1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHÒNG SẤY GỖ SỬ DỤNG HƠI NƯỚC QUÁ NHIỆT NĂNG SUẤT 100 m3 mẻ

72 364 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 736,73 KB

Nội dung

Chương 1 MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, công nghệ và thiết bị sấy gỗ tại Việt Nam đang được chú trọng và đầu tư nhiều với những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại như sấy gỗ bằng dòng điện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHÒNG SẤY GỖ

SỬ DỤNG HƠI NƯỚC QUÁ NHIỆT NĂNG SUẤT 100 m3/mẻ

Họ và tên sinh viên: LƯƠNG NGỌC ANH NGUYỄN DUY THẮNG Ngành: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010

Trang 2

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHÒNG SẤY GỖ

SỬ DỤNG HƠI NƯỚC QUÁ NHIỆT NĂNG SUẤT 100 m 3 /mẻ

Tác giả

LƯƠNG NGỌC ANH NGUYỄN DUY THẮNG

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành

Công nghệ nhiệt lạnh

Giáo viên hướng dẫn

Th.s BÙI CÔNG HẠNH

Tháng 7/2010

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên chúng con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã sinh thành, yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và chỉ bảo, cho chúng con những lời khuyên bổ ích để chúng con đạt được kết quả ngày hôm nay

Trải qua 4 năm phấn đấu học tập, hôm nay chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất

cả các Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu

Đặc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn Th.s Bùi Công Hạnh đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Và cuối cùng xin được gởi lời cảm ơn đến Công ty Scancom Việt Nam cùng toàn thể Cô Chú, Anh Chị các phòng ban đã nhiệt tình chỉ dẫn trong thời gian thực tập cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt luận văn

Lương Ngọc Anh Nguyễn Duy Thắng

Trang 4

TÓM TẮT

1- Tên đề tài:

− Tính toán thiết kế phòng sấy gỗ sử dụng hơi nước 100m3/mẻ

2- Thời gian và địa điểm thực hiện:

− Thời gian: Theo kế hoạch của bộ môn ngành công nghệ nhiệt lạnh thời gian thực hiện đề tài từ ngày 22/4/2010 đến ngày 22/7/2010

− Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại trường đại học Nông Lâm và được khảo sát thực tế tại công ty TNHH Scancom Việt Nam

3- Mục đích đề tài:

− Khảo sát hệ thống sấy gỗ Bạch Đàn tại Công ty Scancom

− Tính toán hệ thống sấy gỗ sử dụng nhiệt hơi nước

4- Phương pháp và phương tiện:

− Tìm hiểu nghiên cứu, khảo sát, tính toán hệ thống sấy gỗ

− Sử dụng các dụng cụ, phần mềm hiện có để thực hiện đề tài

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Tình hình chế biến và xuất khẩu gỗ tại Việt Nam 3

2.2 Vài nét về công ty Scancom Việt Nam 4

2.3 Các tính chất của gỗ liên quan đến quá trình sấy 8

2.3.1 Cấu tạo của gỗ 8

2.3.2 Liên kết nước trong gỗ 9

2.3.3 Các khuyết tật của gỗ khi sấy 10

2.4 Các phương pháp sấy gỗ 10

2.4.1 Phương pháp sấy tự nhiên (hong phơi) 10

2.4.2 Sấy qui chuẩn 11

2.4.3 Sấy hơi nước quá nhiệt 11

2.4.4 Sấy ngưng tụ ẩm 12

2.4.5 Sấy chân không 12

2.4.6 Sấy cao tần 13

2.5 Thực trạng kỹ thuật và công nghệ sấy gỗ tại Việt Nam 13

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 14

3.2 Phương pháp thiết kế 14

3.3 Phương pháp khảo sát 14

Trang 6

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 Khảo sát thực tế hệ thống sấy gỗ có tại công ty Scancom Việt Nam 15

4.1.1 Các thông số kỹ thuật của hệ thống sấy gỗ tại công ty Scancom Việt Nam 15 4.1.2 Cách sắp sếp gỗ vào phòng sấy 17

4.1.3 Kiểm tra nhiệt độ ướt, nhiệt độ khô, độ ẩm môi trường, độ ẩm gỗ 19

4.1.4 Độ ẩm gỗ 21

4.1.5 Kiểm tra gỗ khi hoàn tất quy trình sấy, ra lò 23

4.1.6 Kiểm tra, đánh giá toàn bộ lô gỗ 26

4.1.7 Đánh giá phần trăm sử dụng của gỗ sau khi sấy: 27

4.2 Tính toán thiết bị hệ thống sấy 28

4.2.1 Chọn phương pháp sấy 28

4.2.1.1 Chọn thiết bị sấy 28

4.2.1.2 Chọn tác nhân sấy, chế độ sấy và qui trình sấy 28

4.2.1.3 Chọn vật liệu sấy và cách sắp xếp vật liệu trong buồng sấy: 30

4.2.2 Tính toán quá trính sấy 31

4.2.2.1 Tính toán quá trính sấy lý thuyết 31

4.2.2.2: Tính toán quá trình sấy thực 41

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 60

Trang 7

PLC : Programmable Logic Controller

RMP : Raw Material Production

DNTN : Doanh Nghiệp Tư Nhân

Cty LD SX : Công Ty Liên Doanh Sản Xuất

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4

Bảng 2.2: Danh sách 20 công ty đạt kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao nhất năm 2006 6

Bảng 2.3: Danh sách 20 doanh nghiệp xuất khẩu điển hình vào thị trường Đức 7 tháng năm 2008 7

Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu gỗ năm 2009 tại công ty Scancom 8

Bảng 4.1: Khoảng cách thanh kê theo bề dày gỗ 18

Bảng 4.2: Bảng dung sai cho phép bề dày gỗ 19

Bảng 4.3: Bảng Chênh lệch nhiệt độ 21

Bảng 4.4: Chọn nhóm gỗ để cài đặt cho máy 23

Bảng 4.5: Các trường hợp khác của độ ẩm gỗ sau khi sấy 25

Bảng 4.6: Quy cánh chọn pallet 26

Bảng 4.7: Kim nghạch nhập gỗ tại công ty năm 2009 30

Bảng 4.8: Quy trình sấy gỗ 31

Bảng 4.9: Thông số trạng thái không khí trong buồng sấy của các giai đoạn 32

Bảng 4.10: Thông số tính toán của vật liệu 33

Bảng 4.11: Thông số trạng thái không khí của giai đoạn I 34

Bảng 4.12: Thông số trạng thái không khí của giai đoạn II 36

Bảng 4.13: Thông số trạng thái không khí của giai đoạn III 39

Bảng 4.14: Sự phụ thuộc truyền nhiệt vào nhiệt độ giai đoạn I 43

Bảng 4.15: Sự phụ thuộc truyền nhiệt vào nhiệt độ giai đoạn II 46

Bảng 4.16: Thông số không khí trong quá trình sấy thực giai đoạn II 47

Bảng 4.17: Sự phụ thuộc truyền nhiệt vào nhiệt độ giai đoạn III 50

Bảng 4.18: Thông số không khí trong quá trình sấy thực giai đoạn III 51

Bảng 4.19: Giá trị trở lực tại các vị trí của hệ thống 55

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Quạt hướng trục thuận nghịch 15

Hình 4.2: Thiết bị gia nhiệt kiểu KΦ 16

Hình 4.3: Thiết bị gia nhiệt kiểu ống xoắn có cách 17

Hình 4.4: Khoảng cách từ thanh kê đến đầu gỗ 18

Hình 4.5: Đầu bằng của bó gỗ phải quay về phía tường 19

Hình 4.6: Sơ đồ xếp gỗ trong lò sấy 22

Hình 4.7: Máy đo ẩm độ hiệu Lignonat 23

Hình 4.8: Vùng độ ẩm gỗ sau khi sấy 24

Hình 4.9: Quá trình sấy lý thuyết không hồi lưu trên đồ thị t - d 34

Hình 4.10: Quá trình sấy lý thuyết có hồi lưu 37

Hình 4.11: Sơ đồ tính toán hệ số truyền nhiệt 42

Hình 4.12: Sơ đồ tính trở lực hệ thống 54

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, công nghệ và thiết bị sấy gỗ tại Việt Nam đang được chú trọng và đầu

tư nhiều với những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại như sấy gỗ bằng dòng điện cao tần, sấy chân không, sấy bằng hơi nước hệ thống điều khiển PLC…,đứng trước sự phát triển ngày một của công nghệ và thiết bị sấy gỗ làm cho các xí nghiệp, công ty phải cân nhắc thật kỹ với các công nghệ mới Với những công nghệ cũ nhưng vẫn mang lại năng suất cao nếu ta biết cải tiến các khuyết điểm của công nghệ cũ, giảm bớt các chi phí không cần thiết trong quá trình sấy và nâng cao chất lượng sản phẩm sấy, đó là một đòi hỏi phải áp dụng đúng kỹ thuật công nghệ vào từng hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên, việc đưa các thiết bị hiện đại và cải tiến các thiết bị cũ vào trong từng hoàn cảnh

cụ thể đòi hỏi chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng: như chi phí chế tạo, lắp đặt, vận hành hệ thống sấy phải thấp hơn so với thiết bị nhập của nước ngoài, chế độ sấy phải phù hợp với từng loại gỗ, mục đích sử dụng

Sấy là một khâu khá quan trọng trong quy trình sản xuất gỗ, một sản phẩm gỗ có tồn tại được lâu hay không, có giữ nguyên được hình dạng ban đầu hay không…phụ thuộc vào rất nhiều ẩm độ của gỗ mang đi gia công

Qua phân tích các thực trạng sấy gỗ nhận thấy phương pháp sấy gỗ bằng hơi nước tuy không còn mới mẻ nhưng khá phù hợp với tình hình hiện tại của các doanh nghiệp sấy gỗ ở nước ta Chính vì thế nhóm sinh viên chúng tôi làm đề tài: “Tính toán thiết phòng sấy gỗ sử dụng hơi nước năng suất 100m3/mẻ”

Với khả năng và trình độ kinh nghiệm có hạn, đề tài chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót Rất mong được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và bạn bè để đề tài được tốt hơn

Trang 11

1.2 Mục đích đề tài

1.2.1 Mục đích chung

− Tìm hiểu về sấy gỗ Tính toán thiết kế hệ thống sấy gỗ Bạch Đàn 100m3/mẻ

− Khảo sát phòng sấy gỗ Bạch Đàn 100m3/mẻ hiện có tại công ty Scancom Việt Nam

1.2.2 Mục đích cụ thể

− Khảo sát hệ thống sấy gỗ hiện có tại công ty Scancom Việt Nam

Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, Đường 8, Lô 10, Huyện Dĩ An, Bình Dương

− Tính toán chung cho hệ thống sấy gỗ sử dụng nhiệt bằng hơi nước

− Tìm hiểu các thiết bị dùng trong công nghệ sấy gỗ hơi nước

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Tình hình chế biến và xuất khẩu gỗ tại Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ XK của Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn, từ vị trí thứ 10 năm 2006 đã lên vị trí thứ 6 năm 2009 trong danh mục những mặt hàng XK chủ đạo của Việt Nam Những năm gần đây, tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng mỗi năm đạt trên 20 % (riêng mặt hàng đồ gỗ, tính chung thời kỳ 2001 - 2005, kim ngạch XK bình quân mỗi năm tăng hơn 38 %)

Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của 20 nước Nhật Bản, EU và Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam Ba thị trường này chiếm hơn 70 % tổng sản phẩm gỗ XK của Việt Nam, trong đó EU chiếm xấp xỉ 28 %, Nhật Bản chiếm 24 %, thị trường Mỹ chiếm hơn 20 %

Hiện nay, công nghiệp chế biến gỗ XK của Việt Nam đang đi lên, với 1.250 DN, trong

đó có 60 DN có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút 170.000 lao động trên cả nước, với nhiều nghệ nhân có trình độ tay nghề cao Một số trung tâm như TP Hồ Chí Minh,

Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã hình thành các khu liên hợp chế biến đồ gỗ tầm cỡ

Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng lớn thì thách thức với việc XK đồ gỗ của Việt Nam cũng không phải là nhỏ Điều đó có thể thấy ngay được là thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ NK của nước ngoài còn quá nhỏ bé Chẳng hạn, đồ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 7,5 % trong kim ngạch NK đồ gỗ của Nhật, 0,92 % của Mỹ và 0,25 % của EU

Vấn đề giá nguyên liệu, thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ XK Từ nguồn tài nguyên gỗ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi

mà ta phải nhập tới 80 % gỗ nguyên liệu Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam nay đã

ra lệnh cấm XK gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt Ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20 - 22 % Điều này làm giảm

Trang 13

đáng kể lợi nhuận của các DN do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá XK sản phẩm gỗ tăng

mạnh

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

(10 nước có kim ngạch xuất khẩu cao)

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

(nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

2.2 Vài nét về công ty Scancom Việt Nam

ScanCom là một công ty trẻ Kể từ khi bắt đầu hoạt động trong tháng 4 năm

1995, đã phát triển trở thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới của đồ nội

thất trong nhà và ngoài trời cũng như các phụ kiện trang trí Với 5.000 nhân viên và

30.000 nhân viên hợp đồng sản xuất

Những sản phẩm được thiết kế hấp dẫn, đa dạng, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao,

quy hoạch giao hàng chính xác và giá cả cạnh tranh Cùng với phương pháp tiếp cận

chịu trách nhiệm của Scancom Việt Nam để nhận thức môi trường và xã hội

Quản lý nhóm Scancom là trụ sở chính tại văn phòng công ty Korsor, Đan

Mạch, trong khi hoạt động sản xuất được đặt tại Việt Nam, Indonesia và Brazil

Trang 14

Với tính năng tuyệt vời của một loạt các dòng sản phẩm bao gồm đồ nội thất làm từ gỗ vườn, gỗ Teak, sơn gỗ, nhôm, Petan, thép và sắt non Đã cũng cung cấp đệm, parasols, các sản phẩm bảo trì và một loạt các mặt hàng trang trí tạo cảm hứng Scancom gần đây cũng vừa giới thiệu một dòng sản phẩm mới trong nhà làm bằng da, gỗ, kim loại

và mây, mà đã rất phổ biến

Tại Việt Nam công ty Scancom được đặt tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, Đường 8, Lô 10, Huyện Dĩ An, Bình Dương Được thành lập từ năm 2000 với 100 % vốn đầu tư nước ngoài Scancom Việt Nam đã từng bước khẳng định mình trên thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ ngoài trời ra các thị trường nước ngoài, để thực hiện được những dòng sản phẩm như đã nói công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhất trong lúc đó Đặc biệt là hệ thống sấy gỗ tại công ty, được ban giám đốc chú trọng đầu tư về mặt công nghệ như sấy gỗ bằng hệ thống điểu khiển PLC từ năm

2005 đã nâng cao công suất sấy gỗ lên đáng kể làm giảm tỉ lệ khuyết tật xuống tối thiểu, mặt dù đã qua 10 năm hoạt động nhưng hệ thống sấy gỗ vẫn còn hoạt động rất tốt Gỗ nguyên liệu được công ty nhập chủ yếu từ Brazil với hai loại gỗ Bạch Đàn và

gỗ Teak đã qua sơ chế, và có nguồn gốc xuất xứ dùng đểlàm các sản phẩm ngoài trời Nhờ vào các thiết bị hiện đại và sự nỗ lực của toàn thể công ty trong nhiều năm qua công ty luôn dẫn đầu về doanh thu trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ

Trang 15

Bảng 2.2: Danh sách 20 công ty đạt kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cao nhất năm

2006

Cty TNHH Theodore Alexander Hcm 34.591.588

Cty TNHH San Lim Furniture Việt Nam 34.126.261

Cty TNHH Latitude Tree (Việt Nam) 29.844.014

Cty TNHH Công nghiệp Gỗ Kaiser 28,807,267

Cty TNHH Great Veca Việt Nam 26.148.977

Cty TNHH Koda International 25.826,033

Cty TNHH Standart Furniture Việt Nam 21.023.016

Cty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành 20.137.930

Cty LD SX Nguyên liệu Giấy Việt - Nhật 19.131.500

DN Chế xuất Marumitsu - Việt Nam 17.722.557

Cty TNHH SX Đồ mộc Chien Việt Nam 17.622.965

(Vinanet 12/2/2007)

Trang 16

Bảng 2.3: Danh sách 20 doanh nghiệp xuất khẩu điển hình vào thị trường Đức 7 tháng

Cty Cổ phần Kỹ Nghệ Gỗ Tiến Đạt Bàn ghế; đồ nội thất 3.041.896

Chi nhánh Cty SX và XNK Lâm sản Sài

gòn tại Bình Định Bàn ghế, đồ nội thất

2.889.960

CN Cty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai -

NM Gỗ Hoàng Anh Quy Nhơn Bàn ghế, đồ nội thất

2.271.747

Tổng Cty SX Đầu tư DV XNK Bình Định Bàn ghế, đồ nội thất 2.252.308

Cty TNHH CP Chế biến gỗ Đức Thành Nội thất, ván, gỗ mỹ nghệ 1.573.579

Cty LD Woodsland Ván sàn, bán ghế, gỗ mỹ nghệ 1.551.844

Cty CP Công nghiệp và XNK Cao su Bàn ghế, giường, gỗ mỹ nghệ 1.535.053

Cty XNK và xây dựng á châu Tủ, giường, bàn ghế 1.490.024

Cty LD Scansia-Pacific Bàn ghế, đồ nội thất 1.145.087

Cty Cổ phần Chế biến gỗ Piscico Đồng an Bàn ghế, gỗ mỹ nghệ 1.138.199

Cty CP Lâm đặc sản XK Quảng Nam Bàn ghế, gỗ mỹ nghệ 1.120.817

Cty Cổ phần Chế biến Gỗ nội thất Pisico Bàn ghế, đồ nội thất 1.049.165

Cty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận an Bàn ghế, giường 1.046.586

(Theo VITC)

Trang 17

Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu gỗ năm 2009 tại công ty Scancom

2.3 Các tính chất của gỗ liên quan đến quá trình sấy

2.3.1 Cấu tạo của gỗ

Gỗ là một sản phẩm có cấu tạo rất phức tạp, đa dạng và không đồng nhất do ảnh

hưởng của các điều kiện sinh trưởng, tự nhiên biến động Trong lĩnh vực sấy gỗ, chúng

ta chỉ quan tâm những đặc điểm cấu tạo ảnh hưởng đến quá trình dẫn ẩm, quá trình

khô và co rút của gỗ làm nảy sinh những khuyết tật ảnh hưởng đến chất lượng gỗ sấy

Những đặc điểm cần lưu ý:

a- Hình thức phân bố tế bào trong mạch gỗ: gỗ lá rộng có mạch xếp vòng, lá

kim có mạch phân tán, vì thế gỗ lá rộng dễ nảy sinh khuyết tật hơn Thực tế chứng

minh là gỗ lá kim dễ sấy hơn gỗ lá rộng Kích thước tế bào mạch gỗ, mật độ lỗ mạch

quyết định đến khối lượng riêng của gỗ và yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình

làm khô gỗ

Trang 18

b- Tia gỗ: sự khác biệt về tia gỗ giữa các loại gỗ không lớn lắm (chỉ một vài loại), nhất là đối với các loại gỗ tạp thì tác dụng của tia gỗ đến quá trình sấy là rất bé Đây là một đặc điểm cấu tạo có khả năng gây nên khuyết tật gỗ trong quá trình sấy, ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và thời gian sấy

c- Giác và lõi: dĩ nhiên phần gỗ giác bao giờ cũng khô nhanh hơn và ít bị khuyết tật hơn gỗ lõi Nhưng trong thực tế sản xuất thì hầu như phần gỗ giác bị bỏ đi (trừ giác của cẩm lai) hoặc có thể sử dụng ở dạng tận dụng và xếp tương đương với dạng gỗ tạp

d- Thể bít: mức độ thể bít hóa của từng loại gỗ có ý nghĩa hết sức quan trọng đến quá trình sấy gỗ Thể bít ảnh hưởng rất lớn đến quá trình di chuyển ẩm trong gỗ, làm cho gỗ khô chậm, sinh ra sự chênh lệch ẩm độ giữa các lớp bên trong và bề mặt

gỗ, dễ gây nên nứt nẻ bề mặt trong quá trình sấy

2.3.2 Liên kết nước trong gỗ

Khi còn tươi trong gỗ tồn tại ở hai dạng nước: nước tự do và nước liên kết Nước tự do tồn tại trong các khoảng trống trong xoang tế bào Các phần tử nước liên kết với vật liệu Hemiceluloz Celuloz trong vùng định hình của vách tế bào theo kiểu liên kết hydrozen được gọi là liên kết nước Trong quá trình làm khô gỗ, dù bằng phương pháp nào, nước tự do bao giờ cũng thoát ra trước, sau đó nước liên kết mới bắt đầu thoát ra với một mức năng lượng cần thiết cao hơn năng lượng bốc hơi Trạng thái nước tự do thoát đi nhưng nước liên kết còn lại nguyên vẹn được gọi là điểm bão hòa thớ gỗ Các phân tử nước liên kết bị kiềm giữ trong cơ cấu vách tế bào chiếm cả những không gian nhất định trong cơ cấu này Sự loại trừ chúng trong quá trình sấy sẽ làm cho cơ cấu Celuloz và Hemiceluloz trong vách tế bào chuyển dịch đến gần nhau hơn

và gây hiện tượng co rút Ngược lại, sự hấp thụ thêm nước liên kết sẽ dẫn đến hiện tượng trương nở Các hiện tượng này làm cho công nghệ sấy gỗ nói chung trở nên phức tạp Sấy gỗ là một quá trình làm khô gỗ một cách chủ động thông qua điều tiết các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường, để một mặt thúc đẩy quá trình khô, rút ngắn thời gian sấy Mặc khác bảo đảm chất lượng, tránh các khuyết tật sấy mà cơ chế hình thành chủ yếu là các ứng suất hình thành do sự co rút không đồng đều bên trong gỗ

Trang 19

2.3.3 Các khuyết tật của gỗ khi sấy

a- Gỗ bị cong, vênh: gỗ bị cong, vênh là do các bộ phận của gỗ bị co rút không đồng đều (co rút theo chiều thớ khác nhau) Để hạn chế khuyết tật này, cần chú ý khi xếp gỗ vào sấy phải dùng thanh kê có bề dày đều nhau và đặt thanh kê đúng vị trí quy định

b- Gỗ bị nhăn bề mặt: khuyết tật này xảy ra ở một số loại gỗ nhất định Gỗ bị nhăn bề mặt đôi khi sinh ra nứt nẻ lớn Để tránh hiện tượng này khi sấy không nên gia nhiệt quá cao và không được phép tăng nhiệt độ quá mức quy định của chế độ sấy c- Gỗ bị nứt: Gỗ bị nứt là do ứng suất sinh ra quá lớn bên trong gỗ, làm cho các thớ gỗ bị phá hủy Ứng suất hình thành ở giai đoạn sấy đầu sẽ gây nứt ngoài, còn ứng suất trong giai đoạn sau sẽ sinh ra nứt bên trong Để tránh cho gỗ không bị khuyết tật này, nhất thiết không được hạ thấp độ ẩm của môi trường sấy xuống quá thấp so với quy định của chế độ sấy

d- Biến cứng bề mặt: có một số loại gỗ chứa hàm lượng nhựa nhiều, khi sấy ở nhiệt độ cao dễ xảy ra trường hợp nhựa tràn ra bề mặt Ở điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, lớp gỗ ở bề mặt ván và nhựa khi tiếp xúc với môi trường sấy sẽ biến cứng dần tạo

ra một màng nhựa rắn bao phủ bề mặt bay hơi của ván và làm ngưng hẳn quá trình làm khô gỗ ở lớp bên trong Đối với các loại gỗ này cần có một chế độ sấy đặc biệt, sấy ở nhiệt độ thấp ở giai đoạn đầu, về sau có thể tăng nhiệt độ lên

2.4 Các phương pháp sấy gỗ

2.4.1 Phương pháp sấy tự nhiên (hong phơi)

Hong phơi là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và được sử dụng rộng rải, kể cả trong sản xuất công nghiệp Hong phơi cũng được quan tâm đúng mức và được chú ý cân nhắc khi lựa chọn và áp dụng các phương pháp sấy hiện đại Ở hầu hết các nước, sấy tự nhiên được sử dụng và được coi là một phương pháp sấy trước (sơ bộ) nhằm giảm độ ẩm của gỗ trước khi đưa vào sấy công nghiệp Gỗ xẻ khi cưa thường có độ ẩm rất lớn (50 – 60 %) và thậm chí có thể lên tới 100 % Khi điều kiện hong phơi thuận tiện, tùy theo kích thước ván, độ ẩm của gỗ có thể giảm xuống xấp xỉ điểm bảo hòa thớ gỗ (25 – 30 %) Nhờ vậy tiết kiệm được một lượng năng lượng đáng kể cho quá trình sấy công nghiệp sau đó Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, rất khó chủ động trong qui trình sản xuất công nghiệp

Trang 20

2.4.2 Sấy qui chuẩn

Còn gọi là sấy truyền thống là hình thức sấy gián tiếp với tác nhân sấy là không khí Lò đốt cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân sấy thông qua bộ trao đổi nhiệt Tác nhân sấy sau khi nóng lên sẽ được quạt thổi vào buồng sấy làm khô gỗ đã được sắp xếp sẵn theo yêu cầu với từng loại gỗ

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là khi thay đổi trạng thái của tác nhân sấy sẽ làm thay đổi tốc độ khô của gỗ Sự thay đổi trạng thái tác nhân sấy được thực hiện thông qua quá trình cấp nhiệt cũng như sự hòa trộn khí tươi trước khi đưa vào buồng sấy Phương pháp sấy này đang giữ vị trí chủ đạo trong ngành chế biến gỗ hiện nay ở nước ta

2.4.3 Sấy hơi nước quá nhiệt

Phương pháp này sử dụng trực tiếp hơi nước nóng làm tác nhân sấy Đây là phương pháp ngày càng được áp dụng nhiều trong sấy gỗ xẻ và được coi là một phương pháp nhằm tăng cường năng lực sấy, tăng hiệu quả kinh tế của quá trình sấy

So với phương pháp sấy truyền thống, sấy hơi nước quá nhiệt sẽ được rút ngắn đáng

kể thời gian sấy Phương pháp này phù hợp để sấy các loại gỗ lá kim và các loại gỗ tạp lá rộng

Nguyên lý cơ bản của phương pháp sấy này có thể tóm tắt như sau: gỗ được đặt trong môi trường hơi nước quá nhiệt có nhiệt độ lớn hơn 100 0C (điểm sôi của nước tại

áp suất khí quyển), nước trong gỗ sẽ đạt đến nhiệt độ sôi và hầu như được chuyển thành hơi nước Ở điều kiện áp suất bình thường, nước khi hóa hơi sẽ tăng thể tích lên gấp 1600 lần, do đó hơi nước trong các mô và tế bào gỗ sẽ tạo nên một áp suất khí rất lớn so với ngoài môi trường sấy Điều này giúp hơi nước bên trong gỗ di chuyển ra ngoài môi trường sấy một cách dễ dàng Qua nhiều kết quả nghiên cứu, áp suất trong

gỗ có khi lên đến 20 atm, trung bình khoảng 6 atm

Ở nhiệt độ 110 0C, gỗ sẽ trở nên rất dẻo dai, do đó ít nảy sinh khuyết tật trong quá trình sấy Trong sấy hơi quá nhiệt, việc theo dõi và kiểm tra quá trình sấy sẽ đơn gian hơn so với sấy qui chuẩn Nhờ biểu đồ quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm cân bằng của gỗ, ta dễ dàng biết được diễn biến độ ẩm của gỗ sấy và biết được điểm kết thúc của quá trình sấy

Trang 21

2.4.4 Sấy ngưng tụ ẩm

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này: Không khí nóng và ẩm sau khi sấy phần lớn được hút qua dàn lạnh của thiết bị lạnh Ở đây không khí sẽ được làm lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành nước Không khí lạnh chứa hàm lượng

ẩm thấp sau khi được làm nóng sẽ trở nên rất khô đi vào buồng sấy gỗ Sau khi sấy, nước trong gỗ thoát ra sẽ làm cho không khí trở nên ẩm và được lập lại chu trình biến đổi trạng thái như trên

Sấy ngưng tụ ẩm bằng thiết bị lạnh đã du nhập vào nước ta trong một vài năm gần đây Hiệu quả của phương pháp sấy này trong sấy gỗ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần được cân nhắc lựa chọn tùy điều kiện cụ thể của từng cở sở sản xuất Những yếu tố cơ bản cần được xem xét khi sử dụng phương pháp này:

− Chỉ có nguồn năng lượng điện duy nhất

− Gỗ cứng và dày cần sấy ở nhiệt độ cao

− Độ ẩm cuối cùng không đòi hỏi thấp lắm

− Năng suất tương đối thấp

2.4.5 Sấy chân không

Sấy chân không từ lâu là một phương pháp sấy kỹ thuật được sử dụng để sấy các loại vật liệu khác nhau, kể cả lĩnh vực sấy gỗ Đối với các loại gỗ khô chậm, khó sấy, sấy chân không có một vị trí đáng kể nhằm rút ngắn được thời gian sấy và cải thiện được chất lượng sấy

Nguyên lý cơ bản của phương pháp sấy chân không là sự phụ thuộc áp suất điểm sôi của nước Nếu làm giảm áp suất trong một thiết bị chân không xuống đến một áp suất mà ở đó nước trong gỗ bắt đầu sôi, sẽ tạo theo tiết diện ngang của ván sấy một chênh lệch áp suất rất lớn và qua đó hình thành nên một dòng ẩm chuyển động trong gỗ theo hướng từ trong ra bề mặt Điều đó có nghĩa là ở một áp suất nhất định, nước sẽ có một điểm sôi nhất định Do vậy khi hút chân không sẽ làm cho áp suất trong gỗ giảm đi và đến mức nhiệt độ của gỗ đạt đến nhiệt độ sôi của nước Ở điều kiện áp suất ấy, nước trong gỗ sẽ hóa hơi và làm tăng áp suất trong gỗ, tạo nên chênh lệch áp suất giữa bên trong và bề mặt gỗ, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình di chuyển

ẩm từ trong ra ngoài bề mặt và bay hơi ở đó Dưới điều kiện chân không, quá trình bay hơi nước sẽ diễn ra nhanh chống và gỗ khô rất nhanh, rút ngắn đáng kể thời gian sấy

Trang 22

2.4.6 Sấy cao tần

Sấy gỗ trong từ trường điện xoay chiều có tần số cao được gọi tắt là sấy cao tần Với phương pháp sấy cao tần, quá trình gia nhiệt do hiện tượng cảm ứng điện từ xoay chiều của chất điện môi (gỗ) làm cho trong gỗ chỗ nào ẩm nhất sẽ được làm nóng nhanh nhất và mạnh nhất Nếu ẩm được phân bố đều trên thanh gỗ thì trong sấy cao tần gỗ sẽ được làm nóng đồng đều Nhưng do quá trình khô, ẩm trên lớp mặt gỗ bay hơi và khuếch tán ẩm ra ngoài không khí, sẽ làm cho lớp gỗ bề mặt lạnh hơn Do đó hình thành một chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài gỗ Như vậy chiều chuyển dịch nhiệt trong gỗ là chiều từ trong ra ngoài và trùng với chiều dịch chuyển của ẩm trong quá trình sấy

Phương pháp này tuy chưa được phát triển rộng rãi, song có thể thấy rằng đây

là phương pháp cần được nghiên cứu và phát triển trong tương lai

2.5 Thực trạng kỹ thuật và công nghệ sấy gỗ tại Việt Nam

Sau ngày giải phóng, thiết bị sấy gỗ được nhập vào Việt Nam qua các chương trình viện trở, đi kèm với các dây chuyền thiết bị mộc ở phía Bắc như: xí nghiệp mộc Giáp Bát (Hà Nội),… Ở các tỉnh phía Nam, các thiết bị sấy ngưng tụ ẩm bằng thiết bị lạnh cũng được nhập vào qua các công ty liên doanh với nước ngoài như: Savimex, Satimex…và một số công ty khác Cũng bắt đầu với thời gian này, vào khoảng năm

1990 thiết bị sấy chế tạo trong nước cũng dần dần phát triển và đỉnh cao là các năm

1991 - 1992 Thiết bị nhập từ nước ngoài chủ yếu ở hai dạng: lò sấy hơi nước và lò sấy ngưng tụ ẩm bằng thiết bị lạnh vỏ bằng kim loại Thiết bị sấy trong nước đa phần là lò sấy tường xây bằng gạch, gia nhiệt bằng hơi nước và hơi lò đốt Loại lò đốt hơi trực tiếp có ở một vài cơ sở nhưng không nhiều

Hiện nay các ngành khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nguồn năng lượng sấy

đa dạng và sự canh tranh khốc liệt của các sản phẩm gỗ ở thị trường nội địa và xuất khẩu dẫn đến những yêu cầu khắt khe về sản phẩm sấy, chất lượng sản phẩm tốt nhất

và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sấy phải thấp Các máy sấy thế hệ mới hiện nay thường được ứng dụng những kỹ thuật mới để tự động hóa quá trình sấy Các loại máy sấy này cải thiện được đáng kể những hạn chế của các phương pháp sấy truyền thống như: thời gian sấy dài, chất lượng sản phẩm sấy không cao Mặc khác đối với các máy sấy này có thể sấy tốt các loại gỗ khó sấy, nhiều nhựa và các loại gỗ tạp khác

Trang 23

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

– Tìm hiểu thông tin về sấy gỗ và sấy gỗ bằng hơi nước trên sách, báo, internet – Nghiên cứu lý thuyết tính toán các thiết bị có liên quan đến sấy gỗ bằng hơi nước

– Tham khảo các luận văn tốt nghiệp, các công trình khoa học đã được công bố

về sấy gỗ bằng hơi nước

Trang 24

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khảo sát thực tế hệ thống sấy gỗ có tại công ty Scancom Việt Nam

4.1.1 Các thông số kỹ thuật của hệ thống sấy gỗ tại công ty Scancom Việt Nam

Hệ thống sấy tại công ty được bố trí như hình (hình 1.1 – phụ lục): 14 phòng sấy, kích thước cơ bản bên trong của mỗi phòng sấy: dài x rộng x cao = 12 x 8 x 6 m

Phương pháp bố trí các thiết bị sấy: dàn quạt và calorife được lắp đặt trên trần giả và được bố trí về một phía sau của phòng sấy

1- Dàn quạt:

Hình 4.1: Quạt hướng trục thuận nghịch

− Số lượng: 6 quạt cho mỗi phòng

− Loại quạt: quạt hướng trục thuận nghịch

− Đường kính vỏ: 804 mm

Trang 25

− Đường kính cánh: 800 mm

− Đường kính trục: 35 mm

− Kết cấu vỏ bao: 920 x 920 x 620 mm

− Số cánh: 9 cánh

− Cách gắn động cơ với quạt: trực tiếp

− Công suất động cơ: 5,5 kW

Hình 4.2: Thiết bị gia nhiệt kiểu KΦ

Được thiết kế 2 loại, 7 phòng sấy dùng dàn nhiệt tấm, 7 phòng sấy dùng dàn nhiệt kiểu ống có cánh được hàn thành từng khối

Dàn nhiệt kiểu tấm

A = 1250 mm

B = 902 mm

C = 200 mm

Số lượng trong mỗi phòng: 4 dàn lắp theo chiều ngang phòng

Dàn nhiệt kiểu ống có cánh xoắn

Trang 26

Hình 4.3: Thiết bị gia nhiệt kiểu ống xoắn có cách

− mỗi phòng có 4 dàn nối với nhau thành 2 dàn lớn

− Chiều dài mỗi dàn: 1400 mm

− Chiều dài phần có cánh mỗi dàn: 1200 mm

− Kiểu lò hơi: ống lò ống lửa nằm ngang, dùng củi

− Áp suất hơi làm việc: 4 - 8 kG/cm2, thường dùng 5 kG/cm2

− Sản lượng hơi tối đa: 2 tấn/h

4.1.2 Cách sắp sếp gỗ vào phòng sấy

− Gỗ phải được đai thành từng bó với kích thước chiều ngang x chiều cao: 1200 x 1200 mm

− Thanh kê giữa các thanh gỗ phải có cùng chiều dày: 25 ± 0.5 mm

− Thanh kê giữa các bó gỗ phải có cùng chiều dày: 65 ± 1.0 mm

− Khoảng cách giữa các thanh kê phải đều nhau, và khoảng cách giữa 2 thanh kê phụ thuộc vào bề dày gỗ theo bảng 1 bên dưới:

Trang 27

Bảng 4.1: Khoảng cách thanh kê theo bề dày gỗ

Bề dày gỗ (mm)

Khoảng cách giữa các thanh kê

(mm)

− Thanh kê giữa các lớp tại mỗi vị trí phải thẳng hàng

− Biên gỗ phải được canh bằng phẳng

− Khoảng cách từ thanh kê đến đầu thanh gỗ phải nhỏ hơn 100 mm

Hình 4.4: Khoảng cách từ thanh kê đến đầu gỗ

− Đầu bằng của bó gỗ phải quay về phía tường và cách vách tường từ

50 - 80 mm

Khoảng cách từ thanh kê đến đầu thanh gỗ phải < 100 mm

Trang 28

Hình 4.5: Đầu bằng của bó gỗ phải quay về phía tường

− Khoảng cách từ đỉnh của bó gỗ cao nhất đến trần của tường từ 300 - 400

Dung sai cho phép (mm)

4.1.3 Kiểm tra nhiệt độ ướt, nhiệt độ khô, độ ẩm môi trường, độ ẩm gỗ

1 Tần suất kiểm tra:

Mỗi ngày kiểm tra 3 lần cách nhau 8 giờ vào lúc: 8:00 AM; 4:00 PM; 0:00PM

2 Dụng cụ:

Nhiệt kế bầu khô (Tk)

Nhiệt kế bầu ướt (Tư)

50 - 80 mm

Trang 29

3 Phương pháp:

Nhiệt kế bầu ướt (Tư): đọc giá trị hiển thị trên đồng hồ nhiệt kế bầu ướt

Nhiệt kế bầu khô (Tk): đọc giá trị hiển thị trên đồng hồ nhiệt kế bầu khô Gọi ΔT1: chênh lệch giữa giá trị nhiệt độ bầu ướt và nhiệt độ bầu khô theo lý thuyết (giá trị trong quy trình sấy)

Gọi ΔT2: chênh lệch giữa giá trị nhiệt độ bầu ướt và nhiệt độ bầu khô đo được

4 Đánh giá:

Giá trị đo được nằm trong khoảng ± 20C so với giá trị của quy trình và ΔT2 sai lệch với ΔT1 nhiều nhất là 10C, hoặc RH tính được chênh lệch với RH lý thuyết nhiều nhất là 5%: Đạt ghi vào báo cáo F – QA – 090

Trong trường hợp ngược lại không đạt

Chênh lệch giữa nhiệt độ bầu khô và nhiệt độ bầu ướt: ΔT

Từ giá trị nhiệt độ bầu khô (Tk), và nhiệt độ bầu ướt (Tư) đo được, tính được chênh lệch nhiệt độ:

Trang 30

1 Tần suất kiểm tra:

• Trường hợp độ ẩm gỗ sấy > 30 %: 3 ngày đo 1 lần vào đầu mỗi ca (8:00

AM)

• Trường hợp độ ẩm gỗ sấy < 30 %: đo mỗi ngày vào đầu mỗi ca (8:00 AM)

Trang 31

2 Quy cách rút mẫu:

Chọn pallet: Theo sơ đồ xếp gỗ của lò sấy ( xem hình 4.6), chọn pallet số 2 và

số 7 của dãy sát cửa sau của lò

Hình 4.6: Sơ đồ xếp gỗ trong lò sấy

Chọn thanh/pallet: Chọn thanh 3, 5, 7 tính từ dưới lên trên

Chọn điểm/thanh: Mỗi thanh đo 3 điểm

Lưu ý: Vị trí của các điểm chọn đo thay đổi trên cùng 1 thanh trong suốt quá trình sấy

3 Dụng cụ đo:

Máy đo độ ẩm gỗ hiệu Lignonat

cửa trước

cửa sau

Trang 32

Hình 4.7: Máy đo ẩm độ hiệu Lignonat

4 Phương pháp đo:

Chọn đúng nhóm gỗ cho máy, tra theo bảng 4.4 bên dưới

Bảng 4.4: Chọn nhóm gỗ để càiđặt cho máy

Cắm kim của máy sâu vào trong tâm gỗ, độ sâu của kim phụ thuộc bề dày gỗ

(độ sâu ≥ bề dày gỗ/2), nhấn nút % trên máy, đọc giá trị % độ ẩm hiển thị trên

màn hình, ghi vào báo cáo F – QA – 090

4.1.5 Kiểm tra gỗ khi hoàn tất quy trình sấy, ra lò

1 Kiểm tra độ ẩm các dãy sát cửa sau của lò:

Khi hoàn tất quy trình sấy gỗ, nhân viên QA sẽ kiểm tra các dãy pallet sát cửa

sau của lò để đưa ra đánh giá sơ bộ về tình trạng độ ẩm của gỗ

2 Quy cách rút mẫu:

Trang 33

Chọn pallet: Dãy đầu tiên: Pallet 1, 2, 7, 8

Dãy 2: Pallet 7, 8 (được xếp theo hình zíc zắc)

Chọn thanh/pallet: Trên mỗi pallet ta chọn các thanh 3, 5, 7 tính từ dưới lên trên

Chọn điểm/thanh: trên mỗi thanh chọn 3 điểm ngẫu nhiên để đo

3 Dụng cụ đo:

Máy đo độ ẩm kim hiệu Lignonat

4 Phương pháp đo:

Tương tự như mục 4 bên trên

5 Đánh giá lô gỗ và ghi báo cáo:

Đo độ ẩm và ghi vào báo cáo F – QA – 090

Giá trị độ ẩm có thể rơi vào các vùng như sau:

Trang 34

có các trường hợp như sau:

Bảng 4.5: Các trường hợp khác của độ ẩm gỗ sau khi sấy

Phần trăm các điểm có độ ẩm rơi vào vùng A, B1, B2, C Phán định

% 100

Ít nhất 90 % các điểm rơi vào vùng A, nhiều nhất 5 % các

điểm rơi vào vùng B1, B2

Đạt

% 90

Ít nhất 90 % các điểm rơi vào vùng A, từ 5 - 10 % các điểm

rơi vào vùng B1

Không đạt

% 90

Trang 35

Trường hợp đánh giá sơ bộ không đạt: Yêu cầu sản xuất sấy lại toàn bộ lô gỗ Sau khi hoàn tất quy trình sấy lại, nhân viên QA sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá lô

gỗ như mục 4.1.5

4.1.6 Kiểm tra, đánh giá toàn bộ lô gỗ

Sau khi kiểm tra sơ bộ và đánh giá lô gỗ có thể được lấy ra khỏi lò, nhân viên

QA sẽ tiến hành đánh giá toàn diện lô gỗ

Tương tự như mục 1.2.3.4 bên trên

5 Đánh giá lô gỗ và ghi báo cáo:

Đo độ ẩm và ghi vào báo cáo F – QA – 090

Cách đánh giá lô gỗ tương tự như mục 4.1.5 bên trên

Nếu độ ẩm đạt: Chuyển lô gỗ đến nơi quy định, hiển thị rõ ràng Ghi báo cáo Nếu độ ẩm không đạt: xem cách xử lý ở mục 4.1.5

6 Xử lý lô gỗ trong trường hợp đánh giá không đạt:

Trường hợp 1: sấy lại toàn bộ lô gỗ

Trang 36

Sau khi kiểm tra và phán định lô gỗ không đạt về ẩm độ, lập tức:

+ Ghi kết quả đánh giá vào báo cáo F – QA – 090, trình lên quản lý QA

ký duyệt

+ Coppy một bản giao cho bộ phận RMP

Bộ phận RMP tiến hành sấy lại toàn bộ gỗ

Sau khi quy trình sấy lại kết thúc, nhân viên kiểm tra của QA tiến hành kiểm tra

và đánh giá lại lô gỗ như mục 4.1.5

Trường hợp 2: Tuyển chọn từng pallet

Trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất gấp, QA có thể kiểm tra và đánh giá từng pallet, tách riêng và hiển thị rõ ràng pallet đạt để đưa vào sản xuất, pallet không đạt sẽ được sấy lại

Rút mẫu: 1 pallet đo 3 thanh, 1 thanh đo 3 điểm

+ Trường hợp độ ẩm của tất cả các điểm đều nằm trong khoàng từ 11 - 17 %: pallet đạt

+ Trường hợp có trên 1 điểm có độ ẩm lọt ngoài khoảng 17 %, kiểm tra thêm 7 thanh và cách đánh giá pallet giống như mục 4.1.5 bên trên

Ghi kết quả tuyển chọn vào báo cáo F – QA – 090

4.1.7 Đánh giá phần trăm sử dụng của gỗ sau khi sấy:

Sau khi kiểm tra độ ẩm gỗ đạt, có thể đưa vào sản xuất, nhân viên QA sẽ đánh giá phần trăm hư hỏng của gỗ, và % sử dụng của gỗ

Nhân viên QA sẽ đánh giá:

Ngày đăng: 27/02/2019, 12:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Văn Chước, 1999. Kỹ thuật sấy. Nhà xuất bản khoa học và kỷ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sấy
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỷ thuật
4. Phạm Lê Dần, Nguyễn Công Hân, 2007. Công nghệ lò hơi và mạng nhiệt. Nhà xuất bản và khoa học kỷ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ lò hơi và mạng nhiệt
Nhà XB: Nhà xuất bản và khoa học kỷ thuật
5. Nguyễn Thanh Hào, 2009. Thiết kế lò hơi. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế lò hơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM
6. Bùi Hải, Dương Đức Hồng và Hà Mạnh Thư, 2001. Thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết bị trao đổi nhiệt
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
7. Bùi Hải. Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
11. Hoàng Đình Tín, 2002. Cơ sở truyền nhiệt. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở truyền nhiệt
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TPHCM
1. Hồ Xuân Các – Nguyễn Hữu Quang, 2005. Công nghệ sấy gỗ. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Khác
2. Hoàng Văn Chước. Thiết kế hệ thống thiết bị sấy. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Khác
8. Hứa Thị Huần, 2001. Chế biến và sử dụng gỗ bạch đàn và tràm bông vàng Khác
9. Hứa Thị Huần, 2004. Công nghệ bảo quản &amp; xử lý gỗ. Nhà xuất bản đại học quốc gia HCM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w