Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban và điều tra 53 hộ đang hợp đồng khoán trồng và chăm sóc bảo vệ rừng tại dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng.. Qua
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIAO KHOÁN HỘ TRỒNG RỪNG TẠI RỪNG PHÒNG HỘ DẦU TIẾNG -
TỈNH TÂY NINH
PHAN HIỀN ĐỨC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá tình hình giao khoán hộ trồng rừng tại dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh” do Phan Hiền Đức, sinh viên khóa 29, ngành Phát triển Nông thôn và Khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày: _
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này , tôi xin chân thành cảm ơn:
- Cô, Thạc sĩ Trang Thị Huy Nhất của khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện khóa luận
- Chú Lê Minh Thuần - Giám đốc, chú Nguyễn Văn Quang - nhân viên phòng
kỹ thuật và các cô chú thuộc đội trồng rừng Cầu Sắt của Ban quản lý dự án rừng phòng
hộ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ , tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tình hình đời sống cũng như ý kiến của bà con các tiểu khu 54, 61, 62, 63 để hoàn thành khóa luận
- Gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ trong lúc làm khóa luận này
Kính chúc thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Khoa Kinh Tế và toàn thể các cô chú trong Ban quản lý dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng Tây Ninh dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác
TP.HCM, ngày 19 tháng 7 năm 2007
Sinh viên thực tập Phan Hiền Đức
Trang 4một trong những đơn vị thực hiện nhiệm vụ này Vì vậy tác giả chọn đề tài “Đánh giá tình hình giao khoán hộ trồng rừng tại rừng phòng hộ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh”
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban và điều tra 53 hộ đang hợp đồng khoán trồng và chăm sóc bảo vệ rừng tại dự án rừng phòng
hộ Dầu Tiếng
Qua điều tra thu thập thông tin sơ cấp cho thấy: tình hình thực hiện hợp đồng của các hộ tốt, trồng và chăm sóc rừng trồng đạt chất lượng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, được Ban quản lý dự án nghiệm thu hàng năm và trả thù lao giao khóan đúng quy định, nhưng mức sống của các hộ còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo trong 53 hộ điều tra chiếm 81%, công việc của các hộ là làm thuê mướn chiếm 62%, thu nhập bấp bên không ổn định Mặt khác, khi rừng trồng được 3 năm tuổi thì các hộ nhận khoán không thể canh tác các loại cây được trồng theo quyền lợi của người nhận khoán được quy định trong hợp đồng, đó là môt điểm bất hợp lý trong chính sách giao khoán đất rừng của nhà nước Đề tài đã đề ra một số giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại để nâng
Trang 5cao hiệu quả thực hiện công tác giao khoán trồng và chăm sóc bảo vệ rừng cũng như cho chính sách giao khoán đất rừng của nhà nước, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước hiện nay
Trang 62.1.1 Quá trình thành lập dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng 4 2.1.2 Tên gọi, cơ quan quản lý dự án 4
2.1.7 Tình hình hoạt động của dự án tính đến cuối năm 2006 7
2.2.1 Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới hành chính 8
2.2.4 Hiện trạng tài nguyên và các loại đất đai 10
2.1.9 Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội 12 2.3 Quá trình thực hiện giao khoán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng
Trang 72.3.1 Tình hình giao khoán trồng rừng qua các năm 13 2.3.2 Mục tiêu của công tác giao khoán đất trồng rừng 13
2.3.3 Cơ chế, đối tượng và thời gian thực hiện giao khoán đất
trồng rừng 14 2.3.4 Kết quả giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trồng giai đoạn
2.4 Công tác trồng rừng 15
2.4.2 Kết quả và tiến độ trồng rừng của dự án giai đoạn
2.5 Kết quả định lượng trạng thái rừng phòng hộ 18
2.6 Công tác chăm sóc và bảo vệ chống cháy rừng trồng 19
2.7 Nguyên nhân công tác trồng và chăm sóc bảo vệ rừng không
đúng với kế hoạch 20 2.8 Tỷ lệ hao hụt rừng trồng giai đoạn (2000 – 2006) 21
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1.1 Các khái niệm 22 3.1.2 Mục đích và ý nghĩa của giao khoán hộ trồng rừng 24
3.1.3 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu trồng rừng 25
3.1.4 Tình hình thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 30
Trang 8CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.3 Tình hình tín dụng và khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu 37
4.5 Tình hình nghèo đói trên địa bàn nghiên cứu 39
4.6 Đánh giá tình hình giao khoán trồng và chăm sóc bảo vệ rừng 39
4.6.1 Đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng giao khoán chăm
sóc bảo vệ rừng trồng của các hộ trên địa bàn nghiên cứu 39
4.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng đang được chăm sóc bảo vệ 40 4.6.3 Ảnh hưởng của công tác giao khoán đến thu nhập
4.6.4 Đánh giá của người dân về mức trả thù lao giao khoán 42
4.6.5 Nguyện vọng của người dân về chính sách giao khoán 43
4.6.6 Những mặt đạt được và vấn đề còn tồn tại của việc giao
4.7 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao khoán trồng
4.7.2 Nâng diện tích nhận khoán 45 4.7.3 Đổi mới cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ 45
4.7.4 Tăng cường công tác tín dụng và khuyến nông 45
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2 Diện Tích Các Dạng Đất Được Thống Kê 9
Bảng 2.3 Hiện Trạng Tài Nguyên và Các Loại Đất Đai Năm 2006 11
Bảng 2.5 Diện Tích Được Giao Khoán Trồng Rừng Giai Đoạn 2000-2006 13
Bảng 2.6 Kết Quả Giao Khoán Chăm Sóc, Bảo Vệ Rừng Trồng Giai Đoạn
Bảng 2.7 Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Trồng Rừng (2000 – 2006) 17
Bảng 2.8 Kết Quả Định Lượng Trạng Thái Rừng Phòng Hộ 18
Bảng 2.9 Kết Quả Nghiệm Thu Công Tác Giao Khoán Chăm Sóc, Bảo Vệ
Chống Cháy Rừng Trồng Giai Đoạn 2000 -2006 Trong Năm 2006 19
Bảng 2.10 Tiền Công Giao Khoán Trồng, Chăm Sóc và Bảo Vệ 1 Ha Rừng 20
Bảng 2.11 Tỷ Lệ Hao Hụt Rừng Trồng Tính Đến Năm 2006 21
Bảng 4.1 Phân Bố Theo Phạm Vi Hành Chính của Các Hộ Điều Tra 31
Bảng 4.2 Quy Mô Dân Số Và Lao Động của Các Hộ Điều Tra 32
Bảng 4.3 Quy Mô Nhân Khẩu của Các Hộ Điều Tra 32
Bảng 4.7 Mức Độ Gắn Bó với Rừng của Các Hộ Điều Tra 34
Bảng 4.9 Cơ Cấu Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra 35
Bảng 4.10 Tỷ Lệ Hộ Có Đất Sản Xuất Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra 35
Bảng 4.11 Các Loại Cây Trồng Chính của Các Hộ Điều Tra 36
Bảng 4.12 Tình Hình Chăn Nuôi của Các Hộ Điều Tra 46
Bảng 4.13 Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra 37
Bảng 4.14 Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Các Hộ Điều Tra 37
Trang 11Bảng 4.15 Nhu Cầu Vay Vốn 38
Bảng 4.16 Thu Nhập và Tiêu Dùng Bình Quân Hàng Năm của Các
Bảng 4.17 Thu Nhập Bình Quân Theo Đầu Người/Tháng của Các
Bảng 4.18 Tuổi Của Rừng Trồng Đang Được Các Hộ Chăm Sóc 39
Bảng 4.19 Tình Trạng Rừng Trồng Đang Được Chăm Sóc Bảo Vệ 40
Bảng 4.20 Phương Thức Sử Dụng Lao Động Chăm Sóc Rừng của Các
Bảng 4.21 Tỷ Lệ của Thu Nhập Từ Nhận Khoán Chăm Sóc Bảo Vệ Rừng So Với
Bảng 4.22 Đánh Giá Của Người Dân Về Mức Trả Công Giao Khoán So Với
Bảng 4.23 Nguyện Vọng của Người Dân về Chính Sách Giao Khoán 43
Trang 12
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Dự Án 5
Hình 2.1 Bản Đồ Bố Trí Sản Xuất Lâm Nghiệp của Dự Án 10
Hình 2.2 Kết Quả Thực Hiện Trồng Rừng Từ Năm 2000-2006 17
Hình 2.3 Chênh Lệch Diện Tích Kế Hoạch và Diện Tích Thực Hiện 17
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu nghiệm thu trồng rừng và chăm sóc rừng
Phụ lục 2 Hợp đồng giao khoán trồng – chăm sóc – bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh
Phụ lục 3 Mẫu phỏng vấn nông hộ
Phụ lục 4 Danh sách các hộ điều tra
Trang 14CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết rừng là nguồn tài nguyên mang giá trị to lớn về mặt kinh
tế xã hội nhưng những bất cập trong việc khai thác, trồng và bảo vệ rừng làm cho tài nguyên rừng ngày càng suy kiệt Nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện các chính sách khuyến khích quan trọng về giao đất rừng, định canh định cư Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Chương trình 327), cung cấp vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để bảo vệ, phát triển rừng
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 661/QĐ-TT ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng Dự án quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng ( thường gọi là Dự
án 661) được chuẩn bị từ năm 1997, thể hiện nội dung chính của chiến lược phát triển lâm nghiệp mang tên "đẩy mạnh phát triển trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên" mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ năm 1997 Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng không những là sự tiếp nối, phát triển chương trình 327 về trồng rừng phòng hộ và phục hồi sinh thái ở rừng đặc dụng mà còn bao gồm cả phát triển trồng rừng sản xuất từ các nguồn vốn khác nhau và các thành phần kinh tế khác nhau
Dự án quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng bao gồm hàng trăm dự án cơ sở Trong khuôn khổ của dự án quốc gia, các dự án cơ sở đều do cơ sở/địa phương chuẩn
bị, thiết kế và thực hiện sau khi được xét duyệt, tính khả khả thi của dự án cơ sở phụ thuộc chủ yếu vào sự phù hợp của dự án với điều kiện cụ thể của địa phương
Trang 15Dự án rừng phòng hộ hồ nước Dầu Tiếng là môt dự án cơ sở của Dự án 661 được thành lập trên cơ sở hợp nhất các dự án trước đây thuộc chương trình 327 Đây là rừng phòng hộ đầu nguồn được thành lập với mục đích bảo vệ các vùng xung yếu quanh hồ nước Dầu Tiếng kết hợp thực hiện giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng rừng bổ sung và trồng mới
Do hồ nước Dầu Tiếng là công trình thuỷ nông lớn và mục tiêu sử dụng lâu dài nên cần thiết phải xây dựng hệ thống rừng phòng hộ cho hồ Dầu Tiếng khi vùng ven
bờ hồ có hàng ngàn gia đình đang sinh sống, làm ăn, canh tác và tác động trực tiếp vào
sự an toàn của hồ nước.Vì vậy hàng năm dự án đều thực hiện trồng mới bổ sung diện tích rừng, độ dày của vành đai bằng hình thức khoán hộ Nhưng tình hình thực hiệcn hợp đồng giao khoán tại dự án như thế nào? Những gì còn tồn tại về mặt chính sách
đối với giao khoán hộ? Xuất phát những vấn đề trên , tôi đã chọn đề tài : “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIAO KHOÁN HỘ TRỒNG RỪNG TẠI RỪNG PHÒNG HỘ DẦU TIẾNG - TỈNH TÂY NINH”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình giao nhận khoán trồng, chăm sóc rừng đồng thời tìm hiểu và phân tích đời sống kinh tế xã hội của người dân nhận khoán tại rừng phòng hộ Dầu Tiếng để rút ra những kinh nghiệm cho chính sách giao khoán đất rừng của Nhà nước, tạo việc đề ra giải pháp cải thiện việc thực thi chính sách giao khoán hộ và nâng cao đời sống người dân nhận khoán
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: đề sử dụng số liệu từ năm 2000 đến năm 2006, thời gian phỏng vấn nông hộ từ 30/04/2007 đến 20/05/2007
Phạm vi không gian và đối tượng:
- Các tiểu khu 54, 61, 62, 63 thuộc xã Tân Thành huyện Tân Châu
- Các hộ nhận giao khoán thuộc 4 tiểu khu trên
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề - Nêu lên những điều kiện và lý do chọn khóa luận này, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Trang 16Chương 2: Tổng quan – Nêu những khái quát về Dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng, những điều kiện tự nhiên xã hội trong vùng thuộc Dự án, quá trình và kết quả giao khoán hộ trồng, chăm sóc bảo vệ rừng trong giai đoạn 2000 – 2006
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu – Bao gồm những khái niệm, những chỉ tiêu đánh giá, phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tích và xử
lý số liệu mà khóa luận đã sử dụng
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận – Nêu lên các đặc điểm về xã hội, đặc điểm về sản xuất và mức sống của 53 hộ được điều tra phỏng vấn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện hợp đồng giao khoán của các hộ, đánh giá những mặt đạt được và những vấn đề còn tồn tại của việc giao khoán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng về các mặt: tình hình thực hiện hợp đồng giao khoán, mức sống của người dân thuộc dự án và chỉ rõ tính bất hợp lý còn tồn tại trong hợp đồng Từ đó đưa ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giao khoán trồng và chăm sóc bảo
vệ rừng cũng như đối với chính sách giao khoán của Nhà nước
Chương 5 : Kết luận và đề nghị - Nêu lên và đánh giá những kết quả đạt được
và những tồn tại của công tác giao khoán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để chính sách giao khoán đất rừng của Đảng và Nhà nước ngày càng đem lại những lợi ích thiết thực và lâu dài cho người dân
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về rừng phòng hộ Dầu Tiếng
2.1.1 Quá trình thành lập Dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng
Sau khi dự án xây dựng rừng phòng hộ Dầu Tiếng thuộc địa phận Tây Ninh được duyệt năm 1993, có 5 Ban quản lý tương ứng đã ra đời và hoạt động cho đến đầu năm 1996, khi có quyết định số 30/QĐ-UB của UBND tỉnh Tây Ninh thì 5 dự án trên
đã sát nhập thành dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng Ngày 27/07/1999 UBND tỉnh Tây Ninh ra quyết định số 77/QĐ-CT thành lập lại dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng là dự
án cơ sở của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
2.1.2 Tên gọi, cơ quan quản lý dự án
Tên dự án: Dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh
Địa điểm: Xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu và các xã Suối Dây, Tân Thành, Suối Ngô, Tân Hòa huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh
Trụ sở: Đặt tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Chủ dự án: Ban quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng
2.1.3 Mục tiêu của dự án
Mục tiêu lâu dài:
- Đảm bảo vai trò phòng hộ hồ Dầu Tiếng
- Tham gia vào quá trình ổn định và phát triển hạ tầng dân cư, xã hội và kinh tế của khu vực
Mục tiêu trước mắt:
- Giữ gìn và phát triển vốn rừng hiện có
- Nâng cao độ che phủ rừng từ 36,3% (năm 2000) lên hơn 87% vào năm 2010
Trang 18- Tạo điều kiện để nâng cao mức sống cho các cộng đồng dân cư trong vùng, góp phần tích cực vào sự bền vững của hồ Dầu Tiếng và lành mạnh hóa một vùng biên giới
- Tổ chức giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân trong vùng của dự án để bảo đảm cuộc sống ổn định, lâu dài đồng thời để các thành phần kinh tế tham gia xây dựng rừng phòng hộ
2.1.4 Tổ chức quản lý dự án
Sơ đồ 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Dự Án
Nguồn tin: Ban quản lý dự án
Dự án được bố trí 33 biên chế, trong đó có 11 biên chế chính thức Năm 2006,
P.Giám đốc P.Giám đốc
Phòng Quản lý và bảo vệ
Bà Chiê
m
Độ
i Ch
à
Và
Đội Suối Ngô
Trang 19Do địa bàn trải rộng, công tác lâm sinh nhiều, chưa bố trí biên chế đủ nên ngoài ban lãnh đạo, kế toán trưởng, kỹ thuật, dự án còn phải hợp đồng dài hạn trong bộ phận,
kỹ thuật trồng rừng với các đội, khu vực sau:
+ Đội Cầu Sắt
+ Đội Suối Bà Chiêm
+ Đội Chà Và
+ Đội Suối Ngô
2.1.5 Nội dung hoạt động của dự án
a) Bảo vệ rừng
Hoạt động bảo vệ rừng chủ yếu là tuần tra canh gác để kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến rừng Ngoài ra, Ban quản lý dự án kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia công tác này, tạo điều kiện để một bộ phận dân cư từng sống dựa vào nghề rừng có được việc làm và cơ hội phát triển đời sống tốt hơn, xem trọng việc giao khoán đến hộ, nhóm hộ và gắn kết với chính quyền địa phương để quản lý bảo vệ rừng
b) Khoanh nuôi phục hồi rừng
Tổ chức khoán cho các nhóm hộ khoanh nuôi rừng tự nhiên còn lại sau chiến tranh, phục hồi những lô rừng sau khi đã bị chặt trắng trong quá trình xây dựng hồ nước
Khoanh nuôi phục hồi rừng là giải pháp rất hữu hiệu và kinh tế, nhất là đối với mục đích phòng hộ nguồn nước và lòng hồ, kết với hoạt động quản lý bảo vệ để ngăn chặn những tác động xấu vào quá trình tái sinh rừng như chặt phá cây, lấy củi hoặc khai phá đất để dùng vào mục đích khác
c) Trồng rừng và nông lâm kết hợp
Việc trồng rừng được tiến hành ở những tiểu khu dân cư tương đối thưa, trên những diện tích có trạng thái IA, chủ yếu tập trung xây dựng vành đai rừng 200m cập mép nước
Trồng rừng sao, dầu hỗn giao với nhiều loài cây bản địa như: gõ, giáng hương,
để tạo được rừng trồng vừa đảm bảo được độ lâu dài vừa mở rộng thêm các loài cây ăn trái lâu năm có tán che phủ như cây rừng để tăng thêm khả năng kinh tế, xây dựng nên sinh cảnh hấp dẫn
Trang 20d) Thực hiện giao khoán đất rừng
Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên được giao cho các hộ và nhóm hộ trực tiếp quản lý bảo vệ Rừng trồng được giao khoán đến hộ để tổ chức trồng, chăm sóc, bảo
vệ, việc tổ chức thực hiện theo dạng quốc doanh không còn nữa
2.1.6 Vốn đầu tư
Bảng 2.1 Vốn Đầu Tư của Dự Án
Theo mục tiêu đầu tư
2.494
120 3.856
67.935 37.463 30.472
Nguồn tin: Ban quản lý dự án 2.1.7 Tình hình hoạt động của dự án tính đến cuối năm 2006
Lâm nghiệp:
- Bảo vệ rừng hiện có : 16.164 ha, bao gồm
+ Rừng tự nhiên : 12.815 ha
+ Rừng trồng : 3.349 ha
-Tạo rừng mới : 9.715 ha, bao gồm:
+ Khoanh nuôi tái sinh : 7.243 ha
Trang 21- Giếng nước : 38 cái
- Xuồng máy : 6 cái
2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới hành chính
Rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng nằm ở vị trí địa lý lấy từ kinh tuyến 160020’ đến
106040’ Đông và từ vĩ tuyến 11020’ đến 12000’ Bắc trong phạm vi ranh giới:
+ Phía Bắc giáp Campuchia
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Phước và Bình Dương
+ Phía Nam giáp vùng ngập hồ Dầu Tiếng
+ Phía Tây giáp với mặt nước của rạch Sanh Đôi chảy từ phía Campuchia về lòng hồ
2.2.2 Địa hình địa thế
Rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng (địa phận Tây Ninh) có địa hình từ bằng phẳng đến một ít lượn sóng, cao dần từ phía Nam lên phía Bắc, điểm cao nhất có độ cao tuyệt đối 95m, độ cao trung bình 2,85m Độ dốc bình quân toàn vùng không quá 30
Trang 222.2.3 Địa chất và thổ nhưỡng
Rừng phòng hộ Dầu Tiếng ở trên nền vật chất cơ bản là phù sa cổ và đất bazan,
trong đó đất bazan chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ
Từ nền vật chất đó các loại đất được phong hóa ra chủ yếu là đất xám ( 4 loại
đất khác nhau) và đất Feralit, trong đó tỷ lệ lớn nhất là đất xám điển hình
Bảng 2.2 Diện Tích Các Dạng Đất Được Thống Kê
3 Đất xám có tầng loang lổ màu vàng – Địa thế cao trung
bình – Dốc nhẹ lượn sóng Có nơi nhiều kết von hoặc đá
ong (Ký hiệu Xf ≈)
8402 25,5
4 Đất xám có màu – Địa hình trảng cao – Úng thủy nặng
trong mùa mưa
Trang 232.2.4 Hiện trạng tài nguyên và các loại đất đai
Hình 2.1 Bản Đồ Bố Trí Sản Xuất Lâm Nghiệp Của Dự Án
Nguồn tin: Ban quản lý dự án
Trang 24Bảng 2.3 Hiện Trạng Tài Nguyên và Các Loại Đất Đai Năm 2006
276 2.018 4.884 9.080
440
528
512 Nguồn tin: Ban quản lý dự án Rừng tự nhiên ở đây hiện đang ở trong giai đoạn phục hồi khá tốt Mật độ cây rất cao, có nơi đến hàng ngàn cây trên hecta (đường kính trên 10cm và chiều cao đến 15m) Trong rừng có nhiều loài cây gỗ quý như: trắc, gõ mật, giáng hương, sao đen, dầu con rái,
Rừng được quản lý bảo vệ tốt, ít bị chặt phá Tuy nhiên về phía đông, giáp với sông Sài Gòn, bên kia là huyện Bình Long tỉnh Bình Phước và ở tiểu khu 32,38, hiện tượng trộm cắp gỗ thường xảy ra
2.2.5 Khí hậu thủy văn
Rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng nằm trong khu vực khí hậu chia theo hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa bình quân cả năm là 1762mm, tập trung vào tháng 8-10 (chiếm 89%) Lượng bốc hơi 1500mm/năm, trong đó mùa khô bốc hơi 980mm, xấp xỉ 2/3 cả năm
Trang 25Nhiệt độ bình quân năm là 26.80C, trung bình cao nhất là 32.30C và trung bình thấp nhất 23,30C Hướng gió chính Đông Bắc – Tây Nam trong mùa khô và ngược lại trong mùa mưa
Thời tiết khô nóng nhất diễn ra trong các tháng 2,3,4 cũng là lúc mực nước ngầm xuống thấp nhất
Mạng lưới sông suối trong vùng khá dày, những con suối lớn như: suối Ngô, suối Bà Chiêm, rạch Sanh Đôi,…tất cả đều đổ vào sông Sài Gòn trước khi hồ Dầu Tiếng được xây dựng
2.2.6 Tình hình dân sinh, kinh tế-xã hội năm 2006
a) Dân tộc, dân số và lao động
Bảng 2.4 Dân Tộc, Dân Số và Lao Động
Một bộ phận dân cư, có khi lên đến hàng trăm người đã và đang làm một nghề nguy hiểm mà thu nhập không cao lại có xu hướng giảm là nghề rà sắt, họ đi ngang dọc khắp nơi, kể cả rừng tự nhiên
Trang 26Đường sá tương đối nhiều và phân bố đều khắp trên địa bàn nhưng phẩm chất kém, trong vùng chưa có đường nhựa Khoảng cách từ Ban quản lý dự án đến thị trấn Tân Châu là 20km, đến thị xã Tây Ninh là 50km
2.3 Quá trình thực hiện giao khoán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng của dự án
2.3.1 Tình hình giao khoán trồng rừng qua các năm
Từ năm 2000 đến 2006, tổng cộng diện tích được giao khoán để trồng rừng 1010,2 ha cho 410 hộ Đối tượng đất rừng được giao khoán trồng là đất thuộc rừng tự nhiên đã nghèo kiệt, phải trồng mới để tái sinh và đất trống chưa có rừng được thiết kế trồng mới để nhanh chóng phủ xanh đất rừng, mặt khác tạo thu nhập cho người dân nhận đất
Bảng 2.5 Diện Tích Được Giao Khoán Trồng Rừng Giai Đoạn 2000-2006
Năm Diện tích được
giao khoán (ha)
Số hộ được giao khoán (hộ)
Diện tích bình quân/hộ
Nguồn tin: Phòng kỹ thuật – Ban quản lý dự án
2.3.2 Mục tiêu của công tác giao khoán đất trồng rừng
Mục tiêu tổng quát: thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đến gia đình để trồng mới, tái sinh rừng và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Với mục đích đưa các hộ gia đình tham gia trực tiếp vào công tác trồng rừng, có trách nhiệm chăm sóc bảo vệ rừng trồng, rừng có chủ thực sự Đồng thời từng bước nâng cao đời sống của cộng đồng thông qua sản xuất nông lâm kết hợp Góp phần giải quyết việc xâm canh, lấn chiếm đất đai, phá rừng trái phép, nâng cao và duy trì tác dụng của rừng phòng hộ Dầu Tiếng, bảo vệ hồ Dầu Tiếng và môi trường trong khu vực
Trang 27Mục tiêu cụ thể: Từ năm 2002, các hộ dân nhận giao khoán được phép trồng
xen canh điều và khoai mì trên diện tích rừng đã trồng, đây là kế hoạch của BQL dự án
nhằm mau chóng phủ xanh đất trống và tạo cơ hội có việc làm cho người dân, góp
phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao đời
sống kinh tế hộ gia đình
2.3.3 Cơ chế, đối tượng và thời gian thực hiện giao đất trồng rừng
Cơ chế giao khoán: Ban quản lý dự án giao cho hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán khu đất chưa có rừng để gây trồng rừng bằng vốn nhà nước với nội dung: trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng trồng nhằm mục đích xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn
Đối tượng giao khoán: Chủ yếu các hộ dân sinh sống trong diện tích quy hoạch
trồng rừng của dự án và các hộ nằm ngoài diện tích quy hoạch đang thiếu đất sản xuất,
có điều kiện thực hiện việc nhận khoán đất lâm nghiệp để trồng rừng Danh sách cụ
thể và diện tích giao khoán phải được chính quyền địa phương đồng ý xác nhận
2.3.4 Kết quả giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trồng giai đoạn 2000 – 2006
Số hộ nhận khoán
Diện tích được khoán (ha)
Số hộ nhận khoán
Trang 28Trong năm 2006, BQL dự án đã giao khoán cho 148 hộ bảo vệ chống cháy rừng trồng từ năm 2000 đến năm 2002 diện tích là 445,3 ha, diện tích trung bình mỗi hộ là 3,01 ha Cũng trong năm 2006, BQL dự án đã giao khoán cho 274 hộ chăm sóc rừng trồng từ năm 2003 đến năm 2006 với diện tích 344,6 ha, diện tích trung bình mỗi hộ là 1,25 ha Nhìn chung, BQL đã chú trọng công tác giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng trồng cho những hộ đã thực hiện trồng mới trên diện tích mà họ đã thực hiện năm thứ nhất
Cách thức tổ chức quản lý
Thành phần quản lý: công tác trồng và chăm sóc bảo vệ rừng được giao cho 4 đội trồng rừng phụ trách (gồm các đội: Suối Ngô, Suối Bà Chiêm, Cầu Sắt và Chà Và), mỗi đội có 5 nhân viên trong đó có 1 đội trưởng và các tiểu khu trưởng
Trách nhiệm quản lý của các đội: kiểm tra thường xuyên các hộ nhận khoán, phát hiện kịp thời các hành vi xâm chiếm đất rừng, các hộ sử dụng sai mục đích, mau chóng báo cáo về Ban quản lý dự án để có biện pháp xử lý kịp thời Thay mặt người dân giải quyết những việc liên quan đến việc nhận đất và sử dụng đất, hướng dẫn kỹ thuật trồng và tu bổ rừng, phản ánh nguyện vọng người dân, giải quyết các vụ việc xảy
ra đột xuất
2.4 Công tác trồng rừng
2.4.1 Cơ cấu cây trồng của dự án
Cơ cấu cây trồng phòng hộ phải tạo ra lớp thảm xanh lâu dài và nhiều tầng tán
Do đó loại cây trồng được chọn là cây có chu kỳ dài (cây gỗ lớn), cây chu kỳ trung (điều), cây chu kỳ ngắn (keo) Căn cứ vào việc khảo sát các yếu tố tự nhiên, xã hội và tập quán canh tác ở các khu vực trồng rừng phòng hộ Căn cứ vào hiệu quả kinh tế cây trồng, cây công nghiệp và lâm nghiệp tại địa phương
Căn cứ vào đặc tính sinh thái, đặc tính trồng rừng của một số loài cây bản địa
và nhập nội Cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ của dự án được xác định như sau:
- Cây lâm nghiêp:
+ Dầu con rái
+ Keo tai tượng, keo lá tràm
+ Keo lai giâm hon
+ Tếch ( giá tỵ )
Trang 29+ Sao đen
- Cây công nghiệp dài ngày: điều
- Cây công nghiệp hàng năm: khoai mì
2.4.2 Kết quả và tiến độ trồng rừng của dự án giai đoạn 2000 – 2006
Chênh lệch kế hoạch/thực hiện(ha)
Tỷ lệ thực hiện ( %)
Nguồn tin: Phòng kỹ thuật – Ban quản lý dự án
Mục đích và nhiệm vụ chính của Dự án rừng phòng hộ Dầu Tiếng là trồng rừng, để nâng cao tỷ lệ che phủ, lập lại cân bằng sinh thái và bảo vệ hồ nước Dầu Tiếng Từ năm 2000, dự án bắt đầu triển khai kế hoạch vận động, khoán trồng rừng cho toàn bộ các hộ gia đình nằm trong quy hoạch trồng rừng của dự án, nhưng từ đó đến nay diện tích trồng rừng ngày càng giảm và giảm mạnh Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác trồng rừng, không bảo đảm được tiến độ mà Dự án đã đề ra
Nhìn vào số liệu ở bảng 2.7 ta thấy rằng trong 5 năm đầu, Dự án đã hoàn thành tương đối tốt kế hoạch đặt ra lúc ban đầu Đây là bước đầu khá thuận lợi để làm cơ sở nền tảng cho công tác trồng rừng về sau này Vào thời điểm đó, diện tích trồng rừng nằm cạnh các địa bàn dân cư, rất thuận lợi cho mô hình nông lâm kết hợp
Vào thời điểm hiện nay (2000-2006), diện tích đất được quy hoạch để trồng rừng bị lấn chiếm làm đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng là xây dựng nhà máy xi-măng nên không còn nhiều diện tích để trồng rừng Điều này khiến cho công tác trồng rừng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn
Trang 30b) Kết quả thực hiện trồng rừng của dự án từ năm 2000 đến năm 2006
Trong giai đoạn trồng rừng từ năm 2000 đến năm 2006, Dự án đã tiến hành trồng 1010,2 ha rừng đạt 87,6 %, diện tích chưa trồng là 142,8 ha Như vậy về mặt tiến
độ công tác trồng chỉ đạt ở mức trung bình, kết quả thực hiện năm 2005 và 2006 đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ trồng rừng của dự án
Hình 2.2 Kết Quả Thực Hiện Trồng Rừng Từ Năm 2000-2006
Diện tích chưa trồng (142,8 ha) 12%
Diện tích đã trồng (1010,2 ha) 88%
Diện tích chưa trồng (142,8 ha) Diện tích đã trồng (1010,2 ha)
Nguồn tin: Phòng kỹ thuật – Ban quản lý dự án
c) Tiến độ trồng rừng
Ngoài tổ chức kế hoạch trồng rừng, tiến độ trồng rừng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả công tác trồng rừng chênh lệch giữa diện tích thực tế trồng rừng qua các năm so với diện tích thiết kế được thể hiện rõ ở hình 2.3
Hình 2.3 Chênh Lệch Diện Tích Kế Hoạch Và Diện Tích Thực Hiện
Trang 31`2.5 Kết quả định lượng trạng thái rừng phòng hộ
Bảng 2.8 Kết Quả Định Lượng Trạng Thái Rừng Phòng Hộ
Năm Loài cây
Mật độ trồng (cây/ha)
Mật độ hiện nay (cây/ha)
Tỷ lệ cây sống (%)
Đường kính
BQ (cm)
Chiều cao BQ (cm)
Sinh khối (m 3 /ha)
6,5 4,5
6,8 5,7
42,21 10,77
7,5 5,1
7,7 6,5
51,00 8,95
6,2 4,7
8,1 6,9
44,19 14,59
5,9 5,7
5,7 6,2
29,25 16,79
6,3 5,9
6,7 6,2
38,70 17,22
6,8 5,7
7,3 5,9
49,40 16,38
80,34
7,0 4,7
5,9
6,4 5,8
6,64
38,17 11,20
32,51
Nguồn tin:Phòng kỹ thuật – Ban quản lý dự án
Trang 32Dự án đã tiến hành trồng rừng phòng hộ với hai loại cây Dầu và keo lá tràm với mật độ trung bình là 1735 cây/ha Trong đó Dầu chiếm tỷ lệ 65% và Keo lá tràm chiếm tỷ lệ 35% Về mặt chất lượng rừng, cây sinh trưởng tương đối tốt Đặc biệt cây Dầu có tỷ lệ sống và các chỉ số phát triển rất cao Tỷ lện cây sống trung bình đạt 80,34%, đường kính bình quân là 6,64, chiều cao bình quân là 6,64m với sinh khối là 32,51 m3/ha Như vậy về mặt chất lượng, rừng trồng từ 2000 đến 2006 là đạt yêu cầu
kỹ thuật của BQL dự án
2.6 Công tác chăm sóc và bảo vệ chống cháyrừng trồng
Bảng 2.9 Kết Quả Nghiệm Thu Công Tác Giao Khoán Chăm Sóc, Bảo Vệ Chống Cháy Rừng Trồng Giai Đoạn (2000 -2006) Trong Năm 2006
Rừng
trồng năm
Diện tích thực hiện (ha)
Diện tích nghiệm thu (ha)
Diện tích không nghiệm thu (ha)
Diện tích thực hiện (ha)
Diện tích nghiệm thu (ha)
Diện tích không nghiệm thu (ha)
Từ bảng 2.9 ta thấy tổng diện tích được chăm sóc là 574,9 ha, trong đó diện tích được nghiệm thu là 540,5 ha và diện tích không nghiệm thu là 33,4 ha Nguyên nhân
Trang 33không được nghiệm thu là do người dân chăm sóc rừng không đạt tỷ lệ sống trên 85%
và do những hộ thiếu ý thức đã tự cày bỏ rừng trồng và trồng trên diện tích đó những loại cây không đúng theo quy hoạch
Ngoài công tác trồng và chăm sóc rừng, BQL dự án còn phải có nhiệm vụ hết sức quan trọng là bảo vệ rừng
Đối với rừng trồng thì bắt đầu năm thứ 4 được xem là rừng bảo vệ ( kinh phí bảo vệ và diện tích tự nhiên thuộc địa phận các xã thuộc dự án thì BQL dự án có trách nhiệm phối hợp với các địa phương để bảo vệ)
2.7 Nguyên nhân công tác trồng và chăm sóc bảo vệ rừng không đúng với kế hoạch
Bảng 2.10 Tiền Công Giao Khoán Trồng, Chăm Sóc và Bảo Vệ 1 Ha Rừng
Đơn giá (đồng/ha)
Hạng mục
Trồng, chăm sóc năm 1
Chăm sóc năm
2
Chăm sóc năm
3
Bảo vệ chống cháy( từ năm
4 trở đi)
Tiền giao khoán theo quy
định 3.792.000 1.308.000 868.000 286.000 -Vật liệu
-Chi phí hỗ trợ mặt bằng
trồng rừng
-Chi phí phục vụ
225.330 1.500.000
120.000
Tiền công thực tế nhận
Nguồn tin: Phòng kỹ thuật – Ban quản lý dự án
BQL dự án đã tiến hành giao khoán cho các hộ trồng 1 ha rừng với tổng chi phí
là 3.792.000 đồng/ha, trong đó hộ nhận khoán phải dùng số tiền đó để chi cho chi phí giống, chi phí hỗ trợ mặt bằng trồng rừng, chi phí phục vụ, đây là những chi phí nằm ngoài khả năng tự túc của nông hộ Như vậy thu nhập thực tế mà các nông hộ nhận khoán chỉ có từ khâu chi phí nhân công và chăm sóc là 1.946.546 đồng trên năm Mặt
Trang 34khác khi thiết kế trồng rừng phòng hộ, công lao động trực tiếp để hoàn thành 1 ha rừng
phòng hộ là 59,71 ngày công/ha Như vậy trung bình ngày công mà các hộ nhận khoán
chỉ đạt ở mức 32.000 đồng/ngày Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân không
mấy quan tâm đến công tác trồng rừng nữa, khiến cho tiến độ trồng rừng của dự án
không còn được đảm bảo nữa
Từ năm thứ 3 trở đi, tiền công mà người nhận khoán được trả chỉ có 286 ngàn
đồng/ha Như vậy, đánh giá về tính lâu dài, người dân được hưởng lợi rất ít từ rừng,
không thể sống với rừng vì không có đất sản xuất nông nghiệp nên tình hình đời sống
người dân nằm trong diện tích quy hoạch trồng rừng vẫn còn nhiều khó khăn
2.8 Tỷ lệ hao hụt rừng trồng giai đoạn 2000-2006
Bảng 2.11 Tỷ Lệ Hao Hụt Rừng Trồng Tính Đến Năm 2006
Năm Diện tích trồng
(ha)
Diện tích hao hụt (ha)
Tỷ lệ hao hụt ( %)
Diện tích rừng trồng còn lại cần bảo vệ
lại còn khó hơn Trong giai đoạn 2000-2006, dự án đã trồng hơn 1000 ha, dù Ban quản
lý dự án đã cố gắng theo sát chỉ đạo công tác bảo vệ rừng trồng nhưng diện tích rừng
đã trồng vẫn bị hao hụt Bảng 2.11 thể hiện tỷ lệ hao hụt rừng trồng tính đến năm
2006
Dựa vào bảng 2.11 ta thấy, ngoài tỷ lệ hao hụt cho phép là 12%, tỷ lệ hao hụt
bình quân trong 7 năm qua là 4,5%, như vậy tỷ lệ hao hụt ảnh hưởng không đáng kể
đến tiêu chuẩn phòng hộ của rừng
Trang 35CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Quần thụ : là tập hợp các loài cây gỗ lập thành bộ phận cơ bản nhất của rừng
- Lớp cây tái sinh: là các thế hệ non của các loài cây gỗ, sống và phát triển dưới tán rừng, có khả năng tạo thành một quần thụ mới nếu khai thác và loại bỏ tầng cây
mẹ
- Cây tầng thấp: là tập hợp những cây bụi và một số loài cây gỗ mà trong những điều kiện khí hậu và đất đai nhất định không thể hình thành rừng mới
- Lớp thảm tươi: là thuật ngữ chỉ các loài thân thảo
- Thảm mục rừng: là lớp vật rừng và xác cây chết ở trạng thái bán phân hủy phủ trên bề mặt đất rừng
b) Cây rừng
Theo Wikipedia, từ điển bách khoa toàn thư mở: cây rừng hay thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài dây leo, loài cỏ thuộc thực vật bậc cao có mạch phân bố trong rừng Chúng là thành phần chính của hệ sinh thái rừng và là nguồn tài nguyên quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho con người
Ở từng nơi, từng lúc thành phần thực vật rừng có thể thay đổi; đó là kết quả sinh trưởng phát triển của từng loài và sự thích ứng của chúng với những biến động của nhân tố ngoại cảnh Vì vậy, thực vật rừng ở mỗi địa phương trong thời điểm nhất
Trang 36định không chỉ phản ánh hiện trạng tài nguyên, tính đa dạng sinh học mà còn phản ánh tình trạng môi trường rừng Nơi lập địa khắc nghiệt thành phần thực vật thường đơn giản, chất lượng thấp; nơi lập địa tốt, ít bị tác động không những chất lượng rừng cao
mà thành phần thực vật rừng cũng phong phú đa dạng
c) Rừng phòng hộ
Là một loại rừng được thiết lập nhằm mục đích bảo đảm độ che phủ từ 50% đến 70% Rừng có kết cấu kín rậm nhiều tầng, tán để nhằm khả năng điều tiết nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi, tạo điều kiện cho thuỷ lợi hoạt động hiệu quả
Việc trồng rừng phòng hộ được giao cụ thể cho từng đơn vị và từng hộ gia đình Phương thức trồng phải bảo đảm cho người trồng rừng có đất nông nghiệp sản xuất dài hạn vừa đáp ứng được tính năng phòng hộ vừa tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người sản xuất gắn bó với mảnh vườn, mảnh rừng được giao Với mục đích của rừng phòng hộ là tạo ra độ che phủ thật nhanh nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế bồi lấp lòng hồ, giảm tốc độ dòng chảy, tăng tính năng thấm và giữ nước trong đất bảo đảm nguồn nước cho hồ Dầu Tiếng trong mùa khô Để bảo đảm được các yêu cầu trên, chúng ta phải tạo điều kiện cho mỗi người dân có đất sản xuất kết hợp với trồng rừng để gắn liền trách nhiệm của từng mảnh vườn, mảnh rừng cụ thể Do lợi ích thiết thực và hiệu quả trong sản xuất, họ sẽ gắn bó lâu dài với mảnh đất được giao Mặt khác trồng rừng phòng hộ kết hợp với nông nghiệp sẽ nhanh chóng tạo lại lớp thảm che đã mất, không những đáp ứng được tính năng phòng hộ mà còn cải tạo nâng cao
độ phì nhiêu của đất, cải thiện môi trường sinh thái
c) Độ che phủ và tỷ lệ cây sống
Độ che phủ là (ký hiệu là C) là tỷ lệ phần mười hay phần trăm tán rừng trên mặt phẳng nằm ngang so với diện tích đất có rừng Độ che phủ là chỉ tiêu biểu thị mức độ giao nhau giữa các tán lá hoặc tỷ lệ giữa tổng diện tích hình chiếu nằm ngang của tất
cả các tán lá cây so với diện tích đất có rừng
Tỷ lệ cây sống được hiểu là số lượng cây còn sống chia cho số lượng cây đã trồng trên một đơn vị diện tích
Trang 373.1.2 Mục đích và ý nghĩa của giao khoán hộ trồng rừng
a) Mục đích
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X, kỳ họp lần thứ 2
đã có Nghị quyết 08/1997/QH10 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó chỉ rõ: Thông qua chủ trương đầu tư trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2010 qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1998-2000:trồng mới 700.000 ha (trong đó 260.000 ha rừng phòng
hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha
- Giai đoạn 2001-2005: trồng mới 1,3 triệu ha (trong đó 350.000 ha rừng phòng
hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha
- Giai đoạn 2006-2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 390.000 rừng phòng hộ, đặc dụng)
Thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng rừng bổ sung và trồng mới Cụ thể mục đích của việc giao khoán hộ trồng rừng bao gồm:
- Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân , thực hiện nông lâm kết hợp, nhà nước và nhân dân cùng làm, lấy huyện làm địa bàn bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng
- Sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng
to lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhân dân
- Thực hiện yêu cầu chiến lược về sử dụng lao động và phân bố lại lao động, gắn chặt lao động và đất đai, tạo ra những chuyển biến mới trong sản xuất nông lâm nghiệp, mở mang các ngành nghề, thúc đẩy những biến đổi căn bản về kinh
tế xã hội ở miến núi, trung du, góp phần tích cực vào sự nghiệp kinh tế và quốc phòng của đất nước ta
b) Ý nghĩa
Thông qua công tác giao khoán đã phần nào truyền đạt một số kiến thức cơ bản trong cộng đồng nông thôn, nhất là đối với người dân nhận khoán.Vốn dĩ xưa nay nhận thức của các cộng đồng nông thôn vẫn nghĩ tài nguyên này là tự nhiên vô hạn và