1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV SỬA CHỮA MÁY BAY 42 THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

262 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 262
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 1 SVTH: Bùi Hữu Lo

Trang 1

   

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE

NGHỀ NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV SỬA

CHỮA MÁY BAY 42 THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Họ và tên sinh viên: BÙI HỮU LONG Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Niên khóa: 2010 - 2014

Tháng 12/2013

Trang 2

i   

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV SỬA CHỮA MÁY BAY 42 THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Tác giả

BÙI HỮU LONG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 12/2013

Trang 3

ii   

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên SV: BÙI HỮU LONG Mã số SV: 10157095

Khóa học: 2010 – 2014 Lớp: DH10DL

1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng

tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS

18001:2007

2 Nội dung KLTN SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tìm hiểu tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và tình hình áp dụng tại Việt Nam

và trên thế giới

 Tồng quan các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Công ty TNHH

MTV sửa chữa máy bay 42

 Thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007 tại Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42

 Kiến nghị thực hiện OHSAS 18000 tại đơn vị

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 09/2013 và kết thúc: 12/2013

4 Họ và tên GVHD: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày ….tháng….năm 2013 Ngày tháng năm 2013

Ban chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn

Vũ Thị Hồng Thủy

Trang 4

iii   

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, với tấm lòng chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu nhà Trường, các Thầy – Cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống.từ đó làm hành trang cho công tác sau này

Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân đến Th.S Vũ Thị Hồng Thủy, người đã hướng dẫn,

hỗ trợ, động viên và đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bài khóa luận này Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo, các công nhân của các phân xưởng, đặc biệt là phòng Cơ điện thuộc công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 đã hỗ trợ, cung cấp những kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thượng tá Nguyễn Công Hoan, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay A42 Cục kỹ thuật phòng không – không quân

Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình những tình cảm chân thành nhất vì đã luôn đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn

Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên

Bùi Hữu Long

Trang 5

iv   

TÓM LƯỢC KHÓA LUẬN

Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” được thực hiện từ 09/2013 đến 12/2013 tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 với các nội dung chính như sau:

- Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000:

 Tổng quan về hệ thống OHSAS 18001:2007

 Tình hình áp dụng hệ thống OHSAS trên thế giới và tại Việt Nam

- Tổng quan về công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42:

 Giới thiệu chung về công ty

 Đánh giá tình hình An toàn vệ sinh lao động tại công ty và khả năng áp dụng

hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

- Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 : 2007 cho công ty:

 Nhận diện được 148 mối nguy, chia thành 21 nhóm mối nguy có liên quan đến vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của CB-CNV từ tất cả các hoạt động sản xuất của Công ty Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế và kiểm soát các mối nguy

 Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 phục vụ cho việc kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại công ty

- Kết luận và kiến nghị: Đánh giá và đưa ra các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng hệ thống Đồng thời đề xuất ý kiến giúp xây dựng hệ thống hoàn chỉnh

Trang 6

v   

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM LƯỢC KHÓA LUẬN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN THỜI GIAN – PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu đề tài 2

1.2.2 Giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu 2

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2

1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18000 4

2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS 18000 4

2.2 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007 4

2.3 CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007 5

2.4 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 6

2.4.1 Về mặt thị trường 6

2.4.2 Về mặt kinh tế 6

2.4.3 Quản lý rủi ro 6

2.4.4 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận 6

2.5 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 6

Chương 3:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SỬA CHỮA MÁY BAY 42 8

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 8

3.1.1 Thông tin chung 8

3.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8

3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 9

Trang 7

vi   

3.1.4 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 10

3.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 10

3.1.6 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua 12

3.1.7 Các hệ thống quản lý hiện có tại công ty 12

3.2 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT 12

3.2.1 Nguồn nhân lực 12

3.2.2 Quy trình sửa chữa máy bay trực thăng 12

3.2.3 Quy trình sửa chữa các loại động cơ 15

3.2.4 Máy móc và thiết bị chính phục vụ sản xuất, sửa chữa 16

3.2.5 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất 19

3.2.6 Nhu cầu sử dụng điện, nước 20

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG 21

3.3.1 Hiện trạng môi trường không khí khu vực lao động 21

3.3.2 Hiện trạng nước thải 23

3.3.2.1 Nước mưa chảy tràn 23

3.3.2.2 Nước thải sinh hoạt 23

3.3.2.3 Nước thải sản xuất 23

3.3.3 Chất thải rắn 25

3.3.3.1 Chất thải rắn không nguy hại 25

3.3.3.2 Chất thải nguy hại 26

3.4 HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 26

3.4.1 Công tác vệ sinh lao động - bảo hộ lao động 26

3.4.2 An toàn điện 28

3.4.3 Phòng chống cháy nổ 28

3.4.4 An toàn hóa chất 29

3.4.5 Thực hiện an toàn sức khỏe nghề nghiệp 29

Chương 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 CHO CÔNG TY 31

4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP BAN AT&SKNN 31 4.1.1 Phạm vi của hệ thống AT&SKNN 31

Trang 8

vii   

4.1.2 Thành lập ban AT&SKNN 31

4.2 CHÍNH SÁCH AT&SKNN VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH 33

4.2.1 Chính sách AT&SKNN 33

4.2.2 Phổ biến chính sách 34

4.3 HOẠCH ĐỊNH 34

4.3.1 Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro 34

4.3.1.1 Nhận diện mối nguy 34

4.3.1.2 Đánh giá rủi ro 35

4.3.2 Yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác 39

4.3.3 Mục tiêu và các chương trình 39

4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 41

4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và quyền hạn 41

4.4.1.1 Giám đốc công ty 41

4.4.1.2 Đại diện lãnh đạo 41

4.4.1.3 Thư ký ban AT&SKNN 42

4.4.1.4 Phó ban AT&SKNN 42

4.4.1.5 An toàn viên 42

4.4.1.6 Đại diện công nhân 42

4.4.1.7 Các thành viên còn lại trong ban 43

4.4.2 Năng lực đào tạo và nhận thức 43

4.4.3 Trao đổi thông tin, tham gia, và tham vấn 44

4.4.4 Hệ thống tài liệu AT&SKNN 45

4.4.5 Kiểm soát tài liệu 46

4.4.6 Kiểm soát điều hành 46

4.4.7 Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp 48

4.5 KIỂM TRA 48

4.5.1 Đo lường và giám sát thực hiện 48

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 49

4.5.3 Điều tra sự cố 49

4.5.3.1 Điều tra sự cố TNLĐ 49

4.5.3.2 Điều tra bệnh nghề nghiệp 50

Trang 9

viii   

4.5.3.3 Sự cố cận nguy hiểm 50

4.5.4 Sự không phù hợp, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa 50

4.5.5 Kiểm soát hồ sơ 51

4.5.6 Đánh giá nội bộ 51

4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 52

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 KẾT LUẬN 53

5.2 KIẾN NGHỊ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 55

Trang 10

ix   

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AT&SKNN : An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

ATLĐ : An toàn lao động

BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường

BLĐTBXH : Bộ Lao động thương binh và xã hội

CB-CNV : Cán bộ, công nhân viên

CTNH : Chất thải nguy hại

PK-KQ : Phòng không không quân

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh

Trang 11

x   

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Bảng 3.1: Danh mục máy móc thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất 17 

Bảng 3.2: Danh mục nguyên nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất 19 

Bảng 3.3: Danh sách các loại hóa chất 20 

Bảng 3.4: Thông số môi trường trong khu vực lao động 22 

Bảng 3.5: Thành phần dòng thải từ quá trình mạ điện 24 

Bảng 3.6: Khối lượng các loại chất thải nguy hạị 26 

Bảng 3.7: Bảng phân phát bảo hộ lao động theo bộ phận 27 

Bảng 3.8: Danh mục trang thiết bị phòng cháy chữa cháy tại công ty 29 

Bảng 3.9:Bảng phân loại sức khỏe công nhân công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 30 

Bảng 4.1: Phổ biến chính sách AT&SKNN tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 34 

Bảng 4.2: Chu kỳ thực hiện công việc 36 

Bảng 4.3: Tần suất xảy ra sự cố 36 

Bảng 4.4: Hậu quả (Mức độ nghiêm trọng) 36 

Bảng 4.5: Khả năng tự bảo vệ 37 

Bảng 4.6: Đánh giá cấp độ rủi ro 37 

Bảng 4.7: Bảng thống kê cấp độ rủi ro 38 

Bảng 4.8: Tiến trình thực hiện việc xác lập các mục tiêu 40 

Trang 12

xi   

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp 5 

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bố trí nhân sự của công ty 11 

Hình 3.2: Quy trình sửa chữa máy bay trực thăng 13 

Hình 3.3: Quy trình sửa chữa các loại động cơ 15 

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải hiện tại của công ty 24 

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức ban AT&SKNN 32 

Hình 4.2: Hệ thống phân cấp tài liệu chung tại công ty 45   

Trang 13

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 1

SVTH: Bùi Hữu Long

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình lao động và sản xuất, con người là vốn quí nhất, con người làm

ra của cải vật chất và là động lực chính cho sự phát triển của xã hội Sức khoẻ và sinh mạng của người lao động là tài sản vô giá của mỗi gia đình, mỗi quốc gia Vì vậy, để đảm bảo hạnh phúc của mỗi gia đình, cho an sinh và phát triển kinh tế xã hội, con người phải tham gia hoạt động lao động sản xuất trong điều kiện an toàn Việc hình thành thói quen an toàn lao động là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho người lao động phòng ngừa được sự cố, tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp Do vậy, sẽ có một số yêu cầu buộc người lao động phải tự giác tuân theo hằng ngày, trước, trong và sau mỗi công việc, để hình thành thói quen đó và để bảo vệ an toàn cho chính người lao động, cho những đơn vị trực tiếp quản lý người lao động

Theo thông báo số: 3120/TB – LDTBXH về tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2013 của bộ lao động thương binh và xã hội trong 6 tháng năm 2013 số vụ TNLĐ tăng 262 vụ (tăng 8,6%), tổng số nạn nhân tăng 271 người (tăng 8,6%), số vụ TNLĐ chết người tăng 49 vụ (tăng 19,1%) và số người chết tăng 44 người (tăng 15,8%) so với 6 tháng đầu năm 2012 Cũng theo thống kê, nguyên nhân hàng đầu để xảy ra những vụ tại nạn trên là do người sử dụng lao động chiếm 50,8% và nguyên nhân do người lao động chiếm 45,9% Đây thật sự là là những con số đáng báo động trong 6 tháng đầu năm 2013 về tình hình an toàn lao động tại Việt Nam, điều này sẽ gây ra những thiệt hại và tổn thất lớn về tính mạng, tài sản cũng như hình ảnh của các công ty để xảy ra tai nạn nói riêng và hình ảnh về môi trường lao động tại Việt Nam nói chung

Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành kỹ thuật sữa chữa hàng không Nơi đây đặt ra yêu cầu cao về an toàn và

kỹ thuật nhằm đảm bảo về vật chất và con người trong những điều kiện làm việc ở

Trang 14

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 2

SVTH: Bùi Hữu Long

những nơi tồn tại nhiều nguy cơ gây mất an toàn như: làm việc trong không gian hạn chế, làm việc trên cao, làm việc tại môi trường độc hại, công tác vận chuyển vật tư,

nâng hạ thiết bị, động cơ… Do đó với đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” Tôi hy vọng sẽ góp phần cải thiện môi trường

làm việc cho người lao động, và giúp công ty nhận diện các mối nguy có thể có để hạn chế các vấn đề ở mức tốt nhất

1.2 MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN THỜI GIAN – PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.2 Giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu

- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013

- Phạm vi: Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42, tên tắt: Nhà máy A42 Khu phố 10 phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

- Đối tượng: tất cả các hoạt động tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42

có khả năng gây ra các vấn đề về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp

1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

- Phương pháp khảo sát điều tra: Tiến hành khảo sát hiện trạng an toàn lao động của công ty thông qua quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra trong công ty, phỏng vấn cán bộ, nhân viên về các vấn đề liên quan đến ATLĐ tại công ty

- Phương pháp tiếp cận quá trình: Phương pháp này dùng để xác định các mối nguy tại công ty

- Phương pháp thống kê, mô tả: Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống ATLĐ các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong có tác động đến con người

- Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan: tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007, tài liệu của công ty, sổ tay ATLĐ, sách, báo, internet…

Trang 15

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 3

SVTH: Bùi Hữu Long

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực OHSAS 18001, các nhân viên ATLĐ đang thực hiện công tác quản lý ATLĐ tại công ty

1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 và xây dựng một số thủ tục chứ không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho công ty

Đề tài chỉ xây dựng trên lý thuyết, chưa tính toán chi phí thực hiện và chưa được áp dụng trên thực tế Do đó, không tránh khỏi thiếu sót và chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng thực tế

Trang 16

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 4

SVTH: Bùi Hữu Long

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18000

2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS 18000

Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65) Đây là tài liệu giới thiệu các yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an toàn một cách phòng ngừa tích cực Tuy vậy, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn dùng cho các công ty hoạt động ở vương quốc Anh mong muốn thực hiện cho phù hợp với luật pháp của Anh về sức khỏe và nghề nghiệp,

và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận

Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn thành tài liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800 Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận: tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Tiêu chuẩn BS 8800 cũng như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất bắt buộc Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận

Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã tạo ra cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu, với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới

2.2 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007

Trang 17

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 5

SVTH: Bùi Hữu Long

Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A và bao gồm:

- Thiết lập chính sách an toàn

- Lập kế hoạch

- Thực hiện và điều hành

- Kiểm tra và hành động khắc phục

- Xem xét của lãnh đạo

Hình 2.1: Mô hình Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

2.3 CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007

- Hoạch định về việc nhận dạng, đánh giá và kiểm soát hiểm nguy

- Các yêu cầu của luật pháp

- Mục tiêu

- Chương trình quản lý AT&SKNN

- Áp dụng và điều hành

- Cấu trúc và trách nhiệm

- Đào tạo, nhận thức và năng lực

- Tư vấn và thông tin

- Tài liệu

- Kiểm soát tài liệu

- Chuẩn bị sãn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

- Khắc phục và phòng ngừa

- Đo lường và giám sát việc thực hiện

- Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa

- Hồ sơ và quản lý hồ sơ

- Đánh giá

Thiết lập chính sách an toàn

Lập kế hoạch

Thực hiện và điều hành

Kiểm tra và hành động khắc

Xem xét của lãnh đạo

Cải tiến thường xuyên

Trang 18

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 6

SVTH: Bùi Hữu Long

- Xem xét của lãnh đạo  

2.4 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

2.4.1 Về mặt thị trường

- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc

- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng

- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp

- Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước

- Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại

- Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm

- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có)

2.4.4 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận

- Được sự đảm bảo của bên thứ ba

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại

- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá

2.5 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Các quốc gia áp dụng, triển khai tiêu chuẩn OHSAS 18001 được chia thành hai nhóm:

Trang 19

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 7

SVTH: Bùi Hữu Long

1 Áp dụng triển khai chấp nhận nguyên bản OHSAS 18001, như Úc, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan,Việt Nam Hồng Koong, Malaysia, Brazil…

2 Soạn thảo trên cơ sở OHSAS 18001 thành tiêu chuẩn của quốc gia mình như:

Ấn Độ, (IS 18001), Thái Lan (TIS 18001 OHS-MS), Hàn Quốc (KOSHA 18001)

Tại Hàn Quốc, trên cơ sở Bộ Luật An toàn sức khỏe công nghiệp quy định rõ ràng về HTQL-AT&SKNN và căn cứ vào OHSAS 18001, Cục AT&SKNN Hàn Quốc

đã phát triển thành tiêu chuẩn KOSHA 18001 và khởi động để thúc đẩy triển khai Hệ thống này trong ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng từ năm 1999 Hiện tại tính riêng trong ngành xây dựng Hàn Quốc đã có 6 khách hàng, 10 nhà thầu chính và 11 nhà thầu phụ đã được cấp chứng nhận KOSHA 18001

Kết quả đánh giá, phân tích số liệu điều tra 40 công ty áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001 thuộc 13 ngành công nghiệp khác nhau tại Đài Loan, với 72,5% công

ty có quy mô lớn và 27,5% công ty có quy mô vừa và nhỏ

Tại Ấn Độ, sau 3 năm áp dụng triển khai HTQL-AT&SKNN theo OHSAS

18001 trong ngành công nghiệp xi măng đã dẫn đầu kết quả thực hiện an toàn tốt hơn, được chứng minh rõ ràng bằng tỷ lệ số vụ tai nạn lao động giảm rõ rệt sau mỗi năm: năm thứ nhất giảm 44%, năm thứ hai giảm 60%, năm thứ ba giảm 100%; không có trường hợp bị bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ tăng liên tục: năm thứ nhất 20%, năm thứ hai 32%, năm thứ ba tăng 53,5% so với trước khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001

Tại Việt Nam, các công ty liên doanh, công ty có vốn nước ngoài thường áp dụng hệ thống này như là điều kiện bắt buột từ các công ty mẹ Một số công ty điển hình như Vedan, Crown, Nhà máy nước Bình An…Các công ty Việt nam vẫn đang chật vật với hệ thống quản lý chất lượng và chưa đủ nguồn lực để thực hiện hệ thống này Số lượng công ty Việt nam đạt giấy chứng nhận OHSAS chỉ đếm trên đầu ngón tay

Trang 20

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

3.1.1 Thông tin chung

- Tên cơ sở: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sửa chữa máy bay 42

- Phía Bắc: giáp với phường Tân Phong

- Phía Nam: giáp với quảng trường tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây: giáp với Phường Bửu Long

- Phía Đông; giáp với khu chung cư Phước Hải

 Diện tích: 100 ha

 Điều kiện tự nhiên:

Trang 21

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 9

SVTH: Bùi Hữu Long

Mang đặc điểm chung của thành phố Biên Hòa và khu vực Đông Nam Bộ: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ, khô nhiều vào mùa đông, khí hậu tương đối hài hòa, ít thiên tài bão lũ

 Khí hậu theo hai mùa: mưa – khô

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27,1ºC Chế độ không khí ẩm tương đối cao

- Lượng mưa cao, bình quân hàng năm 1.688mm

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân hàng năm 80%; bình quân mùa mưa 84,8% và trị số cao tuyệt đối tới 88%; bình quân mùa khô 74,8% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 71%

- Về gió, thành phố Biên Hòa chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc

3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập 31/5/1975 trên cơ sở tiếp thu nhà máy sửa chữa máy bay và động cơ của Mỹ trang bị cho Không quân ngụy: Nhà máy chuyên sửa chữa các loại máy bay UH-1, A-37, F5, AD5, AD-6 và các loại động cơ của máy bay

Từ năm 1980 đến nay công ty được đầu tư dây chuyền sửa chữa lớn máy bay trực thăng theo tài liệu và công nghệ do Liên xô (cũ) chuyển giao và hướng dẫn, gồm các loại máy bay trực thăng: Mi-24, Ka-28, Ka-32, Mi-8, Mi-17

Từ năm 1991 đến nay, được đầu tư các dây chuyền công nghệ sửa chữa lớn động cơ tuabin khí hàng không của Quân chủng PK-KQ Đã và đang sửa chữa lớn các loại động cơ hàng không như R25-300, R13-300, AI-25TL, TV3-117 ; sửa chữa hồi phục các loại động cơ tuabin khí cho Quân chủng Hải quân như M-2BE, động cơ KR-

7, ĐG-4M, Tua bin tăng áp G64 và lắp ráp thử nghiệm động cơ TJ-500 cho Viện tên lửa

Hiện nay công ty hiện có 2 dây chuyền chính là sữa chữa lớn toàn bộ các loại máy bay trực thăng sử dụng tại Việt Nam và dây chuyền nghệ sửa chữa lớn động cơ tuabin khí

Trang 22

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 10

SVTH: Bùi Hữu Long

Công ty đang được Bộ Quốc Phòng không ngừng đầu tư công nghệ để phát triển sản xuất nhằm tiến tới làm chủ toàn bộ công nghệ sửa chữa máy bay và động cơ hàng không cho nhu cầu trong nước bao gồm các lĩnh vực hàng không quân sự, dân dụng, hải quân và một số ngành công nghiệp khác có sử dụng các loại động cơ tuabin khí

Ngày 01/9/2012 công ty sửa chữa trực thăng được chuyển đổi thành công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42

3.1.4 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Hiện tại công ty có 3 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính:

- Sữa chữa các loại máy bay trực thăng

- Sửa chữa các loại động cơ phản lực hàng không

- Làm các hoạt động kinh tế khác: phục chế máy bay cũ cho các bảo tàng, sản xuất gioăng, đệm phục vụ sửa chữa KTHK

3.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự của công ty được thể hiện trong hình 3.1

Trang 23

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn

OHSAS 18001:2007

SVTH: Bùi Hữu Long

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bố trí nhân sự của công ty

Ban chính trị Phòng kỹ

thuật

Phòng kiểm tra chất lượng

Phòng vật tư Phòng tài

chính

chính-hậu cần

PX 2 Sửa chữa phụ tùng máy bay

PX 3 Sửa chữa thiết bị điện, điện tử

PX 4 Tháo lắp sửa chữa động cơ (tuabin khí)

PX 5 Sửa chữa phụ tùng động cơ

PX 6 Thử nghiệm động cơ

PX 10

Đo lường

Trạm bay thử

Đội xe

Giám đốc

Trang 24

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 12

SVTH: Bùi Hữu Long

3.1.6 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua

Trong 5 năm vừa qua, công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 đã sửa chữa cục bộ, tăng hạn, hồi tu cải tiến được gần 70 động cơ máy bay các loại; sửa chữa tăng hạn, hồi phục 10 chiếc máy bay; sửa chữa 170 thiết bị, khí tài lẻ chuyên ngành thiết bị hàng không và vô tuyến điện cho các đơn vị trong điều kiện vật tư khí tài đặc chủng khan hiếm… Giá trị tổng sản lượng đạt 232,860 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch

Công ty đã nghiên cứu, tự sản xuất một số vật tư chuyên ngành mà ngoài thị trường không có, như: gioăng, đệm trong máy bay đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế (giá thành một chiếc gioăng của máy bay nhập thường có giá vài chục USD, đắt gấp hàng chục lần công ty tự sản xuất) Công ty đã có hai đề tài cấp Bộ, hai đề tài cấp Quân chủng và 76 sáng kiến góp phần tiết kiệm hàng tỷ đồng cho Quân chủng Trong đó có đề tài: Ứng dụng công nghệ tự động hóa chế tạo cánh tay máy phục vụ cho công nghệ Plasma (phun phủ phục hồi lớp kim loại trong sửa chữa kỹ thuật hàng không) và chế tạo máy tự động mài lá tuốc bin động cơ máy bay…

đã được đưa vào ứng dụng sản xuất

3.1.7 Các hệ thống quản lý hiện có tại công ty

Công ty TNHH MTV Sữa chữa máy bay 42 hiện đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ngoài ra công ty vẫn chưa xây dựng bất kỳ một

hệ thống Quản lý môi trường cũng như Quản lý An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp nào

3.2 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT

3.2.1 Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ - công nhân viên hiện nay của công ty là khoảng 315 người

trong đó bao gồm 70 nữ; 245 nam

Các phòng ban và phân xưởng hoạt động 6 ngày/ tuần, từ thứ 2 đến thứ 7 Thời gian làm việc 8 giờ/ngày: sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h

Tùy theo nhu cầu công việc mà công ty có thể tổ chức tăng ca sản xuất từ 19h đến 21h

3.2.2 Quy trình sửa chữa máy bay trực thăng

Trang 25

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 13

SVTH: Bùi Hữu Long

Hình 3.2: Quy trình sửa chữa máy bay trực thăng

Trang 26

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 14

SVTH: Bùi Hữu Long

Thuyết minh quy trình:

Ban giám đốc tiếp nhận Quyết định điều động máy bay của Bộ Tư Lệnh phòng không – không quân vào sửa chữa Tổ chức họp bàn các phương án thích hợp phục vụ cho quá trình thực hiện Phòng Kỹ thuật đề xuất phương án tiếp nhận máy bay, khảo sát, tổng kiểm sơ bộ và lập biên bản giao nhận, tồ chức tiếp nhận đưa máy bay vào nhà máy sửa chữa

Phòng Kỹ thuật có trách nhiệm xem xét các yêu cầu kỹ thuật, chuẩn bị các tài liệu công nghệ, ban hành xuống các phân xưởng nghiên cứu và tổ chức triển khai thực hiên

Các phân xưởng theo lệnh sản xuất, sửa chữa, tiến hành tổng tháo, tháo rã, tẩy rửa và tổ chức kiểm hỏng theo đúng tài liệu hướng dẫn công nghệ, thiết lập phiếu kiểm tra Sau phân loại các sản phẩm, các phân xưởng đề xuất ban lãnh đạo các phương án

tổ chức triển khai thực hiện Vật tư, hàng hóa sẽ được cung cấp đầy đủ cho các phân xưởng (tùy theo nhu cầu của mỗi phân xưởng) để tiến hành sửa chữa, sơn xếp bộ lắp ráp và tổ chức tổng lắp theo đúng quy trình công nghệ sửa chữa phòng Kỹ thuật đã xây dựng và phát hành Phòng KCS theo sát các bước thực hiện của các phân xưởng, kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ từng công đoạn, kiểm soát và ký xác nhận vào “Phiếu Sản phẩm hợp cách” gắn cho các sản phẩm đạt yêu cầu

Các phân xưởng sau khi hoàn thành công tác sửa chữa, thiết lập phiếu báo thành phẩm chuyển phòng kỹ thuật, phòng KCS và các phòng có liên quan tổ chức xem xét

và tổng kiểm Sau tổng kiểm, các điểm còn chưa đảm bảo sẽ được báo cáo ban lãnh đạo xem xét và hiệu chỉnh phù hợp và kịp thời Sau khi có biên bản nghiệm thu kỹ thuật cấp quân chủng kết luận đảm bảo yêu cầu Hội đồng bay thử được thành lập theo quyết định của tư lệnh quân chủng, công ty tổ chức hiệp đồng với phi công và các đơn

vị có liên quan, báo hội đồng bay thử và tổ chức triển khai thực hiện Trong quá trình bay thử :

Trường hợp không đạt yêu cầu, Ban lãnh đạo công ty chỉ đạo các phân xưởng

có liên quan tổ chức hiệu chỉnh kịp thời đảm bảo chất lượng, tiến độ và tổ chức tái nghiệm thu, bay thử

Trang 27

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 15

SVTH: Bùi Hữu Long

Trường hợp đạt yêu cầu, tiếp nhận quyết định của tư lệnh Quân chủng điều động và cho phép đưa máy bay vào sử dụng và chuẩn bị các thủ tục bàn giao

3.2.3 Quy trình sửa chữa các loại động cơ

Hình 3.3: Quy trình sửa chữa các loại động cơ

Quay máy kiểm thử

Trang 28

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 16

SVTH: Bùi Hữu Long

Thuyết minh quy trình:

Ban giám đốc tiếp nhận Quyết định điều động động cơ của Cục kỹ thuật phòng không – không quân về tổ chức sửa chữa, cải tiến, nâng cấp Tiến hành họp bàn các phương án thích hợp phục vụ cho quá trình thực hiện Phòng kỹ thuật đề xuất lập phương án kỹ thuật sửa chữa động cơ kiểm tra sơ bộ và lập biên bản giao nhận

Phòng Kỹ thuật có trách nhiệm xem xét các yêu cầu kỹ thuật, chuẩn bị các tài liệu công nghệ, ban hành xuống các phân xưởng nghiên cứu và tổ chức triển khai thực hiên Các phân xưởng theo lệnh sản xuất, sửa chữa, tiến hành tổng tháo, tháo rã, tẩy rửa và tổ chức kiểm hỏng theo đúng tài liệu hướng dẫn công nghệ, thiết lập phiếu kiểm hỏng Sau phân loại các sản phẩm, các phân xưởng đề xuất ban lãnh đạo các phương

án tổ chức triển khai thực hiện Vật tư, hàng hóa sẽ được cung cấp đầy đủ cho các phân xưởng (tùy theo nhu cầu của mỗi phân xưởng) để tiến hành sửa chữa, xếp bộ lắp ráp theo đúng quy trình công nghệ sửa chữa phòng kỹ thuật đã xây dựng và phát hành Động cơ sau tổng lắp được quay máy chạy thử trên giàn thử, kiểm tra các tham

số kỹ thuật Nhằm đánh giá mức độ phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của động cơ

Sau chạy thử, động cơ được đưa về phân xưởng sửa chữa, tháo kiểm tra các chi tiết, cụm chi tiết theo quy trình công nghệ, khắc phục hiệu chỉnh những điểm chưa đạt yêu cầu, tổng lắp ráp lại toàn bộ động cơ

Động cơ sau hiệu chỉnh được quay máy kiểm thử kiểm tra lại các tham số theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Tổ chức các đơn vị liên quan thực hiện nghiệm thu kỹ thuật, quay máy kiểm tra Sau kiểm tra các các điểm còn chưa đạt yêu cầu (nếu có) sẽ được Hội đồng nghiệm thu kỹ thuật cấp Cục Kỹ thuật thông báo đến ban lãnh đạo công ty xem xét và chỉ đạo tiếp tục hiệu chỉnh đảm bảo Tiêu chuẩn kỹ thuật

Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành chuẩn bị đầy đủ các thủ tục bàn giao (hồ sơ, lý

lịch, các biên bản bàn giao …) chuyển giao cho đơn vị sử dụng

3.2.4 Máy móc và thiết bị chính phục vụ sản xuất, sửa chữa

Các thiết bị, máy móc sử dụng cho quá trình sản xuất, sửa chữa kỹ thuật hàng

không được trình bày ở bảng 3.1

Trang 29

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty

TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 17

SVTH: Bùi Hữu Long

Bảng 3.1: Danh mục máy móc thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất

Trang 30

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty

TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 18

SVTH: Bùi Hữu Long

Nguồn: Phòng Vật tư, Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42

40 Thiết bị thử nghiệm các hệ thống van

44 Thiết bị dựng đặc tính lá hướng dòng

máy nén

3 90% Nga

Trang 31

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty

TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 19

SVTH: Bùi Hữu Long

3.2.5 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất

Nhu cầu nguyên nhiên, vật liệu dùng cho công ty được thống kê trong bảng 3.1

Bảng 3.2: Danh mục nguyên nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất

Nguồn: Phòng Vật tư, Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42, năm 2012

Trang 32

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty

TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 20

SVTH: Bùi Hữu Long

Bảng 3.3: Danh sách các loại hóa chất (kg/tháng)

Nguồn: Phòng Vật tư, Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42,năm 2013 3.2.6 Nhu cầu sử dụng điện, nước

 Nước

- Nhu cầu cấp cho sản xuất: khoảng 300 – 400 m3/ngày

- Nhu cầu cấp cho sinh hoạt: 2 - 3 m3/ngày

Trang 33

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Ngoài nguồn năng lượng từ lưới điện Quốc gia, Công ty còn trang bị 2 máy phát điện dự phòng với công suất là 500KVA và 175KVA Nguồn điện dự phòng này chỉ hoạt động khi lưới điện Quốc gia gặp sự cố (mất điện)

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

3.3.1 Hiện trạng môi trường không khí khu vực lao động

 Khí thải và bụi: khí thải và bụi phát sinh từ các hoạt động sau:

- Hơi dung môi, hóa chất, bụi sơn phát sinh tại công đoạn phun sơn (toluen Etylacetate, Xylen, …)

- Khí thải từ các bể mạ và bể tẩy vật liệu mạ: Bụi, HCl, Zn, Pb

- Bụi phát sinh từ quá trình hàn, từ quá trình mài và đánh bóng kim loại: bột mài, bụi kim loại kẽm, sắt đồng, crom, oxit crom, silic

- Bụi phát sinh trong quá trình sử dụng máy phun cát

- Bụi phát sinh trong quá trình sử dụng các loại hóa chất dạng bột

 Tiếng ồn phát sinh do các hoạt động sau:

- Hoạt động di chuyển, sắp xếp các nguyên vật liệu trong khu vực sản xuất

- Hoạt động di chuyển động cơ, và tháo lắp

- Hoạt động thử nghiệm động cơ, bay thử trực thăng

- Phát sinh từ các loại máy móc, thiết bị

 Nhiệt độ

- Các loại máy móc trong khu vực sản xuất đều toả nhiệt, khoảng cách bố trí giữa các loại máy móc không lớn làm gia tăng nhiệt độ trong các phân xưởng

- Nhiệt tỏa ra do thắp sáng một số loại bóng đèn sợi đốt

- Kết cấu nhà xưởng là khung kéo bằng sắt thép và lợp tôn nên bức xạ mặt trời xuyên qua mái làm tăng nhiệt độ lên tương đối cao, đặc biệt là vào mùa khô

Trang 34

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty

TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 22

SVTH: Bùi Hữu Long

Bảng3.4: Thông số môi trường trong khu vực lao động

Nguồn: Trung tâm y tế dự phòng phía Nam – Cục Quân Y – Bộ Quốc Phòng Ghi chú: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh

lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, ngày 10 tháng 10 năm 2002

của Bộ Y tế

Như vậy, chất lượng môi trường không khí tại khu vực lao động đều đảm bảo

đạt tiêu chuẩn cho phép (QĐ 3733/2002/QĐ-BYT) Tuy nhiên cường độ âm một số

nơi còn xấp xỉ ngưỡng tối đa cho phép, do đó cần tiến hành các biện pháp để bảo đảm

an toàn cho người lao động, đặc biệt là trong trường hợp công nhân có thể làm việc lên

đến 11 tiếng/ ngày

 Biện pháp giảm thiểu trong quá trình sản xuất:

- Khí thải từ quá trình mạ được phát tán bớt ra qua bên ngoài với hệ thống nhiều

ống khói có chiều cao 4m và đường kính 0,2m

- Quá trình sơn được thực hiện trong phòng kín có hệ thống thu giữ bụi sơn bằng

thông gió, bụi sơn được giữ lại bằng bông và đem đi xử lý

Vị trí đo đạc Tiếng ồn

(dBA)

Nhiệt độ (oC)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió(m/s)

Bụi (mg/m3)

Ánh sáng (LUX)

Khu vực sửa chữa phụ

Trang 35

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 23

SVTH: Bùi Hữu Long

- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động phù hợp cho công nhân khi sử dụng các loại máy móc

- Sử dụng quạt công nghiệp công suất lớn nhằm giảm nhiệt độ và thông thoáng nhà xưởng

- Thường xuyên kiểm tra sự cân bằng và bôi trơn dầu mỡ định kỳ cho máy móc

và thiết bị

- Đối với các loại máy có độ ồn lớn hay trong quá trình thử nghiệm động cơ đều được đặt trong các phòng kín và cách âm

3.3.2 Hiện trạng nước thải

3.3.2.1 Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn có thành phần tính chất ô nhiễm nhẹ có thể xả thẳng vào

hệ thống thoát nước mưa chung của các công ty trước khi thoát vào hệ thống thoát nước trong khu vực

3.3.2.2 Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt các hoạt động vệ sinh của công nhân trong khu vực sản xuất có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan, có thể chứa các

vi trùng, loại nước này cần phải được tiến hành xử lý để đạt các tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra mương thoát nước thải chung

Ngoài ra nước thải sinh hoạt còn phát sinh từ hoạt động nấu nướng tại khu vực nhà bếp, loại nước thải này thường chứa nhiều xà phòng, chất tẩy rửa và có mùi hôi khó chịu

Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra môi trường bên ngoài

3.3.2.3 Nước thải sản xuất

 Nước thải sản xuất bao gồm:

- Nước thải trong quá trình tẩy rửa động cơ, các loại phụ tùng: Thành phần của nước thải chứa nhiều dầu mỡ, dung môi hữu cơ, kiềm , các chất hữu cơ

và xà phòng

- Nước thải từ quá trình mạ điện

- Nước thải từ quá trình sơn

Trang 36

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 24

SVTH: Bùi Hữu Long

Bảng 3.5: Thành phần dòng thải từ quá trình mạ điện

Nguồn gây ô nhiễm Dòng thải và thành phần chính

Mạ kẽm

Nước thải có chứa pH cao, có chứa nhiều kim loại Zn, xianua, amoni và các chất hoạt động

bề mặt, xút, soda

Mạ Niken Nước thải chứa Niken, Amoni, florua, acid boric, acid sunfuaric

Mạ Crom Nước thải chứa cromat, acid sunfuaric

Mạ Đồng Nước thải có chứa muối vô cơ, kim loại như đồng, xianua, amoni, soda

 Biện pháp xử lý :

Công ty đã tiến hành xử lý nước thải theo hệ thống sau:

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải hiện tại của công ty

Hầm tiếp nhận Nước thải

Trang 37

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 25

SVTH: Bùi Hữu Long

Thuyết minh quy trình:

Nước thải từ các phân xưởng được xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng

ra hệ thống xử lý nước thải Dòng thải được đưa về hầm tiếp nhận để lắng giúp giảm bớt nồng độ

Tại bể trung hòa nước thải được châm bổ sung dung dịch FeSO4 để khử các kim loại có trong nước thải, sau đó tiếp tục cho dung dịch NaOH vào để trung hòa pH Nước thải sau khi khuấy trộn trung hòa được dẫn qua bể lắng Tại đây, các bông cặn sinh ra trong quá trình phản ứng trung hòa sẽ lắng xuống, nước tràn qua máng thu nước và thải vào nguồn tiếp nhận

Bùn sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom xử lý như chất thải nguy hại

 Ưu điểm:

· Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải

 Nhược điểm:

- Công nghệ cũ, hiệu quả xử lý không cao. 

- Hóa chất không được khuấy trộn đều khi trung hòa

- Chất lượng nước thải xử lý không ổn định do không ổn định được lưu lượng nước thải trước khi pha hóa chất

 Từ quá trình sinh hoạt

- Chất thải này chủ yếu phát sinh trong nhà ăn của nhà máy, chất thải bao gồm giấy, bao nilong hộp cơm, hộp nhựa, chai nhưa

Trang 38

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty

TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 26

SVTH: Bùi Hữu Long

- Công ty thu gom tập trung và được đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt trong khu

vực là công ty TNHH MTV dịch vụ Môi trường đô thị Đồng Nai vận chuyển ra

bên ngoài để xử lý

3.3.3.2 Chất thải nguy hại

- Chất thải rắn công nghiệp nguy hại của công ty chủ yếu là bóng đèn huỳnh

quang, dầu nhớt thải, bùn thải từ hệ thống xử lí nước thải, giẻ lau dính dầu nhớt,

mực in thải

Bảng 3.6: Khối lượng các loại chất thải nguy hạị

Nguồn: Phòng Vật tư, Công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42

Đối với chất thải công nghiệp nguy hại Công ty lưu trữ tại một khu vực riêng

ngoài khu vực sản xuất và công ty đã ký hợp đồng với xí nghiệp xử lý chất thải nguy

hại để mang đi xử lý bên ngoài

3.4 HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH

MÔI TRƯỜNG

3.4.1 Công tác vệ sinh lao động - bảo hộ lao động

- Công ty hiện đã có nhân viên làm đảm trách các vấn đề an toàn lao động Công

ty đã xây dựng và thi hành các nội quy an toàn lao động, đồng thời tiến hành

cấp phát phương tiện bảo hộ lao động cho toàn bộ công nhân làm việc trong

khu vực nhà máy

- Phương tiện bảo hộ lao động được cấp phát định kỳ theo quý hoặc trong trường

hợp công nhân có yêu cầu và cấp phát riêng biệt cho các công nhân làm việc ở

các bộ phận khác nhau

Trang 39

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

GVHD: Vũ Thị Hồng Thủy 27

SVTH: Bùi Hữu Long

- Công ty cũng có nhân viên vệ sinh lao động, tiến hành lau chùi, dọn dẹp môi trường lao động trong quá trình sản xuất

- Công ty đã tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho toàn bộ công nhân làm việc trong nhà máy theo định kỳ 1 năm 1 lần

- Kết quả huấn luyện được văn bản hóa và đề trình ban giám đốc xem xét và đánh giá Những công nhân chưa hoàn thành khóa huấn luyện hoặc không đạt yêu cầu sẽ phải tiếp tục trong lần huấn luyện tiếp theo

Bảng 3.7: Bảng phân phát bảo hộ lao động theo bộ phận

Bộ phận sản xuất Phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát

Khu vực sửa chữa trực thăng

- Găng tay vải

- Găng tay chịu hóa chất

- Găng tay chịu nhiệt

Khu vực sửa chữa động cơ

- Găng tay vải

- Găng tay chịu hóa chất

- Găng tay chịu nhiệt

- Khẩu trang vải

- Găng tay vải

- Găng tay chịu hóa chất

- Khẩu trang vải

Trang 40

Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại tại công ty TNHH MTV sửa chữa máy bay 42 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

và nhắc nhở cán bộ, công nhân viên trong công ty về vấn đề an toàn trong sản xuất và sinh hoạt

- Các phân xưởng đều được trang bị các phương tiện cứu hỏa như bình CO2, thùng cát, xẻng, các thiết bị này thường xuyên được kiểm tra hàng tháng

- Tại những nơi có nguy cơ gây cháy nổ cao… Công ty treo bảng cấm hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa

- Công ty còn được trang bị xe cứu hỏa chuyên dụng được dùng khi có trường hợp cháy lớn hoặc trong quá trình thử nghiệm động cơ, bay thử

- Phân xưởng thử nghiệm động cơ được trang bị hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống thông tin, báo động

- Về công tác, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy của nhà máy do Đội phòng cháy chữa cháy Biên Hòa đảm nhiệm

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w