Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì yếu tố nhân lực y tế là yếu tố then chốt, quyết định. Xuất phát từ những lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nhân lực tại bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương” để làm luận văn thạc sỹ.
Trang 1z
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
-*** -Nguyễn Văn Hải
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH : Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐÀM VĂN NHUỆ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các số liệutrong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực vàchưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đếncán bộ công nhân viên tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Đặc biệt xin chân thành
cảm ơn GS.TS Đàm Văn Nhuệ đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chia sẻ và động viên tôihoàn thành bản luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hải
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp khoa học của luận văn 5
7 Kết cấu luận văn 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN 7
1.1 Nhân lực và đặc điểm nhân lực bệnh viện 7
1.1.1 Bệnh viện 7
1.1.2 Nhân lực bệnh viện 8
1.1.3 Đặc điểm của nhân lực bệnh viện 10
1.1.4 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện 11
1.2 Chất lượng nhân lực của bệnh viện 12
1.2.1 Khái niệm chất lượng nhân lực 12
1.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhân lực của bệnh viện 14
1.3 Nâng cao chất lượng nhân lực của bệnh viện 17
1.3.1 Tuyển dụng đội ngũ y, bác sỹ 18
1.3.2 Đào tạo đội ngũ y, bác sỹ 18
1.3.3 Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ y, bác sỹ 19
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực của bệnh viện 20
1.4.1 Nhân tố bên trong bệnh viện 20
1.4.2 Nhân tố bên ngoài Bệnh viện 22
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực của một số bệnh viện và các bài học có thể áp dụng ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 25
1.5.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực ở một số bệnh viện 25
1.5.2 Các bài học có thể áp dụng ở bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương 27
Trang 6TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 30
2.1 Tổng quan về bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 34
2.1.3 Kết quả hoạt động của bệnh viện giai đoạn 2011 – 2015 35
2.2 Thực trạng kết quả nâng cao chất lượng nhân lực tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 36
2.2.1 Thể lực nhân lực tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 36
2.2.2 Trí lực nhân lực tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 41
2.2.3 Tâm lực nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 47
2.3 Tiêu chí đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 49
2.4 Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 52
2.4.1 Công tác tuyển dụng và thu hút nhân lực 52
2.4.2 Công tác bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân lực 54
2.4.3 Chế độ đãi ngộ, điều kiện và môi trường làm việc 56
2.4.4 Công tác quy hoạch cán bộ 58
2.4.5 Công tác sử dụng, đánh giá cán bộ · 59
2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nhân lực tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 61
2.5.1 Các nhân tố chủ quan 61
2.5.2 Các nhân tố khách quan 64
2.6 Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 65
2.6.1 Kết quả đạt được 65
2.6.2 Những hạn chế 67
2.6.3 Nguyên nhân hạn chế 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 70
3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 70
3.1.1 Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và chiến lược phát triển bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đến năm 2020 70 3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng nhân lực tại bệnh viện Nhiệt đới Trung
Trang 73.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2016 – 2020 73
3.2.1 Hoàn thiện quy trình và tổ chức công tác đào tạo 73
3.2.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng, thu hút đội ngũ y bác sĩ 76
3.2.3 Hoàn thiện chính sách sử dụng y bác sĩ tại bệnh viện 78
3.2.4 Hoàn thiện chính sách thù lao, phúc lợi cho đội ngũ y bác sĩ 82
3.2.5 Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc tại Bệnh viện 88
3.2.6 Nâng cao y đức của đội ngũ y bác sĩ 91
3.3 Một số kiến nghị 91
3.3.1 Đối với Bộ Y Tế 91
3.3.2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 92
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01: BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ BẢN CHẤM ĐIỂM CỦA BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
PHỤ LỤC 02: BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
PHỤ LỤC 03: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 04: BẢNG CÂU HỎI VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ Y, BÁC SỸ TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
PHỤ LỤC 05: PHIẾU KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH VỀ THÁI ĐỘ PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
Trang 8DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 34
Bảng: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của bệnh viện giai đoạn 2011 – 2015 35
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi và giới tính tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 37
Bảng 2.3: Mức độ phù hợp cơ cấu tuổi nhân lực bệnh viện năm 2015 37
Bảng 2.4: Mức độ phù hợp cơ cấu giới tính nhân lực năm 2015 38
Bảng 2.5: Tình trạng sức khỏe, thể lực qua các năm 39
Bảng 2.6: Mức độ phù hợp về sức khỏe, thể lực 40
Bảng 2.7: Cơ cấu nhân lực của bệnh viện theo trình độ chuyên môn 42
Bảng 2.8: Cơ cấu nhân lực theo trình độ tin học, ngoại ngữ 43
Bảng 2.9: Đánh giá mức độ phù hợp trình độ tin học, ngoại ngữ nhân lực bệnh viện năm 2015 43
Bảng 2.10: Cơ cấu nhân lực y tế theo thâm niên công tác qua các năm 44
Bảng 2.11: Mức độ phù hợp về cơ cấu nhân lực theo thâm niên công tác 45
Bảng 2.12: Mức độ hài lòng vào năng lực chuyên môn của nhân viên y tế 46
Bảng 2.13: Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của cán bộ y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2015 47
Bảng 2.14: Cán bộ y tế đánh giá về môi trường làm việc tại Nhiệt đới Trung ương năm 2015 48
Bảng 2.15: Tỷ lệ phát triển về số lượng nhân lực giai đoạn 2013 – 2015 50
Bảng 2.16: Tỷ lệ giữa số lượng tuyển dụng và nhu cầu tuyển dụng 51
Bảng 2.17: Đánh giá mức độ phù hợp trình độ chuyên môn cán bộ y tế 51
Bảng 2.18: Tình hình vi phạm kỷ luật lao động qua các năm tại bệnh viện 52
Bảng 2.19: Nhân lực bệnh viện tuyển dụng mới qua từng năm 53
Bảng 2.20: Các lớp đào tạo ngắn hạn cho CBYT năm 2015 55
Bảng 2.21: Mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 57
Bảng 2.22: Quy hoạch chức danh cán bộ quản lý tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương qua 2 giai đoạn (2011-2015; 2016-2020) 59
Bảng 2.23: Công tác sử dụng cán bộ y tế qua các năm 60
Bảng 2.24: Kết quả đánh giá cán bộ bệnh viện qua các năm 61
Bảng 3.1: Kế hoạch chuyên môn dự kiến năm 2016 70
Bảng 3.2: Kế hoạch chuyên môn dự kiến năm 2016 72
Bảng 3.3: Kế hoạch đào tạo NL tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2016-2018 74
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngàycàng khốc liệt, không chỉ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức FDI,
mà cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước cũng khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Một trong những yếu tố cạnh tranhbên trong tổ chức đặc biệt quan trọng đó là nhân lực Đây là yếu tố then chốt quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của bất kì một tổ chức nào
Những năm qua Ngành Y tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc trongnhiều lĩnh vực đặc biệt là hoạt động khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượngphục vụ nhân dân Đóng góp không nhỏ vào thành tựu đó là hoạt động của hệ thốngBệnh viện trên cả nước Bệnh viện công lập Nhà nước là đơn vị sự nghiệp đượcĐảng, Nhà nước xây dựng hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảocho mọi người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế dễ dàng, thuận lợi Cùng với quátrình toàn cầu hóa, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ ảnh hưởngtác động tích cực đến Ngành Y tế nói chung Đó là sự đa dạng về các dịch vụ chămsóc sức khỏe, nhiều loại hình dịch vụ y tế khám chữa bệnh hơn, sự chuyên nghiệptrong công tác khám chữa bệnh Bên cạnh những mặt thuận lợi thì khó khăn tháchthức đặt ra đối với các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
là nâng cao chất lượng y tế để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân,yêu cầu khám chữa bệnh kĩ thuật cao, quan tâm khám chữa bệnh cho người dânnghèo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn…
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa ẩm là môi trườngthuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển, bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường sốngcủa cộng đồng không tốt Từ đó dẫn đến chúng ta thường xuyên phải phải hứngchịu dịch bệnh, bệnh bùng phát trên quy mô lớn như : Dịch SAST, cúm AH5N1cúm AH5N5, sốt Denge, chân tay miệng Ebola… Hiện nay chúng ta là một nước
có nền y học ứng dụng, các kỹ thuật y học hiện đại luôn đi sau các nước phát triển
Trang 10hàng thập kỷ, có thể còn vài thập kỷ Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điềutrị cho bệnh nhân nhập viện điều trị cũng như công tác dự phòng, dập dịch ngoàicộng đồng Gần đây được sự quan tâm của đảng và nhà nước, chúng ta đã có sự đầu
tư nhất định cho nền khoa học nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, trong đó có
y tế
Thực tế hiện nay chúng ta đang cấp thiết phải có sự đầu tư cho kiểm soát,khống chế dịch bệnh và điều trị tốt ngay từ đầu của ngành y tế mà tiên phong làbệnh viện Nhiệt đới Trung ương Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là bệnh việnchuyên khoa đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực điều trị các bệnh truyền nhiễm
và nhiệt đới được bộ y tế giao cho nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, cấpcứu, điều trị các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, tư vấn các vấn đề liên quan đếnbệnh truyền nhiễm, đào tạo, chỉ đạo, nghiên cứu khoa học liên qua đến bệnh truyềnnhiễm Để hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ được giao bệnh viện Nhiệt đớiTrung ương cần được trang bị tốt các phương tiện kỹ thuật, thuốc men, nguồn kinhphí và đặc biệt là trú trọng quản lý, phát triển nhân lực để đáp ứng với yêu cầunhiệm vụ trong tình hình hiện nay cũng như trong tương lai Ban lãnh đạo bệnh việncần có những chiến lược phát triển tốt đồng thời tổ chức lãnh đạo, điều hành bệnhviện tốt để có thể đáp ứng tình hình thực tế Để nâng cao chất lượng khám chữabệnh của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì yếu tố nhân lực y tế là yếu tố then
chốt, quyết định Xuất phát từ những lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nhân lực tại bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương” để làm luận văn thạc
sỹ
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Tác giả Phùng Rân (2008) với bài “Chất lượng nhân lực, bài toán tổng hợp
cần có lời giải đồng bộ”, trường Cao đẳng Viễn Đông, TP.HCM đã đưa ra nhận
định về sự suy tồn hay hưng thịnh của một dân tộc, một tổ chức đều dựa vào nhânlực và chất lượng nhân lực Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm trongchiến lược phát triển tổng thể và dài hạn của một quốc gia, một ngành, của tổ chức,doanh nghiệp Một quốc gia hay một tổ chức muốn phát triển và sánh vai được với
Trang 11các nước phát triển hiện đại trên thế giới chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh về nhânlực Đó là quyết sách là chiến lược thành công.
Tác giả Nguyễn Phú Trọng (2000) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước KHXH.05.03 “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” Đã đúc kết và
đưa ra những quan điểm, sự định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp Công nghiệp hóa,Hiện đại hóa đất nước Đề tài là tài liệu để tham khảo hữu ích đối với cán bộ là côngchức trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Tác giả Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng
yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế”, Tạp chí Cộng sản số 786 Trên cơ sở phân
tích rõ thực trạng NL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,về số lượng và chất lượng.Tác giả đã nhấn mạnh chất lượng NL nước ta còn nhiều bất cập và hạn chế do: thunhập bình quân đầu người thấp, vấn đề quy hoạch và phát triển NL còn kém, từ đó,tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng NL đáp ứng yêucầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Tác giả Vũ Bá Thể (2005), “Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH
-Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà
Nội Cuốn sách tiếp cận theo quan hệ kinh tế quốc tế, tập trung phân tích và làm rõ
cơ sở lý luận liên quan đến NL; kinh nghiệm phát triển NL của một số nước tiêntiến trên thế giới; đánh giá thực trạng NL nước ta cả về quy mô, tốc độ, chất lượng
NL và rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong pháttriển NL; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NL của Việt Nam trong thời giantới
Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2005),“Phát triển nhân lực chất lượng cao để
hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trung
tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác
giả đã nghiên cứu lý luận về phát triển nhân lực chất lượng cao thông qua nhữngphân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực
Trang 12lượng này; Qua đó, đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao đểhình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai
Từ quá trình nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả cho thấynhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị nóiriêng và đất nước nói chung Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, để đánh giá được chấtlượng nhân lực cần phải xác định được các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lựccũng như áp dụng phương pháp đánh giá phù hợp Tuy nhiên, các nghiên cứu mớichỉ ra các tiêu chí chung phản ánh chất lượng nhân lực Trong khi mỗi đơn vị, mỗiđịa phương cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá riêng căn cứ vào đặc điểm vàđiều kiện riêng của mình Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nhân lựcthông qua xây dựng các tiêu chí đánh giá và áp dụng các phương pháp đánh giá chấtlượng nhân lực tại các đơn vị cụ thể là rất cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sauđây:
- Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực
- Xác định các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng nhân lực y tế tại bệnh viện Nhiệt đớiTrung ương mà trọng tâm là đội ngũ y bác sĩ thông qua các tiêu chí đánh giá chấtlượng nhân lực
- Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại bệnh việnNhiệt đới Trung ương nói chung và đội ngũ y bác sĩ nói riêng thông qua việc phân
Trang 13tích các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ tại bệnhviện Nhiệt đới Trung ương
- Đưa ra các kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên nhằm tạo cơ sở tiền đề đểnâng cao chất lượng nhân lực y tế tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ y bác sỹ của bệnh viện Nhiệt đới TrungƯơng
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận cơ bản về quản lý nhân lực tại bệnh viện
- Hệ thống hóa các văn bản của nhà nước, các văn bản hướng dẫn về vấn đềnâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các cơ quan nghiệp vụ chuyên môn
- Nghiên cứu hệ thống số liệu thống kê hàng năm, xử lý các số liệu đó mộtcách phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để rút ra nhận xét cần thiết
- Khảo sát nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực của cácbệnh viện khác qua đó đối chiếu so sánh với điều kiện của bệnh viện Nhiệt đớiTrung Ương để có các phương hướng phát triển
- Điều tra khảo sát tình hình, quản lý đào tạo, bộ máy của bệnh viện, đánhgiá lại mục tiêu nhiệm vụ, chương trình đào tạo, chất lượng bác sĩ, điều kiện vậtchất, lập phiếu hỏi để đánh giá sự hài long của bác sĩ và bệnh nhân về chất lượngkhám chữa bệnh của bệnh viện thông qua phiếu điều tra
6 Đóng góp khoa học của luận văn
Trang 14- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cần thiết của đề tài.
- Tập hợp các kinh nghiệm nâng cao chất lượng của các bệnh viện bạn, từ đórút ra những bài học có thể vận dụng cho bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
- Thông qua một hệ thống tài liệu và số liệu phong phú để phân tích đánh giáthực trạng nâng cao chất lượng nhân lực của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tronggiai đoạn 2010 – 2015 Từ đó nêu lên các thành công, các điểm yếu còn tồn tại vàcác nguyên nhân của các tồn tại đó làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp hoàn thiện
- Đề xuất phương hướng các giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực củabệnh viện Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2016 – 2020
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, luậnvăn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nhân lực của bệnh viện Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực của bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương trong giai đoạn 2011 – 2015.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương trong giai đoạn 2016 – 2020.
Trang 15Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước Bệnh viện được chia ra thành 3 tuyếnnhư sau: tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện/quận Ngoài racòn có các bệnh viện thuộc các bộ ngành khác
Theo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 11/2005-TTLT-BYTBNVngày 12 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của cơ quan chuyên môn thì bệnh viện tuyến Trung ương có các chức năngsau:
- Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng: Là tuyến cao nhất tiếp nhận,
Trang 16khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân từ các tuyến gửiđến;
- Phòng chống các dịch bệnh: phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn đểphát hiện, dự phòng, ngăn chặn, hạn chế lây lan, dập tắt dịch bệnh, đặc biệt là dịchnguy hiểm và dịch mới phát sinh
- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu mô hình bệnh tật, xây dựng quy trình kỹthuật, các phương pháp chẩn đoán, phác đồ điều trị, dự phòng, phục hồi chức năngthuộc chuyên ngành thống nhất áp dụng trong phạm vi cả nước
- Đào tạo cán bộ: đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ,công chức, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu; biên soạn,phát hành báo chí và tạp chí chuyên khoa, cổng thông tin điện tử, tài liệu tham khảophù hợp với với chương trình đào tạo của Bệnh viện theo quy định
- Chỉ đạo tuyến: giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật thuộcchuyên ngành; đề xuất phương hướng, kế hoạch, biện pháp củng cố, phát triểnmạng lưới chuyên khoa trên phạm vi cả nước
- Hợp tác quốc tế: chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổikinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đàotạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh của nước ngoài; xây dựng các dự án đầu
tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của phápluật
- Quản lý đơn vị : quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị,sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tiền lương,tài chính, vật tư, trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị theo quy định của nhà nước
1.1.2 Nhân lực bệnh viện
Khái niệm nhân lực
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân lực
Theo Liên Hợp quốc thì “NL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển củamỗi cá nhân và của đất nước” [16, tr 2]
Trang 17Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: NL của một quốc gia là toàn bộnhững người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động [29, tr 5]
Theo giáo trình Nhân lực của trường Đại học Lao động - Xã hội do PGS.TS.Nguyễn Tiệp chủ biên, in năm 2005 thì: “Nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khảnăng lao động” [13, tr 23] Khái niệm này chỉ NL với tư cách là nguồn cung cấp sứclao động cho xã hội
Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận, nhưng các địnhnghĩa về nhân lực đều có đề cập đến các đặc trưng chung và từ cách hiểu về nhân
lực ở trên, tác giả đưa ra cách hiểu về nhân lực trong tổ chức như sau: Nhân lực
trong tổ chức là toàn bộ lực lượng nhân lực được đặc trưng bởi số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động đủ điều kiện tham gia vào hoạt động ở tổ chức đó
Do vậy, nhân lực được nhìn nhận mang tính tiềm năng không chỉ biểu hiện
về mặt số lượng như những nguồn lực đơn thuần mà còn bởi sự biến đổi, cải thiệnkhông ngừng về chất lượng và cơ cấu
Khái niệm nhân lực bệnh viện
Nhân lực bệnh viện nói chung có rất nhiều thành phần khác nhau Tuy vậy,nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của
hệ thống Nhân lực có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thànhphần khác của hệ thống y tế
Theo WHO “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu
vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ” Theo đó, nhân lực y tế bao gồm
những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhân viêngiúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế
Đội ngũ y, bác sỹ là đội ngũ nhân lực y tế trực tiếp tham gia công tác khám,điều trị Tại các Bệnh viện nhân lực y tế giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, đây làtuyến khám chữa bệnh cơ sở nên việc người dân tìm đến để khám, chữa bệnh sẽ rấtnhiều và đòi hỏi chất lượng cao, sự phục vụ chu đáo, tận tình, để mang lại chấtlượng khám chữa bệnh tốt nhất, điều kiện tiên quyết là phải tạo nên một đội ngũ y,bác sỹ có tay nghề, trình độ và tâm huyết với nghề, coi sự nghiệp y tế là cái gốc cho
Trang 18sự phát triển của Bệnh viện nói chung và cho sự nghiệp cá nhân nói riêng Khi cóđược một đội ngũ y, bác sỹ giỏi, lành nghề, thân thiện trong tiếp xúc với người bệnh
sẽ tạo được
1.1.3 Đặc điểm của nhân lực bệnh viện
Nhân lực bệnh viện có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, nhân lực bệnh viện hay phải chịu áp lực về thời gian và làm việc
trong môi trường bệnh tật, độc hại
Môi trường lao động của nhân viên tại các bệnh viện hiện nay có nhiều yếu
tố bất lợi như vi sinh vật gây bệnh, bụi trong không khí có vi trùng lao, tiếng ồn, cácloại thuốc, căng thẳng nghề nghiệp (stress nghề nghiệp) Trong đó, stress nghềnghiệp là yếu tố gây tổn thương chủ yếu cho hệ thần kinh, làm biến đối tâm sinh lýngười lao động do thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều áp lực Nhữngảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp lại diễn biến thầm lặng bên trong cơ thể,trong thời gian kéo dài
Hiện nay, nhiều bệnh viện trong cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến Trungương đều lâm vào tình cảnh số lượng bệnh nhân đông, diện tích hẹp nên mọi khônggian của bệnh viện đều phải ưu tiên cho người bệnh, các bệnh viện không đủ chỗnghỉ giữa giờ, vệ sinh cá nhân cho nhân viên y tế sau giờ làm việc
Nơi làm việc thì ngột ngạt, không đủ ánh sáng hoặc quá ồn ào, có mùi khóchịu của hóa chất và hơi khí độc dùng trong công tác điều trị và dự phòng, mùi hôichất thải của bệnh nhân… khiến nhân viên y tế phàn nàn nhiều về đau đầu, mệt mỏitoàn thân và không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, giải trí tái tạo sức lao động
Không những thế, việc tiếp xúc với các bệnh nhân ốm đau, bệnh tật, tử vongcũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của nhân viên y tế Tâm lý người bệnhthường thay đổi, có khi còn cáu gắt hằn học, thậm chí chửi mắng, đánh đập thầythuốc Cuộc sống của các nhân viên y tế còn bị căng thẳng bởi niềm tin quá lớn củangười bệnh hoặc thái độ thiếu cảm thông của người nhà bệnh nhân
Thứ hai, nhân lực bệnh viện phải là những người có trình độ chuyên môn
cao, đạo đức tốt
Trang 19Đặc thù lao động trong bệnh viện liên quan đến tính mạng, sức khoẻ conngười là ngành nhân đạo (thầy thuốc) vì vậy đòi hỏi nhân lực bệnh viện phải tinhthông nghề nghiệp, phải có lương tâm nghề nghiệp Nhân lực bệnh viện phải đượcđào tạo nghiêm túc với thời gian dài hơn các ngành khác (6 năm học đại học sau đóphải học 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm chuyên khoa cấp I rồi 2 nămchuyên khoa cấp II thành 11 năm hoặc 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm thạc
sỹ mới hành nghề)
Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra đối với nhân lực trong bệnh viện là cần nhậnthức một cách sâu sắc về ý nghĩa cao quý của nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, cólòng yêu ngành yêu nghề, với đạo đức, trách nhiệm và tình yêu thương chia sẻ vớicác đối tượng bệnh nhân Luôn có tinh thần học hỏi nâng cao tay nghề chuyên môn,trau dồi đạo đức lối sống, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từmẫu”
1.1.4 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
Cơ cấu nhân lực trong bệnh viện bao gồm các đối tượng chính sau sau:
- Bác sĩ: là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên
cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể conngười và điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh,hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân Bác sĩ được xem là nguồnnhân lực quan trọng nhất của bệnh viện, quyết định đến chất lượng thực hiện nhiệm
vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
- Y tá: là những người cùng những chuyên viên y tế khác để chăm sóc, chữa
trị, giáo huấn và bảo đảm an toàn cho người bệnh trong nhiều hoàn cảnh - từ cấpcứu đến hồi phục, từ tư gia đến nhà thương và trong nhiều lãnh vực y khoa khácnhau - từ chuyên khoa đến y tế công cộng Nhiệm vụ của y tá gồm có: Chữa trị bệnhnhân; Giáo dục bệnh nhân và người thân về các bệnh chứng; Khuyên nhủ an ủibệnh nhân và người thân; Ghi chép và cập nhật thay đổi bệnh lý; Giúp xét nghiệm,thử nghiệm; Sử dụng máy móc, công cụ y tế; Thực thi chỉ định điều trị; Giúp theodõi bệnh nhân trong thời gian hồi phục…
Trang 20- Các nhân viên hành chính: đây là những người phụ trách các công việc
cần thiết nhằm duy trì hoạt động của bệnh viện công lập, giúp đỡ các bác sĩ và y tátrong quá trình thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe và y tế, bao gồm các nhânviên hành chính tổng hợp, lực lượng bảo đảm trật tự, tài chính kế toán…
1.2 Chất lượng nhân lực của bệnh viện
1.2.1 Khái niệm chất lượng nhân lực
Nhân lực không chỉ được xem xét dưới góc độ số lượng mà còn ở khía cạnhchất lượng Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng nhân lực
Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp thì “chất lượng nhân lực là trạng thái nhất định
của nhân lực, là tố chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư.”[9, tr10]
Chất lượng nhân lực thể hiện ở các mặt sau:
- Sức khỏe;
- Trình độ văn hóa;
- Trình độ chuyên môn – kỹ thuật;
- Năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp;
- Tính năng động xã hội (khả năng sáng tạo, thích ứng, linh hoạt, nhanh nhạyvới công việc;
- Phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc và môi trường làmviệc;
- Hiệu quả hoạt động lao động của nhân lực;
- Thu nhập, mức sống và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người laođộng
Còn theo quan điểm PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh
thì chất lượng nhân lực được hiểu như sau: “Chất lượng nguồn nhân lực là trạng
thái nhất định của nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nhân lực” [2, tr55]
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng thì
Trang 21chất lượng nguổn nhân lực được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ pháttriển kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định
Theo PGS.TS Phùng Rân thì chất lượng nhân lực được đo bằng 2 tiêu chí:
“là năng lực hoạt động của NL và phẩm chất đạo đức của NL đó”[11 ,tr 2] Năng
lực hoạt động có được thông qua đào tạo, qua huấn luyện, qua thời gian làm việcđược đánh giá bằng học hàm, học vị, cấp bậc công việc và kỹ năng giải quyết côngviệc Phẩm chất đạo đức là khả năng giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm
và khó có tiêu chí nào làm thức đo để đánh giá phẩm chất đạo đức của NL
Với các cách hiểu khác nhau về chất lượng nhân lực, nhưng nhìn chung lạithì chất lượng nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trưng vềtrạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất Nó thể hiện trạng thái nhất địnhcủa nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể củamọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội Trong đó:
- Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm sócsức khỏe và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể Một cơ thể khỏe mạnh, thích nghivới môi trường sống thì năng lượng do nó sinh ra sẽ đáp ứng yêu cầu của một hoạtđộng cụ thể nào đó Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực hoạt độngcủa con người Phải có thể lực con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệcủa mình trong xã hội
- Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học, trình độ kiến thứcchuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy xét đoán của mỗicon người Trí lực thực tế là một hệ thống thông tin đã được xử lý và lưu giữ lạitrong bộ nhớ của mỗi cá nhân con người, được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau
Nó được hình thành và phát triển thông qua giáo dục đào tạo cũng như quá trình laođộng sản xuất
- Đạo đức, phẩm chất là những đặc điểm quan trọng trong yếu tố xã hội củanhân lực bao gồm toàn bộ những tình cảm, tập quán phong cách, thói quen, quanniệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức và nghệ thuật , gắn liền vớitruyền thống văn hóa Một nền văn hóa với bản sắc riêng luôn là sức mạnh nội tại
Trang 22của một dân tộc Kinh nghiệm thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản vàcác nước NICs châu Á là tiếp thu kỹ thuật phương Tây trên cơ sở khai thác và pháthuy giá trị tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc để đổi mới và phát triển
Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, là tiền đề phát triển củanhau Muốn nâng cao chất lượng nhân lực phải nâng cao cả ba mặt: thể lực, trí lực
và đạo đức, phẩm chất Tuy nhiên mỗi yếu tố trên lại liên quan đến một lĩnh vực rấtrộng lớn Thể lực và tình trạng sức khỏe gắn với dinh dưỡng, y tế và chăm sóc sứckhỏe Trí lực gắn với lĩnh vực giáo dục đào tạo, còn đạo đức phẩm chất chịu ảnhhưởng của truyền thống văn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa và thể chế chính trị Dovậy, để đánh giá chất lượng nhân lực thường xem xét trên ba mặt: sức khỏe, trình độvăn hóa và chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất của người lao động
Trong luận văn này chất lượng nhân lực được hiểu như sau: “Chất lượngnhân lực là toàn bộ năng lực của lực lượng lao động được biểu hiện thông qua bamặt: Thể lực, trí lực, tâm lực Tất cả các mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau cấuthành nên chất lượng nhân lực Trong đó cả 3 yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực đều
là yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nhân lực”
1.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhân lực của bệnh viện
Cũng giống như những tổ chức khác, đội ngũ y, bác sỹ của một Bệnh viện làmột nguồn lực quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công của Bệnh viện.Nguồn lực y, bác sỹ mang tính tiềm năng, luôn biến đổi, cải thiện không ngừng vềchất lượng và cơ cấu
Xét về tiềm năng, nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ thông qua giáo dục,đào tạo làm cho đội ngũ này phát triển không ngừng trở thành tiềm năng vô tận.Tuy nhiên, nếu dừng lại ở việc xem xét đội ngũ y, bác sỹ dưới dạng tiềm năng thìchưa đủ, mà phải kai thác, huy động, phát huy tiềm năng đó vào quá trình khám,chữa bệnh một cách có hiệu quả, đó chính là quá trình chuyển quá nguồn lực dướidạng tiềm ẩn thành vốn nhân lực – nguồn nội lực vô tận của mỗi Bệnh viện
Đội ngũ y, bác sỹ của một Bệnh viện chính là nguồn sống, là nền tảng chochất lượng của một Bệnh viện Cũng giống như nhân lực của các tổ chức khác, chất
Trang 23lượng đội ngũ y, bác sỹ được cấu thành bởi toàn bộ năng lực của lực lượng lao độngđược biểu hiện thông qua ba mặt: thể lực, trí lực, tâm lực Trong đó, Thể lực là nềntảng, là phương tiện để truyền tải tri thức Trí lực là yếu tố mang tính quyết địnhchất lượng của đội ngũ y, bác sỹ Nhưng với đặc thù của Ngành Y, chúng ta luôn đềcao tầm quan trọng của Tâm lực mà biểu hiện rõ ở y đức - một vấn đề đang gâynhiều ý kiến trong dư luận Tâm lực, ý thức, tác phong làm việc là yếu tố chi phốihoạt động chuyển.
Một là, thể lực
Thể lực là tình trạng sức khỏe của nhân lực bao gồm nhiều yếu tố cả về thểchất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài
Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu: “Sức khỏe là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hoặc thương tật”
Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả thểchất và tinh thần Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, vừa là điều kiện của sựphát triển Nhân lực có sức khỏe tốt có thể mang lại hiệu quả lao động cao nhờ sựbền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc Sức khỏe càng quan trọnghơn với các y, bác sỹ vì chỉ khi ý thức được tầm ảnh hưởng của sức khỏe tới cuộcsống họ mới có thể tận tâm, tận lực phát huy hết khả năng của mình vào việc chămsóc, phục vụ người bệnh
-Tình trạng sức khỏe là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay Tình
trạng sức khỏe được phản ánh chủ yếu qua thể lực, bệnh tật, tuổi thọ… Tình trạngsức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội vàđược phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sứckhỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe
-Trạng thái tinh thần là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt
động thực tiễn Tiêu chí của trạng thái tinh thần thường được đánh giá thông quacác mức độ như sau:
Trang 24+ Tinh thần thoải mái
+ Tinh thần bình thường
+ Tinh thần không thoải mái
Hai là, trí lực
Nếu chỉ tiêu về thể lực là yếu tố nền tảng phản ánh chất lượng đội ngũ y, bác
sỹ thì chỉ tiêu về trí lực là chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển đội ngũ y, bác sỹ củaBệnh viện
Để nâng cao năng lực bản thân, cùng với sự tự hoàn thiện kiến thức chuyênmôn, mỗi y, bác sỹ hiện nay cần quan tâm ngày càng nhiều đến khả năng tiếp thukhoa học công nghệ, bởi Công nghệ thông tin, các kỹ thuật mới hiện đại ngày càngđược ứng dụng sâu rộng trong Ngành y tế
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện quản lý tốt trong cácbệnh viện, việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết phải thực hiện sao cho đồng bộ,cho hiệu quả ở các cấp Bệnh viện để nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏecủa người dân có bước phát triển và cộng đồng được hưởng lợi từ việc tích hợp ứngdụng CNTT trong ngành y tế Để phát huy vai trò to lớn của CNTT mỗi cán bộ y tếnói chung và mỗi y, bác sỹ trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân phải tíchcực hơn nữa trong việc tiếp thu công nghệ và ứng dụng trong công việc hàng ngày
Tuy đã được áp dụng CNTT vào hoạt động của mình nhưng đa phần cácBệnh viện còn chưa có phòng chuyên về CNTT, chính vì vậy việc áp dụng CNTTcòn manh mún, không gắn kết với nhau
Mỗi y, bác sỹ trình độ cao là nền tảng để một Bệnh viện được phát triển, tuynhiên việc phối hợp, hỗ, bố trí, sắp xếp theo tỷ lệ giữa Bác sỹ để ra y lệnh và Điềudưỡng để thực hiện y lệnh , bố trí các y, bác sỹ thuộc các chuyên ngành khác nhau,thâm niên công tác khác nhau và giới tính khác nhau sao cho họ có thể hỗ trợ nhautrong công việc, cùng nhau trao đổi kiến thức, năng lực sở trường của mình và dầnkhắc phục những mặt hạn chế giúp mỗi Bệnh viện giải quyết phần nào được khókhăn trong vấn đề nhân lực
Ba là, tâm lực
Trang 25Ngoài hai chỉ tiêu về thể lực và trí lực để đánh giá chất lượng đội ngũ y, bác
sỹ còn có chỉ tiêu thuộc về tâm lực
Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của ngườilàm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì mỗi y, bác sỹ cần phải đề cao đạo đứcnghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức Đặc thù lao động của ngành y tế liênquan đến tính mạng, sức khoẻ con người là ngành nhân đạo vì vậy đòi hỏi mỗi y,bác sỹ phải tinh thông nghề nghiệp, phải có lương tâm nghề nghiệp
Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sứckhoẻ của con người và tính mạng của người bệnh Là lao động liên tục cả ngàyđêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnhhưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại Laođộng trong môi trường tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lâynhiễm, hoá chất, chất thải môi trường bệnh viện Là lao động gây căng thẳng thầnkinh, chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của ngườibệnh và người nhà bệnh nhân khi nhu cầu của họ chưa được đáp ứng
Đối với Bệnh viện tuyến trung ương, vấn đề y đức càng phải đề cao vì cònphụ thuộc vào thực tế dân trí trên địa bàn Khi người bệnh và người nhà người bệnhchưa nhận thức được hết khả năng, điều kiện thực tế của Bệnh viện thì mỗi y, bác sỹcàng phải dùng tâm của mình để ân cần giải thích tận tình cho họ
Y đức đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội, nhất là trong nền kinh tế thịtrường hiện nay Xã hội đòi hỏi người thầy thuốc phải có những phẩm chất đặc biệt
để xứng với lời Bác Hồ đã dạy “Lương y như từ mẫu”
1.3 Nâng cao chất lượng nhân lực của bệnh viện
Cũng giống như bất kỳ nhân lực của một tổ chức nào, đội ngũ y, bác sỹ giữmột vai trò vô cùng quan trọng, mang tính sống còn đối với một Bệnh viện
Nguồn lực của mỗi y, bác sỹ sẽ không ngừng phát triển, trở thành tiềm năng
vô tận thông qua giáo dục, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, việc quantrọng hơn nữa là làm sao thúc đẩy tiềm năng vô tận đó trở thành năng lực thực tế, cóthể khai thác được, huy động và phát huy năng lực đó một cách có hiệu quả Nghiên
Trang 26cứu bản chất nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ trong tình hình hiện tại, chúng
ta càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng đặc biệt của việc đầu tư vào việc nâng caochất lượng đội ngũ này, đây thực chất là đầu tư dài hạn, đầu tư cho sự phát triểntiềm tàng mà bất kỳ Bệnh viện nào cũng đang có
Ngoài tập trung vào chuyên môn, việc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹcòn được thể hiện ở tình trạng sức khỏe, các kỹ năng, sự hăng hái, nhiệt tình trongcông việc
Để nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ cần biến đổi về thể lực, trí lực, tâmlực của các y, bác sỹ nhằm đáp ứng những đòi hòi ngày càng cao trong công táckhám, chữa bệnh, đảm bảo mục tiêu của Bệnh viện và mục tiêu chung của toàn xãhội Các hoạt động cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ:
1.3.1 Tuyển dụng đội ngũ y, bác sỹ
Nhân lực trong tổ chức nói chung không phải là nguồn lực đóng mà chúng tahoàn toàn có thể thay đổi để phù hợp và theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hộibằng cách thu hút các NL từ bên ngoài để nâng cao chất lượng NL trong tổ chứcthông qua tuyển dụng Với mỗi Bệnh viện cũng vậy Thông qua tuyển dụng là nềntảng để đội ngũ y, bác sỹ đạt tới trình độ cao hơn Với những bệnh viện công táctuyển dụng càng có ý nghĩa hơn nữa, vì với tuyến cơ sở, số lượng y, bác sỹ khôngnhiều nên tuyển được đội ngũ y, bác sỹ mới chất lượng cao sẽ giúp nâng cao chấtlượng ban đầu của đội ngũ y, bác sỹ một cách rõ rệt
Tuyển dụng đội ngũ y, bác sỹ là quá trình tìm kiếm, lựa chọn đội ngũ y, bác
sỹ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của Bệnh viện, bổ sung nguồn lực cần thiết để thựchiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tăng.Quá trình này bao gồm hai khâu cơ bản là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực Haikhâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Nếu thu hút, tìm kiếm tốt sẽ có điềukiện tuyển chọn đội ngũ y, bác sỹ có chất lượng, đồng thời cũng làm tăng uy tín củaquá trình tuyển dụng của Bệnh viện và qua đó giúp cho việc thu hút, tìm kiếm đượcnhân tài nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ, còn nếu thu hút, tìm kiếm không đạthiệu quả sẽ khiến quá trình tuyển dụng gặp nhiều khó khăn
Trang 271.3.2 Đào tạo đội ngũ y, bác sỹ
Trí lực của nhân lực là tiêu chí quan trọng nhất trong các tiêu chí đánh giáchất lượng đội ngũ y, bác sỹ Trí lực được biểu hiện thông qua trình độ học vấn,trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của NL Vì vậy, để nâng caotrí lực cho đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện, cần phải thường xuyên thực hiện cácchương trình đào tạo và đào tạo lại
Với đội ngũ y, bác sỹ của Bệnh viện, việc đào tạo và nâng cao trình độ sẽgiúp các y, bác sỹ có thể kịp thời thích ứng và theo sát với sự tiến bộ, phát triển củakhoa học, kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho Bệnh viện có một lực lượng lao độnggiỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra
Bên cạnh đó, đào tạo và đào tạo lại còn giúp cho đội ngũ y, bác sỹ nâng caotrình độ văn hóa, mở mang kiến thức, tiếp cận với các công nghệ mới, nâng caonăng lực phẩm chất của mình Đồng thời còn giúp cho họ có thái độ tích cực hơntrong hoạt động chuyên môn, góp phần ngày càng hoàn thiện nguồn lực của Bệnhviện
1.3.3 Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ y, bác sỹ
Việc bố trí sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc là khi đưa ra các điều kiện, tiêuchuẩn tuyển dụng cho vị trí nào thì phải bố trí đúng công việc đó; bởi vì khi bố trínhân lực vào các chức danh, vị trí công tác phù hợp với trình độ đào tạo và khảnăng của từng người theo chuyên môn hóa sẽ tạo môi trường thuận lợi để họ có điềukiện phát huy sở trường, năng lực theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đàotạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Bệnh viện
Công tác đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trongquản trị nhân lực Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình khuyến khích đội ngũ
y, bác sỹ làm việc ngày càng tốt hơn, bởi vì đánh giá thực hiện công việc chính xácgiúp Bệnh viện đối xử công bằng đối với toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao độngcủa Bệnh viện nói chung và đối với đội ngũ y, bác sỹ nói riêng, đồng thời cho thấyđược thành tích của người lao động, giúp người lao động có động có động lực làmviệc tốt và cải biến hành vi theo hướng tốt hơn Đa phần hoạt động quản trị nhân lực
Trang 28của Bệnh viện còn chưa được đầu tư nhiều, chính vì vậy việc đánh giá thực hiệncông việc cũng không được thực hiện thường xuyên và khoa học
Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần củangười lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao qua đógóp phần hoàn thành mục tiêu chung
Chính sách đãi ngộ được thực hiện qua hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tàichính và đãi ngộ phi tài chính Đãi ngộ tài chính là hình thức đãi ngộ thực hiện bằngcác công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại khác nhau như tiền lương, tiền thưởng,phụ cấp, thu nhập tăng thêm,v.v Đãi ngộ phi tài chính được thực hiện thông qua haihình thức là đãi ngộ qua công việc và môi trường làm việc nhằm đáp ứng nhữngnhu cầu đời sống tinh thần giúp tạo sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử côngbằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người…
Khi chế độ đãi ngộ tốt, đội ngũ y, bác sỹ không những có tinh thần, hăng hái
để hoàn thiện bản thân mà họ còn có thêm điều kiện để hoàn thiện bản thân
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực của bệnh viện
1.4.1 Nhân tố bên trong bệnh viện
Thứ nhất, quan điểm, chiến lược phát triển bệnh viện
Nếu cấp lãnh đạo Bệnh viện nhận thức được những giá trị mà đội ngũ y, bác
sỹ chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì sẽ có nhiều cơhội để xây dựng tổ chức vững mạnh và phát triển
Tùy vào chiến lược phát triển của Bệnh viện trong từng thời kỳ, việc đầu tưcho nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ sẽ được quan tâm ở mức nhất định NếuBệnh viện đang trên đà phát triển, đang trong thời kỳ mở rộng quy mô khám, chữabệnh thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ cả về số lượng và chất lượng làđiều rất cần thiết và phải được thực hiện một cách khoa học, quy mô để đảm bảochất lượng nhân lực sẽ đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới
Thứ hai, tình hình tài chính của bệnh viện
Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ là một nhu cầu thiết yếu trước tìnhhình xã hội hiện nay Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định về nhân sự đều phải
Trang 29dựa trên tình hình tài chính của đơn vị Chúng ta không thể đòi hỏi nâng cao chấtlượng đội ngũ y, bác sỹ trong khi chi phí đưa ra quá lớn so với khả năng chi trả.Trong trường hợp tổ chức có tình hình tài chính tốt thì có thể xây dựng một chế độđãi ngộ vượt trội nhằm thu hút nhân tài
Hiện nay hầu hết các bệnh viện vẫn là những đơn vị sự nghiệp y tế công lập,chi phí vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên tình hình tài chính ảnh hưởng rấtnhiều đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ
Thứ ba, bộ phận nhân sự và trình độ quản trị nhân sự
Quy mô của bộ phận quản lý NL thay đổi tùy theo quy mô của Bệnh viện.Năng lực thực tế của cán bộ nhân sự trong là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếptới việc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ Bởi vậy, nếu đội ngũ các bộ nhân sựtại cơ quan có chuyên môn cao, năng lực giỏi thì các hoạt động về nhân lực mới đạthiệu quả cao, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện
Tại các Bệnh viện đa phần công tác quản trị nhân lực chưa được quan tâmđúng mức, chưa có đội ngũ quản trị nhân lực chuyên trách, được đào tạo bài bản,chính vì vậy cần có sự đầu tư cho hoạt động quản trị nhân lực hơn nữa tại các Bệnhviện
Thứ tư, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin của Bệnh viện
Quy mô và loại hình Bệnh viện ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chấtlượng đội ngũ nhân sự tại đơn vị Tùy thuộc vào quy mô và loại hình để áp dụngcác biện pháp khác nhau Khi quy mô Bệnh viện khác nhau, ảnh hưởng đến côngtác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ nhân sự cũng sẽ được phân biệt, điều đódẫn đến sự khác nhau trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ
Quy mô của Bệnh viện thường tương đồng với cơ sở vật chất, kỹ thuật vàtrình độ áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bệnh viện Chính vì vậymuốn nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ đồng nghĩa với việc phải cải tạo, nângcao chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin tại Bệnh viện Khitrình độ của đội ngũ y, bác sỹ cao sẽ yêu cầu có những điều kiện làm việc hiện đạitương ứng để họ có thể thể hiện hết khả năng của bản thân trong công tác chuyên
Trang 30Thứ năm, môi trường văn hóa tại Bệnh viện
Khi đời sống của nhân dân được nâng cao, khi đến khám, điều trị tại Bệnhviện họ cũng yêu cầu có được sự tôn trọng, chuẩn mực nhất định Nếu như trướckia, việc khám, điều trị cho bệnh nhân được coi như sự ban ơn thì ngày nay, côngviệc này được ví như người cung cấp dịch vụ là các y, bác sỹ đang cố gắng mangđến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng là những bệnh nhân
Với mỗi Bệnh viện đều có những nét văn hóa riêng, việc tạo nên nét văn hóanày phụ thuộc vào mỗi y, bác sỹ của Bệnh viện, và yếu tố văn hóa này không thểkhông nhắc đến trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ Một đơn vị
có sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau, chắc chắn đây sẽ là cơ sở cho sự nâng caotay nghề, kinh nghiệm, họ có thể tự trau dồi kiến thức tại đơn vị mà không nhất thiếtphải đến trường, lớp Khi yếu tố văn hóa được đề cao, mỗi cá nhân làm việc sẽ luônđặt lợi ích của Bệnh viện lên trên hết, sẵn sàng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ,góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị Một Bệnh viện có nét văn hóa tốt sẽ
có nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị, điều này vừa tạo cho đội ngũ y, bác sỹ cóthêm cơ hội làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn, vừa tạo ra thu nhập chobệnh viện nên sẽ có thêm các khoản thưởng, lương tăng thêm,… tạo điều kiện choviệc nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ
1.4.2 Nhân tố bên ngoài Bệnh viện
Thứ nhất, quan điểm, chính sách phát triển y tế của Đảng, Nhà nước
Ngành y tế đang ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vì
nó tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân Nhờ có được sự ưu ái này nên từ giáodục, đào tạo đến sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng ngày càng phát triển,điều này giúp cho Ngành y tế có thêm động lực để nâng cao chất lượng đội ngũ y,bác sỹ của Ngành nói chung
Cùng với sự phát triển chung của Ngành, các Bệnh viện cũng được quan tâm,
vì đây là tuyến cơ sở nên sẽ được ưu ái rất nhiều, nó giống như cái móng của mộtngôi nhà, khi nhân sự của Bệnh viện có được chất lượng cao, dịch vụ y tế từ tuyến
Trang 31huyện được đảm bảo, khi đó tuyến Tỉnh và tuyến Trung ương mới tránh được tìnhtrạng quá tải và hoạt động có hiệu quả Ngày 26/05/2008 Bộ Y tế ban hành Quyếtđịnh 1816/QĐ-BYT về việc Phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từbệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượngkhám chữa bệnh” Việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên
về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh có ýnghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tạicộng đồng, tiến tới sự công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại cácvùng, miền trong cả nước, đồng thời có tác dụng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cótrình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhândân tại địa phương
Thực hiện tốt Đề án 1816 giúp giảm tình trạng quá tải cho các bệnh việntuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương, giúp chuyển giao công nghệ
và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới Hiệnnay, tình trạng vượt tuyến khám, chữa bệnh xảy ra ngày càng phổ biến, nhiều ngườibệnh đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương để khám, chữa các bệnh thôngthường mà hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả ở tuyến tỉnh, thậm chí là tuyến huyện.Hiện tượng này gây ra tình trạng quá tải tại các Bệnh viện Trung ương
Để giải quyết khó khăn, thách thức trên Ngày 11/03/2013 Bộ Y tế đã banhành Quyết định 774/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn2013-2020 Bộ Y tế đã thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, trình độcủa đội ngũ y, bác sỹ thông qua hoạt động chỉ đạo tuyến, hướng dẫn hỗ trợ chuyênmôn, chuyển giao kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị Tuy nhiên, cácBệnh viện còn thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ phù hợp để sử dụng có hiệu quả
cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đã được đầu tư
Đề án Bệnh viện vệ tinh giúp gắn thương hiệu của Bệnh viện tuyến trên vớiBệnh viện tuyến dưới, đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ y, bác sỹ tuyến dưới,chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện tuyến trên về Bệnh viện tuyến dưới, giúp Bệnhviện tuyến dưới, đặc biệt là các Bệnh viện tuyến dưới sử dụng có hiệu quả cơ sở vật
Trang 32chất đã được đầu tư.
Thứ hai, trình độ phát triển giáo dục, đào tạo
Chất lượng nhân lực nói chung được thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, taynghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo, nói cách khác nó được thể hiện qua năng lựcthực hiện công việc của NL Năng lực này có thể có được thông qua giáo dục - đàotạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc Tuy nhiên, ngay cả việc tíchlũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là giáo dục - đào tạo nghềnghiệp cơ bản Như vậy có thể thấy, nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng cung ứng
NL và ảnh hưởng gián tiếp tới nâng cao chất lượng NL tại tổ chức
Đối với Ngành y tế, Khi chất lượng đầu ra của các học sinh, sinh viên tại cáctrường đại học, cao đẳng, trung cấp… được nâng cao thì đồng nghĩa với việc cácBệnh viện có cơ hội tuyển dụng được những y, bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt,giảm thiểu chi phí đào tạo lại
Giáo dục - đào tạo tạo ra sự “tranh đua” xã hội và trong bối cạnh cạnh tranhgay gắt trên thị trường lao động, những y, bác sỹ học vấn thấp, kỹ năng, tay nghềthấp khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghềcao Chính vì vậy, những y, bác sỹ có tay nghề thấp phải nâng cao năng lực củamình và cách hiệu quả nhất là đầu tư vào giáo dục, đào tạo
Giáo dục, đào tạo không chỉ trực tiếp tác động đến nâng cao chất lượng độingũ y, bác sỹ mà nó còn tác động gián tiếp qua sự ảnh hưởng đến dân trí Khi giáodục đào tạo phát triển, người dân được tiếp xúc nhiều hơn với các kiến thức xã hội,
họ sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sức khỏe, quan tâm hơn đến lĩnh vực y tế
dự phòng, từ đó có ý thức hơn trong việc tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân.Điều này sẽ làm giảm áp lực cho Ngành y tế
Thứ ba, trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe
Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cho người lao động là mộttrong những yếu tố chính tác động đến tình trạng thể lực của người lao động Sứckhỏe ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sựhoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần Y tế càng phát triển càng tạo cho mỗi cá
Trang 33nhân trong xã hội cơ hội để có sức khỏe tốt hơn, giúp đảm bảo sức khỏe để học tậpnâng cao trình độ và công tác
Khi trình độ y tế phát triển, mỗi y, bác sỹ có thêm cơ hội tiếp xúc với chuyênmôn, giúp có điều kiện nâng cao năng lực bản thân, cùng với đó cũng là động lực để
họ học hỏi nhằm theo kịp sự phát triển chung của Ngành
Hơn bất kỳ một lĩnh vực nào, các y, bác sỹ là những người tác động trực tiếpvào trình độ phát triển của Ngành y tế Khi Y tế phát triển, bản thân mỗi y, bác sỹcũng có được sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn, từ đó họ sẽ có thêm cơ hội để cốnghiến, để học hỏi và phát triển năng lực bản thân, tạo nền tảng cho sự nâng cao nănglực đội ngũ y, bác sỹ nói chung
Thứ năm, sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng trong y tế
Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay, chúng ta được tiếp cận vớicác máy móc, công nghệ hiện đại Chính vì vậy, các tiêu chí đặt ra đối với đội ngũ
y, bác sỹ cũng được nâng cao theo đó Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì trình độ
y, bác sỹ cũng càng phải tăng cao Và nếu không có đội ngũ y, bác sỹ giỏi thì đã tụthậu một bước so với các Bệnh viện khác
Ngành y tế đang ngày một phát triển, cùng với đó là cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị y tế, máy móc, vật tư y tế hiện đại, chính vì vậy yêu cầu nâng cao chất lượng độingũ y, bác sỹ ngày càng đặt lên một tầm cao mới, bởi chỉ khi nâng cao năng lực,trình độ chuyên môn phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ họ mới cóthể dễ dàng sử dụng có hiệu quả các trang, thiết bị vật tư y tế hiện đại
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực của một số bệnh viện và các bài học có thể áp dụng ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
1.5.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực ở một số bệnh viện
Trong phạm vi có hạn của luận văn, tác giả học viên xin được đề cập đếnmột số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nhân lực tại hai Bệnh viện đã được tìmhiểu
* Tại Bệnh viện Bạch Mai:
Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital) nằm ở 78
Trang 34Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Bạch Mai là một trongnhững bệnh viện lớn nhất của Việt Nam.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệuđặc biệt Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có hơn 900 giường bệnh, tất cả trưởng khoa,giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ
từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%)
Do số giường bệnh tăng lên, Bệnh viện đã tách thành lập thêm 3 khoa lâmsàng và cận lâm sàng so với năm 2013 để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh, và đểduy trì hoạt động của toàn bệnh viện đạt chất lượng, hiệu quả Bệnh viện Bạch Mai
đã tạo điều kiện cho cho cán bộ, y sỹ tiếp tục học lên đại học và sau đại học Đếnnay, bệnh viện đã có 200 bác sỹ có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 6 bác sỹ
có trình độ sau đại học thuộc chuyên khoa cấp 1 và có 4 người đang theo học cáclớp sau đại học Cùng với việc cử cán bộ đi học chuyên sâu, nâng cao năng lựcchuyên môn, Bệnh viện còn có sự sắp xếp nhân lực giữa các khoa, phòng phù hợpvới tình hình thực tế, có sự luân chuyển kịp thời nhằm đảm bảo công tác khám,chữa bệnh đạt kết quả cao nhất
Vấn đề y đức của ngành luôn được bệnh viên quan tâm, nhất là những quytắc ứng xử của ngành Y đã được ban hành Bệnh viện cũng duy trì thường xuyêncác chế độ họp chuyên đề, chuyên môn, xử lý nghiêm minh đối với những trườnghợp cán bộ y, bác sỹ có biểu hiện gây phiền hà cho bệnh nhân và người nhà Vì vậy,thái độ phục vụ, chăm sóc bệnh nhân của đội ngũ y bác sỹ, người lao động của bệnhviên ngày càng được nâng lên, tạo được niềm tin cho người bệnh khi đến khám,điều trị
Bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất việc thực hiện quyđịnh, quy chế chuyên môn và đôn đốc cán bộ viên chức thực hiện tốt nhiệm vụnhằm bảo đảm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn
Có sự kiểm tra như vậy cũng thể hiện được sự quan tâm của Ban Giám đốc tới hoạtđộng của Bệnh viện, giúp mỗi y bác sỹ đều có thêm động lực để cống hiến, xứngvới sự kỳ vọng của lãnh đạo bệnh viện và nhân dân
Trang 35* Tại Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa, là một trong những trungtâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng TônThất Tùng Bệnh viện có trụ sở tại số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam
Bệnh viện Việt Đức là tuyến cao nhất của ngành Ngoại khoa miền Bắc, ViệtNam Với hơn 150 giáo sư, bác sỹ của bệnh viện và của trường Đại học Y Hà Nội,mỗi năm bệnh viện tiến hành khoảng 28.000 ca phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoasâu khác nhau
Bệnh viện có 08 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng
và 01 đơn vị trực thuộc cùng với 05 bộ môn của trường đại học Y Hà Nội đặt tạibệnh viện thực hiện các chức năng:
Là bệnh viện tuyến cao nhất của ngành Ngoại khoa miền Bắc, bệnh viện ViệtĐức đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, bước đầu đáp ứng nhucầu khám chữa bệnh của người dân
Những năm gần đây, bệnh viện Việt Đức luôn phải xây dựng và điều chỉnhquy hoạch cán bộ hàng năm để có kế hoạch đào tạo phù hợp giữa cán bộ quản lý vàcán bộ chuyên môn Xây dựng kế hoạch đào tạo 5 năm của Bệnh viện và cập nhật,điều chỉnh hàng năm để phù hợp khi có sự biến động về nhân lực và yêu cầu nhiệm
vụ của Bệnh viện trong các giai đoạn
Về đào tạo chuyên môn kỹ thuật: bệnh viện Việt Đức thường xuyên cử cán
bộ trong quy hoạch của Bệnh viện tham gia các lớp đào tạo về lý luận chính trị, caocấp chính trị Tổ chức hội thảo các chuyên đề: Quản lý nhân sự, quản lý tài chính,quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý chất thải y tế, quản lý an ninh trật tự trongbệnh viện …
Bên cạnh đó, bệnh viện thường xuyên mời được các chuyên gia giỏi về Bệnhviện của nước ngoài để đào tạo, tổ chức Hội thảo khoa học, đồng thời giúp đỡ tậntình đối với cán bộ y tế của Bệnh viện
1.5.2 Các bài học có thể áp dụng ở bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương
Dựa vào đặc điểm của Bệnh viện, những điểm mạnh, điểm yếu và những vấn
Trang 36đề đặt ra trong tương lai có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm dựa trên các nộidung nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ như sau:
Thứ nhất, về tuyển dụng:
Phải đề cao vai trò tiên quyết của Tuyển dụng trong việc nâng cao chất lượngđội ngũ y, bác sỹ Chính vì vậy cần đảm bảo chất lượng từ trước, trong và sau tuyểndụng
Do đặc thù Ngành nên khâu tổ chức tuyển dụng còn gặp nhiều khó khăn, đôikhi chưa có sự chuyên nghiệp nên thí sinh dự thi có thể không phát huy hết khảnăng của bản thân trong cuộc thi
Cần có giải pháp giúp đội ngũ y, bác sỹ mới còn ít kinh nghiệm thực tế bắtnhịp với môi trường làm việc, đặc biệt với đội ngũ trẻ, phải khai thác sự nhanhnhẹn, nhạy bén để họ phát huy hết vốn kiến thức của mình
Thứ hai, về đào tạo:
Muốn có được đội ngũ y, bác sỹ chất lượng cao không thể chỉ nhìn vào thực
tế mà cần phải thấy được xu hướng phát triển chung của Ngành, của nền giáo dụcnước nhà để từ đó có sự đầu tư cho nguồn lực con người, nguồn lực vô tận phù hợpvới sự tiến bộ
Đào tạo phải căn cứ tình hình thực tế về nhân lực, vật lực của Bệnh viện để
có hình thức đào tạo phù hợp do hiện nay nền giáo dục của Việt Nam còn chưathống nhất trong toàn hệ thống giáo dục cũng như giữa Ngành giáo dục và cácngành liên quan
Thứ ba về sử dụng, đánh giá, đãi ngộ cán bộ:
Cơ chế sử dụng nhân lực của Bệnh viện nói chung và sử dụng đội ngũ y, bác
sỹ nói riêng hiện nay vừa mang tính chất cào bằng, vừa nặng nề về hình thức, bằngcấp Người có năng lực thực sự khó có điều kiện phát huy Vì vậy cần thay đổi cơchế sử dụng, đánh giá, đãi ngộ để phù hợp và phát huy giá trị năng lực bản thân
Đánh giá phải đảm bảo mang tính khích lệ tinh thần lao động trong khám,chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhưng phải kết hợp với đãi ngộ phù hợp căn cứ trênnhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng
Trang 37TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã hệ thống hoá đầy đủ, rõ ràng các vấn đề lý luận về nhânlực bệnh viện, chất lượng nhân lực bệnh viện và nâng cao chất lượng nhân lực bệnhviện Trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhânlực bệnh viện, nội dung các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực bệnh viện vàcác nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.Bên cạnh đó, tác giả đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượngnhân lực dựa trên kinh nghiệm nâng cao chất lượng nhân lực của một số bệnh việnTrung ương trên cùng địa bàn như bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức Đóchính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tạibệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA BỆNH VIỆN
NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
2.1 Tổng quan về bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh nhiệt đới Trung ương tiền thân là Nhà thương Cống Vọng (Hoopitaldes contagieux à Cống vọng) được thành lập năm 1911 để chữa trị cho bệnh nhânmắc bệnh truyền nhiễm ở khu vực Cống Vọng thuộc tỉnh Hà Đông cũ.Năm 1929,Nhà thương Cống Vọng được đổi tên thành Bệnh viện Robin, vừa khám, chữa bệnhcho người Việt Nam, vừa là cơ sở thực hành của Trường Y Dược khoa ĐôngDương Năm 1945, Bệnh viện chính thức lấy tên là Bệnh viện Bạch mai Khi đó,Bệnh nhiệt đới Trung ương là khoa lây Năm 1989, Viện y học lâm sang các bệnhnhiệt đới được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khoa lây, Khoa vi sinh của Bệnh việnBạch Mai với Bộ môn Truyền nhiễm của Trường Đại học Y Hà Nội
Ngày 30/6/2006, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Viện cácBệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế trên cơ sở Viện y họclâm sang các bệnh nhiệt đới Ngày 13/11/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết địnhđổi tên Viện các Bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia thành Bệnh viện Nhiệtđới Trung ương
Địa chỉ của bệnh viện nhiệt đới Trung ương nằm tại cơ sở số 78 Đường GiảiPhóng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hiện có quy mô 350 giường bệnh, 22 khoa,phòng, trung tâm Trong đó có 07 khoa lâm sàng, 08 khoa cận lâm sàng, 6 phòngchức năng, 1 trung tâm Ngoài ra còn có Văn phòng đại diện của Đại học OxfordVương quốc Anh, IMCJ Nhật Bản, Văn phòng dự án CRICK, Văn phòng Hộitruyền nhiễm Việt Nam, Tạp chí Truyền nhiễm, Bộ môn truyền nhiễm Trường Đạihọc Y Hà Nội
Bệnh viện còn có các hội đồng khoa học, hội đồng thuốc và điều trị, hộiđồng đạo đức trong nghiên cứu y học, hội đồng thi đua khen thưởng thường xuyên
Trang 39hoạt động Một số hội đồng được thành lập khi có yêu cầu nhiệm vụ và tự động giảitán khi hoàn thành như hội đồng tuyển dụng, hội đồng kỷ luật.
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hiện nay có các nhiệm vụ như sau:
a) Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu bệnh về các bệnhtruyền nhiễm và nhiệt đới tuyến cuối trong hệ thống mạng lưới y tế Việt Nam chongười bệnh trong cả nước, người bệnh người nước ngoài, phục vụ cho nhu cầuchăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
- Tư vấn các vấn đề liên quan tới bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng
có nhu cầu;
- Phối hợp với các cơ sở y tế khác khám sức khỏe cho các đối tượng đi côngtác, học tập, lao động ở nước ngoài và kết hôn với người nước ngoài;
- Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại;
- Tham gia giám định y khoa theo yêu cầu của các Hội đồng Giám định Ykhoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế;
- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng;
- Nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi các hoạt động dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế
b) Phòng chống các dịch bệnh
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiệncông tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tainạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt;
- Thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậuquả thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền
c) Nghiên cứu khoa học
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, chuyểngiao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các
Trang 40bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới; tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đềliên quan đến sức khỏe của người dân tại địa phương và trong cả nước;
- Chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân côngcủa cấp có thẩm quyền;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật