Slide về vấn đề bắt nạt qua mạng, hay còn gọi là bắt nạt trực tuyến, hỗ trợ cho bày trình bày, bài thuyết trình về vấn đề nhức nhối hiện nay. Vấn đề bắt nạt trực đang diễn ra mà ngày càng phức tạp, gây lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Hi vọng slide này sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn công tác tốt
Trang 1BẮT NẠT QUA MẠNG
CYBERBULLYIN G
Nhóm 4:
1 Cao Thị Linh
2 Lê Minh Hồng Kha
3 Tạ Thùy Trang
4 Hoàng Ngân
5 Đặng Nhật Hào
Trang 2Hướng giải quyết
Đối tượng thường bị bắt nạt Nguyên nhân và Hậu quả Các hình thức bắt nạt qua mạng Định nghĩa
BẮT NẠT QUA MẠNG
Trang 3Bắt nạt qua mạng là gì?
Trang 4 Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying) hoặc tấn công mạng hoặc bắt nạt trực tuyến là một hình thức mà các cá
nhân sử dụng các phương tiện điện tử để bắt nạt, quấy rối
người khác, làm cho họ bị tổn thương, thậm chí gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Đó là những hành vi mang tính chất hung hăng,
có chủ đích bởi một người hoặc một nhóm người
nào đó lặp đi lặp lại qua thời gian lên một cá nhân
khác họ thường không thể dễ dàng tự vệ được.
ĐỊNH NGHĨA
Trang 5Gây đau khổ (Flaming): một người nào đó cố tình
sử dụng ngôn ngữ khắc nghiệt và công kích và tiến hành các cuộc chiến tranh luận trên mạng
3
Quấy rối (Harassment): gửi các thông điệp công
kích, thô lỗ, và tin nhắn xúc phạm hay để bạo hành,
lạm dụng; Viết những bình luận, bức hình làm khó
chịu hay gây xấu hổ trong các phòng trò chuyện trên
mạng…
1
CÁC HÌNH THỨC
Phỉ báng (Denigration): gửi các thông tin giả mạo,
không đúng sự thật về người khác Chia sẻ hình ảnh
về một người nào đó với mục đích chế giễu, lan truyền các tin đồn và lời thị phi không đúng sự thật
2
Trang 6CÁC HÌNH THỨC
Bám theo trên mạng (Cyber Stalking):lặp đi lặp
lại việc gửi các thông điệp, tin nhắn bao gồm: đe dọa làm tổn thương, quấy rối hoặc tham gia vào các hoạt động trực tuyến khác, làm cho một người lo sợ cho sự an toàn của bản thân
6
Loại bỏ, cô lập (Exclusion) loại bỏ một ai đó
khỏi nhóm chẳng hạn như nhóm nhắn tin chung, những ứng dụng trên mạng, các trang mạng chơi game, và những hình thức tham gia trên mạng khác
7
Mạo danh (Impersonation): đột nhập vào mạng xã
hội của ai đó và sử dụng danh tính trên mạng (vừa đột
nhập) để gửi hay đăng các tin khiêu dâm phóng đãng,
hoặc các tài liệu (bài viết, hình ảnh, đoạn ghi âm,
video clips…) đáng xấu hổ cho người khác
4
Phát tán và lừa đảo (Outing and Trickery): một ai
đó chia sẻ các thông tin cá nhân hoặc lừa đảo để lấy các thông tin bí mật rồi chuyển tiếp cho người khác
5
Trang 7NGUYÊN NHÂN
NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
Thường do hùa theo bạn bè,
“trêu đùa cho vui”
Muốn được mọi người chú ý
Trả thù lại do có mâu thuẫn từ
trước
Trang 8NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
HẬU QUẢ
Rối loạn lo âu, rối loạn trầm
cảm
Tự làm đau bản thân
Có thể dẫn tới tự tử
Thiếu tự tin và tổn thương sự tự
trọng nặng nề
Có cảm giác sợ hãi, buồn bã,
tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt
nạt
Trang 9NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
MỘT SỐ VÍ DỤ:
Sinh viên N.T.M.H và bạn của mình năm nhất
của Đại Học Ngoại ngữ-ĐHĐN đã quay lén các
bạn nữ sinh tắm trong thời gian học quân sự rồi
đăng tải lên mạng Sáng 4/12/2018, Trường đã
ban hành quyết định thôi học với sinh viên này.
Năm 2013, nữ sinh N.T.T.L (18 tuổi), học
trường THPT Hai Bà Trưng, xã Hương Ngải,
Thạch Thất, Hà Nội đã uống thuốc diệt cỏ tự tử
vì bị bạn ghép hình có tính chất khiêu dâm rồi
đăng tải trên mạng xã hội.
Trang 10NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
MỘT SỐ VÍ DỤ:
Tháng 10/2016, học sinh lớp 8
Trường THCS Nguyễn Tri Phương
(Khánh Hòa) đã đăng lên Facebook
rằng nếu đủ 1.000 like sẽ tới đốt
trường với mục đích gây sự chú ý
Khi đủ 1.000 like, bạn bè trên
Facebook đã ép em đốt trường nếu
không sẽ bị đánh Nữ sinh này đã
hành động dại dột khiến em bị bỏng
hai chân, thật may không gây hậu
quả nghiêm trọng cho ngôi trường
Trang 11ĐỐI TƯỢNG BỊ BẮT NẠT
Theo khảo sát Trung tâm nghiên cứu Pew
(Hoa Kì): Bắt nạt trên mạng xã hội đặc
biệt phổ biến ở giới trẻ 67% bạn trẻ
trong độ tuổi từ 18 – 29 là nạn nhân 33%
nạn nhân trên 30 tuổi bị quấy rối online
(Nguồn: Wikipedia)
Tại Đà Nẵng, ThS Nguyễn Thị Bích Hạnh, ThS Nguyễn Thị Phương Trang, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã có nghiên cứu khảo sát, phân tích thực hiện trên 500 học sinh THPT
Kết quả phân tích số liệu cho thấy
• 2,9% học sinh không bao giờ bị BNTT
• 22,1% học sinh hiếm khi bị BNTT
• 28,4% học sinh thỉnh thoảng bị BNTT
• 7,7% học sinh thường xuyên bị bắt nạt
• 9% học sinh rất thường xuyên bị bắt nạt trên mạng
Nguồn: Báo Dân Trí
Trang 12ĐỐI TƯỢNG BỊ BẮT NẠT
Kết quả nghiên cứu thực trạng bắt nạt trực tuyến ở học
sinh THCS và THPT được trường ĐH Giáo dục, ĐH QG Hà Nội thực hiện tại 3 tỉnh (Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa) với
864 HS:
Cứ 10 học sinh, thì có 3 học sinh bị bắt
nạt trực tuyến
Nguồn: Báo Kinh tế Đô thị ngày 2.1.2019
Trang 13ĐỐI TƯỢNG BỊ BẮT NẠT
Kết quả nghiên cứu thực trạng bắt nạt trực tuyến ở học
sinh THCS và THPT được trường ĐH Giáo dục, ĐH QG Hà Nội thực hiện tại 3 tỉnh (Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa) với
864 HS:
Nguồn: Báo Kinh tế Đô thị ngày 2.1.2019
Trang 14ĐỐI TƯỢNG BỊ BẮT NẠT
Kết quả nghiên cứu thực trạng bắt nạt trực tuyến ở học
sinh THCS và THPT được trường ĐH Giáo dục, ĐH QG Hà Nội thực hiện tại 3 tỉnh (Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa) với
864 HS:
Nguồn: Báo Kinh tế Đô thị ngày 2.1.2019
Trang 15HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Trang 16 Không truyền đi bất kỳ hình thức tin nhắn hay hình ảnh bắt nạt
Dùng áp lực bạn bè để đảm bảo bạn bè nghĩ rằng bắt nạt trên mạng là không được phép
Không chia sẻ thông tin cá nhất dưới bất kỳ hình thức nào – bao gồm địa chỉ và số điện thoại
Không chia sẻ mật khẩu với ai
Trang 17HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Trò chuyện với cha mẹ hoặc người lớn
đáng tin khác nếu bạn phân vân về hành vi của người khác đối với mình
Không đăng tải hoặc nhắn tin với bạn học những điều bạn không cảm thấy thoải mái
Không đăng bài xả giận
Đối xử với người khác như cách mà bạn
muốn mình được đối xử
Trang 18Cám ơn cô và các bạn đã
lắng nghe!