1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

75 502 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

- Xây dựng phần mềm ứng dụng vào thực tế Một số kết quả đạt được - Quản lý tiếp nhận bệnh nhân đăng ký khám bệnh - Quản lý thông tin khám bệnh của bệnh nhân - Quản lý nhà thuốc Bệnh việ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHẦN MỀM QUẢN LÝ

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Trương Thanh Giang

ĐỒNG NAI, tháng 12 năm 2010

Trang 3

[U\

Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Đức Công Song

Giáo viên phản biện: Ths.Mai Anh Thơ

Luận văn cử nhân được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN CỬ NHÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM ngày 30 tháng 12 năm 2010

Trang 4

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Nhận xét của giáo viên phản biện

Trang 5

SINH VIÊN THỰC HIỆN

[U\

Ngày tháng năm sinh: 03/11/1964 Nơi sinh: Tp.Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

Địa chỉ: 18/2 tổ 12, Kp 2, phường Thống Nhất, Tp Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại liên lạc: 0915863696

Email: nhubang0311@yahoo.com.vn

Ngày tháng năm sinh: 29/4/1985 Nơi sinh: Biên Hòa - ĐN

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin

Địa chỉ: 2/12A, Kp 7, phường Tam Hiệp, Tp Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại liên lạc: 0907131094

Email: thanhgiang2k7@yahoo.com

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

[U\

Chúng em xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em suốt những năm tháng đại học

Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Công Song đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên chúng em hoàn thành luận văn này

Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành tốt đề tài trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng do giới hạn về mặt thời gian và kiến thức nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng em kính mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và đó là những

bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng em sau này

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Phát biểu bài toán: 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 5

1.5 Phạm vi nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 6

2.1 Khảo sát thực tế tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai: 6

2.1.1 Giới thiệu về Bệnh viện: 6

2.1.2 Một số biểu mẫu đang dùng tại phòng khám: (xem phụ lục) 7

2.2 Các phần mềm tham khảo: 7

2.2.1 HKMA CMS 3.0 (The Hong Kong Medical Association TaoYuan Project Clinic Management System 3.0) 7

2.2.1.1 Giới thiệu: 7

2.2.1.2 Các chức năng chính của hệ thống: 8

2.2.1.3 Nhận xét, đánh giá phần mềm: 8

2.2.2 Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện YKHOA.NET 9

2.2.2.1 Giới thiệu: 9

2.2.2.2 Các chức năng chính của hệ thống: 9

2.2.2.3 Nhận xét, đánh giá phần mềm: 9

2.3 Định hướng phát triển: 9

CHƯƠNG 3 MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN 11

3.1 NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN 11

3.1.1 Một số danh từ y khoa: 11

3.1.2 Nghiệp vụ chuyên môn: 11

3.1.3 Thống kê báo cáo: 13

Trang 8

3.2.2 Jasper Reports: 14

CHƯƠNG 4 HIỆN THỰC HỆ THỐNG 16

4.1 XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 16

4.1.1.Yêu cầu: 16

4.1.1.1 Yêu cầu tổng thể: 16

4.1.1.2 Yêu cầu chi tiết: 16

4.1.2 Kiến trúc vật lý: 18

4.1.3.Sơ đồ Usecase 19

4.1.3.1 Đăng nhập: 19

4.1.3.2 Đăng ký khám bệnh: 20

4.1.3.3 Xem danh sách bệnh nhân đăng ký khám bệnh: 21

4.1.3.4 Xem thông tin lần khám gần nhất của bệnh nhân: 21

4.1.3.5 Cập nhật đăng ký khám bệnh: 22

4.1.3.6 Cập nhật sinh hiệu: 23

4.1.3.7 Khám bệnh: 24

4.1.3.8 Chỉ định cậm lâm sàng: 25

4.1.3.9 Xem hồ sơ bệnh nhân: 25

4.1.3.10 In toa thuốc: 26

4.1.3.11 Toa thuốc cũ: 27

4.1.3.12 Xem danh sách bệnh nhân khám bệnh: 27

4.1.3.13 Nhập thuốc: 28

4.1.3.14 Bán thuốc: 28

4.1.3.15 Thống kê báo cáo: 29

4.1.3.16 In hóa đơn bán thuốc: 30

4.1.3.17 Quản lý người dùng: 31

4.1.3.18 Quản lý nhóm người dùng: 32

4.1.4.Sơ đồ Activity: 34

4.1.4.1 Sơ đồ Activity cho Chức năng đăng nhập 34

4.1.4.2 Sơ đồ Activity cho chức năng tạo mới 35

4.1.4.3 Sơ đồ Activity cho chức năng cập nhật 36

4.1.4.4 Sơ đồ Activity cho chức năng xóa đối tượng 37

Trang 9

4.1.4.5 Sơ đồ Activity cho chức năng báo cáo 37

4.1.4.6 Sơ đồ Activity cho chức năng phân quyền 38

4.1.5.Class Diagram: 39

4.1.6.Mô hình cơ sở dữ liệu: 40

4.1.7.Một số màn hình chính: 41

4.2 VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 54

4.2.1.Vấn đề gặp phải: 54

4.2.2.Hướng giải quyết 55

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 57

5.1 Kết quả đạt được 57

5.2 Phạm vi ứng dụng 58

5.3 Ưu điểm 58

5.4 Nhược điểm 58

5.5 Hướng phát triển: 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

[1] Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện YKHOA.NET 59

[2] HKMA CMS 3.0 (The Hong Kong Medical Association TaoYuan Project Clinic Management System 3.0) 59

[3] JasperReports 3.5 for Java Developers - Packt Publishing (09/2009) 59

[4] WindowBuilder Pro: 59

PHỤ LỤC 1

1.Một số biểu mẫu bệnh viện: 1

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1.3 1: Sơ đồ usecase 19

Hình 4.1.4 1 Sơ đồ Activity cho chức năng đăng nhập 34

Hình 4.1.4 2: Sơ đồ Activity cho chức năng tạo mới 35

Hình 4.1.4 3: Sơ đồ Activity cho chức năng cập nhật 36

Hình 4.1.4 4: Sơ đồ Activity cho chức năng xóa đối tượng 37

Hình 4.1.4 5: Sơ đồ Activity cho chức năng báo cáo 37

Hình 4.1.4 6: Sơ đồ Activity cho chức năng phân quyền 38

Hình 4.1.5 1: Class Diagram 39

Hình 4.1.6 1: Mô hình cơ sở dữ liệu 40

Hình 4.1.7 1 Màn hình chính 41

Hình 4.1.7 2 Đăng ký khám bệnh 41

Hình 4.1.7 3 Danh sách bệnh nhân đăng ký khám bệnh 42

Hình 4.1.7 4 Danh sách bệnh nhân chờ khám 42

Hình 4.1.7 5 Khám bệnh 43

Hình 4.1.7 6 Dấu hiệu sinh tồn 43

Hình 4.1.7 7 Xem hồ sơ bệnh nhân 44

Hình 4.1.7 8 Chỉ định cận lâm sàng 45

Hình 4.1.7 9 Phiếu chỉ định cận lâm sàng 46

Hình 4.1.7 10 Lấy thông tin toa thuốc cũ 47

Hình 4.1.7 11 Màn hình bán thuốc 48

Hình 4.1.7 12 Hóa đơn bán thuốc 49

Hình 4.1.7 13 Màn hình nhập thuốc 50

Hình 4.1.7 14 Báo cáo hoạt động khám bệnh 51

Hình 4.1.7 15 Báo cáo tồn kho 52

Hình 4.1.7 16 Danh mục bệnh 53

Hình 4.1.7 17 Cập nhật thông tin người dùng 53

Trang 11

TÓM TẮT

Tên đề tài:

PHẦN MỀM QUẢN LÝ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Nội dung nghiên cứu

- Thông tin quản lý chuyên môn khám chữa bệnh

- Xây dựng phần mềm ứng dụng gồm 2 phân hệ: quản lý khám bệnh và quản lý nhà thuốc Bệnh viện

Hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề

- Khảo sát yêu cầu thực tế về việc quản lý khám bệnh tại phòng khám đa khoa Bệnh viện Phổi Đồng Nai

- Phân tích tính khả thi của các yêu cầu

- Tham khảo các phần mềm có chức năng tương ứng

- Tìm hiểu các công cụ để xây dựng phần mềm

- Xây dựng phần mềm ứng dụng vào thực tế

Một số kết quả đạt được

- Quản lý tiếp nhận bệnh nhân đăng ký khám bệnh

- Quản lý thông tin khám bệnh của bệnh nhân

- Quản lý nhà thuốc Bệnh viện: nhập thuốc, bán thuốc

- Quản trị hệ thống - người dùng: phân quyền sử dụng cho từng người dùng, nhóm người sử dụng, quản lý các danh mục

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người Đặc biệt, công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành Y tế nói riêng

Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý bệnh viện, góp phần thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu

về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

Khi chưa đưa tin học vào quản lý Bệnh viện, mọi việc xem như cũng có vẻ trôi chảy, vì thói quen đã đi vào cách suy nghĩ, cách làm việc Thật ra không quản lý bằng máy tính sẽ có đầy lỗ hổng, nhất là không thể xem toàn bộ thông tin về người bệnh một cách nhanh chóng, bệnh nhân đó đã đến khám và điều trị bao nhiêu lần, chẩn đoán là gì, đã điều trị những thuốc nào? Và khi số lượng hồ sơ bệnh nhân quá nhiều sẽ dễ dẫn đến sai sót và mất nhiều thời gian Chính vì vậy phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa ra đời với sự kết hợp của hai phân hệ quản lý khám bệnh và quản lý nhà thuốc bệnh viện sẽ giúp bệnh viện quản lý chặt chẽ, khoa học thông tin bệnh nhân đến khám bệnh, giúp cho việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhanh chóng không để bệnh nhân phải chờ đợi lâu đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động của nhà thuốc Bệnh viện

Trang 13

1.2 Mục tiêu

Xây dựng phần mềm đạt được hai mục tiêu sau:

- Quản lý khám bệnh: các thông tin hành chính và thông tin khám bệnh của bệnh nhân để tái sử dụng trong toàn bộ hệ thống phần mềm và trong các lần khám sau

- Quản lý nhà thuốc Bệnh viện bao gồm: quản lý nhập thuốc - xuất thuốc, quản

lý thông tin thuốc vừa bán thuốc theo toa được chỉ định bởi bác sĩ trong phòng khám chuyển sang, vừa bán lẻ cho khách

1.3 Phát biểu bài toán:

Để có thể quản lý chặt chẽ thông tin bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa từ khâu tiếp nhận, khám bệnh đến cấp thuốc điều trị, Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai xây dựng phần mềm quản lý phòng khám đa khoa như sau:

Khi bệnh nhân đến đăng ký khám bệnh, bộ phận tiếp nhận lập sổ khám bệnh cho bệnh nhân Mỗi bệnh nhân được cấp một mã số bệnh nhân đóng trên sổ Nhân viên tiếp nhận sẽ ghi nhận thông tin hành chính của người bệnh như: họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, địa chỉ, nơi làm việc

Nếu là bệnh nhân cũ đến tái khám thì có thể lấy thông tin bệnh nhân thông qua

mã số bệnh nhân Trường hợp bệnh nhân không còn giữ sổ khám bệnh cũ thì có thể tìm kiếm thông tin bệnh nhân thông qua họ tên và năm sinh

Mỗi lần khám bệnh, bệnh nhân sẽ được lập phiếu khám bệnh ghi nhận các thông tin: ngày khám, phòng khám, đối tượng (thu phí hay bảo hiểm y tế), sau đó phân bệnh nhân đến phòng khám thích hợp Thứ tự khám bệnh do hệ thống cung cấp

tự động trên cơ sở thời gian bệnh nhân đến đăng ký khám bệnh, ai đăng ký trước thì khám trước

Tại phòng khám, bác sĩ thực hiện khám bệnh và cho các chỉ định cận lâm sàng cần thiết Ghi nhận thông tin khám bệnh: dấu hiệu sinh tồn (sinh hiệu), tiền sử bản thân, tiền sử gia đình, triệu chứng lâm sàng, kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm máu, siêu âm, điện tim, chụp x-quang phổi…), ghi nhận chẩn đoán bệnh theo bảng phân

Trang 14

- Sau khi khám bệnh cho bệnh nhân hoặc sau khi xem các kết quả cận lâm sàng nếu bệnh nhân không có dấu hiệu gì nghiêm trọng bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và hẹn ngày tái khám nếu cần Toa thuốc của bệnh nhân sẽ tự tổng hợp thông tin của bệnh nhân, bác sĩ chọn các loại thuốc cần điều trị cho bệnh nhân theo danh mục thuốc có sẵn Có hai loại toa: toa bảo hiểm y tế và toa tự mua:

+ Toa thuốc bảo hiểm y tế được chuyển về phòng thu viện phí để bệnh nhân đóng tiền Số tiền đóng tùy thuộc vào đối tượng bảo hiểm y tế cùng chi trả Sau đó toa thuốc được chuyển đến kho cấp phát thuốc bảo hiểm y tế của bệnh viện để bệnh nhân lãnh thuốc

+ Toa thuốc tự mua: in và lưu đơn thuốc, thông tin đơn thuốc được chuyển đến nhà thuốc của bệnh viện, bệnh nhân đến nhà thuốc đóng tiền và nhận thuốc về điều trị

- Trường hợp bệnh cần phải nằm viện thì ghi nhận cho bệnh nhân nhập viện

- Trường hợp bệnh vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện thì ghi nhận chuyển viện lên tuyến trên

- Nếu bệnh nhân cần khám thêm một chuyên khoa khác thì chuyển bệnh nhân sang phòng khám tương ứng

- Ngoài ra còn có trường hợp cho về hoặc bệnh nhân bỏ khám

Bác sĩ có thể xem thông tin các lần khám bệnh trước đây của bệnh nhân nếu có Nhà thuốc Bệnh viện được liên kết chặt chẽ với bác sĩ phòng khám, vừa bán thuốc theo toa được chỉ định bởi bác sĩ trong phòng khám chuyển sang, vừa bán lẻ cho khách In hoá đơn mua thuốc của bệnh nhân

Nhà thuốc Bệnh viện quản lý thông tin thuốc; quản lý các hoạt động nhập thuốc - xuất thuốc Báo cáo tình trạng tồn kho thuốc, doanh thu của quầy thuốc

Để đảm bảo tính an toàn về dữ liệu cũng như góp phần bảo mật hệ thống, người quản trị hệ thống được sử dụng tất các chức năng của hệ thống và phân quyền cho từng thành viên cụ thể như: nhân viên tiếp nhận ghi nhận thông tin bệnh nhân đến đăng ký khám bệnh, có thể xem danh sách bệnh nhận đã đăng ký khám bệnh, xem thông tin đăng ký khám lần gần nhất; điều dưỡng ghi nhận dấu hiệu sinh tồn, xem danh sách bệnh nhân chờ khám; bác sĩ ngoài chức năng như điều dưỡng còn có

Trang 15

chức năng khám bệnh, cho toa thuốc điều trị, xem hồ sơ cũ của bệnh nhân; nhân viên quầy thuốc bán thuốc theo toa, xem thông tin thuốc, cập nhật thuốc

Hình 1.3 1: Quy trình khám bệnh

Trang 16

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ quy trình hoạt động của phòng khám đa khoa Bệnh viện Phổi Đồng Nai từ khâu tiếp nhận bệnh nhân - khám bệnh đến bán thuốc cho bệnh nhân

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phát triển các chức năng của hệ thống yêu cầu, tuy nhiên do thời gian làm luận văn có giới hạn, nhóm chỉ có 02 sinh viên nên chỉ hiện thực một số chức năng chính như sau:

- Quản lý tiếp nhận bệnh nhân, xem danh sách bệnh nhân đăng ký khám bệnh, xem hồ sơ khám bệnh gần nhất của bệnh nhân (nếu có)

- Khám bệnh, xem hồ sơ bệnh nhân, chỉ định cận lâm sàng, in toa thuốc, lấy toa thuốc cũ

- Quản lý nhà thuốc: nhập thuốc, bán thuốc, quản lý các hóa đơn nhập - xuất

- Quản trị hệ thống: quản lý người dùng, quản lý nhóm người dùng, quản lý danh mục

Trang 17

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

2.1 Khảo sát thực tế tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai:

2.1.1 Giới thiệu về Bệnh viện:

Bệnh viện Phổi Đồng Nai tọa lạc tại ấp Tân Mai 2, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Là một Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, chuyên điều trị bệnh Lao và các bệnh lý về đường hô hấp với 180 giường bệnh nội trú, đồng thời quản lý điều trị bệnh nhân lao toàn tỉnh thông qua phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện

Bệnh viện có 5 phòng chức năng, 5 khoa cận lâm sàng, 4 khoa lâm sàng và khoa khám bệnh đa khoa

Khoa khám bệnh đa khoa gồm các phòng khám: Nội, Ngoại - Da liễu, Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Sản phụ khoa và Lao (không khám bệnh nhi)

Bệnh viện có khám chữa bệnh ban đầu cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế

Sơ đồ tổ chức của bệnh viện

Phòng Điều Dưỡng

Phòng Tài Chính

Kế toán

Khoa khám bệnh đa khoa

Khoa Dinh dưỡng

Khoa Chống nhiễm khuẩn

Khoa Cấp cứu

Khoa

A Khoa B

Khoa Bệnh phổi

Khoa Xét nghiệm

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Khoa Dược

Bộ phận Hành Chánh Bộ phận lâm sàng Bộ phận cận lâm sàng

Trang 18

2.1.2 Một số biểu mẫu đang dùng tại phòng khám: (xem phụ lục)

2.2 Các phần mềm tham khảo:

2.2.1 HKMA CMS 3.0 (The Hong Kong Medical Association TaoYuan

Project Clinic Management System 3.0)

2.2.1.1 Giới thiệu:

Là hệ thống quản lý phòng khám đa khoa mã nguồn mở, được tổ chức Y tế

và hội thông tin - Công nghiệp phần mềm Hồng Kông triển khai với sự tài trợ của Văn phòng thông tin Chính Phủ, và được phát triển bởi tập đoàn công nghệ Mobigator

HKMA CMS được xây dựng dưới dạng ứng dụng web, dựa trên nền tảng Java, sử dụng ngôn ngữ Groovy và cơ sở dữ liệu là MySQL, do đó có thể hoạt động trên nhiều nền tảng hệ điều hành như: Windows, Linux, Mac và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí

Một số chức năng chính của hệ thống: quản lý lịch hẹn, tiếp nhận bệnh nhân, khám bệnh, phát thuốc, quản lý kho thuốc phòng khám, sổ tiền mặt, báo cáo, quản trị hệ thống Luồng xử lý chính của hệ thống:

1 Quản lý lịch hẹn (tùy chọn, có thể đặt hẹn trước hoặc tới khám trực tiếp cũng được):

- Cấp thuốc theo toa từ danh sách toa thuốc

- Dược sĩ, bác sĩ kiểm tra lại

Trang 19

2.2.1.2 Các chức năng chính của hệ thống:

- Quản lý lịch hẹn: cho phép tạo và sắp xếp lịch hẹn

- Tiếp nhận bệnh nhân: nếu là bệnh nhân mới thì tạo hồ sơ bệnh nhân mới, nếu là bệnh nhân cũ thì thông qua chức năng tìm kiếm theo tên, địa chỉ, hoặc mã số bệnh nhân phòng khám có thể tìm và cập nhật thông tin cho bệnh nhân, lấy sinh hiệu (dấu hiệu sinh tồn) nếu cần

- Khám bệnh: kiểm tra sinh hiệu, xem (hoặc nhập) thông tin tiền căn của bệnh nhân, dị ứng, tình trạng đặc biệt (có thai, cho con bú), triệu chứng, khám bệnh, cho toa

- Phát thuốc: phát thuốc, in hoá đơn bán thuốc

- Quản lý kho thuốc phòng khám: kiểm tra tồn kho, gửi yêu cầu mua thêm thuốc nếu hết, kiểm tra hạn dùng của thuốc, cập nhật giá

- Sổ tiền mặt: quản lý thu chi trong phòng khám

- Báo cáo: doanh thu phòng khám, toa thuốc, tồn kho, hạn sử dụng thuốc, danh sách bệnh nhân

- Quản trị hệ thống: quản lý người dùng trong hệ thống, phân quyền, bảo trì sao lưu hệ thống

2.2.1.3 Nhận xét, đánh giá phần mềm:

- Ưu điểm: mã nguồn mở, miễn phí, tương thích với nhiều nền tảng hệ điều hành, quy trình xử lý không khác biệt nhiều so với các phòng khám đa khoa trong nước hiện nay

- Khuyết điểm: vì là một hệ thống phần mềm mở, viết ra để dùng chung cho nhiều bệnh viện nên việc triển khai phần mềm này vào một hệ thống bệnh viện

cụ thể sẽ phát sinh một số điểm không phù hợp, thế nên để đưa phần mềm này vào

sử dụng thực tế, ta phải hiệu chỉnh lại một số chức năng, thông tin đầu vào cho phù hợp với hệ thống của bệnh viện được triển khai

- Đánh giá: có khả năng áp dụng được cho các phòng khám ở Việt Nam (sau khi đã được điều chỉnh lại)

Trang 20

2.2.2 Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện YKHOA.NET

Phần mềm bao gồm đầy đủ các phân hệ phục vụ trong ngành Y tế như: quản

lý tiếp nhận và viện phí, quản lý phòng khám ngoại trú và toa thuốc, quản lý nội trú, cận lâm sàng, quản lý dược, quản lý hành chánh, hệ thống giám sát báo cáo tổng hợp, tiếp nhận bệnh nhân qua Internet

Phần mềm đạt được nhiều giải thưởng trong nước và đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống bệnh viện

2.2.2.2 Các chức năng chính của hệ thống:

Các chức năng chính của phân hệ quản lý phòng khám ngoại trú và toa thuốc:

- Tiếp nhận bệnh nhân: lập hồ sơ cho bệnh nhân, ghi sinh hiệu, tiền căn, dị ứng, tình trạng đặc biệt

- Khám bệnh: ghi nhận tình trạng lâm sàng, chỉ định cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp x-quang, siêu âm, điện tim ), ghi kết quả cận lâm sàng, ghi chẩn đoán theo hệ thống ICD 10

- Xử trí: kê toa thuốc, nhập viện, chuyển viện, chuyển khám khoa khác

- Lập toa thuốc, in toa

- Bán thuốc theo toa

2.2.2.3 Nhận xét, đánh giá phần mềm:

- Ưu điểm: đã đưa vào triển khai trong thực tế, được người dùng chấp nhận

- Khuyết điểm: ở một vài màn hình giao diện thiết kế chưa thân thiện

- Đánh giá: nhóm tham khảo một số màn hình giao diện, cách xử lý của chương trình để xây dựng phần mềm của mình sao cho sát với thực tế

2.3 Định hướng phát triển:

Trong quá trình tìm hiểu, nhóm nhận thấy việc thiết kế giao diện cho ứng dụng desktop sử dụng ngôn ngữ Java còn gặp một số khó khăn như công cụ phát triển hỗ

Trang 21

trợ thiết kế giao diện kéo thả còn rất ít, hơi khó dùng, và chức năng còn sơ sài Một

số công cụ mà nhóm đã tìm hiểu qua:

- EasyEclipse Desktop Java: công cụ thiết kế giao diện cho ứng dụng desktop hỗ trợ kéo thả, miễn phí tuy nhiên chỉ mới hỗ trợ ở mức cơ bản

- Eclipse Classic 3.5 và plugin Windows Builder Pro: hỗ trợ thiết kế giao diện kéo thả với nhiều chức năng, control đa dạng, dễ dàng can thiệp vào code, nhưng có phí

- NetBean 6.5: hỗ trợ tương đối tốt, dễ dùng, nhưng không thể chỉnh sửa code trực tiếp (phần code giao diện), nên gặp nhiều bất tiện

- Việc dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server mặc dù có nhiều chức năng rất mạnh, nhưng lại là một phần mềm có phí nên nhóm quyết định sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL

Tóm lại: từ việc khảo sát thực tế và tham khảo các phần mềm có chức năng tương đương, nhóm quyết định sẽ xây dựng phần mềm quản lý phòng khám đa khoa dưới dạng ứng dụng desktop sử dụng ngôn ngữ Java và cơ sở dữ liệu MySQL Công

cụ phát triển là Eclipse classic và plugin Windows Builder Pro, JasperReport

Trang 22

CHƯƠNG 3 MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ PHÁT

3.1.2 Nghiệp vụ chuyên môn:

Việc chẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị có vị trí rất quan trọng trong khám bệnh, chữa bệnh Hồ sơ bệnh án là tài liệu khoa học về chuyên môn kỹ thuật, là chứng từ

Trang 23

tài chính và cũng là tài liệu pháp y Việc làm hồ sơ bệnh án phải được tiến hành khẩn trương, khách quan, thận trọng, chính xác và khoa học

Khi tiến hành khám bệnh, chẩn đoán và kê đơn phải kết hợp chặt chẽ các triệu chứng cơ năng, thực thể lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố gia đình xã hội và tiền sử bệnh

a Khám bệnh : bác sĩ làm công tác khám bệnh có trách nhiệm:

- Khám bệnh, chẩn đoán xác định bệnh và ra y lệnh điều trị đúng bệnh, đúng thuốc

- Đối với người bệnh ở khoa khám bệnh hoặc người bệnh mới chuyển viện đến phải nghiên cứu các tài liệu liên quan: giấy giới thiệu, hồ sơ bệnh án của tuyến dưới, kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng, các chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu hiện tại để chẩn đoán ban đầu, cho làm các xét nghiệm cần thiết

và ra lệnh y điều trị

- Người bệnh nặng, cấp cứu phải được khám ngay theo quy chế cấp cứu

- Trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nặng phải được hội chẩn theo quy chế hội chẩn

- Khi thăm khám cho người bệnh phải thận trọng, tỉ mỉ, toàn diện và tôn trọng người bệnh

b Chẩn đoán bệnh : bác sĩ làm công tác khám bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ :

- Thăm khám cho người bệnh xong phải ghi chép đầy đủ các triệu chứng và diễn biến vào hồ sơ bệnh án Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các triệu chứng và các diễn biến bệnh để có thể chẩn đoán chính xác

- Chỉ định dùng thuốc phải phù hợp với chẩn đoán

- Làm các xét nghiệp bổ sung nếu cần

- Ký và ghi rõ họ tên vào hồ sơ bệnh án sau mỗi lần khám

c Điều dưỡng ở khoa khám bệnh có nhiệm vụ giúp bác sĩ điều trị suốt thời gian khám bệnh, cung cấp các chỉ số sinh tồn và tình hình người bệnh sau quá trình tiếp xúc, theo dõi, chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho yêu cầu khám bệnh

Trang 24

- Ghi đầy đủ các mục in trong đơn thuốc

- Họ và tên, tuổi, địa chỉ và căn bệnh

- Thuốc dùng phải phù hợp với chẩn đoán; tên thuốc ghi đúng danh pháp quy định; ghi đầy đủ hàm lượng, đơn vị, nồng độ, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng; thuốc được ghi theo trình tự: thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước; có đánh số các khoản

- Cuối đơn nếu còn thừa giấy thì phải gạch chéo, cộng số khoản, ghi ngày tháng, ký tên ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu đơn vị

- Chữ viết phải rõ ràng, không viết tắt, không dùng công thức hoá học, khi tẩy xoá phải ký tên xác nhận bên cạnh, không được viết bằng mực đỏ

Dược sĩ cấp phát thuốc theo đơn khi phát hiện có sai sót hoặc không có thuốc như trong đơn, phải hỏi lại bác sĩ kê đơn không được tự ý sửa chữa hoặc thay thế thuốc khác

3.1.3 Thống kê báo cáo:

Thực hiện các báo cáo tháng, quí, năm theo các biểu mẫu quy định của Bộ Y tế

và của cơ quan chủ quản là Sở Y tế Đồng Nai

3.2 CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN:

3.2.1 Plugin WindowBuilder Pro:

WindowBuilder Pro (còn gọi là WindowBuilder) là một công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện người dùng trong Java, sử dụng như một plugin tích hợp vào Eclipse Trang chủ: http://www.instantiations.com/products/add-ons/windowbuilderpro.html

Sau khi cài đặt thì WindowBuilder Pro sẽ được tích hợp vào Eclipse, mỗi khi thiết kế một form giao diện người dùng, bên cạnh cửa sổ code java bình thường, Eclipse IDE sẽ xuất hiện thêm một tab cho phép chúng ta hiệu chỉnh giao diện kéo thả rất thân thiện

Với sự giúp đỡ của WindowBuilder Pro việc thiết kế giao diện người dùng trong Java hết sức dễ dàng từ việc thiết kế form, tạo các controls, thay đổi các thuộc tính, quản lý các sự kiện trên controls đều được hỗ trợ kéo thả trực quan, đơn giản, code Java sẽ được WindowBuilder Pro tự động sinh ra, tuy nhiên người dùng vẫn có thể tự do can thiệp trực tiếp, rất linh động

Trang 25

Tham khảo thêm đánh giá, và chức năng của WindowBuilder Pro tại:

http://marketplace.eclipse.org/content/windowbuilder-pro-gui-designer

WindowBuilder Pro hỗ trợ đầy đủ các gói tạo giao diện trong java như SWT, Swing và GWT Code java do công cụ này sinh ra hoàn toàn tương thích với các IDE khác ngoài Eclipse như Jbuilder, NetBean Ngoài Windows, WindowBuilder Pro còn tương thích với các hệ điều hành như Mac, Linux

3.2.2 Jasper Reports:

Jasper report là một thư viện java, mã nguồn mở, được thiết kế nhằm giúp các ứng dụng java (cả web và desktop application) có khả năng tạo các báo cáo

3 Chức năng:

Jasper report hỗ trợ lấy dữ liệu để tạo báo cáo từ các nguồn khác nhau như

từ file XML, từ cơ sở dữ liệu, hoặc là từ một nguồn dữ liệu do chúng ta tự định nghĩa (với điều kiện là việc khai báo tên các tham số, các trường trong template jrxml phải khớp với tên các biến trong chương trình do chúng ta tự định nghĩa), hỗ trợ hầu hết các yếu tố cần có cho một báo cáo: như text, hình ảnh, biểu đồ…

3 Công cụ thiết kế mẫu báo cáo:

Tuy nhiên bản thân Jasper report là một gói thư viện nên nó không hỗ trợ việc thiết kế các mẫu báo cáo (template), nhưng cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho chúng ta việc này như: Jasper Assistant (dưới dạng ứng dụng rời standalone,

Trang 26

dưới dạng plugin Eclipse), JasperPal (standalone), và iReport (là công cụ thiết kế mẫu report miễn phí chính thức dành cho Jasper report, standalone)

3 Các định dạng báo cáo mà Jasper report hỗ trợ xuất ra:

XML, RTF, Excel, HTML, PDF, ODT, CSV, plain text Ngoài ra Jasper report còn hỗ trợ cho chúng ta một tiện ích gọi là Jasper Viewer để chúng ta có thể review trước khi in báo cáo hoặc lưu lại thành file lưu trữ với các định dạng mà Jasper report hỗ trợ

Download thư viện Jasper report, tham khảo thêm các chức năng, và cách

sử dụng tại đây: http://jasperforge.org/projects/jasperreports

Trang 27

Quản lý các thông tin hành chính và các thông tin khám bệnh của bệnh nhân

3 Quản lý tiếp nhận bệnh nhân (đăng ký khám bệnh)

Quản lý các thông tin sau:

- Mã số bệnh nhân: mỗi người bệnh chỉ có một mã số duy nhất

- Các thông tin của người bệnh: họ tên, năm sinh, giới tính, địa chỉ 4 cấp (tỉnh - thành phố, quận - huyện, phường - xã, thôn phố - số nhà), nghề nghiệp, dân tộc, quốc tịch, nơi làm việc

- Đối tượng người bệnh: miễn phí, thu phí, bảo hiểm y tế

- Các thông tin về người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế: mã số thẻ bảo hiểm y

tế, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, hạn sử dụng

+ Thông tin nơi chuyển đến: tên cơ sở y tế chuyển đến, chẩn đoán của nơi chuyển

+ Thông tin người thân: họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại

3 Quản lý khám bệnh:

- Quản lý thông tin khám bệnh: ngày giờ khám, họ tên bác sĩ khám bệnh

- Quản lý chẩn đoán của người bệnh theo ICD-10

- Tiền sử bệnh tật: tiền sử bản thân, tiền sử gia đình

Trang 28

- Quản lý các chỉ định cận lâm sàng

- Quản lý kê toa thuốc tại phòng khám bệnh: thông tin thuốc (tên thuốc, đơn vị tính), số lượng, lần dùng, lượng dùng, cách dùng, lời dặn của bác sĩ, kiêng các loại: thuốc lá, rượu bia, mặn, ngọt, mỡ; ngày hẹn tái khám

- Quản lý thông tin về xử trí của bác sĩ: cấp toa thuốc cho về, nhập viện, chuyển phòng khám, chuyển viện, cho về - bỏ khám

Sơ đồ tổng quát tiếp nhận bệnh nhân – khám bệnh

‰ Phân hệ quản lý nhà thuốc:

- Quản lý thông tin thuốc: tên thuốc, đơn vị tính, nước sản xuất, số lô, hạn dùng

- Quản lý nhập thuốc: ngày nhập, người nhập, thông tin nhà cung cấp, số hóa đơn, VAT, thông tin thuốc, số lượng, đơn giá

- Thông tin nhà cung cấp: mã số, tên nhà cung cấp, địa chỉ, số điện thoại

DS bệnh nhân

chờ khám Đo sinh hiệu Phiếu khám

bệnh

Chọn BN khám

Ghi sinh hiệu

Chỉ định CLS

Ghi kết quả CLS

Ghi các chẩn đoán

Xử trí

Kê toa Chuyển viện Chuyển

PK khác Nhập viện nội trú Cho về

BN ra nhà thuốc BN ra về

Trang 29

- Quản lý bán thuốc: ngày bán, người bán, tên, giới tính, năm sinh của khách hàng, thông tin thuốc, số lượng, đơn giá In toa thuốc

Sơ đồ bán thuốc ngoại trú

Load toa thuôc của

BS lên bán Bán thuốc

In hóa đơn tiền thuốc Ra về

Khách vãng lai

Nhập thông tin thuốc mua

In hóa đơn tiền thuốc Ra về

Trang 30

4.1.3 Sơ đồ Usecase

Hình 4.1.3 1: Sơ đồ usecase

4.1.3.1 Đăng nhập:

Actors Tất cả người dùng

Tóm tắt Use case này mô tả cách một người dùng đăng nhập vào hệ

thống quản lý tiếp nhận bệnh nhân Dòng sự kiện chính 1 Hệ thống yêu cầu actor nhập tên và mật khẩu

2 Actor nhập tên và mật khẩu

3 Hệ thống kiểm chứng tên và mật khẩu được nhập và cho phép actor đăng nhập vào hệ thống

4 Usecase kết thúc Dòng sự kiện phụ Tên/mật khẩu sai

Nếu trong dòng sự kiện chính, actor nhập sai tên hoặc mật khẩu, hệ thống sẽ hiển thị một thông báo lỗi Actor có thể chọn trở về đầu của Dòng sự kiện chính hoặc hủy bỏ việc đăng nhập, lúc này usecase kết thúc

Các yêu cầu đặc biệt Không có

Điều kiện tiên quyết Không có

Post-Conditions Nếu use case thành công, actor lúc này đã đăng nhập vào hệ

thống Nếu không trạng thái hệ thống không thay đổi

Trang 31

4.1.3.2 Đăng ký khám bệnh:

Actors Nhân viên tiếp nhận bệnh nhân

Tóm tắt Usecase này cho phép actor nhập thông tin hành chính của

bệnh nhân, nhu cầu khám chữa bệnh Loại đối tượng: bảo hiểm y tế, thu phí, miễn phí

Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn chức năng đăng ký khám bệnh

2 Hệ thống yêu cầu actor nhập thông tin thông tin cá nhân và thông tin đăng ký khám bệnh của bệnh nhân

3 Actor nhập thông tin vào

4 Actor chọn nút “Lưu” để kết thúc quá trình nhập dữ liệu và gửi các thông tin đã nhập đến hệ thống

5 Hệ thống kiểm tra xem các thông tin cần thiết đã được actor nhập vào đầy đủ chưa, kiểu dữ liệu của các thông tin nhập vào đã hợp lý chưa

6 Hệ thống thêm vào cơ sở dữ liệu một bệnh nhân mới đăng

ký khám bệnh

7 Hệ thống thông báo đã tạo bệnh nhân mới đăng ký khám bệnh thành công

8 Usecase kết thúc Dòng sự kiện phụ Dữ liệu nhập bị sai

Actor nhập thiếu hoặc sai dữ liệu thì hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại

Các yêu cầu đặc biệt

Điều kiện tiên quyết Actor phải đăng nhập vào hệ thống trước khi usecase này bắt

đầu

Post-Conditions Thông tin đăng ký khám bệnh được ghi vào cơ sở dữ liệu Điểm mở rộng

Trang 32

4.1.3.3 Xem danh sách bệnh nhân đăng ký khám bệnh:

Actors Nhân viên tiếp nhận bệnh nhân

Tóm tắt Use case này cho phép actor xem danh sách bệnh nhân đã

đăng ký khám bệnh Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn “danh sách đăng ký khám bệnh”

2 Hệ thống yêu cầu actor nhập các thông tin cần thiết để xem danh sách theo những điều kiện nào

3 Actor nhập thông tin và chọn nút xem

4 Hệ thống hiển thị danh sách bệnh nhân đã đến đăng ký khám bệnh theo điều kiện đã chọn, nếu không chọn điều kiện nào thì lấy tất cả danh sách bệnh nhân đã đăng ký khám bệnh

5 Usecase kết thúc Dòng sự kiện phụ

Các yêu cầu đặc biệt Không có

Điều kiện tiên quyết Actor phải đăng nhập vào hệ thống trước khi usecase này bắt

đầu

Post-Conditions Usecase thành công hay thất bại thì trạng thái của hệ thống

vẫn không thay đổi

4.1.3.4 Xem thông tin lần khám gần nhất của bệnh nhân:

Actors Nhân viên tiếp nhận bệnh nhân

Tóm tắt Usecase này cho phép người dùng xem thông tin khám bệnh

lần gần đây nhất Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn “Xem hồ sơ BN” trên màn hình đăng ký khám

bệnh

2 Hệ thống hiển thị thông tin lần đăng ký khám bệnh gần đây nhất của bệnh nhân

3 Usecase kết thúc Dòng sự kiện phụ

Các yêu cầu đặc biệt Bệnh nhân đã khám bệnh tại bệnh viện và ngày khám cuối

được hiển thị trong màn hình tiếp nhận bệnh nhân Điều kiện tiên quyết Usecase Đăng ký khám bệnh phải được thực hiện

Post-Conditions Usecase thành công hay thất bại thì trạng thái của hệ thống

Trang 33

vẫn không thay đổi

4.1.3.5 Cập nhật đăng ký khám bệnh:

Actors Nhân viên tiếp nhận bệnh nhân

Tóm tắt Usecase này cho phép actor cập nhật thông tin đăng ký khám

bệnh của bệnh nhân Bao gồm xóa, sửa thông tin đăng ký khám bệnh trong hệ thống

Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn chức năng cập nhật đăng ký khám bệnh

2 Hệ thống hiển thị danh sách đăng ký khám bệnh Hệ thống yêu cầu actor chọn bệnh nhân và chọn chức năng cụ thể: Xóa, Sửa

- Nếu actor chọn chức năng Xóa thì luồng phụ xóa xuất hiện

- Nếu actor chọn chức năng Sửa thì luồng phụ sửa xuất hiện

Sửa đăng ký khám bệnh

1 Hệ thống truy xuất và hiển thị thông tin đăng ký khám bệnh của bệnh nhân này

2 Hệ thống yêu cầu nhập các thông tin cần thay đổi

3 Actor thay đổi thông tin đăng ký khám bệnh và chọn nút lưu

4 Hệ thống hiển thị thông báo cập nhật thành công

4 Actor xác nhận thao tác xóa

5 Hệ thống tiến hành xóa thông tin đăng ký khám bệnh trong

cơ sở dữ liệu Dòng sự kiện phụ Dữ liệu nhập bị sai

Actor nhập thiếu hoặc sai dữ liệu thì hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại

Thao tác xóa bị hủy

Trang 34

kiện chính được bắt đầu lại từ đầu Các yêu cầu đặc biệt

Điều kiện tiên quyết Actor phải đăng nhập vào hệ thống trước khi usecase này bắt

đầu

Post-Conditions Nếu usecase thành công, thông tin đăng ký khám bệnh được

cập nhật hoặc xóa khỏi hệ thống Ngược lại, trạng thái của hệ thống không thay đổi

Điểm mở rộng

4.1.3.6 Cập nhật sinh hiệu:

Actors Điều dưỡng, bác sĩ

Tóm tắt Usecase này cho phép actor nhập thông tin về sinh hiệu của

bệnh nhân như: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, cân nặng Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn chức năng cập nhật sinh hiệu

2 Hệ thống hiển thị danh sách bệnh nhân chờ khám và yêu cầu actor chọn bệnh nhân cần ghi sinh hiệu

3 Actor chọn bệnh nhân và nhấn nút “Ghi SH”

4 Hệ thống yêu cầu actor nhập thông tin về sinh hiệu của bệnh nhân như: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, cân nặng

5 Actor nhập thông tin vào

6 Actor chọn nút “Lưu” để kết thúc quá trình nhập dữ liệu và gửi các thông tin đã nhập đến hệ thống

7 Hệ thống kiểm tra xem các thông tin cần thiết đã được actor nhập vào đầy đủ chưa, kiểu dữ liệu của các thông tin nhập vào đã hợp lý chưa

8 Hệ thống cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin về dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân

9 Hệ thống thông báo đã lưu thành công Dòng sự kiện phụ Dữ liệu nhập bị sai

Actor nhập thiếu hoặc sai dữ liệu thì hệ thống thông báo lỗi

và yêu cầu nhập lại

Các yêu cầu đặc biệt Bệnh nhân đã đăng ký khám bệnh

Điều kiện tiên quyết Actor phải đăng nhập vào hệ thống trước khi usecase này bắt

đầu

Post-Conditions

Điểm mở rộng

Trang 35

4.1.3.7 Khám bệnh:

Tóm tắt Usecase này cho phép actor nhập thông tin khám bệnh của

bệnh nhân: triệu chứng lâm sàng, chỉ định cận lâm sàng, chẩn đoán, hướng xử lý

Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn chức năng khám bệnh

2 Hệ thống hiển thị danh sách bệnh nhân chờ khám

3 Hệ thống yêu cầu chọn bệnh nhân khám bệnh

4 Actor chọn bệnh nhân và nhấn nút khám bệnh

5 Hệ thống hiển thị màn hình khám bệnh có thông tin về bệnh nhân đã chọn và yêu cầu actor nhập thông tin khám bệnh của bệnh nhân

6 Actor nhập thông tin vào

- Nếu actor chọn “Chỉ định cận lâm sàng” thì usecase Chỉ định cận lâm sàng bắt đầu

- Nếu actor chọn “Xem hồ sơ BN” thì usecase Xem hồ sơ

9 Hệ thống cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin khám chữa bệnh của bệnh nhân

10 Hệ thống thông báo đã lưu thành công Dòng sự kiện phụ Dữ liệu nhập bị sai

Actor nhập thiếu hoặc sai dữ liệu thì hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại

Các yêu cầu đặc biệt Bệnh nhân đã đăng ký khám bệnh và có tên trong danh sách

Trang 36

4.1.3.8 Chỉ định cậm lâm sàng:

Tóm tắt Usecase này cho phép actor chọn các chỉ định cận lâm sàng

cho bệnh nhân như: xét nghiệm, chụp x-quang, siêu âm, điện tim

Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn chức năng chỉ định cận lâm sàng

2 Hệ thống hiển thị thông tin phiếu chỉ định cận lâm sàng: thông tin bệnh nhân và yêu cầu actor chọn các cận lâm sàng cần cho bệnh nhân thực hiện

3 Actor chọn loại lâm sàng cần cho bệnh nhân thực hiện và chọn “cập nhật”

4 Actor chọn “Danh sách chỉ định cận lâm sàng” để xem và in danh sách các chỉ định

5 Hệ thống hiển thị thông tin phiếu chỉ định cận lâm sàng: thông tin bệnh nhân, các cận lâm sàng đã được chỉ định, tổng số tiền phải đóng

6 Actor chọn nút “Lưu” để lưu phiếu chỉ định cận lâm sàng và gửi các thông tin đã chọn đến hệ thống

7 Hệ thống thêm vào cơ sở dữ liệu thông tin về chỉ định cận lâm sàng của bệnh nhân

8 Actor chọn nút “In” để in phiếu chỉ định cận lâm sàng

9 Usecase kết thúc Dòng sự kiện phụ

Tóm tắt Use case này cho phép người dùng xem hồ sơ khám bệnh của

bệnh nhân từ trước đến nay

Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn “Xem hồ sơ” trên màn hình khám bệnh

2 Hệ thống hiển thị danh sách các lần khám bệnh của bệnh nhân

Trang 37

3 Actor chọn lần khám bệnh cần xem

4 Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết của lần khám bệnh đó

5 Usecase kết thúc Dòng sự kiện phụ

Post-Conditions Usecase thành công hay thất bại thì trạng thái của hệ thống vẫn

không thay đổi

Điểm mở rộng Không có

4.1.3.10 In toa thuốc:

Tóm tắt Usecase này cho phép người dùng in toa thuốc cùng các chỉ dẫn

cách dùng thuốc và lời dặn của bác sĩ Toa thuốc này sẽ được đưa cho bệnh nhân

Dòng sự kiện chính 1 Actor chọn “In toa” trên màn hình khám bệnh

2 Hệ thống truy xuất toa thuốc có trong cơ sở dữ liệu và hiển thị thông tin về toa thuốc

3 Actor chọn nút in để cho in toa thuốc Toa thuốc này được chuyển đến bệnh nhân

4 Usecase kết thúc Dòng sự kiện phụ

Toa thuốc phải tồn tại trong cơ sở dữ liệu

Post-Conditions Trạng thái của hệ thống không thay đổi sau khi use case này

thực hiện

Điểm mở rộng Không có

Ngày đăng: 27/02/2019, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w