười" [45, tr 233] Cũng chính vì sự đổi mới, hiện đại mà vẫn mang đậm
bản sắc dân tộc ấy mà tác phẩm Ngôi nhà xưa bên suối của Cao Duy Sơn đã
được nhận giải thưởng văn học Asean năm 2009 Cảm hứng nhìn nhận vấn đềtừ hai mặt, tránh khuôn mẫu một chiều đã cho thấy bước tiến mới của vănxuôi miền núi đương đại nhằm khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền
văn học dân tộc Với Chuyện mới ở bản (2004), Hữu Tiến phát hiện ra gương
Trang 29mặt con người miền núi nay đã khác trước Cuộc sống đậm đà tình nghĩa cộngđồng của người dân tộc thiểu số đã và đang rạn nứt, thay vào đó là cuộc sốngxô bồ, nhốn nháo với đủ các hạng người, tốt có, xấu có.
Văn học dân tộc thiểu số thời kì này cũng có điều kiện quan tâm tớinhững cá nhân cụ thể, đặc biệt là người phụ nữ Các nữ nhà văn dân tộc thiểusố do sự nhạy cảm của giới tính đã có những trang viết cảm động, chia sẻ vàcảm thông sâu sắc với số phận nhiều éo le, trắc trở của những phụ nữ miền
núi Nhà văn Hoàng Thị Cành với tập truyện Số phận đàn bà đã đề cập tới
nỗi bất hạnh, những hi sinh mất mát, những đau khổ của những người phụ nữ
miền núi không may mắn trong tình yêu và hôn nhân Qua tập truyện Nước
mắt của đá, nhà văn dân tộc Mường Hà Thị Cẩm Anh cũng thể hiện sự cảm
thông với những người phụ nữ là nạn nhân của hủ tục, định kiến ở bảnMường Nhà văn Bùi Thị Như Lan thì thường viết về niềm vui và cả nhữngmất mát âm thầm của biết bao người mẹ, người vợ Họ là những người phải
gánh chịu những hậu quả day dứt nặng nề sau chiến tranh để lại (Núi đợi Bố
ở nơi đâu), đó là những người phụ nữ lấy chồng bộ đội trở về bị nhiễm chất
độc màu da cam
Văn xuôi dân tộc thiểu số giai đoạn này có những đổi mới khá rõ rệttrong nghệ thuật Bằng hình tượng, chi tiết, ngôn ngữ cụ thể, sinh động, cáctác giả người dân tộc thiểu số đã khắc họa tương đối rõ nét những hình tượngnhân vật và chú ý khai thác đời sống nội tâm nhân vật Trong nhiều tác phẩm,người đọc bắt gặp những cuộc đấu tranh nội tâm trong mỗi nhân vật Trênnhững trang viết của họ, tư duy tiểu thuyết hiện đại được thể hiện khá rõ nét.
So với giai đoạn trước, văn xuôi thời kì này đã đạt đến độ "chín" về chất
lượng nghệ thuật.
Như vậy, có thể thấy văn xuôi dân tộc thiểu số gắn liền với những thayđổi lớn lao của hiện thực cuộc sống và con người nơi vùng cao Sự hình thànhvà phát triển của văn xuôi các dân tộc miền núi có ý nghĩa như sự hoàn thiện
Trang 30một chu trình phát triển trong lịch sử văn học Với khả năng khơi sâu vào cáiriêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, văn xuôi các dân tộc thiểu sốđã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho cả nền văn xuôi hiệnđại, đóng góp đáng kể vào việc làm nên một diện mạo chung của văn học ViệtNam hiện đại Và chính sự thấm đượm bản sắc văn hóa dân tộc này đã khiếncho văn xuôi dân tộc thiểu số luôn tồn tại, vận động và phát triển trong dòngchảy của nền văn học đa dạng, phong phú, đa sắc màu của dân tộc Việt Nam.
1.2 Nhà văn nữ Vi Thị Kim Bình - một trong những người mở đầucho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại
1.2.1 Vài nét về nhà văn nữ dân tộc Tày Vi Thị Kim Bình.
Nhà văn Vi Thị Kim Bình là người dân tộc Tày, sinh ngày 27 tháng 9năm 1941 tại làng Pá Phiêng, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm công nhân gác ghi ở ga xe lửa NaSầm - một thị trấn nhỏ bé, heo hút (mà thời bấy giờ người ta chỉ cần nghĩ đếnlà đã thấy sợ) Khi mới lên 6 tuổi nhà văn đã phải theo gia đình đi tản cư vào
xã Hội Hoan, Bản Đú, Kéo Coong, vùng An toàn khu Với quan niệm: để
tiền, để của không bằng để cái chữ cho con sau này nên trong kháng chiến
chống Pháp, dù khó khăn, thiếu thốn mọi bề nhưng bố mẹ vẫn cho anh chị emKim Bình đi học Kim Bình là con út, hồi nhỏ thường được anh trai lớn lúcđó là nhân viên bưu điện thường hay mang sách báo về nhà, nên cô em cưngnhỏ bé nhất nhà cũng được đọc rất nhiều Với ước mơ trở thành một thầythuốc, Vi Thị Kim Bình đã đi học trường cán bộ y tế Trung ương tại Hà Nội.Vào thời đó, một cô gái Tày được đi học ở Hà Nội là rất hiếm.
Tốt nghiệp ra trường Vi Thị Kim Bình về làm việc tại bệnh xá huyện
Bắc Sơn Nhà văn tâm sự: "Mảnh đất Bắc Sơn là cái nôi cách mạng Nơi đây
vừa đẹp, vừa thơ mộng, vừa huyền bí và rất hùng vĩ Nhân dân thật thà, tốtbụng, quý trọng cán bộ Trong những đêm trực im ắng ở một nơi hoang vắng,với ngọn đèn dầu leo lét, tôi ngồi đọc sách và viết truyện để quên đi nỗi sợ,
Trang 31nỗi buồn mênh mông" Vì thế, khi đọc được thông báo có cuộc thi viết truyện
ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, cô y sĩ trẻ đã này ý nghĩ sẽ viết một
truyện gửi đi Truyện ngắn Đặt tên ra đời ngay trong đêm hôm đó Câu
chuyện ngắn gọn, đơn giản với lối viết mộc mạc, chân thật nhưng tràn đầycảm xúc của một thiếu nữ dân tộc vừa bước vào tuổi đôi mươi Tác phẩm đãđạt giải Khuyến khích của tạp chí Văn nghệ Việt Bắc năm 1962 và đây làđộng lực để Vi Thị Kim Bình vững bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật.Cuối năm ấy, Vi Thị Kim Bình được mời đi nhận giải Lúc bấy giờ Vi ThịKim Bình là cây bút nữ duy nhất, lại là người dân tộc được giải của cuộc thinên mọi người rất quan tâm, động viên.
Đầu năm 1967, Vi Thị Kim Bình được đi học lớp Bồi dưỡng lực lượngviết văn trẻ khóa II tại Quảng Bá, Hà Nội Năm 1968, nhà văn được kết nạpvào hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn Năm 1988, Ban chấp hành hộiNhà Văn Việt Nam đã có Nghị quyết kết nạp Vi Thị Kim Bình là hội viên HộiNhà văn Việt Nam Năm 1993, nhà văn là một trong những hội viên của Hộiđồng sáng lập Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Là một cán bộ ngành Y, bản thân Vi Thị Kim Bình đã thấm nhuần y
đức "thầy thuốc như mẹ hiền", bà là người luôn tận tụy với công việc, làm
việc với cái tâm của người thầy thuốc Viết văn cũng vậy Nhà văn cũng viếtbằng cái tâm của mình Vừa làm thầy thuốc, vừa viết văn, hai công việc tưởngnhư là khác xa nhau nhưng đã hòa quyện làm một trong tâm hồn của ngườinghệ sĩ Lòng nhân ái của nghề nghiệp, sự nhạy cảm tinh tế trước cuộc sống
hòa chung với nhịp đập trái tim của nhà văn Nhà văn từng tâm sự: “Tôi yêu
cả hai nghề Nghề y giúp mình biết giữ gìn sức khỏe cho cộng đồng và chobản thân Nghề viết văn là nghề sáng tạo thật kì diệu Viết là để làm vơi đi nỗiđau của người đời và cho lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản, trong sáng Tuynghề viết văn thật nhọc nhằn và gian truân”.
Trang 32Vừa chữa bệnh cứu người về thể xác, vừa sáng tạo văn học nghệ thuậtlàm phong phú đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc mình nên đề tài màVi Thị Kim Bình thường phản ánh trong tác phẩm của mình là đề tài y tế.Chính bệnh viện là mảnh đất màu mỡ nảy sinh, nuôi dưỡng những tác phẩm
văn học của nhà văn Nhà văn cho rằng: "Nghề thầy thuốc đã giúp tôi trở
thành người cầm bút trung thực" và đồng thời nghề văn cũng giúp tôi làm tốt
hơn công việc của người thầy thuốc Những nhân vật trong truyện ngắn ViThị Kim Bình đều là những bạn bè, đồng nghiệp, những bệnh nhân, nhữngcâu chuyện là từ cuộc đời thực của họ Họ là những y, bác sĩ yêu nghề, tận tụyvới bệnh nhân, chấp nhận sự vất vả thiếu thốn, nguy hiểm để cứu người, đemlại sự sống cho bệnh nhân Trong những tác phẩm đó ta luôn thấy được tấmlòng ưu ái, trân trọng và yêu thương con người của tác giả Lòng nhân ái củanghề nghiệp, sự nhạy cảm, tinh tế trước cuộc sống của nhà văn hòa chung
trong nhịp đập trái tim của bà Với Vi Thị Kim Bình những người viết văn "là
những người giàu có về tâm hồn và có một tấm lòng nhân hậu" Nhà văn viết
văn là để sống, để tự giãi bày, tự hoàn thiện và khám phá về bản thân cũngnhư về con người, cuộc sống nơi vùng cao biên giới.
Bên cạnh đề tài y tế, sáng tác của Vi Thị Kim Bình còn phản ánh cuộcsống và con người miền núi trong các giai đoạn lịch sử Truyện ngắn của nhàvăn phần lớn lấy cảm hứng từ những con người thật trong cuộc sống gắn bóthường nhật với mình ở một vùng núi cao biên giới Truyện ngắn Vi Thị KimBình dung dị mà tinh tế bởi nó xuất phát từ lòng nhân ái, sự nhạy cảm, tinh tếtrước cuộc sống và niềm tin mãnh liệt vào con người miền núi của nhà văndân tộc thiểu số này Với cách viết giản dị, nhà văn đã đem đến cho người đọcniềm tin yêu cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người dù ởthời chiến hay thời bình Có thể khẳng định dù viết về đề tài gì, nhà văn vẫngiữ được tấm lòng ưu ái, trân trọng, yêu thương con người.
Trang 33Về mặt nghệ thuật, có thể nhận thấy Vi Thị Kim Bình có một cách viếtkhá rõ ràng, giản dị, dễ hiểu Với mục tiêu viết cho đồng bào dân tộc mình vàđể thông qua đó đưa ánh sáng văn hóa, văn minh về với miền rùng núi xa xôi,
hẻo lánh thì "cách viết rõ ràng, suôn sẻ, dễ đọc như vậy một thời cũng phát
huy được tác dụng tích cực của nó" [21] Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và
nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn cũng bám sát mục tiêu này Cốttruyện cứ theo trình tự thời gian mà diễn ra và cuối cùng có một kết cục tốt
đẹp; còn nhân vật thì thường là những con người mang tính chất "gương mẫu
và khuôn mẫu" [21] - đó là những con người giàu lòng nhân ái, có trình độ
hiểu biết và luôn mong mỏi chứng minh chân lí của khoa học cho đồng bàodân tộc mình biết nhằm làm thay đổi nhận thức của họ Là một nhà văn dântộc thiểu số viết về dân tộc mình nên Vi Thị Kim Bình đã sử dụng ngôn ngữphổ thông nhưng mang dấu ấn đặc trưng cho hồn cốt của dân tộc mình Đó làthứ ngôn ngữ nghệ thuật rất chân thật, mộc mạc, không cầu kì, gần gũi và dễđi vào lòng người.
Hơn nửa thế kỉ cầm bút viết văn như một nhu cầu sống bên cạnh nghề ycao quý - nhà văn đã lặng lẽ vượt qua bao khó khăn, vất vả để kiên tâm theođuổi và nuôi dưỡng niềm đam mê văn chương của mình Sáng tác của nhà vănthường là những câu chuyện dung dị mà cảm động Những nhân vật hấp dẫnlôi cuốn người đọc bởi hành động và nhân cách cao đẹp Đó là những tấmgương sáng về đạo đức, lối sống nhưng cũng hết sức bình dị, gần gũi như conngười trong cuộc sống thường ngày.
Là một y sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, công việc rất bận rộn vớibiết bao khó khăn, vất vả những Vi Thị Kim Bình vẫn gắn bó với văn chương,vẫn đều đều có các tác phẩm in ở địa phương và Trung ương Ngoài ba tập
truyện ngắn in chung: Chữ thập đỏ, Ánh sáng cây đèn biển, Đường qua mùa
hoa đào, đến nay Vi Thị Kim Bình đã có ba tập truyện ngắn được in riêng làNiềm vui, Những bông huệ và Văn tuyển tập Với những tác phẩm đó, nhà
Trang 34văn đã giành được nhiều giải thưởng văn học như: giải Khuyến khích củatuần báo Văn nghệ (1962,1968); Năm 1970, được nhận giải thưởng của HộiNhà văn Việt Nam cho tác giả viết về đề tài dân tộc thiểu số miền núi; Năm1985, đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tác giả có tác phẩm xuất sắcnhân kỉ niệm 40 năm thành lập nước; Năm 1987 đạt giải Nhì (không có giải
Nhất) cuộc thi đề tài Lâm nghiệp Lạng Sơn cho truyện ngắn Chiếc khăn
quàng màu xanh; Năm 1995, nhận giải B giải thưởng Văn học - Nghệ thuật
Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn lần thứ nhất; Đặc biệt, năm 2000 khi đã ở tuổi
lục tuần, nhà văn vẫn giành giải Nhất cuộc thi "Thư viết cho người yêu" dotạp chí Thế giới trong ta tổ chức Những giải thưởng đó đã góp phần khẳng
định vị trí và những đóng góp đáng trân trọng của Vi Thị Kim Bình đối với bộphận văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Vào những năm 60-70 của thế kỉ XX, phụ nữ viết văn nói chung cònhiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà phụ nữ viết văn là người dân tộc thiểu sốlại càng hiếm Chính vì vậy, nhiều cơ quan báo chí, Xuất bản ở Trung ươngđã đề nghị Vi Thị Kim Bình về công tác ở cơ quan Xuất bản, Y tế, Hội Nhàvăn nhưng nhà văn đều từ chối Bà chỉ muốn vừa làm y tế ở quê hương vừaviết về những con người miền núi thân thương của mình, về mảnh đất LạngSơn – nơi biên giới địa đầu của tổ quốc Chỉ điều này thôi cũng đã đủ khẳngđịnh: bà là một người phụ nữ dân tộc rất yêu mến và gắn bó sâu sắc với mảnhđất và con người miền núi Cũng chính vì thế chăng mà hầu hết những tácphẩm của bà chỉ xoay xung quanh việc miêu tả, phản ánh cuộc sống, conngười và thiên nhiên miền núi với tất cả tình cảm yêu mến và sự tâm huyếtcủa mình.
1.2.2 Vi Thị Kim Bình - một trong những người mở đầu cho vănxuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại.
Vi Thị Kim Bình đến với văn chương từ rất sớm, sớm đối với nhà vănvà sớm đối với cả điều kiện môi trường và công tác xã hội Khi người phụ
Trang 35Việt Nam - đặc biệt là người phụ nữ dân tộc thiểu số đại đa số vẫn chỉ đangquanh quẩn với bổn phận gia đình thì Vi Thị Kim Bình - cô y sĩ trẻ, ngườiphụ nữ dân tộc Tày của xứ Lạng đã cầm bút sáng tác văn học để rồi trở thànhHội viên nữ đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam khu vực Việt Bắc, có vai tròkhơi nguồn, tạo nền móng cho văn xuôi Lạng Sơn Năm 1962, Vi Thị KimBình đã có truyện đăng trên Tạp chí văn nghệ Việt Bắc và với truyện ngắnnày Vi Thị Kim Bình đã ghi tên mình vào làng văn học nước nhà Đó là
truyện ngắn Đặt tên Câu chuyện là kí ức của một anh bộ đội Cụ Hồ về ân
nhân của mình – một cô gái Tày xinh đẹp, giàu lòng thương người Người congái ấy đã vượt qua rào cảm của luật tục, vượt qua gian khổ ác liệt để cứu sốnganh khi anh bị thương nặng Và cũng chính người con gái ấy đã hi sinh trongtư thế của một người chiến sĩ khi đang làm nhiệm vụ tải thương Chứng kiếnsự hi sinh cao đẹp đó, anh chiến sĩ được cô cứu năm xưa vô cùng thương tiếc,cảm phục Anh đã đặt tên cho con gái đầu lòng của mình bằng chính cái tênngười con gái Tày dũng cảm, nhân hậu ấy Đó là tấm lòng, là sự biết ơn vớinhững cống hiến, hi sinh của bao người con Việt Bắc cho cuộc kháng chiếngiải phóng dân tộc.
Tác phẩm là một sự mở đầu may mắn cho công việc viết văn của tácgiả Ngoài nhận giải Khuyến khích của báo Văn nghệ năm 1962, sau này tác
phẩm còn được tuyển vào “Hợp tuyển thơ văn của các tác giả dân tộc thiểu
số Việt Nam 1945-1980” Với truyện ngắn này, Tiến sĩ Nguyễn Duy Bắc đã
cho rằng nhà văn Vi Thị Kim Bình là “Người mở đầu và ghi dấu son đầu tiên
cho văn xuôi hiện đại xứ Lạng” Nhà văn Ngọc Mai cũng khẳng định:
"Truyện ngắn Đặt tên là tác phẩm sinh ra để người Tày có được một nữ văn
sĩ đầu tiên, cũng là nữ nhà văn đầu tiên của các dân tộc ít người" [25] Đó là
sự ghi nhận vị trí và những đóng góp đáng trân trọng của tác giả trong bộphận văn xuôi hiện đại Lạng Sơn nói riêng và văn xuôi các dân tộc thiếu sốViệt Nam nói chung ở thời kì mới hình thành Thành công của tác phẩm đã
Trang 36giúp tác giả có thêm lòng tin để cho ra đời những tác phẩm mới xoay quanhnhững vấn đề thiết thân trong đời sống của đồng bào dân tộc như: bệnh tật,các tập tục lạc hâu, tâm lí mê tín, những đau khổ mất mát do kẻ thù gây nên để phục vụ mục tiêu đem ánh sáng của tiến bộ khoa học về với miền rừng xaxôi, hẻo lánh.
Vi Thị Kim Bình còn là “người mở đầu” của Lạng Sơn dự lớp bồi
dưỡng viết văn khóa 2 của Hội nhà văn Việt Nam tại Quảng Bá, Hà Nội Cảlớp học lúc đó có năm nữ nhưng rồi rút dần chỉ còn mỗi Như Trang và KimBình Trong lần đi thâm nhập thực tế để viết tác phẩm, nhà văn đã tìm đếnbệnh viện tỉnh Nam Định, là môi trường quen thuộc của mình Qua một thángtrời cùng hòa mình với cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, nguy hiểm củanhững chiến sĩ áo trắng thành phố dệt nhà văn đã cho ra đời truyện ngắn
Những bông huệ trắng Truyện nói về một kíp mổ cứu người trong bom đạn
của các nữ bác sĩ, y tá, hộ lí tại một bệnh viện Những hi sinh thầm lặng vànhững cố gắng không ngừng của các cô gái mặc áo Blu trắng ấy cũng dịudàng và khiêm nhường như những bông huệ trắng ngát hương trong khoảnhkhắc bình yên và lãng mạn Tác phẩm đã đạt giải Khuyến khích cuộc thitruyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam năm 1968.Truyện ngắn này đánh dấu những bước tiến về nghệ thuật của Vi Thị Kim
Bình so với truyện đầu tay Đặt tên "Từ bố cục tác phẩm đến ngôn ngữ được
tiết chế tối đa, từng chi tiết đều được lựa chọn kĩ và tinh tế" [19].
Thấy Vi Thị Kim Bình đã có một số truyện ngắn in rải rác trên các báotrong đó có những truyện được giải, khoảng năm 1977, 1978, Nhà xuất bảnVăn hóa đề nghị nhà văn tập hợp lại để in chung thành một tập Năm 1979,
tập truyện ngắn Niềm vui gồm tám truyện ngắn ra đời Đây là một "niềm vui"
khó tả của nhà văn bởi đây là tập sách đầu tay của bà và cũng là tập sách đầutiên của tác giả người Lạng Sơn được xuất bản riêng một tập Sau này, Vi Thị
Trang 37Kim Bình còn được in riêng một số cuốn sách nữa như Những bông huệ
trắng (1997) và Văn tuyển tập (2010)
Năm 1988, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có Nghị quyết kếtnạp Vi Thị Kim Bình vào Hội Nhà văn Việt Nam Lúc đó, Vi Thị Kim Bìnhlà nhà văn nữ người dân tộc thiểu số đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam.Như vậy, Vi Thị Kim Bình không chỉ là nhà văn nữ người dân tộc thiểu sốđầu tiên của Lạng Sơn mà còn là nhà văn nữ người dân tộc thiểu số đầu tiêncủa Hội Nhà văn Việt Nam (chín năm sau thì nhà văn nữ người dân tộc thiểusố thứ hai là Linh Nga Niê KĐăm mới được kết nạp).
Vi Thị Kim Bình là nhà văn nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu, viết kháthành công về hình ảnh con người, cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùngcao biên giới Việt Nam Trong hơn 50 truyện ngắn và kí của nhà văn, ngườiđọc có thể nhận thấy có đến hơn 40 truyện ngắn viết về đề tài con người,mảnh đất vùng núi Với bút pháp dung dị, tinh tế và cảm hứng chủ đạo là ngợica, khẳng định, truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình đã cho ta thấy những vẻ đẹpbình dị nhưng đáng yêu, đáng quí, đáng trân trọng của con người và cuộcsống vùng núi cao biên giới dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn cả trong chiếntranh và hòa bình.
Bám chắc mục tiêu "đưa ánh sáng văn hóa văn minh về với những miền
rừng xa xôi, hẻo lánh" [21] và muốn tác phẩm của mình là một "vũ khí tuyêntruyền" [21] nên những nhân vật trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình thường
mang tính chất khuôn mẫu Hầu hết các nhân vật đều là những người phụ nữdân tộc với bản tính dịu dàng, mộc mạc, giản dị luôn biết vượt lên hoàn cảnh,sống nhường nhịn, vị tha, nhiều khi chấp nhận những hi sinh thiệt thòi đểdành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời Vì vậy, các nhân vật kiểu này khôngđược tác giả thể hiện như những con người với những cảnh ngộ, những đặcđiểm, tính cách riêng Đến cấu trúc tác phẩm cũng thường theo trình tự thờigian mà diễn ra và nhân vật chính cuối cùng cũng có một kết cục có hậu.
Trang 38Ở giai đoạn sau này, ngòi bút của Vi Thị Kim Bình tỏ ra "linh hoạt và
có bản sắc hơn rất nhiều" [21] Có lẽ là do cuộc sống mới với nhiều điều thay
đổi khiến nhà văn không còn phải lệ thuộc vào mục tiêu quá cụ thể Trong
những truyện ngắn như: Khanh, Trở về, Lỡ hẹn, Mối tình đầu nghiệt ngã,
Những bức thư nằm trong trang nhật kí nhân vật đã có nội tâm, có cảnh
ngộ riêng và đã được tác giả "diễn tả bằng một ngòi bút tinh tế và không kém
phần thấu đáo" [21] Như vậy, có thể thấy nhà văn Vi Thị Kim Bình đã có sự
thay đổi linh hoạt trong cách viết để phù hợp với sự nhận thức của đồng bàomình trong từng giai đoạn lịch sử mới của dân tộc.
Với tâm thế viết văn là để sống, để giãi bày, khám phá và tự hoàn thiệnbản thân, cho đến nay, nhà văn vẫn sáng tác một cách cần mẫn và bền bỉ nhưmột nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống Các giải thưởng văn học củaTrung ương, của Tỉnh và sự mến mộ của độc giả xa gần dành cho Vi Thị KimBình đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn trong sự nghiệp vănxuôi Lạng Sơn nói riêng và văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiệnđại nói chung.
Trang 39Sống và gắn bó sâu sắc với cuộc sống của những người dân miền núinên Vi Thị Kim Bình đã phản ánh hiện thực nơi đây một cách sinh động vàchân thực Là người đã từng sống qua những giai đoạn sôi động, gian khổnhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ và những ngày đầu xây đắp hòa bình củacả dân tộc cũng như thời kì mở cửa, những câu chuyện của nhà văn với thếgiới nhân vật đa dạng, phong phú đã phản ánh những nét đặc trưng của cuộcsống và con người xứ Lạng trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt đó.
Chúng ta đều biết rằng, hầu hết các truyện ngắn đều được viết ra từ trítưởng tượng và sự hư cấu Thế nhưng với nhà văn Vi Thị Kim Bình, nội dungtác phẩm hầu như đều được xuất phát từ những chuyện có thật Điều đó đã thểhiện tính thực tiễn, tính thời sự trong sáng tác của nhà văn Là một thầy thuốccó duyên với nghiệp văn chương, tác giả thường viết những gì muốn viết –tức những cảm xúc thôi thúc tới mức không thể không viết Chính vì vậy màhiện thực cuộc sống và con người trong sáng tác của Vi Thị Kim Bình rất
Trang 40chân thực, rất sống động, cụ thể Có thể chia sáng tác của nhà văn thành haigiai đoạn Giai đoạn đầu là phản ánh hiện thực cuộc sống chiến đấu gắn vớilao động sản xuất đầy khó khăn, gian khổ và hi sinh của con người vùng núicao biên giới Lạng Sơn những năm tháng chiến tranh; giai đoạn sau là sựphản ánh cuộc sống và con người miền núi trong quá trình mở cửa, đổi mớicủa đất nước với tất cả sự phong phú, đa dạng, phức tạp của nó.
2.1 Bức tranh hiện thực về cuộc sống vùng núi cao biên giới quanhững giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc
2.1.1 Hiện thực cuộc sống đầy gian khổ, hi sinh của một vùng núicao biên giới những năm tháng chiến tranh.
A.Tôn-xtôi - nhà văn Nga chuyên viết về đề tài chiến tranh của Liên
Xô đã từng nói rằng: Chiến tranh luôn là cảm hứng sáng tạo cho toàn bộ nghệ
thuật trong đó có nghệ thuật ngôn từ Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay,
chiến tranh đã trở thành một đề tài lớn của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ Đã có rấtnhiều những tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống thời chiến tranh của dân
tộc ta (trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số) như: Truyện Tây Bắc củaTô Hoài; Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; Đất lửa của Nguyễn QuangSáng; Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi; Sống như anh của Trần ĐìnhVân, Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau củaNguyễn Minh Châu; Hòn đất của Anh Đức; Vào lửa, Mặt trận trên cao củaNguyễn Đình Thi; Mẫn và tôi của Phan Tứ; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh
Trong truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình, người đọc cũng đã nhận racuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất đầy khốc liệt thời chiến tranh củađồng bào các dân tộc vùng cao Là nhà văn thuộc thế hệ từng sống qua nhữnggiai đoạn sôi động, gian khổ nhất của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chốngMĩ và cả cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung, Vi Thị Kim Bình đã phảnánh một cách sinh động, chân thực cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ và hisinh của những con người vùng biên giới trong những năm tháng chiến tranh.